1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN: Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS

30 15 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 413 KB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài: Tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu đối với mỗi học sinh. Biết kết hợp được việc học lý thuyết với thực hành, thể hiện phương châm “học đi đôi với hành”. Giúp học sinh nắm những được nội dung chương trình, kiến thức của môn Sinh học một cách khoa học nhất đồng thời tạo hứng thú đối với môn học trong một số tiết học.

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là xâydựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục Đảng, Nhànước và nhân dân đã tin tưởng và giao trọng trách cao quý cho ngành giáo dục đó là:

“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” đáp ứng yêu cầu sự nghiệpcông nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay để đáp ứnglòng mong muốn của Bác xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơnsánh vai với các cường quốc năm châu

Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Trung ương Đảng và các văn kiệncủa nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mớiphương pháp dạy học Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lốidạy truyền thụ một chiều (chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức) sang lối dạytích cực có sự hướng dẫn giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềmvui và hứng thú trong học tập Chuyển từ hình dạy học lấy hoạt động của người thầy làtrung tâm sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác: Học cá nhân, học theonhóm, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ vận dụng sáng tạo kiến thức đã học tránhthiên về ghi nhớ máy móc, không nắm được bản chất vấn đề

Việc vận dụng tốt phương pháp dạy học liên môn trong dạy học Sinh học ởtrường THCS có vai trò quan trọng góp phần bổ sung kiến thức các môn học khác,giúp học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học, thực hiệntốt định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay

Đối với môn Sinh học là môn học nghiên cứu các kiến thức liên quan đến cả tựnhiên và sự sống nên trong quá trình học tập chúng ta cần phải vận dụng kiến thức củanhiều môn học khác nhau như Toán, Hóa, Lý, Văn, GDCD… để giải quyết một vấn đềnào đó

Trong thực tế giảng dạy tôi thấy: Về phía học sinh đa số các em còn học bàitheo kiểu “học vẹt”, không nắm bắt được kiến thức trọng tâm, khả năng vận dụng,tổng hợp kiến thức còn hạn chế, khi vận dụng kiến thức vào thực tế thì chưa làmđược Còn ở một số giáo viên khi giảng dạy chưa vận dụng kiến thức thực tế, liên mônvào bài dạy mà chỉ giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, SGK nên chưa tạođược hứng thú học tập cho học sinh

Trang 2

Từ những lý do trên cùng với những kinh nghiệm có được của bản thân quanhiều năm trực tiếp giảng dạy trên lớp nên tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS”

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

+ Giúp học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyếtmột vấn đề nào đó trong bài học, hay để dễ dàng ghi nhớ nội dung kiến thức nào đóhoặc để củng cố phần kiến thức nào đó, góp phần nâng cao kiến thức, tạo ra nhiềuphương pháp để học sinh say mê môn học hơn, tạo được kết quả cao trong học tập + Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, cósáng tạo trong học tập bộ môn

+ Qua việc vận dụng kiến thức liên môn trong học tập sẽ giúp các em tư duytốt hơn, khả năng học tập linh hoạt hơn, hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa một sốmôn học từ đó các em sẽ học tốt hơn môn Sinh học và các môn học khác

- Giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn nhưng phải linh hoạt phù hợp với mức

độ nhận thức của học sinh tránh gom quá nhiều kiến thức vào bài dạy

- Hướng dẫn học sinh tích cực chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc liênmôn, các em cần sưu tầm tài liệu có những kiến thức toàn diện đa chiều về một đốitượng

Trang 3

- Giáo viên vận dụng kiến thức môn học này áp dụng vào những dạng bài ởmôn học khác để kiến thức được nghiên cứu để có hiệu quả trong thực tế giảng dạy.

3 Đối tượng nghiên cứu

- Kiến thức các môn học liên quan.

- Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học

khối 8,9 cấp THCS

4 Giới hạn của đề tài

- Chương trình sách giáo khoa Sinh học 8,9

- Trường THCS Buôn Trấp, học sinh khối 8,9 Khảo sát trong năm học 2015 –2016: 2016 – 2017

5 Phương pháp nghiên cứu

- Tìm tòi nghiên cứu tài liệu tham khảo

- Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp trải nghiệm thực tế

- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp

- Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh, bổ sung

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

Dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường theo tinh thần các vănbản chỉ đạo của Bộ GDĐT: Công văn số 3535/BGDĐT- 5 GDTrH ngày 27 tháng 5năm 2013 về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” vàcác phương pháp dạy học tích cực khác; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương phápdạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn củatrường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; các công văn hướng dẫnthực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm; Căn cứ Công văn số 5111/BGDĐT-GDTrH ngày 23/7/2013 của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thứcliên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc

Trang 4

Theo đó, việc vận dụng dạy học liên môn sẽ phù hợp với việc sử dụng phương phápdạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường Trong những năm học tiếptheo, trên cơ sở các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng và thực hiện, nhàtrường tiếp tục mở rộng xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong toàn bộ kế hoạchgiáo dục nhà trường.

Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nóichung và dạy học Sinh học nói riêng, đây được coi là một quan điểm dạy học hiện đạinhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.Dạy học liên môn giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực củađời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức

Theo PGS.TS Mai Văn Hưng - Chủ nhiệm bộ môn Khoa học tự nhiên, Trường

ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng: Để dạy học liên môn có hiệu quả cần hiểu rõbản chất của liên môn; những điều kiện cần và đủ, những yếu tố liên quan đến quátrình tương tác giữa các môn học cũng như tính độc lập tương đối của chúng trongmột chỉnh thể thống nhất

Khẳng định dạy học tích hợp liên môn là tất yếu, PGS.TS Mai Văn Hưng lýgiải: Trong quá trình phát triển loài người, con người nguyên thủy cũng như muôn loàiđộng vật bậc cao đã khám phá tự nhiên một cách bản năng và khám phá xã hội quagiao tiếp

Khi đó không có môn học, nhưng thực chất là các hoạt động khám phá ấy vốnbao gồm tất cả các môn như hiện nay Do vậy, ngày nay, để khám phá tiếp thế giới,chúng ra cũng không nằm ngoài con đường của tổ tiên xưa

Ngoài ra, dạy học liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu bài học phát triểnnăng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vàogiải quyết những vấn đề thực tiễn Thay vì chỉ đề cao mục tiêu kiến thức như trướcđây, mỗi giáo viên sẽ coi trọng hơn nữa mục tiêu về kĩ năng và thái độ với mục đíchgiúp người học sau khi học xong bài học phải giải quyết được các vấn đề trong thựctiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, thông qua việc vận dụng kiến thức tổng hợp, liênquan đến nhiều môn học Vì thế, dạy học cần phải tăng cường theo hướng liên môn

Phương pháp dạy học liên môn không phải là mới, nhưng nếu biết vận dụnghợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh Qua thực

tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào trong dạyhọc nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh trong một môn học là việc làm hết sứccần thiết Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ tự và nâng cao kiến thức,

Trang 5

nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn họckhác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra để ápdụng vào trong từng tiết dạy với các mục đích khác nhau trong môn học một cáchlogic, nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp giờ học trở nên sinh động hơn, vìkhông chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếpnhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Dạy họcliên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho họcsinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cáchthấu đáo

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Thực trạng của vấn đề dạy học liên môn hiện nay có những nét chính sau: Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quanđiểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáodục Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệmdạy học này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộmôn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “mở”.Tuy nhiên, việc vận dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhấtđịnh như:

- Đối với giáo viên:

+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác + Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theochủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dungchương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu,đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp Nội dung của phương phápdạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trongchương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránhkhỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi

+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việcdạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn

- Đối với học sinh:

Trang 6

+ Dạy tích hợp là cả một quá trình, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen vớilối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.

+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quyđịnh các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kémmặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ)

Nhưng trong những khó khăn ở trên thì dạy học liên môn vẫn mang lại rất nhiềuthuận lợi trong dạy học đối với cả giáo viên và học sinh cụ thể như:

- Đối với giáo viên:

+ Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phảidạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu vềnhững kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tíchhợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụthể

+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên khôngcòn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt độnghọc của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan

có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học

+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thứcmới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bộthoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ……

+ "Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp,liên môn

+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổimới phương pháp dạy học hiện nay

+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là

cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn

- Đối với học sinh:

Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiênngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “mở”nên cũng tạođiều kiện, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo

Trang 7

Mặc dù, dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy môn Sinh học, songhiệu quả đạt được là chưa cao Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ không coitrọng một số bộ môn nào đó và chưa phát huy được tính tích cực, tự giác trong học tập.

Vì vậy với một số kinh nghiệm này tôi không tham vọng gì nhiều, tôi chỉ muốnđưa ra một số nội dung cơ bản trong việc vận dụng kiến thức của một số bài cụ thểtrong bộ môn để giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học

Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi, nhờ vậy màgiáo viên và các em học sinh có rất nhiều thuận lợi trong việc thu thập tài liệu học tậpnói chung và môn Sinh học nói riêng Môn Sinh học là môn KHTN nghiên cứu về sựsống Đối tượng của Sinh học là giới tự nhiên hữu cơ Nhiệm vụ của môn Sinh học làtìm hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới sống, khám phánhững quy luật của giới hữu cơ, làm cơ sở cho loài người nhận thức đúng và điềukhiển được sự phát triển của Sinh vật và các thông tin kiến thức về mặt di truyền, côngnghệ tế bào, công nghệ sinh học, vào việc chữa bệnh, cải tạo môi trường, thay đổiliên tục vì thế vấn đề cập nhật kiến thức qua mạng, qua các phương tiện thông tin đạichúng là vô cùng quan trọng Các kiến thức, số liệu luôn thay đổi nên HS càng hứngthú hơn, quan tâm nhiều hơn đến môn học

Mặt khác nhiều em học sinh có hứng thú và đam mê môn Sinh học vì vậy trongcác tiết học các em rất hứng thú và say mê học tập

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với côngtác giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, trang thiết bị dạy học ngày càngphong phú hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp, nhưng ở không íttrường đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cho dạy vàhọc của giáo viên và học sinh

3 Nội dung và hình thức của giải pháp

a Mục tiêu của giải pháp

- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ mônSinh học nói riêng

- Là động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh

- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, cósáng tạo trong học tập bộ môn

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong mỗi học sinh, rènluyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui trong học tập

Trang 8

- Việc vận dụng tốt kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một tình huốngnào đó góp phần bổ sung cho các em kiến thức các môn học khác, giúp học sinh nắmđược mối quan hệ giữa các môn học từ đó học sinh hứng thú, say mê học tập, gópphần nâng cao hiệu quả bài học nói riêng và môn học nói chung

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.

Vận dụng kiến thức liên môn vào trong quá trình dạy học là rất quan trọng đốivới môn Sinh học vì Sinh học là môn học nghiên cứu cả kiến thức tự nhiên, giới sinhvật (động vật, thực vật, ) và con người Nhờ vận dụng kiến thức của các môn họckhác nhau nên chúng ta có thể tự giải quyết được một số kiến thức trong môn học.Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, làm quen với quá trình hoạt động nhóm, kếthợp được “học đi đôi với hành”

Để thực hiện thành công một tiết dạy thì sự chuẩn bị của giáo viên là rất cầnthiết Giáo viên ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan…

thì việc chuẩn bị giáo án là vô cùng quan trọng: Giáo án giờ học vận dụng kiến thức

liên môn không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải,truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổchức cho học sinh thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực

và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn Đó là bản thiết kếgồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra

từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận củahọc sinh Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huốngtrên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng bước tiếp cận,chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo Thiết kế giáo án giờ học vận dụngkiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan Giáo

án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thùnhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mởcho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảmđược chủ đích, yêu cầu chung của giờ học

Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên mônphải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các quan điểm tíchhợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt độngphức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào

xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩnăng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tíchhợp

Trang 9

Để vận dụng các môn học vào tiết dạy đạt hiệu quả cũng cần có sự phối hợp củahọc sinh, vì thế giáo viên giao cho các em về nhà tìm hiểu, nghiên cứu trước bài học,chuẩn bị một số dụng cụ, mẫu vật liên quan

Đối với các bài có liên quan đến nhiều môn học thì giáo viên phải xác định nộidung liên môn cho phù hợp, cách liên môn như thế nào? Sinh học là môn học nghiêncứu cả kiến thức tự nhiên, giới sinh vật (động vật, thực vật, ) và con người Giáo viênphải biết chọn lọc môn học, kiến thức của các môn học khác để thực hiện liên mônnhằm giúp cho các em nắm chắc, hiểu sâu hơn kiến thức môn học Sinh học và cácmôn học liên quan Có nhiều nội dung giáo viên phải tìm hiểu thông tin hay nhờ sự hỗtrợ của các GVBM khác

* Về kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học

Về sử dụng kiến thức của các môn như Ngữ văn, Toán, Hóa học, Địa lí, Vật lý, tôi thường sử dụng để:

- Dẫn vào phần mục học mới hoặc bài mới

- Hình thành kiến thức mới

- Củng cố kiến thức của phần mục hoặc bài học

b.1 Vận dụng kiến thức của các môn học khác để dẫn vào bài mới hoặc phần học mới.

Giáo viên đưa ra câu thơ, ca dao, thành ngữ, tục ngữ hoặc kiến thức của môn họckhác có vấn đề cụ thể liên quan đến nội dung bài học hoặc phần học nhằm mục đíchgây kích thích học sinh muốn tìm hiểu kiến thức mới để hiểu rõ câu thơ hay sự kiện, của các môn đó

Chú ý kiến thức của các môn khác cần để liên kết vào bài phải dễ hiểu, cụ thể

và nội dung trả lời có liên quan, có sự logic tới bài học mới hoặc phần học mới

Ví dụ 1: Khi dạy bài 1 (Sinh học 9) “Men đen và di truyền học’’ để dẫn dắt học

sinh vào tìm hiểu mục I- Di truyền học, giáo viên có thể đưa hai câu thơ “Giỏ nhà ai quai nhà ấy’’ Hoặc “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh’’ Sau đó giáo

viên đặt câu hỏi: Em hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào? Học sinh có thể trả lời

được: Con cái nhà ai thì mang đặc điểm của nhà đó hay đã là cha con thì kiểu gì cũng

có những điểm giống nhau Điều này thể hiện đặc điểm di truyền Sau đó giáo viêndẫn dắt vào tìm hiểu mục I trong bài

Trang 10

Ví dụ 2: Khi dạy bài 6 (Sinh học 9) “Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt

của đồng kim loại’’ Giáo viên có thể dùng kiến thức của môn toán học để dẫn dắt vào

bài: Quy tắc xác suất:

- Khi hai sự kiện không thể xảy ra đồng thời (hay còn gọi là hai sự kiện xungkhắc), nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này loại trừ xuất hiện của sự kiện kia

P(A) = P(B) = ½ hay 1A: 1B

- Khi hai sự kiện độc lập nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này phụ thuộc vào sựxuất hiện của sự kiện kia, nói cách khác là tổ hợp của hai sự kiện độc lập có xác suấtbằng tích các xác suất của từng sự kiện đó P(A và B) = P(A) P (B)

- Giáo viện liện hệ với nội dung kiến thức cần đạt được trong bài đó là thựchành gieo một đồng kim loại để liên hệ với tỉ lệ của các giao tử sinh ra từ con lai F1 cókiểu gen Aa là 1A: 1a

- Đồng thời gieo hai đồng kim loại để liên hệ với các tổ hợp kiểu gen ở F2 (1AA:2Aa: 1aa) trong lai một cặp tính trạng, giải thích sự tương đồng đó

Như vậy đối với bài học này theo kinh nghiệm của bản thân tôi khi tôi vận dụng

kiến thức về môn Toán học vào bài dạy tôi thấy học sinh thấy rất dễ hiểu và nhanh

chóng tiếp thực hiện được các mục tiêu của bài đồng thời làm cho tiết học trở lên sinhđộng và thể hiện được sự liên quan giữa các môn học với nhau

Ví dụ 3: Khi dạy bài “Bệnh và tật di truyền ở người’’ (Sinh học 9) Để dẫn dắt

vào bài mỗi giáo viên có nhiều cách khác nhau nhưng bản thân tôi đã sử dụng môn Âm nhạc qua bài hát: Nước mắt da cam của tác giả Vũ Hoàng.

Chiến tranh đã chìm trong kí ức

Trời vẫn xanh, trái đất vẫn quay

Nhưng xót xa đớn đau thao thức

Chất độc da cam nhức nhối còn đây

Sớt chia tấm lòng đòi không nín

Cùng xiết tay thắp sáng lương tri

Trước nỗi đau nhân loại tranh đấu

Chất độc da cam năm tháng còn ghi

Em có mắt nhưng em không thể ngắm nhìn

Đôi môi xinh nhưng em không thể cười nói

Trang 11

Em có đôi tay nhưng em không thể nâng niu.

Em có đôi chân nhưng em không thể bước

Em có đôi tay nhưng đôi tay không thể ôm ấm

Em có trái tim nhưng tim em còn đang thoi thóp

Em có cuộc đời nhưng ai đã cướp

Nước mắt em rơi hay nước mắt màu da cam

Khi cho học sinh nghe xong bài hát tôi yêu cầu học trả lời câu hỏi: Em có những

cảm nhận gì qua bài hát trên? Học có thể trả lời được bằng những cảm nhận riêng củamình Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên có thể dựa vào một vài câu hát trong bài

hát như: “Em có mắt nhưng em không thể ngắm nhìn Đôi môi xinh nhưng em không

hề cười nói, em có đôi tai nhưng em không thể lắng nghe, em có đôi chân nhưng em không thể bước Em có đôi tay nhưng đôi tay không thể ôm ấp, em có trái tim nhưng tim em còn đang thoi thóp, ’’ sau đó giáo viên kết nối vào bài học.

Giáo viên vận dụng kiến thức các môn học để dẫn dắt vào bài mới nhằm đạtđược mục tiêu là: Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nênsinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham giavào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh đồng thờicũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh Tạo cho học sinh mộtthói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trongmột hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo

b.2 Vận dụng kiến thức liên môn để hình thành kiến thức mới

Giáo viên đưa ra các kiến thức của các môn học khác có vấn đề cụ thể và có liênquan đến nội dung phần học để khi chốt lại kiến thức thì nổi lên được trọng tâm bài

Chú ý kiến thức của các môn học phải dễ hiểu, cụ thể, quen thuộc và nội dungtrả lời dễ hiểu để làm rõ được trọng tâm bài hay của phần mục đó

`Ví dụ 4: Khi dạy bài 58 (Sinh học 9) bài “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên

nhiên’’ ở trong mục II Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu về các thông tin trong

sách giáo khoa và để học sinh rút ra được kết luận thì giáo viên có thể đưa ra câu tục

ngữ trong môn Ngữ văn và tiến hành như sau:

GV: - Tạo sao người ta lại nói “Tấc đất tấc vàng’’ ?

Học sinh có thể trả lời được: Một tấc đât là một tấc vàng nhưng với ông cha ta đó

là những công lao mà họ đã gìn giữ trong bao nhiều năm nay

Trang 12

Giáo viên có thể bổ sung thêm: “Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích

chuyển sang cách nói tấc vàng Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và

giá trị “tấc vàng”.

Học sinh ghi nhớ kiến thức

GV: Tại sao nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”? Câu tục ngữ

còn mang một hàm nghĩa gì nữa? Sau đó dẫn dắt học sinh đi đến kết luận bằng câuhỏi Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất?

HS: - Lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định mộtchân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt

- Khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sảnxuất

Đất rất quan trọng trong đời sống con người Nó là môi trường sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người Vì vậy chúng ta phải biết quý đất, sử dụng hợp

lí tài nguyên đất.

GV: Qua môn giáo dục công dân các em đã được học vậy các em là học sinh thì

phải có ý thức bảo vệ các tài nguyên, môi trường nói chung và tài nguyên đất nói riêngnhư thế nào?

HS: Sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên đất Luôn

có ý thức bảo vệ môi trường dể nâng cáo chất lượng môi trường,

Ví dụ 5: Khi dạy bài 10 (Sinh học 8) “ Hoạt động của cơ’’ ở mục I – Công cơ:

Theo kinh nghiệm của bản thân để giúp học sinh hiểu và rút ra kết luận: Công của cơchịu ảnh hưởng của các yế tố nào? Thì giáo viên có thể liên hệ kiến thức với một sốmôn như sau:

- Giáo viên sử dụng kiến thức môn Lịch sử ở một ví dụ cụ thể: Nữ anh hùng

Ngô Thị Tuyển với lòng căm thù giặc sâu sắc người nữ dân quân này với thân hìnhmảnh mai nhưng đã vác hòm đạn với trọng lượng gấp đôi cơ thể tiếp sức cho các xạthủ để bắn rơi máy bay Mĩ

- Sử dụng kiến thức của môn Thể dục ở ví dụ cụ thể: Khi ta chạy nhanh và chạy

bền thì trường hợp nào sẽ nhanh mệt hơn? Học sinh có thể trả lời được đó là chạynhanh

Trang 13

Sử dụng kiến thức của môn Vật lý và môn Toán: Khi ta vác 1 bao gạo nặng 30

Kg, đi được quãng đường là 50m và vác một bao nặng 60 Kg, đi được quãng đường là5m thì công sinh trong trường hợp nào sẽ lớn? (Học sinh có thể đổi khối lượng 1kg =

10 Niutơn => 30kg = 300 Niutơn Sau đó học sinh vận dụng công thức A = F.s = 300

50 = 15000 Nm = 1500J Tương tự trong trường hợ 60 kg thì công sinh ra sẽ là:

A = 600 5 = 3000Nm = 300J) Học sinh có thể trả lời được là với khối lượng là 30

Kg thì công sinh ra sẽ lớn

Từ các ví dụ trên thì công sinh ra phụ thuộc vào các yếu tố nào? Học sinh có thểrút ra được: Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của trạng thái thần kinh, nhịp độ laođộng và khối lượng của vật phải vận chuyển

Ví dụ 6: Khi dạy bài 8 (Sinh học 8) “Cấu tạo và tính chất của xương’’ ở mục

III – Thành phần hóa học và tính chất của xương:

Bước 1: Giáo viên cho học sinh hành thí nghiệm như lệnh trong sách giáo khoa:

- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axitclohiđric 10% (hình 8 - 6) Sau 10 đến 15 phút lấy ra, thử uốn xem xương cứng haymềm?

- Đốt một xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) trên ngọn lửa đèncồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên Bóp nhẹ phầnxương đã đốt Có nhận xét gì? (hình 8 -7)

- Từ các thí nghiệm trên có thể giải thích và rút ra kết luận gì vể thành phần và

tính chất của xương? Học sinh có thể vận dụng kiến thức môn Hóa học để trả lời và

giải thích cho các thí nghiệm trên

- Thí nghiệm 1: Thả 1 xương đùi ếch vào cốc đựng HCl 10% Quan sát xemthấy hiện tượng đặc biệt xảy ra đó là có bọt khí nổi lên và đó là khí cacbônic, điều đóchứng tỏ trong thành phần của xương có muối cacbônat, khi tác dụng với axít sẽ giảiphóng khí cacbônic

Muối cacbonat + dung dịch axit clohidric →Muối clorua + khí cacbonic+ nước

VD: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

Sau đó có thể dùng kẹp gắp xương đã ngâm axít lúc đầu giờ, rửa trong cốc nước

lã để kiểm tra độ mềm dẻo của xương

Trang 14

Thí nghiệm 2: - Đốt một xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) trênngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên.Bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy tro, đó chính là thành phần chất khoáng

Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận về thành phần và tính chất củaxương: Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi

Ví dụ 7: Khi dạy bài 41 (Sinh học 9) ở mục II – Các nhân tố sinh thái của môi

trường Theo như sách giáo khoa để thực hiện được lệnh thứ hai ở mục này là trả lời

các câu hỏi như:

- Trong một ngày (từ sáng đến tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thayđổi như thế nào?

- Ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?

- Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào?

Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: các nhân tố sinh thái thay đổi

phụ thuộc vào các yếu tố nào? Học sinh có thể rút ra kết luận: Các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng môi trường và thời gian.

Theo kinh nghiệm của bản thân việc sử dụng các câu hỏi trên để hướng họcsinh rút ra kết luận thì nội dung trong này chưa thật sinh động và để thu hút hay kíchthích học sinh tìm tòi Qua đó thay vì chỉ sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa thì

tôi sẽ kết hợp với một số kiến thức ở bộ Ngữ văn qua câu ca dao:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Đồng thời vận dụng kiến thức môn Địa lí qua sơ đồ sau:

Yêu cầu học sinh em hãy giải thích cho câu ca dao trên Học sinh có thể giải

thích được: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”

Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc Tháng 5 âm lịch của ViệtNam tương ứng là tháng 6 dương lịch Tháng 6 dương lịch BCB là mùa hè

Trang 15

Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặttrái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam)dài Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiện tượng ngày dài,đêm ngắn.

“Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyếnNam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì ở BCN

lúc này ngày dài đêm ngắn và ở BCB (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn - đêm dài nên.

Khi ta phối hợp kiến thức đặc trưng của bộ môn với kiến thức của môn Ngữ văn

và địa lí trong phần này thì tôi thấy học sinh rất hứng thú và kích thích được sự đam

mê tìm tòi đồng thời học sinh cũng dễ dàng để rút ra kết luận và khắc sâu được kiếnthức đồng thời góp phần cho tiết học đỡ khô khan hơn

Ví dụ 8 Khi dạy bài 58 (Sinh học 9) “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên” ở

mục II – Sử dụng hợp lí tài nguyên nước Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về vai trò của

nước ngoài thông tin có trong sách giáo khoa ở mục này giáo viên có thể sử dụng kiến

thức của môn Hóa học 8 qua câu hỏi: Nước do những nguyên tố hóa học nào tạo nên?

Công thức hóa học của nước được viết như thế nào? Học sinh dễ dàng nêu được: Nước

là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là H và O chúng đã hòa hợp với nhau Công thức hóahọc: H20

Sử dụng kiến thức môn Địa lí qua câu hỏi:

1 Nước có ở những đâu trên trái đất?

2 Chu trình nước trên trái đất được diễn ra như thế nào?

3 Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây và mưa?

4 Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

Học sinh có thể trả lời:

1 Lượng nước trên trái đất là rất lớn, với ¾ diện tích trên trái đất là đại dươngbiển, hồ, sông, ngòi có nhiều mỏ nước trong lòng đất Nhưng sự phân bố nước trên tráiđất không đồng đều và có nhiều vùng đất hiếm nước, đất đai biến thành sa mạc Lượngnước ngọt là rất nhỏ so với lượng nước trên trái đất

2 Nhờ năng lượng Mặt trời, nước ở bề mặt đất, đại dương bốc hơi Khi lên cao,nhiệt độ tầng đối lưu giảm, nước tạo thành mây và ngưng tụ thành mưa, thành tuyết rơi

Ngày đăng: 28/04/2021, 18:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w