1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư

87 59 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 16,98 MB

Nội dung

Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau: Khảo sát, nghiên cứu, tổng kết và đưa ra nhận định về quan niệm nghệ thuật về con 16 người, sự đa dạng của thế giới nhân vật (các kiểu nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật) trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

LAM HONG DIEP

THE GIOI NHAN VAT TRONG TRUYEN NGAN CUA DO BICH THUY VA NGUYEN NGOC TU

LUAN VAN THAC SI NGU VAN

Hà Nội-2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÂM HÒNG DIỆP

THẺ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CUA DO BICH THUY VA NGUYEN NGỌC TƯ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60220121

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Hà Văn Đức

Hà Nội-2018

Trang 3

LOI CAM ON

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa Văn

học, Bộ phận Quản ly va Dao tạo sau đại học trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn đã dạy dỗ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hà

Văn Đức, người đã động viên giúp đỡ và hướng dẫn tôi rất nhiều dé tơi có

thê hồn thành luận văn này

Lời cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,

những người thân yêu đã luôn ở bên cổ vũ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Trang 4

MUC LUC

MUC LUC uuu cccccscsccrsccscescescsssnssessssssscsesssssessssssseseesseessessscssessesssessoessesoes 1

PHAN MO DAU Qussssssssssessssssssssssssssssssscsssssesssssnecsssssesessssessssnsesessnsessesnesesesseesees 3

1 Lido chon dé tai eecceeccsseeecsssseecssneesssnecessneeessneeessnecssnnecssnneessneess 3

2 Lịch sử vấn đỀ «tk E11 T111 1111111111111 111k 4

2.1 Lich sử nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư 5 2.2 Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy 10 2.3 Lịch sử nghiên cứu so sánh truyện ngắn của hai tác giả Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc TƯ - ¿6-52 St 2 3 2121211112111 1111 111111 13 3 Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu .- -««++s«++s«++ 14

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - 22 2+2+z+e+zx+rxsrxersee 14

3.2 Nhiệm vụ nghiên CỨU - 5c + E33 E +2 ESEEEEeeEseersreerrrerrreree 15

4 Phương pháp nghiÊn CỨU - + 1E ESvk*EEksEkkrkkeskere 16 5 Cấu trúc của luận Văn - - + kSx+EEEkEEEEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkrrke 16

3:78 /98))0.1601577 17

CHUONG 1: TRUYEN NGAN DO BICH THUY VA NGUYEN NGOC TU TRONG DONG CHAY CUA TRUYEN NGAN VIET NAM DUONG

Trang 5

Em: 8c ằẽẼ (TỐ 27

CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA

DO BICH THUY VÀ NGUYÊN NGỌC TƯ s- 2s ss©s<s 29

2.1 Khái lược về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy và l 0/3i80/1/101200070.577 29

2.2 Các kiểu nhân vật tiêu biỂu ccccccccrtrrrrrrtrrrrrrrrrrrrriee 30

2.2.1 Nhân vật bi KỊCH - - 5c vn HH ngàn Hiệp 30

2.2.2 Nhân vật tha hóa . - - 2 3E 2223111122231 9g vn ng ve 37 2.2.3 Nhân vật vượt lên số phận, hoàn cảnh . -‹+ s+++ss>+sss2 39

phu 43

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬTTRONG

TRUYEN NGAN CUA DO BICH THUY VA NGUYÊN NGỌC TƯ 45

3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình .- - - 2555 *+sksseeseeseerss 45

3.2 Nghệ thuật biểu hiện nội tâm . - ¿52 ©52©5£+2z+£++£x+rxerxrsee 54

3.2.1 Đối thoại và độc thoại nội tâm -¿- - + + x+x+xeEzkzEeEerezxsrers 54 3.2.2 Nghệ thuật miêu tả tâm ly eee ecceeeseeeeceecseeeseeeeeeseeeeeseeseeees 62

3.2.3 Không gian, thời gian nghệ thuậtt - «+ +-+++++<x++ex+s++ 69 3.3 Tình huống truyỆn ¿ 2 s+E+EE+EE£EEEEEEEEEEE2E1221 E121 crkcrkee 73

Trang 6

PHAN MO DAU

1 Lido chon dé tai

Năm 1986 là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước nói chung và văn học nói riêng Mang đặc tính là một thê loại nhỏ gọn và linh hoạt, truyện ngăn thích ứng rất nhanh với những yêu cầu của đời sống Như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định:“Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngăn là những chỉ tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ân ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết Truyện ngắn là thê loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền

với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống

Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp

sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình”[25, tr 134] Khác với giai đoạn trước, ở giai đoạn này tính chất “một chủ đề” hay “nhát cắt” — “bó hẹp” của truyện ngắn bị phá vỡ Các tác giả đưa vào tác pham của mình cái nhìn đa chiều với nhiều mảng hiện thực phức tạp, da dang; bản thân truyện ngắn được mở rộng về biên độ trên nhiều phương diện Về

mặt hình thức, một bộ phận co rút lại thành truyện cực ngắn, một bộ phận lại

đi theo xu hướng tiêu thuyết hóa nghĩa là tăng dung lượng, trải đài về mặt câu

^~.,

chữ

Một điểm thay đổi đặc biệt, đáng ngạc nhiên và đầy mới lạ của truyện ngắn đương đại Việt Nam chính là sự phát triển và trổ bông của những cây bút nữ.Các tác giả nữ đã tìm được khung trời sáng tạo riêng cho mình Chưa bao

giờ, văn học Việt Nam lại có sự nở rộ của các tên tuổi nữ như ở giai đoạn này

Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư là hai trong số rất nhiều các tác giả nữ tài năng trong dòng chảy ấy Không thể khăng định rằng đây là những cái tên tiêu biểu nhất trong đội ngũ sáng tác nữ nhưng họ thực sự là những cây bút cá

Trang 7

tính, có màu sắc riêng Hai tác giả ở cùng một thế hệ và cùng có những mối quan tâm chung trong sáng tác nhưng mỗi người lại mang tới cho độc giả một cách tiếp cận khác biệt Chọn Nguyễn Ngọc Tư người con của vùng đất mũi Cà Mau — miền cực Nam của Tổ Quốc với những trang viết đậm phong vị phương Nam và Đỗ Bích Thúy người đã sinh ra và lớn lên nơi rẻo cao Hà Giang — miền cực Bắc của nước ta với những dòng văn giàu chất miền núi

phía Bac dé thay được cuộc sống, hiện thực được phát hiện, trải nghiệm, nhìn

nhận qua lăng kính của từng miên văn hóa

Nhà văn Tô Hoài đã từng nói: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy,

giải quyết hết thảy một sáng tác” Đúng vậy, ở bất cứ loại hình nghệ thuật nào nhân vật đều là linh hồn của tác phẩm, được coi là người phát ngôn của tác giả, thông qua nhân vật người nghệ sĩ biểu đạt cách nhìn của mình về cuộc đời, thể hiện những mong muốn, khát vọng của bản thân hoặc soi chiếu tính

cách xã hội, thời dai, Truyện ngắn cũng không ngoại lệ “Truyện ngắn sống

bang nhân vật Ở một góc độ nào đó, nhân vật sáng tạo nên cốt truyện, cốt

truyện chính là sự phát triển của tính cách”|44, tr 127] Sự đa dạng và phức tạp của thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy nghệ thuật xây dựng nhân vật, mối quan tâm sâu sắc, sự nhạy cảm, tỉnh tế của các cây bút nữ đối với con người trong vùng mỹ cảm

của các chị

Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn

của Đồ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư làm đề tài nghiên cứu 2 Lịch sử vấn đề

Ngay từ khi các tác phẩm của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện

lân đâu tiên đã nhận được sự quan tâm của rât nhiêu độc giả, đặc biệt là các

tác giả, các nhà nghiên cứu, băng chứng là sự dày đặc của các luận văn, các

Trang 8

bài việt và các công trình nghiên cứu, phê bình và lý luận, Trong phạm vi

quan sát có hạn, người việt xin chia những công trình mà bản thân đã tìm hiêu

được thành các đê mục cụ thê sau:

2.1 Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện trên văn đàn Việt Nam và được những người trong nghề chú ý ngay từ những truyện ngắn đầu tiên được đăng trên Văn nghệ Trẻ, cụ thể là Con sáo sang sông đăng trong số 40, ra ngày 30/9/2000,

Người xưa đăng trong số 20, ra ngày 19/5/2001 Khi tác phẩm Ngọn đèn

không tắt ra đời, Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ

các nhà văn, nhà nghiên cứu Nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong Lời giới

thiệu của tập truyện Mgọn đèn không tắt đã viết: “Ngọn đèn không tắt đã tạo

nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc — mũi Cà Mau, của những con người tứ xứ, về mũi đất của rừng, của sông nước, của biển cả mà cha ông ta đã dày công khai phá Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa

đựng bên trong cả tâm hồn vừa nhân hậu, vừa tỉnh tế qua cách đối nhân xử

thế” Hay trong lời giới thiệu về Nguyễn Ngọc Tư ở trang 4, Văn nghệ Trẻ số

44, ra ngày 29/10/2000, nhà văn Dạ Ngân cũng nhận định: “Phải nói rằng Ngọn đèn không tat rat dé doc Nhưng tôi không đọc một lượt Vấn Vương,

XaO xuyén và vì sao cứ muốn đọc tới đọc lui, vì sao? Tôi nhớ đọt dừa bụi lá và ánh đèn ở đầm Bà Tường, nhớ rau choại luộc và màu nước diệp lục của

sông Trẹm, nhớ bông súng trắng và tiếng chim bìm bịp ở Đầm Dơi, nhớ lắm Cô gái đất mũi này, cô nhà báo Nguyễn Ngọc Tư này cho tôi tất cả những thứ đó, tất cả những gì làm nên hai chữ Cà Mau, hay rộng hơn, U Minh Có bản sắc Nam Bộ nhưng tôi là người miền Tây tôi hiểu trong bản sắc ấy có văn hóa tiêu vùng, người Cà Mau, dân Cà Mau làm một tiêu vùng đặc biệt nên vừa có

Trang 9

Võ Tòng, vừa có Dạ cơ hồi lang” Gia tri cua Mgọn đèn không tat lai cang được khẳng định rõ hơn vào năm 2001 khi đạt giải Nhất cuộc thi Vận động sáng tác văn học tuổi 20, giải B của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Sau Ngon đèn không tắt, các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư liên tục

được đăng trên các báo tạp chí, và được xuất bản thành sách với số lượng đầu

sách ngày càng tăng Nhiều tác giả, nhà báo, nhà nghiên cứu, phê bình dành những trang viết nói về chị Trần Hữu Dũng phát biểu: “Cái mới trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là cái cũ, cái lạ ở cô là tài khui mở những sinh hoạt thân thuộc trước mắt Nguyễn Ngọc Tư không “vén màn” cho người đọc thấy

cái chưa từng thấy, cô không dẫn dắt ta khám phá những ngõ ngách của nội

tâm mà ta chưa từng biết (một điều cũng rất cần, nhưng dé những nhà văn

khác) Cô chỉ đưa ra một tắm gương rất trong, thật sáng, dé chúng ta nhìn thay

những sinh hoạt, tình tự rất thường Và qua đó, lạ thay, như một tiếng đàn cộng hưởng, ta khám phá cái phong phú của chính đời ta.”[9, tr I] Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét: “Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng

tràm hay rừng nước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học

một luồng gió mát rợi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt

“Nam Bộ” một cách như không, chăng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ đi trước” [32, tr 1] Nha van Dạ Ngân cũng không tiếc lời ca ngợi: “Cái cách tu từ của Tư là tuyệt vời Tôi thấy phương ngữ mà Ngọc Tư đưa vào truyện bao giờ cũng có sự cân nhắc cho sự đóng góp vào vốn liếng chung của ngôn ngữ quốc gia Những người bẩm sinh có tài năng lớn thì họ mới làm được cái đó chứ! Nó tự nhiên như không thôi! Thả cái chữ ra thì đúng là cái chữ đó thôi không phải cái chữ nào khac.”[3, tr 3] Nha van Chu

Lai thì đánh giá: “Nguyễn Ngọc Tư là một cây viết đặc biệt của miền Tây

Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của Việt Nam” [20, tr l1]

Trang 10

Khi nói tới thị hiểu thâm mỹ của Nguyễn Ngoc Tu, Tran Phong Diều nhận

định: “Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của vùng đất Nam Bộ, tuổi thơ của chị đã gắn liền với những dòng sông uốn khúc, rừng đước bạt ngàn, đồng lúa mênh mông Do đó có thể nói, thị hiếu thẩm mỹ trong Nguyễn Ngọc Tư cũng chính là hình tượng người nghệ sĩ, hình tượng người nông dân và hình tượng con sông đưa mình uốn khúc, chở nặng tình người”[8, tr 94] Nguyễn Thanh trong Nguyễn Ngọc Tư, nữ nhà văn xóm Rây cũng đã khăng định: “Trong hầu hết các truyện, Nguyễn Ngọc Tư dường như đã làm một thông điệp, nói hộ thay cho người dân đói nghèo, cơ cực nơi vùng đất Mũi, những ước mơ thầm kín, những nỗi lòng đau thắt của kẻ yêu thương lỡ dỡ và ngang trái của những mối tình chân không thành bắt nguồn từ cảnh hàn vi nghiệt ngã Và người đọc không khó nhận ra nhân vật lãng đãng, cốt truyện tản mạn không hề mang dấu ấn rập khuôn theo nguyên mẫu nào Tác giả viết đễ dàng như thể đang đi bắt sâu ở liếp rầy ngoài đồng, luống rau trong vườn hoặc chuyện đuổi gà vịt nơi

sân nhà.”[39]

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên sức ảnh hưởng, làm dậy sóng nền

văn học nước nhà với “sự cỗ cánh đồng” năm 2006 Cánh đồng bất tận được

đăng lần đầu trên báo Văn nghệ số 33 ra ngày13/8/2005 và được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản và phát hành (cùng các truyện ngắn khác) trong tập truyện

cùng tên vào tháng 11/2005 nhưng tới năm 2006, tác phẩm mới thực sự tạo

thành cú nô “Công văn do phó Ban TVH (tôi viết tắt) ký, đề cập truyện Cán” đồng bắt tận của Nguyễn Ngọc Tư do Nhà xuất bản Trẻ phát hành tháng

11/2005 đã bị “số đông không đồng tình, phản ứng gay gắt không có tính tư

tưởng giáo dục, bôi đen xã hội nông thôn đề nghị Hội Văn học - Nghệ thuật

kiêm điểm phê phán tác giả một cách nghiêm khắc ”.”[29] Xoay quanh Cánh đồng bất tận có nhiều ý kiến trái chiều, có khen có chê, có lên án, có ngợi ca Rất nhiều tác giả công nhận cái tài của Nguyễn Ngoc Tư và bênh vực ủng hộ

Trang 11

Cánh đông bất tận của chị Nhà thơ Nguyén Hitu Quy thi khang dinh: “Néu

được chọn người có tác phẩm văn học xuất sắc nhất Việt Nam năm 2005, tôi sẽ chọn nữ nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư với “Cánh đồng bất tận”[37, tr 1]

Nhà nghiên cứu Phan Quý Bích đã viết: “Cánh đông bắt tận dựng lại một thé

giới có khả năng chao đảo giữa văn minh và dã man, giữa hạnh phúc và khô đau, đúng hơn một thế giới có thể đổi màu về phía hai cực của nó, mà con

người vừa là tác giả tạo ra nó, vừa là nạn nhân Nhân vật chính của thế giới

chao đảo ấy là người cha, người kể chuyện xưng tôi”[5, tr 6] “Những chỉ tiết vay mượn nguyên xi từ đời sống như địa danh, như dịch cúm gà là những cái

“neo” để định vị câu chuyện thành chuyện ở đáy, /¿c này Mà có lẽ chuyện

cũng không chỉ có thể xảy ra ở Cà Mau lúc này, mà có thê xảy ra ở bất kỳ

đâu, bất kỳ lúc nào trên đất nước ta, trên thế giới, một khi đói nghèo, dốt nát

và thù hận cứ tạo thành một dòng chảy bắt tận, một khi nhân vật chỉ có thê là

Điền (đất), Nương (cô gái), hoặc không có tên (chị gái điểm) hoặc có tên thì

lại là Hận, là Thù hệt như tự nhiên hoang dã”|[5, tr II] Phạm Xuân Nguyên

cho rằng: “Cánh đồng bất tận là một truyện hay, nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào thể hiện cuộc sống, khơi sâu vào thân phận con người Viết được một truyện như thế chứng tỏ Tư có tài năng văn chương và có lòng thương người Đúng vậy, thương người bằng những nỗi đau của con người, bằng cái cách nhìn thăng vào những vùng sáng tối chồng chéo trên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người” [34,

tr 1] Nguyễn Ngọc Tư đã khai thác sâu, cảm sâu vào từng số phận, nhìn con

người bằng đôi mắt nhân ái và cảm thông với những cuộc đời bằng trái tim

quá đỗi nhân văn, bởi thế mà tác phẩm của chị khiến “Người đọc đã được bất

ngờ trước những phận người, kiếp người hôm nay, tại đây như trong truyện kế( ), Nguyễn Ngọc Tư đã bắt đầu chạm được vào những vỉa tầng cuộc sống

Trang 12

của vùng đât cô song va viet van Di dội và nhân tình, văn Tư bắt đâu là như

thé” [33, tr 1]

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến chê Cánh đồng bất tận và

trách Nguyễn Ngọc Tư bởi tác phâm của chị Tiêu biểu là ông Vưu Nghị Lực

— người giữ chức Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Cà Mau lúc bấy giờ: “Cây bút nữ xứ Cà Mau ơi, cô phải biết những cánh đồng này chứ: Cánh

đồng hoang, Máu thắm đồng Nọc Nạn, Đồng Chó ngáp Những chuyện mà cô kể không còn là chuyện của cánh đồng nữa; tôi nghĩ đó là “vũng lầy bat tận” thì đúng hơn Mọi thứ do nhân xưng “tôi” cố ý xuyên tạc bằng trí tưởng tượng nhỏi nhét, bang thao tác lượm lặt và một mặc cảm về tính giao bệnh hoạn Cánh đồng của Nguyễn Ngọc Tư tất cả đều dâm ô hết Hình ảnh nông dân Chí Phèo - Thị Nở trở nên lưu manh hóa bởi giai đoạn xã hội thối nát

Còn những hình ảnh nông dân của Ngọc Tư trở nên dâm ô hóa, ngay hôm nay

bởi cái gì, vì ai mà con người chỉ còn quan hệ tính lồi? Cơ chửi vào họ một cách không thương tiếc: thất học, hung hãn; nghèo đói, đốt nát tăm tối; những

đứa tên Hận, tên Thù nhàu úa, cộc căn, chửi thẻ là tươi rói Cánh đồng Việt

Nam sau 30 năm giải phóng phận người mà như thế? Ở Cánh đồng bất tận không có vấn đề tính giao của người! Tác giả chỉ bêu rếu trên năm sự vụ ăn nằm, năm sự vụ mà thật tình nếu có thì ở cái xứ quê cô người dân chỉ dám rỉ tai nhau, chứ nào dám đăng (văn) đàn ong ỏng đánh “ùm” vậy ”[24]

Nhung dù thế nao thì tới thời điểm này Cánh đông bất tận cũng như Nguyễn

Ngọc Tư đã nhận được sự công nhận của giới văn chương và độc giả, đúng

như nhà văn Da Ngân trong bài Cánh đồng bắt tận — Chuyện bây giờ mới kể

đã viết: “Chính công văn của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau đã làm

cho Cánh đồng bắt tận bật lên như một tai nạn chưa từng có trong văn giới

đầu thế kỷ Trong rủi có may là vậy Cánh đồng bất tận là một truyện vừa mỹ

Trang 13

mãn xét về dung lượng, về phát hiện nhân sinh bên trong sự phức tạp của con người và lấp lánh văn phong mới rợi Báo Tuổi trẻ khi ấy còn nhiều những

nhà báo giỏi giang kỳ cựu lập tức phơi-dơ-tông Cánh đồng bất tận trên báo

ngày, một việc làm chưa từng có trong làng báo Việt Nam xã hội chủ nghĩa Một bệ phóng, nhưng trước hết Cánh đồng bất tận đã mang trong mình nó một ngòi nô, một sức công phá, một dấu son Một công hiến đích thực.”[29]

Những năm gần đây có rất nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta có thể kề đến các công trình như: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ của Bùi Thị Nga (2008, Đại học Sư phạm Hà Nội), Bùi Phương Anh (2009) nghiên cứu về Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đôi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Nguyễn

Thị Bích (2009) tìm hiểu về Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn

Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Năm 2010 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Tuyết

về Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ

Hoàng Diệu, và Vũ Thị Hải Yến (2012) với Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật trần

thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội), và còn rât nhiêu các công trình nghiên cứu khác

2.2 Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy

Năm 1999, sau khi Đỗ Bích Thúy đạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1999) với chùm 3 tác phẩm: Sau những mùa

trăng, Đêm cá nồi, Ngải đắng ở trên núi , nhà văn Khuất Quang Thụy đánh giá: “Chùm truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy được trao giải nhất bởi đó là những truyện ngăn thuyết phục nhất viết về những gì đang diễn ra trong tâm

Trang 14

hén con nguoi Viét Nam hién nay Su bién động của thời đại mới đã tác động lên mọi số phận của con người Việt Nam, kể cả những người sống nơi thâm sơn cùng cốc Cuộc sống đã đòi hỏi mọi người phải suy nghĩ, trăn trở để làm

sao vừa hòa nhập được với thời đại, với đất nước vừa không đánh mất đi

những giá trị riêng của mỗi con người, mỗi cộng đồng dân tộc Đó chính là thử thách lớn nhất của thời mở cửa”[53]

Đỗ Bích Thúy tiếp tục khắng định được tài năng và bản sắc của mình qua những tác phẩm viết về miền núi Như nhà văn Trung Trung Đỉnh nhận xét: “Tôi có cảm giác Đỗ Bích Thúy còn quá nhiều điều để viết về miền rẻo cao xa xôi nhưng gần gũi, tuyệt vời đẹp ấy của đất nước ta Tôi cũng là người mê viết truyện ngắn và mê cao nguyên đá kỳ vĩ Hà Giang, nhưng đọc truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, tôi thực sự ngả mũ chào thua! Dẫu đây mới chỉ là

mở đầu Một mở đầu mơ ước của mọi nhà văn [ ] Đỗ Bích Thúy có khả năng

viết truyện về cảnh sinh hoạt truyền thống của người miền cao một cách tài tình Không truyện nào không kê về cách sống, lối sinh hoạt, nết ăn ở và cả

cảnh quan sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán Truyện nảo cũng hay, cũng

mới, cũng lạ mặc dù tác giả không hề cố ý đưa vào chi tiết lạ Thế mà đọc đến

đâu ta cũng sững sờ và bị chinh phục bởi những chỉ tiết rất đặc sắc chỉ người miền cao mới có.”[12, tr 8] Cũng nhận thấy ảnh hưởng của miền đất Tây Bắc

đối với ngòi bút Đỗ Bích Thúy, Điệp Anh viết: “Thế mạnh của Đỗ Bích Thúy

là đời sống Tây Bắc với những không gian vừa quen vừa lạ, với những phong tục tập quán đặc thù, khiến người đọc luôn thấy tò mò và bị cuốn hút Trong

truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, không gian Tây Bắc hiện lên đậm nét, dé lại dư vị

khó quên trong lòng độc giả, dù người đọc vẫn chưa hết quyến luyến với những áng văn thơ dặt dìu tiếng sáo, tiếng khèn la đà với rượu nồng bếp lửa của rừng núi Tây Bắc trong sáng tác của các bậc tiền bối như Tơ Hồải, Chế Lan Viên, Tổ Hữu ”[2] Nhà văn Chu Lai trong Cái đuyên và sức gợi của hai

Trang 15

giọng văn trẻ thì nhận xét: “Đọc Thúy, người ta có cảm giác như được ăn một món ăn lạ, được sống trong một mảnh đất lạ mà ở đó tràn ngập những cái rất riêng đậm chất dân gian của hương vị núi rừng, của con suối chảy ra từ khe đá lạnh, của mây trời sánh đặc như “một bẩy trăn trăng đang quấn quyện vào nhau”, của mùi ngải đăng, mần tang, của những nét ăn nét ở, phong tục tập quán còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác của ánh trăng “giữa mùa cứ rọi vào nhà cả đêm, trăng đi một vòng cửa trước ra cửa sau”, của những trái tim

con gái vật vã, cháy bùng theo tiếng khèn gọi tình thung xa, của bếp lửa nhà sàn và tiếng mõ trâu gõ vào khuya khoắt, của những kiếp sống nhọc nhan va con bim bip say thuốc, say rượu ngủ khì bên chan chu ”[21, tr 102]

Ngày 26/3/2011 Nhà xuất bản Phụ nữ đã phối hợp cùng Đoàn trường Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi giao lưu giữa hai nhà văn Đỗ Bích Thúy, Hoang Anh Tú với các bạn sinh viên, Hoàng Chiến vừa ghi lại buổi giao lưu vừa bày tỏ những cảm nhận của bản thân về nhà văn Đỗ Bích Thúy: “Dau đáu với những phận người, đặc biệt là người phụ nữ vùng cao, bằng vốn văn hóa vùng miền cũng như điểm nhìn mang tính phát hiện, tinh tế và thuần phác, các tác phẩm của nhà văn Đỗ Bích Thúy đã chuyên chở đến bạn đọc đầy đủ và sắc nét về đất và người vùng núi Sắc dân thiểu số, thân phận và tính nhân văn trong mỗi sáng tác của chị đã làm nên một Đỗ Bích Thúy với những câu chuyện rẻo cao, gợi và sâu lăng”[7, tr 63] Nhắc tới không gian trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy tác giả Lê Thành Nghị đã nhận định:

“Không gian trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy đầy hoa, lá rừng, có tiếng gà gáy tách te trong bụi rậm, có những dòng suối trong với những viên đá cuội đỏ, có những chàng trai thôi sáo theo sau các cô gái quây tấu xuống chợ, những nồi thắng có nghi ngút khói trong những phiên chợ vùng cao đầy màu

sắc, những đêm trăng lóng lánh huyền ảo, những cụm mẫn tang mọc trong

Trang 16

thung lũng, lễ hội Gầu tào với điệu hát gầu Plềnh mê đăm của những cô gái, những chàng trai người Mông trên đỉnh núi ”[30]

Và chúng ta có thê thấy không cần cầu kỳ, hoa mỹ, không cần quá phức tạp hay khó hiểu, chính sự chân thực gần gũi trong cách viết của Đỗ Bích Thúy

đã giúp cho tác phẩm của chị tới gần hơn với đông đảo bạn đọc, dé lại những

ấn tượng sâu sắc và lâu bền Đúng như nhà thơ Trần Đăng Khoa đã từng viết trong Lời giới thiệu tập truyện ngăn Đàn bà đẹp của Đỗ Bích Thúy: “Truyện

chị viết rất giản di, nhiều truyện không có cốt hoặc có cốt thì cái cốt truyện

cũng rất lỏng lẻo, mờ nhạt Bởi thế nên truyện của Đỗ Bích Thúy thường

không tóm tắt được, vì chăng có gì dé tom tat Vay ma chi van dựng được một tác phâm hoàn chỉnh, hấp dẫn trong trẻo và nhói buốt ” [42, tr 8])

Cũng như Nguyễn Ngọc Tư, các tác phẩm của Đỗ Bích Thúy cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, chúng ta có thể kê đến các công trình nghiên

cứu của các tác giả như: Nguyễn Thị Thu Thủy (2012), Truyện ngắn Đỗ Bích

Thúy nhìn từ góc độ thể loại, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn Hà Nội; Nguyễn Thị Hải Hà (2013), Truyện ngắn Đồ Bích Thúy

nhìn từ góc độ văn hóa, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn Hà Nội; Nguyễn Xuân Thủy (2013), Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích

Thúy, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Kiều

Thị Định (2014), Thé giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, Luận

văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội; cùng nhiêu luận văn khác

2.3 Lịch sử nghiên cứu so sánh truyện ngắn của hai tác giả Đỗ Bích Thúy

và Nguyễn Ngọc Tư

Trong phạm vi quan sát của chúng tôi, các công trình nghiên cứu và các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát riêng từng tác giả hoặc nghiên cứu chung về đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của họ hay đặt tác phẩm của

Trang 17

họ trong bình diện văn hóa, có thể kể tới công trình của Phạm Thùy Dương

(2009), 7m hiểu thi pháp truyện ngắn Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Từ,

Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, hay Nguyễn Thanh Hồng (2009),

Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ

thời kỳ 1986 - 2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy),

Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Những

bài viết của các tác giả vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu kĩ lưỡng và đối chiếu - so sánh thế giới nhân vật trong truyện ngắn của hai cây bút Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư Vì thế từ cơ sở của những ý kiến, đánh giá và nhận định đã

có chúng tôi muôn đi sâu phân tích và bô sung đây đủ hơn một sô góc nhìn 3 Đôi tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1.Đối tượng

Chọn đề tài Thể giới nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Ti huy va Nguyễn

Ngoc Tu, ching toi chon hai phương diện sau làm đối tượng khảo sát nghiên cứu: - Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư - Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư 3.1.2 Phạm vi

Hai tác giả Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư cho tới thời điểm này đều đã

xuất bản được rất nhiều tập truyện ngắn (in riêng và in chung với các tác giả khác) Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi trong những tập truyện đó có

Trang 18

một số truyện trùng nhau Mặc dù thế, số lượng các tác phẩm (truyện ngắn) của cả hai tác giả đều khá lớn Trong phạm vi của một luận văn, chúng tôi không thê khảo sát và nghiên cứu chỉ tiết ở tất cả các tác phâm Do những lý

do đó chúng tôi xin nghiên cứu về Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của

Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư ở các tập truyện ngắn sau:

- Đỗ Bích Thúy, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, NXB Công an nhân dân, 2005 - Đỗ Bích Thúy, Những buổi chiều ngang qua cuộc đời, NXB Thanh niên,

2002

- Đỗ Bích Thúy, Ä⁄èo đen, ÑXB Thời đại, 2011

- Dé Bích Thuy, Chuỗi hạt cườm màu xám, NXB Kim Đồng, 2014 - Nguyễn Ngọc Tư, Mgọn đèn không tắt, NXB Trẻ, 2000

- Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đông bắt tận, NXB Trẻ, 2005

- Nguyễn Ngọc Tư, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hóa Sài Gòn,

2005

- Nguyễn Ngọc Tư, Gió jé và 9 câu chuyện khác, NXB Trẻ, 2008 - Nguyễn Ngọc Tư, Khói trời lộng lây, NXB Thời đại, 2010

- Nguyễn Ngọc Tư, Đảo, NXB Trẻ, 2014

Ngồi ra chúng tơi cũng sử dụng tham khảo một số tập truyện khác 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau: Khảo sát, nghiên cứu, tông kêt và đưa ra nhận định vê quan niệm nghệ thuật vê con

Trang 19

người, sự đa dạng của thế giới nhân vật: (các kiểu nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật) trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư

4 Phương pháp nghiên cứu

Dé nghiên cứu được vẫn đề Thé giới nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích

Thúy và Nguyễn Ngọc Từ, luận văn phối hợp vận dụng các phương pháp sau: - _ Phương pháp loại hình

- _ Phương pháp so sánh - đối chiếu

Ngoài ra luận văn cũng sử dụng các thao tác bổ trợ sau: - Thao tac phân tích - tổng hợp

- _ Thao tác khảo sát - thống kê - _ Thao tác hệ thống

5 Câu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đâu, phần kết luận và phần thư mục tham khảo, nội dụng chính của luận văn gôm ba chương như sau:

Chương 1: Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngoc Tu trong dòng chảy của truyện ngăn Việt Nam đương đại

Chương 2: Các kiêu nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn

Ngọc Tư

Trang 20

PHAN NOI DUNG

CHUONG 1: TRUYEN NGAN DO BICH THUY VA NGUYEN

NGOC TU TRONG DONG CHAY CUA TRUYEN NGAN VIET NAM

DUONG DAI

1.1 Sự phát triển của truyện ngắn nữ trong văn học Việt Nam đương

đại

Sau công cuộc đổi mới xã hội và văn chương 1986, truyện ngắn song hành cùng tiêu thuyết trở thành hai thê loại chủ lực đem lại những thành tựu rực rỡ cho nền văn học Việt Nam đương đại Các cuộc thi truyện ngắn “nồ ra”

đã thu hút được nhiều thế hệ nhà văn Nhiều cây bút trẻ và các tên tuổi mới

xuất hiện: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Thiéu, Ta Duy Anh, Y Ban,

Sương Nguyệt Minh, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Không tự giam hãm hay ép

mình trong bất kì một khuôn khổ chật hẹp hay định sẵn nào, truyện ngắn

phóng mình, mở rộng về biên độ phản ánh, hình thức thê loại, khuynh hướng

nghệ thuật “muôn hồng nghìn tía”: kỳ ảo, hiện thực, lãng mạn, trữ tình, dòng

ý thức, triết lý, ; có kiểu truyện ngắn mini (rất ngắn), có kiểu truyện ngắn “mang mam mong của tiểu thuyết”, Khi tìm hiểu về văn học Việt Nam

đương đại các nhà nghiên cứu bắt đầu nói tới một “nền văn chương mang

gương mặt nữ” bởi sự đóng góp mạnh mẽ và đông đảo của đội ngũ các cây bút nữ với nhiều màu sắc, phong cách và cá tính khác nhau: Lê Minh Khuê, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Phong Điệp, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ,

Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Lực lượng sáng tác truyện ngắn nữ đương đại không chỉ gây ấn tượng về số lượng ma còn khắng định được chất lượng -

tài năng, tạo được chỗ đứng rất riêng cho mình với những sản phẩm tinh thần có giá trị cao và đặc sắc Minh chứng là hàng loạt những giải thưởng của các tác giả nữ ở các cuộc thi hàng năm trên các báo, tạp chi uy tín cũng như của

Trang 21

các hội nghề nghiệp Đặc biệt là những cơn “địa chấn” làm khuấy đảo đời

sống văn học Việt Nam đương đại của các hiện tượng văn học khi tạo ra những hiệu ứng tiếp nhận đa chiều và nhiều tranh cãi như hai tập truyện ngắn Mê Lộ (1989) và Man Nương (1995) của Phạm Thị Hoài, tác phẩm Bóng đè

(2005) của Đỗ Hoàng Diệu, truyện ngắn Cánh đồng bất tận (2005) của

Nguyễn Ngọc Tu, va tập truyện 7 am đàn bà (2006) của Y Ban

Kế thừa và phát huy thành công của văn học Việt Nam giai đoạn trước, các tác giả nữ có một vùng sáng tác phong phú và đa dạng với nhiều chủ đề đề tài khác nhau Tuy nhiên có thể dé dang nhận thấy một số mảng dé tài được các nhà văn nữ đặc biệt quan tâm đó là: quê hương đất nước, chiến tranh — hậu chiến, hôn nhân — gia đình, lập nghiệp và những trăn trở, kiếm tìm để

giải mã ý nghĩa cuộc sống.Boris Vasilyev từng nói: “Những cuộc chiến tranh có bắt đầu nhưng chăng có kết thúc Nó dai đăng trên nước mắt những người

vo goa, nguoi me, nỗi buồn của trẻ mồ côi, tiếng rên rỉ của người lính bị thương Những vết thương trên mặt đất biến dần, bãi chiến trường xưa thay băng những luống cày mới, nhưng rất lâu, rất lâu trong mâu bánh vẫn lưu lại

mùi vị chua của bụi đất, thương đau” Trong nên văn học Việt Nam đương

đại, chiến tranh trở thành một “mảnh đất sáng tác” được các tác giả nữ “gieo

trồng” đa dạng đầy thấm thía Không có nhiều trải nghiệm chân thực về cuộc

chiến nhưng được sống trong không gian của những tái nhận thức về chiến tranh, họ viết bằng sự đồng cảm, xót xa cho nỗi đau dai đắng và âm ỉ của cả

thời chiến và thời hậu chiến Đó là nỗi đau của tình yêu đầu nồng nàn với

người liệt sĩ trong quá khứ và sự đau khổ bởi cuộc sống hôn nhân vô vọng và buồn tẻ với người chồng ở hiện tại như nhân vật Ngân trong Những bông bản ly của Dương Thu Hương Đó là sự vô vọng của hai mươi năm thanh xuân chờ đợi và hy vọng khi những người lính cứ xuất hiện trong cuộc đời họ rồi

lại ra đi vĩnh viễn bởi sự tàn khốc của chiến tranh như nhân vật Hai Mật

Trang 22

trong Trền mái nhà người phụ nữ (Dạ Ngân), là sự kiếm tìm người lính mình thương mến nhưng chưa kịp ngỏ lời trong hy vọng mong manh của nhân vật Tuân ở Những giấc mơ có thực (Vũ Thị Hồng) Không khó để bắt gặp hình

ảnh những người bà, người mẹ, người vợ, trong truyện ngắn thời kỳ này với

những nỗi đau không thể khỏa lắp khi mất đi những người cháu, những người

con, người chồng Không chỉ tái hiện nỗi xót xa tột độ khi mất đi “miếng thịt

trên đầu quả tim”, mất đi một phần máu thịt mà họ còn phải chịu đựng nỗi

khắc khoải, đau đáu kiếm tìm hài cốt thân nhân Trong Nống chiêu, Thụy Anh

phác họa nhân vật người bà đã 80 tuổi, đã kiệt sức sau nhiều năm dài thăm dò tin tức cậu Bình, nhưng vẫn vực dậy, phan chấn như hồi sinh khi tìm được người tổ chức đoàn vào Quảng Ngãi tìm mộ con, rồi khi biết ngôi mộ được

chuyên ra Huế thì tiếp tục lần theo Bà gặp một bà mẹ liệt sĩ khác, được đề

nghị coi là con chung, không làm động đến mồ mả nữa Rồi chúng ta đau cho

nỗi đau của nhân vật, xót xa cho hoàn cảnh cũng nhân vật khi đọc những

trang truyện Trận gió màu xanh rêu của Võ Thị Hảo Ở đó có người góa phụ trở nên điên dại, không thê đối mặt với sự thật, không tin rằng chồng mình đã chết sau lần định di chuyển mộ mà trong đó là xương đầu nai Chiến tranh đi qua, tưởng răng những mất mát, buồn đau, sự chết chóc, bệnh tật, cũng theo đó mà đi qua Nhưng không! Di chứng của nó mới thực sự khốc liệt Có

những người đã đi qua khỏi chiến tranh, tránh thoát khỏi lưỡi hái của tử thần,

họ hy sinh cả tuổi xuân, cả nhan sắc, đôi lại bình yên cho đất nước nhưng

không đổi lại được bình yên cho chính mình Trên con đường tìm kiếm hạnh phúc, họ chơi vơi và vô định Tưởng rằng hạnh phúc đã tới tay nhưng họ

không thê chạm vào, không dám chạm vào Đó là Thảo trong Người sót lại

của Rừng Cười của Võ Thị Hảo Cô là cô gái duy nhất trong năm cô gái còn sống, cô gái duy nhất không mắc “bệnh cười”, cũng là cô gái duy nhất có chàng bạch mã hoàng tử cho riêng mình nhưng cô đã không còn xinh đẹp tràn

Trang 23

đầy sức sống như trước khi bước vào cuộc chiến nữa Cái cô đã đánh mat chính là cả tuổi xuân của mình Còn yêu mà cô gái ấy vẫn phải chấp nhận ra đi vì lòng tự trọng không cho phép cô chấp nhận thứ tình yêu khiên cưỡng

như một sự thương hại và chịu trách nhiệm, vì “cô không còn thay lại ánh mắt

long lanh vụt sáng mỗi lần Thành gặp cô như ngày xưa” nữa, “Em là người sot lại của Rừng Cười nhưng hạnh phúc chăng còn sót lại nơi em” Còn rất nhiều, rất nhiều những số phận đáng thương khác, rất nhiều những nỗi đau chiến tranh khác đã được các tác giả nữ tái hiện bằng tất cả sự trân trọng và cảm thông trong những trang viết của mình

Bên cạnh chiến tranh — hậu chiến, có nhiều truyện viết về hôn nhân, gia đình đó là truyện của các tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Trần Thùy Mai,

Tuy có những lối kể chuyện khác nhau, xây dựng nhân vật khác nhau với những hoàn cảnh khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều cho ta thấy sự thương cảm của họ trước sự trớ trêu của hoàn cảnh và xã hội đã tước đi hạnh phúc của nhiều người phụ nữ, làm xáo trộn đời sống hôn nhân và gia đình của

họ Đó là bi kịch của sự rạn nứt, đồ vỡ, của sự thiếu khuyết trong đời sống

tinh thần Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong 7răng nơi đáy giếng của Trần Thùy Mai Ông Phương - hiệu trưởng một trường Trung học phổ thông có một gia đình yên ấm với cô giáo Hạnh Cô Hạnh chăm sóc chồng một cách chu toàn va ti mi theo lối sống cổ điển của người phụ nữ Huế Cuộc sống của hai người cũng khá êm đềm nhưng cô Hạnh lại bị vô sinh nên cả hai đã bí mật bàn bạc cho ông Phương có người phụ nữ khác Người phụ nữ ấy — cô Thắm sinh cho ông Phương cu Nhứt Rồi chuyện vỡ lở, nhà trường họp bàn kỷ luật ông Phương vì tội hủ hóa Vợ chồng hai người đã đối phó bằng cách trình đơn

li dị và ông Phương kết hôn với Thắm Cô Hạnh ở lại ngôi nhà cũ, cô cũng

thôi dạy học rồi buồn sinh ốm nên cô đi cầu đồng và được khuyên kết hôn với

người âm Khi tới thăm cô Hạnh, ông Phương đã khuyên cô đi dạy trở lại, và

Trang 24

kết thúc việc “mê tín đị đoan” nhưng cô hắt nước vào ơng Phương Ơng bỏ đi,

cô đóng cánh cửa như quyết chí sống cùng người âm Câu chuyện của gia đình ông Phương và cô Hạnh chỉ là một lát cắt rất nhỏ trong những “khối

hoàn cảnh” éo le khác của xã hội được các tác giả mang vào trong các tác

phâm của mình

Và để làm phong phú thêm cho văn học Việt Nam đương đại là những tác phẩm viết về những trăn trở, kiếm tìm để giải mã ý nghĩa cuộc sống của Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, ; những câu chuyện xoay quanh vấn đề lập nghiệp trong sáng tác của các tác giả của thế hệ 8x như: Chu Thùy Anh, Nguyễn Thị Châu Giang, Di Li ; hay đề tài quê hương, đất nước trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ, tập Khung trời bỏ lại của các tác giả nữ hải ngoại, và nhiều truyện, tập truyện ngắn của các tác

giả khác

1.2 Sự nghiệp sáng tác truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc

Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư đến với độc giả với nhiều thể loại khác

nhau Tuy nhiên những bước ngoặt quan trọng trong con đường sáng tác của hai tác giả đa phần đều xuất phát từ truyện ngăn Đây cũng là thể loại có

nhiều số lượng tác phẩm nhất trong nghiệp sáng tác của họ và để lại những

dau an đặc biệt trên đàn văn chương đương thời

1.2.1 Đỗ Bích Thúy

Đỗ Bích Thúy quê gốc ở Nam Định, sinh ngày 13 tháng 4 năm 1975 tại mảnh

đất vùng cao Hà Giang.Cuộc sống của chị có nhiều bước chuyền và tất cả đều

như một sợi dây “duyên phận” dẫn dắt chị bước tới con đường văn chương

Chị là học sinh giỏi văn (từng tham gia cuộc thi học sinh giỏi văn toàn quốc),

Trang 25

chị thích đọc sách và yêu những cuốn sách bởi thế chị luôn có khát khao được

viết ra những cuốn sách cho mình và cho mọi người.Bài tản van dau tién Con của rừng được đăng trên Tạp chí Tuổi Xanh với mười nghìn đồng nhuận bút năm 1994 chính là sợi dây cót giúp chị say mê viết, mải miết viết nhiều năm

Và thật kì lạ, chị yêu văn, mơ ước được trở thành một nhà báo hay một cô

công an nhưng chị lại theo học ngành Tài chính — Kế toán Tưởng răng cuộc đời của chị sẽ gắn với những con số và khi ấy có lẽ cái tên Đỗ Bích Thúy sẽ

không gần gũi và quen thuộc với nhiều độc giả như hôm nay Thế nhưng “nào

có ngờ đâu, nhờ truyện ngắn Chuối hạt cườm màu xám đăng trên báo Tiền phong, tôi nhận được lời mời về làm việc tại Hội Văn nghệ Hà Giang khi vừa

tốt nghiệp Về Hội Văn nghệ một thời gian, chính lãnh đạo Hội lại góp ý tôi

nên chuyên sang làm báo để có điều kiện đi thực tế Bởi thực tế chính là thứ

bột để gột lên hồ đối với người cầm bút Lăn lộn với nghiệp báo 4 năm, đi

công tác vùng sâu vùng xa, tận mắt nhìn thấy cuộc sống của bà con vùng cao, mình thấy gắn bó, yêu nghề hơn Mỗi khi viết được một bài về cuộc sống của người dân nơi đây, có khi vui lắm, cũng có khi buồn mất mấy ngày Rồi cũng chính cơ quan thấy tôi và một số anh chị em khác mặc dù làm báo đã lâu

nhưng chưa được đảo tạo bài bản nên động viên đi thị Rồi thì tôi trở thành

sinh viên báo chí “già” nhất khóa 16 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Thời gian này, nỗi nhớ nhà, nhớ mảnh đất và con người Hà Giang đã thôi thúc tôi cầm bút Nghe theo lời khuyên của bạn bè, tôi gửi 3 truyện ngắn tham dự

cuộc thi của Tạp chí Văn nghệ Quân đội và đoạt giải Nhất (năm 1999) Khi ra trường, rất may cho tôi là cánh công nhà số 4 (Cách gọi thân mật Tạp chí Văn nghệ Quân đội của bạn đọc - PV) đã rộng mở dé tôi có thể trở thành một nha

văn mặc áo lính như hôm nay”.[50] Suốt hành trình cảm và viết chị vẫn luôn

viết rất hay về miền núi - mảnh đất tưởng như đã quá quen với Đỗ Bích Thúy nhưng vân luôn tươi mới trong những sáng tác của chị Đó được coi là vùng

Trang 26

thâm mỹ mà chị đã đang và sẽ say mê như chị chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên ở

Hà Giang rồi làm báo địa phương nhưng đến khi là sinh viên, viết truyện gửi

Tạp chí Văn nghệ Quân đội tôi mới viết về đề tài miền núi Cho đến nay, đó

vẫn là vùng thẩm mi mà ngòi bút tôi đắm đuối Có lẽ vì xa nơi chôn rau cắt

rốn, nỗi nhớ khắc khoải về miền núi đã khiến mình muốn viết về nơi ay

Chính độ lùi thời gian đủ cho tôi cảm nhận về một vùng quê xa xôi, để khi

xuống thành phố học, không gian miền núi đã trở thành một nỗi ám ảnh, một

nơi lưu giữ nguồn cảm xúc văn chương ”.[26] Có nhiều cây bút viết về đề tài miền núi nhưng Đỗ Bích Thúy đã tạo nên được một “thương hiệu” cho riêng mình, chị viết bằng những rung cảm dành cho quê hương: “Một nhà văn miền

xuôi lên đề viết về đề tài miền núi sẽ khác với nhà văn ở đó mấy năm và viết

về miền núi, lại càng khác hơn người sinh ra ở đó và viết về nơi ấy Nếu những nhà văn thành công về miền núi với ánh mắt người ngoài cuộc với tâm

thế của người miền xuôi thì tôi lại khác Tôi muốn là người trong cuộc để viết

thật tự nhiên về cuộc sông và con người vùng cao quê tô1”.[26 |

Đỗ Bích Thúy luôn viết bằng cả trai tim mình, phương châm về nghệ thuật, phong cách sáng tác và tư duy về nghiệp viết đều được thể hiện rất rõ qua những tuyên ngôn của chính chị: “Miễn núi là nơi tôi sinh ra, lớn lên và từng làm việc Bố mẹ, anh chị và người thân của tôi vẫn sống ở đây Mới đầu tôi viết truyện vì thấy buồn, thấy cần viết Kế cả lúc đi làm báo, thu thập được

nhiều vốn sống thì với tôi văn chương vẫn còn xa lạ Chỉ khi lên thành phố

học tập, tôi mới nhận thấy sự khác biệt của cuộc sống và nó thôi thúc tôi viết Tôi không bao giờ viết với mục đích câu khách, không có nhà văn nảo lại nói mình viết để kiếm sống, họ viết vì nhu cầu nội tâm.”[1§] Hay “Hình ảnh nhà văn không quan trọng bằng những gì họ viết ra tôi quan niệm thế Văn chương như bông hoa ấy và nhà văn chỉ là gốc rễ đầy đất cát lặng lẽ chôn

chân bên dưới mà thôi Sở dĩ tôi không ngừng việt về miên núi vì đó là mảnh

Trang 27

đất của tôi mỗi khi viết về nó đắm chìm trong thế giới ấy tôi lại như người đi

xa được trở về nhà nhìn thấy đàn gà khi mình đi thì mới nở và khi mình về thì

chúng đã trở thành những chú gà trống sặc sỡ Cái tâm trạng ấy nói thực lòng

tôi chưa bao giờ cảm thấy khi viết về một đề tài khác mảnh đất khác Điều

này một phần được chứng thực từ người đọc họ cũng nói rằng khi tôi viết về miền núi tôi chính là mình.”[49]

Đỗ Bích Thúy đạt được thành công ở nhiều thể loại nhưng có lẽ truyện ngắn vẫn là mảnh ghép nổi bật nhất trong hành trình sáng tác của chị, mang lại cho

chị nhiều giải thưởng: giải A cuộc thi Tác phẩm Tuổi Xanh của báo Tiền

phong (1995), giải Nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1999) với chùm 3 tác phẩm: Sau những mùa trăng, Đêm cá nồi, Ngải dang 6 trên núi, giải Ba cuộc thi sáng tác văn học của Nhà xuất bản Thanh niên

(2003), giải C cuộc thi sáng tác văn học cho tuôi trẻ lần hai của Nhà xuất bản

Thanh niên (2005) với tiểu thuyết Bóng của cây sối được mở rộng từ truyện ngắn Thị trấn Năm 2006 truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của chị

được đạo diễn Ngô Quang Hải chuyển thể thành kịch bản phim Chuyện của

Pao Bộ phim này đã đoạt giải Cánh diều vàng năm 2006 của Hội điện ảnh Việt Nam Hiện Đỗ Bích Thúy là nữ Phó tông Biên tập đầu tiên trong lịch sử

hơn 50 năm của Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Tạp chí dành cho những người

lính Đến nay chị đã xuất bản được nhiều tập truyện ngắn nhận được sự yêu mên của đông đảo độc giả đó là:

- Sau những mùa trăng (2001), NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội

- _ Những buổi chiều ngang qua cuộc đời (2002), NXB Thanh niên, Hà

Nội

-_ Kí ức đôi guốc đỏ (2004), NXB Kim Đồng, Hà Nội

Trang 28

- Tiéng dan moi sau bở rào đá (2005), NXB Công an Nhân dân, Hà Nội - _ Mèo đen (2011), NXB Thời đại, Hà Nội - _ Đàn bà đẹp (2013), NXB Văn học, Hà Nội - _ Chuỗi hạt cườm màu xám (2014), NXB Kim Đồng, Hà Nội 1.2.2 Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà

Mau, nhà văn nữ mang đậm phong cách Nam Bộ Nguyễn Ngọc Tư có một

gia tài lớn với số lượng tác phẩm đã xuất bản rất phong phú ở nhiều thể loại:

truyện ngắn, tạp văn, tản văn, tạp bút, Đến thời điểm này, chị đã xuất bản

rât nhiêu tập truyện ngăn, có thê kê tới các tựa sách sau: - _ Ngọn đèn khơng tắt (2000), ĐXB Trẻ, Hà Nội

- _ Ông ngoại (2001), NXB Kim Đồng, Hà Nội

- _ Biển người mênh mông(2003), NXB Trẻ, Hà Nội

-_ Giao thừa (2003), NXB Trẻ, Hà Nội

- Nước chảy mây troi (2004), NXB Văn nghệ, TPHCM

- _ Truyện ngăn Nguyễn Ngọc Tư (2005), NXB Văn hóa Sài Gòn, TPHCM - _ Ngày mai của những ngày mai (2005), NXB Phụ nữ, Hà Nội

- _ Cánh đồng bất tận (2005), NXB Trẻ, Hà Nội

-_ Sống chậm thời ® (2007), NXB Trẻ

- Gio lé va 9 câu chuyện khác (2008), NXB Trẻ, Hà Nội

- ˆ Khói trời lộng lấy (2010), NXB Thời đại, Hà Nội - _ Đảo (2014), NXB Trẻ, Hà Nội

Các tác phẩm của chị cũng đạt được nhiều giải thưởng: Tác phẩm đầu tay là

tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão dữ đã đưa chị vào nghề văn chính thức với

giải Ba báo chí toàn quốc năm 1997 Tập truyện Ngọn đèn không tắt đạt giải

Trang 29

Nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II (năm 2000), giải B Hội

Nhà văn Việt Nam (năm 2001) Tác phẩm Dau gi nhu thé dat giải Ba cuộc thi

truyện ngắn báo Văn nghệ Chị được biết đến nhiều nhất bởi tập truyện gây tranh cãi mang tên Cánh đông bất tận Tập truyện đã nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006, giải thưởng văn học các nước Đông

Nam Á (ASEAN) năm 2008 Và truyện ngắn Cánh đồng bất tận đã được

chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên của đạo diễn bởi Nguyễn Phan Quang Bình năm 2010 Năm 2018, cũng tác phẩm này đã giúp chị nhận được Giải thưởng Literaturpreis do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét các bản dịch tiếng Đức tác phẩm nỗi bật của các tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực Giải thưởng được trao hàng năm nhằm vinh danh các tác giả nữ đến từ

châu Á, Phi, Mỹ Latinh, các tiểu vương quốc A Rập thống nhất (UAE) và

vùng Caribe Hiện nay Nguyễn Ngọc Tư làm phóng viên của tạp chí Văn

nghệ bán đảo Cà Mau và hội văn học Nghệ thuật Cà Mau Nguyễn Ngọc Tư

cũng được nhận tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam Chị còn là một trong mười

gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2002 do Trung ương Đoàn trao tặng

Là tác giả đạt được nhiều thành công và luôn cống hiến hết mình cho văn

chương, Nguyễn Ngọc Tư viết nên những trang viết từ sự chân thành, tình yêu và lòng bao dung Những mạch nguồn dẫn chị đến với văn chương, những quan niệm của chị về nghiệp cầm bút đã từng được chị chia sẻ: “Và tôi viết văn Câu hỏi mà những người thân đặt ra khi nhìn thấy những trang viết

đầu tiên của tôi là “Tại sao con viết văn?” Tôi bảo rằng tại con buồn Đó là

ngộ nhận đầu tiên của tôi về nghề viết, tôi tưởng viết là sẽ không cô đơn nữa

Nhưng cô đơn là sự tối cần của người viết, nó là một điều kiện hàng đầu của

nhà văn Không một người việt hay nào tôi biêt mà không cô đơn, không một

Trang 30

thần tượng văn chương nào của tôi mà không bị cô đơn giày vò.Và đề chạy trốn nỗi cô đơn trong giao tiếp đơn thuần mặt nhìn mặt, tay năm tay, việc viết

văn đã dẫn tôi đến sự cô đơn khác, đó là ở giữa đám đông mà họ không thấy

tôi, hoặc họ thấy một cái gì đó giống tôi, họ tưởng là tôi, nhưng tôi đang đứng

ở một chỗ khác, một mình, chờ một bàn tay chạm Khi người ta bằng mọi

cách chạy trốn sự cô đơn thì tôi và những đồng nghiệp của tôi lại nuôi cô đơn,

cho nó ăn đề duy trì sự cô đơn tồn tại trong người mình cho cái gọi là sáng tạo

văn chương.”[63], “Tôi sinh sống ở vùng đất Nam Bộ và những tác phẩm của tôi đều viết về đất và người Nam Bộ Mảnh đất cuối cùng của đất nước tôi hay mang một cảm giác nhược tiểu của vùng đất mới khai phá, không có cái nền văn hóa dày và sâu, năm xa những trung tâm văn hóa kinh tế lớn, giáo

dục, đặc biệt là văn học ít có thành tựu, không được đánh gia cao trong giới

cầm bút, trong những tổng kết của văn học Việt Nam Bất cứ người viết văn

nào xuất hiện ở vùng đất này đều được sự đón nhận nồng nhiệt, tôi cũng vậy Được xem như một đặc sản của miền Nam, một người viết Nam Bộ thuần túy,

nhận nhiều kỳ vọng của mọi người, đặc biệt là đồng nghiệp, tôi sung sướng, va thay hài lòng, mình đã làm việc đó cho quê hương, cho mảnh dat nay.”[63]

1.3 Tiểu kết

Văn học Việt Nam sau năm 1986 là một nền văn học mang gương mặt nữ Không chỉ có nhân số đông đảo, các tác giả nữ còn chứng minh được khả năng sáng tạo, nguồn nhiệt huyết văn chương và tải năng sáng tác của mình băng nhiều giải thưởng và danh hiệu trong suốt nhiều năm liền, đó là Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thanh Hà, Đỗ Bích Thúy Các cây bút nữ đã

thực sự đem đến một luồng sinh khí mới để thể hiện một cách chân thực bề

sâu và bề sau của cuộc sống con người hôm nay Họ không chỉ viết tiếp về đề tài chiến tranh (Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, ), quê hương, đất nước

Trang 31

(Nguyén Thị Thu Huệ, các tác giả nữ hải ngoại, ) — những mảng hiện thực đã được viết rất thành công ở giai đoạn trước mà họ còn mở rộng, di sau, di sát vào những mảng đề tài khác tưởng như đã quen thuộc nhưng được viết rất mới, rất lạ như hôn nhân, gia đình (Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Trần Thùy Mai, ); trăn trở, kiếm tìm, giải mã ý nghĩa cuộc sống (Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, ); hay lập nghiệp (Chu Thùy Anh, Nguyễn Thị Châu Giang, Di

LI ), Khác với văn học gian đoạn trước và văn học giai đoạn này của các

cây bút nam giới, các tác phẩm của những cây bút nữ quan tâm nhiều hơn đến tâm lý nhân vật, họ xây dựng nhân vật mang đậm bản sắc của thời đại, vùng miền, thế hệ và cá tính hóa ngôn ngữ, giọng điệu nhân vật Trong rất nhiều “đóa hoa xinh đẹp và ngát hương” của vườn truyện ngắn đương đại Việt Nam, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư là hai bông hoa nhận được rất nhiều

sự chú ý của cả độc giả và giới nghiên cứu Có thê đây không phải là hai cây

bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất nhưng họ thực sự là những cây bút tạo được

những dấu ấn cho riêng mình Dù con đường đến với văn chương của họ khác nhau, dù cách dung nhập vào lời văn câu chữ và dùng nó đề cảm nhận, chiêm

nghiệm về cuộc đời của họ khác biệt nhưng cả Đỗ Bích Thúy và Nguyễn

Ngọc Tư đều say với văn chương và yêu mến cuộc đời bằng tất cả sự chân thành và dung dị nhất Hai tác giả đều giống nhau về mặt tuyên ngôn nghệ

thuật: Họ viết bằng chính cảm xúc của mình, viết cho quê hương, cho mảnh đất mình sinh ra, lớn lên, và viết cho những con người thuần phác, nhân hậu

Trang 32

CHUONG 2: CAC KIEU NHAN VAT TRONG TRUYEN NGAN CUA

DO BICH THUY VA NGUYEN NGOC TU

2.1 Khái lược về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Đỗ Bích

Thúy và Nguyễn Ngọc Tư

Nhân vật là phương tiện cơ bản đề nhà văn khái quát hiện thực một cách

hình tượng Nói như tác giả Hà Minh Đức trong Li luận văn học (NXB Giáo dục, 2003): “Văn học không thể thiếu một nhân vật, vì đó chính là phương

tiện cơ bản để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó; về một

loại người nào đó; về một vấn đề nào đó của hiện thực.” Nếu như các nhà văn của những giai đoạn trước thường xây dựng nên những nhân vật điển hình

mang tính đại diện, tượng trưng (như nhân vật Bá Kiến, Chí Phèo, trong tác

pham Chi Phèo của nhà văn Nam Cao) thì hai tác giả Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy lại ưu tiên tạo nên những nhân vật mang hơi thở cuộc sống và gần

nhất với đời thường Xuất phát từ thiên tính nữ, nhân vật nữ chiếm được sự

ưu ái và quan tâm đặc biệt của cả hai cây bút Họ nhìn thấy ở người phụ nữ ở

mọi phương điên từ cô đơn, bị kịch, đau khổ, lòng vị tha, sự nhân ái, Như

Đỗ Bích Thúy tâm sự về tập Người đàn bà miễn núi: “Tại sao tôi cứ viết về

đàn bà với những cuộc đời rủi ro và số phận nghiệt ngã với những cái bướu

xâu xí và tấm lưng còng gập? Tại sao những người đàn bà của tôi khi nào cũng phải sống trong những nỗi khát khao lớn hơn dãy Tây Côn Lĩnh sâu hơn

đáy sông Lô - những nỗi khát khao không gì nhân chìm được cũng không

cách gì đạt tới được? Những cuộc đời đây âu lo những năm tháng luôn phải

đối mặt với thiên nhiên khốc liệt cõi đời trắc trở tình yêu mong manh Tại

sao vậy? Phải chăng vì như một người đã nói với tôi: Cuộc đời đàn bà buồn nhiều hơn vui lo âu nhiều hơn mãn nguyện? Phải chăng vì trời sinh ra đàn bà dé chăng sống mấy cho mình?”[45, tr 8], những người đàn bà với chị là

Trang 33

“người đã án ngữ trong kí ức của tôi vê vùng đât thân yêu bạt ngàn cây rừng hoang vu gió tâm tã mưa sôi sùng sục nước dưới những dòng sông ngoắn

ngoẻo cuộn chảy [49]

2.2 Các kiểu nhân vật tiêu biểu

Trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật được

xem xét ở rất nhiều mặt và nhiều góc độ Đề chia rõ ràng cả hệ thế nhân vật

phong phú ra thành từng kiểu rạch ròi thì thực sự rất khó khăn bởi đôi khi các vùng nhân vật bị giao thoa với nhau Do đó, ở luận văn này chúng tôi xin

phân chia thế giới nhân vật một cách tương đối thành ba kiểu Trong khi

nghiên cứu, chúng tôi đặt các tác phẩm của hai tác giả trong tương quan so sánh, đôi chiêu đê làm rõ những điêm tương đông và khác biệt

2.2.1 Nhân vật bi kịch

Nhân vật cô đơn, bi kịch là kiểu nhân vật khá phô biến trong văn học Việt Nam đổi mới Các nhà văn đã tiếp cận hiện thực ở cả những miền khuất lấp, những cảnh ngộ đáng thương của con người Nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư bị đưa vào những hoàn cảnh éo le, mang

số phận bất hạnh, đáng thương, có khi hoàn cảnh ấy được tạo ra bởi ban tay của những người xung quanh, có đôi lúc lại được tạo ra bởi chính họ Những con người ấy luôn bị nỗi cô đơn bủa vây: cô đơn ngay khi sống giữa đám đông (hoặc xa lạ hoặc thân thiết), có khi lại cô đơn vì cái tôi quá lớn, vì cá tính khác biệt của bản thân, Họ gan cuộc đời với những cuộc hành trình kiếm tim dé mong muốn có được hạnh phúc, nhiều nhân vật vì khơng thốt khỏi cái bóng của sự cô đơn, khỏi vòng luân quân của số phận mà phải tìm

Trang 34

Trong truyện ngăn Lặng yên dưới vực sâu, Đỗ Bích Thúy đã thể hiện rõ bi kịch của các nhân vật trong tình yêu: là Súa, là Vừ, là Phống, là Nhí, Súa

đẹp nhất vùng, những tưởng Súa sẽ có một cuộc đời hạnh phúc vì Súa có một

tình yêu thật đẹp với Vừ Nhưng không, thủ tục cướp dâu đã mở màn cho bị

kịch của Súa, của Vừ và cả của Phống: “Tiếng sáo bên ngoài vẫn réo rắt Đây

là tiếng sáo của người trên núi cao Bên trong nó ngoài sự trầm bồng còn có

cả tiếng gió, mùi gió Nhưng tiếng sáo mà Súa nghe đêm nay lại có mùi của

nước mắt đang khô”|[42, tr 58] Phống cướp Súa trong ngày cưới biến

chuyện tình của Súa và Vừ trở thành một mầm cây mãi mãi không thê ra hoa kết trái: “Cha ơi, đó không phải Vừ Vừ ơi, sao Vir lai dé người yêu của mình chết nửa người thế này.Còn cái đầu này nữa, sao không chết luôn đề khỏi phải hỏi mình đang mơ hay tinh day” [42, tr 60] Trái tim người con gái ấy như đã

chết lặng thế nên Súa muốn kết thúc cuộc sống của mình, thế nhưng cái chết

cũng đâu phải dễ dàng: “Chăng lẽ người con gái Mông này không được sống

như ý của mình, chết cũng không như ý của mình nốt? Chăng lẽ lại thé hả đứa em chéng?”[42, tr 75] Súa đành phải sống — sống mà như đã chết, lặng lẽ, sầu đau trong kiếp làm vợ của Phống - người mà trái tim Súa chưa từng bao giờ rung động Trong khi đó người yêu Súa là Vừ cũng đang quay quắt trong niềm đau khi luôn chờ đợi và khao khát được gặp người yêu một lần Tưởng rang trong sự bi ai về tình yêu chia cắt, “thủ phạm” là Phống sẽ vui vẻ nhưng

nảo ngờ đâu, đây cũng là một nạn nhân của bi kịch tình yêu Phống giàu nhất

làng, cũng xấu xa nhất nhưng Phống lại muốn có được Súa cả thể xác và tâm hồn, Phống yêu Súa, thứ tình yêu có phần cực đoan, bởi thế anh đã chiếm

đoạt Súa, giữa họ đã có một mối dây liên kết đù không phải kết tinh của tình

yêu: “Tuyết đã phủ kín hai bàn chân Súa Đứa bé lại cựa quậy Nó không nhìn thấy tuyết đang rơi, nhẹ bỗng như những quả bông nở bị gió thôi đi tứ phía Giá mà nó cứ ở yên trong bụng mẹ thế này thì tốt quá Nhưng không được đã

Trang 35

sắp đến ngày nó nhìn thấy sương mù rồi”[42, tr 78] Đứa bé sắp chào đời, Súa sẽ ở lại, phải chăng Phống đã chiến thắng? Súa đã thử chấp nhận Phống,

muốn thực sự coi Phống là chồng, tha thứ cho Phống để bắt đầu một cuộc

sống mới Cái kết có hậu đường như đang ở ngay trước mặt, chỉ là nó tới hơi chậm, sự tha thứ của Súa ngay lần đầu tiên đã trở thành lần cuối cùng khi nó không đến kịp lúc để giữ Phống lại cuộc đời: “Không phải chồng Súa bị ngã Người đàn ông Mông sinh ra, tập đi, cưỡi ngựa, chăn bò và chết đi trên những mép vực, không bao giờ bị trượt chân”42, tr 140] Phống nhận ra mình đã sai đã thua cuộc dù răng mình đã làm chồng, làm cha, người thứ ba ấy đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình, kéo theo bi kịch (một lần nữa) của cả Súa: “Gió vẫn rít từng cơn qua rừng nguyên sinh toàn lim, sến hàng trăm năm tudi trên đỉnh Tây Côn Lĩnh Những ngôi sao đầu tiên của đêm tối đã xuất hiện trên cao, ánh sáng le lói của nó hắt xuống khiến cho đáy vực xuống sâu

thêm chút nữa, khoảng cách từ chỗ Súa đứng đến nơi người đàn ông kia nằm lặng yên cũng xa thêm một đoạn Cuộc sống đã dừng lại Súa chỉ cảm thấy

duy nhất điều đó, khi gió từ đáy vực đang thốc ngược lên”42, tr 139] Cũng trong Lặng yên dưới vực sâu, bên cạnh Sta, Vu, Phống còn có Nhí — một con người cũng mang bi kịch Nhí sinh ra đã không thể nói mà chỉ có thê biểu đạt mọi cảm xúc qua nét mặt, ánh nhìn Tân là người đàn ông Nhí yêu, là người khiến Nhí vọng tưởng về hạnh phúc và cũng là người khiến Nhí cảm thấy

cuộc đời đang dừng lại ở ngưỡng tuổi 16: “Đúng là Nhí đã nghĩ, sau này Tân

sẽ làm một ngôi nhà nhỏ tí, trên ngọn cây lim to nhất phía sau nương ngô kia, và hai người sẽ sống ở trên đó Hàng ngày Nhí ôm con ngồi vắt vẻo ở cửa,

buông hai chân thõng xuống chờ Tân đi làm về ”[42, tr 113] Ước mơ giản

dị như thế cũng không thể trở thành sự thật khi người con trai ấy ra đi mãi

mãi Chuỗi bi kịch cuộc đời làm các nhân vật đều “chết” — chết về thể xác và

chêt về tâm hôn Nhân vật Mai trong truyện ngăn Cạnh bêp có cái muôi go

Trang 36

—————————Í{»}-mang nỗi bất hạnh của một người phụ nữ không sinh được con trai cho chồng và chồng đã ra đi để kiếm đứa con trai với người phụ nữ khác Cũng là nỗi bất hạnh về đường con cái là nhân vật Bình trong Chiếc hộp kham trai Binh được chồng yêu chiều, mẹ chồng tuy khắc kỷ nhưng lại rất thương hai vợ chồng Bình lại không hạnh phúc vì hai người không có con Bình đã từng nghĩ tới việc nhận con nuôi nhưng lại cho răng những người không ra gì mới bỏ con và con của những người không ra gì ấy lớn lên chắc gì đã tử tế Những suy nghĩ quân quanh và dan vặt ấy khiến Bình trở thành một người khác ăn noi chong lon va cau kinh Nhung khi me chồng ốm nặng rồi mắt, Bình mới biết Hải chồng mình là con nuôi của mẹ, cũng biết rằng việc hai người không có con không phải do Hải Nhân vật “nàng” trong truyện Đảø bà đẹp lại mang

bi kịch của người phụ nữ đẹp và giàu có Nàng cảng lúc càng đẹp, vẻ đẹp

được “tu sửa”mỗi lúc một hoàn hảo, nàng đủ đầy về vật chất, nảng có mọi thứ

mình muốn chỉ trừ hạnh phúc và tình yêu bên người chồng (thứ có lẽ là quan

trọng nhất) Thế nên nàng càng đẹp về nhan sắc bên ngoài thì càng héo hon

bên trong tâm hồn; nàng càng đủ đầy về vật chất thì càng thiếu thốn vé tinh thần: “Rồi có lúc nàng thấy mình đẹp, càng đẹp thì càng vô duyên biết mấy

Trong lúc mình như một đóa sen trăng muốt, thì chồng mình càng giống hệt một con tôm khô trong túi hút chân không, còn gi vô duyên hon” [42, tr 165] Đó còn là bị kịch của nhân vật “người chị dâu” trong tác phẩm $awu những

mùa trăng Chị là cô gái xinh đẹp khiến bao chàng trai xao xuyến, chồng của

cô cũng đã từng vì cô thổi khèn gọi yêu đến đêm thứ chín Chị không may

mắn khi chồng bị lợn rừng hục chết trong một đêm lên nương canh ngơ Chị trở thành gố phụ Chị hiểu trách nhiệm của mình, chị hy sinh, tần tảo lo toan

chu toàn cho gia đình nhà chồng Nhưng chị vẫn luôn khát khao yêu thương Có chàng trai thầm thương chị và chị dường như đã say lòng Tình yêu làm

chị đẹp hơn, rạng rỡ nhưng cũng làm chị héo mòn mặt tái xanh, mắt như

Trang 37

người say rượu Chị phải đâu tranh giăng xé giữa yêu và tránh nhiệm, giữa cảm xúc và lý trí Những ràng buộc của bôn phận, của xã hội đã thăng và điêu ay càng làm bi kịch của người con gái ây sâu thêm

Có thê thấy hầu hết bi kịch của các nhân vật trong truyện ngăn Đỗ Bích

Thúy đều xuất phát từ tình yêu: đau khổ vì yêu, độc ác vì yêu, ích kỷ vì yêu, sống vì yêu và chết cũng vì yêu Giống như Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư

cũng đặt nhân vật của mình trong sự éo le của tình cảm với các mối quan hệ

phức tạp Chúng ta cũng thương xót cho nhân vật ông Năm Nhỏ trong truyện ngắn Cđi ơi! bị mang tiếng oan là “giết con” khi nhỏ Cải con của vợ ông sợ

tội bỏ trốn vì làm mất đơi trâu Ơng làm trong gánh hát chỉ để được mượn

micro trước giờ diễn nói dăm ba lời: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con” Ông nghĩ ra nhiều phương kế đề có thể tìm được nhỏ Cải; thậm chí ông còn trộm

trâu với hy vọng được lên truyền hình Cuộc hành trình tìm kiếm trong vô

vọng suốt 12 năm, sự chờ đợi trong mòn mỏi suốt 12 năm: “Ông già Năm Nhỏ lặng đi, tự hỏi, bây giờ ông lên tivi, con Cải có nhận ra ông không Câu trả lời là có, ông đã đắt con nhỏ đi hái xoài chín trong vườn hoang, đã chặt chuối làm bè dạy cho nó bơi lội, thả trâu, chơi diều, ông đã cõng con nhỏ đi tắt mấy vạt đồng đến khám bệnh chỗ ông bác sĩ già, mỗi khi nó nhức đầu, số mũi Cây kẹp nhỏ, mớ dây thun khoanh, mấy cục kẹo dừa vung vinh trong túi

áo mỗi khi ông đi chợ về Tất cả những thứ đó, ông nhớ môn một thì nhỏ

Cải chắc chưa quên Ông già muốn lên tivi để nhắn đứa trẻ bỏ nhà răng, về đi con ơi, đôi trâu có sá gì!”58, tr I3] Gia đình Tư Nhớ trong truyện Pau gi như thể cũng mang nỗi oan ngang trái khi hai cha con bị vấy tiếng cha dượng hại đời con riêng của vợ: “Có người chưa đi qua cái miễu ông tà đã cười cợt bàn với nhau, không biết thằng nhỏ kêu ông Tư nhỏ là gì ha, là ngoại hay cha”[68, tr 121] Biết mình oan mà không thê minh oan, không thể làm gì ngoài việc “nổi quạu đùng đùng, thiên hạ phải để tơi sống đàng hồng như

Trang 38

—————————Í#}-một người chớ Tiếng kêu nghe thấu đến trời, sao đồng loại con người không

học cách hiểu nhau”[68, tr 121] Đó là hoàn cảnh bất hạnh của gia đình ông

Chín trong Nhớ sông: “Gia đình ông Chín sống hắn trên ghe Cảnh của ông

cũng buồn lắm Nhà nghẻo, ra riêng, gia đình chỉ cho hai công đất Năm Giang ba tuổi, Giang lên sởi Ông Chín bán đất cứu con Số tiền con dư lại, ông mua chiếc ghe nhỏ đi bán hàng bông Cả nhà dắt díu nhau linh đỉnh sông

nước”[58S, tr 114] Sự đưa đây của hoàn cảnh khiến con người có những niềm

khát khao thật bình dị: “Có lúc, vừa ghé lại bờ, chưa kịp buộc dây ghe vô gốc mắm, do quân chân lâu ngày, Giang đã chạy lên bờ, chạy cuống chạy cuồng

như vui như điên trên đất, má Giang rớt nước mắt, “Con nó thiệt thòi ” Ông

Chínan ủi, “vì miếng ăn mà, mình ơi”.”[58, tr 114].Và cũng chính hoàn cảnh tạo cho người ta những thói quen, những “niềm nhớ” thật lạ: “Ghé Đập Sậy,

Giang đòi ông Chín ở lại một đêm, cho Giang xuống ghe ngủ với con Thủy

Giang than nức nở, “Trời ơi con nhớ ghe quá trời đất đi.”[5§, tr 117] Số

phận dường như thấy rằng cái nghèo, cái thiếu thốn vất vả ấy đường như vẫn

chưa đủ làm con người ta bất hạnh hay sao nên số phận tiếp tục “đây ngã” họ băng một biến cố nữa: “Hôm đó, trời mưa nhỏ nhưng gió nhiều, gió bạt tay chèo liêu xiêu Nước từ vàm sông cuồn cuộn đồ ra Chiếc ghe bạt nước tấp vơ xà lan chở cát Ơng Chín, ba Giang chống đăng mũi, má Giang chống đăng lái Giang ngồi trong mũi ghe ôm con Thủy vào lòng Giang thấy rõ ràng lúc

cây sao trong tay ma dang trôi vào thành xà lan trượt hướt lên, má ngã xuống,

đầu má đập vào cái gờ sắt, đôi chân còn víu vào ghe Rồi má cong lại như

chiếc võng, hụp vào sông”[58, tr.1 13] Đó còn là bi kịch của một nhóm nông

dân trong truyện Lỡ zøa, họ không có đất canh tác do những quy hoạch

treo.Họ ao ước được cày bừa trên mảnh đất của chính cha ông mình nhưng không thành: “Trời vẫn trĩu đầy nước, tối âm u, ông Ba thấy núi mây đen tham dựng lên một mảng trời phía Trảng Cò, ông chắc lưỡi như xót xa lắm,

Trang 39

điệu này dưới mình mưa lớn dữ, đất chắc chìm hết rồi, đồng chỉ chắc còn loi ngoi cỏ, muốn cày, bừa cũng khó lăm đây Ông Ba già nghe ruột mình nôn lên, từng khúc, từng khúc, nghẹn ứ đến mức ông không lên tiếng được”[68, tr

38].Và có lẽ những nhân vật bi kịch xuất hiện nhiều nhất trong Cánh dong bat

tận từ nhân vật chính cho tới những nhân vật phụ - những người đàn bà mà nhân vật “tôi” gặp trên những con sông cạn nước, những cánh đồng khô nẻ

Bi kịch của người vợ phải ra đi có lẽ vì mặc cảm tội lỗi và xấu hồ khi đứa con

chứng kiến chị sa ngã hơn là vì đuổi theo những súc vải đủ màu sắc Bi kịch

của người chồng bị bỏ rơi, trở nên đáng sợ “như con thú”, trả thù bằng cách “mê hoặc” vợ người khác rồi vứt bỏ họ giữa đường: “Cha mang họ đi một quãng đường vừa đủ để người ở lại nhìn rõ chân dung của sự phản bội, sau đó

người đàn bà bị hắt lên bờ Con đường quay về bị bịt kín” [58, tr 189-190]

Để rồi sau đó““sự báo ứng dường như đang ở rất gần” [58, tr 198] Nguoi cha

sau một thời gian trút hết thù hận cuộc đời và người Vợ bằng sự “máu lạnh”,

không thương tiếc trên những người phụ nữ mà ông gặp đã phải đau đớn khi tận mắt nhìn cảnh đứa con gái bị hăm hiếp mà bất lực mà vô phương cứu con

Đó còn là bi kịch của Nương và Điền khi phải chứng kiến sự đồ vỡ của gia

đình, sự sa ngã của cha mẹ để lại những tàn tích trong tâm hồn Và càng bi kịch hơn khi cả hai đứa trẻ dường như đã bị hủy hoại cuộc đời: Điền chối bỏ

niềm vui trở thành người đàn ông thực thụ bởi sự miệt thị và giận dữ rồi sau

này vô vọng chạy theo người đàn bà bị sỉ nhục: “Điền không trở lại Tôi chờ

nó đến khi mùa mưa đồ xuống cánh đồng Chia Cắt (tôi tạm gọi vậy) một trời

sao Chờ chơi vậy chứ tôi biết Điền chăng quay về” [58, tr 204]; còn Nương

bị đám trai làng hãm hiếp ngay trước mặt người cha tội lỗi đang bị đồ nghiến

xuống bùn: “Mắt cha tôi ằng ậc nước, tôi không rõ là phèn hay máu nhoèn nhoẹt.”[58, tr 2I1], “Nhưng lúc nay, cam giac that don diéu Dau tién 1a su

Trang 40

xé toạc, và từ rách nát, đau đớn như lũ kiên cánh được giải thoát, chúng bò rân khắp cơ thẻ, tôi thấy mình đang chết” [58, tr 212]

2.2.2 Nhân vật tha hóa

Trong truyện ngắn các nhà văn Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy có một hệ thống các nhân vật tha hóa Họ vốn là những con người “tính bản thiện” nhưng vì hoàn cảnh xã hội và sự bức bách của thế giới xung quanh họ buộc - phải - tha - hóa để tồn tại Thực chất đây cũng là những con người

đáng thương Có những nhân vật tha hóa có khả năng thức tỉnh: Họ là những

con người vừa bước qua ranh giới của sự sa ngã Bản thân họ tồn tại vốn là

một sự mâu thuẫn và đấu tranh không ngừng giữa thiện — ác Lại có những

nhân vật không có khả năng thức tỉnh: Họ là những con người bị hận thù, phẫn nộ, đau khổ xâm lắn hoàn toàn Họ đánh mất đi bản ngã của mình, họ làm tổn thương chính mình và những người xung quanh; họ gây ra những tội ác khó lòng tha thứ

Nhân vật Hầu Nhìa Thò trong truyện ngăn Ä⁄o đen của Đỗ Bích Thúy làvốn là một người hiền lành, tốt tính nhưng hắn không thể thăng nỗi những cám dỗ

và bị “bóng tối” nuốt chửng trở thành một người nghiện ngập khiến gia đình

tan nát Để có tiền, Thò bán đi mọi thứ có thể bán trong nhà, không aI có thể

ngăn cản Thò: “Bố mẹ đã từng đuôi theo Thò để cố giữ lại con bò, con đê,

nhưng cuối cùng thì cũng đành để Thò dắt đi, vì lần nào Thò cũng rút con dao

găm nhọn hoắt, dí vào cô mình, dọa chết.Thì thôi vậy, mất bò mất dê cũng

được, còn hơn mắt thăng con trai duy nhất trong nhà.”[44, tr 32] Thò đã từng

quyết tâm bỏ thuốc vì “đứa gái” — người Thò muốn lấy làm vợ, Thò thậm chí

còn chặt đứt hai ngón tay đề thể hiện quyết tâm ấy Nhưng “đứa gái” vẫn bỏ đi, và Thò vẫn vì cơn thèm thuốc mang đồ đi bán Con mèo đen người bạn tinh thần của em gái hắn chính là đối tượng Thò sẽ đem bán Vì buộc quá

Ngày đăng: 06/05/2021, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w