1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phương pháp Brainstorming

7 504 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 316,34 KB

Nội dung

Phương pháp Brainstorming

Phương Pháp Brainstorming QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 1Bài viết Khám Phá Các Giải Pháp Mới Bằng Phương Pháp Brainstorming Suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ…. Bạn bắt đầu thiết kế, và bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào – có bao giờ bạn gặp phải những tình huống như vậy chưa ? Trước mặt bạn là một tờ giấy trắng, và bạn cứ ngồi như thế hàng giờ. Bạn có thật nhiều ý tưởng, hay ít ra bạn cũng nghĩ rằng mình cũng có sáng tạo và tưởng tượng được nhiều điều đấy chứ, nhưng dường như những ý tưởng ấy không thể nào tuôn trào ra được. Hãy đối mặt với vấn đề này. Bất cứ nhà thiết kế nào cũng đều gặp phải tình huống này ít nhất là một lần trong sự nghiệp của họ, hay nói đúng hơn, đây là cảnh ngộ mà bất cứ sinh viên trường thiết kế nào cũng phải trải qua . Tác giả: Jun Nguyen-Hatsushiba Phương Pháp Brainstorming QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 2Bài viết Có giải pháp nào cho vấn đề này không ? Hay chúng ta phải chấp nhận rằng có một số người may mắn đã được Thượng đế ban cho một khả năng sáng tạo đặc biệt, và chúng ta gọi đó là năng lực trời cho ? Một số người thì bị bỏ lại sau những rừng cây, bảo vệ chúng khỏi sự chặt phá để chúng trở thành những quyển vở dùng vào việc phác họa ý tưởng ? Vậy còn những người không có năng lực sáng tạo trời cho, những người có năng lực hạn chế, hoặc những người chỉ có ý tưởng sáng tạo trong một khoảnh khắc nào đó khi họ đang làm một việc ngoài việc thiết kế thì sao ? Xin đừng mất niềm tin ! Hãy đến với kỹ thuật Brainstorming. Nói một cách đơn giản, brainstorming là một kỹ thuật không chỉ được sử dụng bởi các nhà thiết kế chuyên ngành, mà nó còn được sử dụng bởi tất cả những ai muốn tìm kiếm những giải pháp hiệu quả trong bất cứ tình huống hay điều kiện nào, từ những ủy viên ban quản trị cho đến các giám đốc nhà hàng, cho đến các kỹ sư máy móc, tất cả mọi người. Vâng, trong thời đại này tất cả mọi người cần (và phải nếu bạn sáng suốt) trở nên sáng tạo để tiến lên phía trước. Với kinh nghiệm giảng dạy, tôi có thể khẳng định rằng kỹ thuật brainstorming thực sự làm nên một sự khác biệt lớn trong việc phát triển ý tưởng sáng tạo của sinh viên. Trong khi dạy, tôi luôn đặt kỹ thuật brainstorming lên hàng đầu để học viên học hỏi và mở mang. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bất cứ nhà thiết kế nào cũng phải phát triển và trau dồi nếu họ muốn được gọi là nhà thiết kế. Từ “Nhà thiết kế” được dùng để chỉ những người có khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và độc đáo. Bởi vậy, với một nhà thiết kế đồ họa chẳng hạn, anh ta hay cô ta phải giải quyết được những vấn đề thuộc về sự truyền đạt để thông điệp được chuyển tải cũng như được trình bày một cách thích hợp, rõ ràng và mới mẻ. Phương Pháp Brainstorming QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 3Bài viết Vậy thì kỹ thuật brainstorming là gì ? Đừng lo lắng nếu thuật ngữ này còn mới đối với bạn. Đó chỉ là một phương pháp giúp những nhà thiết kế như chúng ta có được những giải pháp độc đáo cho nhiều vấn đề khác nhau. Nhưng hãy nhớ rằng chúng ta đang