1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu GA LOP 11 NC

134 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

VĂN PHƯỚC PHẦN IV: SINH HỌC CƠ THỂ Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, HS cần: 1.Kiến thức: - Mô tả được quá trình hấp thụ nước ở rễ và quá trình vận chuyển nước ở thân. - Trình bày được mối liên hệ giữa cấu trúc của lông hút với quá trình hấp thụ nước của cây. - Nêu được các con đường vận chuyển nước từ Môi trường qua lông hút vào mạch gỗ của rễ , từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ thân và lên mạch gỗ lá. - Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng trong các cơ quan của thực vật. 2. Kỹ năng: Phân tích, tổng hợp (Phân tích các hình vẽ minh họa, sử dụng chúng kết hợp với kiến thức được học để hiểu rõ hơn các kiến thức cơ bản của bài). 3. Thái độ: Học sinh vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn trồng trọt. II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: - Quá trình hấp thụ nước ở rễ với 2 con dường: + Thành tế bào - gian bào. + Chất nguyên sinh - không bào. - Hai con đường đó thực hiện được dựa trên cơ sở chênh lệch áp suất thẩm thấu theo hướng tăng dần từ đất đến mạch gỗ của rễ. - Quá trình vận chuyển nước ở thân (Từ rễ lên lá) được thực hiện do sự phối hợp giữa lực hút của lá, lực đẩy của rễ và lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch). III. PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, đàm thoại. IV. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ ở SGK và sách G.Viên, các thí nghiệm chứng minh (nếu có thể) V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu tóm tắt nội dung phần IV, mục tiêu chương I. 3. Bài mới: Mở bài: GV: Khi các cây trồng bị bón phân quá liều lượng thì chúng sẽ có hiện tượng gì? HS: Héo rũ và chết. GV: Phải chăng chúng bị mất nước kéo dài dẫn đến hiện tượng trên? Để hiểu rõ hơn bản chất của hiện tượng trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT Hoạt động 1: I. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS TIỂU KẾT - Dựa vào kiến thức sinh học 10, hãy cho biết: Phân tử nước có tính chất đặc biệt gì? - Với tính chất đặc biệt đó, nước tồn tại trong đất và trong cây ở những dạng nào? Vai trò của những dạng đó đối với cây? - Củng cố và rút ra tiểu kết. Trả lời theo yêu cầu của giáo viên dựa trên kiến thức bài 7 sinh học 10 và kết hợp với nội dung SGK 1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó: - Nước tự do: + Là dung môi hòa tan các chất. + Là nguyên liệu của các quá 1 VĂN PHƯỚC - Với những vai trò quan trọng đó, nhu cầu nước đối với thực vật như thế nào? (VD: 1 cây ngô cần 200 Kg nước trong suốt thời gian sinh trưởng--> 1ha ngô: 8000 tấn H 2 O). Trả lời theo yêu cầu của giáo viên trình trao đổi chất. + Làm giảm nhiệt độ đồng thời tạo điều kiện cho khí CO 2 thâm nhập tốt qua lá khi thoát hơi nước. + Đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp cho các quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. - Nước liên kết: Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào, làm tăng tính chống chịu của cây. 2. Nhu cầu nước đối với cây: Cây cần một lương nước rất lớn trong suốt đời sống của nó. VD: SGK Hoạt động 2: II. QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC Ở RỄ - Sự khác nhau giữa cơ quan hấp thụ nước ở thực vật thủy sinh và thực vật cạn? - Củng cố và rút ra tiểu kết. - Quan sát hình 1.1 và kết hợp với nội dung SGK, nêu các đặc điểm của bộ rễ liên quan đến qúa trình hấp thụ nước? - Tại sao với 3 đặc điểm cấu trúc như vậy, lông hút khả năng hút