Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa những vấn đề cơ bản quản trị rủi ro kinh doanh thẻ TDQT. Phân tích, đánh giá quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Agribank CN Cầu Giấy. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Agribank CN Cầu Giấy.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đứng trước sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà, ngân hàng với
tư cách là một doanh nghiệp đặc biệt, một tổ chức tài chính cũng chuyển mình theoguồng quay mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước Bởi vậy ngân hàng đã không ngừng đadạng hóa các sản phẩm dịch vụ bằng việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng
và tiện dụng Thẻ tín dụng quốc tế là một trong những dịch vụ như vậy
Thẻ tín dụng quốc tế là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp.Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng Thay vào đó, ngân hàng sẽứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoảngiao dịch Ngày nay thẻ tín dụng đã được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngàycủa đông đảo người dân toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Việc triển khaihoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế là một phần tất yếu trong sựphát triển chung về thẻ của ngành ngân hàng
Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng và lợi nhuận cao
mà dịch vụ này mang lại thì các ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rủi
ro khôn lường Nhận thức được điều đó, Agribank CN Cầu Giấy đã có những giải phápnhằm giảm thiểu rủi ro và khắc phục khó khăn Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề bấtcập tồn tại dẫn đến kết quả đạt được không như kỳ vọng
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quản trị rủi ro không còn là đề tài mới mẻ, tuy nhiên hoạt động này vẫn là vấn
đề cấp thiết Do việc kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam chủ yếu là hoạt độngtruyền thống cho vay tín dụng, hoạt động kinh doanh thẻ TDQT chưa thực sự được
quan tâm đúng với tiềm năng
Mặt khác, các nghiên cứu trước đây tập trung nhiều ở việc phát triển hoạt độngkinh doanh thẻ TDQT, và các nghiên cứu đó hầu hết được thực hiện ở thời kỳ đầu khithẻ TDQT triển khai tại thị trường Việt Nam
Trang 2Trong bài luận này, em xin đề cập đến các rủi ro cơ bản thường gặp trong hoạtđộng kinh doanh thẻ TDQT tại Việt Nam và từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi
ro hoạt động thẻ TDQT tại Agribank Chi nhánh Cầu Giấy
3. Mục đích của đề tài:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản quản trị rủi ro kinh doanh thẻ TDQT
- Phân tích, đánh giá quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tạiAgribank CN Cầu Giấy
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro dịch vụ thẻ tín dụng
quốc tế tại Agribank CN Cầu Giấy
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Rủi ro tồn tại trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc đưa ra cácbiện pháp hạn chế và ngăn ngừa rủi ro đó là rất cần thiết Bài luận này lựa chọn hoạtđộng kinh doanh thẻ TDQT tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chinhánh Cầu Giấy làm đối tượng nghiên cứu Và phạm vi mà khóa luận đề cập chỉ giớihạn trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT của Chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn từ 2010đến 2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở một số phương pháp như phương pháp
thống kê, so sánh, kết hợp với phương pháp phân tích làm rõ các vấn đề đặt ra
6. Kết cấu luận văn:
- Tên đề tài: Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại
Agribank Chi nhánh Cầu Giấy
- Bố cục luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ TDQT
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
quốc tế tại Agribank Chi nhánh Cầu Giấy
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
quốc tế Agribank Chi nhánh Cầu Giấy
Trang 3Do thời gian nghiên cứu không dài và kiến thức còn chưa sâu nên khóa luận sẽ khó tránh khỏi những sai sót và hạn chế Vì vậy em rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô Đào Thị Thu Giang đã dành nhiều thời gian giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Thu
7.
Trang 4CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TDQT
1.1 Khái niệm rủi ro và quản trị rủi ro
1.1.1 Rủi ro
1.1.1.1 Khái niệm rủi ro
Trong các nghiên cứu, có 2 trường phái nổi bật về rủi ro: Trường phái truyền
thống (trường phái tiêu cực) và trường phái trung hoà
Trường phái truyền thống
Rủi ro được coi là sự không may mắn, sự tổn thất, mất mát, nguy hiểm…
- Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến
- Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may
- Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại…
- Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp có tác động xấu
Như vậy, theo cách nghĩ truyền thống thì Rủi ro là những thiệt hại, mất mát,nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không may
có thể xảy ra
Trường phái trung hoà
- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được
- Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi
- Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến…
Như vậy, Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro vừa mang tính tíchcực vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguyhiểm… nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội
1.1.1.2 Phân loại rủi ro
Rủi ro được phân loại theo 2 phương pháp sau:
a) Rủi ro thuần túy
Rủi ro thuần túy tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hộikiếm lời được
Ví dụ: người chủ một chiếc xe có rủi ro tổn thất tiềm ẩn liên quan đến một vụđụng xe Nếu có đụng xe người đó sẽ bị thiệt hại về tài chính Nếu không, người đó sẽkhông có lợi gì cả, vì thế tình trạng tài chính của người đó vẫn không thay đổi
Trang 5Rủi ro thuần tuý có thể được phân thành 5 nhóm như sau:
Rủi ro cá nhân: đó là các tổn thất về thu nhập hay tài sản của một cá nhân.
Nhìn chung, rủi ro thu nhập được đánh giá dựa trên 4 mối nguy hiểm sau:
- Chết sớm
- Tuổi già
- Mất sức lao động
- Thất nghiệp
Rủi ro về tài sản: Bất cứ một cá nhân nào là chủ sở hữu tài sản, đều phải chịu
rủi ro về tài sải Rủi ro về tài sản là những tổn thất về tài sản do bị hư hỏng hay mất
mát Rủi ro về tài sản được chia thành 2 nhóm: tổn thất trực tiếp và tổn thất gián tiếp
- Tổn thất gián tiếp: tổn thất trực tiếp có thể được hiểu một cách đơn giản như sau: nếumột ngôi nhà bị tiêu huỷ do hoả hoạn, tài sản của người sở hữu bị thiệt hại là giá trị tài
sản toàn ngôi nhà Thiệt hại này được gọi là thiệt hại trực tiếp hay tổn thất trực tiếp
- Tổn thất gián tiếp hay tổn thất do hậu quả: khi ngôi nhà bị cháy (tổn thất trực tiếp), hậuquả kéo theo là chủ ngôi nhà phải chi thêm một khoản tiền để có thể sống tạm một thờigian ở đâu đó trong lúc ngôi nhà được xây dựng (hay phụ hồi) lại Phần tổn thất nàyđược gọi là tổn thất gián tiếp hay tổn thất “hậu quả”
V
í dụ: Một phân xưởng sản xuất bị hoả hoạn Tổn thất trực tiếp của công ty làtoàn bộ giá trị phân xưởng bị thiêu huỷ Tổn thất gián tiếp của công ty là thiệt hại vềthu nhập do phân xưởng đó sản xuất ra nếu còn sử dụng nó
Rủi ro tổn thất về tài sản có thể là một hỗn hợp giữa 3 loại rủi ro:
- Rủi ro tổn thất về tài sản
- Tổn thất về thu nhập khi tài sản không được sử dụng
- Chi phí tăng thêm trong trường hợp có thiệt hại về tài sản
Rủi ro pháp lý: Mối nguy hiểm cơ bản trong rủi ro pháp lý là sự bất cẩn (không
cố ý) của người khác, hay sự nguy hiểm đến tài sản của họ do không cẩn thận haykhông chủ tâm gây nên Như vậy, rủi ro pháp lý còn có thể là kết quả từ việc bất cẩnkhông cố ý gây nên
Trang 6Dưới hệ thống pháp luật của nước ta, điều luật chỉ ra rằng nếu một người nào
đó có hành vi định làm hại người khác, hay định gậy thiệt hại tài sản của người khác vì
sự bất cẩn hay vì một lý do nào khác, sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý với sự thiệt hạigây ra đó
Rủi ro pháp lý là tổng hợp giữa khả năng thiệt hại về tài sản hiện tại và tổn thất
về thu nhập trong tương lai do hậu quả thiệt hại về tài sản gây nên, hay trách nhiệmpháp lý phát sinh trong trường hợp cố ý hay không cố ý gây hại hay xâm phạm quyềnlợi của người khác
V
í dụ: Do sự bất cẩn của người thợ hàn, hàn cửa sắt ở tầng 2 của một toà nhà
thương mại đã gây hoả hoạn làm cháy cả toà nhà, gây tổn thất rất lớn về người và tàisản (hàng chục tỷ đồng của các hộ kinh doanh trong toà nhà đó) Trung tâm mua bán
đã phải ngừng hoạt động cả năm trời để sửa chữa Ông chủ của cơ sở hàn có người thợhàn làm việc bất cẩn, gây hoả hoạn đã bị truy tố trước pháp luật vì sự bất cẩn của nhânviên của mình
Rủi ro phát sinh do sự phá sản của người khác: Khi một người nào đó đồng ý
làm việc cho một tổ chức, người đó phải có trách nhiệm với bất kỳ tình huống nào mà
tổ chức sẽ gặp phải Khi một cá nhân hay tổ chức bị phá sản, đó là hậu quả của tổn thất
về tài chính, ta nói rủi ro là hiện hữu Trong trường hợp này tổ chức có thể đưa vấn đề
phá sản vào hợp đồng để xây dựng phương án thanh toán nợ vay khi có sự cố xảy ra
b) Rủi ro suy đoán
Rủi ro suy đoán tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời được cũng như một nguy cơtổn thất
Ví dụ: Đầu tư vào một dự án vốn có thể có lợi nhuận hay có thể thất bại
Rủi ro suy đoán có thể được phân loại theo nhóm nguyên nhân sau đây:
Rủi ro do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh doanh: rủi ro do thiếu
kiến thức về quản lý kinh doanh ở tầm vi mô và vĩ mô của các nhà quản lý dẫn đếnnhững thiệt hại to lớn về mặt kinh tế
Trang 7Rủi ro do kém khả năng cạnh tranh: đó là rủi ro của các công ty do không
thích nghi được với khả năng cạnh tranh trên thị trường, không chiếm lĩnh được thịtrường và không giữ được khách hàng của mình Hậu quả là những thiệt hại về tàichính của công ty Thiệt hại này đôi khi có thể làm công ty phá sản
Rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách hàng: do sự hạn chế các kiến thức về
marketing, các công ty đã không kịp thời đáp ứng được nhu cầu về thị hiếu của kháchhàng Hậu quả là hàng sản xuất ra không hợp thị hiếu của khách hàng, không bánđược, làm tổn thất tài chính của công ty
Rủi ro do lạm phát: do lạm phát tăng làm cho giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu
tăng, đồng tiền mất giá Kết quả, chi phí đầu vào lớn hơn mức dự kiến, làm cho thunhập bị giảm (thiệt hại về tài chính)
Rủi ro do điều kiện không ổn định của thuế: thuế là một trong những công cụ
để điều hoà thu nhập trong nền kinh tế Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn
đề tính toán hiệu quả kinh doanh của một công ty Kinh doanh trong một môi trườngbất ổn về thuế là một rủi ro rất lớn Nếu không được tính toán kỹ, công ty sẽ dễ bị thua
lỗ và có thể dẫn đến phá sản
Rủi ro do thiếu thông tin kinh tế: sự thiếu thông tin trên thị trường sẽ dẫn tới
những quyết định sai lầm trong kinh doanh, gây hậu quả tổn thất không lường được
Rủi ro do tình hình chính trị bất ổn: tình hình chính trị bất ổn cũng là một mối
lo ngại đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước Rủi ro thường xuất hiện khi cácnhà kinh doanh xuất nhập khẩu có mối quan hệ với các nước có tình hình chính trịkhông ổn định Khi các chính sách thay đổi có thể sẽ dẫn tới thiệt hại về tài chính chocác nhà xuất nhập khẩu
Có thể nói thêm rằng khả năng tồn tại mối nguy hiểm có thể mang lại một sự cólợi hoặc không có lợi với một mức bất ổn nhất định Mức bất ổn được tính toán chohầu hết các rủi ro, nhưng cần lưu ý:
Trang 8- Nó chỉ được sử dụng để tính mức bất ổn trong trường hợp biến cố là ngẫu nhiênnhư: trò chơi đỏ đen hoặc nhặt bóng trắng hoặc đỏ trong một rổ bóng.
