1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu HD hoạt động gd truyền thống trong nhà trường

3 679 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

UBND TỈNH ĐĂK NÔNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 46 /SGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn hoạt động giáo dục truyền thống trong trường trung học CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc Gia Nghĩa, ngày 13 tháng 01năm 2011 Kính gửi - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo; - Các trường Trung học Phổ thông; - Các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú. Thực hiện thông tư số 06/2010/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc ban hành quy chế Công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thôngtrường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia, tiếp tục triển khai công văn số 3481/GDTrH ngày 6/5/2005 về việc hướng dẫn xây dựng trường chuẩn quốc gia, Sở GDĐT hướng dẫn một số nội dung về hoạt động giáo dục truyền thống trong các trường trung học, cụ thể như sau I. Hoạt động giáo dục truyền thống 1. Mục đích Hoạt động giáo dục truyền thống được tổ chức chủ yếu tại phòng truyền thống của nhà trường. Phòng truyền thống là nơi trưng bày các hiện vật, các tư liệu và các phần thưởng của nhà trường đồng thời thực hiện chức năng giáo dục truyền thống nhà trường cho các thế hệ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh. 2. Xây dựng và bố trí phòng truyền thống 2.1. Vị trí và quy mô của phòng truyền thống - Phòng truyền thống được đặt ở vị trí trong khuôn viên nhà trường, thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động giáo dục của học sinh và đón tiếp các đoàn tham quan; - Diện tích phòng truyền thống tùy thuộc vào điều kiện từng trường nhưng ít nhất đủ cho một lớp học 45 học sinh (theo quy định số 1221/2000/QĐ- BYT ngày 18/4/2000 về việc Ban hành quy định về vệ sinh trường học) vào học tập và sinh hoạt lớp 2.2. Bố trí phòng truyền thống a) Lịch sử nhà trường được thực hiện ở góc trưng bày về sự phát triển nhà trường a1) Lịch sử phát triển - Tiểu sử phát triển và những thành tựu của nhà trường, tranh ảnh và các hiện vật về quá trình xây dựng nhà trường qua các thời kỳ (Quyết định thành lập trường nếu có, các báo cáo tổng kết từng năm học, các thế hệ Ban giám hiệu, các khóa hội đồng trường…); - Những trường học mang tên danh nhân có một mảng riêng về danh nhân: Tiểu sử và công lao của danh nhân, tượng hoặc ảnh danh nhân, các hiện vật về danh nhân. a2) Thành quả hoạt động được bố trí ở góc trang trọng, trưng bày những phần thưởng cao nhất mà nhà trường được tặng thưởng. Các bằng khen, giấy khen và phần thưởng khác có thể lập danh mục, đưa hiện vật vào các tủ kính. b) Sự phát triển của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên được trình bày theo góc về các thế hệ cán bộ giáo viên, công nhân viên đã công tác dạy học ở trường - Trưng bày ảnh của những cán bộ giáo viên, công nhân viên tiêu biểu qua từng thời kỳ và sự phát triển của các thế hệ giáo viên trong nhà trường, - Những hiện vật về công tác dạy học (sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, bài soạn tiết dạy mẫu, bài soạn đề kiểm tra học kỳ cấp trường từng năm học, đề tài đổi mới phương pháp dạy học và quản lý, các đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm…); c) Sự phát triển của học sinh được bố trí theo góc về các thế hệ học sinh và kết quả học tập. - Trưng bày hình ảnh của những học sinh tiêu biểu qua từng thời kỳ (học sinh giỏi các bộ môn văn hóa, học sinh có thành tích trong các cuộc đổi mới, học sinh tiêu biểu trong xây dựng kinh tế và công tác quản lý nhà nước…); - Các biểu mẫu về chất lượng học lực, hạnh kiểm, bảng thành tích học sinh giỏi kèm theo biểu đồ về số lượng, chất lượng và tấm gương tiêu biểu; - Các hiện vật về thành tích học tập, rèn luyện và xây dựng nhà trường (sổ gọi tên và ghi điểm của những lớp tiêu biểu, vở ghi bài và vở bài tập của những học sinh tiêu biểu, các loại giấy khen, bằng khen, huy chương (bản sao) của các cá nhân học sinh, dụng cụ học tập do học sinh tự làm, các hiện vật thu nhỏ về sự đóng góp cơ sở vật chất cho nhà trường…) d) Bố trí góc về thành tích hoạt động văn hóa, thể thao và những nét đặc thù của văn hóa địa phương (tập tục về trang phục, âm nhạc cồng chiêng…) - Tập hợp và sưu tầm toàn bộ hình ảnh và hiện vật tiêu biểu về thành tích trong các hoạt động văn hóa thể thao của cán bộ, giáo viên và học sinh (hiện vật và tất cả các loại cờ, bằng khen, giấy khen khác lập danh mục và đưa vào các tủ kính); - Hình ảnh các hoạt động xã hội cũng phải được lựa chọn, tập trung vào các hoạt động lớn của nhà trường. e) Sự phát triển của các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường theo góc về các hoạt động đoàn thể (Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) Trưng bày hình ảnh tiêu biểu về các thế hệ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, đội viên ưu tú, về các hoạt động tập thể của các tổ chức này, các biểu đồ và bảng số liệu về sự phát triển của các tổ chức trong nhà trường. c) Hoạt động sa bàn mô tả về quá trình phát triển nhà trườngnhà trường hiện tại 3. Hoạt động giáo dục truyền thống - Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống theo chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; - Hằng năm, nhà trường phát động phong trào thi đua tiếp tục xây dựng truyền thống nhà trường vào đầu năm học, bộ phận giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai; - Trong dịp tổng kết năm học, nhà trường chỉ đạo tổng kết một năm kết quả về hoạt động giáo dục truyền thống. II. Tổ chức thực hiện 1. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo - Các Phòng GDĐT tiếp tục chỉ đạo khái quát những nội dung của hoạt động giáo dục truyền thống; - Khi xây dựng kế hoạch, cần nghiên cứu và phối hợp với các cơ quan văn hóa địa phương để triển khai cụ thể và hợp lý. 2. Đối với các trường Trung học, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hiệu trưởng nhà trường thực hiện công tác tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cần chú ý các nội dung sau - Tất cả các hình ảnh, hiện vật cần có chú dẫn ngắn gọn; - Nội dung của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường cần được biên tập thành một tài liệu súc tích để tất cả giáo viên nắm vững hướng dẫn học sinh và quảng bá cho nhà trường; - Cần có hai cuốn sổ vàng, một cuốn dùng để ghi lưu bút của các cá nhân và các đoàn tham quan, một cuốn dùng ghi lưu bút của cá nhân và tập thể học sinh tiêu biểu trong từng khóa học. - Kết quả hoạt động cần được số hóa thành các tài liệu điện tử, đưa lên trang Web của nhà trường, của Phòng GDĐT. Trang bị máy vi tính nối mạng Internet trong phòng truyền thống và giao cho Đoàn thanh niên hoặc Đội thiếu niên phụ trách khai thác. Tháng 6 hằng năm, các đơn vị lập báo cáo và gửi đĩa CD dữ liệu kết quả hoạt động giáo dục truyền thống trong năm về Sở Giáo dục và Đào tạo (các trường THCS gửi kết quả về Phòng GDĐT, Phòng GDĐT tổng hợp gửi kết quả về Sở GDĐT) nhằm tham gia vào tổng kết hoạt động giáo dục truyền thống chung của Ngành về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống. Nhận được công văn, các đơn vị nghiêm túc triển khai. Vướng mắc gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo qua Phòng Giáo dục Trung học, điện thoại 05013544181, Email PhongGDTrH.Sodaknong@moet.edu.vn để được tư vấn./. Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG - Như trên; - Ban Giám đốc (để b/c); - Lưu VT, Ban thi đua, Phòng GDTrH. GIÁM ĐỐC KT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Nguyễn Văn Hoà (Đã Ký) . I. Hoạt động giáo dục truyền thống 1. Mục đích Hoạt động giáo dục truyền thống được tổ chức chủ yếu tại phòng truyền thống của nhà trường. Phòng truyền thống. triển nhà trường và nhà trường hiện tại 3. Hoạt động giáo dục truyền thống - Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống

Ngày đăng: 02/12/2013, 18:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w