QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH SAVANNAKHET, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

56 8 0
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH SAVANNAKHET, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ TỔNG QUAN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH SAVANNAKHET 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội truyền thống 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa Theo từ điển Việt Viện ngôn ngữ học thì “ Di sản là cái của thời trước để lại ” 1, tr, 254 . Theo Đại từ điển tiếng Việt do trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam – Bộ giáo dục và Đào tạodo Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb văn hóathông tin xuất bản 1998 thì di sản: “ Giá rtị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia một dân tộc để lại : di sản văn hóa ” 2, tr,533 .........

Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ TỔNG QUAN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH SAVANNAKHET 1.1 Cơ sở lý luận quản lý lễ hội truyền thống 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa Theo từ điển Việt Viện ngôn ngữ học thì “ Di sản là của thời trước để lại ”[ 1, tr, 254 ] Theo Đại từ điển tiếng Việt trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam – Bộ giáo dục và Đào tạodo Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb văn hóa-thông tin xuất bản 1998 thì di sản: “ Giá rtị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia một dân tộc để lại : di sản văn hóa ”[ 2, tr,533 ] Di sản là một khái niệm rộng lớn bao gồm tất cả những thành tố vật thể và phi vật thể nằm môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa-xã hội: bao gồm cảnh quan thiên nhiên và người xây dựng Di sản còn bao gồm tính đa dạng sinh học, thảm thực vật, thế giới động vật hoang dã hay các loài động vật đã được thuần dưỡng, lai tạo Đó còn bao gồm các bộ sưu tập về trang phục với nhiều thể loại, chủng loại với số lượng, mẫu mã,chất liệu, màu sắc, kích cỡ khác nhau; các tập tục truyền thống đã và hiện hành các cộng đồng dân cư, kho tàng tri thức và kinh nghiệm sống của các cá nhân, tầng hớp người xã hội Di sản ghi nhận và thể hiện quá trình phát triển lịch sử lâu dài vốn đã tạo nên bản chất của các thực thể quốc gia, khu vực: nó mang tính bản địa và là một bộ phận hữu của toàn bộ đời sống chung của quốc gia, dân tộc Di sản vừa mang bàn sắc địa phương vừa mang tính hội nhập rộng rãi, phản ánh ký ức tập thể của mỗi địa vực hoặc cộng đồng Di sản phản ánh và là những biểu hiện, thể hiện của quá khứ cũng là một bộ phận hữu của đời sống hiện đại, phản ánh hiện tại Di sản là thành tố có vai trò to lớn việc định hướng phát triển tương lai Nó là một điểm qui chiếu động và là một công cụ tác dụng cho phát triển và trao đổi Di sản là tài sản không gì thay thế được và là một nền tảng quan trọng cho phát triển, hôm và cả mai sau Di sản văn hóa: di sản văn hóa theo văn kiện được Đại hội đồng ICOMOS [ Hội đổng quốc tế các di tích và di chỉ: International Comocil Museam Organization and Sites] lần thứ 11 ở Sofia [ Bungari ] tháng 10.1966 phê chuẩn: “ Di sản văn hóa là thể chỉ những di tích, những cụm kiến trúc và những di chỉ có giá trị di sản, tạo thành môi trường lịch sử hoặc môi trường xây dựng ”[ 3, tr, 194 ] Theo luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ ( Họp từ ngày 22/5 đến 29/6/2001 ) thông qua, thì : “ Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế khác ở nước cộng hòa XHCN Việt Nam ”[ 4,tr 12 ] Di sản văn hóa là tài sản văn hóa của quốc gia, dân tộc được lưu giữ, truyên giao cho các thế hệ kế tiếp Đó chính là thành quả trình đấu tranh anh hùng dựng nước và giữ nước của các thế hệ người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng , truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 1.1.1.2 Khái niệm lễ hội và lễ hội truyền thống  Khái niệm lễ hội Lễ hội là một những hiện tượng sinh hoạt văn hoá cổ truyền tiêu biểu của nhiều tộc người ở nước Lào cũng thế giới Nó là “tấm gương” phản chiếu khá trung thực đời sống văn hoá của mỗi dân tộc Theo “Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, lễ hội được xếp vào loại hình di sản văn hóa phi vật thể Trong công ước có quy định rõ: Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của người [5, tr.33] Theo công ước, di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện qua các hình thức sau: - Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; - Nghệ thuật trình diễn; - Tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; - Tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; - Nghề thủ công truyền thống (UNESCO 2003, Cơng ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, điều 2) Lễ hội đời, tồn tại gắn với quá trình phát triển của nhiều tộc người nói chung và làng xã người Lào nói riêng, nó phản ánh nhiều giá trị đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của cộng đồng Một những giá trị tiêu biểu của lễ hội các làng xã người Lào là giá trị văn hoá và liên kết cộng đồng qua tôn giáo, tín ngưỡng Chính giá trị ấy là một những nguyên nhân quan trọng làm cho lễ hội có sức sống lâu bền, tồn tại với lịch sử của các cộng đồng làng xã cho đến hôm Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá, toàn cầu hoá, người lo lắng quan tâm đến tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo bị mai một Chính môi trường tự nhiên và xã hội vậy, bao giờ hết người càng có nhu cầu hướng và tìm về nguồn cội tự nhiên của mình, hoà mình vào với cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình cái chung của văn hoá nhân loại Chính nền văn hóa truyền thống, đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy Đó cũng là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của người ở mọi thời đại Nhà nghiên cứu M.Bachin cho rằng: thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức lễ tế và trò diễn là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng cư dân Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên tôn giáo của các phương tiện và điều kiện tất yếu Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt tới lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả Theo GS.Kuahayashi (Nhật Bản): xét về tính chất xã hội, lễ hội là quảng trường của tâm hồn Xét về tính chất văn hoá, lễ hội là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng nghệ thuật như: mỹ thuật, nghệ thuật, giả trí, kịch văn học và với ý nghĩa đó lễ hội tồn tại và có liên quan mật thiết với sự phát triển của văn hoá.” Khái niệm lễ hội được coi một cấu trúc bao gồm hai phần là phần “lễ” và phần “hội” Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả thực hiện “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống [6, tr.37] Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo Con người xưa rất tin vào trời đất, thần linh và các lễ hội truyền thống phản ảnh hiện tượng đó Trong lễ hội, yếu tố tôn giáo rất có ảnh hưởng Tôn giáo thông qua lễ hội đê phô trương thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục Nhưng trải qua thời gian, nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa GS Ngô Đức Thịnh đưa quan điểm của mình về lễ hội rất cụ thể: Lễ hội là một hiện tượng tổng thể, không phải là thực thể chia đôi (phần lễ và phần hội) một cách tách biệt một số học giả đã quan niệm mà nó được hình thành sở một cốt lõi nghi lễ tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử hay một vị thần linh nghề nghiệp nào đó), rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hóa, phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội Cho nên lễ hội, phần lễ là phần gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phát sinh tích hợp [6, tr.87] Về mặt phương pháp luận, có thể tiếp cận lễ hội bằng nhiều cách thức: - Với tinh thần tham dự, dấn thân để có cái nhìn từ bên trong, cái nhìn của người cuộc Cái nhìn này có được đầy đủ cảm xúc và vẻ hồn nhiên, nguyên sơ - Quan sát và miêu tả theo hình thức quay phim, chụp ảnh rồi biện luận theo một hệ tư nào đó Đây là cái nhìn từ bên ngoài, có vẻ mang tính khách quan, khoa học Như vậy, để có một thế ứng xử phù hợp tham dự lễ hội rất cần đến mục đích, động của nhà nghiên cứu Một cái nhìn nhân văn giúp nhà nghiên cứu hiểu được bản chất, đối tượng cần chiếm lĩnh, đó cần lưu tâm đến: - Bối cảnh tự nhiên hay môi trường hình thể của nơi diễn lễ hội đồi gò, thung lũng, bìa rừng, hang động, bờ sông… - Những quần thể sinh vật (thực vật, động vật) có ở khu vực diễn lễ hội (cây dại, trồng, vật nuôi…) - Những cộng đồng người hiện hữu ở vùng lễ hội và tham gia lễ hội với các mức độ quan tâm đến giai tầng, gia đình, quan hệ làng xóm, vùng… Để có cái nhìn tổng thể (hay phương pháp tiếp cận hệ thống) về lễ hội cần xem lễ hội là một thể thống nhất, một toàn thể, một tổng hệ thống bao hàm nhiều hệ thống theo quy mô và vị trí không gian hội, theo trật tự và trường độ diễn thời gian hội Điều quan trọng nhất cách nhìn tổng thể về lễ hội không phải là sự ý đến từng mảng không gian, từng trường đoạn thời gian, từng nhân tố hay từng tiểu hệ… tạo thành lễ hội mà là cái quan hệ tương tác nhiều chiều giữa chúng với nhau, tạo thành mạng tương quan thời gian - không gian của lễ hội  Khái niệm lễ hội truyền thống “Lễ hội truyền thống” được hiểu là bộ phận những giá trị tốt đẹp, tích cực lễ hội đã được các thế hệ nối tiếp tái tạo và khẳng định xứng đáng được bảo tồn và phát huy đời sống văn hóa cộng đồng Lễ hội truyền thống còn được hiểu là một thành tố quan trọng, cấu thành hình thái văn hóa lịch sử tương ứng với những mô hình xã hội tổ chức khác hay hiểu một cách đơn giản nhất là: lễ hội truyền thống là lễ hội của các xã hội truyền thống Trong loại hình lễ hội này được biểu hiện: Lễ hội là một hoạt động kỷ niệm định kỳ, biểu thị thế giới quan của một nền văn hóa hay nhóm xã hội, thông qua hành lễ, diễn xướng, nghi lễ và trò chơi truyền thống [6, tr.136] Nhận thức về lễ hội cổ truyền và lễ hội truyền thống có khác biệt gì không? Thực chất, hai khái niệm này được sử dụng, hầu hết các trường hợp, để nói về cùng một đối tượng Trong sách báo hay các công trình văn hóa của Việt Nam đều sử dụng chung hai thuật ngữ này Từ “truyền thống” hay “cổ truyền” có nghĩa tương đương với từ “tradition” ngôn ngữ la tinh, Anh, Pháp Tóm lại, lễ hội truyền thống là lễ hội được sáng tạo và lưu truyền theo phương thức dân gian, hình thành các hình thái văn hóa lịch sử và được trao truyền các cộng động dân cư với tư cách một phong tục tập quán Khi tiếp cận lễ hội truyền thống theo hướng của quản lý văn hóa là một “bức tranh” tổng thể các yếu tố, sự kiện của lễ hội diễn đời sống hiện thực Dưới góc độ quản lý văn hóa, lễ hội truyền thống được quan tâm theo hướng làm để bảo tồn các giá trị tốt đẹp, cũng phát huy những mặt tích cực để đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân đời sống hiện 1.1.1.3 Khái niệm quản lý lễ hội truyền thống 1.1.1.3.1 Quản lý Quản lý nhà nước đối với hoạt động của lễ hội truyền thống là làm cho lễ hội được vận hành theo qui luật của văn hóa, nội dung của tế lễ phải phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nội dung của phần hội phải phù hợp và mang lại lợi ích sinh hoạt cho cộng đồng hiện tại Dưới góc độ quản lý, việc bảo tồn lễ hội truyền thống là làm thế nào để lễ hội và những giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội tồn tại và phát huy tác dụng đời sống đương đại Tuy nhiên, thực tiễn, việc này ở Lào đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi các nhà quản lý phải xác định rõ nguyên nhân và giải pháp phù hợp để lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát triển 1.1.1.3.2 Quản lý lễ hội Quản lý là đối tượng nghiên cứu của khoa học liên ngành Trong khoa học tự nhiên, quản lý được định nghĩa sau: “Quản lý là sự điều khiển, định hướng, chỉ đạo mợt hệ thớng hay mợt q trình và vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc, luật tương ứng để cho hệ thớng hay q trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý, nhằm đạt được mục đích định trước” [ , tr.17] Ngành Khoa học xã hội định nghĩa quản lý là “sự trông nom, coi sóc, gìn giữ các công việc” Như vậy, về lý thuyết, quản lý xã hội là sự tác động xã hội, nhằm mục đích trì những đặc điểm về chất, điều chỉnh hoàn thiện và phát triển những đặc điểm đó Hay nói một cách cụ thể về quản lý nhà nước lĩnh vực văn hóa thì được hiểu là hoạt động của bộ máy nhà nước lĩnh vực hành pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa của quốc gia Với vai trò là thiết chế trung tâm hệ thống chính trị, nhà nước đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho mọi