- Người ta thường sử dụng các phương pháp thống kê và các kỹ thuật hiện đại đểgiải thích và chứng minh xu hướng phát triển của hiện tượng trong tương lai qua cáccon số thống kê có được
Một phương pháp khác cũng thường được sử dụng để xử lý hậu quả rủi ro là chitrước một khoản tiền cho các biện pháp phòng chống nhằm ngăn ngừa và giảm thiềurủi ro khi nó xuất hiện Khi sử dụng phương pháp này, cần thiết phải tính được mứctổn thất có thể trích quỹ cho hoạt động phòng ngừa rủi ro Người ta sử dụng lý thuyếtxác suất và quy luật phân phối xác suất để tính số tiền bình quân cần chi cho mỗi rủiro
1.1.2 Quản trị rủi ro
1.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro theo nghĩa rộng hàm nghĩa rằng doanh nghiệp cần phát huy, sửdụng năng lực của chính mình để đề phòng và chuẩn bị cho sự biến động của thịtrường hơn là chờ đợi sự biến động rồi mới tìm cách đối phó lại Mục tiêu của quản trịrủi ro không phải ngăn cấm, mà là biết chấp nhận rủi ro, phải ý thức được rủi ro vớikiến thức đầy đủ và hiểu biết rõ ràng để có thể đo lường và giúp giảm nhẹ Quản trị rủi
ro có nghĩa là tất cả các chi tiết rủi ro phải vận hành trong phạm vi được chấp thuận,
giới hạn và quản lý
“Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một doanh nghiệp mong muốn,nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của doanh nghiệp đang gánh chịu và sử dụngcác công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro
thực sự theo mức rủi ro mong muốn” (PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi
ro tài chính, 2007, tr.545).
Quản trị rủi ro là sự vận hành chương trình mà có thể hoàn thiện hoạt động,quản lý được các nguồn lực quan trọng, bảo đảm sự tuân thủ các quy định, đạt đượcmục tiêu hoàn hảo, duy trì sự cân bằng tài chính và cuối cùng ngăn chặn sự mất mát,thiệt hại cho doanh nghiệp
Trang 9Chức năng chủ yếu của quản trị rủi ro là nhận diện, đo lường và quan trọng hơn
cả là giám sát rủi ro Quản trị rủi ro là chuỗi hành động chủ động trong hiện tại để bảo
vệ trong tương lai
1.1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro
Kiểm soát rủi ro
Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của quản trị rủi ro là phải kiểm soát đượcrủi ro Đối với một quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh cụ thể, có nhiều rủi rotiềm tàng cùng đe dọa xảy ra Các rủi ro này có thể xảy ra, nhưng cũng có thể khôngxảy ra, tác động của chúng có thể dao động từ rất lớn đến rất nhỏ Chúng có thể chỉ là
đe dọa, nhưng cũng có thể làm cho doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề Do vậy vấn đề ởđây là làm thế nào kiểm soát được rủi ro, giới hạn tác động của nó trong phạm vi cho
phép
Biến rủi ro thành lợi thế, cơ hội thành công
Rủi ro không hoàn toàn chỉ có nghĩa là thua lỗ hoặc thất bại, mà rủi ro cũng cóthể tạo ra cơ hội để kiếm được lợi nhuận Do vậy một mục tiêu quan trọng khác củaquản trị rủi ro là cần phải giúp doanh nghiệp nhận thức đúng thực trạng rủi ro và khảnăng chuyển đổi rủi ro thành lợi thế Trên cơ sở nhận thức này, doanh nghiệp sẵn sàng
sử dụng các nguồn lực để biến các rủi ro thành lợi thế, cơ hội thành công
Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực, chủđộng xây dựng được dự án đầu tư phù hợp với năng lực của mình và chủ động phòngngừa rủi ro ngay từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh Doanh nghiệp cần xâydựng nhiều kịch bản, từ tốt nhất đến xấu nhất, để luôn giữ được khả năng chủ động
ứng phó trong mọi trường hợp
1.1.2.3 Động cơ của quản trị rủi ro
Lý do chính để doanh nghiệp tiến hành quản trị rủi ro là những quan ngại cóliên quan đến độ bất ổn của các nhân tố trên thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá cả hànghóa, sự điều chỉnh thay đổi của chính sách pháp luật, những khó khăn không lườngtrước được trong kinh doanh Những bài học thất bại của các doanh nghiệp khác khikhông quan tâm đến quản trị rủi ro cũng góp phần khuyến khích doanh nghiệp cầnphải chủ trọng hơn đến vấn đề này Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập đầy
đủ vào thị trường thế giới, các quan hệ giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp ngày
Trang 10càng đa dạng và phức tạp hơn Cơ hội kiếm lợi nhuận có nhiều hơn, nhưng rủi ro cũngnhiều hơn Những điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng nhiều hơn nữa đếnquản trị rủi ro Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, các sản phẩm phái sinh cũng bắtđầu được giới thiệu và xuất hiện trên thị trường Việt Nam Chính sự ra đời của nhữngsản phẩm này cũng tạo nên một tác động tâm lý to lớn về yêu cầu phòng ngừa rủi ro
trong toàn thể cộng đồng doanh nghiệp
1.1.2.4 Lợi ích của quản trị rủi ro
Đối với các doanh nghiệp lớn hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, cónhiều chủ sở hữu là các cổ đông, công ty quản trị rủi ro có hiệu quả với chi phí thấphơn so với trường hợp nếu chính bản thân cổ đông thực hiện quản trị rủi ro thông qua
điều chỉnh danh mục đầu tư cá nhân
"Các công ty quản trị rủi ro để giảm thuế, giảm chi phí phá sản, bởi vì các nhàquản trị quan tâm đến tài sản của riêng họ, để tránh đầu tư lệch lạc, để thực hiện vị thếđầu cơ khi có dịp, để kiếm được lợi nhuận kinh doanh chênh lệch hoặc để giảm rủi ro
tín dụng và từ đó làm giảm chi phí đi vay" (PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị
rủi ro tài chính, 2007, tr.547).