tìm kiếm những giải pháp mới, không phải là giải pháp mà 5 trong 10 nhà thiết kế có khả năng nghĩ ra. 5 trong 10 là một nửa. Đúng, nhưng một nửa ở đây là một nửa còn lại. Chúng ta phải phấn đấu không phải để trở thành 1 trong 3 của 10 mà là 1 duy nhất trong 10. Nhưng thật ra 1 trong 10 thì vẫn là 999 còn lại của 10.000. Do đó chúng ta phải phấn đấu để trở thành 1 duy nhất trong toàn bộ các nhà thiết kế ở Việt Nam ! (trong khi chờ đến lúc chúng ta thật sự cừ khôi ở kỹ thuật này, chúng ta tạm thời quên đi việc phấn đấu trở thành 1 duy nhất trong toàn bộ các nhà thiết kế trên thế giới). Nếu bạn chấp nhận sự thử thách này và thực sự muốn đạt được điều đó, thì những kỹ thuật tôi trình bày sau đây sẽ giúp bạn. Brainstorming là gì? Tôi vẫn chưa trả lời câu hỏi này phải không? Về cơ bản đó là một kỹ thuật dùng để khai thác ý tưởng, thật nhiều ý tưởng. Vậy bao nhiêu ý tưởng thì được gọi là "thật nhiều ý tưởng" ? Câu trả lời là "nhiều cho đến khi bạn hết khả năng nghĩ ra". Vì vậy số lượng tùy thuộc vào mỗi cá nhân, nhưng điều mà chúng ta muốn đạt được là có càng nhiều ý tưởng càng tốt. Khi bạn đã có 100 ý tưởng khác nhau cho một đồ án thiết kế nào đó, vậy tại sao lại không cố gắng nghĩ ra thêm 10 ý tưởng nữa ? Bạn không bao giờ biết trước được rằng 10 ý tưởng thêm vào đó có thể dẫn đến một ý tưởng tuyệt vời nhất cho thiết kế của bạn. Hơn nữa bạn hãy đặt mình giữa những nhà thiết kế khác cũng đang tìm kiếm ý tuởng như bạn. Nói chung bạn đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã có đủ ý tưởng rồi. Khi bạn đưa ra những giới hạn như vậy có nghĩa là bạn đang hạn chế khả năng của cả những giải pháp hiệu quả. Bạn đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Bạn càng có nhiều ý tưởng, bạn càng có nhiều cơ hội để có được những ý tưởng hay hơn người khác, cũng như hay hơn cả những ý tưởng mà bạn đã có. Sau khi trình bày những điều trên, hãy để tôi so sánh brainstorming với việc làm lộn xộn nhà bếp bằng cách lấy hết tất cả đồ ăn trong tủ lạnh của bạn ra để trên sàn. Tất cả mọi thứ, từ đồ ăn đến thức uống, đến bất cứ cái gì có bên trong tủ. Ngay cả những khay đá ở ngăn làm đông. Nếu có bạn bè ở đó họ sẽ nghĩ rằng bạn đang lau dọn tủ lạnh. Ở quá trình brainstorming chúng ta cũng làm như vậy. Chúng ta mang hết tất cả mọi thứ mà chúng ta đang có trong đầu ra mặt giấy. Vâng, “trên mặt giấy!!” Điều này rất quan trọng. Chúng ta phải để mọi thứ hiện diện ngay trước mắt. Rau củ, thịt, gia vị, đồ ăn thừa từ bữa trưa tuần trước… tất cả mọi thứ đã được cất giấu trong tủ lạnh nay hiện diện trước mắt bạn, điều đó giúp cho ý tưởng sáng tạo của bạn trở nên phong phú hơn. Ở ví dụ này chúng ta đang cần kiếm ra một giải pháp sáng tạo để nấu một bữa ăn tiếp theo, một bữa ăn thật đặc biệt. Các bạn có hiểu tôi đang nói gì không? Hãy tiếp tục với ví dụ này. Một đầu bếp giỏi không thể chỉ nấu ăn theo cảm hứng. Anh ta phải nghĩ đến cách trình bày, dùng đĩa, bát loại nào, phải trang trí món cá đút lò ra sao,… nói chung là làm cho nó trở nên đẹp mắt. Anh ta cũng phải lưu tâm đến tâm trạng hoặc sự đặc biệt của món ăn dành cho những dịp hay những mùa khác nhau. Bố trí ánh sáng cho căn phòng như thế nào ? Nhiệt độ trong phòng là bao nhiêu ? Âm thanh và âm nhạc ra sao ? Có thể bạn đã từng thấy những yếu tố này được thiết kế một cách rất hòa hợp ở một nhà hàng