nước hoàn thiện nhất? - Củng cố và rút ra tiểu kết. - Quan sát hình 1.2, cho biết có bao nhiêu con đường vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ của rễ? Cơ chế của các con đường này? Nếu dùng các kí hiệu về nồng độ chất tan từ đất (Đ) tế bào lông hút (LH) đến mạch gỗ (MG) của rễ như sau: Đ LH C 1 C 2 C n-1 .C n .MG H 2 O (Tuỳ theo trình độ học sinh, có thể chỉ sử dụng hai tế bào đầu và cuối, phần còn để học sinh điền khuyết hoặc khai thác thêm hình 1.1 sách GV). Hãy dùng dấu > hoặc < điền Trả lời theo yêu cầu của giáo viên Trả lời theo yêu cầu của giáo viên Trả lời theo yêu cầu của giáo viên * Cơ quan hấp thụ nước: - Thực vật thủy sinh hấp thụ nước qua toàn bộ tế bào biểu bì của cây. - Thực vật cạn hấp thụ nước qua tế bào biểu bì rễ mà chủ yếu là lông hút. 1. Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến qúa trình hấp thụ nước: - Bộ rễ tăng lên về mặt số lượng, kích thước và diện tích rễ. - Mỗi rễ có hàng trăm lông hút và cấu trúc của chúng phù hợp với chức năng: + Thành tế bào mỏng, không phủ Cutin. + Có 1 không bào trung tâm lớn. + Áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh. 2. Con đường hấp thụ nước ở rễ: - Con đường qua thành tế bào -- Gian bào. - Con dường qua chất nguyên sinh --Không bào. 3. Cơ chế để dòng nước 1 chiều từ đất vào rễ lên thân: 2 VĂN PHƯỚC khuyết vào chỗ và gắn lên đầu mút của đoạn thẳng trên để hoàn chỉnh sơ đồ và hãy cho biết sơ đồ trên minh họa cho con đường hấp thụ nước nào của rễ cây? Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên một lực trong rễ cây và lực đó gọi là gì? - Củng cố và rút ra tiểu kểt về cơ chế thẩm thấu và khái niệm áp suất rễ. - Thí nghiệm bằng mẫu vật thật để học sinh quan sát hiện tượng rỉ nhựa. quan sát hình 1.4 Trả lời theo yêu cầu của giáo viên - Nước từ đất --->lông hút vào mạch gỗ của rễ theo cơ chế thẩm thấu, tức là từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất thẩm thấu cao. - Áp suất rễ là lực đẩy nước từ rễ lên thân (có thể quan sát qua hai hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt) Hoạt động 3: III. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NƯỚC Ở THÂN - Dựa vào kiến thức SGK hãy nêu và giải thích tại sao nước cùng các chất khoáng hòa tan trong nước được vận chuyển theo một chiều như vậy? - Củng cố và rút ra tiểu kết (Cây hút nước và các chất khoáng chủ yếu qua rễ nhưng quá trình sinh tổng hợp các chất ở cây diễn ra chủ yếu ở lá). - Quan sát hình 1.5 hãy: + Nêu các con đường vận chuyển nước ở thân? + Giải thích vì sao các chất dinh dưỡng được vận chuyển ngược từ lá --> thân hoặc rễ? - Củng cố và rút ra tiểu kết. (Đa số cây dự trữ dinh dưỡng ở thân hoặc rễ hoặc các cơ quan sinh sản). - Giảng giải và phân tích thêm cho HS rõ sự phối hợp của 3 cơ chế. Trả lời theo yêu cầu của giáo viên Trả lời theo yêu cầu của giáo viên 1. Đặc điểm của con đường vận chuyển nước ở thân: Nước cùng các chất khoáng hòa tan trong nước được vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá. 2. Con đường vận chuyển nước ở thân: - Nước được vận chuyển chủ yếu theo mạch gỗ từ rễ lên lá. - Ngoài ra nước còn được vận chuyển từ trên xuống. 3. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước ở thân: Do sự phối hợp giữa lực hút của lá (đóng vai trò chính), lực đẩy của rễ và lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch). 4. Củng cố: GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập: Chọn ý đúng trong các câu sau: 1. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây sẽ làm cây héo rũ và chết khi ta bón phân cho cây quá liều lượng? A. Phân bón làm cây nóng quá gây nên cháy lá, khô thân. B. Phân bón làm cây quá thừa dinh dưỡng gây ngộ độc. C. Phân bón tạo ra áp suất thẩm thấu ngoài đất quá cao. D. Phân bón làm đen rễ và thối rễ cái lẫn rễ con. 2. Nước từ lông hút vào đến mạch gỗ của rễ theo những con đường nào? 3 VĂN PHƯỚC A. Không bào - Gian bào và ẩm bào - Thực bào. B. Nguyên sinh chất - không bào và thành tế bào - Gian bào. C. Thành tế bào - nội bào và Nguyên sinh chất - thực bào. D. Ngoại bào - thành tế bào và Lưới nội chất - không bào. 3. Lực chủ yếu vận chuyển nước từ thân lên lá đó là: A. Lực hút của lá qua quá trình thoát hơi nước. B. Áp suất rễ được hình thành qua quá trình hút nước của rễ C. Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa nước với thành mạch. D. Cơ chế thẩm thấu được hình thành do sự chênh lệch nồng độ. 5. Dặn dò: GV nhắc học sinh học thuộc bài vừa học trả lời các câu hỏi SGK và chuẩn bị bài mới: "Trao đổi nước ở thực vật (TT)". 4 VĂN PHƯỚC BÀI 2: TRAO ĐỔI NƯỚC Ỏ THỰC VẬT (TT) I / MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nắm được ý nghĩa quá trình thoát hơi nước. - Trình bày được 2 con đường thoát hơi nước ở lá cùng với những đặc điểm của nó. Mô tả được các phản ứng đóng mở của khí khổng. - Nêu được mối liên quan giữa nhân tố môi trường với quá trình trao đổi nước. - Giải thích được cơ sở khoa học của vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng. 2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích. . . 3. Thái độ: Xây dựng ý thức quan tâm và tìm hiểu những vấn đề thực tiễn nông nghiệp. II / TRỌNG TÂM BÀI DẠY: - Quá trình thoát hơi nước ở lá:Ý nghĩa quá trình thoát hơi nước, con đường thoát hơi nước ở lá, sự điều chỉnh quá trình thoát hơi nước. - Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu nước hợp lí. III/ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, giảng giải. IV/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh 2. 1, 2. 2, sơ đồ nhu cầu nước của cây 2. Chuẩn bị của học sinh: xem trước bài V/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước ở rễ? Câu 2: Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân? 3.Giảng bài mới: Maximốp-Nhà sinh lí người Nga đã nói “Thoát hơi nước là tai hoạ tất yếu của cây ”. Vậy tại sao ông ta lại nhận định như vậy về quá trình thoát hơi nước của cây? Để hiểu rõ hơn tại sao thoát hơi nước lại là "tai hoạ" và "tất yếu" của cây, chúng ta cùng nhau tìm bài: "Trao đổi nước ở thực vật (TT)". HOẠT ĐỘNG 1: IV / THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiểu kết -Từ sơ đồ trong sách giáo khoa sau đó học sinh nhận xét khả năng sử dụng nước của thực vật khi tổng hợp chất hữu cơ? - Cho học sinh sử dụng sách giáo khoa để tìm hiểu vai trò của nước. - Vì sao lá không bị đốt nóng lúc trưa nắng? - Lượng nước dùng nhiều so với lượng chất hữu cơ tạo ra - Thấy được vai trò của thoát nước, đặc biệt qua câu hỏi phụ. 1. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước: - Tạo ra một sức hút nước,một sự chênh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm dần từ rễ đến lá nên nước chuyển từ rễ lên một cách dễ dàng. - Làm cho nhiệt độ bề mặt lá giảm xuống. - Khí khổng mở và đồng thời hơi nước thoát ra,dòng khí CO 2 sẽ đi từ không khí vào lá đảm bảo cho quang hợp thực hiện. -Thoát hơi nước qua lá bằng những con đường nào, con đường nào là chủ yếu? vì sao? -Học sinh sẽ trả lời theo sách giáo khoa. 2. Con đường thoát hơi nước ở lá: a. Con đường qua khí khổng có đặc điểm: - Vận tốc lớn - Điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. 5 VĂN PHƯỚC b. Con đường qua bề mặt lá - qua cu tin: có đặc điểm: - Vận tốc nhỏ - Không được điều chỉnh. GV: - Giáo viên giới thiệu học sinh tế bào khí khổng qua tranh H2.1 dụng cụ mô tả hút nước do thoát hơi nước ở lá H 2.2, đặc điểm cấu trúc tế bào khí khổng liên quan đến cơ chế đóng mở như thế nào? Cho bài tập 1 (phần phụ lục). Bài tập 2: (Phần phụ lục) Bài tập 3: (Phần phụ lục) HS: - Học sinh nắm được nguyên lí hoạt động tế bào khí khổng Học sinh hoạt động theo nhóm để làm bài tập trên .Sau đó giáo viên sữa bài tập đó để trở thành tiểu kết Học sinh dựa vào tranh và sách giáo khoa để trả lời câu hỏi ? -Phần này phân nhóm để trả lời câu hỏi trên 3. Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước: - Chính là cơ chế điều chỉnh đóng mở khí khổng. (Nội dung ở bảng phụ) a.Cấu tạo khí khổng: (Phần phụ lục) b.Các nguyên nhân gây đóng mở của khí khổng: (Phần phụ lục) HOẠT ĐỘNG 2: V/ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiểu kết GV: Ánh sáng ảnh hưởng đến trao đổi nước như thế nào? Học sinh dựa vào sách giáo khoa để trả lời 1. Ánh sáng: Ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước GV: Nhiệt độ ảnh hưởng đến trao đổi nước như thế nào? Học sinh dựa vào sách giáo khoa để trả lời 2. Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá. GV: Độ ẩm đất và không khí ảnh hưởng đến trao đổi nước như thế nào? Học sinh dựa vào sách giáo khoa để trả lời 3. Độ ẩm đất và không khí: - Độ ẩm đất cao hấp thụ nước mạnh. - Độ ẩm không khí thấp thoát hơi nước mạnh. GV: Dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng đến trao đổi nước như thế nào? Học sinh dựa vào sách giáo khoa để trả lời 4. Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng sinh trưởng hệ rễ và áp suất thẩm thấu nên ảnh hưởng đến hấp thu nước và khoáng. HOẠT ĐỘNG 3: VI/ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TƯỚI NƯỚC HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiểu kết Gv: Thế nào là cân bằng nước của cây trồng? Hs;phần này đi nhanh 1. Cân bằng nước của cây trồng: Tương quan giữa hấp thụ nước và thoát hơi nước GV: Tưới nước hợp lí cho cây trồng dựa vào đâu? HS:học sinh trả lời và phân tích 3 vấn đề sau đó giáo viên tiểu kết lại 2. Tưới nước hợp lí cho cây trồng: - Căn cứ vào các chỉ tiêu sinh lí về chế độ nước. - Căn cứ vào nhu cầu lượng nước từng loại cây - Cách tưới phụ thuộc váo các nhóm cây trồng khác nhau. 4. Củng cố: Học sinh chọn ý đúng nhất trong các câu sau: 1. Chất nào sau đây tăng lên ở lá thì có tác dụng gây đóng khí khổng? 6 VĂN PHƯỚC A. A.Piruvic B. Axit Abxixic C. A.Axêtic D. A.Phosphoric 2. Trong hoạt động của cây, dạng nước nào sau đây chiếm tỉ lệ cao nhất? A. Lượng nước thoát qua lá dưới dạng hơi. B. Lượng nước tham gia vào thành phần của NSC. C. Nước tham gia tạo chất khô ở cây. D. Nước tham gia tổng hợp chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. 3. Đặc điểm của cây xương rồng là: A. Khí khổng đóng vào ban ngày và cả ban đêm để tiết kiệm nước. B. Khí khổng đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày. C. Khí khổng đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm. D. Không có khí khổng. 5. Dặn dò: Về nhà học bài làm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và xem trước bài 3 7 VĂN PHƯỚC PHỤ LỤC Bài tập 1: Xác định điều kiện để khí khổng đóng mở chủ động và nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này? Loại cây Điều kiện Hiện tượng khí khổng Nguyên nhân Bình thường, đủ nước - Tối ra sáng. - Sáng vào tối - . - . . - Thiếu ánh sáng Bị hạn Thiếu nước nhưng vẫn có ánh sáng đầy đủ. Đóng. AAB tăng lên. Chịu hạn Khô cằn và có ánh sáng Đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. Thiếu nước thường xuyên. Đáp án của bài tập 1: Loại cây Điều kiện Hiện tượng khí khổng Nguyên nhân Bình thường, đủ nước - Tối ra sáng. - Sáng vào tối - Mở. - Đóng Ánh sáng tác động. - Thiếu ánh sáng Bị hạn Thiếu nước nhưng vẫn có ánh sáng đầy đủ. Đóng. AAB tăng lên. Chịu hạn Khô cằn và có ánh sáng Đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. Thiếu nước thường xuyên. Bài tập 2 : Khí khổng có cấu tạo như thế nào để phù hợp với sự đóng mở trong quá trình thoát hơi nước của cây? Đáp án của bài tập 2: - Khí khổng gồm 2 tế bào hạt đậu ghép lại ,mép trong tế bào rất dày ,mép ngoài mỏng .Do đó khi trương nước tế khí khổng mở rất nhanh ,Khi mất nước tế bào đóng lại cũng rất nhanh. Bài tập 3: Nguyên nhân nào làm cho khí khổng trương nước và mất nước? - Khi cây được chiếu sáng: . - Khi thay đổi áp suất tế bào của khí khổng . - Trường hợp bị hạn thiếu nước . Đáp án bài tập 3: - Khi cây được chiếu sáng, quang hợp làm thay đổi nồng độ CO 2 , pH, làm tăng lượng đường, tăng áp suất thẩm thấu. Tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở . - Hoạt động bơm ion tế bào khí khổng làm tăng hoặc giảm hàm lượng ion làm thay đổi áp suất thẩm thấu và sức trương nước - Khi cây bị hạn hàm lượng AAB tăng, các ion rút khỏi tế bào khí khổng làm tế bào giảm áp suất thẩm thấu ,giảm sức trương nước và khí khổng đóng . 8 VĂN PHƯỚC Bài 3 TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT I- Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: Qua bài học hs phải - Phân biệt được hai cách hấp thụ các chất khoáng ở rễ: Chủ động và thụ động. - Xác định được vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây. 2- Kỹ năng: -Rèn kĩ năng phân tích và so sánh các nội dung của bài học 3- Thái độ: Tạo niềm tin khoa học, biết vận dụng kiến thức trong bài học để giải thích cơ sở khoa học của việc bón phân hợp lí cho cây trồng. II.Trọng tâm bài học: -Cơ chế hấp thu các nguyên tố khoáng của rễ -Vai trò các nguyên tố khoáng đối với cây trồng III- Phương pháp: - Đàm thoại, tìm tòi. - Học sinh làm việc với SGK, thảo luận nhóm IV- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1- Chuẩn bị của giáo viên: - Hoá chất: Xanh mêtylen, CaCl 2 . - Tranh vẽ: H 3.1, H 3a.b, H 3.3(SGK), bảng phụ.,phiếu học tập 2- Chuẩn bị của học sinh: - Cây có bộ rễ nguyên vẹn - Xem bài cũ ở lớp 10 liên quan đến sự hấp thụ thụ động và hấp thụ chủ động. IV- Tiến trình tổ chức bài dạy. NỘI DUNG 1: Kiểm tra bài cũ HĐ CỦA GV H Đ CỦA HS TIỂU KẾT - GV: Ổn định lớp - GV: Cơ chế đóng, mở của khí khổng để điều chỉnh sự thoát hơi nước? - GV: Cơ sở khoa học của việc tưới nước cho cây? - Trả lời bài cũ Nhận xét,đánh giá * NỘI DUNG 2: Giới thiệu bài mới: Thực vật để tồn tại và phát triển cần trao đổi chất khoáng và nitơ với môi trường. Tìm hiểu về vai trò, sự trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật như thế nào ta nghiên cứu bài học: TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT. * NỘI DUNG 3: I- SỰ HẤP THỤ NGUYÊN TỐ KHOÁNG HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS TIỂU KẾT GV:Cho HS nghiên cứu phần I SGK,đặt câu hỏi: -? Các nguyên tố khoáng thường tồn tại trong đất dưới dạng nào? -GV : cho ví dụ? GV:Nêu vấn đề:vậy các nguyên tố khoáng trong đất được hấp thu vào cây bằng cách nào? - GV: Nêu lại thí nghiệm SGK (giáo viên có thể thực hiện tại lớp) Hướng dẫn học sinh trả lời các câu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi Học sinh cho ví dụ: Anion: NO - 3 , Cl - Cation: Na + , Ca 2+ HS nghiên