1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trên tuyến đường cống quỳnh, quận 1)

231 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Hồng Tâm
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Loan
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Xã hội học
Năm xuất bản 2014
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 231
Dung lượng 28,87 MB

Cấu trúc

  • 1

    • 1.1 - TRANG BIA CHINH

    • 1.2 - TRANG BIA PHU

  • 2

    • 1

      • 2.2 - LOI CAM ON

      • 2.3 - LỜI CAM ĐOAN

      • 3.1 - TU VIET TAT

      • 3.2 - DANH MUC BANG BIEU - BIEU DO

      • 3.3 - MUC LUC

    • 2

      • 4 - NOI DUNG HOAN CHINH 18-01-2015

      • 5 - PHU LUC 1 - BANG HOI LUAN VAN ngay 30-07-2014

      • 6 - PHU LUC 2 - BANG HUONG DAN PVS 30 - 07- 2014

      • 7 - PHU LUC 3 - KET QUA QUAN SAT

      • 7.1 - PHU LUC 3.1 - MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

      • 8 - PHỤ LỤC 4 - TRA LOI PVS 22-09-2014

      • 9 - PHU LUC 5 - KHUNG NHAP LIEU

    • 3.

Nội dung

Với đề tài “Ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minh” nghiên cứu trên tuyến đường Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả luận văn mu

Cơ sở lý luận và phương pháp luận

Cách tiếp cận chính trong nghiên cứu

2.1.1 Cách ti ế p c ận chính trong đề tài

2.1.1.1 Cách tiếp cận lối sống

Lối sống được xem như một bức tranh toàn vẹn về cuộc sống của các cá nhân trong những điều kiện lịch sử cụ thể Lối sống là một phạm trù thống nhất các nhân tố chủ quan và khách quan của điều kiện sống Nhân tố khách quan bao gồm các điều kiện tự nhiên (địa lý, sinh học, sinh thái) và điều kiện xã hội (KT – XH, chính trị – xã hội, văn hóa – xã hội) Nhân tố chủ quan bao gồm những nhân tố thuộc về tình cảm, quan niệm, nhu cầu, động cơ, định hướng giá trị của con người

Khi đề cập đến vấn đề lối sống, người ta thường dựa vào việc tìm hiểu các lĩnh vực trong hoạt động sống của các cá nhân, các nhóm, các dân tộc… để có thể làm nổi bật lên những đặc trưng trong lối sống của họ và các hoạt động đó được xem là nền tảng cho cơ cấu của lối sống, bao gồm các lĩnh vực lao động, sinh hoạt, các hoạt động chính trị – xã hội và văn hóa – xã hội

Theo M.N.Rutkevich, thì “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của hình thái KT – XH mà cụ thể là điều kiện sống, môi trường xã hội đô thị trong tiến trình phát triển xã hội hiện nay Vì vậy, khi tìm hiểu về lối sống của họ, chúng ta phải đặt họ trong mối tương quan với các điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan [24]

Trong đề tài nghiên cứu này, cách tiếp cận lối sống nghiên cứu ở khía cạnh nhận thức, thái độ, hành vi đối với vấn đề rác thải sinh hoạt và sử dụng TRCC của người dân đang sinh sống trên tuyến đường Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM Lối sống của cư dân đặt trong mối tương quan với các yếu tố chủ quan và khách quan, như: giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, quan niệm sống, tâm lý, kỳ vọng và mong muốn của khách thể nghiên cứu; các hoạt động tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, chế tài của các cơ quan, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội Những xu hướng chung của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt là một hoạt động sống, một biểu hiện của lối sống cá nhân Các hoạt động này đang chịu sự chi phối và tác động của biến đổi xã hội trong bối cảnh quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ ở Tp.HCM và trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

2.1.1.2 Cách tiếp cận hệ thống

Hệ thống được hiểu là tổng hòa các thành tố, các thành phần, các bộ phận và các mối quan hệ giữa chúng theo một kiểu nào đó tạo thành một cấu thể toàn vẹn và hoàn chỉnh

Khi xem xét xã hội, dù ở góc độ vi mô hay vĩ mô thì bao giờ hệ thống cũng tồn tại trong sự toàn vẹn, hoàn chỉnh theo một cấu trúc của nó Mỗi sự kiện, hiện tượng hay quá trình xã hội của chủ thể xã hội cấu thành nên hệ thống xã hội đều nằm trên sự phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ, mỗi yếu tố riêng lẻ chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong một tổng thể Tương tự như vậy, các mối quan hệ tương tác cơ cấu và trạng thái của hệ thống cũng phải được đặt trong một tổng thể nếu muốn hiểu rõ về các mối quan hệ này Đề tài “Ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minh” xem xét khía cạnh nhận thức, thái độ, hành vi – văn hóa vấn đề rác thải sinh hoạt của người dân như một tiểu hệ thống trong thể thống nhất của một hệ thống lớn là hệ thống xã hội Tp.HCM trong quá trình thực hiện nếp sống văn minh đô thị

Với tư cách là một bộ phận trong tổng thể xã hội hoàn chỉnh, vấn đề về sự hiểu biết, nhận thức và hành vi của người dân Tp.HCM đối với vấn đề môi trường nói chung và vấn đề rác thải sinh hoạt nói riêng có mối quan hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ với các hoạt động của các thành phần khác trong xã hội, như: người dân địa phương, cơ quan chính quyền nơi họ tạm trú/thường trú hay các cơ quan kiểm tra, giám sát… ở nhiều khía cạnh khác nhau Và sự gắn kết này tạo điều kiện cho người dân có thể được cung cấp kiến thức cũng như nâng cao nhận thức của mình về vấn đề rác thải sinh hoạt Chính sự hiểu biết đúng, hành xử văn minh của họ sẽ góp phần vào sự ổn định, xây dựng mỹ quan đô thị của tổ dân phố, phường cũng như toàn Tp.HCM

Xã hội luôn tồn tại với tư cách là một hệ thống toàn vẹn, xã hội được xem như là một hệ thống xã hội rộng lớn bao chứa các tiểu hệ thống và đến lượt chính các tiểu hệ thống lại chứa các tiểu hệ thống nhỏ hơn nằm trong một hệ thống khác Các bộ phận trong từng tiểu hệ thống đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một kiểu cấu trúc nhất định Vì vậy, mỗi sự thay đổi của các bộ phận hay cấu trúc của hệ thống đều dẫn tới việc thay đổi cả một hệ thống đó Là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn là Tp.HCM nên vấn đề nhận thức – thái độ – hành vi trong việc “ứng xử” với vấn đề rác thải sinh hoạt của người dân chịu sự tác động của sự thay đổi và phát triển của thành phố Các dạng hoạt động này chịu sự tác động của xã hội, đó có thể là quá trình đô thị hóa và những chính sách kiểm soát các hoạt động môi trường, hay cũng có thể là sự thay đổi cách quản lý và hỗ trợ người dân của cơ quan chính quyền địa phương…Và các dạng hoạt động này, đều có mối quan hệ tác động qua lại với nhau Các dạng hoạt động giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của họ, sự biến đổi các hoạt động này dẫn tới sự biến đổi các hoạt động khác và ngược lại Vì vậy, tìm hiểu về nhận thức, thái độ, hành vi của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt thì cần tìm hiểu mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa các hoạt động sống của họ

2.1.2 Các lý thuy ế t áp d ụ ng

2.1.2.1 Lý thuyết hành động xã hội của M.Weber

Lý thuyết này cho rằng con người hành động do yếu tố chủ quan, do con người có nhu cầu phải làm từ đó dẫn đến động cơ hành động Môi trường (hoàn cảnh) cũng tác động đến hành động của con người, nhưng nhu cầu dẫn đến động cơ hành động là cơ bản, có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại và tương lai [9]

M.Weber đã phân biệt 4 loại hành động xã hội như sau:

Thứ nhất, hành động hợp lý theo mục đích: Thông qua những mong đợi (ứng xử, kỳ vọng xã hội) từ những đối tượng bên ngoài (người khác), chủ thể hành động coi việc sử dụng những mong đợi này như là những điều kiện hay sử dụng những phương tiện được cho là hợp lý, hơn là kết quả của những mục đích đã mong đợi và đã được cân nhắc

Thứ hai, hành động hợp lý theo giá trị: Thông qua những niềm tin có ý thức về đạo đức, về cái đẹp thẩm mỹ, về tôn giáo để giải thích cho giá trị riêng nhất định của một thái độ được xác định Như vậy, với hai loại hành động trên, tính hợp lý được đặc biệt nhấn mạnh và được coi là cơ sở của sự hợp tác, thúc đẩy trạng thái ổn định và phát triển của xã hội

Thứ ba, hành động theo truyền thống: Là kiểu hành động theo thói quen trong cuộc sống Trong cuộc sống con người hình thành rất nhiều thói quen, trong quá trình hoạt động chủ thể của hành động không cần phải suy nghĩ mà thực hiện theo các phản xạ có điều kiện đã định trước

Thứ tư, hành động theo tình cảm, cảm xúc: Loại hành động này rất khó nghiên cứu và dự đoán Hành động được thực hiện ảnh hưởng nhiều từ những ức chế hay hưng phấn của chủ thể hành động Ứng dụng vào đề tài: Mỗi cá nhân đều có những hành động, hành vi gắn với ý nghĩa chủ quan, quá trình suy nghĩ có ý thức của mỗi người, có thể hướng đến lợi ích chung của xã hội hay chỉ đơn thuần phục vụ cho lợi ích cá nhân của chính mình Hành động bắt đầu từ việc quan sát, học hỏi, tiếp thu có ý thức Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến những bước biến chuyển đáng kể Từ một nền kinh tế mang đậm văn hóa lúa nước tiêu biểu cho lối sống nông nghiệp truyền thống, mang đậm tính cố kết cộng đồng chuyển sang một nền kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nét đặc trưng cơ bản của xã hội hiện đại là con người ngày càng bị chi phối bởi các tính duy lý hướng về mục đích, và ngày càng ít bị chi phối bởi các giá trị truyền thống, cảm xúc, tính cố kết xã hội giảm dần Sự thay đổi này là kết quả của sự tác động tương hỗ với những thay đổi cơ cấu xã hội Với quá trình thay đổi rất nhanh như vậy đòi hỏi người dân nói chung và cư dân đô thị nói riêng phải bắt kịp với các hành vi và thói quen ứng xử mới Từ đó, mỗi người dân sẽ có thể từng bước hòa nhập một cách nhanh nhạy những xu hướng phát triển, trở thành “cư dân văn minh” Với luận điểm này, đề tài có thể lý giải mỗi cá nhân có đặc điểm nhân khẩu xã hội khác nhau, ảnh hưởng của điều kiện khách quan sẽ có ứng xử khác nhau trước vấn đề rác thải sinh hoạt Hành động của cá nhân và cộng đồng đối với vấn đề rác thải sinh hoạt, thực hiện giữ gìn mỹ quan đô thị được xem xét dưới góc độ đó là những hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen và người ta làm điều này với một phản xạ tự nhiên Từ thói quen đó sẽ dẫn đến cách nhìn nhận của cá nhân, cộng đồng về vấn đề rác thải sinh hoạt, thực hiện nếp sống văn minh đô thị

2.1.2.2 Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý

Trong khi đó, lý thuyết lựa chọn hợp lý của Coleman, nhà tâm lý học người

Mỹ lại quan tâm đến yếu tố nội tại, động cơ của cá nhân Trong đó, hành động của các cá nhân luôn hướng tới một mục đích, mục tiêu nhất định Cụ thể: “Khi một cá nhân nhận được một loạt các kích thích từ bên ngoài thì không phải cá nhân ấy ngay lập tức sẽ phản ứng lại tất cả, mà sẽ tiến hành lựa chọn những kích thích nào là phù hợp với bản thân để đáp lại, còn những kích thích nào tỏ ra không phù hợp, không mang lại lợi ích sẽ bị khước từ hoặc loại bỏ” [18, Tr 97 - 99]

Mục tiêu hành động của mỗi chủ thể đều được định hình bởi các giá trị, sở thích Do đó, cách thức hành động cũng khác nhau ở mỗi người Chính vì vậy, các cá nhân cần phải lựa chọn hợp lý giữa các phạm vi đi từ sự lựa chọn cá thể đến sự lựa chọn tập thể một cách có hệ thống

Mô hình phân tích

Điều kiện Kinh tế – Xã hội

- Cuộc vận động thực hiện Nếp sống văn minh đô thị

- Kiểm soát xã hội (chính thức và phi chính thức)

- Hỗ trợ của chính quyền

- Công tác tuyên truyền, vận động

Chú thích: Hướng nghiên cứu mà đề tài quan tâm

Mối quan hệ thực tế nhưng đề tài không phân tích Ứng xử của người dân đối với vấn đề RTSH Thái độ

Biến phụ thuộc: Nhận thức, thái độ, hành vi (ứng xử) của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt

Biến độc lập: Các yếu tố thuộc về chủ thể luận (Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thành phần dân tộc, khu vực cư trú) và các yếu tố cấu trúc luận (yếu tố kiểm soát xã hội, dư luận xã hội, hỗ trợ của chính quyền, công tác tuyên truyền, vận động)

Biến số kiểm soát: Điều kiện kinh tế – xã hội

Tác giả cho rằng các yếu tố thuộc về đặc điểm của chủ thể luận như: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thành phần dân tộc, khu vực cư trú có ảnh hưởng đến ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt Ngoài ra, ứng xử của người dân cũng chịu tác động từ các nhân tố thuộc về cấu trúc luận (yếu tố kiểm soát xã hội, dư luận xã hội, hỗ trợ của chính quyền, công tác tuyên truyền, vận động) Ứng xử của người dân được phân tích dưới ba góc độ chính: nhận thức, thái độ, hành vi của họ đối với vấn đề rác thải sinh hoạt và công cuộc thực hiện nếp sống văn minh đô thị nói chung

Do đó, sau khi thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu, tôi tiến hành phân tích nhân tố và tiếp theo là kiểm định mối liên hệ giữa các biến định danh thuộc về đặc điểm cá nhân như: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thành phần dân tộc, khu vực cư trú với các biến thuộc thang đo khoảng/ thứ bậc là đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải/ vận chuyển rác thải/ mức độ tham gia các hoạt động hoặc với biến định danh là hành vi xả rác bừa bãi Ngoài ra, tôi còn tiến hành kiểm định Anova, sử dụng hệ số đo lường tương quan tuyến tính (r) để đo lường mối tương quan giữa sự quan tâm đến cuộc vận động thực hiện Nếp sống văn minh đô thị và sự hiểu đối với vấn đề RTSH của người dân.

Giả thuyết nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minh” (Nghiên cứu trên tuyến đường Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), tôi đưa ra 4 giả thuyết như sau:

Giả thuyết 1: Cơ sở vật chất nói chung, đặc điểm của TRCC (số lượng, tình hình vệ sinh) và các hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt chưa đáp được nhu cầu của người dân

Giả thuyết 2: Các yếu tố thuộc về đặc điểm của chủ thể luận (Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thành phần dân tộc, khu vực cư trú) và các yếu tố cấu trúc luận (yếu tố kiểm soát xã hội, dư luận xã hội, hỗ trợ của chính quyền, công tác tuyên truyền, vận động) có mối liên hệ với nhận thức, thái độ, hành vi của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt

Giả thuyết 3: Các cấp chính quyền địa phương chưa tìm được giải pháp hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt để đáp ứng mục tiêu xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp Các hình thức chế tài, xử phạt chưa thực sự triệt để và chưa đạt hiệu quả mong muốn

Giả thuyết 4: Kỳ vọng của người dân hiện nay là muốn được cùng chính quyền giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt, được chính quyền lắng nghe những đóng góp, mong muốn của chính người dân để có những chương trình hỗ trợ phù hợp.

Khái niệm liên quan đến đề tài

Theo từ điển Oxford, ứng xử được thể hiện dưới thuật ngữ behavior hoặc behaviour với hai lớp nghĩa như sau: Đầu tiên, cách thức mà ai đó cư xử, đặc biệt là đối với những người khác Thứ hai, cách thức mà một người, một loài động vật, thực vật,… hành xử hoặc thể hiện chức năng trong một tình huống cụ thể

Trong tác phẩm “Cẩm nang văn hóa ứng xử và giao tiếp công sở”, tác giả

Võ Bá Đức đã đưa ra định nghĩa sau: “Ứng xử là từ ghép của ứng và xử Ứng là ứng đối, ứng đáp, ứng phó, ứng biến Xử là xử thế, xử lý, xử sự, hành xử Ứng xử là phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể, nhất định Ứng xử là phản ứng có lựa chọn, tính toán, là cách nói năng cũng như hành động phụ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất” [5]

Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện bên ngoài hoạt động của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người xung quanh, và môi trường hoạt động thường ngày [55]

Cách ứng xử phản ánh văn hóa, truyền thống của một cộng đồng, một dân tộc Trong cuộc sống, văn hóa ứng xử được đo lường dưới nhiều chiều cạnh khác nhau: hành vi, cử chỉ, lời nói, phong cách sống… Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đi sâu tìm hiểu ứng xử của người dân dưới ba góc độ chính: nhận thức, thái độ, hành vi của họ đối với vấn đề rác thải sinh hoạt và thực hiện nếp sống văn minh đô thị nói chung

Theo từ điển Oxford, kiến thức được thể hiện dưới thuật ngữ là knowledge và được định nghĩa như sau: Kiến thức là sự kiện, thông tin và kỹ năng của con người có được qua sự trải nghiệm hoặc giáo dục; đó là sự hiểu biết về mặt lý thuyết hoặc thực tiễn của một chủ đề

Kiến thức là những hiểu biết có được thông qua quá trình tìm tòi, học hỏi, cũng như những trải nghiệm thực tế của mỗi cá nhân Kiến thức phụ thuộc vào thời gian tiếp nhận và năng lực thẩm thấu tri thức của mỗi người Trong đề tài nghiên cứu, kiến thức là sự hiểu biết, khả năng nắm bắt thông tin, sự kiện về mặt lý thuyết hoặc thực tiễn của người dân về các vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt Kiến thức của người dân ở khía cạnh cách thức, tầm quan trọng của việc phân loại rác thải, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, những chương trình, khẩu hiệu và những kiến nghị của người dân góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường

Từ điển Tiếng Việt cho rằng: “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả quá trình phản ánh hoặc tái hiện hiện thực trong tư duy và hiểu biết về thế giới khách quan, quá trình ấy cứ đi từ cảm giác đến tri giác, từ tri giác đến tri thức.” [19]

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.” [52]

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhận thức là sự hiểu biết của người dân về hai khía cạnh cơ bản là thực hiện nếp sống văn minh đô thị nói chung, vấn đề rác thải sinh hoạt cũng như sử dụng TRCC nói riêng Bên cạnh đó, là nhận định, kiến nghị của cư dân về công tác tổ chức, quản lý, kiểm tra vấn đề rác thải sinh hoạt

Hai nhà tâm lý học người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki cho rằng: “Thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân có hành động hay không hành động khác mà được xã hội chấp nhận” và “thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị”

Theo Từ điển Tiếng Việt, thái độ được hiểu là “cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình” [19]

Theo Từ điển Xã hội học (D.Endruwweit và G.Trommsdorff), “attitude” (tiếng Anh) có nghĩa là thái độ của một cá nhân đối với một đối tượng là một trong những nhân tố chính gắn với cá nhân và quyết định ứng xử của cá nhân đối với đối tượng [6]

Thái độ của người dân trong đề tài được thể hiện qua các tiêu chí, như: cách nhìn nhận, đánh giá, mức độ quan tâm đến vấn đề rác thải sinh hoạt, phản ứng của những nhóm dân cư đối với các hành vi lệch chuẩn trong cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh đô thị Thái độ của người dân thường bắt nguồn từ nhận thức, niềm tin, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh

Hành vi là toàn thể phản ứng của cơ thể, nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới hành động hoặc phản ứng của đối tượng (khách thể) hay sinh vật thường sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật và tự giác hoặc không tự giác Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian [56]

George Herbert Mead đưa ra những bản chất của hành vi: “Chúng ta có thể giải thích hành vi con người bằng hành vi có tổ chức của nhóm xã hội Hành vi xã hội không thể hiểu được nếu xây dựng nó từ các tác nhận và các phản ứng Nó cần được phân tích như một chỉnh thể linh hoạt, không một bộ phận của chỉnh thể được phân thích hoặc có thể được phân tích một cách độc lập”

Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 3 phần chính:

Phần mở đầu: Nêu lên tính cấp thiết của đề tài, tổng quan tài liệu, mục tiêu, nội dung, đối tượng, khách thể, phạm vi, phương pháp, ý nghĩa của đề tài Phần tiếp theo, tập trung xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu

Phần nội dung được chia thành ba chương, trong mỗi chương trình bày các kết quả nghiên cứu, mối tương quan và từ đó chứng minh các giả thuyết đưa ra

Chương 1: Tình hình quản lý các vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt tại một số quốc gia và tổng quan địa bàn, mẫu nghiên cứu

Chương 2: Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình và nơi công cộng

Chương 3: Ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt và những yếu tố tác động

Phần kết luận: Trình bày các kết luận chính có được từ kết quả nghiên cứu; từ đó, đề xuất một số ý kiến mang tính kiến nghị

Ngoài ra, luận văn còn có thêm các phụ phần sau: Tài liệu tham khảo, phần phụ lục, một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ RÁC THẢI SINH

Tình hình quản lý các vấn đề liên quan đến rác thải tại một số quốc gia và tổng quan địa bàn, mẫu nghiên cứu

Tình hình quản lý các vấn đề liên quan đến rác thải tại một số quốc gia

Trong đề tài, tác giả khái quát vấn đề rác thải ở ba quốc gia là Singapore, Indonesia và Pháp dựa trên nghiên cứu“Các hình thức tổ chức thu gom rác thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và các đề xuất bổ sung” thực hiện năm 2008 của tác giả Hoàng Thị Kim Chi Với trình tự nội dung như sau: công tác thu gom rác thải tại Singapore, quản lý rác thải ở Indonesia, thu gom và xử lý rác thải ở Pháp Đây sẽ là gợi ý tích cực cho đề tài của tôi về việc xây dựng một mô hình thu gom rác có hiệu quả Giúp tôi có thêm những nhìn nhận đa chiều hơn trong nghiên cứu về hoạt động của lực lượng thu gom rác thải và sự cần thiết phải phân loại rác thải trong cộng đồng dân cư [21]

Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả, là một mô hình hoạt động rất đáng tham khảo cho nhiều quốc gia, nhiều thành phố, trong đó có Tp.HCM Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu Một điểm mạnh trong hoạt động này tại Singapore là công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia Đặc biệt, các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom 50% lượng rác thải phát sinh Theo qui định, các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo dõi Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức từ 6 đến 15 đô la mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ, cụ thể: 15 đô la (tương đương 319.149 Việt Nam đồng) đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đô la (xấp xỉ 127.659 Việt Nam đồng) đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư) Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức (30, 70, 175, 235) đô la mỗi tháng, (tương đương với 638.297; 1.489.361; 3.723.404; 5 triệu Việt Nam đồng) Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng cộng đồng (PUB) đại diện cho Bộ môi trường thực hiện Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ

Từ tổ chức hoạt động và quản lý rác thải của quốc gia Singapore, nước ta có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau: Thứ nhất, có cơ chế cho các công ty tư nhân đấu thầu dịch vụ thu gom rác thải với các điều kiện công khai như sau: có thể xác định rõ kết quả đầu ra (xác định được khối lượng rác thải); có thể giám sát được việc thực hiện; có cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm một cách nghiêm minh để đảm bảo chất lượng dịch vụ Thứ hai, việc phân loại rác thải tại nguồn chỉ có thể mang lại hiệu quả thực sự nếu đảm bảo thực hiện đồng bộ các khâu như: tồn trữ tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý (trong đó cần chú trọng đến cơ sở tái chế)

Vấn đề rác và môi trường ở Indonesia cũng rất được quan tâm và có các biện pháp tích cực để giáo dục mọi người ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng, cụ thể: Quảng cáo chống xả rác bừa bãi trên các báo, tạp chí, trong rạp chiếu bóng và trên truyền hình Giáo dục người dân bỏ rác vào các túi ni lông nhỏ mà họ nhận được ở nơi công cộng và bỏ chúng vào thùng rác Vận động các tài tử phim ảnh và các ca sĩ cổ vũ cho ý thức giữ gìn vệ sinh Đặt các thùng đựng rác nhiều màu sắc và dễ nhìn thấy xung quanh thành phố, ở những nơi thích hợp Ở thành phố Surabaya, các thùng đựng rác còn được hỗ trợ bằng các quảng cáo của hãng thuốc lá Sampoema Tổ chức tốt công tác đổ rác hàng ngày và mua sắm thêm xe chở rác khi cần thiết Tăng cường hiệu lực của các qui định về thu nhặt và xử lý rác Chính phủ tổ chức các thảo luận chuyên đề về vệ sinh sức khỏe song song với việc vận động trẻ em vào phong trào cải thiện và giữ gìn môi trường Có thể nhận thấy rằng, Chính phủ Indonesia thực hiện công tác tuyên truyền một cách rộng rãi, đa dạng và thường xuyên trên các phương tiện truyền thông và đã thực sự thu hút được sự chú ý của người dân Một điểm sáng đáng học tập và cũng là hoạt động trung tâm của truyền thông môi trường tại Indonesia là xây dựng tốt thông điệp truyền thông môi trường Chính từ thông điệp đó đã chuyển tải đến người dân sáu nội dung giáo dục sau: nhận thức, kiến thức, kỹ thuật, ý thức, đạo đức và hành vi Bên cạnh đó, các hoạt động ghi nhận, giám sát và đánh giá chất lượng của các hoạt động truyền thông được thực hiện một cách khoa học, liên tục và nghiêm túc

Tại nước Pháp, rác thải được phân loại tại nhà Các nhà sản xuất công nghiệp phải nộp 0,6 đồng Pháp Franc (FRF), (tương đương với 2.423,85 Việt Nam đồng) đối với mỗi bao bì do công ty mình phát hành ra cho công ty Eco – Emballages Công ty này cũng sẽ chịu 40% chi phí cho việc thu gom và phân loại rác và 60% là do người dân đóng góp Công ty này thuộc sự quản lý của nhà nước, có nhiệm vụ giúp các cộng đồng dân cư tổ chức việc phân loại rác tại nhà Tại Paris, việc phân loại rác thay đổi tùy theo từng địa phương Tại nhiều thành phố, người ta thu gom vào một thùng các loại chai lọ bằng chất dẻo, các đồ hộp, chai hộp loại nhỏ, bìa các tông Một thùng khác đựng báo, tạp chí, một thùng đựng đồ thuỷ tinh, còn thùng thứ tư dành cho các chất thải dễ bị thối rữa và các loại linh tinh khác Tại Paris, tất cả các chất thải có thể tái chế, trừ thuỷ tinh đều được cho vào một thùng màu vàng, trong đó có cả các đồ điện gia dụng loại nhỏ Tỷ lệ bình quân của rác thải vứt không đúng quy định trong thùng rác để tái chế tại các trung tâm phân loại rác sinh hoạt lên tới 30% năm 2002 so với 22% năm 2000 Để cải thiện tình hình, công ty Eco – Emballages đã tung ra “các đại sứ về phân loại rác thải” đến từng gia đình để giải thích cho mọi người biết các quy tắc về phân loại rác Như vậy có thể thấy rằng, ở Pháp đã rất chú trọng đến biện pháp phân loại rác tại nguồn Kinh nghiệm của nước Pháp là đã đầu tư rất nhiều các biện pháp quản lý như: Thứ nhất, coi trọng thực hiện xã hội hóa việc thu gom rác, phát huy được vai trò và sức mạnh của các tổ chức quần chúng và các cấp chính quyền trong công tác thu gom rác, phân cấp và xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cấp quản lý Thứ hai, các tổ chức thu gom rác được chủ động theo hình thức khoán thu, chi với sự huy động tham gia đóng góp của người dân để giải quyết vấn đề rác thải Đây là một mô hình tham khảo rất thiết thực và hữu ích cho nước ta

Như vậy, xét trên bình diện chung, những cơ chế hoạt động, chính sách của các quốc gia Singapore, Indonesia, Pháp trong bài viết có thể làm tư liệu đóng góp cho tác giả có thể đưa ra những phần khuyến nghị cho luận văn của mình Đây sẽ là gợi ý tích cực cho chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành tại Tp.HCM xây dựng những biện pháp ngắn hạn song song với các giải pháp mang tính định hướng lâu dài Bên cạnh đó là công tác triển khai chuỗi các chương trình, hoạt động ngày càng đa dạng và mang tính thực tiễn cao Song song với quá trình đó là góp phần nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt và sẽ có những bước chuyển dịch theo hướng tích cực hơn

Tại Việt Nam, có nhiều dự án và công trình được tổ chức nhằm mục đích giúp mọi người dân hiểu được ý nghĩa của việc phân loại Tại Hà Nội, từ năm 2007 đến 2009, dự án “3R – HN” được thực hiện với sự giúp đỡ về kỹ thuật của tổ chức JICA, giúp khoảng 17.000 hộ dân làm quen với việc phân loại rác thải Tại Tp.HCM, dự án nghiên cứu về phân loại rác thải tại nguồn cũng được thực hiện tại Quận 6, từ năm 2006 đến năm 2009 Ngoài ra, còn có các chương trình được tổ chức thường niên như: “Ngày chủ nhật xanh”, “Ngày hội tái chế”…Các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình cũng thường xuyên có các chương trình về phân loại rác và bảo vệ môi trường Nhưng do quá trình thực hiện các chương trình trên còn một số hạn chế nhất định nên kết quả chỉ ở mức tương đối

Cụ thể như Hà Nội, việc thực hiện phân loại rác thải vẫn còn không ít bộ phận người dân dù đã được tuyên truyền, nhắc nhở nhưng không thực hiện, hoặc thực hiện nửa vời Bên cạnh đó, về phía những nhân viên môi trường đô thị thực hiện việc phân loại rác cũng còn mang tính hình thức, sơ sài Có những điểm tập kết rác để từ 2 đến 3 thùng cùng chứa 1 loại rác vô cơ, lại có nơi để 3 đến 4 thùng rác hữu cơ Như vậy, điều đó vô tình khiến người dân trở về nếp quen cũ là không phân loại rác Ở Tp.HCM, kết quả cũng không mấy khả quan do việc thực hiện phân loại rác chưa được đồng bộ trong các khâu phân loại, thu gom và quản lý Ngoài những mặt hạn chế trên, lý do dẫn đến dự án chưa đạt được kết quả như mong muốn cũng xuất phát một phần là do hình thức phân loại, cách phân loại hay dụng cụ hỗ trợ phân loại chưa phù hợp với điều kiện kinh tế – văn hóa – xã hội tại nơi thực hiện dự án.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Tp HCM có tọa độ là 10 0 10’ – 10038’ Bắc và 106 0 22’ – 106 0 54’ Đông Tp HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Thành phố có diện tích tự nhiên là 2.095km 2 Với vị trí là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Tp HCM trở thành một đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không trong nước cũng như quốc tế

Nguồn: http://www.hochiminhcity.gov.vn

Tp HCM được thành lập 1698, là thành phố đông dân nhất, có vị thế chính trị quan trọng đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, là đầu mối giao lưu quốc tế, cửa ngõ thông nối Việt Nam với Đông – Tây – Nam – Bắc thế giới trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế Hiện nay, Tp HCM bao gồm 19 quận và 5 huyện

Quận 1 là quận nội thành nằm ở vị trí trung tâm thành phố, là trung tâm hành chính, văn hoá, thương mại và tài chính của thành phố Hồ Chí Minh, giáp với Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận 4 và Quận 5 Quận 1 có diện tích 7.7211 km 2 (chiếm 0.35% diện tích thành phố) bao gồm 10 phường: Bến Nghé, Bến

Thành, Cô Giang, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh, Đa Kao, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn

Cư Trinh, Phạm Ngũ Lão, Tân Định Địa bàn đề tài tiến hành nghiên cứu là trên tuyến đường Cống Quỳnh, thuộc hai phường Nguyễn Cư Trinh và Phạm Ngũ Lão Theo báo cáo trên cổng thông tin UBND Quận 1, diện tích của Phường Nguyễn Cư Trinh là 0.7632 km 2 và Phường Phạm Ngũ Lão là 0.4990 km 2 [60]

Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009, số dân của thành phố là 7.123.340 người Dân số thành phố tăng rất nhanh, trong 10 năm (từ 1999 – 2009) dân số thành phố tăng thêm

2.086.185 người Bình quân dân số tăng gần 209.000 người/năm (với tốc độ tăng

3.53%/năm) chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm (Báo cáo

13/8/2009: Công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009) Tính đến năm 2013, tổng dân số của Quận 1 là 198.815 người với mật độ dân số là

25.654 người/km 2 ; trong đó, nữ là 107.775 người (chiếm

Nguyễn Cư Trinh là 28.279 người (chiếm 14.22% dân số

Nguồn: http://www.quan1.hochiminhcity.gov.vn quận 1), với số nam là 12.943 người, nữ là 15.336 người Dân số của phường Phạm Ngũ Lão là 21.324 người (chiếm 10.72% dân số quận 1), với số nam là 9.808 người, nữ là 11.516 người

1.2.3 Điều kiện kinh tế – xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0.6% diện tích và 6.6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao [59]

Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính

Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33.3%, ngoài quốc doanh chiếm 44.6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51.1% Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47.7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1.2% [57]

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Mô tả về mẫu nghiên cứu

Trong phạm vi và quy mô nghiên cứu, đề tài tiến hành thu thập thông tin ở những nhóm dân cư khác nhau, với dung lượng mẫu là 200 người dân, sinh sống ở nhiều khu phố, tổ dân phố như: khu phố 3A, 5, 6, 7, 8; trong đó, 50.0% trực thuộc phường Phạm Ngũ Lão và 50.0% thuộc phường Nguyễn Cư Trinh Các hộ dân sống ở khu vực mặt tiền đường và trong các hẻm, các ngõ chiếm tỷ lệ lần lượt là 25.0% và 75.0% (Xem phụ lục 5 – bảng 1, 2)

Tỷ lệ giới trong mẫu khảo sát là nữ giới chiếm tỷ lệ 57.5%, và nam giới chiếm 42.5% Như vậy, tỷ lệ nam và nữ trong phạm vi nghiên cứu chênh lệch nhau là 15.0%

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Theo quy mô mẫu nghiên cứu, 12.5% người dân sống trên địa bàn đường Cống Quỳnh không theo tôn giáo, họ chỉ đơn thuần thờ cúng ông bà, tổ tiên trong gia đình và 87.5% có những tín ngưỡng tôn giáo nhất định Trong đó, 53.5% là người theo đạo Phật và chiếm tỷ lệ cao nhất, người theo đạo Thiên chúa giáo chiếm 19.5%, tỷ lệ khách thể có tín ngưỡng khác như: Tin Lành, Cao Đài, Nhân chứng Giê – hô – va, thờ Bác Hồ, thờ Ông Địa là 14.5% Trong tổng số 200 người trả lời, thì người Việt chiếm đại đa số với 89.5%; người Hoa là 9.5% và người Quốc tịch Đức chiếm 1.0% (Xem phụ lục 5 – bảng 3, 4)

Bảng 1.1: Độ tuổi của mẫu khảo sát Độ tuổi n %

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Trong mẫu khảo sát thì độ tuổi thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 78 tuổi, độ tuổi trung bình là 47.5 tuổi Độ tuổi từ 31 đến 50 chiếm phần lớn (45.0%) trong mẫu nghiên cứu, từ 51 đến 70 tuổi có tỷ lệ 35.5%, từ 19 đến 30 tuổi chiếm 13.5% và 6.0% từ 71 tuổi trở lên Như vậy, dân số trong các hộ gia đình thuộc mẫu nghiên cứu chủ yếu tập trung ở độ tuổi lao động (Xem bảng 1.1)

Trong quá trình khảo sát cộng đồng, đề tài tiến hành thu thập thông tin ở các nhóm lao động khác nhau, 12.0% hiện nay là cán bộ công nhân viên chức, 28.5% là công nhân, buôn bán nhỏ lẻ (bán thuốc lá, cà phê, may mặc), 15.5% là lao động tự do, 8.8% kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ Ngoài ra, trong mẫu khảo sát, còn có những người là học sinh, sinh viên (5.5%), hưu trí, nội trợ (25.5%) và thất nghiệp (1.0%) (Xem phụ lục 5 – bảng 5)

Bảng 1 2: Tính ch ấ t ngh ề nghi ệ p

Trí thức – cán bộ viên chức 35 17.5 Buôn bán và lao động tự do 112 56.0 Nội trợ, hưu trí, thất nghiệp 53 26.5

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014 Để mô tả cụ thể hơn cũng như thuận tiện trong việc phân tích kết quả nghiên cứu, dựa trên nghề nghiệp của người dân, đề tài phân chia nghề nghiệp của người dân theo ba nhóm tính chất ngành nghề khác nhau Thứ nhất là nhóm ngành nghề trí thức – cán bộ viên chức (17.5%), nhóm thứ hai là nhóm ngành buôn bán và lao động chân tay (56.0%), nhóm thứ ba là nội trợ, hưu trí, thất nghiệp (26.5) (Xem bảng 1.2)

Kết quả khảo sát cho thấy trình độ học vấn của người dân chủ yếu là cấp 2 và cấp 3, chiếm tỷ lệ lần lượt là 36.5% và 32.5%; 15.0% là trình độ TCCN, kỹ thuật nghề, cao đẳng, đại học; chỉ có 4.0% là trình độ trên đại học Bên cạnh đó, vẫn có 3.5% người dân không đi học (Xem biểu đồ 1.2)

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Như vậy, người dân trên địa bàn đường Cống Quỳnh, Tp.HCM có các đặc điểm nổi bật như: người Việt chiếm đại đa số với 89.5%, một bộ phận còn lại là người Hoa và người Đức (Giê – hô – va), 50.0% trực thuộc phường Phạm Ngũ Lão và 50.0% thuộc phường Nguyễn Cư Trinh Bên cạnh đó, nữ giới chiếm tỷ lệ 57.5%, cao hơn tỷ lệ nam giới (42.5%) và nghề nghiệp của đại đa số người dân là buôn bán và lao động tự do, chiếm 56.0% Phần lớn nằm trong độ tuổi từ 31 – 50 (45.0%), trình độ học vấn của người dân chủ yếu là cấp 2 (36.5%), cấp 3 (32.5%) cùng với một tỷ lệ nhỏ những người không biết chữ Nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt tại địa bàn khảo sát dựa vào các đặc điểm nhân khẩu học nêu trên

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 TCCN, kỹ thuật nghề, cao đẳng, đại học

Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân tại gia đình và

Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của người dân tại gia đình

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển thì cũng mang theo nhiều hệ lụy, trong đó ô nhiễm môi trường là vấn đề hàng đầu mà các ngành, các cấp cần giải quyết Thành phố Hồ Chí Minh có dân số xấp xỉ 7 triệu người (chưa kể dân tạm cư), sống tại 24 quận, huyện, với hơn 800 nhà máy, 23.000 cơ sở sản xuất, 12 khu công nghiệp, ba khu chế xuất và một khu công nghệ cao, cùng hàng trăm bệnh viện, trung tâm y tế, hàng nghìn phòng khám tư nhân đang đổ ra mỗi ngày khoảng 7 nghìn tấn chất thải rắn sinh hoạt [42], [47]

Bảng 2.1: Lượ ng rác trung bình/ ngày c ủ a các h ộ gia đ ình

Lượng rác trung bình/ngày n %

Giá trị xuất hiện nhiều nhất 1

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Theo kết quả khảo sát, nhìn chung, lượng rác trung bình một ngày của các hộ gia đình sinh sống và buôn bán trên tuyến đường Cống Quỳnh chủ yếu dao động từ 0.5 kg đến dưới 3 kg, cụ thể: từ 0.5 đến 1 kg là 45.0%, từ trên 1 đến 2 kg là 24.0%, từ trên 2 đến 3 kg là 14.0% Bên cạnh đó, 7.5% các gia đình có từ 5 kg rác trở lên chủ yếu là kinh doanh, buôn bán đồ ăn, thức uống, trong đó, có 5.0% hộ có 10, 15,

20, 25, 26 kg rác hàng tháng (Xem bảng 2.1)

2.1.1 Cách th ứ c phân lo ạ i và x ử lý rác th ả i sinh ho ạ t hàng ngày c ủ a các h ộ gia đ ình

Với một địa phương đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, mật độ dân số ngày càng tăng, việc phân loại rác thải sinh hoạt trong các hộ gia đình ở Tp.HCM nói chung và đường Cống Quỳnh hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết triệt để

Qua điều tra trên 200 đơn vị mẫu thì số người dân trả lời họ không thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trước khi thu gom và xử lý là 189 người (chiếm 94.5%) và chỉ có 5.5% người dân tiến hành phân loại rác, nhưng với hình thức là “chai nhựa, giấy bán có tiền thì để riêng, còn những cái khác thì cứ để chung” Điều này còn được thể hiện qua số lượng thùng rác trong mỗi hộ gia đình, có đến 71.0% người dân chỉ sử dụng 1 thùng rác, từ 2 đến 3 thùng là 22.0%, từ 4 đến 5 là 1.5% và chỉ duy nhất một hộ gia đình do kinh doanh nhà nghỉ mô hình nhỏ nên sử dụng 12 cái Và hầu như là bỏ chung tất cả các loại rác lại với nhau Có một vấn đề đáng lưu tâm là trong khảo sát thực tế, có 5.0% hộ dân không sử dụng thùng rác trong gia đình mà chỉ bỏ trong bao ni lông (MSP – PVS – NDCT 03) (Xem phụ lục 5 – bảng 6, 7, 10)

Liên quan đến vấn đề này, bà Võ Thanh Huỳnh Anh, chuyên viên Phòng Quản lý Chất thải rắn, cho biết, nhiều hộ dân còn cho việc phân loại chất thải là rườm rà và bất cập Báo cáo kết quả đợt thí điểm dự án phân loại rác từ đầu nguồn tại quận 6, Tp HCM (năm 2007) cũng cho thấy, mặc dù trong 3 tháng triển khai thí điểm (từ tháng 3) mỗi hộ gia đình được cấp phát miễn phí thùng chứa rác hai ngăn, túi nhựa chứa rác và có sự hướng dẫn nhưng chỉ có 45.0% hộ dân thực hiện đúng quy cách, 55.0% còn lại đã làm sai hoặc không thực hiện [35]

Bảng 2.2 : Cách th ứ c x ử lý rác c ủ a các h ộ gia đ ình phân theo ph ườ ng

Phạm Ngũ Lão Nguyễn Cư Trinh n % theo cột n % theo cột

Bỏ chung tất cả các loại rác lại với nhau 90 90.0 99 99.0 Để riêng từng loại 10 10.0 1 1.0

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Tìm hiểu sâu hơn về cách thức xử lý rác, trong 100 gia đình thuộc phường Nguyễn Cư Trinh chỉ có duy nhất 1 hộ (1.0%) để riêng từng loại rác, chiếm một tỷ lệ gần như tuyệt đối 99 hộ (99.0%) bỏ chung tất cả các loại rác với nhau Trong khi ở phường Phạm Ngũ Lão thì tỷ lệ này lần lượt là 10.0% và 90.0% Tuy nhiên, trong số những gia đình thực hiện nghiêm chỉnh việc phân loại rác cho biết những người thu gom rác sau đó lại gom tất cả bỏ chung vào một xe, không để riêng như người dân đã làm (Xem bảng 2.2)

Trong trường hợp này ta thấy không ô nào có giá trị kỳ vọng nhỏ hơn 5 và ô có tần suất kỳ vọng nhỏ nhất là 5.50 Kết quả kiểm định Chi-square ( 2 = 7.792; df

= 1; p = 0.005 < 0.05) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cách thức xử lý rác của các hộ gia đình phân theo phường Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Cư Trinh (Xem phụ lục 5 – bảng 7)

Xét trên khía cạnh nhóm tuổi, tỷ lệ người dân tiến hành phân loại rác thải tỷ lệ nghịch với độ tuổi, tuổi càng tăng thì việc thực hiện phân loại càng giảm

B iểu đồ 2.1: Cách th ứ c x ử lý rác c ủ a các h ộ gia đ ình phân theo nhóm tu ổ i

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Thông qua biểu đồ, có thể nhận thấy tỷ lệ những người nằm trong độ tuổi trẻ, từ 18 đến 30 tuổi, thực hiện việc phân loại rác thải (7.4%), nhiều hơn những người trong độ tuổi còn lại Một con số đáng chú ý là 100.0% người dân từ 71 tuổi trở lên không phân loại rác thải (Xem biểu đồ 2.1)

Trong khi đó, tỷ lệ người dân biết và không biết cách phân loại rác thải lần lượt là 36.0% và 64.0% Từ những lý do khách quan và chủ quan: gọn, tiện và sạch sẽ (50.0%); vì rác ít nên bỏ chung đại, đỡ mất công (21.0%); chia ra nhiều bao, tốn bao; chủ yếu là rác thải sinh hoạt nên gom chung (16.0%) mà đại đa số hộ dân không tiến hành phân loại mà để chung tất cả các loại rác thải với nhau (Xem phụ lục 5 – bảng 9, 13)

Tất cả đều không phân loại, cứ bỏ hết vô trong 1 cái bì ni lông rồi để ra trước Có nhà người ta còn quét tấp lại 1 chỗ để ngay lề đường, gió mà thổi to một cái là thôi rồi, rác bay tứ tung hay ngay đầu hẻm có một đống rác rồi người ta cứ mang rác ra để đó, xe máy còn tránh được chứ gặp ô tô là nó

“bang” thẳng rồi cũng bầy nhầy ra đó

Cách thức thu gom và phân loại của lực lượng thu gom cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện của người dân với tỷ lệ 27.5% cho rằng để riêng từng loại rác, 72.5% nhân viên vệ sinh không phân loại hoặc không quan tâm đến vấn đề này Ngoài ra, những hạn chế trong việc thực hiện các quy định của chính quyền địa phương là một trong các yếu tố khiến nhiều người dân không thực hiện phân loại rác Theo như quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2005 đã ghi rõ:

“Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình” Tuy nhiên, có đến 62.0% người dân nói rằng việc phân loại rác thải sinh hoạt không phải là quy định bắt buộc thực hiện ở địa phương, 36.0% người dân không biết cũng là một tỷ lệ đáng xem xét Ngoài ra, theo ý kiến đánh giá của người dân, có đến 96.5% các hộ gia đình xung quanh không tiến hành phân loại rác thải và cũng không quan tâm đến vấn đề này, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (3.5%) có phân loại (Xem phụ lục 5 – bảng 14, 15)

Bảng số liệu dưới đây thể hiện cách thức bỏ rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình:

Bảng 2.3 : Cách th ức bỏ rác củ a các h ộ gia đ ình

Cách thức bỏ rác n % Để trước nhà, công nhân vệ sinh đến thu gom 156 78.0

Mang và để trực tiếp vào xe thu gom 6 3.0

Xe tới rồi đem ra 27 13.5

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Thông thường, người dân chỉ bỏ tất cả các loại rác vào bọc ni lông rồi đem ra để trước nhà cho công nhân vệ sinh đến thu gom và nếu có phân loại thì cũng chỉ phân loại theo hình thức là những thứ có thể bán được cho ve chai như chai, lọ, đồ nhựa (27.0%); pin và bình ắc quy (16.0%); còn túi ni lông cũng như đồ ăn, thức uống còn dư thừa thì không phân loại chỉ bỏ vào thùng rác (74.5%) và có khi bỏ luôn ra đường (17.0%) Kết quả khảo sát 200 hộ gia đình cho thấy đa số người dân để rác trước nhà cho công nhân vệ sinh đến thu gom (78.0%); 13.5% hộ tham gia trả lời là xe tới rồi đem ra, và một bộ phận người dân còn lại là để rác phi chính thức với hai hình thức là cứ sáng sớm hoặc tối khuya mang rác ra để trực tiếp vào xe thu gom (3.0%) và vứt ra ở gần nhà (5.5%)“bởi làm như vậy thì mình đâu có mất tiền gom rác hàng tháng mà còn sạch nhà mình nữa” Đặc biệt, là khu vực bệnh viện Từ Dũ tình trạng hàng quán hai bên đường tập kết đủ loại rác “thập cẩm” ngay các ống cống kéo hàng đoạn dài trông “nhếch nhác”, “ở khúc bệnh viện Từ Dũ, buôn bán cứ gọi là mất ý thức”, “cứ bán được một tô là lùa ra, bán được một chén là lùa ra, bán được bịch sữa đậu nành là cứ quăng ra” (MSP – PVS – NTGR 01) (Xem bảng 2.3 và phụ lục 5 – bảng 16, 17, 18, 19)

Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực công cộng

2.2.1 Cơ sở vật chất và công tác quản lý hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt của chính quyền địa phương

Hơn sáu năm kể từ khi chính quyền Tp.HCM triển khai thực hiện Nếp sống văn minh đô thị (năm 2008), nhưng nhìn chung, thùng rác công cộng vẫn thiếu ở nhiều tuyến đường Song song với tình trạng đó là việc lắp đặt thùng rác nhưng không quan tâm duy tu, bảo quản cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị Đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 5 cho biết: “Chỉ có các

Không có Thiếu trầm trọng Không quan tâm

Tỷ lệ (%) tuyến đường trọng điểm thì mới được lắp đặt các thùngrác công cộng Các thùng rác này do địa phương quản lý chứ không thuộc trách nhiệm của công ty” [43]

Theo kết quả quan sát vào tháng 8 năm 2014 thì trên cả tuyến đường Cống Quỳnh không có bất kỳ một cái thùng rác công cộng nào; trong khi đó, theo báo cáo thống kê, tính đến năm 2010, trên toàn thành phố đã lắp đặt được gần 10.000 thùng rác công cộng

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của người dân về số lượng thùng rác công cộng

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Hầu hết ý kiến của người dân được khảo sát đều cho rằng số lượng thùng rác so với nhu cầu của người dân là không có và thiếu trầm trọng, (193 người) chiếm 96.5% và 3.5% còn lại tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề này (Xem biểu đồ

Tìm hiểu sâu hơn về sự thiếu hụt nghiêm trọng và cụ thể hơn là không có thùng rác công cộng, anh G.X.H, sinh sống trên địa bàn nghiên cứu cho biết:

Trời ơi, cái đoạn đường này làm gì có cái thùng rác công cộng nào, nhiều khi khách Tây đi ngang qua đây, ngó ngược ngó xuôi tìm chỗ bỏ rác mà tìm đỏ mắt không ra đâu, lắm lúc mình thấy cũng ngại lắm luôn

Về phía khách vãng lai, bạn T.T.N hiện nay là sinh viên trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Tp.HCM tỏ ra bức xúc:

Thì bỏ rác vô trong cặp rồi gặp thùng rác ở chỗ nào thì bỏ vô chỗ đó thôi, nhưng bạn cứ nhìn xung quanh trên đường này đi, chẳng có lấy nổi một thùng rác nào đâu, nhiều khi tìm không thấy thùng rác là cứ thẳng tay quăng ra ngoài đường hay mấy gốc cây cho nó tiện

Nhiều khi khách du lịch nước ngoài đi qua đây mà họ không thấy thùng rác là họ cũng quăng xuống đường chứ không chỉ người Việt mình đâu

Lý giải vấn đề này, Trưởng ban điều hành khu phố 5, phường Phạm Ngũ Lão cho biết:

Cái đó cũng không hiểu, cái đó là do bên môi trường hoặc là gì mà người ta làm, tất cả luôn, nói chung là hầu như đa số trong khu vực của phường Phạm Ngũ Lão và những khu vực xung quanh này là không có một cái TRCC nào Chỉ có những nơi nào tập trung các hoạt động nơi công cộng, chẳng hạn như công viên, ví dụ như rạp hát thì có đặt cái thùng rác thôi, còn tất cả như các khu dân cư hai bên đường là hầu như không có đặt TRCC Mình cũng chả hiểu được người ta nữa Cái việc đặt thùng rác cũng có một cái kị như thế này, đặt gần như là ngay cửa nhà người ta nên người ta không có chịu, ai cũng thế, bây giờ coi như đặt thùng rác ngay cạnh nhà này thì nhà kia phản đối, đó là cái khó, chứ còn mặc sức ai bỏ thì người ta cứ bỏ thôi, chứ đặt trước mặt nhà người ta thì người ta không có chịu Hơn nữa, cái vỉa hè cũng còn đang quá hẹp nên cũng khó

MSP – PVS – TKP 08 Đại diện chính quyền phường Nguyễn Cư Trinh, chú N.H.T, tổ trưởng tổ dân phố 3, chia sẻ:

Chủ của các hộ ngoài mặt tiền đó nói đây là những hộ buôn bán mà để thùng rác trước nhà họ là họ không chịu, họ nói ông tổ để trước nhà họ thì sao họ buôn bán được Đặt ngay thùng rác trước nhà tui thì thành thử ra là cái đó là khó khăn, thì lý luận lại cái thùng đó để rác công cộng, phải có cách khác thôi, chứ mà để trước nhà họ thành ra là rất khó

MSP – PVS – TT TDP 07 Như vậy, nhìn nhận một cách khách quan trong quá trình nghiên cứu việc lắp đặt thùng rác công cộng chưa có sự đồng nhất, giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng với người dân vẫn xảy ra tình trạng “đổ thừa” Cô L.K.H, nhân viên vệ sinh phụ trách khu vực nghiên cứu cho biết: “ Để cái thùng rác không ai chịu hết á, để trước nhà người nào là người đó cũng hông chịu hết, thì hỏi con bây giờ để ở đâu? Người ta nói hôi, thúi, dơ, hông ai chịu hết” Tại nơi buôn bán ở khu vực bệnh viện Từ Dũ, xuất hiện tình trạng:

Thử như con mà để thử ở khúc Từ Dũ coi, để dài dài là hông ai chịu để hết đâu, người ta là dân buôn bán, gọi là tự do hông à, người ta hông có đóng thuế, hông có gì hết nha, mà người ta lại hông cho để thùng rác trước chỗ người ta buôn bán Nó vậy đó, mới ghê

2.2.2 Hiệu quả của việc xử lý RTSH ở khu vực công cộng

Tp.HCM có thể tự hào là địa phương có chiều dài đường nhựa hóa lớn nhất nước Tuy nhiên, thực trạng người dân không bỏ rác đúng nơi quy định không chỉ gây khó khăn rất lớn cho lực lượng thu gom mà xét trên bình diện rộng hơn là làm xấu cảnh quan đô thị và cản trở giao thông

Theo kết quả quan sát, không ít người dân vẫn “vô tư” xả rác bừa bãi ngay trên chính vỉa hè, lề phố, thậm chí những người dân có nhà ở mặt phố cũng “tiện tay” vứt rác ra ngay trước cửa nhà mình, chỉ cần đó là địa phận “công cộng”

Bảng 2.6 : Mối tương quan giữa tình hình vệ sinh chung và vị trí nhà

Rất bẩn, rất mất vệ sinh

Ngoài mặt đường/ mặt tiền n 0 11 13 23 3

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Theo đánh giá của 22.0% người dân, tình hình vệ sinh ở khu vực mặt tiền đường còn tương đối bẩn, 26.0% là ở mức độ bình thường Trong khi đó, ở các hẻm, ngõ thì tương đối sạch sẽ hơn, chiếm tỷ lệ 52.0%; còn ở mức độ bẩn và rất bẩn chỉ là 8.7% (Xem bảng 2.6 và phụ lục 5 – bảng 42) Đi trên hè phố, dưới lòng đường, trong ngõ nhỏ, ngoài đường lớn… đâu đâu cũng có thể bắt gặp những đống rác “tự phát”, cứ quét lại có, cứ dọn lại bẩn Nhìn nhận một cách khách quan, đại đa số người dân đều muốn giữ gìn nơi ở, nơi buôn bán của bản thân, gia đình sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh nhưng họ lại không quan tâm đến môi trường xung quanh Xét theo vị trí nhà, trung bình số lần thu gom của các hộ ngoài mặt tiền đường là 4.26 lần nhiều hơn trong các hẻm ngõ (2.0733 lần) Ngoài ra, số lần thu gom rác trong ngày của trong hai phường cũng có sự chênh lệch: phường Nguyễn Cư Trinh là 1.53 lần, ít hơn phường Phạm Ngũ Lão là 3.71 lần Theo nhận định của người dân, chính sự chênh lệch về mức độ thu gom giữa các khu vực cũng ảnh hưởng đến tình hình vệ sinh nói chung (Xem phụ lục 5 – bảng 27)

Với số lượng dân cư đông, tập trung bệnh viện, đại siêu thị, chợ, trường học với số lượng tương đối lớn khách vãng lai qua lại trên địa bàn, thăm nuôi bệnh nhân nhiều, các hàng quán buôn bán tấp nập Vì vậy, sự thiếu hụt nghiêm trọng về số lượng thùng rác công cộng đã không đáp ứng đủ nhu cầu bỏ rác của người dân sinh sống trên địa bàn nói chung và khách vãng lai nói riêng Từ thực tế đó, tình trạng vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định, rác chất đống, xà bần chất cao … dẫn đến tình trạng lồi lõm “vô tổ chức”, làm xấu cảnh quan đô thị vẫn diễn ra thường xuyên mặc dù lực lượng thu gom rác vẫn hoạt động liên tục Ý kiến của Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường cho rằng “Trong khi đó, số lượng rác thải thì ngày càng gia tăng do quá trình gia tăng dân số và sự phát triển của nền kinh tế, GDP tăng 1.0%, chất thải tăng 3.0% Nếu tiếp tục tình trạng này, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt trong hiện tại cũng như mai sau…” [26]

Ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt và các yếu tố tác động

Nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong vấn đề rác thải sinh hoạt tại gia đình và khu vực công cộng

sinh hoạt tại gia đình và khu vực công cộng

Trong bài viết “Điều kiện cần và đủ cho xây dựng một đô thị văn minh”,

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa cho thấy để có được một nền văn minh đô thị như ngày hôm nay, Châu Âu mất 300 năm; Nhật Bản mất 150 năm bắt đầu từ thời Minh Trị Duy Tân; Hàn Quốc, Singapore mất hơn 50 năm chưa kể là họ còn có sự tiếp sức từ quá khứ lịch sử Điều này chứng minh rằng văn minh đô thị là một tiến trình xây dựng rất lâu dài trải qua nhiều thế hệ, nhiều chục năm, thậm chí nhiều trăm năm chứ không phải là một thời điểm [7]

Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tp.HCM nhiệm kỳ từ năm 2010 đến năm 2015 xác định rõ: “Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa” Xây dựng nếp sống văn minh đô thị là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng để đảm bảo việc phát triển của một đô thị hiện đại và bền vững

Kết quả thăm dò cho thấy có 39.0% người dân quan tâm đến chủ trương xây dựng nếp sống văn minh đô thị tại Tp.HCM, điều này cũng đồng nghĩa với việc một số lượng không nhỏ (40.0%) dân số nghiên cứu tỏ ra ít và không quan tâm, không biết về chủ trương này (Xem biểu đồ 3.1)

Biểu đồ 3.1: Mức độ quan tâm của người dân đến cuộc vận động thực hiện Nếp sống văn minh đô thị

(1 Rất quan tâm – 5 Không quan tâm)

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Với giá trị trung bình (Mean) là 3.24 cũng thể hiện sự mức độ bình trường trong sự quan tâm của người dân Điều này có thể được nhìn nhận dưới nhiều chiều cạnh, trong quá trình phát triển của các đô thị nói chung và Tp.HCM nói riêng, có nhiều cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh đô thị đã được triển khai, như:

“Phong trào người tốt, việc tốt”, “Nếp sống văn minh – gia đình văn hóa” (năm 1996); “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (năm 1997); “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” (1999); “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (2001); “Năm trật tự, kỷ cương – Nếp sống văn minh đô thị” với 4 quyết định liên tiếp (Quyết định 104, 105, 106, 107/2003/QĐ-UB), cho đến “Năm 2009 – Năm thực hiện Nếp sống văn minh đô thị” và “Năm 2010 – Năm nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị”…Tuy nhiên, những hoạt động còn thiếu tính liên tục hoặc không toàn diện ở các khu vực, địa phương dẫn đến kết quả còn thấp và chưa thực sự vững chắc (Xem phụ lục 5 – bảng 85)

Quan tâm Bình thường Ít quan tâm

Thông qua cuộc khảo sát ý kiến của 200 người dân thì chỉ có 4.0% cho rằng trách nhiệm chủ chốt trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường là thuộc về chính quyền Tầm quan trọng của bộ máy chính quyền là không thể phủ nhận nhưng có đến 36.0% suy nghĩ rằng chính bản thân người dân mới là nhân tố quan trọng hàng đầu Tuy nhiên, có một luồng ý kiến đông đảo 60.0% khẳng định trách nhiệm này cần sự tương hỗ và kết hợp của cả chính quyền và người dân Kết quả này phản ánh sự nhận thức hết sức quan trọng của người dân về nhân tố đảm bảo cho những mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố, đó chính là yếu tố trách nhiệm cộng đồng

Nhằm tìm hiểu cụ thể hơn đối với từng nội dung trong việc thực hiện chủ trương xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đề tài đi sâu đo lường sự đánh giá của người dân ở khía cạnh phân loại và vận chuyển rác thải Có thể nhận ra được điều này qua một vài con số cụ thể, 57.0% người dân không hiểu, không biết cũng như không quan tâm đến việc phân loại rác thải sinh hoạt“từ hồi đến giờ ở đây có bao giờ nghe đến phân loại rác là cái gì đâu, cứ xách ra là đổ thôi”, mà chỉ có 43.0% hiểu về vấn đề này Tuy nhiên, sự hiểu biết của người dân về phân loại rác thải còn ở mức độ đơn giản, chưa đồng nhất đó là “rác hữu cơ, rác vô cơ”, “rác dễ phân hủy và khó phân hủy”, “loại tan được, không tan được”, “rác cứng và mềm”, “rau cải, cá mắm để riêng, chai nhựa, ve chai để riêng”, “rác độc hại và rác không độc hại”, “rác sinh hoạt và rác y tế”, “rác khô và rác ướt”… (Xem phụ lục 5 – bảng

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra hằng ngày ở TP.HCM chiếm khoảng hơn 7.000 tấn Trong khi chi phí xử lý một tấn chất thải rắn sinh hoạt là 250.000 đồng Nếu biết tận thu rác thực phẩm, xã hội sẽ thu được hàng trăm tỉ đồng từ việc giảm chi phí cũng như diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp rác và bán phân compost Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi Do đó, xét trên lợi ích kinh tế, mỗi ngày thành phố sẽ tiết kiệm được tiền tỉ nhờ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt Trên bình diện xã hội, hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường [38].

Bảng 3 1 : Đánh giá của người dân về tầm quan trọng của việ c phân loại, vận chuyển rác thả i

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Ghi chú: [1] Tần suất % được tính theo hàng ngang

Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình đánh giá việc phân loại và vận chuyển rác thải hiện nay ở mức là tương đối quan trọng, dao động từ 1.74 đến 1.94 và tỷ lệ lần lượt là 44.5%, 46.0% Ngoài ra, 24.0% người dân khẳng định việc vận chuyển rác thải là rất quan trọng, cao hơn việc phân loại rác thải (15.0%) Bên cạnh đó, 23.5% và 13.5% người dân nhìn nhận hai hoạt động này là không quan trọng, 17.0% không biết đến hình thức trên “Anh nghĩ mấy cái đó cũng cứ sao sao á, thì mình cứ bỏ chung tất cả vào một cái bịch, chứ chia ra nhiều bao thì tốn bao lắm, đâu có cần thiết phải để riêng đâu, mấy người thu gom bỏ chung hết vô xe thôi mà” (MSP – PVS – NDCT 03) (Xem bảng 3.1)

Kiểm định Anova (p = 0.012 < 0.05) ta nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới tính trong việc đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải (Xem bảng 3.2)

Bảng 3 2: Tầm quan trọng của việc phân loại rác thải theo các phân tổ

Các phân tổ Tầm quan trọng

Giá trị trung bình 1.7207 Độ lệch chuẩn 0.68709 Hoa

Giá trị trung bình 1.8421 Độ lệch chuẩn 0.76472 Đức

Giá trị trung bình 3.0000 Độ lệch chuẩn 0.00000 p = 0.030 < 0.05

Giá trị trung bình 1.4286 Độ lệch chuẩn 0.53452 Cấp 1

Giá trị trung bình 1.5294 Độ lệch chuẩn 0.62426 Cấp 2

Giá trị trung bình 1.5890 Độ lệch chuẩn 0.66323 Cấp 3

Giá trị trung bình 1.7077 Độ lệch chuẩn 0.65486

TCCN, kỹ thuật nghề, CĐ - ĐH

Giá trị trung bình 2.2333 Độ lệch chuẩn 0.72793 Trên đại học

Giá trị trung bình 2.3750 Độ lệch chuẩn 0.51755 p = 0.000 < 0.05

1 Không quan trọng – 3 Rất quan trọng

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Trong việc nhận xét tầm quan trọng của hoạt động phân loại rác thải phân theo yếu tố dân tộc, ta nhận thấy có sự khác biệt về trị trung bình giữa ba nhóm dân tộc Việt, Hoa và Đức, với giá trị p = 0.030 < 0.05 Bảng thống kê cho thấy mức điểm trung bình của người dân Việt (1.7207), Hoa (1.8421) và Đức (3.0000) (Xem bảng 3.2)

Về vấn đề này thì giữa các nhóm trình độ học vấn không đi học, cấp 1, cấp 2, cấp 3, TCCN, kỹ thuật nghề, CĐ – ĐH và trên đại học cũng có sự khác biệt khá rõ, xét trên kết quả kiểm định Anova (p = 0.030 < 0.05) (Xem bảng 3.2)

Môi trường sống tại các đô thị lớn tạo cho người dân một nếp sống hiện đại, cũng như có điều kiện trang bị kiến thức, nâng cao hiểu biết để tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau và sử dụng các tiện nghi đô thị để nâng cao chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, hiện nay do sự đan xen tồn tại giữa lối sống cổ truyền, văn minh hiện đại cộng thêm tình trạng dân nhập cư ồ ạt từ các vùng miền khác nhau dẫn đến một bộ phận dân cư biết sống và làm việc theo pháp luật, nhưng một bộ phận khác lại sống, làm việc tùy tiện theo thói quen, sở thích, chưa có ý thức về xây dựng, tôn trọng nếp sống trật tự văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường

Bảng 3 3 : Nguyên nhân người dân bỏ rác không đúng nơi quy định

Do thói quen, tiện tay vứt, đổ 179 47.4

Làm theo người xung quanh 58 15.3

Không ai xử phạt/ mức phạt không đáng kể 40 10.6

Thiếu thùng rác/ thùng rác luôn đầy, không có chỗ bỏ rác 71 18.8

Thùng rác bẩn, mất vệ sinh 19 5.0 Ý thức, trách nhiệm của người dân còn hạn chế 11 2.9

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Ghi chú: [1] Câu hỏi chọn nhiều ý nên tổng số trường hợp lớn hơn dung lượng mẫu

Có một tỷ lệ lớn người dân không bỏ rác đúng nơi quy định là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan Cuộc khảo sát cho thấy có đến 47.4% (179 ý kiến) nhận định rằng nguyên nhân chủ yếu của việc đổ rác không đúng nơi quy định là do thói quen, tiện tay vứt, đổ của một bộ phận không nhỏ người dân “bán nông, bán thị”, xem hành vi xả rác nơi công cộng là chuyện bình thường“vì đằng nào cũng có công nhân vệ sinh đến thu gom” Đề cập đến thói quen của người Việt hay vứt rác nơi công cộng là đề cập tới tập quán sinh hoạt bắt nguồn từ tác phong của nền sản xuất tiểu nông lúa nước, văn minh làng xã đó là sự tự do, thoải mái dẫn đến tùy tiện Một chiều cạnh đáng chú ý khi nghiên cứu ở lĩnh vực này là tình trạng 15.3% cho rằng chính việc a dua, làm theo người xung quanh đã giúp người dân dễ dàng vứt rác một cách không suy nghĩ, vô thức, thậm chí vứt rác ngay cạnh thùng rác (Xem bảng 3.3) PGS.TS Trịnh Hòa Bình – Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội (Viện xã hội học) lên tiếng“Ở rất nhiều gia đình văn minh hiện đại, toa lét rất sạch sẽ, nhưng ra đường lại đi bậy bạ, dù họ biện minh là không đủ cơ sở vệ sinh công cộng nhưng điều này cũng thể hiện sự vị kỷ, tùy tiện trong ứng xử của người Việt Nam” [44]

Thực trạng thiếu hụt thùng rác công cộng (96.5%) và yếu tố trực tiếp từ thùng rác như tình hình vệ sinh (5.0%) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi lệch chuẩn của người dân Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 có quy định mức phạt từ 100.000 đến 300.000 đồng đối với hành vi xả rác nơi công cộng Tuy nhiên, xét trên bình diện chung thì mức xử phạt này vẫn ở mức “giơ cao đánh khẽ” Trong khi đó, với kỷ luật thép, một hệ thống luật nghiêm minh và những hình phạt nghiêm khắc đối với việc xả rác bừa bãi Singapore đã xây dựng được hòn đảo chôn rác nhân tạo (Semakau Landfill) đầu tiên và còn giữ được môi trường nổi tiếng trên thế giới xanh, sạch, đẹp Người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1.000 đôla Singapore, nếu tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên từ 2.000 đến 5.000 đôla và phải lao động công ích [45]

Tác động của các yếu tố kiểm soát xã hội đến ứng xử của người dân đối với RTSH tại gia đình và khu vực công cộng

dân đối với RTSH tại gia đình và khu vực công cộng

3.2.1 Yếu tố kiểm soát phi chính thức

Yếu tố kiểm soát phi chính thức mà đề tài quan tâm chính là dư luận xã hội và công tác tuyên truyền, vận động tại địa bàn nghiên cứu xung quanh vấn đề ứng xử đối với rác thải sinh hoạt

Trong cuốn sách nổi tiếng thế giới mang tên “Bí quyết hóa rồng” (“From third world to first – The Singapore Story: từ năm 1965 đến năm 2000), ông Lý Quang Diệu – Thủ tướng đầu tiên của nước Singapore độc lập, chia sẻ:“Nếu chúng tôi không nỗ lực thuyết phục dân chúng thay đổi cách sống thì hẳn là chúng tôi có một xã hội thô lỗ hơn, khiếm nhã hơn, tục tĩu hơn Chúng tôi không được coi là xã hội có học thức, có văn hóa nếu chúng tôi không xấu hổ để bắt đầu cố gắng trở thành một xã hội có học thức, có văn hóa trong thời gian ngắn nhất có thể Đầu tiên, chúng tôi giáo dục và hô hào dân chúng Sau đó, chúng tôi thuyết phục và lôi kéo số đông; chúng tôi lập pháp để trừng phạt những thiểu số ngoan cố Điều này khiến cho Singapore trở thành một xã hội sống thú vị hơn” Nếu như chuẩn mực xã hội là những quy tắc điều chỉnh, là thước đo hành vi của cá nhân và nhóm được xã hội chia sẻ, là sự cụ thể hóa các giá trị xã hội thì dư luận xã hội chính là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay xã hội nói chung trước những vấn đề có tính chất thời sự, có liên quan đến lợi ích chung Nhìn vào thực tế, rất dễ dàng để nhận ra cùng sống trong một không gian mà rác thải xả bừa bãi thì lợi ích nói chung và sức khỏe nói riêng của mỗi người dù ít hay nhiều đều bị ảnh hưởng Do đó, dư luận xã hội không những là một “kênh” lôi kéo sự quan tâm của người dân đến cùng một vấn đề mà còn trở thành phương tiện để mọi người trong cộng đồng kiểm soát và hiệu chỉnh hành vi lệch chuẩn.Vì vậy việc tìm hiểu, nắm bắt và phân tích dư luận xã hội là một xu hướng tất yếu

Như đã phân tích ở trên, đề tài tập trung nghiên cứu sự kiểm soát của dư luận xã hội trong việc ứng xử đối với vấn đề rác thải sinh hoạt Trong quá trình tiến hành thăm dò, khảo sát, 94.7% ý kiến của dư luận tỏ ra quan ngại về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung của người dân trên địa bàn; trong đó, 28.1% ý kiến cho rằng việc xả rác bừa bãi thể hiện ý thức kém trong bảo vệ môi trường, thiếu trách nhiệm với cộng đồng; 27.0% lên án đây là một thói quen xấu trong đời sống văn minh, hiện đại và là một hành động thiếu văn hóa, đáng lên án (22.1%) Nói chung, dư luận xã hội không đồng tình với những hành vi xả rác bừa bãi, để rác không đúng nơi quy định (Xem bảng 3.7)

Bảng 3 7 : Ý kiến của người dân về việc xả rác bừa bãi Ý kiến n %

Là một thói quen xấu trong đời sống văn minh, hiện đại 122 27.0

Là một hành động thiếu văn hóa, đáng lên án 100 22.1

Thể hiện ý thức kém trong bảo vệ môi trường, thiếu trách nhiệm với cộng đồng 127 28.1 Ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị 79 17.5

Là hành động bình thường vì đã có người thu gom rác 24 5.3

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Ghi chú: [1] Câu hỏi chọn nhiều ý nên tổng số trường hợp lớn hơn dung lượng mẫu

Mặc dù 5.3% là tỷ lệ không cao nhưng đáng xem xét vì cũng còn một nhóm người dân vẫn cho rằng đây là hành động bình thường vì đã có người thu gom rác Xét về mặt lý luận, cộng đồng dân cư lên án gay gắt, không đồng tình với hành vi này nhưng trên thực tế khi đề cập đến hành vi ứng xử của chính cộng đồng, của người dân đối với những hành vi tiêu cực trên thì có nhiều vấn đề đáng quan tâm Mỗi cộng đồng khác nhau thì có mức độ gắn bó, tính cố kết khác nhau, mặc dù vẫn có sự ràng buộc nhau về lợi ích nhưng tính cố kết cộng đồng của cư dân đô thị vẫn không cao Cá nhân ở đô thị được giải phóng, mức độ gắn kết tình cảm ít hơn Có thể nhận ra được thực trạng này qua một vài khía cạnh cụ thể Phần lớn

Bình thường, không phản ứng gì Khó chịu nhưng không làm gì

Tự nhặt rác bỏ vào thùng Nhắc nhở, góp ý trực tiếp Khác

(72.7%) người dân thường tỏ ra bàng quan trước những hành động sai lệch, hành vi tiêu cực với môi trường, nhắm mắt làm ngơ khi thấy người khác xả rác bừa bãi

B iểu đồ 3.3 : Phản ứng khi nhìn thấy người khác xả rác

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Phản ứng chủ yếu của người dân là khó chịu nhưng “mặc kệ” với tỷ lệ là 46.2%, cô N.M.T, 57 tuổi, cư trú tại tổ dân phố 78 – Phường Nguyễn Cư Trinh, chia sẻ: “Khó chịu, cô cảm thấy khó chịu nhưng mà có làm được gì đâu Tại vì cái việc đấy nó nhiều quá, tràn lan quá rồi mình cũng chỉ dọn được một chỗ nào đó, một lúc nào đó thôi chứ đâu phải lúc nào mình cũng dọn, cũng làm được mấy cái chuyện đó” Biểu hiện khó chịu là một động thái thể hiện thái độ không hài lòng, nhưng chỉ biểu thị trong suy nghĩ, cảm xúc và chưa bộc lộ ra hành động cụ thể Bên cạnh đó, có 26.5% người dân cho rằng họ cảm thấy bình thường, không hề chướng mắt hay có phản ứng gì Như vậy, đa số người dân vẫn còn thái độ thờ ơ, chưa có nhiều hành vi hay phản ứng tích cực khi thấy việc xả rác bừa bãi (MSP – PVS – NDCT

Tuy nhiên, trong số 27.3% những người có phản ứng thì mức độ và hình thức thể hiện cũng có sự khác biệt: 14.2% tự nhặt rác bỏ vào thùng “mình cũng tự dọn rác, quét rồi gom lại một chỗ chứ biết làm sao bây giờ, mình đâu bắt bẻ hay làm được gì họ đâu” Trong luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ có quy định các chính sách khuyến khích và hỗ trợ, hình thức khen thưởng, động viên đối với việc tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng qua thực tế khảo sát, chỉ có 4.0% người dân trình báo với chính quyền địa phương và phản ánh lên các trang mạng xã hội Ngoài ra, có một tỷ lệ (9.1%) đáng chú ý là nhắc nhở và góp ý trực tiếp; tuy nhiên, sự góp ý của họ lại nhận được sự bực bội, phớt lờ của người vi phạm, chỉ có một bộ phận rất nhỏ ghi nhận ý kiến, tiếp thu và nhặt rác bỏ đúng nơi quy định Xuất phát từ những phản ứng tiêu cực của người có hành vi lệch lạc trên kết hợp với những lý do, như: sợ bị chửi, người ta nói mình rảnh, việc của chính quyền, người dân không có tiếng nói, không đủ khả năng để can thiệp…là những minh chứng giải thích cho sợ thờ ơ, lãnh cảm của người dân trong nghiên cứu này, điển hình như ý kiến của anh G.X.H trong cuộc phỏng vấn sâu:

Ai mà dám, anh không có làm cái gì hết á, mặc kệ người ta thôi, mình đụng vô họ làm cái gì, mất công rắc rối, phiền hà có khi còn bị liên lụy này nọ, phức tạp lắm, mà nói chung đó không phải công phải chuyện của mình thì mình xen vô làm cái gì Rồi sợ người ta nói mình ở không, còn hàng xóm thì nói mất lòng

Nói chung, trong sự đối chiếu theo trục thời gian từ truyền thống đến hiện đại thì sức mạnh của dư luận xã hội là tương đối lớn, nó tác động đến xã hội như những luật lệ không thành văn bản, nó có tác dụng khuyến khích cái tốt, ngăn ngừa cái xấu, giữ gìn và bảo vệ cái đúng, cái đẹp phê phán cái tiêu cực Tuy nhiên, do đặc trưng của tính cố kết cộng đồng trong xã hội đô thị không mấy bền chặt nên quyền lực cộng đồng, dư luận xã hội chưa chi phối được các hành vi sai phạm

3.2.1.2 Công tác tuyên truyền, vận động

Ngày 26/01/2008, Ủy ban nhân dân Tp.HCM chính thức phát động cuộc vận động “Nếp sống văn minh đô thị” với mục tiêu nhằm tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về chấp hành pháp luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ứng xử văn minh nơi công cộng và ý thức bảo vệ môi trường Cuộc vận động tiếp tục được triển khai sang năm 2009 và 2010, mỗi năm xây dựng các chủ đề khác nhau với các hình thức tuyên truyền chủ yếu như phát hành ấn phẩm tuyên truyền, phát thanh và phát sóng trên truyền hình trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tập huấn, hội họp, tổ chức hội thi và nhiều phong trào, hoạt động khác

Một trong những yếu tố tác động đến ứng xử của người dân nói riêng và cộng đồng nói chung với vấn đề rác thải sinh hoạt trong việc thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị không thể không kể đến chính là hoạt động tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan Yếu tố kiểm soát xã hội ở hoạt động này sẽ bộc lộ rõ hơn về trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc điều tiết hành vi của người dân

Tỷ lệ người dân biết một số khẩu hiệu, chương trình tuyên truyền là 39.0%, trong đó 22.0% không nhớ được nội dung, thông tin và 17.0% nhớ được hoàn thiện nhưng chỉ là duy nhất một câu ở mức độ đơn giản và dễ nhớ, cụ thể: “Thành phố xanh, sạch, đẹp”, “Không xả rác bừa bãi nơi công cộng”, “Sạch bếp, sạch nhà, sạch ngõ”, “Không xả rác bừa bãi, thực hiện nếp sống văn minh đô thị”, “Vì môi trường xanh”, “Hãy bỏ rác vào thùng, ý thức cộng đồng” Bên cạnh đó, cũng còn một số người dân nhớ“sơ sơ”, có người chỉ nhớ “lõm bõm” được vài ba từ, chẳng hạn như: “Khu phố sạch…”, “Môi trường xanh…”, “Xanh, sạch…thành phố”,

“Toàn dân tích cực…”, “Vì bảo vệ môi trường”…Và vẫn còn 61.0% không biết bất kỳ một câu khẩu hiệu, chương trình nào về bảo vệ môi trường (Xem phụ lục 5 – bảng 74, 78, 79)

Trong phần này, đề tài xét đến ba khía cạnh ảnh hưởng đến sự hiểu biết về những khẩu hiệu, chương trình tuyên truyền về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải và sử dụng thùng rác công cộng là giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp

Tỷ lệ nam giới tiếp nhận và ghi nhớ thông tin về các khẩu hiệu là 47.1% cao hơn so với nữ giới là 33.0% Tuy nhiên, kết quả kiểm định Chi – square ( 2 = 4.557, df = 2, p = 0.102, n.s) cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hiểu biết về khẩu hiệu, chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường, PLRT, sử dụng TRCC và giới tính (Xem phụ lục 5 – bảng 75)

Bảng 3.8 : Mối tương quan giữa việc biết về khẩu hiệu, chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường, PLRT, sử dụng TRCC và nghề nghiệp

Trí thức – Cán bộ viên chức

Buôn bán – Lao động chân tay

( 2 = 21.638, df = 4, p = 0.000 < 0.05) a Không có ô nào (0.0%) có tần suất kỳ vọng nhỏ hơn 5 Ô có tần suất kỳ vọng nhỏ nhất là 5.95

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Mong muốn, đề xuất của người dân trong công cuộc xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp

thành phố văn minh, sạch đẹp

Một trong những hạn chế lớn nhất trong hoạt động vận chuyển rác thải của thành phố nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng là tình trạng xe mở nắp thùng, bốc mùi hôi thối, rất khó chịu với 58.5% ý kiến của người dân 24.4% cho rằng tình hình nước thải chảy ra trên đường, 7.9% nhận định số lượng người thu gom, vận chuyển còn ít nên cũng gây cản trở rất nhiều cho hoạt động mua bán, đi lại, lưu thông của dân cư Do đó, trong công tác phân loại và vận chuyển rác, người dân cho rằng cần cải tiến các phương tiện thu gom, nâng cấp thành hệ thống xe kín, có nắp đậy để hạn chế việc bốc mùi song song với việc đầu tư trang thiết bị sạch sẽ, tẩy rửa thường xuyên Ngoài ra, tăng cường thêm lực lượng thu gom, kết hợp với công tác tuyên truyền bằng loa cũng là đề xuất và kỳ vọng của nhiều người dân (Xem phụ lục 5 – bảng 87, 88.1 và 88.2)

Biểu đồ 3 6: Th ời điểm phù hợp để thu gom rác

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Qua khảo sát 200 trường hợp, thì hầu hết người dân (89.5%) đều cho rằng thời điểm thu gom rác hiện tại ở khu vực đã phù hợp Theo nhận định của người dân, buổi sáng và chiều tối là thời điểm thu gom thích hợp nhất với tỷ lệ lần lượt là 54.3% và 21.4% Đây cũng là những ý kiến quan trọng và thiết thực giúp lực lượng thu gom có sự phân công nhiệm vụ và thời gian phù hợp để đáp ứng nhu cầu thực tế của đại đa số người dân (Xem biểu đồ 3.6) Đồng thời, cách thức cũng như chất lượng thu gom cũng là một vấn đề quan trọng trong hoạt động thu gom rác thải công cộng Bên cạnh những “rào cản” như đã phân tích trong đề tài, nhìn chung, hệ thống thu gom rác công lập và dân lập về cơ bản cũng đã đáp ứng nhu cầu vệ sinh của 75.4% và 75.0% người dân (Xem biểu đồ 3.7)

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Tuy nhiên, đối với lực lượng gom rác dân lập, 25.0% người dân có một số ý kiến góp ý như sau: không đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người dân trong việc đổ rác, làm không sạch, còn dơ, bốc mùi, thái độ khó chịu khi đi thu gom Bên cạnh đó, 24.6% người dân vẫn chưa hài lòng với chất lượng của hệ thống thu gom rác công lập Một số người dân cho rằng nhân viên vệ sinh gom rác không kỹ, bị bung đổ ra đường khiến họ phải hốt lại, đôi khi làm không sạch sẽ, gọn gàng“Mà cũng cần phải để ý và nhắc nhở mấy người thu gom rác chú ý quét sạch hơn, làm cẩn thận hơn nữa, chứ năm nay người ta làm còn cẩu thả quá” (MSP – PVS – NDCT 03)

Chú Đ.X.D, trưởng khu phố 5, phường Phạm Ngũ Lão góp ý:

Cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền nên tổ chức sâu, rộng đến nhân dân, lồng ghép giữa những người có trách nhiệm và nhân dân thực hiện

MSP – PVS – TKP 08 Nhận thức được điều này, người dân có rất nhiều ý kiến đề xuất về việc hoàn thiện các chính sách, chương trình, hoạt động về phía các ban ngành chức năng, như tổ dân phố, ban điều hành khu phố, ủy ban nhân dân phường

Biểu đồ 3.7: Chấ t lượ ng củ a hệ thố ng thu gom rác

Bảng 3 13 : Kiến nghị đối với các ban ngành chức năng về các chương trình, ho ạt độ ng, chính sách v ề môi trườ ng, RTSH Đơn vị kiến nghị n %

Tổ dân phố, ban điều hành khu phố 65 43.3 Ủy ban nhân dân phường Phạm Ngũ Lão và

Các hộ dân trên địa bàn 27 18.0

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức về rác thải sinh hoạt 116 18.9

Mở những cuộc họp để người dân góp ý trực tiếp, lắng nghe ý kiến người dân hơn 40 6.5

Phát động thêm các phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường 72 11.7

Tăng cường lực lượng thu gom rác và làm vệ sinh công cộng 55 8.9

Tăng cường tuần tra,giám sát 73 11.9

Phạt thật nặng đối với những hành vi xả rác 63 10.2

Mỗi gia đình, mỗi người dân nên chú ý đến lợi ích chung, tự nâng cao ý thức của bản thân 34 5.5

Khác (Đưa chương trình dạy môi trường vào cấp tiểu học, đến tận nhà tuyên truyền, hướng dẫn về tầm quan trọng và cách phân loại rác thải, giải tỏa khu vực buôn bán gây ô nhiễm ở khúc bệnh viện

Nguồn: Kết quả điều tra trên tuyến đường Cống Quỳnh, Tp.HCM – tháng 08/2014

Ghi chú: [1] Câu hỏi chọn nhiều ý nên tổng số trường hợp lớn hơn dung lượng mẫu Đơn vị chức năng mà người dân kiến nghị nhiều nhất là Tổ dân phố, ban điều hành khu phố, chính quyền địa phương nơi họ cư trú, chiếm 43.3% Tiếp đến là sự kiến nghị với Ủy ban nhân dân phường Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Cư Trinh với tỷ lệ là 27.0% Ngoài ra, còn có 18.0% có kiến nghị với các hộ dân trên địa bàn

Nội dung mà người dân kiến nghị xuất phát từ những bất cập mà họ gặp phải trong thực tế sinh hoạt Lắp đặt thùng rác công cộng là vấn đề tiên quyết, chiếm 21.3% ý kiến đề xuất của người dân “Các cấp chính quyền nên lắp đặt thêm thùng rác công cộng, đó là điều cấp thiết nhất” Nên có những chương trình, hoạt động tuyên truyền, giáo dục về vấn đề rộng rãi hơn “Giống như ở siêu thị đó, phát động mấy chương trình về giữ gìn vệ sinh môi trường thật hay, hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của người dân” là sự mong muốn của 18.9% người được khảo sát Đây cũng là quan điểm của Đảng và Nhà nước trong Luật Bảo vệ môi trường “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động bảo vệ môi trường”

Phát động thêm các phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường kiến nghị của 11.7% người dân 6.5% mong rằng chính quyền địa phương mở những cuộc họp để người dân góp ý trực tiếp, lắng nghe ý kiến người dân hơn Một con số không cao nhưng cũng có giá trị vô cùng to lớn đó là ý kiến cho rằng mỗi gia đình, mỗi người dân nên chú ý đến lợi ích chung, tự nâng cao ý thức của bản thân “Nói chung ý thức, nhận thức của mỗi người là chính, là cốt lõi nhất” Bên cạnh đó, 11.9% và 10.2% đề nghị các ban ngành tăng cường lực lượng, cảnh sát môi trường, cán bộ kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt thật nặng đối với những hành vi tiêu cực với môi trường nói chung và xả rác bừa bãi nói riêng (MSP – PVS – NDCT 04)

Tóm lại, người dân có nhiều kỳ vọng, mong muốn được sự quan tâm và tạo điều kiện tối đa của tổ dân phố và chính quyền địa phương Bên cạnh đó, chính người dân cũng khẳng định rằng bản thân phải tự lực cánh sinh Với tổ dân phố, ủy ban nhân dân phường họ mong muốn có được một môi trường với những chương trình, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, bên cạnh sự hỗ trợ tổ chức các cuộc vận động bảo vệ môi trường và hơn cả là việc lắp đặt thùng rác công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của dân cư Về phía các hoạt động của chính quyền địa phương, họ luôn sẵn sàng tham gia với mong muốn nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư về nội dung và hình thức sao cho sinh động và hấp dẫn hơn Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn rất cần sự quan tâm sâu sắc, đặc biệt là sự hỗ trợ, tổ chức các cuộc họp lắng nghe ý kiến người dân hơn để họ có cơ hội phản ánh, góp ý trực tiếp Qua những vấn đề phân tích trên cho thấy việc quan trọng nhất đối với người dân chủ yếu vẫn là ý thức về vấn đề vệ sinh môi trường gắn kết với chính sách hỗ trợ là thiết thực nhất

Kết quả thu được đã kiểm định một phần trong giả thuyết thứ tư là đúng: Kỳ vọng của người dân hiện nay là muốn được cùng chính quyền giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt, được chính quyền lắng nghe những đóng góp, mong muốn của chính người dân để có những chương trình hỗ trợ phù hợp

Như vậy, đối với một thành phố đang chuyển mình trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trong môi trường sống ở đô thị, muốn phát triển bền vững như Tp.HCM thì tính cố kết cộng đồng là một trong những điều kiện cần mang tính tiên quyết Không thể phủ nhận rằng khi cộng đồng được cố kết thành một khối thống nhất, có chung mục tiêu hành động thì tính tích cực của mỗi cá nhân mới có cơ hội để phát huy một cách hiệu quả nhất Chính quyền, cơ quan các cấp và khối dân cư phải có những giải pháp mang tính chiến lược để cộng đồng thấy được những hậu quả từ việc không phân loại rác thải, không sử dụng thùng rác công cộng, xả rác bừa bãi ảnh hưởng trực tiếp và tác động lâu dài đến môi trường sống của chính họ Để thực hiện được mục tiêu lâu dài này, cần phải xây dựng được sự cố kết bền chặt từ bên trong khối dân cư thông qua sự cố kết về lợi ích và danh dự, làm cho người dân tự hào về những việc làm thiết thực của mình đối với việc ứng xử đúng mực với môi trường

Kết luận

Trên cơ sở các nghiên cứu đã thực hiện đối với đề tài “Ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minh”, một số kết luận chính được đưa ra như sau:

1.1 Cách ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt trên địa bàn Tp.HCM hiện nay là chưa phù hợp và chưa đáp ứng được mục tiêu xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp

Tình trạng vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định ở khu vực vẫn thường xuyên diễn ra Đa số người dân không thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, một số ít tiến hành phân loại nhưng với hình thức là những thứ bán được, có thu nhập thì để riêng, còn những cái khác thì để chung Số lượng thùng rác công cộng thiếu trầm trọng, đã không đáp ứng đủ nhu cầu bỏ rác của người dân sinh sống trên địa bàn nói chung và khách vãng lai nói riêng Bên cạnh đó, việc lắp đặt thùng rác công cộng nhưng không quan tâm duy tu, bảo quản, giữ gìn vệ sinh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị Phần lớn người dân thường tỏ ra thờ ơ khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi Nguyên nhân người dân không phân loại rác, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định là họ muốn gọn, tiện và sạch sẽ cho nhà mình; bỏ chung đại, đỡ mất công; chia ra nhiều bao, tốn bao…Ngoài ra, những hạn chế trong việc thực hiện các quy định của chính quyền địa phương là một trong các yếu tố khiến nhiều người dân không thực hiện phân loại rác

1.2 Ứng xử của người dân với vấn đề rác thải sinh hoạt chưa đáp ứng được yêu cầu của nếp sống văn minh đô thị Điều này chịu ảnh hưởng từ cả nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan

Quá trình thực hiện đề tài cho thấy những ứng xử chưa phù hợp gồm: tình trạng người dân vẫn vứt rác xuống đường, bỏ rác không đúng nơi quy định còn khá phổ biến; một bộ phận người dân cứ sáng sớm, tối khuya mang rác ra để trước cửa nhà người khác hoặc vứt ở gần nhà để không phải nộp phí thu gom rác Nhiều người dân không tham gia những hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường do chính quyền địa phương tổ chức, một số ít tham gia nhưng cũng chỉ ở mức độ hiếm khi và thỉnh thoảng

Những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến ứng xử, cụ thể là nhận thức, thái độ, hành vi, văn hóa người dân đối với rác thải sinh hoạt bao gồm các yếu tố kiểm soát chính thức (các văn bản quy định, hoạt động kiểm tra, giám sát, xử phạt) và phi chính thức (dư luận xã hội, công tác tuyên truyền, vận động)

Trong quá trình tiến hành thăm dò, một luồng dư luận tỏ ra quan ngại về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung của người dân trên địa bàn Xét về mặt lý luận, cộng đồng dân cư không đồng tình với hành vi này nhưng trên thực tế khi đề cập đến hành vi ứng xử của chính cộng đồng, của người dân đối với những hành vi tiêu cực trên thì có nhiều vấn đề đáng quan tâm Do sự gắn kết cộng đồng tại đô thị lỏng lẻo hơn nên tính cá nhân là yếu tố quyết định hành vi cá nhân, chứ không phải là dư luận xã hội như trước

Một trong những yếu tố khách quan tác động đến ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt chính là hoạt động tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan Yếu tố kiểm soát xã hội ở hoạt động này sẽ bộc lộ rõ hơn về trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc điều tiết hành vi của người dân Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, công tác tuyên truyền vẫn chưa thực sự sâu và rộng Trên thực tế, các cấp chính quyền vẫn còn chưa thực sự đầu tư thời gian, công sức nhằm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, theo dõi, xử phạt nhanh chóng, nghiêm minh Kết quả này gợi mở nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ việc đầu tư và đẩy mạnh hiệu quả của những hình thức tuyên truyền phù hợp, công tác kiểm tra hiệu quả trong thời gian tới

Những nhân tố chủ quan, đặc trưng cá nhân (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, khu vực cư trú…) cũng có ảnh hưởng đến ứng xử của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt

Trong việc nhận xét tầm quan trọng của hoạt động phân loại rác thải phân theo yếu tố dân tộc, tác giả nhận thấy có sự khác biệt về trị trung bình giữa ba nhóm dân tộc Việt, Hoa và Đức Về vấn đề này thì giữa các nhóm trình độ học vấn (không đi học, cấp 1, cấp 2, cấp 3, TCCN, kỹ thuật nghề, CĐ – ĐH và trên đại học) cũng có sự khác biệt khá rõ nét Xét trên khía cạnh nhóm tuổi, tỷ lệ người dân tiến hành phân loại rác thải tỷ lệ nghịch với độ tuổi, tuổi càng tăng thì việc thực hiện phân loại càng giảm Tỷ lệ những người nằm trong độ tuổi trẻ, từ 18 đến 30 tuổi, thực hiện việc phân loại rác nhiều hơn những người trong độ tuổi còn lại Xem xét hành vi phân theo giới tính, có một số sự khác biệt như sau: Mức độ xả rác ở vỉa hè, gốc cây, lề đường của nam giới nhiều hơn nữ giới Có một số hoạt động những người thuộc nhóm không biết chữ, cấp 1, 2, 3 tham gia nhiều hơn nhóm từ cấp 3 trở lên, TCCN, CĐ – ĐH Như vậy, có thể nhận thấy từ nhận thức đến ý thức dẫn đến hành vi là một quá trình tương tác, đòi hỏi phải có sự tác động từ những yếu tố khách quan và chủ quan, cũng như từ phía ý thức của người dân

1.3 Yếu tố kiểm soát xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hành vi của cư dân liên quan đến vấn đề rác thải cũng như sử dụng thùng rác công cộng trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị

Yếu tố kiểm soát phi chính thức mà đề tài quan tâm chính là dư luận xã hội và công tác tuyên truyền tại địa bàn nghiên cứu Tuy nhiên, do đặc trưng của tính gắn kết cộng đồng trong xã hội đô thị không mấy bền chặt nên quyền lực cộng đồng, dư luận xã hội chưa chi phối được các hành vi sai phạm Những yếu tố kiểm soát chính thức là việc thực thi những văn bản quy phạm pháp luật đang hiện hành và công tác kiểm tra, quản lý xung quanh các vấn đề về vệ sinh môi trường, văn minh đô thị Do đó, việc có một chế tài đủ tính răn đe, kiểm soát, nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm là việc làm rất cần thiết, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay

1.4 Người dân kỳ vọng nhận được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương đối với việc quản lý và giải quyết những vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt, để hình thành chuẩn mực trong hành vi ứng xử đối với rác thải sinh hoạt để xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp

Sự kỳ vọng của người dân trên địa bàn nghiên cứu là nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện tối đa của tổ dân phố và chính quyền địa phương Bên cạnh đó, chính người dân cũng khẳng định rằng bản thân phải tự lực cánh sinh Với tổ dân phố, ủy ban nhân dân phường họ mong muốn có những chương trình, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ tổ chức các cuộc vận động bảo vệ môi trường và hơn cả là việc lắp đặt thùng rác công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của dân cư.

Kiến nghị

Từ những kết luận như trên, đề tài xin đưa ra một số giải pháp, đề xuất mang tính kiến nghị như sau:

2.1 Đối với chính quyền địa phương

Các cấp chính quyền cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nội dung của cuộc vận động “Xây dựng Nếp sống văn minh đô thị” nói chung và giữ gìn vệ sinh môi trường nói riêng Việc thực hiện có thể lồng ghép vào các chương trình, nội dung khác nhau với sự đa dạng về hình thức, tên gọi; tuy nhiên, cần phải thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và kiên trì

Chính quyền địa phương nên có những gói, quỹ hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật, hướng dẫn người dân phân loại, thu gom, xử lý rác hợp lý, lâu dài, đúng cách nhưng không “cầm tay chỉ việc”, làm thay cho người dân Dựa vào các tổ chức quần chúng sẵn có trong cộng đồng, như: Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên…để nhân rộng hơn, khuyến khích nhiều người dân trong việc thực hiện chương trình Để thực hiện các chương trình một cách hiệu quả, ngoài việc đầu tư về trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng thì công tác củng cố đội ngũ tuần tra, lực lượng trật tự đô thị là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo việc thực thi các quy định một cách nghiêm minh Do đó, cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng lực lượng xử phạt trực tiếp là đội ngũ những người có năng lực thực sự, vững về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, cần đi thực tế nhiều hơn, thường xuyên tuần tra địa bàn hơn để kịp thời nhắc nhở, xử phạt Đồng thời, sự phối hợp của lực lượng kiểm soát giữa chính quyền Phường Phạm Ngũ Lão và Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 kết hợp với các ban ngành đoàn thể cũng là một điều cần được coi trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường và duy trì thành phố văn minh, lịch sự Để các quy định được thực thi một cách có hiệu quả, người dân chấp hành một cách nghiêm túc thì sự gương mẫu của các cấp chính quyền, bộ máy công quyền là một khía cạnh hết sức quan trọng Đó chính là nhân tố kích thích, là hình ảnh đẹp cho thế hệ trẻ nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung noi theo, học tập

Ban điều hành tổ dân phố cần quan tâm giáo dục cho các thành phần dân cư, khách vãng lai với các hoạt động tuyên truyền, phát tờ rơi, mang tính thường xuyên nhằm nâng cao ý thức của họ, góp phần đưa chủ trương lan tỏa cả về chiều sâu và chiều rộng Nên có hình thức sổ lưu danh, ghi rõ những gia đình, hộ dân có những đóng góp, việc làm, ứng xử tốt trong việc xây dựng khu dân cư văn hóa và nhắc nhở những hộ vi phạm, xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến bộ mặt của khu dân cư Từ đó, tạo nên một bầu không khí nhắc nhở thường xuyên, kịp thời Hình thức này cần được nhân rộng trong thực tế; tuy nhiên, nó cần phải đi cùng với chính sách khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh sẽ có tác dụng xây dựng ý thức có hiệu quả thiết thực Bên cạnh đó, việc tổ chức các cuộc họp tổ dân phố là rất cần thiết và hình thức, phương pháp cũng như nội dung cần có bước cải thiện rõ rệt về chất lượng

2.2 Đối với công ty dịch vụ công ích, các đơn vị thu gom dân lập

Về phương diện kỹ thuật, cần có sự đầu tư về thùng rác công cộng, bố trí thùng rác phù hợp với đặc điểm của địa bàn đường Cống Quỳnh

Công ty Dịch vụ công ích Quận 1 cần phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành để vận động người dân lắp đặt thêm thùng rác công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng bức thiết của người dân Căn cứ vào đoạn đường để bố trí thùng rác công cộng với các kích thước, dung tích (50 lít, 90 lít, 120 lít, 240 lít, 660 lít, 1100 lít…) sao cho hợp lý, khoảng cách giữa các thùng rác cần sự thuận tiện và nên phân bố đều ở cả hai bên Phường Phạm Ngũ Lão và Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 Bên cạnh đó, mẫu mã của thùng rác nên được thiết kế một cách thu hút, sinh động, bắt mắt Thùng rác cần phải có bàn đạp, hoặc nắp bật để người dân không cần phải dùng tay để mở, gây tâm lý ngại cho người dân mỗi khi bỏ rác vào thùng Đồng thời, lắp đặt đồng loạt các thùng rác công cộng chứa rác vô cơ và hữu cơ với những ký hiệu cụ thể trên các thùng rác để người sử dụng dễ nhận biết Đối với lực lượng thu gom: đội ngũ làm công tác dịch vụ công ích, nhân viên vệ sinh của hệ thống thu gom dân lập và công lập cần có ý thức trách nhiệm trong việc thu gom, phân loại rác thải và đảm bảo vệ sinh các thùng rác công cộng Các đơn vị cần tổ chức những chương trình tập huấn, giáo dục nâng cao nhận thức để mỗi nhân viên vệ sinh là một tuyên truyền viên tích cực trong cộng đồng dân cư Thời điểm, tần suất, số lần thu gom trong ngày cũng là một trong những vấn đề cần có sự bố trí, sắp xếp hợp lý

Như vậy, để đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý và xử lý rác, cần có sự thực hiện đồng bộ từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển đến xử lý rác thải

2.3 Đối với người dân cư trú tại địa bàn

Mỗi người dân cần nâng cao nhận thức và thái độ của mình trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc tự tham gia học hỏi và tìm hiểu thông tin về môi trường

Cần phải thay đổi những thói quen tiêu cực gây ô nhiễm môi trường sống và có những thái độ, hành động cụ thể đối với những hành vi gây ô nhiễm của người khác để góp phần xây dựng cộng đồng có ý thức trách nhiệm đối với môi trường sống Xuất phát tâm lý cộng hưởng, dễ lây lan, cho nên trên thực tế chỉ cần một số hộ gia đình, người dân có những hành vi, như: phân loại rác thải, dọn dẹp vệ sinh vỉa hè, lòng lề đường…một cách liên tục, kiên trì, bền bỉ thì các hộ xung quanh cũng sẽ làm theo Từ đó, dần dần hình thành thói quen, lôi cuốn các hộ hàng xóm, khu phố cùng tham gia theo định hướng dư luận khen chê, nhằm đẩy mạnh tâm lý lây lan tích cực Điều đó sẽ làm cho người dân có nhận thức đúng; từ đó thay đổi hành vi trong việc xử lý rác thải sinh hoạt Đối với thế hệ trẻ: giáo dục ý thức của thế hệ trẻ, chú trọng tuyên truyền lĩnh vực văn hóa ứng xử trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị cũng như bảo vệ môi trường trong các trường học ngay từ bậc mẫu giáo đến các bậc học cao hơn Đó là một quá trình dài hơn cần sự tập trung và đầu tư đúng mức để hình thành một thế hệ tương lai thực sự là thị dân chuẩn mực, văn minh Bên cạnh đó, hình thức giáo dục cần phải kết hợp giữa lý thuyết với việc thực hành trong thực tiễn cuộc sống, nơi công cộng Sự kết hợp giữa ba môi trường gia đình, nhà trường, xã hội là vô cùng quan trọng Biện pháp nêu gương trong các gia đình là rất hiệu quả và thiết thực Vì vậy, bên cạnh trách nhiệm nhắc nhở, giáo dục con trẻ thì các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, làm chủ những hành vi của mình trong việc tác động đến nhận thức, hình thành thói quen nơi các em.

Ngày đăng: 28/04/2021, 23:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tuấn Anh, 2011, Giáo trình Xã hội học Môi trường, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Xã hội học Môi trường
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), 1997, Xã hội học, Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội, trang 193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Nhà XB: Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội
3. Trương Minh Dục – Lê Văn Định (đồng chủ biên), 2010, Văn hóa và Lối sống đô thị Việt Nam – Một cách tiếp cận, Nxb. Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và Lối sống đô thị Việt Nam – Một cách tiếp cận
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
4. Vũ Cao Đàm, 2001, Xã hội Môi trường, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội Môi trường
Nhà XB: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nôi
5. Võ Bá Đức, 2009, Cẩm nang văn hóa ứng xử và giao tiếp công sở, Nxb. Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang văn hóa ứng xử và giao tiếp công sở
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
6. G. Endruweit, G. Trommsdorff, 2002, Từ điển xã hội học (bản dịch tiếng Việt), Nxb. Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển xã hội học
Nhà XB: Nxb. Thế giới
7. Nguyễn Minh Hòa, 2012, Đô thị học: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị học: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM
8. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn, 2005, Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội, trang 423 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội
9. Lê Ngọc Hùng, 2009, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và lý thuyết xã hội học
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Nguyễn Xuân Nghĩa, 2003, Xã hội học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Mở – Bán công Tp.HCM, trang 161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
11. Rodney Stark, 2001, Xã hội học, Đại học Tổng hợp Washington (Bản dịch ra tiếng Việt của Trung tâm Xã hội học, trang 76) (Dẫn theo: Nguyễn Đình Tấn, 2005, Xã hội học, Nxb. Lý luận Chính trị, trang 269) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học, "Đại học Tổng hợp Washington (Bản dịch ra tiếng Việt của Trung tâm Xã hội học, trang 76) (Dẫn theo: Nguyễn Đình Tấn, 2005, "Xã hội học
Nhà XB: Nxb. Lý luận Chính trị
12. Hà Văn Sơn (Chủ biên), 2004, Giáo trình Lý thuyết thống kê, Nxb. Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết thống kê
Nhà XB: Nxb. Thống Kê
13. Nguyễn Đình Tấn, 2005, Xã hội học, Nxb. Lý luận Chính trị, trang 270 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Nhà XB: Nxb. Lý luận Chính trị
14. Lê Minh Tiến, Phương pháp thống kê trong nghiên cứu xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê trong nghiên cứu xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
15. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, 2010, Hà Nội: Nhà xuất bản Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
16. Từ điển Tiếng Việt, 1992, Hà Nội: Nhà xuất bản Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
17. Trần Thị Kim Xuyến (Chủ biên), 2004, Giáo trình Xã hội học lối sống, Nxb. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Xã hội học lối sống
Nhà XB: Nxb. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM
18. Trần Thị Kim Xuyến (Chủ biên), 2007, Nhập môn Xã hội học, Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM, trang 97 - 99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Xã hội học
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM
19. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Nguyễn Như Ý (Chủ biên), 1998, Đại Từ điển tiếng Việt, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w