Một số kinh nghiệmgiảngdạy cho Học sinh năngkhiếu Toán Một số kinh nghiệmgiảngdạy cho Học sinh năngkhiếu Toán - Tin theo các mục tiêu nhận thức ở Khối Chuyên Toán - Tin, trường ĐHKHTN-ĐHQG-HN TS. Nguyễn Vũ Lương Chủ nhiệm Khối chuyên Toán - Tin Mở đầu Mục tiêu đào tạo các học sinh năngkhiếu của Đại học Quốc gia Hà Nội là đào tạo các học sinh: · Có kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại, tiên tiến. · Có khả năng nhận thức ở mức độ cao. Trong đó mục tiêu rèn luyện các kỹ năng nhận thức ở mức độ cao là quan trọng hơn cả. Phải có kỹ năng nhận thức ở mức độ cao mới có khả năng nắm vững và vận dụng thành thạo các kiến thức. Trong bài này chúng tôi trình bày một số kinhnghiệm ging dạy, tổ chức giảngdạy để đạt được các mục tiêu nhận thức ở mức độ cao tại Khối chuyên Toán - Tin, Trường ĐHKH Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội. I. Các mục tiêu nhận thức Theo Bloom thì mức độ nhận thức được xếp từ dễ đến khó, từ thấp đến cao và chia thành các thứ bậc sau: Bậc 1 (Nhớ): Đây là mục tiêu ở thứ bậc thấp nhất. Nó chỉ yêu cầu người học nhớ được các khái niệm, định nghĩa, công thức và phương pháp giải. Vậy học sinh được coi là đạt mục tiêu nếu phát biểu được định nghĩa, công thức và sử dụng được các phương pháp giải trong các trường hợp đơn giản. Bậc 2 (Hiểu): Đây là mục tiêu cao hơn bậc 1 vì đòi hỏi học sinh không những nhớ mà còn phi hiểu thấu đáo các khái niệm, định nghĩa. Bậc 3 (Áp dụng): Ở mục tiêu này học sinh phải biết vận dụng các kiến thức để giải các bài tập. Các bài tập giải được càng khó thì khả năng áp dụng của học sinh càng cao. Bậc 4 (Phân tích): Ở mục tiêu này đòi hỏi người học phi biết phân loại các dạng bài tập và xây dựng được các phương pháp giải từ cụ thể đến hướng giải chung. Bậc 5 (Tổng hợp): Ở mục tiêu này đòi hỏi học sinh phải viết được các bài tập tổng kết về một chương hay một dạng bài tập lớn dựa trên các kiến thức mà mình đã học được. Bậc 6 (Đánh giá): Đây là thứ bậc cao nhất, ở mục tiêu này học sinh phải biết so sánh các phương pháp giải hay tự đánh giá được khả năng của mình. Đối với mỗi phần đã học. II. Tình hình ging dạy hiện nay ở các trường PTTH Lấy tiêu chuẩn là các mục tiêu nhận thức để đánh giá chúng ta thấy hiện nay ở các trường phổ thông mới thoả mãn các mục tiêu nhận thức bậc 1, bậc 2. Chúng ta chưa thấy một hình thức giảngdạy cụ thể nào để đạt được các mục tiêu nhận thức bậc cao hơn. Học sinh hầu như học thuộc các bài tập có sẵn, các kỳ thi càng ngày càng có độ khó giảm dần. Từ đó dễ thấy hiệu quả ging dạy thu được hoàn toàn phụ thuộc vào những điểm số (những con số nhiều khi không đủ tin). Cứ nói đến giáo dục là nhiều người đổ trách nhiệm về cơ sở vật chất, đến kinh tế mà không nghĩ rằng có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo mà không phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế. Đó là cải tiến và áp dụng các phương pháp giảng dạy, viết các bài giảng, tiến hành nhiều hình thức kiểm tra, tổ chức các lớp học đổi tuyển cho học sinh giỏi, trường hè cho thầy giáo . III. Một số kinh nghiệmgiảngdạy và đào tạo Trong bài này chúng tôi trình bày những kinhnghiệm đã thực hiện có kết quả trong quá trình đào tạo các học sinh năngkhiếu Toán - Tin ở Khối phổ thông chuyên Toán - Tin thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. a) Tổ chức giảng dạy: Đào tạo các học sinh giỏi toán là cả một quá trình đào tạo nghiêm túc khoa học và công phu. Chỉ trong quá trình này chúng ta mới cung cấp một cách nhanh nhất các kiến thức toán học cần thiết và phát hiện chính xác khả năngnăngkhiếu toán học của mỗi học sinh. Sau nhiều năm chúng tôi xây dựng được thời khoá biểu đào tạo hàng năm cho nhóm học sinh giỏi toán: Lớp 10: Từ ngày 1/8 Các học sinh bắt đầu học sau khi nhập trường. Từ 1/8 - 1/10: Các em học sinh được tổng kết các kiến thức ở trung học cơ sở, học một số kiến thức lớp 10, làm quen với một số chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi. Khi mặt bằng kiến thức đều các em sẽ tham gia kỳ thi học sinh giỏi lần 1 (hai ngày) và chọn ra 35 học sinh có điểm cao nhất