nào đó. Ngay cả những người hầu bàn cũng được huấn luyện để phục vụ bữa ăn của bạn tốt hơn. Phương Pháp Brainstorming QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 4Bài viết Sự hoàn hảo trong thiết kế, đây chính là sự tự chủ hoàn toàn thiết kế mới mẻ nhờ vào brainstorming. Để đến giai đoạn này, chúng ta không chỉ mang hết tất cả mọi thứ trong tủ lạnh ra sàn bếp không thôi, mà còn phải sẵn sàng quẳng xuống hết tất cả mọi thứ từ trên kệ, trên tủ của nhà bếp. Trong cùng một tiến trình, chúng ta có thể ném xuống nhiều thứ khác như chính cái tủ, bồn rửa, những viên gạch trên tường, bất cứ cái gì tạo thành nhà bếp! Nhưng chúng ta cũng không cần dừng lại ở việc chỉ phá hoại nhà bếp. Mang đến nhà bếp những đồ vật khác nhau từ các phòng khác trong nhà. Vậy là bây giờ bạn đã có một núi đồ gồm mọi thứ trong nhà chồng chất lên nhau trong nhà bếp để phục vụ cho một việc nấu nướng nghiêm túc. Đó là brainstorming. Trong brainstorming, những gì chúng ta làm là nắm bắt rồi viết ra giấy những từ ngữ, hình ảnh nhỏ nhặt, bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu chúng ta trong khoảnh khắc đó, viết càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Đừng bận tâm đến chính tả hay những điều tỉ mỉ. Không cần phải viết hoặc vẽ ra câu và hình ảnh trọn vẹn. Ngay việc tẩy xóa những từ mà mình đã viết sai cũng không cần thiết. Những gì bạn viết ra trong thời điểm đó không cần phải có nghĩa. Cứ tiếp tục viết. Đừng dừng tay để suy nghĩ! Nếu bạn dừng viết quá 10 giây có nghĩa là bạn đã suy nghĩ quá nhiều rồi đấy. Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng ở giai đoạn này ta chưa cần phải đạt được điều gì cụ thể. Mục đích của chúng ta lúc này là đưa ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt để sau đó xem xét Trước kia có rất nhiều học viên của tôi nghĩ rằng brainstorming là một quá trình duy lý để tìm cho ra giải pháp. Đúng, chúng ta cũng suy nghĩ, nhưng suy nghĩ một cách khái quát và thoải mái. Ở thời điểm này ta chưa cần phải kiếm ra cách giải quyết hoặc kết luận điều gì. Đúng hơn là chúng ta đang để cho những ý nghĩ, những điều hay, dở, khôi hài, ngớ ngẩn… tuôn trào ra bàn rồi sau đó sắp xếp chúng lại để hình thành nên một giải pháp tốt. Bắt đầu tìm kiếm một ý tưởng hay như thế nào đã được Tiến sĩ Linus Pauling, người từng nhận giải Nobel nói như sau: “Cách tốt nhất để có được một ý tưởng hay là kiếm được thật nhiều ý tưởng” Bây giờ hãy bàn về một vài lý do. o Tại sao chúng ta phải brainstorm? o Tại sao khi cần đến những ý tưởng hay ta phải dùng đến brainstorming? Những điều sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tác dụng của nó. 1. Nó giúp ta nêu ra được tất cả những khả năng có thể xảy ra. 2. Nó giúp ta quan sát được tất cả những sự lựa chọn sẵn có. 3. Nó giúp ta hình dung được những giải pháp thay thế. 4. Nó giúp ta lên kế hoạch một cách sáng suốt. Phương Pháp Brainstorming QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 5Bài viết Hãy phân tích chúng kỹ hơn 1. Trong quá trình brainstorming, càng đưa ra nhiều câu hỏi bao nhiêu chúng ta lại càng có nhiều cơ hội để trả lời chúng bấy nhiêu. Những câu hỏi đại loại như “Nếu vậy thì sao…” sẽ giúp chúng ta mở rộng đến được những tình huống hiếm khi xảy ra. Khi mô phỏng nhiều tình huống khác nhau như vậy, chúng ta buộc phải đối phó, điều đó thúc đẩy chúng ta xem xét đến các giải pháp thay thế. Theo như ví dụ trên, bạn rất vui vì tất cả bạn bè đều đến để tham dự vào bữa ăn đặc biệt đó của bạn, nhưng họ đến đông hơn là bạn dự kiến. Hay 1 ví dụ khác, có một vài người bạn ăn chay mà bạn không được biết trước thì sao? Lúc này bạn gặp phải tình huống là phải kiếm ra được một số món ăn không có thịt! Nếu trước đó bạn đã đưa ra những khả năng này thì bạn sẽ không bị khó xử trước những tình huống như vậy. Đưa ra nhiều khả năng khác nhau trong brainstroming không thể giúp bạn tránh được những tình huống “bất ngờ”, nhưng nó giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng để chuyển đổi qua một sự trù định khác. 2. Khi bạn có nhiều ý tưởng thì bạn sẽ có được rất nhiều sự lựa chọn. Ở đây sự chọn lựa là để mình chọn ra, không phải là sự lựa chọn của các giải pháp. Xem xét được tất cả sự chọn lựa này trở nên rất quan trọng trong khi giải quyết vấn đề. Thông thường, bạn càng có nhiều sự chọn lựa bao nhiêu, bạn càng đạt được một sự lựa chọn tốt bấy nhiêu. Ví dụ như khi bạn đi mua một chiếc điện thoại di động, bạn đến một cửa hàng gần đấy và ở đó chỉ có ba kiểu khác nhau. Trong trường hợp này bạn chỉ được chọn một trong ba mà thôi. Mặt khác, khi bạn đi đến một cửa hàng có tới mười kiểu khác nhau thì bạn sẽ dễ dàng chọn được một chiếc phù hợp với nhu cầu và vừa với túi tiền của mình. Ngoài ra, khi xem xét nhiều kiểu điện thoại khác nhau như vậy, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn những đặc điểm và chức năng khác mà chúng ta chưa được biết đến. Từ đó ta biết rõ hơn loại nào phù hợp với nhu cầu của mình. 3. Các giải pháp thay thế là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một kế hoạch nghiêm túc nào. Một brainstorming kỹ lưỡng phải cung cấp được cho chúng ta nhiều sự lựa chọn khác nhau để cuối cùng hoàn thành được công việc. Giả sử kế hoạch A không thực thi, ta còn kế hoạch B. Hoặc trường hợp cả hai kế hoạch A và B thất bại, ta còn C. Có bao nhiêu cách để bạn đi từ nhà đến nhà bạn của mình? Chắc rằng sẽ có hơn một đường và có hơn một cách để đến đó. Ngoài ra giải pháp này có hiệu quả hơn giải pháp khác hay không còn tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.Ví dụ như tùy vào điều kiện thời tiết, đi bằng con đường này thì tốt hơn con đường kia. Hoặc tùy vào thời gian, con đường này đỡ đông đúc hơn con đường khác, nhưng con đường đó đi bằng xe máy thì tốt hơn đi bằng xe hơi chẳng hạn. Khi có sẵn những giải pháp thay thế, chúng ta được chuẩn bị tốt hơn để thích ứng với mọi hoàn cảnh. 4. Những gì cô đọng lại ở đây là chúng ta có thể lập nên được những kế hoạch tốt hơn. Thiết kế thật ra là lập kế hoạch. Một bản kế hoạch tốt là kết quả của một thiết kế hay. Và bây giờ hãy bàn về cách phát triển quá trình sáng tạo. Hãy nhìn vào năm kỹ thuật giúp ta khai thác ý tưởng sau đây. Phương Pháp Brainstorming QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 6Bài viết Tìm kiếm ý tưởng bằng 1. Quan sát kỹ những điều mới mẻ. 2. Quan sát kỹ những điều bình thường và quen thuộc. 3. Kết hợp hai hay nhiều hơn các ý tưởng hoặc đồ vật lại với nhau để tạo ra những cái mới. 4. Khảo sát các tình huống hay điều kiện quá độ. 5. Đặt ra các thông số và luật lệ. Hãy đi sâu vào các vấn đề này: 1. Quan sát kỹ những điều mới mẻ: Lần đầu tiên nhìn vào một vật nào đó chúng ta sẽ đưa ra ngay câu hỏi “Cái gì đây?” Sự tò mò này sẽ đưa chúng ta đến hàng loạt các câu hỏi để rồi dẫn đến nhiều sự phán đoán khác nhau xem nó có thể là cái gì. Đôi khi trong quá trình này ta đưa ra được những giả định thú vị và thực chất vật đó khác xa so với những gì ta đã phán đoán. Không giống như khi ta đang đi trên những con đường quen thuộc – nơi mà chúng ta không cần phải để ý nhiều đến tên đường, địa chỉ và cảnh vật xung quanh. Khi bị lạc đường ở đâu đó ta luôn quan sát nơi ấy bằng đôi mắt lạ lẫm. Đây là điều kiện buộc ta phải trở nên chú ý hơn. Bằng chứng là tất cả mọi người hầu như chắc chắn khám phá được những điều mới mẻ trong chuyến du lịch của họ. Để lại những gì quen thuộc và gặp gỡ những con người mới, chúng ta tìm hiểu những truyền thống và văn hóa mới mẻ. Những cuộc gặp gỡ này sẽ khởi đầu cho những ý nghĩ và ý tưởng mới. Từ kinh nghiệm của bản thân mình, những điều tôi thấy khi lần đầu đến Việt Nam… 2. Quan sát kỹ những điều bình thường và quen thuộc: Có bao nhiêu người trong chúng ta thường đi từ trường hay từ nơi làm việc về nhà bằng một con đường nhất định? Chúng ta thực sự nhớ được bao nhiêu trong tất cả nơi mà mình đã đi qua? Ở đây chúng ta nói về “tất cả” mọi thứ trên con đường về nhà của mình. Tất cả màu sắc, chữ, đường nét và hình thù, hình dáng, con người, nhà cửa…vân vân. Chắc chắn rằng chúng ta không thể nhớ hết được. Thậm chí chúng ta cũng không nhìn thấy hết được mọi vật ở trên đường, nhất là những chi tiết nhỏ. Trừ khi có tai nạn hay điều gì bất thường xảy ra trong ngày hôm đó, thường thì chúng ta chạy xe thẳng về nhà mà không để ý gì đến xung quanh. Do đó chúng ta nên có thói quen quan sát một cách kỹ lưỡng những sự vật quen thuộc xung quanh chúng ta, từ việc quan sát kỹ lưỡng ấy những ý tưởng mới sẽ ra đời. Ví dụ, hãy quan sát cây viết chì. Chúng ta biết rằng cây viết chì thì chỉ là cây viết chì mà thôi, nhưng hãy quan sát kỹ tất cả mọi thứ trên cây viết ấy. Để ý đến từng khía cạnh khác nhau (màu sắc, hoa văn, chiều dài, trọng lượng, nhiệt độ, bất cứ dòng chữ nào có trên cây viết) chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Qua đó ta tìm được những chi tiết mà trước đó ta không nhận thấy. Sự khám phá này sẽ trở thành khởi điểm cho một ý tưởng mới. Ngoài ra, ta hãy quan sát vật ở một góc độ hoàn toàn khác. Hãy quên đi chức năng thực sự của nó. Đối với cây viết chì, ta thử kết hợp với những vật có hình dạng cơ bản giống với nó, như đôi đũa chẳng hạn. Chắc chắn rằng chỉ từ một vật thể là cây viết chì ta sẽ có được nhiều sự liên tưởng khác nhau. Chúng ta cũng nên nghiên cứu từng phần khác nhau của vật thể đó. Với cây viết chì, ta có thể quan sát cây chì, mặt gỗ bên ngoài, mẩu gôm, khung thiếc nhỏ bao quanh mẩu gôm. Mỗi phần có một hình dáng riêng biệt, và những phần nhỏ đó có thể kết hợp với một vật bất kỳ. Phương Pháp Brainstorming QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 7Bài viết 3. Kết hợp hai hay nhiều hơn các ý tưởng hoặc đồ vật lại với nhau để tạo ra những cái mới: tiếp cận bằng cách này đôi khi rất hiệu quả. Hiệu quả nhất là khi ta có hai vật hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như một đôi tất và một chiếc điện thoại di động. Thoạt nhìn chúng không hề có chung một chức năng nào cả. Nhìn lâu hơn một chút, chúng ta nhận thấy rằng cả hai đều là đồ dùng cá nhân, và mỗi cái có một chức năng riêng biệt. Từ hai vật này chúng ta nảy ra được những ý tưởng về chiếc điện thoại di động mà con người có thể mặc vào (như quần áo), điện thoại di động với vân nền, hoa văn nhiều màu (không phải là một màu đồng nhất), điện thoại di động có thể kéo dãn ra hoặc xếp lại, hoặc những chiếc điện thoại di động có thể giặt chung với quần áo…. Sự kết hợp của hai vật này chỉ là một ví dụ. Hãy thử nhiều sự kết hợp khác nhau mà chiếc điện thoại di động là một vật thứ hai xem sao. Chúng ta sẽ ngạc nhiên với những ý tưởng lạ lùng và có thể gây sốc lúc ban đầu, nhưng biết đâu một ngày nào đó nó trở thành sự thật và tạo nên một tiếng vang! 4. Khảo sát các tình huống hay điều kiện quá độ: Khi khai thác ý tưởng chúng ta hãy cố gắng hình dung những trạng thái trái ngược của các tình huống hay điều kiện. Một số ví dụ như: hình tròn với hình vuông, 2 chiều với 3 chiều, lớn với nhỏ, nhẹ với nặng, màu nhạt với màu đậm…. Ở đây chúng ta đang liệt kê ra những tính chất trái ngược nhau. Làm cách này với từng ý tưởng một ta dễ dàng nhân đôi một ý tưởng thành hai. Đó là cách nhanh nhất để khai thác ý tưởng, nhưng như vậy thì quá dễ. Chúng ta có thể đi xa hơn thế nữa. Chúng ta có thể phóng đại trạng thái trái ngược nhau theo trí tưởng tượng của mình. Khi nói về một vật bé nhỏ nào đó, chúng ta cố gắng làm cho nó trở nên rất rất nhỏ – khi vật đó trở nên rất nhỏ thì chức năng hay mục đích sử dụng của nó cũng có thể thay đổi theo, và nó sẽ mang một ý nghĩa mới. Đó cũng là khi một ý tưởng mới ra đời. Ví dụ như khi thu nhỏ một viên kẹo, nếu bạn làm cho nó thật nhỏ nó sẽ trông giống như một hạt đá trong chiếc vòng trang sức hay trông giống như một viên thuốc. Khi phóng to nó lên, tùy thuộc vào màu sắc, nó có thể sẽ trông giống như một phiến đá lớn. 5. Đặt ra các thông số và luật lệ: Đôi khi việc đưa ra một giới hạn nào đó trong brainstorming có thể giúp chúng ta tập trung kỹ hơn vào phạm vi ý tưởng của mình. Ví dụ khi ta có những kích cỡ hay màu sắc nhất định nào đó thì chúng sẽ giữ ta lại trong một phạm vi cụ thể ấy. Chúng ta không cần quan tâm đến việc khai thác ý tưởng bên ngoài giới hạn mà mình đã đưa ra. Nếu cần phải giữ lại một kích cỡ nhất định nào đó thì ta chỉ nghĩ đến những vật thể hay những ý tưởng khác có cùng kích thước, và chúng ta vẫn có thể thúc đẩy mình tìm kiếm được nhiều điều trong cái kích cỡ đó. Tất cả là như vậy. Những kỹ thuật này có thể kết hợp với nhau bằng bất cứ cách nào để giúp chúng ta khai thác được ý tưởng. Lần này hãy sử dụng chúng trong các bài tập bất kỳ nào của bạn nhé. Nếu bạn vẫn chưa sử dụng được những kỹ thuật này thì hãy cố gắng luyện tập và làm quen với chúng. Sự khởi đầu là phần quan trọng nhất, đó chính là nền tảng cho những gì mà bạn sẽ làm sau đó. Vì vậy hãy dành thời gian cho brainstorming để lập nên một kế hoạch qui mô và từ đó nó sẽ dẫn dắt bạn đi trong cuộc hành trình dài. Brain storming . Phương Pháp Brainstorming QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 1Bài viết Khám Phá Các Giải Pháp Mới Bằng Phương Pháp Brainstorming. giả: Jun Nguyen-Hatsushiba Phương Pháp Brainstorming QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 2Bài viết Có giải pháp nào cho vấn đề này không ? Hay

Ngày đăng: 08/11/2012, 17:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN