Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học lớp 10 với đề tài dạy học chương liên kết hóa học thông qua các chủ đề bằng các phương pháp dạy học tích cực và công nghệ AR- VR nhằm làm phong phú thêm các phương pháp dạy học và mang lại hiệu quả của bài dạy. Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến kinh nghiệm để nắm chi tiết nội dung.
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
Đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng công nghệ thông tintrong dạy học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dụcnhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của họcsinh Một trong số những biện pháp để đạt được mục đích trên đó
là đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đồng thời vận dụngnhững thành tựu về công nghệ thông tin một cách sáng tạo trongdạy học sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay.Việc tổ chức các hoạt động dạy học tích cực trong giờ học mônHóa học ở trung học phổ thông sẽ làm thay đổi không khí căngthẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, họcsinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơntrong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo,… hứngthú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắtkiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinhqua bộ môn Hóa học
Qua nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậcTHPT tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năngđộng sáng tạo hơn, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căngthẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “mỗi ngày đếntrường là một ngày vui”, để rồi thông qua mỗi giờ học Hóa học các
em sẽ nhận được kĩ năng giải quyết một số vấn đề thực tế chứkhông chỉ là những kiến thức khô khan Thông qua thực tế giảngdạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấnchuyên môn bản thân tôi mạnh dạn vận dụng công nghệ thông tin
và các phương pháp dạy học tích trong những năm học gần đây
và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên đến giờ học các
em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, họcsinh trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạntrình bày ý kiến, nêu thắc mắc,… từ đó các em tự chiếm lĩnh kiếnthức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tậpcũng được nâng cao
Chư ng liên k t hóa h c là m t trong nh ng chết hóa học là một trong những chương về lí thuyết kiến ọc là một trong những chương về lí thuyết kiến ột trong những chương về lí thuyết kiến ững chương về lí thuyết kiến ư ng v lí thuy t ki nề lí thuyết kiến ết hóa học là một trong những chương về lí thuyết kiến ết hóa học là một trong những chương về lí thuyết kiến
th c tr u tượng, học sinh khó hiểu nên thông qua công nghệ AR, VR học sinhng, h c sinh khó hi u nên thông qua công ngh AR, VR h c sinhọc là một trong những chương về lí thuyết kiến ểu nên thông qua công nghệ AR, VR học sinh ệ AR, VR học sinh ọc là một trong những chương về lí thuyết kiến
sẽ th y h ng thú, d hi u k t h p các phễ hiểu kết hợp các phương pháp dạy học tích cực, dạy ểu nên thông qua công nghệ AR, VR học sinh ết hóa học là một trong những chương về lí thuyết kiến ợng, học sinh khó hiểu nên thông qua công nghệ AR, VR học sinh ư ng pháp d y h c tích c c, d yạy học tích cực, dạy ọc là một trong những chương về lí thuyết kiến ực, dạy ạy học tích cực, dạy
h c theo ch đ giúp phát tri n năng l c t h c c a h c sinh.ọc là một trong những chương về lí thuyết kiến ủ đề giúp phát triển năng lực tự học của học sinh ề lí thuyết kiến ểu nên thông qua công nghệ AR, VR học sinh ực, dạy ực, dạy ọc là một trong những chương về lí thuyết kiến ủ đề giúp phát triển năng lực tự học của học sinh ọc là một trong những chương về lí thuyết kiến
Trang 2Vì vậy, tôi đã chọn : “Dạy học chương liên kết hóa học thông qua các chủ đề bằng các phương pháp dạy học tích cực và công nghệ AR- VR” hóa học 10 cơ bản làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm của mình với hy vọng mang chút kinh nghiệm trong quátrình giảng dạy để làm phong phú thêm các phương pháp dạy học
và mang lại hiệu quả của bài dạy
Phạm vi của đề tài được áp dụng ở chương 3: “Liên kết hóahọc” bài “Liên kết ion và Liên kết cộng hóa trị” môn Hóa học lớp
10 cơ bản trên địa bàn trường THPT Nguyễn Duy Trinh
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực kết hợp công nghệ AR, VR trongchương Liên kết hóa học (hóa học 10THPT) nhằm nâng cao kết quả học tập, pháthuy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng thời phát triển các kỹ năng sống (kĩnăng sử dụng công nghệ, phân tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề )cho học sinh
III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 2 năm 2020
IV GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng phương pháp dạy học tích cực và công nghệ AR-VR, làm chocác bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn và góp phần năng cao nănglực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh thì điều đó sẽ manglại kết quả học tập bộ môn cao hơn đồng thời đào tạo ra những con người năngđộng, sáng tạo, khả năng tiếp nhận công nghệ thông tin, và làm việc nhóm,
V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận: Tổng quan các phương pháp đổi mới dạy học,phương pháp dạy học tích cực
Thiết kế một số giáo án thực nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích cựctrong chương Liên kết hóa học phù hợp với chương trình và trình độ của học sinh
Trang 3Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy có sử dụng phương pháp dạyhọc tích cực và công nghệ AR, VR để đa dạng hình thức dạy học trong nhà trường,khắc phục các điểm hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống.
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học,phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học theo chủ đề
Nghiên cứu về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa THPT, quan sát, dựgiờ thăm lớp trao đổi với học sinh và giáo viên Khảo sát kết quả học tập của họcsinh Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
VII THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
-Tháng 8 năm 2018 khảo sát lấy ý kiến học sinh của 5 lớp 11A1, 11A2, 11B,12A2, 12A3
- Tháng 10 năm 2018 tiến hành dạy thử nghiệm 3 lớp 10A1, 10A3, 10A5 và 3lớp đối chứng 10A2, 10A4, 10B
- Tháng 11 năm 2018 kiểm tra khảo sát ý kiến 6 lớp dạy
- Tháng 10 năm 2019 dạy chủ đề có tổ nhóm tham gia lấy ý kiến của tổ chuyênmôn
- Tháng 11 năm 2019 tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm
VIII ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
- Xây dựng giáo án theo chủ đề liên kết hóa học theo định hướng phát triển nănglực có vận dụng công nghệ AR, VR công nghệ thực tế ảo vào dạy học
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo để giáo viên hóa học triển khai nội dung dạy học chủ đề
VIII CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này gồm 03 phần chính:
Phần I Đặt vấn đềPhần II Nội dungPhần III Kết luận
Trang 4PHẦN II: NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học
1.1.1 Định hướng chung
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh và mạnh mẽ, ởtất cả các lĩnh vực Đất nước ta cũng đang hòa nhập chung với xu thế của toàn cầu,đứng trước nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ kinh tế, học hỏi văn minh của nhânloại nhưng cũng phải chấp nhận sự khốc liệt trên chiến trường toàn cầu Để bắtnhịp được với xu thế của xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực trênthế giới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tốt, năng động, sáng tạo Từ thực tế đó,giáo dục Việt Nam cũng từng bước đổi mới về phương pháp dạy học nhằm pháthuy tính chủ động, tính tích cực, sáng tạo cho học sinh từ đó góp phần đào tạonguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước Với quan điểm trên, các phươngpháp dạy học đang được hoàn thiện và đổi mới theo hướng dạy học tích cực
1.1.2 Những định hướng dạy học hóa học hiện nay
- Dạy và học thông qua hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Phát huy tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềmnăng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễnluôn đổi mới
- Tăng cường hoạt động cá nhân, phối hợp học hợp tác Trong mối quan hệtương tác thầy- trò, trò- trò, người học không chỉ học qua thầy mà còn học được từbạn, sự chia sẻ kinh nghiệm sẽ phát huy tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở ngườihọc, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động vớithực tiễn luôn đổi mới đồng thời hình thành và phát triển năng lực người học tổchức, điều khiển, lãnh đạo, kỹ năng hợp tác, thuyết trình, giao tiếp trình bày tạomôi trường học tập thân thiện
- Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cưộc sống, sản xuất luôn biến đổi
- Chuyển dần trọng tâm phương pháp dạy học từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa cá thể cao độ tiến lên theonhịp độ cá nhân
- Liên kết nhiều phương pháp dạy học riêng lẻ thành tổ hợp các phương
Trang 5các loại hình trường học và môn học.
1.1.3 Phương pháp dạy học tích cực
- Khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ
- Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị cho họ thích ứng với đời sống xã hội
- Tiêu chí hàng đầu của việc dạy và học là dạy cách học
- Phẩm chất cần phát huy ở người học là tính chủ động
- Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện
- Dạy và học coi trọng tìm tòi Việc hướng dẫn học sinh tìm tòi giúp học
sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và các em có thể học qua hoạt động
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò Tự đánh giá là 1
hình thức đánh giá mà học sinh tự liên hệ phần mình thực hiện với mục tiêu củaquá trình học tập Học sinh sẽ học cách tự đánh giá nỗ lực và tiến bộ, những điểmcần hoàn thiện Đó cũng là năng lực cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sông
1.2 Thế nào là công nghệ AR, VR
1.2.1 Khái niệm AR, VR
VR (Virtual Reality) gọi là thực tế ảo Những ứng dụng VR sẽ đưa chúng
ta vào một thế giới mới, một thế giới ảo hoàn toàn và khi đó gần như chúng takhông còn nhận thức gì về thế giới thật xung quanh mình nữa Những thứ chúng tathấy hoàn toàn là những khung cảnh do máy tính hoặc điện thoại di động dựa nên,không có gì là thật cả Đặc tính của thực tế ảo đó là sự hòa nhập (immersive) Thuậtngữ này mô tả cảm giác của chúng ta khi được đưa vào thế giới VR
AR (Augmented Reality) gọi là thực tế tăng cường AR tập trung vào việc
kết hợp giữa thế giới thật với thông tin ảo, không phải tách bạn ra một không gianriêng như VR AR cũng sẽ cho phép bạn tương tác với nội dung ảo ngay trong đờithật, có thể là chạm vào, có thể phủ một lớp hình ảnh lên trên
1.2.2.Ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường VR, AR trong giáo dục
Giúp đưa nội dung học lý thuyết vào thực hành, cho phép học sinh, sinh viêntrải nghiệm kiến thức thông qua tương tác một cách sinh động
Khác với thực tế ảo (Virtual Reality – VR), vốn được thiết kế cho người sửdụng tương tác hoàn toàn trong không gian mô phỏng, AR giúp người dùng tươngtác với nội dung ảo trong môi trường thật Sự tương tác của đồ họa, âm thanh vàcác cảm giác cải tiến khác trong môi trường thực tế – tất cả đều được hiển thị trongthời gian và không gian thực
Với đặc điểm này, AR có thể là tương lai của giáo dục 4.0 Với những tínhnăng thiết thực, AR sẽ góp phần hỗ trợ các mục tiêu học tập cá nhân của học sinh,sinh viên bằng cách đưa nội dung học lý thuyết vào thực hành, trải nghiệm trực tiếpthông qua tương tác một cách sinh động và tiết kiệm chi phí AR không chỉ gópphần đưa nội dung học tập tới học sinh một cách hấp dẫn, mà thông qua đó, học
Trang 6sinh còn đạt được hiểu biết tốt hơn về các khái niệm mà giáo viên đã giải thíchtrong bài giảng trên lớp hoặc đọc trong sách giáo khoa truyền thống.