cho lớp luyện học sinh giỏi. Từ 1/10 đến hết học kỳ I: Các em trong nhóm học sinh giỏi ngoài học các kiến thức cơ bản trên lớp còn học thêm từ 2 - 3 buổi để học các kiến thức cần thiết cho học sinh giỏi (những kiến thức không có trong chương trình phổ thông). Học kỳ II: ở trên lớp các em hoàn thành chương trình của lớp 10 - 11 cơ bản đủ để học các chuyên đề bồi dưỡng và giải các dạng bài tập khó. Trong thời gian hè (từ tháng 7 đến tháng 9) các học sinh lớp 10 trong nhóm luyện học sinh giỏi hoàn thành các nội dung kiến thức nâng cao cho đội tuyển. Lớp 11: Học kỳ I: Các học sinh đội tuyển 11 sẽ tham dự 3 kỳ thi học sinh giỏi cùng với học sinh lớp 12 để chọn đội tuyển. Nhà trường sẽ chọn 15 học sinh có điểm cao nhất lập thành đội tuyển thi quốc gia và quốc tế. Sau khi thành lập đội tuyển các học sinh đội tuyển sẽ học tập trung mỗi ngày một buổi. Đối với các học sinh giỏi các mục tiêu nhận thức từ bậc 3 đến bậc 6 được rèn luyện ở thứ bậc cao nhất. b) Hướng dẫn tự học Tàiliệu tốt nhất là vở của các học sinh giỏi năm trước được giữ lại cho các học sinh năm sau. Các đề thi vô địch quốc gia, quốc tế và các cuốn sách chuyên kho đặc biệt được sưu tầm và nhân bn thành các tàiliệucho học sinh tự học. c) Hướng dẫn tổng kết Tất c các học sinh đều phi viết các bài tổng kết lớn đối với các kiến thức đã học dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Lần đầu tiên các em được viết một vài quyển sách của chính mình nên rất say mê. Nhiều quyển tổng kết của các em có độ khó hơn hẳn các cuốn sách bán ngoài thị trường. Nhờ công việc này mỗi học sinh được rèn luyện các khả năng phân tích và tổng hợp. Nhiều học sinh có thể xây dựng được các bài tập toán khó để bước đầu luyện tập khả năng sáng tạo. d) Thi giải toán học sinh giỏi từng học kỳ Mỗi học kỳ khối chuyên tổ chức một cuộc thi giải các bài tập khó được sưu tầm từ các tàiliệu hay. Những em học sinh có lời giải đúng nhiều nhất hay có các cách giải hay sẽ được giấy khen của nhà trường. Tổng kết và chấm các bài giải của các học sinh chúng ta có được một tàiliệu rất bổ ích cho các em khoá sau. Để đạt kết quả cao trong các kỳ thi này các em phải tự đọc, tự giải nên được rèn luyện nhiều các mục tiêu nhận thức ở thứ bậc cao nhất. e) Thi tự chấm · Các thầy giáo chuẩn bị sẵn các đề thi và đáp án. · Mỗi lớp học sinh là một đội ngồi xen kẽ lẫn nhau. · Mỗi buổi thi hai đề có độ khó tương đương với các kỳ thi đại học nhưng trong thời gian ngắn hơn. Sau mỗi đề các em chuyển bài cho bạn đội khác chấm theo đáp án (nếu có tranh cãi sẽ hỏi thầy giáo). · Các kỳ thi này các em học sinh tham gia nhiệt tình hơn vì mình vừa là trò vừa là thầy. Đây là một hình thức thi rất có hiệu quả mà chúng tôi mới thực hiện đối với học sinh lớp 12. f) Giảngdạycho đội tuyển Mỗi giáo viên được giao phụ trách một chuyên đề để giảngdạycho học sinh giỏi. Sau mỗi năm các giáo viên phải tham khảo các tàiliệu mới để bổ sung, phát triển cho chuyên đề của mình. g) Thi chất lượng, chuyển hệ Các đề thi này có độ khó cao hơn được tổ chức nhiều lần trong một năm học chung cho toàn trường nhằm trang bị hoàn thiện hơn các kiến thức, các phương pháp giải, các dạng bài tập cho học sinh. Kết luận Phương pháp đào tạo ở Khối chuyên Toán - Tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Hà Nội nói riêng và các trường chuyên trên cả nước nói chung rõ ràng đã đáp ứng được việc rèn luyện các mục tiêu nhận thức ở mức độ cao. Các thành tích to lớn của các trường chuyên và sự trưởng thành của học sinh sau khi ra trường đã chứng minh tính ưu việt đặc biệt của mô hình đào tạo này. Hơn nữa mô hình đào tạo này không đòi hỏi nhiều về kinh tế, cơ sở vật chất mà phụ thuộc nhiều vào đội ngũ giảng dạy. Tại sao chúng ta không phát triển, nhân rộng mô hình đào tạo này. . Một số kinh nghiệm giảng dạy cho Học sinh năng khiếu Toán Một số kinh nghiệm giảng dạy cho Học sinh năng khiếu Toán - Tin theo các mục. số kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo Trong bài này chúng tôi trình bày những kinh nghiệm đã thực hiện có kết quả trong quá trình đào tạo các học sinh năng