công dân được thực hiện các quyền bản của mình, đó có các quyền tự ngôn luận, học tập, sáng tác, sáng tạo phê bình văn hóa nghệ thuật, tự sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng… Nhà nước có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo sự hài hòa giữa các thành tố văn hóa, điều tiết lợi ích văn hóa giữa các bên tham gia và thỏa mãn phần nào nhu cầu chính đáng về văn hóa của toàn xã hội Quản lý lễ hội là một lĩnh vực quản lý cụ thể ngành văn hóa Trong luận án tiến sĩ “Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, từ năm 1945 đến nay” của tác giả Bùi Hoài Sơn cho rằng quản lý lễ hội là công việc của nhà nước: Quản lý lễ hội là công việc của Nhà nước, được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội truyền thống nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội Những giá trị đó được cộng đồng coi trọng, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng và của cả nước nói chung [7, tr.19] Tuy nhiên, tác giả Phạm Thanh Quy bổ sung thêm ngoài hoạt động quản lý của nhà nước, quản lý lễ hội còn có những quản lý khác: Quản lý lễ hội bao gồm quản lý nhà nước và những hình thức quản lý khác đối với hoạt động lễ hội Quản lý lễ hội nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển, được hiểu là sự tổ chức, huy động các nguồn lực Nói cách khác thì quản lý lễ hội nhằm các mục tiêu lợi ích công cộng hoặc mục tiêu lợi nhuận, hoặc xu hướng phát triển đất nước [7, tr.20] Như vậy, qua ý kiến của các nhà nghiên cứu, cũng qua các văn bản quy phạm pháp luật đã được triển khai ở Việt Nam thì quản lý lễ hội truyền thống nói riêng hay quản lý lễ hội nói cung được hiểu là quá trình sử dụng các công cụ quản lý chính sách, pháp luật, các nghị định chế tài, tổ chức bộ máy vận hành và các nguồn lực khác để kiểm soát, can thiệp vào các hoạt động của lễ hội qua các phương thức tổ chức tra, kiểm tra, giám sát Các hoạt động này nhằm mục đích trì việc thực hiện hệ thống chính sách đã được ban hành Nói cách khác thì quản lý lễ hội truyền thống bao gồm một quá trình thực hiện các công đoạn cụ thể như:  Xác định nội dung và phương thức tổ chức  Xây dựng kế hoạch  Tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện  Tổng kết và rút kinh nghiệm Việc quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống bao gồm nhiều phương diện, song có thể quy lại ở những phương diện chính sau:  Quản lý, tổ chức nội dung hoạt động của lễ hội Bao gồm các hoạt động thuộc về phần lễ các nghi lễ, nghi thức tế, lễ, rước, dâng hương, dâng lễ Một số lễ hội còn có các sinh hoạt tín ngưỡng mang tính riêng hầu đồng, phát ấn Tổ chức và quản lý các hoạt động mang tính hội: các diễn xướng dân gian và đương đại, các trò chơi, trò diễn, các chương trình nghệ thuật Quản lý và tổ chức lễ hội tốt là làm thế nào vừa đảm bảo được tính thiêng của các nghi lễ cổ truyền, giữ gìn được những giá trị tốt đẹp, tính nghiêm cẩn, thiêng liêng của lễ hội, đồng thời tránh được những biểu hiện của mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, lừa đảo Bên cạnh đó, phải làm cho các hoạt động hội hè đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của người dân, vừa phải là những sinh hoạt văn hóa phong phú, hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu công chúng, vừa đảm bảo tính giáo dục, nhân văn và lành mạnh  Quản lý phương diện tài chính của lễ hội Mảng này gồm hai hoạt động chính: Hoạt động tiếp nhận các khoản thu từ lễ hội và huy động các nguồn vốn xã hội hóa: tiền công đức, tiền dầu nhang, nguồn thu từ các loại dịch vụ, các nguồn vốn xã hội hóa khác Hoạt động quản lý việc sử dụng, chi tiêu, phân bổ các nguồn vốn thu được cho hiệu quả và không xảy các tiêu cực, lãng phí, không minh bạch  Quản lý phương diện an ninh - xã hội của lễ hội Các lễ hội thường là nơi thu hút rất đông nhân dân và du khách thập phương, từ hàng vạn đến hàng triệu người, đó rất dễ xảy chen lấn, xô đẩy, mất trật tự an ninh, ùn tắc giao thông, tai nạn, dễ diễn các hiện tượng tiêu cực móc túi, lừa đảo, bắt chẹt khách, cờ gian bạc lận Quản lý và tổ chức lễ hội tốt là làm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, trông coi phương tiện lại Bên cạnh đó, lễ hội cũng là nơi dễ dẫn đến các vấn đề về vệ sinh, an toàn thực phẩm, rất cần tới công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh và y tế  Quản lý vấn đề bảo vệ môi trường Một lễ hội được tổ chức tốt là lễ hội phát triển đôi với bảo vệ tốt môi trường xung quanh, giữ gìn cảnh quan sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững Bảo vệ môi trường tốt không chỉ thể hiện thời gian diễn lễ hội (không xả rác bừa bãi, không xâm hại thiên nhiên, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường ), mà còn được trì quá trình chung sống hài hòa với tự nhiên, giữ gìn cảnh môi trường, hạn chế tác động tới thiên nhiên quá trình phát triển  Quản lý, bảo vệ khu di tích, sở thờ tự Lễ hội là một loại hình văn hóa phi vật thể, nó không thể tồn tại tách rời với các di sản vật thể là các di tích, sở thờ tự, các hiện vật, đồ thờ, không gian thiêng Các lễ hội được tổ chức thành công thường liền với việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích tốt, sở thờ tự khang trang, không bị bóp méo, biến dạng, công tác quản lý hiện vật, tài sản, đồ thờ tự tốt 1.1.2 Cơ sở pháp lý cho công tác quản lý lễ hội truyền thống Hiện nay, chính phủ Lào đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định liên quan đến công tác quản lý văn hóa, đặc biệt công tác quản lý lễ hội Gần nhất là “Nghị quyết về công tác văn hóa thời kỳ mới” được chủ tỉnh Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Khăm Tay Xi Phăn Đon ký ban hành vào ngày 01 tháng 10 năm 1994 Trong nghị quyết đã nêu rõ về giá trị và tầm quan trọng của văn hóa: Đảng ta rất quan tâm đến công tác này và đề chính sách bảo tồn, xây dựng, hỗ trợ văn hóa dân tợc phù hợp với từng giai đoạn và quan tâm tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo thực tế Văn hóa được Đảng và Nhà nước Lào đặc biệt coi trọng, được coi như: - Nền tảng tồn tại của dân tộc, vì văn hóa dẫn nhân dân toàn quốc thống nhất, đoàn kết, gắn bó dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước Nếu dân tộc nào đó không thể trì hoặc trì không nổi phong tục tập quán và văn hóa của mình, dân tộc đó mất bản sắc của mình, bị