1.2.3 Vì sao nên kết hợp phương pháp dạy học tích cực với công nghệ AR, VR khi dạy chương liên kết hóa học.
- Chương liên kết hóa học là một chương dạy về lí thuyết cấu tạo phân tử rấttrừu tượng, khi nghiên cứu cấu tạo liên kết của các phân tử nhỏ bé học sinh rất khótưởng tưởng, khó hình dung Nếu sử dụng các phương pháp dạy truyền thống các
em sẽ cảm thấy khô khan nhàm chán, khó hiểu Do đó khi học sinh được sử dụngcông nghệ AR, VR đặc biệt là khi các em tự mình làm, các em sẽ thấy mình như làmột nhà phát minh, các em sẽ thấy được sử chuyển động của các phân tử dưới dạng3D rất sinh động và hấp dẫn là hình ảnh thật nhưng lại ảo
- Mặc dù công nghệ AR, VR giúp học sinh học thấy sự tương tác trong thếgiới các hạt vi mô, nhưng dù sao nó cũng chỉ là công nghệ bổ trợ do vậy nếu giáoviên tổ chức dạy học không khéo thì các em sẽ sa đà vào công nghệ và quên đi nộidung tiết học Do vậy phải kết hợp một cách có hiệu quả các phương pháp dạy họctích cực với công nghệ để bổ trở hợp lí sao cho tiết học đạt hiệu quả cao nhất
1.2.4 Hướng dẫn sử dụng app AR VR Molecules Editor hoặc app Chemistry simulator AR khi dạy phần liên kết hóa học
Bước1: Vào apps CH play, hoặc google đối với phần mềm android, hoặc apps store với phần mềm Ios, để tải ứng dụng về điện thoại, laptop hoặc máy tính bảng Bước 2: Tải ứng dụng app AR VR Molecules Editor hoặc app Chemistry simulator AR theo đường link sau:
https://play.google.com/store/apps/details ?
https://docdro.id/U7iFQOH
Trang 7Bước 3: In ảnh cần thiết để soi ví dụ
Bước 4: Dùng điện thoại hoặc máy tính bảng quét Nếu laptop thì win 10 trở lên
và phải có mắt kính để soi
Chi tiết có thể tham khảo qua đường link sau:
https://www.facebook.com/groups/mievietnam/permalink
1.3 Tại sao lại lựa chọn dạy học theo chủ đề khi dạy chương liên kết hóa học.
Chương liên kết hóa học lớp 10 THPT ban cơ bản gồm
Bài 12: Liên kết ion- tinh thể ion
Bài 13: Liên kết cộng hóa trị
Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa
Bài 16: Luyện tập: Liên kết hóa học
Trang 8Với nội dung kiến thức tập trung ở khó hiểu ở liên kết hóa học gồm liên kết ion và liên kết cộng hóa trị có nội dung kiến thức giao thoa nhau, có những đặc điểm chung giống nhau nên ta có thể lựa chọn chủ đề kiên kết hóa học để dạy Vì nhữngđặc điểm ưu việt của dạy học chủ đề là:
Một là chủ đề dạy học được soạn theo yêu cầu hình thành một năng lực nào
đó cho học sinh trong thực tiễn Các năng lực này tùy vào tình hình thực tế tại cơ sở
có thể thay đổi tùy vào trình độ của học sinh
Hai là, công cụ của dạy học theo chủ đề là giáo án về chủ đề đó, có liên quanđến ít nhất kiến thức của hai đơn vị nội dung học hoặc bài trong một bộ môn hoặc hai bộ môn trở lên Trong quá trình này, phương pháp dạy học có thể sử dụng chínhcác phương pháp tích cực trong dạy học hiện nay để khai thác chủ đề (phương pháp dự án, thảo luận ) Đồng thời, yếu tố công nghệ thông tin như một phương tiện hỗ trợ đắc lực khi khai thác chủ đề
Ba là, kết quả chủ yếu, căn bản cần đạt được khi dạy học theo chủ đề phải trảlời cho câu hỏi: Sau chủ đề học, học sinh biết làm gì? Hình thành năng lực gì? Bốn là, tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây dựng chủ đề dạy học có thể là:
- Chủ đề tích hợp: dành cho giáo viên (đưa kiến thức từ đời sống đến bài dạy)
- Chủ đề liên môn: dành cho học sinh (đưa kiến thức từ nhiều môn học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống)
- Chủ đề dạy học: tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau để xây dựng thành một chủ đề Tuy nhiên, ranh giới giữa các hình thức chủ đề trên cũng tương đối
Đôi khi, một chủ đề dạy học vẫn có thể bao gồm cả những đặc điểm của hai chủ đề còn lại (cách phân loại này chỉ có tác dụng đối với giáo viên khi muốn xác định cấp
độ đơn giản hay phức tạp của nội dung tích hợp trong chủ đề, ứng với trình độ, năng lực cụ thể của học sinh)
Năm là, hình thức dạy học chủ đề tích hợp có thể được tiến hành dạy luôn trong chương trình Quỹ thời gian lấy ở các bài đơn lẻ, đã được dạy trong bài dạy tích hợp Có thể dạy trong nhiều tiết, nên từ 2-3 tiết/chủ đề Không gian tổ chức có thể tại lớp, sân trường khuyến khích không gian trải nghiệm (các hoạt động thực hành, trải nghiệm, xưởng sản xuất, đi thực tế, tham quan )
Với những lí do vậy tôi đã lựa chọn dạy học theo chủ đề khi dạy về phần liên kết hóa học.
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1.Để thực hiện đề tài này tôi đã khảo sát thực tế học sinh THPT Nguyễn DuyTrinh năm học 2018-2019: 200 em học sinh khối 11,12 (các học sinh đã học vềphần liên kết hóa học) trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Nội dung khảo sát: Cảm nhận của em sau khi học “Chương liên kết hóa học”
Trang 9Nội dung kiếnthức
Yêu thích nội dung kiến
thức Dễ
hiểu
Khóhiểu
ThíchHọc
Khôngthíchhọc
ÝkiếnkhácSố
Lí do:
+ Kiến thức khô khan, khó tưởng tượng
+ Kiến thức mà học sinh tiếp thu phần lớn do giáo viên truyền thụ, rất nhanh quên khi HS chuyển sang học phần khác
+ Giáo viên dạy vẫn chủ yếu vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, có sửdụng phương tiện trực quan nhưng chưa thực sự mang lại hứng thú
2 Với lí do này, năm học 2018-2019 tôi đã quyết định thử nghiệm lấy 3 lớpthực nghiệm (10A1, 10A3, 10A5) và 3 lớp đối chứng ( 10A2, 10A4, 10B)
III CÁC BƯỚC XÂY DỰNG, SOẠN GIẢNG CÁC CHỦ ĐỀ CỦA
CHƯƠNG LIÊN KẾT HÓA HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ AR, VR.
3.1 Các bước cơ bản xây dựng chủ đề dạy học
Theo Công văn số:5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 08/10/2014
Các bước xây dựng chủ đề được tiến hành gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề Nội dung có
thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một môn, nhiều môn
Yêu cầu: Có sự liện hệ tri thức gần nhau, giao thoa hoặc trùng lặp hay có độ liên đới lũy tiến, đi lên phù hợp trình độ nhận thức của học sinh
Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây
dựng chủ đề
Yêu cầu: Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dungchủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức
Trang 10từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh.Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp
và đảm bảo các yêu cầu về chuẩnkiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũngnhư các năng lực cần xây dựng, kiểm tra, Đánh giá đối với học sinh
Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng Có thể tham khảo theo
mẫu sau:
Ngày soạn: Tuần: từ tuần đến tuần
Ngày dạy: từ ngày đến ngày Tiết:
4 Định hướng phát triển năng lực
II MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung/chủ
đề/chuẩn
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
III CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Thời điểm
Thiết bị
DH, Học liệu
Ghi chú
Trang 11V THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 Khởi động/mở bài
Bước 1 Giao nhiệm vụ
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ được giao
Bước 3 Bảo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4 Đánh giá kết quả
Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên
tiến hành thực hiện dự án dạy Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụhọc của học sinh, đề ra các phương pháp phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ
đề Tiết dạy học theo chủ đề thường được tiến hành giống như một tiết học bìnhthường ngay tại lớp học hoặc ngoài trời, nơi không gian trải nghiệm Tuy nhiên,dạy học theo chủ đề thường gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết cácvấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiềutuần Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến trình thực hiện để có cơ sở kiếm tra,đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 5: Sau khi dạy học theo chủ để giáo viên có thể tiến hành kiểm tra
Trang 12đánh giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/ bài tập phù hợp
3.2 Thiết kế và soạn giảng chủ đề “ Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị” bằng phương pháp dạy học tích cực và công nghệ AR, VR– Hóa học 10 THPT
Các bước xây dựng chủ đề dạy học “ Liên kết hóa học: Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị” tiến hành như sau:
Bước 1: XÁC ĐỊNH TÊN CHỦ ĐỀ (nội dung và mục tiêu của chủ đề dạy học) 1.Nội dung của chủ đề
1.1.Tên chủ đề: Liên kết hóa học: Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
