1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực thanh oai chương mỹ, thành phố hà nội

86 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 547 KB

Nội dung

Ngày nay, ngành thuế tập trung thực hiện chiến lược cải cách,hiện đại hóa hệ thống thuế, nhằm đảm bảo thực hiện tốt pháp luật thuế, bảo đảmquản lý thuế công bằng, minh bạch, hiệu lực, hi

Trang 2



-NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ KHU

VỰC THANH OAI CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Lê Thị Ngọc Phương.

Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Bích

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các cá nhân, tập thể để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này

Trước tiên, cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo, cán bộ của Học

viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi

những kiến thức quý báu và tạo điều kiện học tập cho tôi trong suốt thời gian qua

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Lê Thị Ngọc Phương, đãdành nhiều thời gian hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành đề tài củamình

Trong quá trình thu thập thông tin, tôi còn được Ban lãnh đạo và cán bộ côngchức của Chi cục Thuế Khu Vực Thanh Oai Chương Mỹ tạo điều kiện cũng nhưgiúp đỡ nhiệt tình Vì vậy, tôi rất mong được gửi lời cảm ơn chân thành của mìnhtới Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp của tôi

Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, luận vănnghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được sựthông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Bích

MỤC LỤC

Trang 6

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP 6

1.1 Tổng quan về thuế và quản lý thuế các doanh nghiệp 6

1.1.1 Khái niệm, vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế 6

1.1.2 Khái quát về thuế và quản lý thuế 7

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của công tác Quản lý thuế 13

1.1.4 Công cụ, phương pháp quản lý thuế các doanh nghiệp 15

1.2 Nội dung quản lý thuế 17

1.2.1 Quản lý thông tin người nộp thuế 17

1.2.2 Công tác tính thuế và nộp thuế vào ngân sách nhà nước 19

1.2.3 Thanh, kiểm tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế 20

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế các doanh nghiệp 21 1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thuế 23

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thủ tục hành chính thuế 23

1.4.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế 23

1.4.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá các chế tài quản lý thuế 24

1.4.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tổ chức bộ máy thu thuế và hỗ trợ người nộp thuế 24

1.5 Kinh nghiệm quản lý thuế tại một số địa phương trong cả nước và bài học cho chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ 24

1.5.1 Kinh nghiệm của một số địa phương 24

Trang 7

1.5.2 Bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý Thuế các doanh nghiệp cho

Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THANH OAI CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 28

2.1 Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ 28

2.1.1 Một số thông tin về các doanh nghiệp trên địa bàn chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ 28

2.1.2 Đặc điểm chung của các doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ 31

2.2 Tổng quan Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ và tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện 34

2.2.1 Tổng quan Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ 34

2.2.2 Tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ 35

2.3 Thực trạng quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ 37

2.3.1 Quản lý các thủ tục hành chính thuế 37

2.3.2 Giám sát việc tuân thủ pháp luật về thuế 40

2.3.3 Sử dụng các chế tài quản lý thuế 47

2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ 49

2.4.1 Những thành tựu 49

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 51

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THANH OAI CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 55

Trang 8

3.1 Định hướng quản lý thuế tại Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương

Mỹ, Thành Phố Hà Nội 55

3.1.1 Một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế của huyện Thanh Oai và Huyện Chương Mỹ đến năm 2030 55

3.1.2 Định hướng và triển vọng quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ trong thời gian tới 57

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ 59

3.2.1 Nhóm giải pháp quản lý các thủ tục hành chính về thuế 59

3.2.2 Nhóm giải pháp tăng cường việc giám sát tuân thủ pháp luật thuế 62

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 9

DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

Trang 10

DANH MỤC BẢNGBảng 2.1 Tình hình quản lý doanh nghiệp theo loại hình 28 Bảng 2.2 Tình hình quản lý tình trạng doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ 30 Bảng 2.3: Số năm hoạt động của các doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực 31 Bảng 2.4: Thông tin về chủ công ty cổ phần tại chi cục thuế khu vực Thanh oai Chương Mỹ 32 Bảng 2.5: Thông tin về chủ công ty TNHH tại chi cục thuế khu vực Thanh oai Chương Mỹ 32 Bảng 2.6: Thông tin về chủ doanh nghiệp tư nhân tại chi cục thuế khu vực Thanh oai Chương Mỹ 33 Bảng 2.7 Tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp theo sắc thuế 36 Bảng 2.8: Kết quả thu ngân sách của khu vực doanh nghiệp trong 4 năm của Huyện Chương Mỹ 37 Bảng 2.9 Số lượng đơn vị kê khai so với số lượng đơn vị phải nộp hồ sơ khai thuế 39 Bảng 2.10 Tình hình kiểm tra doanh nghiệp qua các năm 44