cứu thí nghiệm (SGK) để trả lời I- Sự hấp thụ các nguyên tố khoáng Các nguyên tố khoáng thường tồn tại trong đất dạng hoà tan và phân li thành ion mang điện tích dương và ion mang điện tích âm 9 VĂN PHƯỚC hỏi - ? Nước có vai trò gì trong sự trao đổi khoáng? - ? Thực vật hấp thụ dung dịch khoáng chủ yếu bằng cơ quan nào? - ? Sự hút bám và tính thấm chọn lọc của màng tế bào thể hiện như thế nào qua kết quả thí nghiệm trên? -? Vậy thí nghiệm đã chứng minh được điều gì? GV:Vậy rễ hấp thu các ion khoáng bằng những cơ chế nào? GVtreo tranh3.2a;3.2b(SGK), giới thiệu tranh,cho hs quan sát, đặt câu hỏi: -Nêu sự khác nhau giữa cơ chế hấp thu thụ động và cơ chế hấp thu chủ động. ?Tại sao hấp thụ chủ động là hình thức hấp thụ chủ yếu. ? Hấp thu chủ động cần đến ATP và chất mang, vậy quá trình nào ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu chất khoáng? Vận dụng điều này vào thực tiễn sản xuất như thế nào để tăng khả năng hấp thu chất khoáng của cây? Đối với thực vật sống ở vùng ngập mặn, vận chuyển khoáng bằng cách nào? - HS: dung dịch xanh mêtylen hút bám trên bề mặt rễ dừng lại ở đó - ion Ca 2+ , Cl - bị hút vào rễ và đẩy xanh mêtylen vào dung dịch (dung dịch có màu xanh). -TN đã chứng minh được: -Cơ chế hút bám trao đổi của rễhấp thu thụ động -Tính thấm chọn lọc của màng sinh chấthấp thu chủ động -HS nghiên cứu tranh,vận dụng kiến thức lớp 10 để trả lời Hấp thụ chủ động đảm bảo thành phần các nguyên tố cần thiết cho cây loại bỏ những phân tử không cần thiết -Tạo điều kiện cho cây trồng hô hấp tốt: làm đất, bón phân, tưới nước hợp lí . -Nước là dung môi hoà tan chất khoáng -Phần lớn các nguyên tố khoáng được hấp thu qua hệ rễ *Các hình thức hấp thụ các ion khoáng ở rễ -Hấp thụ thụ động: -Các ion khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ. -Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất -Không cần ATP -Hấp thụ chủ động: -Có tính chọn lọc và theo ngược gradien nồng độ -Cần ATP và chất mang -Là hình thức hấp thu chủ yếu NỘI DUNG 4: II- VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TỐ KHOÁNG ĐỐI VỚI THỰC VẬT HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS TIỂU KẾT GV chia nhóm cho hs thảo luận và hoàn thành thành phiếu học tập Nhóm 1&2 : Hoàn thành phần nguyên tố đa lượng (phần này kiến thức nhiều nên 2 nhóm cùng 10 [...]... GV: Treo tranh h11.2 yêu cầu Hs quan sát -thảo luận và thực hiện câu lệnh trang 48 GV: Vậy hô hấp sáng là quá trình như thế nào? Hô hấp sáng ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể thực vật? Hoạt động 6 GV: Yêu cầu HS quan sát h11.3 phân tích để giải thích giữa hô hấp và quang hợp 1.Khái niệm(sgk) HS phân tích- trả lời 2 Ý nghĩa của hệ số hô hấp:SGK HS: Thảo luận trả lời: -nguồn gốc nguyên liệu ? -nhóm th/vật... Bài 11: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT I Mục tiêu 1 Kiến thức - HS trình bày được vai trò của quá trình hô hấp - Giải thích và minh hoạ bằng sơ đồ quá trình đường phân, hô hấp hiếu khí và phân giải kị khí 2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích II Trọng tâm kiến thức - Cơ chế hô hấp - Vai trò của hô hấp trong đời sống thực vật III Phương pháp Vấn đáp,thảo luận IV Chuẩn bị của giáo viên - Tranh vẽ hình 11. 1... PHƯỚC nào về cơ quan hô hấp? GV:Ở thực vật bào quan nào là bào quan chính thực hiện chức năng hô hấp? Hoạt động 3 GV: Treo tranh h11.1 yêu cầu HS quan sát phân tích GV đặt câu hỏi gợi mở giúp HS thực hiện câu lệnh trang 47: GV: Giai đoạn đường phân xảy ra tại đâu? sử dụng nguyên liệu gì? cho ra sản phẩm gì? GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày giai đoạn đường phân dưới dạng sơ đồ GV: Nhận xét - hoàn thiện GV:... CO 2, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng khoáng với QH ở cơ thể thực vật III.Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, vấn đáp IV Chuẩn bị của GV và HS: * GV: + Tranh phóng to hình 9.1, 9.2, 9.3 SGK11( nâng cao), hình 10.1 SGK11(chuẩn) + Phiếu học tập + Bảng phụ 1:Đáp án PHT + Bảng phụ 2 ghi câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra bài cũ và các câu hỏi trắc nghiệm củng cố cuối bài * HS: + Tìm hiểu trước bài mới V.Các... B.Hấp thu chủ động C.Khuếch tán D.Thẩm thấu -Bón phân như thế nào được gọi là hợp lí? 5.Dặn dò: +Trả lời các câu hỏi SGK trang 21 +Đọc trước bài 4 SGK Phiếu học tập Các nguyên tố Vai trò Ví dụ Đa lượng 11 VĂN PHƯỚC Vi lượng Siêu vi lượng Bài 4 TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT( TT ) I Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức: - Trình bày được vai trò của Nitơ đối với đời sống thực vật - Mô tả được quá trình cố... II : Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng - Nhóm III : Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố nhiệt độ - Nhóm IV : Tìm hiểu ảnh hưởng của 2 nhân tố nước và chất khoáng + GV: Treo 3 tranh H 9.1, 9.2, 9.3 SGK11( nâng cao), giới thiệu tên mỗi tranh, yêu cầu mỗi nhóm dựa theo tranh vẽ và nghiên cứu SGK, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập (nội dung đã phân công) của nhóm mình trong thời gian 7 phút -GV lần lượt... của mỗi nhóm,GV gọi nhóm khác bổ sung -GV hoàn chỉnh kiến thức từng phần bằng cách mở bảng phụ(che các nội dung chưa trình bày) -Sau phần II (ảnh hưởng của cường độ AS, GV treo tranh H 10.1/Trang 44 SGK 11 chuẩn, phân tích sơ đồ và cho HS nhận xét để thấy các nhân tố ngoại cảnh tác động bằng mối liên hệ tổng hợp lên quang hợp ở cây xanh - GV: Để tạo điều kiện cho cây xanh quang hợp tốt, đối với các yếu... cùng 1 chiếu sáng - Khi nhiệt độ tăng thì IQH và đạt cực đại ở rồi sau đó đến 0 - Nhóm thực vật và thực vật thích ứng với nhiệt độ cao trong quang hợp hơn so với thực vật - Là nguyên liệu cung cấp và cho - Ảnh hưởng đến của chất nguyên sinh và hoạt động của - cho lá, ảnh hưởng đến tốc độ qua lỗ khí - Ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển ., tốc độ sinh trưởng và kích... nhiệt độ tăng thì IQH tăng rất nhanh và đạt cực đại ở 25-35ºC rồi sau đó giảm mạnh đến 0 - Nhóm thực vật C4 và thực vật CAM thích ứng với nhiệt độ cao trong quang hợp hơn so với thực vật C3 - Là nguyên liệu cung cấp H+ và e- cho pha sáng - Ảnh hưởng đến độ ngậm nước của chất nguyên sinh và hoạt động của enzim - Điều hoà cho lá, ảnh hưởng đến tốc độ hập thụ khí CO2 qua lỗ khí - Ảnh hưởng đến tốc độ vận... suất cây trồng -Nêu được các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng dựa trên những hiểu biết về quang hợp III Phương pháp: Thảo luận nhóm và hỏi đáp IV Chuẩn bị của GV-HS: 1.Giáo viên: -Sơ đồ về bảng số liệu phân tích thành phần hóa học trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng Nguyên tố hóa học Cacbon Ôxi Hiđrô Các nguyên tố khác Tỉ lệ % 45% 42-45% 6,5% 5-10% 2.Học sinh: -Ôn tập lại kiến thức quang hợp . và vai trò của nó: - Nước tự do: + Là dung môi hòa tan các chất. + Là nguyên liệu của các quá 1 VĂN PHƯỚC - Với những vai trò quan trọng đó, nhu cầu nước. con đường vận chuyển nước ở thân? 3.Giảng bài mới: Maximốp-Nhà sinh lí người Nga đã nói “Thoát hơi nước là tai hoạ tất yếu của cây ”. Vậy tại sao ông ta lại

Ngày đăng: 02/12/2013, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w