1.1.2.5 Các phương thức quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro chủ động: Là phương thức quản trị rủi ro thông qua các
chương trình, chính sách của doanh nghiệp nhằm phòng ngừa những rủi ro ngay từ khichúng còn tiềm ẩn Các chính sách quản trị rủi ro thực hiện vừa giúp doanh nghiệp chủđộng né tránh rủi ro, giới hạn tác động rủi ro trong phạm vi có thể chấp nhận được, từ
đó giúp doanh nghiệp tránh được các rắc rối và khó khăn, đồng thời có thể biến các rủi
ro thành cơ hội và làm tăng giá trị doanh nghiệp
Quản trị rủi ro thụ động: Là các biện pháp đối phó, khắc phục những hậu quả
sau khi rủi ro đã xảy ra Tất nhiên khi rủi ro đã xảy ra, tổn thất đã rõ ràng, các giải
pháp khắc phục sẽ khó có được kết quả như mong muốn
1.1.2.6 Các phương pháp quản trị rủi ro
Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là việc không chấp nhận dự án
có độ rủi ro quá lớn Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khả năng bị thiệt
Trang 11hại cao và mức độ thiệt hại lớn Né tránh rủi ro có thể được thực hiện ngay từ giai
đoạn đầu của chu kỳ dự án Nếu rủi ro dự án cao thì loại bỏ ngay từ đầu
Chấp nhận rủi ro
Chấp nhận rủi ro là trường hợp chủ đầu tư hoặc cán bộ dự án hoàn toàn biếttrước về rủi ro và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận những rủi ro, thiệthại nếu nó xuất hiện Chấp nhận rủi ro áp dụng trong trường hợp mức độ thiệt hại thấp
và khả năng bị thiệt hại không lớn Ngoài ra, cũng có những rủi ro mà đơn vị phải
chấp nhận
Tự bảo hiểm
Tự bảo hiểm là phương pháp quản lý rủi ro mà đơn vị chấp nhận rủi ro và tựnguyện kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn vị có rủi ro tương tự khác, đủ để dựđoán chính xác mức độ thiệt hại và do đó, chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắp nếu nó
xảy ra Giải pháp tự bảo hiểm có đặc điểm:
- Là hình thức chấp nhận rủi ro
- Thường là sự kết hợp giữa các đơn vị đầu tư trong cùng công ty bố mẹ hoặc
một ngành
- Có chuyển rủi ro và tái phân phối chi phí thiệt hại
- Có hoạt động dự đoán mức thiệt hại (giống hoạt động bảo hiểm)
Hệ thống tự bảo hiểm cũng phải đáp ứng mọi chỉ tiêu của hệ thống bảo hiểm
Tự bảo hiểm có lợi thế là nâng cao khả năng ngăn ngừa thiệt hại, thủ tục chi trảbảo hiểm nhanh gọn, đồng thời, nâng cao khả năng sinh lợi vì tạo điều kiện quay vòngvốn Tuy nhiên, biện pháp tự bảo hiểm cũng có nhược điểm là đơn vị phải chi phí đểvận hành chương trình tự bảo hiểm; đơn vị phải mua và cung cấp nội bộ những dịch
vụ có giá trị như những thiết bị ngăn ngừa thiệt hại ; khi khả năng bị thiệt hại xuất hiệnđơn vị phải thuê người điều hành theo dõi chương trình tự bảo hiểm Phương pháp tựbảo hiểm cũng chứa đựng yếu tố rủi ro vì ở đây thực tế đơn vị chấp nhận rủi ro với hy
vọng thiệt hại có thể không xảy ra trong một số năm
Ngăn ngừa thiệt hại
Ngăn ngừa thiệt hại là hoạt động nhằm làm giảm tính thường xuyên của thiệthại khi nó xuất hiện Để ngăn ngừa thiệt hại cần xác định nguồn gốc thiệt hại Có hainhóm nhân tố chính đó là nhóm nhân tố môi trường đầu tư và nhân tố về nội tại dự án
Trang 12Một số biện pháp ngăn ngừa như phát triển hệ thống an toàn, đào tạo lại lao
động, thuê người bảo vệ
Giảm bớt thiệt hại
Chương trình giảm bớt thiệt hại là việc chủ đầu tư, bộ quản lý dự án sử dụngcác biện pháp đo lường, phân tích, đánh giá lại rủi ro một cách liên tục và xây dựng
các kế hoạch để đối phó, làm giảm mức thiệt hại khi nó xảy ra
Khi không thể chuyển dịch thiệt hại thì việc áp dụng biện pháp này không phù
hợp
Chuyển dịch rủi ro
Chuyển dịch rủi ro là biện pháp, trong đó một bên liên kết với nhiều bên khác
để cùng chịu rủi ro Biện pháp chuyển dịch rủi ro giống phương pháp bảo hiểm ở chỗ:
độ bất định về thiệt hại được chuyển từ cá nhân sang nhóm nhưng khác ở chỗ bảohiểm không chỉ đơn thuần bao gồm chuyển dịch rủi ro mà còn giảm được rủi ro thông
qua dự đoán thiệt hại bằng luật số lớn trước khi nó xuất hiện
Bảo hiểm
“Theo quan điểm của nhà quản lý bảo hiểm thì bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi
ro theo hợp đồng Từ bên quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ đơn thuần là việcchuyển dịch rủi ro mà còn làm giảm rủi ro vì nhóm người có rủi ro tương tự nhau tựnguyện tham gia bảo hiểm đã cho phép dự đoán mức độ thiệt hại trước khi nó xuấthiện Bảo hiểm là công cụ quản lý rủi ro phù hợp khi khả năng thiệt hại thấp nhưng
mức thiệt hại có thể rất nghiêm trọng” (GS.TS.NGUT Bùi Xuân Phong, Nội dung
quản trị rủi ro, http://quantri.vn/dict/details/120-noi-dung-cua-quan-tri-rui-ro, ngày
21/04/2017)
1.1.2.7 Chương trình quản trị rủi ro
Rủi ro có thể xuất hiện theo những hình thức khác nhau, tùy theo từng giai đoạn
và đặc điểm ngành nghề, quy mô hoạt động của doanh nghiệp Việc thiết lập mộtchương trình quản trị rủi ro phù hợp là một cách để bảo vệ doanh nghiệp khỏi mắc
phải những vấn đề không may có thể xảy đến bất cứ lúc nào
“Nội dung cơ bản của một chương trình quản trị rủi ro phải bao gồm việc kếthợp chuyển đổi linh hoạt các quyết định kinh doanh với dự báo giá cả và sử dụng cáccông cụ tài chính hiện đại, được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro
Trang 13ở doanh nghiệp” (PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro,
https://www.tailieu.vn ngày 10/10/2017)
Một chương trình quản trị rủi ro hoàn chỉnh phải đạt được các mục tiêu cụ thể
chủ yếu sau:
- Xây dựng các nguyên tắc, quy định nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế
hoạch kinh doanh có tính nhất quán và có thể kiểm soát;
- Hỗ trợ cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ra quyết định đúng đắn, lập kếhoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo về hoạt động
kinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp;
- Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp;bảo vệ và làm gia tăng giá trị cũng như hình ảnh doanh nghiệp; phát triển và hỗ trợ
nguồn nhân lực của doanh nghiệp;
- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Các bước của chương trình quản trị rủi ro:
triết lý nền tảng cho những hoạt động của quản trị rủi ro
Đánh giá rủi ro:
Đánh giá rủi ro bao gồm ba hoạt động có liên quan với nhau Trước hết, phảinhận ra những rủi ro ảnh hưởng đến tổ chức Việc nhận ra những rủi ro thường đi vớiviệc nhận ra mối hiểm họa và những nguy cơ Những mối hiểm họa (hay còn gọi là
"những nhân tố rủi ro" trong trường hợp những rủi ro suy đoán) là những hoạt độnghay những điều kiện tạo nên hay làm gia tăng khả năng hoặc tổn thất hoặc lợi ích Một
bộ phận của một bộ máy được bảo trì sai là một ví dụ về một mối hiểm họa Một nguy
cơ mất mát hay một cơ hội có lợi sẽ là đồ vật, con người, hay tình huống bị ảnh hưởngbởi tổn thất hay lợi ích
Trang 14Biết được sự tồn tại của những mối hiểm họa, nhân tố rủi ro, và nguy cơ tổnthất hay những cơ hội có may mắn thì chưa đủ Nhà quản trị rủi ro phải hiểu được bảnchất của chúng, chúng xuất hiện như thế nào, và chúng tác động qua lại với nhau rasao để dẫn đến một tổn thất hay may mắn Những cảm nhận về rủi ro, cũng như bấttrắc, cũng được phân tích vì chúng có một tầm quan trọng to lớn Ví dụ, tổ chức có thểhiểu rõ những hiểm họa khi tiếp xúc với nguyên liệu nguy hiểm Nếu nhận thức rủi rocủa những người công nhân là quá khác biệt, thì việc đánh giá rủi ro có thể trở nên khókhăn đối với tổ chức.
Việc phân tích có liên quan đến hoạt động đánh giá cuối cùng, đó là đo lườngrủi ro Việc đo lường rủi ro đánh giá khả năng và giá trị tổn thất hay may mắn theo tần
số và mức tổn thất Quá trình đo lường có thể mang hình thức đánh giá chất lượng, tổnthất này rất có thể xảy ra – theo một hình thức đánh giá số lượng
Kiểm soát rủi ro
Là những hoạt động tập trung vào việc né tránh, ngăn chặn giảm bớt hay nếukhông thì cũng là kiểm soát rủi ro và tính bất định Những hoạt động kiểm soát rủi ro
có thể mang những hình thức đơn giản, chẳng hạn chắc chắn rằng nhà bếp có nhữngbình chữa cháy vẫn còn hoạt động tốt Hay cũng có thể phức tạp như việc phát triểnmột chương trình đề phòng thảm họa bất ngờ cho trường hợp khẩn cấp ở một nhà máynăng lượng hạt nhân
Tài trợ rủi ro
Những hoạt động tài trợ rủi ro cung cấp những phương tiện đền bù tổn thất xảy
ra, gây quỹ cho những chương trình khác để giảm bớt rủi ro, hay để gia tăng những kếtquả tích cực Thường một vài tổn thất vẫn xảy ra mặc dù có những nỗ lực kiểm soátchúng Việc tài trợ cho những tổn thất này có thể bao gồm những biện pháp chẳng hạnnhư: mua bảo hiểm, thiết lập một chi nhánh bảo hiểm bắt buộc, hay sử dụng những thưtín dụng Việc lập quỹ cho một chương trình an toàn trên đường cao tốc thông qua
Trang 15cước phí dành cho những mục đích đặc biệt sẽ là một minh họa ít rõ ràng nhưng lại cógiá trị pháp lý của tài trợ rủi ro
Quản lý chương trình
Yếu tố này thiết lập nên những thủ tục mà những hoạt động hàng ngày của chứcnăng quản trị rủi ro phải tuân theo Ví dụ: những thủ tục mua bảo hiểm hay việc ấnđịnh cấu trúc của quá trình đánh giá và xem lại chương trình đều nằm trong quản lýchương trình Một ví dụ khác là những thủ tục dùng cho việc thông tin những nỗ lực
và kết quả của chương trình đến với những khán giả mục tiêu hay dự kiến Những kiếnthức phức tạp về bảo hiểm hay kỹ thuật tài trợ rủi ro chỉ có tác dụng hạn chế đới vớimột nhà quản trị rủi ro có những kỹ năng quản trị và truyền đạt yếu kém Cũng vậy,việc quản lý chương trình được xác định phạm vi của tổ chức và nguồn lực của nó.Công tác này đòi hỏi một kiến thức vững chắc về cách tổ chức đó hoạt động, những
chỉ tiêu và mục tiêu của tổ chức, lịch sử và con người của tổ chức
1.2 Quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế
1.2.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế
1.2.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng quốc tế
Thẻ TDQT là một dịch vụ thanh toán với những hạn mức chi tiêu nhất định màngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký quỹ
hoặc tài sản thế chấp
Thẻ TDQT là một dạng tín dụng tuần hoàn dành cho việc thanh toán mà kháchhàng có thể sử dụng cho mọi giao dịch một cách linh hoạt Việc hoàn trả của kháchhàng có thể được thực hiện môt lần hoặc nhiều lần theo một thời hạn nhất định và theo
hạn mức quy định bởi ngân hàng phát hành thẻ
Hiểu một cách đơn giản thì chủ thẻ là người sở hữu hợp pháp chiếc thẻ Chủ thẻ
là người được NHPHT chấp nhận phát hành thẻ trên cơ sở năng lực tài chính, khả
Trang 16năng chi trả của người đó hoặc dựa vào sự bảo lãnh của một tổ chức Đó cũng có thể làmột người được uỷ quyền sử dụng thẻ.
Chủ thẻ được phép dùng chiếc thẻ để chi tiêu, thanh toán hoặc rút tiền mặt Mỗikhi thanh toán cho các ĐVCNT để mua hàng hoá dịch vụ hoặc trả nợ, chủ thẻ phảixuất trình thẻ để ĐVCNT kiểm tra theo quy trình và lập biên lai thanh toán Đối vớithẻ TDQT sau một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo quy định của từng NHPHT,chủ thẻ sẽ nhận được sao kê Sao kê là bản thông báo chi tiết toàn bộ các giao dịch chitiêu sử dụng thẻ trong kỳ, dư nợ đầu kỳ, dư nợ cuối kỳ, ngày đến hạn thanh toán, sốtiền thanh toán tối thiểu bắt buộc, các khoản lãi và phí phát sinh và các thông báo liênquan tới việc sử dụng thẻ Căn cứ vào thông tin trên sao kê, chủ thẻ sẽ thực hiện thanhtoán khoản tín dụng thẻ đã sử dụng cho NHPHT
b) Ngân hàng phát hành thẻ
NHPHT là đơn vị phát hành thẻ cho chủ thẻ NHPHT chịu trách nhiệm nhận hồ
sơ xin cấp thẻ, xử lý và ra quyết định phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồngthời thực hiện việc theo dõi chi tiêu, thanh toán cuối cùng với chủ thẻ
Điều kiện bắt buộc không thể thiếu đó là: NHPHT phải là thành viên chính thứccủa tổ chức thẻ quốc tế NHPHT thẻ phải ký kết với chủ thẻ các điều khoản, điều kiện
sử dụng và thanh toán thẻ trên cơ sở pháp luật và những điều khoản chung của các tổchức thẻ quốc tế NHPHT có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba, là một ngânhàng hoặc tổ chức tài chính tín dụng khác trong việc thanh toán và phát hành thẻTDQT
c) Ngân hàng thanh toán
Đây là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với các ĐVCNT, giữ vai trò là cầu nốigiúp chủ thẻ có thể mua sắm hàng hoá, thanh toán tiền dịch vụ tại ĐVCNT và giúpĐVCNT thu tiền của chủ thẻ Một ngân hàng có thể vừa đóng vai trò là NHTT, vừađóng vai trò là NHPHT
Trang 17Trong hợp đồng chấp nhận thẻ ký kết với các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch
vụ, ĐVCNT, NHTT thẻ cam kết: chấp nhận các đơn vị này vào hệ thống thanh toánthẻ của ngân hàng, cung cấp các thiết bị cần thiết cho đơn vị để phục vụ cho việc thanhtoán thẻ, kèm theo những hướng dẫn sử dụng hoặc chương trình đào tạo nhân viêncách thức vận hành cùng với dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng đi kèm trong suốt thời gianhoạt động, quản lý và xử lý những giao dịch có sử dụng thẻ tại những đơn vị này.Thông thường NHTT thu từ các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng hoá có ký kết hợp đồngchấp nhận thẻ một mức phí chiết khấu cho việc xử lý các giao dịch có sử dụng thẻ tạiđây
d) Đơn vị chấp nhận thẻ
ĐVCNT là các thành phần kinh doanh hàng hoá và dịch vụ ký kết với NHTThợp đồng về việc chấp nhận thanh toán thẻ như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng Cácđơn vị này được trang bị máy móc kỹ thuật để có thể thanh toán, chi tiêu bằng thẻ củacác chủ thẻ đến mua hàng hoá dịch vụ của các đơn vị này
NHTT trước khi ký hợp đồng chấp nhận thẻ với bất kỳ một đơn vị nào đều phảitiến hành đánh giá nhiều mặt về đơn vị đó: ngành nghề kinh doanh, đạo đức kinhdoanh, năng lực Sau khi đã ký kết hợp đồng với NHTT, ĐVCNT phải thực hiện đúngtheo những điều khoản đã được ghi trong hợp đồng ĐVCNT ko được thu phí của chủthẻ Mặc dù phải trả cho NHTT một tỉ lệ phí chiết khấu theo lượng tiền mỗi giao dịchnhưng lại không được thu phí từ chủ thẻ, các ĐVCNT vẫn có được lợi nhuận vì có lợithế cạnh tranh Bởi việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ giúp các đơn vị này thu hútđược một lượng lớn khách hàng, góp phần tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh
e) Tổ chức thẻ quốc tế
Là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻ trong mạng lướicủa mình Đây là hiệp hội các tổ chức tài chính tín dụng lớn có mạng lưới hoạt độngrộng khắp và đạt được sự nổi tiếng với thương hiệu và các sản phẩm đa dạng: Visa,
Trang 18MasterCard, AmericanExpress, CUP, JCB, Tổ chức thẻ quốc tế đưa ra những quyđịnh cơ bản về hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đóng vai trò trung giangiữa các tổ chức và công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối lượng tiền
thanh toán giữa các công ty thành viên
1.2.1.3 Quy trình phát hành thẻ
Nguồn: http://smartfinance.vn
Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành thẻ tín dụng quốc tế
Đầu tiên khách hàng phải xác định được nhu cầu sử dụng, khả năng chi trả củabản thân Khách hàng sẽ tiếp cận thông tin sản phẩm theo các kênh thông tin khác
nhau, bao gồm: website, tờ rơi, tư vấn trực tiếp từ nhân viên ngân hàng…
(1): Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ cho NHPHT Bộ hồ sơ phát
hành thẻ phải được hoàn thiện theo yêu cầu của NHPHT, bao gồm một số thông tin cơbản như: Họ tên, độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi làm việc, tình trạng cư trú
NHPHT tiến hành xét duyệt bộ hồ sơ xin phát hành của khách hàng Tiến trìnhxét duyệt được tiến hành từng bước như sau: Thẩm định chính xác thông tin của kháchhàng cung cấp; Đánh giá các năng lực của khách hàng cũng như năng lực hành vi,năng lực tài chính Đánh giá khả năng rủi ro Trên cơ sở đó NHPHT tiến hành raquyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu phát hành thẻ của khách hànghoặc đưa ra những yêu cầu bổ sung
(2): Nếu hồ sơ xin phát hành thẻ được chấp nhận, NHPHT tiến hành phát hành
thẻ cho khách hàng Việc phát hành sẽ bao gồm: Mở tài khoản thẻ cho khách hàng,loại thẻ chấp nhận phát hành, xác định hạng thẻ , xác định hạn mức chi tiêu cho chủ
Trang 19thẻ;
(3): Cuối cùng là trả thẻ cho chủ thẻ.
Sau khi giao thẻ cho chủ thẻ, NHPHT còn phải làm một số việc sau:
- Quản lý hồ sơ thông tin chủ thẻ;
- Quản lý hoạt động sử dụng của chủ thẻ;
- Thực hiện thu nợ chủ thẻ;
- Tổ chức thanh toán bù trừ với các tổ chức thẻ quốc tế
1.2.1.4 Quy trình thanh toán
Nguồn: http://smartfinance.vn
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán thẻ tín dụng (1): Chủ thẻ sử dụng thẻ TDQT để mua hàng hoá hoặc rút tiền mặt tại ĐVCNT.
(2): Các ĐVCNT cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo quy định trong hợp đồng
chấp nhận thẻ ký kết với NHTT ĐVCNT quẹt thẻ qua máy điện tử và nhập dữ liệu.Những thông tin cần thiết như: thông tin chủ thẻ, thông tin về ĐVCNT, thông tin vềgiao dịch sẽ được chuyển đến NHTT
(3): NHTT sẽ gửi những thông tin nhận được từ ĐVCNT đến Trung tâm thanh
toán của TCTQT
(4): NHPHT nhận dữ liệu từ trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, sẽ tiến
hành xử lý: kiểm tra hạn mức của thẻ… để đảm bảo khoản chi tiêu đó của chủ thẻ vẫn
Trang 20nằm trong hạn mức được cấp hoặc không nằm trong những trường hợp được phép chitiêu: nằm trong blacklist, thẻ bị khóa…
(5): NHPHT sẽ gửi dữ liệu thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận khoản
chi tiêu đó của chủ thẻ về Trung tâm thanh toán của TCTQT (trong khuân khổ mụcnày sẽ đề cập đến trường hợp NHPHT chấp nhận khoản giao dịch của chủ thẻ)
(6): Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ gửi lại thông báo rằng chấp
nhận giao dịch của khách hàng về cho NHTT
(7): NHTT sẽ gửi thông báo nhận được từ TCTQT về cho ĐVCNT để tiến
hành thanh toán cho khách hàng
(8): Tại ĐVCNT, sau khi nhận được thông báo chấp nhận từ trung tâm thanh
toán thẻ tín dụng quốc tế, máy điện tử sẽ in ra hóa đơn để chủ thẻ xác nhận, hoá đơn
đó cũng sẽ được gửi đến NHTT
1.2.1.5 Quy trình thu nợ
Nguồn: http://smartfinance.vn
Sơ đồ 1.3: Quy trình thu nợ thẻ tín dụng quốc tế
(1): ĐVCNT gửi thông tin về giao dịch của khách hàng cho NHTT.
(2): NHTT báo CÓ cho ĐVCNT, đồng thời gửi thông tin giao dịch cho trung
Trang 21tâm thanh toán thẻ TDQT Trung tâm thanh toán của TCTQT thực hiện ghi CÓ choNHTT số tiền đó, đồng thời ghi NỢ và gửi dữ liệu về khoản giao dịch cho NHPHT.
(3): Tại ngân hàng phát hành, căn cứ bảng kê do TCTQT gửi tới nhờ thu, báo
CÓ cho trung tâm số tiền đã thanh toán theo bảng kê và làm thủ tục thanh toán, đồngthời tiến hành ghi NỢ hạn mức tín dụng của khách hàng
(4): Đến kỳ NHPHT sẽ lên sao kê các khoản chi tiêu trong kỳ của chủ thẻ và
gửi sao kê đó cho chủ thẻ, đồng thời yêu cầu thanh toán Chủ thẻ nhận sao kê từNHPHT, sau khi kiểm tra thấy khớp đúng sẽ tiến hành thanh toán các khoản chi tiêucủa mình
1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế
1.2.2.1 Nhận diện và phân loại rủi ro
Có nhiều cách nhận diện cũng như phân loại rủi ro thẻ TDQT khác nhau, tuỳ
thuộc vào tiêu chí lựa chọn Tuy nhiên, có thể khái quát và tiếp cận dưới ba góc độ:
- Rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ
- Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ
- Rủi ro trong hoạt động thu nợ thẻ
a) Rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ TDQT
Đơn phát hành thẻ với các thông tin giả mạo
Ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng có đơn xin phát hành thẻ vớicác thông tin giả mạo do không thẩm định kỹ của các thông tin của khách hàng trên hồ
sơ xin phát hành thẻ
Thông tin không chính xác dẫn đến các khó khăn cho NHPHT khi muốn liên hệvới chủ thẻ và đặt ngân hàng trước nguy cơ tổn thất tín dụng khi chủ thẻ sử dụng thẻnhưng không có đủ khả năng thanh toán hoặc chủ thẻ cố tình lừa đảo để chiếm dụng
tiền của ngân hàng
Khách hàng không nhận được thẻ do NHPHT gửi
Rủi ro này có thẻ xảy ra do thẻ bị đánh cắp hoặc bị lợi dụng thực hiện giao dịchtrong quá trình chuyển từ NHPHT đến chủ thẻ Việc xác định thẻ bị ăn cắp trên đườngmất nhiều thời gian do khoảng thời gian chủ thẻ nhận được thẻ và gửi xác nhận chongân hàng thường kéo dài, đôi khi chủ thẻ khiếu nại là không nhận được thẻ thì ngânhàng mới phát hiện được
Trang 22Tuy nhiên với hình thức gửi thẻ qua đường bưu điện, thẻ chỉ được kích hoạt khiNHPHT nhận được giấy xác nhận có chữ ký của chủ thẻ Ngoài ra một số ngân hàngyêu cầu khách hàng đồng thời gọi điện lại cho NHPHT bằng số điện thoại đăng ký
trong hồ sơ phát hành thẻ
Rủi ro từ phía NHPHT
Là rủi ro phát sinh do hành vi gian lận trong lĩnh vực thẻ của cán bộ thẻ ngânhàng Trong hoạt đông tác nghiệp hàng ngày, vì nhiều lý do cán bộ thẻ lợi dụng nhữnghiểu biết của mình, lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng mối quan hệ của mình trong ngânhàng từ đó biết được những lỗ hổng trong quy trình tác nghiệp để tự mình hoặc câu kếtvới người khác tiến hành các hành vi gian lận, giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng.Rủi ro có thể xảy ra nếu cán bộ đó lợi dụng các thông tin thẻ của người khác để sửdụng thanh toán mua sắm hàng hoá dịch vụ qua mạng, lấy cắp thẻ mới phát hành để sửdụng hoặc thay đổi các thông số hệ thống, thông tin khách hàng để trục lợi Các hành
vi gian lận này thường được che giấu rẩt kỹ càng, khó phát hiện bởi do đã quá quenvới những quy định và hệ thống an ninh của ngân hàng và gây tổn thất lớn và mang
tính hệ thống với ngân hàng
Ngân hàng có thể hạn chế rủi ro đạo đức khi có một cơ chế giám sát quản lýhoạt động một cách chặt chẽ trong toàn bộ quá trình hoạt động Tuy nhiên mọi giảipháp chỉ có hiệu quả nếu như ngân hàng gắn chặt quyền lơi, trách nhiệm của cán bộ
thẻ với quyền lợi của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thẻ
b) Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ TDQT
Thẻ giả
Thẻ do các tổ chúc tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ vào các thông tin cóđược từ các chứng từ giao dịch thẻ hoặc thẻ mất cắp, thất lạc Thẻ giả được sử dụngtạo ra các giao dịch giả mạo sẽ gây ra tổn thất cho NHPHT hoặc ĐVCNT NếuĐVCNT không xuất trình đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, bao gồm: Hóa đơn bán hàng (hóađơn trực tiếp hoặc hóa đơn đỏ), phiếu xuất kho (nếu có), hóa đơn in từ thiết bị thanhtoán (EDC/POS) có chữ ký của chủ thẻ thì ĐVCNT phải chịu mọi rủi ro phát sinh từgiao dịch đó Ngược lại, NHPHT phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch sử
Trang 23dụng thẻ giả có mã số (PIN) của NHPHT Đây là loại rủi ro đặc biệt nguy hiểm và khó
quản lý vì nằm ngoài sự dự đoán của NHPHT
Thẻ bị mất
Thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc là rủi ro xảy ra khi khách hàng bị mất thẻ mà chưakịp báo cáo cho NHPHT về việc mất cắp hoặc thất lạc Thẻ bị mất được sử dụng bởingười khác và trước khi NHPHT có các biện kịp thời như khóa thẻ Thẻ bị mất cắp,
thất lạc cũng có thể bị tội phạm thẻ sử dụng để làm thẻ giả
Giả mạo khi thanh toán trực tuyến
Thanh toán trực tuyến là một phương thức thanh toán có độ rủi ro khá cao vàkhá mạo hiểm, ĐVCNT cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ quawebsite, thư hoặc điện thoại và thanh toán trên cơ sở các thông tin như: loại thẻ, số thẻ,ngày hiệu lực, tên chủ thẻ ĐVCNT và NHTT có thể chịu tổn thất nếu như kháchhàng không phải là chủ thẻ và giao dịch đó bị từ chối thanh toán
Để hạn chế rủi ro này, các ngân hàng đều triển khai phương thức xác thực bảomật khi thanh toán trực tuyến Ví dụ: Verified by Visa, MasterCard SecureCode Bằngviệc yêu cầu cung cấp mật khẩu mà chỉ có chủ thẻ mới biết, ngân hàng có thể xácminh xem người đang đăng nhập các thông tin thẻ có phải là chủ thẻ thật sự Mật khẩu
có thể do bạn tự đặt và tự ghi nhớ (static password – mật khẩu vĩnh viễn), hoặc mậtkhẩu sử dụng 1 lần (OTP) do ngân hàng gửi cho bạn qua tin nhắn SMS/email khi bạnthanh toán trực tuyến Tính năng này giúp ngăn ngừa gian lận trong giao dịch và giúp
cho các bên tham gia vào quy trình thanh toán yên tâm hơn
Nhân viên ĐVCNT sửa đổi thông tin trên các hoá đơn thẻ hoặc in nhiều hoá
đơn thanh toán của một giao dịch
Trong trường hợp này nhân viên tại ĐVCNT thực hiện giao dịch đã cố tình innhiều hoá đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao 1 bộ cho chủ thẻ ký để hoàn thành giaodịch Sau đó nhân viên sẽ mạo nhận chủ thẻ hoàn tất giao dịch và nộp các hoá đơnthanh toán còn lại để đòi tiền chiếm đoạt tiền của ngân hàng Ngoài ra nhân viên cũng
có thể sửa đổi hoá đơn giao dịch, ghi tăng giá trị giao dịch mà không được sự đồng ýcủa chủ thẻ để lấy tiền tạm ứng của ngân hàng
Trang 24Những trường hợp sai sót do thao tác trên máy EDC/POS xảy ra rất nhiều Khikhách hàng khiếu nại với NHPHT, NHPHT sẽ phải kiểm tra ngược lại ĐVCNT củaNHTT Tuy nhiên, không ít trường hợp, không đủ căn cứ để xác định được sai sót dobên nào hoặc nhân viên thu ngân hay thậm chí ĐVCNT cố tình chiếm đoạt của kháchhàng Khi đó, ngân hàng sẽ không thể hoàn tiền lại được vì đây là có lỗi từ chủ thẻ
không theo dõi quá trình quẹt thẻ để thanh toán
c) Rủi ro trong hoạt động thu nợ thẻ TDQT
Việc không thu được nợ thẻ TDQT khiến món nợ từ thẻ TDQT của khách hàngthành nợ xấu, nợ khó đòi Điều này không chỉ ảnh hưởng đến NHPHT vì không thuđược lãi, phí và nợ gốc, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng, khiến cho lịch sửtín dụng (hồ sơ trên CIC) của khách hàng xấu đi Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ
xấu từ thẻ TDQT, hai nguyên nhân cơ bản bao gồm:
Phát triển thẻ TDQT ồ ạt, số lượng không đi đôi với chất lượng
Việc phát triển thẻ tín dụng thời điểm này còn là lối thoát cho tín dụng củakhông ít ngân hàng Chính vì lẽ đó, thời gian qua, các ngân hàng không ngừng đưa ranhiều chiêu hút khách mở thẻ Phổ biến nhất là miễn phí mở thẻ, phí thường niên; đẩy
mạnh liên kết với các đối tác để gia tăng ưu đãi cho khách hàng
Khách hàng chỉ cần nộp hồ sơ gồm bản photo hợp đồng lao động, CMND, sổ
hộ khẩu, sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất là được cấp thẻ sau 5-7 ngày với hạn mứctùy theo thu nhập hàng tháng Nhiều ngân hàng quy định mức thu nhập tối thiểu đểđược trở thành chủ thẻ là 7 triệu đồng/tháng với hạn mức chi tiêu 20 triệu đồng/tháng
nhưng cũng có ngân hàng chỉ cần mức sàn thu nhập 5 triệu đồng/tháng là được mở thẻ
Lợi dụng việc phát hành thẻ TDQT dễ dàng như vậy, nhiều khách hàng sau khi
mở thẻ đã rút tiền mặt tối đa hạn mức được cấp, sau đó không trả nợ cho ngân hàng.Với những trường hợp này ngân hàng rất khó để đòi nợ, vì không liên hệ được vớikhách hàng Vì cho vay thẻ tín dụng là một món vay tín chấp, không cần tài sản thếchấp Mặt khác, quan hệ trong hợp đồng mở thẻ TDQT là quan hệ dân sự, nên khi
ngân hàng kiện khách hàng ra tòa thì yêu cầu có mặt cả hai bên
Khách hàng mất khả năng trả nợ
Thẻ tín dụng đem đến cho khách hàng những lợi ích to lớn, sự hữu ích, tiệndụng nhưng cũng sẽ là một con dao hai lưỡi nếu như khách hàng sử dụng không có
Trang 25một kế hoạch, một mức độ chi tiêu hợp lý Nợ xấu từ thẻ tín dụng hiện nay chỉ chiếm
1% tổng nợ xấu, nhưng tốc độ gia tăng nhanh chóng, lên tới 100%/năm
Ông Lê Thành Trung, Phó Tổng giám đốc HDBank cho rằng: “Tôi cho rằngđiều kiện và bối cảnh kinh tế phần nào ảnh hưởng nợ xấu trong tiêu dùng cá nhânthông qua hình thức thẻ Bởi khi nguồn thu của họ giảm đi thì khả năng trả nợ kémhơn” (http://pcb.vn/tin-tuc/tin-tin-dung-ngan-hang/133-nhieu-chu-the-tin-dung-xu-
no.html , ngày 24/03/2017)
Các ngân hàng cần phải thận trọng khi cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng
“Nhất là thời điểm kinh tế khó khăn, người tiêu dùng rất khó xác định chính xác thunhập trong tương lai Và nếu không tính toán cẩn thận rất có thể người vay chi tiêu
vượt xa khả năng trả nợ của mình, nguy cơ nợ xấu tăng là hiện hữu”
Trên thực tế khi ngân hàng phê duyệt hồ sơ toàn bộ thông tin của khách hàngđều được lưu trữ tại Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc NHNN Cơ quan này
có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng Do vậy, chỉcần người sử dụng thẻ phát sinh nợ xấu tại một ngân hàng thì tất cả các ngân hàng
khác đều được thông báo và ngưng cấp tín dụng cho khách hàng này
1.2.2.2 Đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro giúp nhà quản trị rủi ro ước lượng các hậu quả về tài chính và
khả năng xảy ra các hậu quả này
Để đo lường rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ TDQT, nhà quản trị rủi ro cẩn
phải:
- Xây dựng thước đo mức độ quan trọng của rủi ro đối với tất cả các nghiệp vụ
trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT và các bên có liên quan
- Áp dụng thước đo này vào các rủi ro đã được xác định
1.2.2.3 Kiểm soát rủi ro
a) Khái niệm
Kiểm soát rủi ro họat động thẻ TDQT là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật,công cụ, chiến lược và những quá trình nhằm chủ động điều khiên, biến đổi rủi rotrong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ TDQT tại một ngân hàng bằng các cách
kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro
Đó là một quá trình liên tục cho vòng đời của hợp đồng phát hành thẻ TDQT,hợp đồng ĐVCNT Những rủi ro thay đổi trong quá trình sử dụng thẻ của khách hàng,
Trang 26những rủi ro mới do công nghệ mới phát triển, hoặc rủi ro dự đoán biến mất Quy trìnhkiểm soát rủi ro tốt sẽ cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định hiệu quả trước
các rủi ro xảy ra
b) Các phương thức kiểm soát rủi ro
Né tránh rủi ro: Là việc né tránh những đối tượng, những hoạt động hoặc
những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra Thông qua hoạtđộng thẩm định, xếp loại và sàng lọc khách hàng, đối với những khách hàng đã thấy rõràng là có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách phát hành thẻ TDQT thì biện
pháp tốt nhất là né tránh, từ chối phát hành thẻ
Ngăn ngừa rủi ro: Bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối với
những trường hợp mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng không thể khắc phục thì ngânhàng có thể xem xét, cân nhắc để phát hành thẻ và thực hiện việc giám sát nhằm khôngxảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụng sai mục đích của thẻ TDQT để ứng rút
tiền mặt tại ĐVCNT, không có khả năng trả nợ thẻ…
Giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra: Đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ
thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: Áp dụng
sản phẩm thẻ, quy trình cấp phát thẻ phù hợp, ký quỹ, trích lập dự phòng rủi ro…
Chuyển giao rủi ro: Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn toàn
hoặc một phần tổn thất xảy ra Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, cá nhân hoặc
tổ chức kinh doanh rủi ro… Các cách thức chuyển giao rủi ro: Chuyển giao rủi ro chobên kinh doanh rủi ro (các công ty bảo hiểm); Chuyên giao rủi ro cho bên mua nợ;Chuyển giao rủi ro cho ngân sách Nhà nước (đối với những khoản theo chỉ định của
Chính phủ); Sử dụng công cụ phái sinh; Chứng khoán hóa khoản dư nợ thẻ
Đa dạng hóa: Là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho sản phẩm thẻ
TDQT, thực hiện phát hành thẻ với nhiều thương hiệu thẻ và hạn mức khác nhau,nhiều đối tượng khách hàng, không tập trung quá nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnhvực… nhằm mục đích phân tán rủi ro Bản chất của đa dạng hóa là hạn chế rủi ro đặc
thù, rủi ro dao động phụ thuộc một nhóm đối tượng
1.2.2.4 Xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT
a) Phòng tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT
Phòng tránh rủi ro là hoạt động quan trọng nhất của hoạt động quản trị rủi ro
Trang 27Bởi đặc điểm của rủi ro là không thể tránh được, mọi hoạt động đều đi kèm những rủi
ro của nó Nhưng nếu chúng ta biết cách phòng tránh, xây dựng nên các biện pháp hợp
lý, chính xác, kịp thời và nghiêm ngặt thì có thể giảm thiểu được một phần hoặc phầnlớn rủi ro Nói một cách khác là giúp cho hệ số an toàn nâng cao, giảm thiểu rui ro tớimức thấp nhất Nó bao gồm các hoạt động sau:
Phân loại rủi ro
Bao gồm việc nhận biết và phân biệt các loại rủi ro có thể xảy ra trên cơ sở xácđịnh căn nguyên nguồn gốc, tính chất và đặc điểm của chúng Đây là điểm mấu chốttrong nội dung phòng chống rủi ro vì nó là cơ sở cho mọi hoạt động khác trong hoạtđộng quản trị rủi ro
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, đã có rất nhiều nhữngtiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào hoạt động kinh doanh thẻ TDQT ThẻTDQT với những tiện ích và công nghệ vượt trội đã và đang xâm nhập vào đời sốngcủa con người và dần dần trở thành một vật không thể thiếu trong ví của người tiêudùng
Nhưng đi kèm với nó là những rủi ro tiềm ẩn, càng tiện ích bao nhiêu thì càngchứa đựng nhiều rủi ro bấy nhiêu Bởi vậy mà nạn mất cắp thẻ ngày càng trở nên phổbiến và ngày càng trở thành vấn đề đau đầu đối với các tổ chức thẻ tín dụng vì thủđoạn ngày càng tinh vi hơn và nó cũng là sản phẩm của công nghệ cao Vấn đề này đặtnhiệm vụ phòng tránh rủi ro thẻ TDQT vào tình thế ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏiđội ngũ cán bộ làm công tác này phải thường xuyên tích cực cập nhật, tổng hợp vàphân tích thông tin Định kỳ đưa ra những đánh giá, báo cáo về tình hình rủi ro để cóthể đưa ra những biện pháp phòng tránh rủi ro kịp thời
Thiết lập một hệ thống các biện pháp an ninh phòng ngừa
Biện pháp an ninh nội bộ bao gồm: các biện pháp bảo mật, an ninh phía trong
ngân hàng nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ nội bộ bên trong như:kiểm soát hồ sơ phát hành thẻ (chứng thực thông tin khách hàng, thông tin đơn vị chấp
Trang 28nhận thẻ, chữ ký ), kiểm kê, kiểm soát thẻ lưu hành và thẻ không có giá trị lưu hành
để đưa ra những số liệu thực về thẻ, từ đó giúp cho việc quản lý được dễ dàng thuậntiện hơn, thực hiện các quy định về hạn chế và bảo mật thông tin
Biện pháp kiểm soát bên ngoài gồm: các biện pháp kiểm soát phòng ngừa đối
với hoạt động thanh toán thẻ tín dụng Biện pháp này được thực hiện với mục đíchnhằm đánh giá, phân loại những hoạt động có khả năng giả mạo và rủi ro cao, kiểm tratính hợp lệ hợp pháp của thẻ, chủ thẻ cũng như là các giao dịch của thẻ, cảnh báonhững trường hợp rủi ro và đưa ra những khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro đến mứcthấp nhất
Hai hoạt động này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ cũng như là cung cấpthông tin qua lại nhanh chóng, chuẩn xác và kịp thời Gồm các bên:
hoạt động kinh doanh thẻ TDQT là một tất yếu
b) Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT là việc ngân hàng dùng cácnguồn tài chính trong và ngoài ngân hàng bù đắp tổn thất các khoản cho vay khi rủi ro
Trang 29xảy ra Nợ rủi ro sau khi được xử lý sẽ được thu hồi hoặc được chuyển qua theo dõi
ngoại bảng Các nguồn tài trợ rủi ro:
Nguồn từ ngân hàng:
- Từ quỹ dự phòng rủi ro đã trích lập (bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ
thể)
- Trích thẳng trực tiếp vào chi phí hoặc lợi nhuận của ngân hàng
Nguồn từ bên ngoài ngân hàng:
- Phương án thu hồi nợ xấu
- Từ thanh lý tài sản đảm bảo
- Từ nguồn đền bù của nhà kinh doanh rủi ro, bảo hiểm để bù đắp tổn thất
c) Xử lý rủi ro
Mặc dù đã có những biện pháp phòng tránh rủi ro nhưng không thể tránh đượchoàn toàn Khi rủi ro xảy ra thì có thể gây ra những tổn thất cho các bên có liên quan.Tổn thất có thể là vật chất hoặc là phi vật chất Tuy nhiên dù trong trường hợp nàocũng đòi hỏi khả năng giải quyết, xử lý những rủi ro đó sao cho nó ít để tác động tớihoạt động kinh doanh nhất
Việc xử lý rủi ro đã xảy ra được thực hiện từ quỹ dự phòng rủi ro Lúc này việcthẩm định lại rủi ro đó - rủi ro đã xảy ra là rất quan trọng đối với những nội dung: xácđịnh loại hình rủi ro, nguyên nhân xảy ra rủi ro, trách nhiệm các bên liên quan, hậuquả mà nó để lại Trên cơ sở đó các bên sẽ thoả thuận trách nhiệm trong việc giải quyếtrủi ro Sau khi giải quyết xong thì đó cũng là bài học giúp cho ngân hàng rút kinh
nghiệm trong hoạt động về sau
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ TDQT
Trong tài chính rủi ro là một thuật ngữ, nó được hiểu là khả năng mất mát tài
chính, rủi ro gắn liền với bất cứ hoạt động tài chính nào
Trong hoạt động thẻ TDQT thì rủi ro chính là các tổn thất về vật chất có liênquan tới các hoạt động: phát hành thẻ và thanh toán thẻ Đối tượng chịu rủi ro là ngân
hàng, chủ thẻ, hoặc ĐVCNT
1.2.3.1 Nhân tố khách quan
Hệ thống pháp lý, các chủ trương chính sách của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thẻ TDQT
Trang 30Các chính sách, quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh thẻ TDQTkhông chỉ tác động đến định hướng phát triển của thị trường thẻ TDQT mà còn ảnhhưởng trực tiếp đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT Nhà nước ban hànhcác văn bản pháp luật thiết lập duy trì hành lang pháp lý, môi trường hoạt động kinhdoanh Quy định càng rõ ràng, càng chặt chẽ phù hợp với điều kiện thực tế càng hạnchế được rủi ro trong quá trình kinh doanh thẻ TDQT của ngân hàng Về bản chất, khingân hàng đồng ý phát hành thẻ TDQT cho khách hàng tức là ngân hàng đã chấpthuận cho khách hàng vay tiền Cho nên quá trình thẩm định phát hành thẻ TDQT cũngchính là quá trình thẩm định cho vay của ngân hàng Một chủ trương tăng trưởng tíndụng, nới lỏng các điều kiện cho vay, mở rộng đối tượng phát hành thẻ trong môitrường cạnh tranh gay gắt như hiện nay cũng đồng nghĩa ngân hàng sẽ phải chấp nhậnrủi ro tín dụng cao hơn Chủ thẻ chi tiêu không thanh toán được nợ cho ngân hàng gâynên tổn thất cho ngân hàng
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
Rủi ro thẻ TDQT do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng chưa thực sự lành mạnh,việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn điều kiện trong phát hành và quản lý thẻTDQT dẫn đến thiếu quan tâm về chất lượng
Xu hướng đẩy mạnh doanh số thẻ này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa cácngân hàng, mà còn là sự cạnh tranh gay gắt không đáng có của các chi nhánh trongcùng một ngân hàng Hậu quả của việc phát hành thẻ ồ ạt là sự tranh giành khách, hạtiêu chuẩn và các nguyên tắc an toàn khi thẩm định và phê duyệt hồ sơ của kháchhàng
Sự phát triển của khoa học công nghệ
Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời trên cơ sở áp dụngcác tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng Khoa học càng pháttriển, tính bảo mật của sản phẩm thẻ càng được nâng cao, thẻ càng khó làm giả hơn.Tuy nhiên khoa học công nghệ phát triển cũng kéo theo sự xuất hiện của nhiều phương
Trang 31tiện, máy móc, thủ đoạn skimming thẻ hiện đại hơn, tinh vi hơn Cuộc chiến giữa quátrình nghiên cứu phát triển sản phẩm thẻ mới với quá trình nghiên cứu thủ đoạn ăn cắplàm thẻ giả của các tổ chức tội phạm thẻ là cuộc chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, khôngngừng nghỉ có tác động rất lớn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía người sử dụng thẻ
Xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 90 nhưng thẻ ngân hàng mới chỉ thực sựphát triển trong khoảng mười năm gần đây Là nền kinh tế còn ưa chuộng tiền mặt nêngiống như các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác, thẻ TDQT mới chỉtập trung tại các thành phố lớn và giới hạn trong một số tầng lớp dân cư nhất định Vàngay cả trong số đó không phải tất cả các chủ thể tham gia sử dụng thẻ TDQT đều có
sự hiểu biết về thẻ Bản thân các ngân hàng nhiều nơi tham gia vào hoạt động kinhdoanh thẻ TDQT cũng là do chịu sức ép về cạnh tranh, ngân hàng khác phát hành thẻthì mình cũng phải phát hành thẻ Chính những nhận thức sai lầm, chưa chính xác đónên dẫn đến thái độ thờ ơ, sự quan tâm không đúng mức đến những quy định, nhữngkhuyến cáo cần thiết trong quá trình sử dụng thẻ TDQT dẫn đến rủi ro Chỉ khi mọingười có được nhận thức đầy đủ, chính xác về thẻ TDQT và thẻ TDQT được chấpnhận với tư cách là một phương tiện thanh toán rộng rãi trong nền kinh tế thì mới hạnchế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT tại thị trường trong
nước
Nguyên nhân từ phía ĐVCNT
Việc rút tiền từ thẻ tín dụng quá nhiều thông qua các ĐVCNT làm ý nghĩa củaviệc sử dụng thẻ bị méo mó Người dân sử dụng thẻ TDQT chỉ để rút tiền, ĐVCNTvẫn xuất hóa đơn nhưng trên thực tế không có giao dịch hàng hóa thực sự Điều nàydẫn đến sai lệch trong đo lường sức mua người tiêu dùng, làm mất đi mục đích thúcđẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Vậy việc rút tiền bằng thẻ
TDQT tại các ĐVCNT, các bên có liên quan phải đối mặt với những rủi ro gì?
“Đối với NHPH, việc khách hàng rút tiền từ thẻ TDQT có thể gia tăng nợ xấu.Điều kiện vay vốn ngân hàng đang siết chăt, việc khách hàng bất chấp rút tiền mặt quacác máy EDC/POS để lấy tiền mặt để chi tiêu, một khi khách hàng cố gắng vay tiêu
Trang 32dùng bằng mọi giá, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng giảm xuống, làm gia tăngnguy cơ nợ xấu do hầu hết thẻ TDQT được hình thành trên cơ sở tín chấp Đặc biệt,thẻ tín dụng là hình thức vay có lãi suất cao hơn hẳn so với các loại hình khác: thấpnhất trên mặt bằng thị trường thì lãi suất ở mức 13,5%/năm (Agribank), có ngân hànglãi suất xấp xỉ 32%/năm (ANZ)” (Lãi suất thẻ tín dụng,
https://thebank.vn/posts/7710-lai-suat-the-tin-dung-va-cach-tranh-bi-tinh-lai, ngày08/04/2017) Nếu để tình trạng quá hạn kéo dài, khách hàng đương nhiên khó lòng
thanh toán được dư nợ của thẻ
Không dừng ở đó, ĐVCNT sẽ là bên chịu nhiều rủi ro nhất Thứ nhất, trongtrường hợp giao dịch không thành công hay các tổ chức thẻ phát hiện có nghi vấn,ĐVCNT sẽ không nhận lại được tiền trong khi đã trao tiền cho khách hàng Thứ hai,nhiều đơn vị còn lợi dụng dịch vụ này để trục lợi, đăng ký kinh doanh nhưng với mụcđích chính là để giúp khách hàng rút tiền mặt rồi ăn chênh lệch Nắm được điều này,nhiều ngân hàng đã siết chặt quản lý đối với các ĐVCNT, đưa vào diện nghi ngờ đốivới các giao dịch có số tiền nhỏ, chẵn, đưa ra các cảnh báo về hành vi rửa tiền, lợidụng dịch vụ để kiếm lời Thêm vào đó, ĐVCNT còn có khả năng gặp phải thẻ giả của
khách hàng hay làm khống hóa đơn…
Còn đối với khách hàng, rủi ro lớn nằm ở nguy cơ tiềm ẩn bị đánh cắp thông tinthẻ và rơi vào vòng xoáy nợ nần Các ĐVCNT không ưu tiên bảo mật, và có thể bánthông tin khách hàng bất kỳ lúc nào Điều này là cơ hội để nhiều cá nhân tổ chức lợidụng, trục lợi
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan
Chất lượng công tác thẩm định khách hàng
Thẩm định khách hàng trong kinh doanh thẻ TDQT là việc ngân hàng thẩmđịnh năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng để quyết định đồng ý hay từchối phát hành thẻ cho khách hàng, làm ĐVCNT của ngân hàng Như đã khẳng định ởtrên, đồng ý phát hành thẻ TDQT tức là ngân hàng chấp nhận cho khách hàng vay,đồng ý cho một đơn vị làm ĐVCNT cũng là ngân hàng đồng ý tạm ứng thanh toán
Trang 33trước cho khách hàng Chất lượng công tác thẩm định đạt hiệu quả cao tức là ngânhàng đã lựa chọn được cho mình những khách hàng tốt, loại bỏ được những kháchhàng xấu, hạn chế được rủi ro chủ thẻ không thanh toán nợ cho khách hàng, ĐVCNTlừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Nhân lực
Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là yếu tố quyết định đến sự thànhcông hay thất bại trong tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế Đội ngũ cán bộ thẻ TDQT lànhững người trực tiếp hàng ngày tiếp xúc với hoạt động kinh doanh thẻ, với nhữnghành vi lừa đảo trong lĩnh vực thẻ Kinh nghiệm, ý thức cảnh giác, tuân thủ chặt chẽcác quy định của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT của đội ngũ cán bộ
sẽ góp phần phát hiện, ngăn chặn, hạn chế những rủi ro, những tổn thất cho ngân hàngtrong quá trình kinh doanh Mặt khác là những người trực tiếp làm thẻ, hiểu biết về thẻnên những giả mạo thẻ do cán bộ thẻ gây ra lại là những giả mạo tinh vi nhất, khó pháthiện nhất và cũng gây tổn thất lớn cho ngân hàng Chính vì vậy, đạo đức, kinh nghiệm,trình độ của đội ngũ cán bộ thẻ có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh,đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT của ngân hàng
Công nghệ trong ngân hàng
Ngày này khoa học công nghệ đóng vai trò vô cùng to lớn trong hầu hết cáchoạt động sản xuất và dịch vụ Đặc biệt đối với thẻ ngân hàng là sản phẩm ra đời trên
sự áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thì sự ảnh hưởng này càng lớn Công nghệsản xuất thẻ càng tiến bộ cũng đồng nghĩa với việc công nghệ làm giả thẻ cũng pháttriển không kém Một ví dụ dễ thấy là ngày nay không quá khó khắn để có thể làm ramột chiếc thẻ chỉ với một chiếc máy trị giá có 1500$ có thể mua được qua internetcùng với phôi thẻ giả Với các thông tin của chủ thẻ mua được cũng với giá rất rẻ,trung bình khoảng 7$/ thông tin chủ thẻ là tội phạm làm giả thẻ đã có thể có một chiếcthẻ với đầy đủ thông tin để có thể rút tiền tại bất cứ máy ATM nào Chính vì vậy cácngân hàng phải không ngừng cập nhật công nghệ hiện đại để có thể phát hiện nhanh
Trang 34chóng thẻ giả, cũng như phát triển các công nghệ hiện đại để làm ra các loại thẻ mớinhư thẻ chíp để tội phạm làm giả thẻ khó lòng có cơ hội phạm tội.
Tổ chức công tác quản trị rủi ro
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào màquan trọng là ta phải nhận biết và biết cách hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất Hoạtđộng kinh doanh thẻ TDQT cũng không phải là ngoại lệ, nhận thức được điều này cácngân hàng thương mại cần tổ chức công tác quản trị rủi ro thật hiệu quả để có thể nhậnbiết và hạn chế rủi ro một cách tốt nhất Công tác quản trị rủi ro sẽ ảnh hưởng rất lớnđến mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT của ngân hàng Nếu công tácnày được tổ chức tốt sẽ giúp cho ngân hàng nhận biết, đo lường tương đối chính xáccác loại rủi ro Từ đó đề ra các biện pháp để ngăn ngừa và phòng tránh các rủi ro đó,hoặc có thể có những phương án dự phòng tối ưu để chủ động đối phó với các rủi ro cóthể xảy ra Ngược lại nếu công tác này không được tổ chức tốt sẽ khiến cho ngân hàngluôn trong tình trạng gặp phải những rủi ro không ngờ tới Điều này không chỉ ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ TDQT nói riêng mà còn có thể ảnh hưởng đếncác hoạt động khác của ngân hàng, gây những tổn thất, thậm chí làm cho ngân hàng điđến phá sản
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ TDQT TẠI AGRIBANK CẦU GIẤY
2.1 Đặc điểm của Agribank chi nhánh Cầu Giấy
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Agribank Chi nhánh Cầu Giấy là Chi nhánh cấp I hạng I trực thuộc Agribank được thành lập theo quyết định số 28/QĐ/HĐQT - TCCB ngày 13/01/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank)
Agribank Chi nhánh Cầu Giấy có Trụ sở chính tại số 99 đường Trần Đăng
Ninh, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Qua 10 năm xây dựng và phát triển, Agribank Chi nhánh Cầu Giấy đã có nhữngbước phát triển vững chắc khẳng định uy tín, vị thế và thể hiện mình trên con đường
đổi mới hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
Đến nay Chi nhánh đã và đang triển khai thực hiện đa dạng các sản phẩm dịch
vụ tiện ích của Ngân hàng hiện đại như:
- Thanh toán trong nước
- Thanh toán quốc tế
- Dịch vụ kiều hối và kinh doanh ngoại tệ
- Dịch vụ thẻ
- Dịch vụ ngân quỹ & quản lý tiền tệ
- Thu Ngân sách nhà nước
- Sản phẩm dịch vụ liên kết
Thực hiện phương châm phát triển kinh doanh “Năng động, Chất lượng, Hiệu quả, Công bằng” nhằm khai thác tối đa những lợi thế trên địa bàn và phát huy khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi tập thể của đơn vị, đảm bảo cân đối nguồn vốn và
sử dụng vốn, đảm bảo lợi ích giữa Ngân hàng với khách hàng, giữa Chi nhánh với
Agribank, giữa Chi nhánh với người lao động Cụ thể:
- Tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu hoạt
động kinh doanh
- Mở rộng tín dụng hợp lý đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn và khả năng quản trị rủi ro
Trang 36- Đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ xấu, kiểm soát, khống chế nợ xấu ở mức
thấp nhất theo mục tiêu được Agribank giao
- Đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến, tăng nhanh tỷ
trọng thu dịch vụ trong thu nhập ròng
- Nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo đời sống cho cán
bộ, hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
- Đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới văn hóa kinh doanh
đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập
- Tích cực thực hiện tuyên truyền, quảng bá thương hiệu AgribankChi nhánh Cầu
Giấy
2.1.2 Mạng lưới hoạt động
Trụ sở chính: Số 99 Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 04.37910816 Fax: 04.37910815
Phòng giao dịch số 03: Tầng 1, khu nhà 3 tầng Công ty CP Bê tông & Xây
dựng Hà Nội, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Phòng Giao dịch số 09: Số 39 đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, tổ 22
phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04.62694368
Phòng Giao dịch số 10: Tầng 1, Tòa nhà A, Khu tập thể Bộ Quốc phòng, Nhân
Mỹ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 04.22285296 Fax: 04 22285297
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Trang 37Nguồn: Agribank Chi nhánh Cầu Giấy
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Agribank Chi nhánh Cầu Giấy
Phát hành thẻ tín dụng quốc tế là một hình thức cho vay tín chấp của ngân hàng,song tại Agribank Chi nhánh Cầu Giấy phát hành và quản lý thẻ tín dụng quốc tế là
nghiệp vụ thuộc phòng Dịch vụ & Marketing
2.1.4 Hoạt động kinh doanh thẻ TDQT tại Chi nhánh
2.1.4.1 Các loại thẻ TDQT Chi nhánh phát hành
Agribank CN Cầu Giấy phát hành thẻ TDQT của 3 thương hiệu: Visa,
MasterCard và JCB, gồm 2 loại chính: Thẻ cá nhân và thẻ công ty
Thẻ cá nhân: Được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đầy đủ
điều kiện phát hành thẻ Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các chi tiêu về thẻ bằngnguồn tiền của bản thân mình Thẻ cá nhân có 2 loại là thẻ chính và thẻ phụ Trong đó:
Trang 38- Thẻ chính: Do cá nhân đứng tên xin phát hành cho chính mình sử dụng và cá
nhân đó là chủ thẻ chính
- Thẻ phụ: Chủ thẻ chính có thể đứng tên xin phát hành thẻ phụ cho người khác
(chủ thẻ phụ) sử dụng và chịu trách nhiệm đối với các chi tiêu của chủ thẻ phụ
Thẻ công ty: Được phát hành cho các cá nhân thuộc một tổ chức, công ty đứng
tên xin phát hành thẻ và ủy quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ Tổ chức, công ty xinphát hành chịu trách nhiệm thanh toán cho các khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của
tổ chức, công ty đó, đồng thời phải nêu rõ việc ủy quyền sử dụng trong đơn xin phát
hành thẻ
Hạng thẻ: Hạng thẻ Chuẩn (Visa Credit Classic) Hạng thẻ Vàng
(Visa/MasterCard/JCB Credit Gold) Hạng thẻ Bạch kim (MasterCard CreditPlatinum)
Tính năng và tiện ích:
- Khách hàng có thể ứng tiền mặt tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch và các điểmứng tiền mặt khác trên phạm vi toàn cầu (VND trên lãnh thổ Việt Nam và ngoại tệ tạicác nước trên thế giới)
- Khách hàng có thể thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT hoặc quaInternet
- Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch đặt trước như phòng khách sạn, đặt vé máybay, tour du lịch, v.v…
- Khách hàng có thể vấn tin hạn mức tín dụng tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch
- Khách hàng có thể đổi mã PIN tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch
- Khách hàng được miễn phí bảo hiểm tai nạn chủ thẻ trên phạm vi toàn cầu với số tiềnbảo hiểm lên tới 15 triệu đồng đối với thẻ hạng Chuẩn/Vàng và lên tới 5.000 USD đốivới thẻ hạng Bạch kim khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Agribank
Trang 39Khách hàng được hưởng lãi suất cho vay thẻ tín dụng cạnh tranh và được miễnlãi cho các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tối đa lên tới 45 ngày khi thanh toántoàn bộ dư nợ vào ngày đến hạn thanh toán.
HẠNG BẠCH KIM
2 Thanh toán qua EDC/POS tại
3 EDC/POS tại quầy giao dịch
a) Ứng/ rút tiền mặt Tối đa 50% hạn mức tín dụng
Nguồn: http://www.agribank.com.vn
Bảng 2.1: Hạn mức giao dịch tối đa qua thẻ tín dụng quốc tế
Nguyên tắc cho vay đối với chủ thẻ TDQT:
Khoản tín dụng thẻ đã sử dụng cùng với lãi và phí phát sinh phải được hoàn trả
theo nguyên tắc:
- Tín dụng thẻ là loại tín dụng tuần hoàn: Số tiền vay thực tế được xác định bằng số dư
nợ cuối kỳ Sau khi đã trả toàn bộ dư nợ cuối kỳ, hạn mức tín dụng sẽ tự động lặp lại
như cũ
- Dư nợ cuối mỗi kỳ sao kê phải được trả ít nhất bằng mức dư nợ tối thiểu, chậm nhất
vào ngày đến hạn thanh toán kỳ sao kê đó
- Mức trả nợ tối thiểu là 10% số dư nợ cuối kỳ
Lãi cho vay: Tín dụng thẻ áp dụng mức lãi suất cho vay Agribank thông báo
theo từng thời kỳ Để khuyến khích việc sử dụng, thanh toán và hoàn trả nợ, Agribankmiễn lãi đối với những khách hàng thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ chậm nhất vàongày đến hạn thanh toán Cụ thể như sau:
Trang 40- Giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ: Khi đến hạn thanh toán, nếu như chủ thể trả
toàn bộ số dư nợ cuối kỳ thì Agribank sẽ ưu tiên miễn lãi trong kỳ cho chủ thẻ
Nếu chủ thẻ chỉ trả một phần số dư nợ cuối kỳ, Agribank sẽ không tính lãi đốivới số dư nợ đã thanh toán, chỉ tính lãi số dư còn lại kể từ ngày trả nợ Lãi được tínhtrên cơ sở số dư cuối kỳ ngày cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ và được thể hiện trên
sao kê ngay kỳ tiếp theo
- Giao dịch ứng tiền mặt: Khi thực hiện giao dịch rút tiền mặt, chủ thẻ phải chịu phí rúttiền mặt và lãi ngay từ ngày giao dịch được cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ tính đến
ngày sao kê Khoản lãi này được thể hiện ngay trong kỳ sao kê đó
Nếu chủ thẻ trả toàn bộ số dư nợ cuối kỳ đúng hạn, Agribank sẽ miễn lãi từngày sao kê đến này chủ thẻ trả nợ Nếu chủ thẻ không trả hoặc chỉ trả một phần dư
nợ, Agribank sẽ tiếp tục tính lãi đối với các giao dịch rút tiền mặt chưa được thanh
toán kể từ ngày sao kê và khoản lãi này được thể hiện trên sao kỳ tiếp theo
2.1.4.2 Tình hình chung
Agribank Chi nhánh Cầu Giấy được thành lập khá muộn trên địa bàn thành phố
Hà Nội, nên việc triển khai các dịch vụ nói chung và dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế nóiriêng gặp khá nhiều khó khăn so với các chi nhánh Agribank cũng như các ngân hàngkhác cùng địa bàn Bên cạnh đó, với sự gia tăng những thách thức trong hoạt độngcạnh tranh đối với thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế, cácngân hàng đều chú trọng tập trung đầu tư phát triển dịch vụ thẻ và tung ra thị trườngnhiều sản phẩm thẻ phong phú, đa dạng Sự đa dạng về thành phần sở hữu và các sảnphẩm dịch vụ thẻ của các ngân hàng đã làm cho hoạt động thẻ giai đoạn này trở nên rất
sôi động, cạnh tranh diễn ra gay gắt trên cả hai lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ
Tháng 07/2009 Agribank Chi nhánh Cầu Giấy phát hành thí điểm 5 chiếc thẻ tíndụng quốc tế đầu tiên thương hiệu Visa hạng chuẩn, đến cuối năm số lượng tăng lên là
13 thẻ Theo số liệu ở biểu đồ bên dưới có thể thấy mức tăng trưởng số lượng thẻTDQT là khá nhanh, đến 12/2016 số lượng là 227 thẻ
Nguồn: Agribank Chi nhánh Cầu Giấy
Biểu đồ 2.1: Số lượng thẻ TDQT tại Agribank CN Cầu Giấy 2009 – 2016