dân tộc khác bao bọc hoặc thành cái bóng của dân tộc khác Vì thế, việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc là việc bảo vệ tổ quốc - Văn hóa là động lực đẩy mạnh xã hội phát triển Văn hóa là cái tạo sự tự hào, thúc đẩy, phát động tinh thần toàn dân tích cực, cố gắng phấn đấu, bảo tồn và vun đắp lên giá trị của văn hóa dân tộc, để không dân tộc khác Một nước nào đó muốn phát triển thì nhân dân phải phát triển văn hóa, song song với phát triển các mặt khác trí tuệ, kiến thức, tư tưởng, đạo đức, đạo lý… Việc nâng cao trình độ văn hóa cho người dân là yếu tố chính, đảm bảo thành công cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta - Văn hóa là mục tiêu của phát triển xã hội Vì vậy, toàn quốc (Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội, tôn giáo, đơn vị sản xuất, doanh nghiệp, các hộ gia đình, các tầng lớp xã hội) đều có nhiệm vụ và trách nhiệm bảo tồn, xây dựng và phát huy làm cho sự phát triển về tinh thần, văn hóa ngày càng được nâng cao, cùng với sự phát triển kinh tế và các mặt khác Nghị quyết cũng đưa những phương hướng chỉ đạo rõ ràng, đó là vừa bảo tồn, xây dựng và phát huy di sản và các giá trị văn hóa dân tộc, vừa ngăn chặn luồng văn hóa và hành động gây suy đồi về văn hóa dân tộc Cụ thể là: - Việc bảo tồn, xây dựng và phát huy văn hóa phải gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn diện của Đảng, gắn liền với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Bảo vệ và phát triển đất nước - Việc bảo tồn, xây dựng và phát huy văn hóa dân tộc phải gắn liền với sự mở rộng quan hệ, giao lưu với văn hóa nước ngoài, tiếp nhận cái tinh hoa của văn hóa nhân loại, bổ sung cho văn hóa Lào được phong phú đa dạng Đồng thời, ngăn chặn được những luồng văn hóa độc hại - Việc xây dựng và phát huy văn hóa phải gắn bó với sự tăng cường tính tích cực của văn hóa, việc khẳng định các yếu tố mới đời sống xã hội và giá trị tốt đẹp của dân tộc Giải quyết dứt điểm những điều ngăn chặn, kéo lùi sự tiến bộ của các bộ tộc và sự lên của nhà nước Phê bình và hạn chế giải quyết những điều xấu, Đoàn bằng đường thuỷ ngày đêm mới đến Khi thuyền của đoàn vừa cặp bến thì bỗng dưng trời đổ mưa tầm tã, nước ngập cuốn tất cả xác người và súc vật Phật tổ làm nước phép cho vào bình cắt cử tăng lữ đem vẩy khắp mọi nơi mường Nhân dân mường mới hết bệnh tật, chết chóc Nhờ phép mầu của Phật tổ, nhân dân mường Pha La Na Xỉ mới thoát được những tai hoạ khủng khiếp đó [ 8, tr 85 ] Từ đó trở cứ đến tháng âm lịch Lào hàng năm các tín đồ lại tổ chức làm lễ Bợc Xăm Hạ Tháng Âm lịch Lào: Lễ hội Bun Khậu Vắt Xả (hội vào chay) Mở đầu cho thời gian tháng năm là hội vào chay được tổ chức vào ngày rằm tháng (Âm lịch Lào) Kết thúc tháng là hội mãn chay, được tổ chức vào ngày rằm tháng 11 Ngoài việc dâng cơm cho sư, hoa nến cho Phật, đọc kinh cầu Phật thì hội vào chay có lễ rước nến Tham gia đoàn rước nến có đông đảo các Phật tử, trai gái bản mường Hội mãn chay có tục rước thuyền, bè thả sông nước Trên thuyền bè là đèn nến sáng rực gọi là thuyền lửa (Lảy Hưa Pay) Ở Lào từ tháng đến tháng 11 là mùa mưa nước lụt Trong tháng mùa mưa, nhà chùa không hoạt động ở ngoài tháng đó được gọi là vào chay và mãn chay Trong thời gian giữa hai lễ hội ấy, những quy định nhà chùa khá chặt chẽ Sư sãi không được khỏi chùa, kể cả khất thực hoặc ngủ lại một chùa nào khác trừ trường hợp đặc biệt Các sư ở chùa chuyên chăm lo học kinh kệ, nâng cao trình độ để sau này dự thi cử, phong sắc sau này thành Sư ông, Sư bác [ 7, tr 90 ] Tháng Âm lịch Lào: Lễ hội Bun Khậu Phạ Đặp Đin Ở tỉnh Savannakhet Bun Ho Khậu Pạ Đắp Đỉn thường diễn vào ngày 15 rằm tháng 10 âm lịch Lào khoảng giữa tháng dương lịch Nhân dân Lào nổi chung và nhân dân Savannakhet nói riêng thường gọi “Bun Đườn Kậu” là hội tháng vì “Bun Ho Khậu Pạ Đắp Đỉn” là lễ hội cúng các oan hồn mà buổi sáng sớm có lễ Tắc Bạt ( dâng lễ ) ở chùa Tháng 10 Âm lịch Lào: Lễ hội Bun Hỏ Khậu Sạ Lạc Lễ hội Than Cuôi Sạ Lác Đạo Phật ở tỉnh Savannakhet cũng nhiều địa phương khác khắp nước Lào Theo Đạo Phật “Than” ở có nghĩa là cầu phúc cho ngài, “Cuôi” có nghĩa là cái rỏ đước đan bằng tre, cầy giang để đựng đồ cúng Lễ, “Sạ Lác” có nghĩa là tự tay mình bốc lấy những lá phiếu được sư thầy viết sẵn ở các húng vưng Than Cuối Sạ Lác có nghĩa là Lễ cầu may về siêu thóat linh hồn cho người đã khuất Đây là một phong tục tập quán có từ xa xưa và được lưu giữ nguyên vẹn cách tiến hành nghi lễ Lễ hội Than Cuôi Sạ Lác ở tỉnh Savannakhet được tổ chức ở các chùa lớn và linh thiêng chùa Xay Nha Phum, chùa Lắt Tạ Nạ Lăng Sy, Chùa Chom Kẹo Ngoài còn được tổ chức ở các chùa nhỏ, tùy thuộc vào sự tổ chức các làng bản, bộ tộc từng địa phương Lễ hội này được tổ chức thành công phụ thuộc vào sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất của địa phương Thông thường các chùa nhỏ hay tổ chức chung và thu hút nhiều tầng lớp xã hội tham dự Lễ hội còn thể hiện tình đoàn kết của nhân dân Bản và các làng Bản bộ tộc khác vùng Hàng năm cứ gần đến ngày lễ này nhân dân địa phương lại cùng quyên góp tiền của để tu sửa lại chùa của bản mình, tổ chức chăm sóc sức khỏe sư thầy, tiểu Ở tỉnh Savannakhet Lễ hội Than Cuôi Sạ Lác được tổ chức vào ngày 13 tháng 10 (Theo lịch Lào tức là tháng dương lịch) Đây là khoảng thời gian nông nhàn, mùa mưa, trái bắt đầu vào mùa chín đồng thời cũng là tháng sư thầy nhập hạ chùa nên là điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành tổ chức Lễ hội Người mang đồ cúng lễ phải là người khỏe mạnh và thu được những thành công nhất định năm đó Đồ cúng lễ gồm có bánh chung, kẹo, bánh, sữa, hoa qủa, cơm gạo, sách vở, bút mực và các đồ dùng khác Để chuẩn bị tổ chức lễ hội này các gia đình hay các quan ban ngành và các bộ tộc, dòng họ v.v thường tiến hành tổ chức lễ cúng bái tại gia đình Đồ cúng bái này thường là phụ nữ chợ mua hay lên rừng tìm hái mang về Còn nam giới thì lên rừng lấy tre, giang để đan giỏ, giai đoạn này nhân dân địa phương gọi là giai đoạn chuẩn bị “Ha Kạ Kiềm” Đồ cúng lễ ít hay nhiều tùy thuộc vào khả của mỗi gia đình, mỗi địa phương và tấm lòng hướng đạo thì cái giỏ được đan to hay nhỏ, bên giỏ được lót bằng lá chuối hay tờ báo, nắp giỏ được đan bằng tre, nắp được kẹp một ít tiền gọi là “tiền nhọt” ngoài còn được kẹp một ít lá tre, cành tre và hoa tươi Lễ hội ở Luông Phra