Chủ đề gồm các bài 12, 13 trong chương 3 liên kết hóa học hóa 10 cơ bản THPT
Bài 12: Liên kết ion- tinh thể ionBài 13: Liên kết cộng hóa trị1.2 Nội dung chi tiết của chủ đề
* Nội dung 1: liên kết ion- tinh thể ion
- Sự tạo thành ion, catim, anion, sự tạo thành kiên kết ion
* Nội dung 2: liên kết cộng hóa trị
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị, mối quan hệ giữa độ âm điện và liên kết hóahọc
1.3 Thời lượng
Căn cứ kiến thức, phương pháp tổ chức dạy học chủ đề, trình độ nhận thức của lớphọc Tôi quyết định chọn thời lượng chủ đề như sau:
- Thời gian tìm hiểu ở nhà : 1 tuần
- Thời gian trên lớp: 3 tiết
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau
- Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử
- Định nghĩa liên kết ion
-Kĩ năng
- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể
- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể
- Thái độ
Rèn luyện: ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tích cực hợp tác nhóm, chủđộng hoàn thành nhiệm vụ được giao
Trang 13- Định hướng hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực hợp tác nhóm
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị
- Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực vàliên kết ion
-Kĩ năng
- Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể
- Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tửkhi biết hiệu độ âm điện của chúng
- Thái độ:
Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học
- Định hướng hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất
+ Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy
+ Năng lực hợp tác nhóm
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định bản thân
+ Năng lực tính toán qua việc gải các bài tập hóa học
+ Năng lực vận dụng công nghệ
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống
2.2 Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
Trang 14- Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật công não, trò chơi, hỏi đáp tích cực
Bước 2 BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CÂU HỎI / BÀI TẬP KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ.
Câu
hỏi/bài tập
định tính
- Khái niệmion, cation,anion, ion đơnnguyên tử, ion
đa nguyên tử;
Liên kết ion
- Định nghĩaliên kết cộnghoá trị, liênkết cộng hoátrị không cực(H2, O2 ), liênkết cộng hoátrị có cực hayphân cực(HCl, CO2 )
- Tính chấtchung củacác chất cóliên kết cộnghoá trị
- Quan hệgiữa liên kếtcộng hoá trịkhông cực,liên kết cộnghoá trị có cực
và liên kếtion
- Hiểu bản chấtnhường nhậncủa các nguyêntử
- Xác định ionđơn nguyên tử,ion đa nguyên
tử dựa vàothành phần ion
và đọc tên
- Viết được quátrình nhường nhậnelectron của cácnguyên tử
- Viết được cấuhình electron củaion đơn nguyên tử
cụ thể
- Dựa vào thànhphần phân tử xácđịnh được loại liênkết có trong phântử
- Viết được sự hìnhthành liên kết giữacác nguyên tửtrong đơn chất vàhợp chất
- Viết được côngthức electron, côngthức cấu tạo củamột số phân tử cụthể (gồm 2 nguyêntố)
- Viết côngthức electron,công thức cấutạo của 1 sốphân tử (có 3nguyên tố)
- Giải thích sựhình thành 1
số phân tử cụthể
Trang 15- Dựa vào độ âmđiện xác định đượcloại liên kết cótrong hợp chất
số phân tử,ion đa nguyêntử
- So sánh khảnăng phân cựccủa các liênkết dựa váo
độ âm điện
Bước 3 BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (để dùng trong quá trình dạy học, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, và kiểm tra đánh giá học sinh, đây các nhiệm vụ, bài tập phát triển năng lực nhận thức)
1H+ và 32
16S2- lần lượt là
A 1 và 16 B 2 và 18 C 1 và 18 D 0 và 18 Câu 4: Cặp nguyên tử nào sau đây có thể liên kết với nhau bằng kiên kếtion?
A. 7N và 9F B 3Li và 9F C 3Li và 13Al D 12Mg và 18Ar
Câu 5: Bản chất của liên kết ion là
A sự dùng chung cặp electron hóa trị
B lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
C sự chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia
D sự nhường electron để tạo thành cấu hình bền vững.
Câu 6: Viết cấu hình e của các nguyên tử Na, Cl.
Câu 7: Để đạt đến cấu hình bền vững như khí hiếm gần nhất, các nguyên tử trên
có xu hướng gì? Viết quá trình xảy ra
Câu 8: Rút ra kết luận về sự hình thành ion, cation, anion.
Câu 9: Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử là gì? Nêu ví dụ.
3.2.Thông hiểu
Câu 10: Y- có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6 Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A Chu kỳ 4, nhóm IA B Chu kỳ 3, nhóm VIIA
C chu kỳ 3, nhóm VIA D Chu kỳ 3, nhóm VIIIA.
Trang 16Câu 11: - Hợp chất ion có những tính chất nào?
+ Độ bền liên kết?
+ Khả năng nóng chảy, bay hơi?
- Độ tan và tính dẫn điện của tinh thể ion?
- Vì sao muối ăn ( NaCl) dạng tinh thể không dẫn điện nhưng khi hòa tan vào nước thì dẫn điện?
Câu 12: Trò chơi ô chữ
Hàng ngang 1: Ion dương được gọi là gì? (CATION)
Hàng ngang 2: Khi nguyên tử nhường hay nhận electron thì nguyên tử trở thành hạt (MANG ĐIỆN)
Hàng ngang 3: Tên gọi của ion Cl- là gì? (ANION CLURUA)
Hàng ngang 4: Ở điều kiện thường, NaCl tồn tại dưới dạng gì? (TINH THỂ)
Hàng ngang 5: Nguyên tử của loại nguyên tố hóa học gì thường có xu hướng nhận electron để tạo thành Anion? (PHI KIM)
Hàng ngang 6: Dung dịch nóng chảy của hợp chất ion có khả năng gì?(DẪN
ĐIỆN)
Hàng ngang 7: Cấu hình electron của anion giống với cấu hình electron của nguyên
tử nguyên tố nào? ( KHÍ HIẾM)
Hàng ngang 8: Sự kết hợp giữa ion Na+ và Cl- tạo thành tinh thể NaCl gọi là gì? (LIÊN KẾT)
Từ khóa: Liên kết ion là sự liên kết giữa hai ion trái dấu bằng lực hút gì? (TĨNH ĐIỆN)
Trang 17Câu 15: Ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 73; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 17 Viết cấu hình electron của ion
M3+
3.4 Mức độ vận dụng cao
Câu 16: Vì sao ở các công viên, khách sạn lớn người ta thường xây các giếng phun
nước nhân tạo?
Phần liên kết cộng hóa trị
3.1 Mức độ nhận biết
Câu 1 : Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung
A ở giữa hai nguyên tử B Lệch về một phía của một nguyên tử.
C Chuyển hẳn về một nguyên tử D.Nhường hẳn về một nguyên tử Câu 2 : Hoàn thành nội dung sau : “Nói chung, các chất chỉ có ………
không dẫn điện ở mọi trạng thái”
A liên kết cộng hoá trị B Liên kết cộng hoá trị có cực
C Liên kết cộng hoá trị không có cực D.liên kết ion
Câu 3: Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào
hiệu độ âm điện Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết
A Liên kết cộng hoá trị phân cực B Liên kết cộng hoá trị không phân cực.
C Liên kết cộng hoá trị D Liên kết cho nhận.
Câu 7: Cho các phân tử Br2, H2O, O2 Loại liên kết trong các phân tử trên lần lượtlà:
A Liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba B Liên kết đơn, đơn, ba
C Liên kết đơn, đôi, đơn D Liên kết đơn, đơn, đôi
3.3 Mức độ vận dụng
Câu 8: Cho nguyên tố Clo có Z = 17 Và các nhận định về Clo như sau:
a Phân tử Cl2 có chứa liên kết đơn
b Phân tử HCl có chưa liên kết đôi.
Trang 18c Oxit cao nhất của Cl là Cl2O7
d Hợp chất KCl có chứa liên kết ion.
Số nhận định đúng là
Câu 9: Cho các phan tử sau: O2, C2H4, CH4, C2H2, I2, N2, H2O Số phân tử mà trong
đó có chưa liên kết đôi hoặc ba (liên kết bội) là
Câu 10:
1 Viết cấu hình electron của H (Z=1), Muốn đạt cấu hình electron bền vững của
khí hiếm He gần nhất thì mỗi nguyên tử H cần bao nhiêu electron nữa? Vậy 2 nguyên tử H trong phân tử H2 kết với nhau như thế nào? Tham khảo SGK viết Công thức electron và CTCT của phân tử H2
2 Viết cấu hình electron của N (Z=7), Muốn đạt cấu hình electron bền vững của
khí hiếm Ne gần nhất thì mỗi nguyên tử N cần bao nhiêu electron nữa? Vậy 2 nguyên tử N trong phân tử N2 liên kết với nhau như thế nào? Tham khảo SGK viết Công thức electron và CTCT của phân tử N2
Câu 11:
1 Viết Công thức electron và CTCT của phân tử HCl Dựa vào SGK tìm hiểu độ
âm điện của H và Cl, từ đó cho biết cặp e dùng chung trong HCl bị lệch về phía nguyên tử nào? Thế nào là LKCHT có cực?
2 Viết Công thức electron và CTCT của phân tử CO2 Cặp e giữa C và O có bị lệch về phía nguyên tử nào không? Vì sao? Phân tử CO2 có bị phân cực không? Vì sao?
3 - Cho biết thế nào là LKCHT?
- Trong phân tửH2 và N2 cặp e dùng chung có bị lệch về phía nguyên tử nào
không? Vì sao? Và thế nào là liên kết cộng hóa trị không cực
Câu 12:Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử O2 Cho biếttrong O2 có chứa liên kết gì?
Câu 13: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử NH3 Cho biếttrong NH3 có chứa liên kết gì?
Câu 14: Cho các phân tử KF, CaO, H2S, Cl2
Dự đoán xem trong các phân tử trên có chứa liên kết gì ? Vì sao em dự đoán nhưvậy
Câu 15: Tính hiệu độ âm điện (tham khảo độ âm điện trong SGK) và cho biết loại
liên kết trong các hợp chất sau: Na2O, CH4, Al2O3, SO2
3.4 Mức độ vận dụng cao
Trang 19Câu 16: Z là một nguyên tử của nguyên tố có chứa 12 proton , còn Y là một
nguyên tử của nguyên tố có chứa 17 proton Công thức của hợp chất tạo thành giữa
2 nguyên tố này và có liên kết hóa học là
A Z2Y và liên kết cộng hóa trị B ZY2 và liên kết ion
C ZY và liên kết ion D Z2Y3 và liên kết cộng hóa trị
Câu 17: Dựa vào tính chất của hợp chất cộng hóa trị cho biết vì sao xăng, dầu hầu
như không tan trong nước, còn rượu etylic tan nhiều trong nước
Câu 18: Tại sao nước nguyên chất không dẫn điện nhưng nước muối lại dẫn điện.
Và theo em nước tự nhiên có dẫn điện không? Các em hãy tự kiểm tra bằng dụng
cụ dẫn điện tự chế (bằng nguồn điện, đèn leb)
- Tại sao ở các công viên, khách sạn lớn người ta thường xây các giếng phun nước nhân tạo?
Bước 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung Hình thức
tổ chức dạy học
Thời lượng Thời điểm Thiết bị dạy
học, học liệu
Ghi chú
Liên kết ion Trên lớp 1 tiết Tiết PPCT Máy chiếu, điện
thoại thông minh hoặc máy tính, phiếu học tập, videoLiên kết
cộng hóa trị
Trên lớp, ở nhà
2 tiết Tiết PPCT Máy chiếu, điện
thoại thông minh hoặc máy tính, phiếu học tập, video
Bước 5: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (hoạt động trải nghiệm kết nối (15 phút))
1 Mục tiêu:
- Tạo tình huống học tập, kết nối trải nghiệm các kiến thức bằng các hình ảnhthông qua công nghệ AR, VR tạo nên tiết học hứng thú vui vẻ
- Rèn kĩ năng quan sát
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực công nghệ
2 Nhiệm vụ của học sinh: