1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng D:chuyện nụ cười võ thị thắng.doc

8 532 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 251,5 KB

Nội dung

Chuyện của người phụ nữnụ cười chiến thắng Mez 29-04-2008, 01:26 PM 40 năm trước, có một tấm ảnh do phóng viên người Nhật chụp đã ghi lại nụ cười lịch sử - “nụ cười chiến thắng” của một người con gái đất Long An. "Nụ cười chiến thắng" đó đã trở thành một trong những biểu tượng cho cả thế hệ anh hùng của miền Nam "thành đồng tổ quốc" trong thời chống Mỹ cứu nước. Sau bao năm tháng hoạt động chiến trường và chính trường, giờ đây, trên nụ cười của người phụ nữ đó vẫn hiện hữu vẻ đẹp của niềm tin chiến thắng . Những câu nói, nụ cười đi vào lịch sử http://www.lanhdao.net/leadership/archive/images/2008/04/VTThang.jpg (http://lanhdao.net/leadership/archive/images/2008/04/VTThang.jpg) Rất tự nhiên người con gái đó Đã đem nụ cười vào lịch sử ngàn năm . Sinh ra và lớn tên từ quê hương Long An "trung dũng, kiên cường toàn dân đánh giặc", cô bé Thị Thắng đã biết tập tành đưa thư liên lạc và cùng gia đình nuôi giấu cán bộ cách mạng khi mới lên 11 tuổi. Gia đình cô có 9 anh chị em, được sự giáo dục của ba má, đều đi về một hướng cách mạng. "Động cơ" đi chiến đấu của cô được lý giải rất đơn giản: cả quê hương mình "toàn dân đánh giặc", thì tất nhiên trong đó có mình rồi. Lúc này, chính quyền Sài Gòn bất chấp Hiệp định Genève quy định hiệp thương tổng tuyển cử sau 2 năm đình chiến (1956). Mỹ làm hậu thuẫn viện và viện trợ cho Diệm Nhu thực hiện chính sách "tố Cộng, diệt Cộng", thực chất là truy lùng, bắt bớ, chém giết hàng loạt chiến sĩ cách mạng và nhân dân yêu nước bằng luật 10/59 sắt máu. Đau thương tang tóc bao trùm, cả miền Nam biến thành ngục tối. Cả thế hệ trẻ của đất nước sôi sục căm thù, lên đường trong khí thế cách mạng hừng hực, trong đó có Thị Thắng. Thắng tham gia phong trào đấu tranh xuống đường của thanh niên sinh viên, học sinh Sài Gòn Gia Định; rồi phong trào công nhân và nhân dân lao động khu xóm, xí nghiệp nội thành; khẩn trương gây dựng cơ sở, xây dựng căn cứ chính trị nội thành, diệt ác phá kềm, ém quân, vũ khí mai phục, chuẩn bị vào đợt Mậu thân - tổng công kích khởi nghĩa năm 1968. Sau đợt 2, Thắng bị bắt trong vụ ám sát hụt tên mật thám ác ôn. Trước những trận thẩm vấn tra tấn cực hình, người con gái lứa tuổi 20 ấy vẫn kiên gan chịu đựng, giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng. Đứng trước phiên tòa địch, Thị Thắng vẫn hiên ngang nhìn thẳng "quan tòa", rắn rỏi từng lời đối đáp, tỏ rõ khí phách trong tư thế tiến công cách mạng. Tên Ủy viên chính phủ địch đứng lên tức tối hằn giọng buộc tội: " . Thị Thắng, cựu nữ sinh Gia Long, có thể nói là duyên dáng - với gương mặt thùy mị dịu dàng, nhưng không ngờ hành động của cô ta lại hoàn toàn trái ngược với gương mặt đó, nhất là thái độ lễ của cô ta khi đứng trước tòa án . Đề nghị chiếu theo luật 10/59 tòa cho xử mức án tối đa ." Với tội "phản nghịch", "phá rối trị an" và "cố sát", tuy chưa gây chết người, nhưng thái độ bị cáo quá "ngoan cố", nên tòa nghị án và tuyên mức án: 20 năm khổ sai. Một thành viên trong hội đồng xét xử đó vội hả hê, tự đắc: - "Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối" - "Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để cầm tù tôi không?" - Thắng đanh thép vặn lại. Bản án 20 năm khổ sai không khuất phục được Thắng, bởi cô gái tuổi thanh xuân đi trong hoa lửa ấy cũng có cái "lãng mạn, say mê pha chút mạo hiểm, luôn rực cháy niềm tin tất thắng". Niềm tin đó không chỉ được thổi bùng lên trong khí thế chiến thắng, mà ngay cả trong ngục tù, mặt đối mặt với kẻ thù, nó vẫn bền bỉ cháy và càng cháy mãnh liệt trước tòa án địch, bởi cô biết rất rõ chiến thắng thuộc về ai. Và cô cười - một phóng viên người Nhật kịp ghi lại nụ cười đó. Nụ cười đẹp như "một đóa hồng" đó đã theo bài thơ của nhà thơ Trần Quang Long đi vào lịch sử: ."Chị là con người mang tên Chiến Thắng Đã sinh ra và lớn lên từ mùa thu cách mạng Hai mươi ba năm rực rỡ chiến công Đã nở nụ cười tươi như một đóa hồng" . Thử thách lớn nhất là đương đầu với nghiệt ngã và vượt lên chính mình Sau gần 20 năm lăn lộn chiến trường, người con gái của mảnh đất Long An ngẫm lại: "Quả thật chiến trường miền Nam quá ác liệt, mà có lẽ thử lửa cao nhất là 'thịt da cọ sắt thép' và 'cuộc đấu tranh cân não' trong nhà tù chế độ Sài Gòn . Mình nương tựa tập thể, kiên trung giữ vững khí tiết cách mạng cho đến lúc ra tù vẫn ngẩng cao đầu với tư thế của đoàn quân chiến thắng. Hạnh phúc nhất là được chiến đấu và chiến thắng trong tình yêu thương của đồng chí, đồng đội, vì mục tiêu thiêng liêng: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nên nó nhẹ nhõm và thanh thản biết chừng nào" . Đất nước hòa bình, người phụ nữnụ cười lịch sử năm nào bước chân vào chính trường. Có người hỏi nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Thị Thắng thử so sánh khó khăn của những năm tháng chiến trường và 32 năm chính trường mà cô đã trải qua. Một cách rất thật lòng, người nữ chính khách ấy trả lời: "Khó mà làm bài tính so sánh chính xác tính khốc liệt của hai đoạn cuộc đời đó như thế nào. Khi người ta đảm đương chức vụ cao, ví như mình ngồi vào chiếc ghế bên miệng hố. Chức càng cao thì chiếc ghế xích lại gần miệng hố hơn. Bản lĩnh là không để rơi xuống miệng hố. Và khó khăn thử thách đó càng lớn hơn gấp bội, nếu chính khách đó là nữ. Bởi họ đâu chỉ có gánh nặng việc nước, mà còn gánh vác việc gia đình. Mặt khác, họ còn đương đầu với định kiến khắt khe của xã hội, đâu dễ gì nam giới chấp nhận một người phụ nữ có cương vị xã hội cao bằng hoặc hơn mình, nên đòi hỏi sự nỗ lực lớn để tự khẳng định mình. Lại thêm, nhiều năm liền tôi phải đương đầu, quyết đấu tranh đến cùng với phần tử xấu trong cơ quan, tổ chức Đảng, nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chân lý. Chưa kể đến phải kiên định đấu tranh với chính mình trước sự cám dỗ, ma lực của tiêu cực tác động mình hàng ngày hàng giờ . Nói chung, 32 năm chính trường có lắm nghiệp ngã cùng cực đã phải đương đầu, có lúc tưởng chừng không gượng nổi và tôi đã vượt qua tất cả. Khi rời khỏi chính trường, tôi thật sự ung dung thanh thản". "Thì ra em là đàn bà" Cùng lúc với công việc bề bộn nơi chính trường, người phụ nữ được bao người ngưỡng mộ ấy cũng phải dành thời gian vun đắp cho mái ấm gia đình, cũng trăn trở lo toan như bao người phụ nữ khác. Bởi cô coi đó là mục tiêu hạnh phúc mà bất cứ người phụ nữ thành đạt nào cũng không quên phấn đấu tạo dựng "góc riêng" của mình. Đó cũng là một khó khăn thử thách nữa đặt lên vai người phụ nữ giàu lòng tự trọng, giữ trọng trách xã hội, lại có tính cầu toàn. Giờ đây, rời khỏi áp lực trách nhiệm công việc nhà nước, nhưng cô vẫn tất bật nhiều việc phải làm thuộc lĩnh vực chuyên môn, từ thiện, viết hồi ký . và để bù đắp những tháng năm chưa có điều kiện, thời gian chăm chút chồng con. Cô cảm thấy hài lòng với hiện tại, dù không nói ra, nhưng trong những câu chuyện kể toát lên niềm vui - những niềm vui nho nhỏ và bình dị làm cho giọng nói của người phụ nữ vị tha trở nên lấp lánh hạnh phúc. Cô kể: năm nào đến ngày sinh nhật của cô, ngày lễ Tình yêu 14/2, ngày 8/3, ngày 20/10, thậm chí ngày cô bị bắt, ngày cô ra tòa . chú Thuận (chồng cô) đều tặng cô món quà kỳ niệm, hoặc có một bữa cơm ngon gia đình, ôn truyền thống, giáo dục con cái. Nhược điểm của cô là không bao giờ nhớ ngày sinh của chồng và của chính mình, nhưng chú không bao giờ trách móc. Có lần, cô xếp quần áo cho các con, chợt thấy mất một nút áo, vội lấy kim chỉ ngồi kết lại. Bỗng nhiên, cô nghe thấy một hơi thở thật mạnh phà sau lưng, cô quay lại, thấy chú đứng đó tự bao giờ . Bất chợt, chú buông một câu gọn lỏn: "À, thì ra em là đàn bà, bấy lâu nay anh tưởng em là đàn ông chứ!". Một câu thôi cũng đủ cho cô thấm thía giật mình, kể từ đó cô âm thầm tự điều chỉnh . Cô tâm sự: nhìn lại đoạn đời chiến đấu và công tác đã qua, tuy không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót, nhưng có điều là cô đã dốc sức cho sự nghiệp chung, đã hoàn thành nhiệm vụ trên các lĩnh vực được phân công. Bên cạnh đó, cô cũng đã tạo dựng được "góc riêng" hạnh phúc của mình. Ước nguyện của cô là sắt son với tổ quốc quê hương, đóng góp theo khả năng còn lại cuối đời, và vui sống với các con - mà theo cô là tài sản giá! Nụ cười Thị Thắng SGGP:: Cập nhật ngày 27/01/2007 lúc 21:19'(GMT+7) Theo tinh thần bản Hiệp định Paris, kẻ địch buộc phải trao trả những người yêu nước bị chúng bắt, cầm tù. Người sinh viên yêu nước, chiến sĩ biệt động thành Thị Thắng với “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng tại phiên tòa của Mỹ - ngụy năm 1968 nằm trong số đó. Và có một người đã ghi lại được những hình ảnh cảm động ngày trở về của chị. … “Thời điểm đó, tôi (Hồ Văn Sanh) được tổ chức phân công làm Trưởng ban Thông tấn báo chí của phái đoàn quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN trong Ban liên hiệp quân sự hai bên. Đoàn ta đóng tại trại David (sân bay Tân Sơn Nhất). Tôi là phát ngôn viên của phái đoàn quân sự ta - Trong căn nhà cấp 4 trên đường Cách Mạng Tháng Tám – TP Cần Thơ, Thiếu tướng Hồ Văn Sanh nay đã 80 tuổi nhớ lại - Chính vì danh nghĩa đó tôi có thể đi lại, đến được tận cầu thang máy bay (theo quy định, nơi trao trả thuộc quyền ta kiểm soát cách nơi đỗ máy bay hơn 100m). Do có ý định nên trước khi ra Lộc Ninh đón đoàn tôi đã mượn anh em chiếc máy ảnh Minota đã cũ cùng một cuộn phim. Chị Thị Thắng nằm trong nhóm cuối cùng của chiếc máy bay cuối cùng chiều hôm đó. Đúng như dự đoán, địch ngăn không cho các phóng viên ảnh, quay phim của ta khu vực đỗ máy bay. Tôi đi sát một số nhân viên giám sát quốc tế, len vào, ra tận cầu thang máy bay. Tôi nhận ngay ra chị bởi nụ cười, một nụ cười rất thân thiện, dịu dàng, cởi mở. Và sau đó trên đoạn đường hơn 100m về nơi tập kết của ta tôi chụp hình chị liên tục. Rất tiếc chỉ chụp được khoảng 10-11 tấm thì hết phim. Trước kẻ thù, chị Thắng tự tin, bình thản cười kiêu hãnh, giễu cợt mức án 20 năm khổ sai của chúng. Một phóng viên người Nhật đã chớp được khoảnh khắc tuyệt vời đó để rồi nhân dân cả nước và thế giới biết đến “Nụ cười chiến thắng”, biết đến bản lĩnh bất khuất của những người con gái Việt Nam. Sau 5 năm tù đày, qua nhiều nhà lao tàn bạo, kẻ thù vẫn không dập tắt nổi nụ cười đó, niềm tin đó. Hôm nay chị trở về với đồng bào đồng chí với nụ cười đầy dịu dàng, tin cậy. …Chiến tranh đã đi qua nhiều năm rồi nhưng những kỷ vật của một thời chinh chiến tôi vẫn luôn lưu giữ. Nó nhắc nhở mình luôn phải sống xứng đáng hơn”. VŨ THỐNG NH Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho bà Thị Thắng Thứ tư, 07/07/2010 08:35 (CAO) Ngày 6 - 7, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam 9 - 7 - 1960/9 - 7 - 2010. Đến dự có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cùng lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Nửa thế kỷ đồng hành cùng đất nước, trải qua nhiều thời điểm lịch sử khác nhau song ngành Du lịch Việt Nam đã tỏ rõ bản lĩnh năng động, sáng tạo, từng bước xây dựng và trưởng thành, đến nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, đóng góp tích cực vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước. “Nụ cười chiến thắng”, ảnh do phóng viên người Nhật chụp năm 1968. Chị Thị Thắng (bìa phải hàng thứ hai) và đồng đội (1973). Ảnh: HỒ VĂN SANH Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho bà Thị Thắng Với những đóng góp to lớn trong công cuộc đổi mới, cán bộ, công nhân, viên chức ngành Du lịch Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quí: 2 tập thể và 3 cá nhân được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; có 9 cá nhân được công nhận là Chiến sĩ Thi đua toàn quốc; 274 tập thể và cá nhân được tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, cờ Chính phủ và bằng khen Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Tổng cục Du lịch còn tặng 123 Cờ, 2.785 Bằng khen, 456 Chiến sĩ thi đua cơ sở, 316 Tập thể Lao động xuất sắc và 8.204 Huy chương vì sự nghiệp Du lịch và Huy chương vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đến năm 2009, cả nước có 789 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 68 doanh nghiệp nhà nước, 250 công ty cổ phần, 12 công ty liên doanh, 455 công ty TNHH và 4 doanh nghiệp tư nhân và hơn 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cũng không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nếu như năm 1990, cả nước chỉ có 350 cơ sở lưu trú du lịch với 16.700 buồng, thì đến hết năm 2009, cả nước đã có 10.900 cơ sơ lưu trú du lịch với trên 215.000 buồng, trong đó: 3 sao: 184 cơ sở với 13.168 buồng; 4 sao: 95 cơ sở với 11.628 buồng; 5 sao: 35 cơ sở với 8.810 buồng. Ngoài ra còn có khoảng hàng nghìn hộ tư nhân kinh doanh du lịch hoạt động ở hầu hết các địa phương cả nước. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã biểu dương những thành tựu mà cán bộ, công nhân viên ngành Du lịch đã đạt được trong 50 năm qua. Đồng chí nhấn mạnh: Trải qua chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, ngành Du lịch đã nỗ lực, vượt qua khó khăn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho bà Thị Thắng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Cũng trong dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng Bằng khen cho 9 tập thể, 26 cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển của ngành Du lịch. Nụ cười tươi như một đóa hồng TTX - Bài thơ Nụ cười chiến thắng dài 60 câu, Trần Quang Long xúc động viết ngay sau khi chứng kiến phiên tòa xử chị Thị Thắng, nữ sinh Trường Gia Long Sài Gòn, tham gia tự vệ thành, bị bắt trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, bị tòa án quân sự chính quyền Sài Gòn xử 20 năm tù khổ sai. Trần Quang Long lúc đó đang dạy học ở Cần Thơ, là ủy viên Mặt trận Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Sài Gòn, chủ tịch Hội sinh viên sáng tác thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn nằm trong Ủy ban Mặt trận liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình miền Nam Việt Nam. Anh thường lên Sài Gòn tham gia phong trào tranh đấu. Ðầu năm 1968, Long ở Sài Gòn tham gia Mậu Thân, sau đó anh lên chiến khu Tây Ninh. Một số anh em bạn bè của nhà thơ kể rằng bài thơ vừa viết xong được anh em ở Nhà xuất bản Trình Bày in ronéo typo, anh em trong Tổng hội Sinh viên bí mật mang đi phân phát cho sinh viên học sinh. Trần Quang Long đã lấy tên chị Thị Thắng, ngày sinh của chị vào mùa thu năm 1945, và số tuổi 23 của chị, cùng với tuổi của nước Việt Nam mới, tạo nên một hình tượng thơ đẹp về người nữ sinh - chiến sĩ: “Chị là con người mang tên Chiến Thắng/ Ðã sinh ra và lớn lên từ mùa thu cách mạng/ Hai ba năm rực rỡ chiến công/ Ðã nở nụ cười tươi như một đóa hồng ”. . Trần Quang Long là người đầu tiên dùng cụm từ “Nụ cười chiến thắng”, sau đó hàng loạt tờ báo trong Nam ngoài Bắc và các báo quốc tế dùng theo. Hình tượng nụ cười chiến thắng trong thơ Trần Quang Long đã trở thành biểu tượng của tuổi trẻ miền Nam bất khuất ngày ấy: “Cách mạng mùa thu tưng bừng khai sinh đời chị/ Chiến công đầu xuân hoa nở hai miền/ Nung trong tim một ngọn lửa trung kiên/ Chị thắp sáng nụ cười chiến thắng”. Trần Quang Long hi sinh ở R (Tây Ninh) ngày 11-10-1968 do một trận bom B52 của Mỹ rơi trúng miệng hầm. Tập bản thảo thơ của anh hoen máu . "Nụ cười chiến thắng" Thị Thắng Nhà thơ - chiến sĩ Trần Quang Long hi sinh cuối năm 1968 khi anh mới 27 tuổi, tài năng đang nở rộ. Trong lai cảo thơ Trần Quang Long có bài thơ Nụ cười chiến thắng viết tặng nữ sinh Thị Thắng với nụ cười chiến thắng trước tòa án quân sự chính quyền Sài Gòn: “Rất tự nhiên người con gái đó/ Đã đem nụ cười vào lịch sử ngàn năm .”. Nhà thơ Trần Quang Long năm 1968 Thế hệ thanh niên xuống đường đấu tranh ở các đô thị miền Nam hay ra trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn yêu mến một bài thơ nổi tiếng khác của Trần Quang Long là Thưa mẹ, trái tim viết năm 1966. Ở tuổi 25, anh đã có những câu thơ như tuyên ngôn cho cuộc đời hiến dâng của mình: “Con xin nguyện trọn đời/ Dùng chính quả tim làm trái phá/ Sống chết một lần thôi”. Nữ anh hùng và cây cầu huyền thoại Tình yêu thương nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc đã nhân lên sức mạnh sức mạnh nội sinh trong bà. Những hòm đạn nặng hơn hai lần trọng lượng cơ thể có thấm tháp gì so với nặng tình yêu Tổ quốc . Trở về với cuộc sống đời thường, “người con gái thép” xứ Thanh ngày nào vác 98kg đạn pháo băng băng dưới làn đạn địch đã gần tuổi “xưa nay hiếm”. Những lúc trái gió trở trời vết thương hành hạ thân thể, nhưng những ký ức chiến tranh luôn đau đáu trong tim và tươi rói như mới hôm qua, đó là những tháng ngày đẹp đẽ nhất. Cuộc đời của bà gắn liền với dòng sông Mã và cây cầu Hàm Rồng huyền thoại. Đó là bà Ngô Thị Tuyển, nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ký ức chiến tranh không thể nào quên Ai về Thanh Hoá quê ta Cầu Hàm Rồng huyền thoại có bà họ Ngô Năm xưa vác đạn diệt thù Trên dòng sông Mã chiến công lẫy lừng Về phường Nam Ngạn, Thanh Hoá hỏi thăm bà Tuyển, đám trẻ con chỉ ngay: “Nhà bà Tuyển bên tê kìa chú”, rồi đồng thanh đọc bài thơ ấy. Tôi không ngạc nhiên về đám trẻ con ngộ nghĩnh, mà ngạc nhiên bởi căn nhà nhỏ thô sơ nằm ép bên đường Trường Thi, cánh cửa sổ đã ố màu rỉ sét cạnh dòng sông Mã của người phụ nữ anh hùng một thời danh tiếng. Cũng trên mảnh đất này cách đây 45 năm về trước, cô dân quân Ngô Thị Tuyển đã dũng cảm vác 2 hòm đạn nặng hơn 2 lần trọng lượng cơ thể mình băng băng dưới làn đạn địch, vận chuyển cho bộ đội tiêu diệt quân thù. Thấy tôi mặc áo quân phục Hải quân, bà niềm nở: “Thì ra là chú bộ đội hải quân. Có việc chi đây. Chú ngồi chơi bác đi lấy nước”. Mời tôi ly nước chè xanh đằm đặm, bà kể về trận chiến đấu ngày 4/4/1965: “Chú biết răng không, khi ấy giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc dữ lắm. Chúng tập trung bom dội xuống cầu Hàm Rồng nhằm cắt đứt “yết hầu” giao thông vận tải của ta từ miền Bắc vào Nam. Lúc ấy, tui là dân quân thôi, nhưng nói đi đánh giặc là thích lắm. Mà cả làng ai cũng náo nức. Trước sự dội phá ác liệt của bom Mỹ, một đầu cầu Hàm Rồng bị sập gẫy. Lúc ấy bộ đội của ta chủ yếu ở bệ pháo trên đỉnh đồi hai đầu cầu. Tôi đã vác 2 hòm đạn vượt qua bờ đê chuyển ra sông cho bộ đội. Lúc ấy tôi cũng không biết hai thùng đạn nặng 98kg. Mãi sau này các anh bộ đội nói tôi mới rõ. Chiến tranh mà, ai vác được bao nhiêu thì vác chứ ai cân đếm làm gì - bà Tuyển cười. … Đó là ngày tôi cảm thấy hạnh phúc nhất. Trong gian khó, mới thấy mình trưởng thành. Lúc đau thương mới thấy thương anh em bộ đội. Bây giờ tiểu đội dân quân của tôi người còn người mất, nhưng những ngày tháng chiến đấu bên cây cầu Hàm Rồng huyền thoại thì ai cũng nhớ như in trong tâm trí. Mỗi lần nhắc đến ngày ấy, tôi thấy khoẻ ra, tự hào nữa. Chú biết răng không, sau trận ấy, tôi cùng cả tiểu đội dân quân chứng kiến trận đánh ngày 26/5/1965 mà đau thương lắm. Bộ đội ta chiến đấu rất ngoan cường nhưng hy sinh nhiều quá, thương cùng”. bà Ngô Thị Tuyển Cô gái dân quân Ngô Thị Tuyển Hạnh phúc không nở hoa Năm nay bà Ngô Thị Tuyển 68 tuổi, cái tuổi lẽ ra phải lên chức bà. Vậy mà niềm hạnh phúc làm mẹ chẳng đến. Những năm tháng chiến tranh ác liệt, bà đã đem cả sức trẻ của tuổi thanh xuân dấn thân cho tải đạn diệt thù, để rồi khi trở về với cuộc sống đời thường hạnh phúc chẳng nở hoa, đó là một thiệt thòi lớn của người phụ nữ. Nói về chuyện riêng tư, bà tâm sự: “Ngày con gái tất cả vì tiền tuyến chứ ai biết tương lai sẽ ra răng. Nhiều người cũng như bác thôi mà. Trở về sau chiến tranh không lấy chồng vì quá lứa lỡ thì. Bác không có con vì người chồng bác nhiễm chất độc da cam/dioxin”. Khóc. Giọt nước mắt rưng rưng nhăn trên gò má nhăn nhúm của người đàn bà gần tuổi thất tuần. Bà nhìn xa xăm về phía cầu Hàm Rồng như tìm về ký ức và tình yêu thời con gái. Ngày ấy, cô thôn nữ đẹp người khoẻ mạnh ở xóm Nam Ngạn tham gia dân quân gần 3 tháng thì đem lòng yêu anh bộ đội pháo cao xạ. Cưới nhau được 8 ngày thì chồng đi B. Ngày tiễn chồng ra trận cũng là ngày ly biệt. Thương chồng, thù giặc, bà Tuyển lao vào chiến đấu không mệt mỏi. Chính từ tình yêu thương nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc ấy, đã nhân lên sức mạnh sức mạnh nội sinh trong tim bà. Những hòm đạn nặng hơn hai lần trọng lượng cơ thể có thấm tháp gì so với nặng tình yêu Tổ quốc. Đó là lý tưởng sống, là niềm vui để bà sống và tiếp tục chiến đấu. Chiến tranh kết thúc, bà tái giá. Chồng bà cũng là bộ đội đã từng có năm tháng “nếm mật nằm gai” ở chiến trường Campuchia. Những đêm hành quân bị Mỹ rải chất độc dioxin nhuộm đỏ cả cánh rừng Trường Sơn. Biết bao người đã uống phải nước có chất chết người ấy, trong đó có chồng bà, ông cũng chung niềm đau cùng nhiều đồng đội là lấy vợ nhưng không thể có con. Hai cuộc hôn nhân không mang lại niềm hạnh phúc làm mẹ, bà Tuyển đã bàn với chồng xin đứa cháu họ về nhận làm con nuôi. Đứa con không cùng huyết thống ấy nay đã học lớp 12, ngoan hiền và thương yêu ông bà như bố mẹ ruột của mình. Nhắc lại chuyện 2 phi công Mỹ bị dân quân Thanh Hoá bắt sống khi nhảy dù xuống cầu Hàm Rồng huyền thoại năm nào, bà bảo: “Họ đến để thăm lại cây cầu nhỏ nhoi nhưng kiên cường đã nuốt của họ khá nhiều bom đạn, nhưng sánh sao được sự hy sinh xương máu của bộ đội ta cháu hè. Lần đó họ bị cảm cúm, bác đã xoa dầu cho họ”. Tôi được biết, sau chuyến thăm cầu Hàm Rồng và du lịch ở Việt Nam, một phụ nữ quốc tịch Mỹ đã viết cuốn sách “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh”, nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển là nhân vật chính trong cuốn sách ấy. Khi nhắc về bom đạn, bà cười: “Hồi đó tui vác 98 kg, khi nhà báo về nói họ không tin. Họ bảo tôi biểu diễn cho họ xem, ai ngờ tôi vác nhiều hơn 2 hòm đạn ngày ấy 2kg”. Bà cười đôn hậu. Nụ cười ấy chất chứa cả sức mạnh nghị lực phi thường của người phụ nữ Việt Nam. . Trong lai cảo thơ Trần Quang Long có bài thơ Nụ cười chiến thắng viết tặng nữ sinh Võ Thị Thắng với nụ cười chiến thắng trước tòa án quân sự chính quyền. Nụ cười tươi như một đóa hồng TTX - Bài thơ Nụ cười chiến thắng dài 60 câu, Trần Quang Long xúc động viết ngay sau khi chứng kiến phiên tòa xử chị Võ Thị

Ngày đăng: 01/12/2013, 02:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w