Bang được chia thành hai phần riêng biệt : phần một dành cho những tầng lớp giàu có và qui mô tổ chức lớn số người tham gia ít vì tốn về vật chất, phần hai dành cho tầng lớp có thu nhập thấp lại được nhân dân tham dự đông Những địa phương hay gia đình giàu có còn làm nhà thu nhỏ chứa đầy bánh kẹo và vật dụng khác có giá trị lớn để làm đồ cúng lễ, rồi mới lấy tiền đem chuộc lại vì theo quan niệm thì những đồ càng có giá trị thì sự cầu nguyện càng hiện thực hơn, chúa trời càng ban nhiều điều may mắn, quyền cao chức trọng và được nhiều người mến mộ Từ rất sớm sáng ngày 15 tháng 10 (lịch Lào tháng dương lịch), người chủ Lễ cùng với trai, gái địa phương cùng múa hát, chiêng trống, khèn và nhạc cụ cùng bê, vác đồ cúng đển nhà chùa và trước là đoàn múa truyền thống Luổng Phra Bang ví dụ như: múa chúc mừng, múa hoa Chăm Pa và múa kiếm là chủ yếu Có đức tin rằng là nếu người nào có hội được theo và được múa cùng đám rước để làm lễ thì người đó nhận được nhiều đức Khi đoàn bố thế Cuồi Xạ Lác (thàn Cuồi Xạ Lác) đến chùa trước thời gian trống trưa, họ mang Cuồi Xạ Lác đó đến trình hoặc đánh số với ban tổ chức, nghi lễ này được gọi là bốc thăm (Chốc Xạ Lác) Chốc Xạ Lác có nghĩa là mang các Cuồi Xạ Lác đến trình với ban tổ chức biết là Cuồi Xạ Lác đó là của ai, ở làng/Bản nào, ở chùa nào và dâng cho ai, bằng cách viết thư lên mảnh “bờ làn” hoặc viết lên những mảnh giấy dài dài, sau đó ban tổ chức tập hợp những giấy bốc thăm đó lại để cùng một chỗ, tập trung các Cuồi Xạ Lạc rồi sau đó họ mang nó đến đặt ở các vị trí mà ban tổ chức của chùa đã qui định Các thí chủ thề rải chiếu ngồi đợi nghi lễ tiếp, theo trước thời gian dâng Cuồi Xạ Lác Thông thường, có nghi Lễ “Xông” là Lễ dâng cơm trưa cho các vị sư và sau đó mới đến nghi lễ dâng Cuồi Xạ Lác Ban tổ chức nghi lễ đếm số lượng các sư thầy đến tham dự cho đủ với số lượng giấy bốc thăm (phiếu bốc thăm) “Xạ Lác” được chia thành nhóm (phần) : Cuồi Xạ Lác của đức phật (tượng phật như: Phạ chấu ồng Xen, Phạ chấu Xen xục ) và phần thứ I xa lác (qủe) là của chùa đứng tổ chức, hai phần còn lại được chia đều cho các sư đến tham dự và số còn lại cũng là chùa đứng tổ chức được nhận Sau các sư thầy và các tiểu đã nhận phiếu bốc thăm, họ đưa cho ban tổ chức đọc to cho các thí chủ ngồi đợi ở đó được nghe Khi các chủ nhân của những Cuồi Xạ Lác biết là vị sư thầy nào là người nhận Lễ dâng của mình, sau đó họ được ban tổ chức đưa đến chỗ vị sư đó và dâng lễ vật của mình Cùng lúc đó, sư thầy cũng nhận lễ dâng (Cuồi Xạ Lác) từ các thí chủ và bày tỏ sự bằng lòng, ban phước lành và té nước cho thí chủ người đã dâng lễ, đồ cúng Khi các sư thầy nhận được lễ dâng lớn (Cuồi Xạ Lác nhay) là may mắn, đa số là họ đưa vào chùa một lần nữa, ngược lại với những sư thầy nhận được lễ dâng bình thường thì họ có thể lấy thành của cá nhân cũng được Phong tục “thàn Khấu Xạ Lác” ở tỉnh Savannakhet là một tục lệ làm ở ngoài trời, đó là một tục lệ lớn và quan trọng của người dân Savannakhet và còn là nét đặc trưng của địa phương từ xưa đến nay, là một tục lệ tốt đẹp, mọi người cần giúp giữ gìn và bảo vệ, và đó còn là một tục lệ có lương tri xuất phát từ đạo Phật, có cốt cán quan trọng để khuyên răn cho người biết và hiểu về đạo lí của tội lỗi và ân nghĩa, dạy cho người biết và làm những điều tốt đẹp ở kiếp này thì nhận được điều đó ở kiếp sau, dạy cho cái biết đến công ơn nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ và những người đã qúa cố bằng cách dâng Cuồi Khấu Xạ Lác Về mặt thế giới quan còn là cách khuyên răn người phải biết đoàn kết yêu thương mọi công việc, hoà hợp với anh em họ hàng và bạn bè đồng loại với Vì vậy, tổ chức Lễ Thàn Khấu Xạ Lác (dâng Cuồi Xạ Lác) là một nghi lễ được tổ chức với qui mô lớn, Đó còn là sự vinh dự và thể hiện bộ mặt của chùa đã đứng tổ chức Vì thế, sự hợp tác và giúp đỡ từ phía nhân dân cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của Lễ hội Về mặt đạo lí, việc dâng Cuồi Khấu Xạ Lác còn mang ý nghĩa là khuyên răn các sư thầy và tiểu không được chê bai hoặc so đo những vật mà các thí chủ của mình dâng lên, đặc biệt là đối với những Cuồi xạ Lác đó có thể đó là Cuồi (rọ) nhỏ hay to, tiền ít hay nhiều cũng vậy Đó cũng là một sự khuyên răn cho các sư thầy và tiểu biết từ bỏ những dục vọng và ham muốn đời thường Ngoài ra, đó còn là đạo đức, là lời khuyên răn cho các thí chủ người dâng lễ (Cuồi Xạ Lác) rằng, việc dâng lễ là làm phải thành tâm thành ý, không chọn người dâng lễ và không chọn chùa theo ý mình làm lễ và dâng lễ bằng tấm lòng thành thật và thành tâm ắt tược phước đức thực sự Bởi thế đạo lí đó mới được chứa các lễ nghi và tục lệ của người dân Lào[ 8, tr 103 ] Tháng 11 Âm lịch Lào: Lễ hội Mãn Chay,Bun Láy Hưa Phay, Đua thuyền Lễ hội Mãn Chay(Bun 0oc Phăn Sa), lễ thả thuyền lửa trôi( Bun Láy hưa Phay), lễ hội đua thuyền được coi là một những lễ hội truyền thống cổ truyền gắn liền với cuộc sống của cộng đồng nhân dân các bộ tộc Lào Theo Đạo Phật Lễ hội Mãn Chay(Bun 0oc Phăn Sa), lễ thả thuyền lửa trôi( Bun Láy hưa Phay), lễ hội đua thuyền được diễn vào ngày rằm 15 tháng 11 âm lịch Lào là ngày hội mãn chay “Bun Oọc Phăn Sả” khoảng giữa tháng 10 dương lịch  Bun Láy Hưa Phay bắt nguồn từ phong tục “Tạy Pạ Thíp” có nghĩa là “Thắp sáng” và đốt dầu, thắp nến để thờ Phật, thờ cúng vị thần Phạ Phôm, Phạ Y Soan, Phạ Na Lai Phong tục tập quán Láy Hưa Phay được chia làm loại : Hưa Phay Khốc (thuyền lửa đất) và Hưa Phay Nặm (thuyền lửa suối sông) Hưa Phay Nặm (thuyền lửa suối sông) được diễn thả thuyền lửa trôi sông để thờ Naga “Phạ Nha Nạc” là nguồn gốc của dân tộc Lào và là người tạo mưa thuận gió hoà cho ruộng đồng tươi tốt, mùa màng bội thu và đem đến cho dân sự ấm no hạnh phúc an khang thịnh vượng Để làm thuyền lửa Hưa Phay, người ta dùng tre, bẹ chuối đan kết thành hình thuyền, chiếc bè kích thước khác và được trang trí bằng giấy màu, cờ đuôi nheo và chỉ ngũ sắc rồi đem tập trung ở sân chùa Xay Nha Phum Các tín đồ bản, từng hộ hoặc một nhóm gia đình cùng đỏng góp công sức, tiền bạc làm những thuyền bằng tre hay bẹ chuối Có thuyền dài đến hàng chục mét được trang trí rất công phu và đẹp mắt Ngoài nến, dân bản còn dùng dầu dừa, đầu lạc để thắp sáng Khoảng bảy giờ tối, các tín đồ rước thuyền bè lên tập trung ở sân chùa Xay Nha Phum Vào giờ đã định các tín đồ cùng tăng lữ tổ chức rước những thuyền, chiếc bè sông Mê Kông Sau một nghi lễ ngắn, tất cả đèn, nến những thuyền bè được thắp sáng và đồng loạt thả trôi theo dòng nước Đèn nến hàng trăm chiếc thuyền toả sáng cả một khúc sông Trai gái bờ nhảy múa reo mừng những thuyền lững lờ trôi theo dòng nước Tiếng trống, tiếng chiêng sôi nổi rộn rã vang vọng cả một vùng núi rừng Theo sau là một thuyền gỗ dân bản chèo Trên thuyền cũng nổi trống, chiêng vang rền xua đuổi các thuyền bè được thắp sáng trôi ở phía trước Cuộc vui tập thể bên sông kéo dài đến những thuyền, chiếc bè được thắp sáng trôi khuất, chìm vào bóng đêm, các tín đồ mới về sân chùa tiếp tục đêm hội Theo các tín đồ thì mỗi thuyền, chiếc bè bé nhỏ được thắp sáng đã mang theo những điều khổ hạnh, rủi ro, xấu xa của người, bản mường trôi về chốn xa xăm vô tận Hy vọng cuộc sống mát mẻ, may mắn, tốt đẹp đến với mọi người bản làng Với các nhà tu hành, việc thả các thuyền có nghĩa là sự “sổ lồng” đối với sư sãi, tiểu Từ họ không còn phải ở chùa tụng kinh dài ngày lễ Khẩu Phăn Xả (hội vào chay) mà đã được ngoài hoạt động sau lễ Oọc Phăn Xả (hội mãn chay) Thần Naga “Phạ Nha Nạc” được tung tăng bơi lội dòng nước mát mẻ những thuyền, chiếc bè sông  Lễ hội đua thuyền ở tỉnh Savannakhet được tổ chức vào giữa tháng Mười dương lịch, Lễ hội bắt nguồn từ việc tổ chức của hoàng gia Lào xưa và thời gian diễn hàng năm vào cuối của lễ hội chay của Phật giáo (ngày 14 tháng 11 âm lịch Lào) Lễ hội này được bắt nguồn từ chuyện Thạo Cặm Phạ và nàng Ngà Khi đó, Chậu Phạ Nha thấy Thạo Cặm Phạ có nhiều tiền, vàng và cưới được nàng Ngà xinh đẹp thì vô cùng tức giận và tìm cách giết Thạo Cặm Phạ Phạ Nha thách Thạo Cặm Phạ chọi gà ông ta bị thua vì chồn đã biến thành gà để giúp Thạo Cặm Phạ cắn chết gà của Phạ Nha Phạ Nha lại thách Thạo Cặm Phạ chọi trâu, hổ đã giúp Thạo Cặm Phạ hóa thành trâu để giết chết trâu của Phạ Nha Phạ Nha thách Thạo Cặm Phạ đua thuyền Biết khó thắng được thuyền của Phạ Nha, Thạo Cặm Phạ cầu xin Nác và Nác đã biến thành thuyền đua rồi đánh chìm thuyền của Phạ Nha, khiến ông ta chết đuối Từ đó, người Lào làm lễ hội đua thuyền để cám ơn Nác Thờ Nác cũng được coi là tín ngưỡng cổ xưa nhất của người Lào Người Lào quan niệm tổ tiên của họ là thần Nác - thuồng luồng Người Lào cho rằng ở vương quốc Lào thời cổ có 15 vị Phạ Nha Nác, vốn là thần nước trú ngụ các thác nước, các hợp lưu sông, các tảng đá lơn bờ, các hang động và đầu sông, ngọn suối [8, tr.113] Lễ hội đua thuyền có gắn với nghi lễ tống tiễn cô hồn bằng bè lửa vào buổi tối mà người Lào gọi là lễ hội lảy hừa phay Lễ hội này có liên quan đến việc cầu mong nước, là thời gian chính của năm đoàn tụ gia đình tại Lào và đóng một vai trò tương tự lễ Giáng Sinh và năm mới ở phương Tây Vào thời gian tổ chức lễ hội, ở tỉnh Savannakhet có sự trở về của nhiều thành viên gia đình và du khách đến từ các nơi khác của Lào, cũng từ Thái Lan và xa nữa là các nước khác thế giới Lễ hội đua thuyền có tâm điểm là những trò chơi sông nước, đó hội thi đua thuyền mang dáng dấp của hội thể thao sông nước Những chiếc thuyền đua đại diện của các bản, làng với những niên cường tráng lướt nhanh tay chèo về đích dưới sự điều khiển tài ba của một ông già là ông bầu chỉ huy Để chuẩn bị cho cuộc đua thực tế, ở làng (hay vùng lân cận) thuyền rồng được tu bổ, trang trí với việc sơn màu đen và đỏ (là hai màu tượng trưng cho chiến thắng), sau đã có thời gian cất giữ tại chùa Phật giáo của địa phương của mình Khi thuyền được đưa xuống nước, người ta trang trí thuyền bằng hoa vô cùng rực rỡ, đẹp mắt Nhân dịp này, người dân cũng đọc lời cầu khấn xin Thê va đa và các Phạ Nha Nác cho giành được thắng lợi và có mưa thuận, gió hòa, được mùa Cuộc đua được tổ chức vùng nước lấp lánh của sông Nậm Houng Hầu hết các làng đều cử đội thuyền tham gia và cư dân từ mỗi làng cổ vũ cho đội thuyền của họ với sự cổ vũ nhiệt thành Hơn nữa, mỗi lễ hội đều có cuộc thi tìm kiếm “Đua thuyền Miss” Đây là phần thi của các phụ nữ đẹp nhất ở làng tham gia lễ hội Đây là nét mới các lễ hội hiện ở Lào Vùng nào cũng có thi hoa hậu sau mỗi lễ hội lớn Cuộc thi hoa hậu là sự kiện cuối cùng sau hai ngày lễ hội đua thuyền Lễ hội đua thuyền thường có hai cuộc đua, cuộc đua của các tay đua nữ được tổ chức ngày đầu tiên, cùng ngày với lễ hội đêm lảy hừa phay và cuộc đua của các tay đua nam diễn vào ngày hôm sau Các đội đua đều có sự cạnh tranh quyết liệt với nhau, cùng hàng ngàn người cổ vũ cả hai bên bờ sông với tiếng hò reo vang dội tạo không khí náo nhiệt cho ngày hội Sau đã loại nhiều đội, cho đến chỉ còn hai đội cuối cùng vào chung kết Các nhà hàng bên sông và các khu vườn tấp nập người, với những lời chúc tụng hân hoan cho đội giành chiến thắng của mùa lễ hội năm Khi cuộc đua kết thúc, vẫn còn có thêm một đêm hội chợ nữa để người tham dự hội có thể mua sắm quần áo, đồ trang sức hoặc đồ dùng nhà tại rất nhiều các quầy hàng hoặc du khách có thể dạo và khiêu vũ bên ngoài trời bên bờ dòng sông Tháng 12 Âm lịch Lào: Lễ hội Bun Kạ Thin Từ KATHIN nghĩa là cái gỗ được đánh làm thành khung góc Khung này dùng để kéo vải cho căng theo khung để dễ dàng cho sư may được gọi là PHA KA THIN (vải Kathin) nghĩa là vải được may từ khung gỗ đó Khi may được vải rồi thì đem dâng cho nhà sư (được gọi là Thot Ka thin) Việc dâng Ka thin diễn theo nghi lễ rất trang trọng Ka thin có hai loại: Chu la Ka thin là loại Ka thin được chuẩn bị và làm thời gian rất ngắn (chỉ một ngày) Ma Ka thin là loại Ka thin được chuẩn bị, làm thời gian dài Trường hợp Ma Ka thin nhiều người làm thì gọi là Ka thin Sa ma (Ka thin hữu nghị) Vải Ka thin để dâng cho sư phải được cỡ cả chiều rộng và chiếu dài như: Pha Xăng Kha Ti (khăn đeo vai) và Pha Chi Von (khăn đắp thân) phải rộng thước và dài thước Pha Sa Bông (khăn mặc từ eo xuống dưới ) (kiểu váy của phụ nữ) phải rộng thước dài thước Các đồ để dâng Ka thin tức là bộ Ka Thin là phải có đủ thứ như: Bát (đồ dựng để thức ăn người dân dâng thức ăn), Pha Shăng Kha Ti (khăn đeo vai), Pha Chi Von (khăn đáp thôn), Pha Sa Bông (khăn mặc từ phần eo xuống dưới) (kiều váy dân tộc phụ nữ), dao gạo, dây buộc eo, ca đựng nước, kim và bộ dây để may đó thiếu một cái cũng tạm được tốt nhất là phải đủ Lịch sử lễ hội Ka Thin có huyền thoại tập Thăm Ma Vông cho rằng: có sư sãi của huyện Pa Thay Nhạ 30 người lên đường với mục đích bảo vệ và gìn giữ tượng Phật tại chùa Vat Phra Xê Tạ Văn Ma Ha Vi Hán huyện Sa Vat Thi lại chưa đến nơi lên đường đến huyện Sa Kết Khi rời Sakệt đến chùa Vat Phra Xê Ta Văn Ma Ha Vi Hán, các sư gặp trời mưa, quần áo bẩn hết Sư cụ quyết định cho phép cho sư sãi nhận Ka Thin của dân dâng cúng Từ đó cứ đến cuối mùa mưa tháng từ tháng 11 Hem Khăm tức là ngày 16 tháng 11 âm lịch đến tháng 12 (ngày rằm) là ngày chính thức diễn lễ hội Ka Thin Nghi lễ dâng Ka thin sau: Người muốn dâng Ka thin phải báo cáo với nhà sư và viết giấy dán trước cửa SỈM để mọi người đều biết Trong giấy đó nói rõ vì lòng trung thực muốn làm điều thiện nên dâng Ka thin Trong một ngày chỉ được Thot Ka Thin một bộ nếu có hai hoặc ba bộ cũng phải tập trung thành một bộ mới được coi là Ka Thin Sư sãi nhận Ka Thin phải là sư được vào chay đủ tháng có sư trở lên và là sư có Chi Von (khàn đắp thân cũ), thông minh, có thể làm nhiệm vụ về lễ nhận Ka Thin theo luật và quy định của luật sư đạo Phật Trong lễ nhận Ka Thin sư nhận Ka thin phải cởi bỏ hết bộ cũ rồi mặc trang phục Ka thin rồi quay mặt về sư cụ cùng lời kinh NA MÔ và làm lễ cùng lời kinh phát và đánh dấu bộ Ka Thin theo thứ tư như: - Phạ Sạ Bông (khăn mặc từ eo xuống dưới) cùng lời kinh Y Ma Nị Ăn Ta La Va Sa Kê Na Ka Thi Năng Ặt Ta La My - Phạ Chi Von (khăn đắp thân) cùng lời kinh Y Ma Ni U Ta La Săng Khê Na Ka Thi Nảng Ặt Ta La My - Phạ Săng Khạ Ti (khăn khoác vai) cùng lời kinh Y Ma Ni Sảng Kha Tì Tị Nhà Ka Thi Năng Ặt Tha La Ni Lễ Ka thin sư cụ thực hiện và lấy trang phục Ka thin chắp vào tay và sư sãi người nhận Ka thin phải ngồi quỳ gối và nói theo lời kinh sau : Ặt Tha Năng A Vu Xô Săng Khát Ta Ka Thi Năng Thăm Mi Ko Ka Thi Nặt Tha Thô Nếu sư làm lễ kinh có tu nhiều sư sãi nghĩa là người chuẩn bị nhận Ka Thin thì đổi từ AVụ xồ (người cao tuổi) thành Phăng Tê (người ít tuổi hơn) cuối cùng tất cả sư sãi khỏi lễ theo thứ tự bậc tu cùng lần lời kinh Ặt Tha Năng Phăn Tê Săng Khạt Xa Ka Thin Năng Thăm Mi Ko Ka Thin Nặt Tha Lồ Ang Mô Tha My, nếu sư làm lễ kinh có năm tu ít sư sãi (người nhận Ka thin) thì đổi PHĂN TÊ (ít tuổi hơn) thành AVụ Xồ (cao tuổi hơn) hay là những người tuổi cao Sư làm lễ xong thì lễ Ka thin được thành công và mời đông đảo sư sãi nhận lời kinh và cuối cùng chắp tay lên cao qua đầu cùng lời kinh “Xa THụ” nghĩa là lời thiêng đạo phật sống với chùa sống với đạo Phật Sư nào đã được nhận Ka thin rồi đều có điều phép sau: Có thể vào làng bà nhân dân được mà không cần Bảo hay là xin phép chùa; qua đêm nơi khác được mà không cần mang đủ bộ Ka Thin; có thể dùng cơm cùng một mâm với nhiều người sư sãi; có quyền cất giữ bộ Ka thin thì không cần dùng; các đồ đạc hay là bộ Ka thin của sư sãi mà được từ người dân có tin đức đến dâng không thể cho sư khác được và nếu được thì phải qua tháng rằm mới cho sư khác được Người đã dâng Ka thin cho chùa cũng nhận điều lợi: được sự qúy mến của mọi người; có danh tiếng vang lừng; là người anh hùng của làng xã; không lẩm cẩm về cái chết, sắp chết vẫn biết mình là ai; qua đời rời lại được lên trời Ngồi lễ hội theo Âm lịch Lào cịn có nhiều lễ hội lớn nhỏ, lễ hội lễ hội tháp Inh Hăng lễ hội tiêu biểu lớn tỉnh Savannakhet Tháp Inh Hăng là một di tích lịch sử nghệ thuật quan trọng dân gian của đất nước Lào Và vừa là tháp linh thiêng của người dân từ xưa đến Ngôi tháp này nằm ở tỉnh Sa Vẳn Na Khết miền Trung Lào, cách huyện Cay Sỏn Phôm Vi Hản về phía Đông Bắc khoảng 14 km, nằm cạnh làng Thạt Inh Hăng Người dân làng này được cho là người ủng hộ và giúp đỡ cho việc xây dựng tháp này từ thời Prạ Xay Nhạ Sệt Thả Thị Rát năm 1567 Kể từ ngày tháp này được xây dựng lên đến nay, chứng minh về mặt lịch sử vẫn chưa rõ ràng Theo bằng chứng lịch sử cho thấy bộ tộc Lào sinh sống ở vùng đất phong phú đa dạng này từ thế kỷ VIII SCN, lúc đấy sự cạnh tranh về quyền lợi với nhóm Khơ me ở phía Nam và nhóm Môn Thararavađi ở phía Tây và người dân vẫn sinh sống vào từng khu vực tiểu vương quốc riêng lẻ của mình nằm dọc vùng phía dưới bên bờ sông Mê Kông, được tính từ mường Xiêng Đông – Xiêng Thoong xuống đến mường Xỉ Khốt Tạ Boong, mường Chăm Pa Nạ Khon và mường Họi Ết pạ tu (110 cánh cửa) Việc thống nhất lại các tiểu vương quốc Lào với được thể hiện rõ nhất thế kỷ XIV, tính từ năm 1357 dưới sự lãnh đạo của vua Chạu Phạ Ngùm Mạ-hảrạt, người đã thành lập lên vương quốc Lạn Xạng Trong thời gian thống nhất đất nước Lạn Xạng năm 1349, vua Phạ Ngùm đã phái quân lên đánh mường Kạ Boong (Sỉ Khốt Tạ Boong) và thời gian đó vua Pẹt Bo là người cai trị vùng đất Kạ Boong đã đánh bại và bị quân lính của vua Phạ Ngùm giết chết tại trận đánh Và sau đó, vua Phạ Ngùm đã truyền cho em trai của vua Pẹt Bo lên và quản trị mường Kạ Boong Chưa có một tài liệu nào chúng minh được rằng vào thời gian đó tháp Inh Hăng thuộc sự quản lý và gìn giữ của vị vua hoặc nhân dân Sỉ Khốt Tạ Boong thế nào Nhưng có thể hiểu rằng vị vua các thời kỳ của mường Kạ Boong không bao giờ theo những tôn giáo khác ngoài Phật giáo Vì vậy, có thể kết luận rằng tất cả các vị vua của mường này đều luôn tôn tạo và bảo tồn tháp Inh Hăng Trong thời gian một thế kỷ, kể từ vị vua Phạ Ngùm thống nhất đất nước đến thời của vị vua Vị Xun Nạ Rạt, không có tài liệu nào ghi lại việc trùng tu hoặc sửa chữa tháp, có thể hiểu rằng khu vực địa phương cũng đã trừng tu và giữ gìn tháp một cách tốt nhất nên tháp Inh Hăng mới có thể tồn tại đến tận ngày Lịch sử tháp Inh Hằng được ghi lại rõ nhất dưới triều đại của vua Prạ Phô Thi Sả Rạ Rạt Chậu và Prạ Xay Nhạ Sệt Thả Thị Rạt Chậu Trong lúc vua Prạ Phô Thi Sả Rạ Rạt Chậu xuống mường Viêng Chăn năm 1539, ông đã đến thờ cúng tháp Inh Hăng, tháp Phôn, tháp Sỉ Khốt Tạ Boong và tháp Phạ Nôm Trong thời gian đó ông đã dành cho tháp những người coi sóc tháp Trong triều đại Xay Nhạ Sệt Thả Thị Rạt, tháp Inh Hăng được xây dựng và trùng tu thêm để trở thành nghệ thuật Lạn Xạng và sửa đổi tháp theo kiên trúc đền chùa Phật giáo Nhiều nhà khảo cổ học Lào cho rằng kiến trúc của tháp Inh Hăng là kiến trúc nghệ thuật cổ của Lào thời kỳ của vua Xay Nhạ Sệt Thả Thị Rạt, bởi vì kiến trúc của cổng vào tháp phía đông là nghệ thuật thời kỳ Sêt Thả Thị Rạt Tài liều cho thấy, sau vua Xay Nhạ Sêt Thả Thị Rạt rời đô từ Luông Phạ Bang xuống vùng đất Viêng Chăn được sáu năm, đó là năm 1548, ông đã đến làm lễ thờ cúng tháp Phạ Nôm ( Thai Lan hiện nay) và đã xây dựng lên tháp Sỉ Khốt Tạ Boong Ngoài ra, vua Sệt Thả còn trùng tu lại tháp Inh Hăng và tháp Phôn và từ đấy trở các vị vua của đất Lạn Xạng đều cùng trùng tu và sửa đổi lại theo kiến trúc cổ đến tận bây giờ Đến triều đại Chậu A Nụ Vông, năm 1829, sau vương quốc Lạn Xạng bị sụp đổ Kinh đô Viêng Chăn bị quân Xiêm áp bức bóc lột, trộm cướp, đốt nhà dân Và kể từ đó trở đi, tháp Inh Hăng thiếu sự trông giữ và trùng tu, sửa đổi Đến cuối thế kỷ XIX đên đầu thế kỷ XX, thời kỷ mà miền đất Lào được chia làm Vùng đất phía trái của sông Mê Kông trở thành thuộc địa của Pháp, tháp đã bị ẩn sâu rừng xanh vì bị lãng quên bởi chiến tranh kéo dài Tháp Inh Hăng từ năm 1893 đến đầu thế kỷ 20 Sau phía trái song Me Kông trở thành thuộc địa của Pháp, 11 năm sau Lào thoát khỏi Xiêm Ngôi tháp gần bị chìm khu rừng sâu, không còn một hình bóng người trông giữ hoặc đến làm lễ, cúng thờ… Đến năm 1930, các nhà khoa học từ viên Bu-ra-pha-thít ( Ecole Êxtrême Orient) của Pháp cùng người dân tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khệt đã trùng tu và sửa đổi lại tháp Bốn cửa chính của tháp được chình lại trạng thái cũ Họa tiết hoa văn ở cánh của cổng chính được chạm khắc lại bởi nghệ sĩ Thít Phụ, người kế thừa lại nghề chạm khắc truyền thống của vương quốc Lạn Xạng Viêng Chăn, những họa tiết hoa văn được chạm khắc lại không được cầu kỳ cánh cửa cũ đã được chạm khắc từ thời kỳ của vủa Xay Nhạ Sệt Thả Thị Rạt Hiện này cánh cửa cũ được lưu giữ lại tại bảo tàng chùa Phạ Kẹo Năm 1959, toàn thể nhân dân cùng cán bộ công chức tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khệt, dưới sự chù trì của ông chủ tịch tình và sự ủng hộ của Chính phủ Nhà nước thời kỳ đó đã có quyết định về việc bảo tồn, trùng tu lại hoàn toàn tháp Inh Hăng Trong đó, đã mở rộng thêm khu sân trước tháp, xây dựng lại khu cổng quanh tháp, cùng đó họ đã quy định lấy ngày rằm thang Giêng hằng năm là ngày lễ hội lớn của tháp Inh Hăng Trước đó lễ hội tháp Inh Hằng là rằm tháng Chạp ( trủng với lễ hội Thạt Luổng) và được coi là một lễ hội cấp quốc gia của đất nước Lào[ 11, tr ] Hiện nay, lễ hội tháp Inh Hăng ngày chính thức được diễn từ ngày 13 đến 15 tháng Âm lịch Lào hàng năm Nhưng ngày 13, nhân dân huyện Cay Sỏn Phôm Vi Hản cùng với người dân làng Thạt Inh Hăng và làng xung quanh đã tổ chức chuẩn bị làm lễ Ngày hôm sau, vào khoảng 14:00 giờ chiều ngày 14 tháng nhân dân đã tổ chức thành các đám rước lễ ở tháp Inh Hăng Mỏ đầu buổi lễ, một nhà sư đọc bài kinh phật không khí hết sức trang nghiệm Sau nghe kinh là lễ “ Dạt Nặm ” vẩy nước xuống đất cho trời đất chứng giám và cầu mong mưa thuận gió hòa Sau đó mọi người vui chơi múa hát suốt đêm Sáng sớm ngày 15 tháng mọi người tham gia “ Lễ Tắc Bạt ” Phần mở đầu lễ tụng kinh và “ Dạt Nặm ” Trước sân tháp Inh Hăng, các nhà sư nghiêm trang ngồi thành hàng dài Các chủ tiểu ôm bạt giữa vòng người dự lễ để nhận lễ vật và tiền nhân dân cúng Lễ Tắt Bạt diễn vòng một giờ đồng hồ Chiều hôm đó, ở quảng trường ngoài tháp Inh Hăng , các cuộc vui chơi công cộng thi ném trái dừa, thi đua ngựa và các trò chơi dân gian Ngoài phần nghị lễ, phần hội chợ tháp Inh Hăng mới là phần sôi động nhất của người dự hội Ngoài quảng trường tháp Inh Hăng, các thương nhân đựng nên vô số quầy hàng, hàng hóa được bày bán hội chợ là vải vóc, hang bách hóa, gốm sứ, sơn mài, thuốc dân tộc Điều làm cho người dự hội thích thú nhất đêm hội tháp Inh Hăng, mọi hàng hóa đều hạ giá ở ngoài, nên thương nhân cũng bán được rất nhiều dịp này 1.3.4 Hiện trạng lễ hội truyền thống ………………………………………………………………………………………… ……………………………………( Chưa làm xong )……………………………… ………………………………………………………………………………………… 1.3.5 Giá trị hệ thống lễ hội truyền thống ………………………………………………………………………………………… ……………………………………( Chưa làm xong )……………………………… ………………………………………………………………………………………… Tiểu kết cương ………………………………………………………………………………………… ……………………………………( Chưa làm xong )……………………………… ………………………………………………………………………………………… Tài liệu tham khỏa chương Tiếng Việt Viện ngôn ngữ học(2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng-Trung Tâm từ điển học Nguyễn Như Ý(chủ biên 1998): Đại từ tiếng Việt, Nxb Văn hóa-Thông tin, Nxb Văn hóa-Thông tin Hiến Chương quốc tế về bảo tồn và Trùy tu(2004), Nxb Xây dựng Luật Di sản văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành(2002), Nxb Chính trị quốc gia Lê Hồng Lý - chủ Biên (2010), Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, Giáo trình Đại học Văn hóa Hà Nội, Nxb Đại Học Quốc gia Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan- chủ biên (2005), Folklore một số thuật ngữ đương đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Bùi Thị Quỳnh Nga (2012), Quản lý lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa, trường Đại học Văn hóa Hà Nội Tiếng Lào ມະຫາ ຄຄາຜຜຸນ ພພລາວວງ (2009), ວວດທະນທຄາ ແລະ ປະເພນນບບູຮານລາວ, ໂຮງພພມ ວຽງຈວນ Maha Khăm Phun Phi Lạ Vông(2009), Văn hóa và phong tục Lào cổ, Nxb Viêng Chăn ພະແນກແຜນການ ແລະ ການລວງທທນ(2015), ບວດສະຫຫຜຸບແຜນພວດທະນາເສດຖະກພດສວງຄວມ ປນ 2011-2015 ແລະ ແຜນພວດທະນາເສດຖະກພດ-ສວງຄວມ ປນ 2016-2020 ຂອງແຂວງສະຫວວນນະເຂດ Sở kế hoạch và đầu tư (2015 ), Bài tổng kết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn từ năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Savannakhet giai đoạn 2016- 2020 11 ມະຫາ ໂສມ ພຣະໄຊຍະມຜຸງຜຸບູຄຜຸນ (ຮພບໂຮມ 2005-2006), ປະຫວວດທາດອພງຮວງ, ໂຮງພພມ ວຽງຈວນ Maha Sôm Phạ Xay Nhạ Mung Khun( chủ biên 2005-2006), Lịch sử hình thành tháp Inh Hăng , Nxb Viêng Chăn ... Ngồi lễ hội theo Âm lịch Lào cịn có nhiều lễ hội lớn nhỏ, lễ hội lễ hội tháp Inh Hăng lễ hội tiêu biểu lớn tỉnh Savannakhet Tháp Inh Hăng là một di tích lịch sử nghệ thuật quan trọng dân. .. trị vững chắc 1.1.3 Nội dung nhiệm vụ quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống 1.1.3.1 Quản lý nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống Đây là công tác đặc biệt quan... dân mà nhân dân Lào luôn tôn trọng gìn giũ học tập và tổ chức theo 1.3.3 Thống kê số lượng, phân loại lễ hội truyền thống tỉnh Savanna khet Muốn tìm hiểu về lễ hội ở tỉnh Savannakhet,

Ngày đăng: 05/05/2021, 21:40

Mục lục

    Khái niệm lễ hội

    Khái niệm lễ hội truyền thống

    Tháng 4 Âm lịch Lào: Lễ hội Bun Phạ Vệt hoặc Bun Ma Hả Sạt

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan