Bài viết tập trung tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa Công nghệ Thông tin. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin nói riêng và sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói chung.
Trang 199
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Định * , Mạnh Thiên Lý
Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
* Email: dinhnt@cntp.edu.vn
TÓM TẮT
Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với mỗi trường đại học Chất lượng đào tạo được phản ánh thông qua kết quả học tập của sinh viên Để nâng cao chất lượng dạy - học, cần phải tìm hiểu kết quả học tập của sinh viên, tìm hiểu nguyên nhân để từ
đó có định hướng đổi mới phương pháp dạy – học cũng như đánh giá kết quả học tập Trong phạm vi bài báo, chúng tôi tập trung tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa Công nghệ Thông tin Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin nói riêng và sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói chung
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH CNTP TP.HCM), kết quả học tập của sinh viên luôn là mối quan tâm hàng đầu, vì đây là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo và thương hiệu của Trường Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, trong đó các yếu tố khách quan như điều kiện cơ
sở vật chất của Trường, điều kiện kinh tế gia đình, nội dung chương trình giáo dục, hoạt động quản lý, chỉ đạo và thực hiện chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy và yếu tố chủ quan của bản thân sinh viên như nhận thức, thái độ, hành vi học tập của sinh viên trong môi trường giáo dục đại học Nhiệm vụ quan trọng của giáo dục cần phải xác định những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến kết quả học tập nhằm tìm ra giải pháp cụ thể để nâng cao kết quả học tập cho sinh viên hiện nay [4]
Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ tập trung làm rõ hai nhóm yếu tố chủ yếu tác động đến kết quả học tập của sinh viên, đó là nhóm yếu tố cá nhân sinh viên và nhóm yếu tố tác động khác từ gia đình, nhà trường
2 THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTP TP HCM
Khoa CNTT Trường ĐH CNTP TP HCM hiện nay chủ yếu đào tạo sinh viên hệ đại học, cao đẳng chính quy và một số ít sinh viên hệ cao đẳng nghề Theo số liệu thu thập được từ Khoa Công nghệ Thông tin tính đến tháng 01/2016, bảng 1 thống kê số lượng sinh viên đăng ký vào khoa CNTT hệ đại học các khoá từ 02 đến 06, cao đẳng từ khoá 10 đến 14, cao đẳng nghề từ khoá 03 đến khoá 07 và số lượng sinh viên đã tốt nghiệp hoặc còn tiếp tục theo học các hệ đào tạo trên
Bảng 1 Số lượng sinh viên đầu vào và sinh viên hiện tại Khoa CNTT Trường ĐH CNTP
TP.HCM
TT Hệ đào tạo Số lượng đầu vào Số lượng hiện tại Số lượng bỏ học
Trang 2Từ số liệu trong bảng 1, có thể thấy rằng số lượng sinh viên đã đăng ký nhập học và sinh viên hiện tại còn tiếp tục theo đuổi ngành học có sự chênh lệch khá lớn Đặc biệt, ở các hệ cao đẳng và cao đẳng nghề số lượng sinh bỏ học chiếm tỷ lệ rất cao Hệ đại học lượng sinh viên bỏ học cũng không ít (chiếm 9% trong tổng số đầu vào) Biểu đồ sau đây thể hiện rõ hơn tỉ lệ sinh viên đăng ký nhập học và sinh viên tiếp tục học ngành học đã chọn của Khoa Công nghệ Thông tin:
Hình 1 Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên đầu vào, hiện tại và đã bỏ học Khoa CNTT
Từ biểu đồ trên, có thể thấy rằng: hệ Cao đẳng nghề có tỷ lệ sinh viên bỏ học nhiều nhất, chiếm 49% số sinh viên đầu vào Ở hệ cao đẳng, tỷ lệ này có ít hơn nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao 25%
Chưa kể đến, trong số những sinh viên còn tiếp tục theo học, kết quả học tập cũng không cao Theo thống kê trong vòng 5 năm gần đây, không có sinh viên nào đạt loại xuất sắc, số sinh viên đạt loại giỏi chiếm tỉ lệ rất thấp Nhiều sinh viên phải học lại và học lại nhiều môn Một số sinh viên đến thời hạn ra trường nhưng chưa tốt nghiệp được vì còn nợ môn
Trước thực trạng nói trên, chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, để từ đó đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu số lượng sinh viên nghỉ học giữa chừng, cải thiện kết quả học tập của sinh viên
3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐH CNTP TP.HCM
Sinh viên Khoa CNTT Trường ĐH CNTP TP.HCM chủ yếu là sinh viên từ nhiều địa phương khác đến TP HCM học tập Sự thay đổi môi trường sống khiến sinh viên phải tự thay đổi lối sống để thích nghi với môi trường mới Đối với sinh viên đại học, sự thay đổi này càng
rõ nét hơn khi họ phải tiếp cận với phương pháp tổ chức dạy - học hoàn toàn mới, bên cạnh đó
là sự thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi [3]
Đầu tiên phải kể đến là sự thay đổi về môi trường sống Sinh viên chủ yếu từ nhiều vùng
miền khác nhau tập trung lại để sống và học tập Khi vào Trường học, đa số sinh viên đều phải sống xa gia đình, tạm trú ký túc xá hoặc thuê trọ để học tập và bắt đầu tự chăm sóc bản thân Ngoài giờ học, các bạn sinh viên cần phải lo cho việc sinh hoạt hằng ngày, ăn uống, ngủ nghỉ
và giải trí trong điều kiện chi tiêu gia đình cung cấp Bên cạnh đó, những bất đồng trong ngôn ngữ, văn hóa vùng miền cũng ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, hòa nhập môi trường mới Tất
Trang 3101
Thứ hai là phương pháp học tập Tiếp thu tinh thần của nghị quyết Hội nghị Trung ương
8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hiện nay nhiều cơ sở giáo dục trong cả nước đã thực hiện đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học [2] Phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học Tuy nhiên, ở bậc phổ thông lượng kiến thức học sinh cần nắm chủ yếu trong sách giáo khoa, bám sát nội dung sách giáo khoa Khi chuyển sang bậc đại học lượng kiến thức mà sinh viên cần thu nhận được là rất lớn, không chỉ đơn thuần là những kiến thức trong các bài giảng, giáo trình của giáo viên Sinh viên cần phải tự học, tự tìm hiểu những kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên [4] Chính vì thế, rất nhiều sinh viên gặp không ít khó khăn khi không nắm bắt được phương pháp học Sinh viên cần phải thay đổi phương pháp học tập của mình, nếu không sinh viên sẽ khó có thể lĩnh hội kiến thức, ảnh hưởng đến kết quả học tập
Thứ ba là động lực học tập của sinh viên Có thể thấy sinh viên hiện nay đa phần chưa
có định hướng nghề nghiệp rõ ràng Có một thực trạng hiện nay phần lớn sinh viên đăng ký ngành học theo mong muốn, nguyện vọng của cá nhân, gia đình nhưng chưa thực sự hiểu rõ về ngành học đó cũng như sự phù hợp của bản thân đối với ngành học Chính vì thế nên khi không theo kịp chương trình hoặc nhận thấy không phù hợp, các em dễ nảy sinh tâm lý chán nản, dẫn đến kết quả học tập sa sút
Một số sinh viên có ý định đăng ký thi lại để chuyển sang ngành học khác phù hợp hơn, nhưng vẫn muốn bảo lưu kết quả học tập Đến đợt tuyển sinh tiếp theo, sinh viên tham gia thi tuyển sinh một lần nữa để chọn chuyên ngành được cho là phù hợp hơn Nếu kết quả không như mong muốn, sinh viên quay lại tiếp tục ngành học đã đăng ký trước đó Trong khoảng thời gian này, do tâm lý không ổn định, sinh viên không tập trung vào việc học hiện tại dẫn đến kết quả một số môn học không cao [9]
Một số khác vẫn tiếp tục ngành học mình đã lựa chọn nhưng do không cảm thấy hứng thú với ngành học nên trở nên chán nản, bỏ bê việc học hành Những sinh viên này học chỉ để cho qua môn học, đến kỳ thi chỉ mong qua kỳ thi
Một số sinh viên chuyên tâm vào việc học tập nhưng lại lo lắng không biết học xong ra trường rồi sẽ làm gì, ở đâu [8]
Thứ tư là chưa cân đối được thời gian học và thời gian tham gia các hoạt động ngoài Nhà
trường Sinh viên cùng với sự chủ động của mình luôn tích cực tham gia vào các hoạt động khác ngoài xã hội Việc tham gia vào các hoạt động này giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với các hoạt động xã hội, tăng khả năng giao tiếp với mọi người, sinh viên trở nên năng động hơn Tuy nhiên, nhiều sinh viên do quá tích cực tham gia vào các hoạt động mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là học tập Đến khi nhận ra được điều này thì đã bỏ lỡ khá nhiều kiến thức quan trọng, không theo kịp bạn bè, ảnh hưởng đến kết quả học tập
Thứ năm là điều kiện kinh tế Với hầu hết sinh viên, nguồn kinh phí chủ yếu để chi trả
cho chi phí nhà ở, chi phí học tập, các sinh hoạt cá nhân và các chi phí khác là do gia đình chu cấp Tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình, mức chu cấp cũng khác nhau Một số sinh viên gia đình chu cấp chi phí dư giả Một số sinh viên do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nguồn kinh phí từ gia đình không đủ trang trải cho toàn bộ chi phí ăn, ở, học và các chi phí khác Những sinh viên này có nhu cầu phải đi làm thêm để trang trải thêm cho cuộc sống, trong quá trình đi làm thêm nhiều sinh viên đã sa ngã vào việc kiếm tìm và đến một lúc nào đó nhìn lại thì kết quả học tập quá kém, không còn theo kịp kiến thức chương trình và bạn bè, nảy sinh tâm
lý chán nản không tha thiết với việc học kéo theo kết quả học tập sa sút nhiều rồi bỏ học Tiến hành khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, thực hiện khảo sát đối với 120 sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin thuộc các lớp đại học khoá 04, 05 và cao đẳng chính quy khóa 13, kết quả thu được như sau:
Trang 4Bảng 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa công nghệ Thông tin
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
1 Môi trường học tập 35
2 Phương pháp học tập 29
4 Thời gian học tập 16
5 Điều kiện kinh tế 21
Số liệu trong bảng 2 có thể được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm bởi biểu đồ sau:
Hình 2 Biểu đồ thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Khoa CNTT
Với tổng số 120 phiếu khảo sát thu được từ việc thực hiện khảo sát trên 120 sinh viên, kết quả thống kê cho thấy, môi trường học tập có ảnh hưởng nhiều nhất (29%) đến kết quả học tập của sinh viên khoa CNTT, tiếp đến là phương pháp học tập (24%) Thời gian học tập là yếu
tố ít ảnh hưởng nhất (13%)
Kết quả khảo sát này có thể tham khảo làm cơ sở để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên
4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTP TP HCM
Kết quả học tập sinh viên đạt được là cả một quá trình phấn đấu từ nội lực của chính bản thân cùng với sự tác động của nhiều yếu tố như gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội Mỗi kết quả khác nhau đều phản ánh một mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, do đó làm sao
để nâng cao kết quả học tập của sinh viên cũng là một vấn đề nan giải cho cả người học, gia đình, nhà trường và xã hội Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề xuất một vài ý kiến để nâng cao chất lượng cũng như kết quả học tập cho sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH CNTP TP.HCM như sau:
Một là, làm tốt công tác hướng nghiệp cho người học Sinh viên phải có định hướng nghề
Trang 5103 đình, người thân và bạn bè Bản thân người học nên tìm hiểu kỹ các ngành nghề dự định theo học có phù hợp với năng lực bản thân và đáp ứng nhu cầu xã hội hay không Nếu định hướng đúng thì chắc chắn nó là một phần động lực nâng cao kết quả học tập cho các em Ở trường THPT, nhà trường nên có những buổi gặp mặt trao đổi kiến thức xã hội cho học sinh, trang bị cho học sinh một số kiến thức về các ngành nghề trong tương lai Gia đình nên tư vấn, hỗ trợ các em trong việc lựa chọn ngành nghề chứ không nên quyết định thay Với những sinh viên
đã bước chân vào giảng đường đại học, trường và khoa có thể tổ chức các buổi gặp mặt, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với sinh viên để sinh viên hiểu rõ hơn về ngành học mình đã lựa chọn Trong những buổi gặp mặt này, có thể mời một số gương mặt tiêu biểu trong lĩnh vực tương ứng, những tấm gương sinh viên tiêu biểu trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về các ngành học Thông qua những buổi trao đổi, nói chuyện đó, sinh viên hiểu thêm về ngành học của mình, tạo động lực để bước tiếp trên con đường mình đã lựa chọn
Hai là, khi sinh viên bước vào trường đại học cần phải nắm được phương pháp học tập ở
bậc học này Nhà trường nên tổ chức các buổi học trang bị kiến thức về cách học, phương pháp học tập ở bậc đại học cho những sinh viên ngay từ đầu năm nhất Nhà trường nên đưa ra yêu cầu về đánh giá kết quả những nội dung này thật chặt chẽ để sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của học phần này Bên cạnh đó sinh viên cần thay đổi phương pháp học truyền thống, áp dụng
“học đi đôi với hành”
Ba là, tạo động lực học tập cho sinh viên Sinh viên cần phải có mục đích và kế hoạch
học tập rõ ràng Tự chính bản thân sinh viên phải có ý thức học tập, phải biết học cái gì, học như thế nào, học làm sao để ra trường có thể tìm được một việc làm tốt, phù hợp với bản thân Ngoài ra, sinh viên phải luôn phấn đấu và rèn luyện nhân cách tốt, luôn luôn đề ra mục tiêu để phấn đấu, không ngại khó để đạt được kết quả như mong muốn Sinh viên phải biết tận dụng tối đa thời gian để học tập, học mọi lúc mọi nơi, không những học kiến thức trên giảng đường
mà còn học kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo và nhiều kỹ năng khác cần thiết trang bị cho nghề nghiệp tương lai
Bốn là, nhà trường và gia đình là chỗ dựa vật chất và tinh thần tốt nhất cho sinh viên
Chúng ta có một lợi thế là lực lượng giáo viên trẻ, nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao là một động lực cho sinh viên học tập và phấn đấu Nhà trường cũng tạo nhiều điều kiện cho sinh viên như hỗ trợ học bổng, ký túc xá, học thêm các chuyên đề và kỹ năng mềm, mở rộng giao lưu với trường bạn để sinh viên học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn Mặt khác, cũng nên tạo điều kiện cho sinh viên gặp gỡ, giao lưu với những tấm gương sáng trong học tập, tiếp xúc với nhà tuyển dụng để biết được những yêu cầu cần đáp ứng sau khi ra trường làm việc
Năm là, gia đình nên tạo điều kiện tối đa về tài chính cho sinh viên an tâm học tập, sinh
viên không phải lo cơm áo, gạo tiền trong thời gian học tập Những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có thể hướng dẫn các em làm các thủ tục hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng để trang trải cho việc học Nếu sinh viên muốn đi làm thêm thì cũng chỉ là để học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiệm và kỹ năng làm việc
Sáu là, gia đình và nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện và hỗ trợ cho
sinh viên ngay từ những ngày đầu thuê trọ học Cần tìm hiểu nơi ăn ở, lựa chọn những địa điểm
có môi trường sống tốt, đảm bảo an ninh, những người sống xung quanh có ý thức, văn minh, lịch sự Có như vậy, sinh viên mới có thể yên tâm học tập
5 KẾT LUẬN
Vào đại học là ước mơ của hầu hết học sinh trung học phổ thông hiện nay và thực tế cũng cho thấy phần lớn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đều học tiếp lên cao đẳng, đại học Tuy nhiên, khi theo học ở bậc đại học, sinh viên phải đối mặt với nhiều thách thức Những trở ngại này xuất phát từ việc thay đổi hoàn toàn môi trường: từ môi trường sống đến các môi trường về học tập (chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập, hướng nghiệp…) Sự thành công trong học tập của sinh viên sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố này, phụ thuộc vào sự thích nghi nhanh hay chậm của từng sinh viên, đồng thời vai trò của Trường và giảng viên cũng
Trang 6rất quan trọng giúp sinh viên năm nhất đến từ các tỉnh khác bắt nhịp và hòa nhập thành công
Hy vọng rằng những giải pháp đưa ra sẽ góp phần cải tiến chất lượng, nâng cao kết quả học tập của sinh viên nói riêng và chất lượng đào tạo của Trường nói chung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ giáo dục và Đào tạo (2002), Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh , sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chính quy
[2] Nghị quyết số: 29-NQ/TW “về đối mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được hội nghị trung ương 8 (khoá XI) thông qua [3] Lê Văn Hồng (2010), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm
TP HCM
[4] Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), (2002), Quá trình dạy - Tự học, NXB Giáo dục
[5] Lê Ngọc Lan (1999), Tâm lý học, NXB Giáo dục
[6] Trần Linh Phong (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp học tập đến kết quả học
tập của sinh viên trường Đại học Trà Vinh, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, số 2,
tháng 9/2011, trang 43
[7] Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Vũ Thị Quỳnh Anh (2016), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu Nghị Việt-Hàn,
Tạp chí chuyên đề khoa học và giáo dục, số 05, tháng 3/2016, trang 33
[8] http://www.tamly.com.vn/home/?act=NewsDetails11699
-Mot_so_dac_diem_tam_ly_co_ban_cua_sinh_vien.html
[9] http://sinhvienplus.vn/hoi-chung-khung-hoang-tam-ly-cua-tan-sinh-vien/