Bảng 2.11: Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp từ 2016-2019 46

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

_Toc63000331

Hình 2.1 Tỷ trọng loại hình DN trên địa bàn khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

29Hình 2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai sai tờ khai 40

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật để hình thànhngân sách nhà nước Ngày nay, ngành thuế tập trung thực hiện chiến lược cải cách,hiện đại hóa hệ thống thuế, nhằm đảm bảo thực hiện tốt pháp luật thuế, bảo đảmquản lý thuế công bằng, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả; dịch vụ tốt cho người nộpthuế và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao ý thức tự giác chấp hành phápluật thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế; đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhànước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính vì vậy, công tác quản lý thuế đặt ra nhiều thách thức, khó khăn Quản

lý thuế có vai trò quyết định trong việc đảm bảo các khoản thu từ thuế được tậptrung, chính xác, kịp thời, thường xuyên và ổn định vào ngân sách nhà nước Thôngqua quản lý thuế, Nhà nước kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế của các tổchức, cá nhân trong xã hội

Hiện nay, công tác quản lý thuế của nước ta còn nhiều hạn chế như: Một sốcán bộ thuế chưa có chuyên môn sâu, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin chưaphù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu cải cách thủ tục hành chínhthuế, thậm chí một bộ phận công chức quản lý thuế chưa hiểu và thực hiện tốt cácchính sách thuế, quy trình quản lý thuế hiện hành Ngoài ra, cơ sở vật chất, trangthiết bị còn thiếu, chưa được hiện đại hóa Dữ liệu quản lý thông tin người nộp thuế,quản lý hồ sơ khai thuế của người nộp thuế còn chưa được đồng bộ, thường xuyênthay đổi ứng dụng quản lý thuế tập trung, gây khó khăn và mất dữ liệu để cơ quanthuế khai thác và phân tích rủi ro Bên cạnh đó, trình độ và ý thức chấp hành phápluật thuế của người nộp thuế còn thấp Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm phápluật về thuế của cơ quan thuế chưa phù hợp Do đó, tình trạng gian lận thuế vẫndiễn ra khá phổ biến ở nhiều khoản thu, thuế chưa được phát hiện, thu nộp kịp thờicho ngân sách nhà nước

Với đặc thù, chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ quản lý người nộpthuế thuộc hai huyện Thanh Oai và Huyện Chương Mỹ Là hai huyện ngoại thành

Trang 13

của Hà Nội, quy mô người nộp thuế của khu vực doanh nghiệp chủ yếu chiếm tỷ lệ80% số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 20% số lượng doanh nghiệp lớn vàvừa Tình trạng kinh doanh nhỏ lẻ, tính tự phát cao, tình trạng trốn thuế, gian lậnthuế diễn ra khá phổ biến, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý Doanh nghiệpsản xuất kinh doanh đa dạng, nhiều doanh nghiệp không kê khai đầy đủ lĩnh vựckinh doanh Một số lĩnh vực kinh doanh như xây dựng, bất động sản, xuất nhậpkhẩu, thương mại điện tử đang là hướng đi chính của nhiều doanh nghiệp trên địabàn Đây là những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều phức tạp trong công tác quản lý, đòi hỏikiến thức chuyên ngành, sự nhạy bén trong công tác thanh, kiểm tra để phát hiệnnhững sai phạm mà cán bộ thuế chưa gặp.

Xuất phát từ những bất cập trên trong công tác quản lý thuế Đòi hỏi Chi cụcthuế Khu vực Thanh Oai Chương Mỹ phải tìm giải pháp hoàn thiện công tác quản

lý thuế Đây là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước vàkích thích sản xuất phát triển kinh doanh Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài:

“Quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ, Hà Nội” cho luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh.

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Một thực trạng nhận thấy rõ hiện nay ở các cơ quan thuế đang gặp phải làcông tác quản lý thuế Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý thuế đãnhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan thuế, các nhà nghiên cứu và cácdoanh nghiệp Về đề tài nghiên cứu, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đếnvấn đề này ở các góc độ và cách tiếp cận khác nhau

Có một số nhóm đề tài nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm, nội dung,phương thức quản lý thuế, cụ thể như:

Nguyễn Thị Mỹ Dung (2012), “Quản lý thuế ở Việt Nam: Hoàn thiện và đổi

mới”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 7/2012 Nghiên cứu nêu rõ các yếu tố cấu

thành của một hệ thống thuế bao gồm: Hệ thống chính sách thuế và hệ thống quản

lý thuế Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra các mô hình quản lý thuế chủ yếuhiện nay trên thế giới: Mô hình tổ chức quản lý thuế, mô hình tổ chức chức năng,

Trang 14

mô hình kết hợp các nguyên tắc quản lý thuế… và những ưu nhược điểm của từng

mô hình này

Nguyễn Thị Minh Hạnh (2012), “Tăng cường quản lý thuế của tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Thương Mại, Hà

Nội Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của thuế và quản lý thuế của địaphương Luận án đã xây dựng được khái niệm quản lý thuế của địa phương; pháttriển khái niệm, làm sáng tỏ những nội dung trong quản lý thuế của địa phương

Đặng Thị Minh Châu (2014), “Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các

doanh nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Tài

Chính – Marketing, Thành Phố Hồ Chí Minh Luận văn đã phân tích đánh giá thựctrạng quản lý thuế, thanh kiểm tra thuế tại Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh Và đềxuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở Thành Phố HồChí Minh đến năm 2020

Một số đề tài nghiên cứu đã làm rõ quản lý thuế đến từng đối tượng trongđiều kiện cụ thể, ví dụ như:

Nguyễn Thị Mai Dung (2018), “Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế TNCN ở

Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Viện hàn lâm khoa học xã hội Kết quả nghiên

cứu của Luận án đã góp phần bổ sung và phát triển lý luận về hoàn thiện pháp luậtthuế nói chung và pháp luật quản lý thuế TNCN nói riêng

Lê Hồng Liên (2015), “Quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận

Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn tập trung nghiên cứu tác động, ảnhhưởng, làm rõ ưu nhược điểm của hoạt động quản lý sắc thuế giá trị gia tăng, đã đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuếquận Cầu Giấy trong thời gian tới

Ngoài ra có một số đề tài nghiên cứu tập trung vào sự tuân thủ pháp luật thuếcủa người nộp thuế Tuy nhiên hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyênsâu nào đề cập đến quản lý thuế các doanh nghiệp trên địa bàn của Chi cục thuế khuvực Thanh Oai Chương Mỹ, Thành Phố Hà Nội

Trang 15

3 Mục đích nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng việc chấp hành pháp luật thuếhiện nay cùa các doanh nghiệp của Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ, đềtài sẽ đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của các doanhnghiệp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý thuế trong thời gian tới

3.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế các doanh nghiệp.Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chi cục thuếkhu vực Thanh Oai Chương Mỹ trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 Chỉ ranhững hạn chế và nguyên nhân tồn tại

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế các doanh nghiệp tại Chicục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý thuế cácdoanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ Và thực hiện khảosát trên các đối tượng: Cán bộ công chức thực hiện quản lý thuế và người nộp thuếtại chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 16

Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phươngpháp thu thập tài liệu, phương pháp tổng hợp – phân tích số liệu, phương pháp thựcnghiệm như tổng kết kinh nghiệm trong hoạt động thực tế.

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về thuế và quản lý thuế các doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế

a Khái niệm

Theo mục 7 điều 1 chương 1 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp là

một tổ chức có kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường” [7]

Các doanh nghiệp hoạt động vì lợi ích kinh tế, một số nhỏ doanh nghiệp hoạtđộng vì lợi ích phi kinh tế Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp tập trung tạo

ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư và lợi nhuận

Tại Việt Nam hiện nay tồn tại các loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệpnhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần vàcông ty hợp danh, hợp tác xã

Doanh nghiệp được thành lập, tồn tại, phát triển tại những địa điểm theođăng ký kinh doanh, gắn với hoạt động tại những địa phương nhất định và đóng gópcho sự phát triển của địa phương đó

Doanh nghiệp cũng là một thực thể kinh tế, tồn tại và phụ thuộc vào chấtlượng quản trị của những nhà quản trị doanh nghiệp Được nhà nước bảo hộ với cáchoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác phải có trách nhiệm thực hiện đóng gópnghĩa vụ ngân sách với nhà nước, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội

b Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế

- Doanh nghiệp là bộ phận tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP), đóng gópnguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, cung cấp khối lượng sản phẩm dịch vụ lớn

- Các doanh nghiệp đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sốngcủa người lao động Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động khối doanh nghiệpgóp phần cải thiện và nâng cao mức sống chung của toàn xã hội và tham gia vào

Trang 18

quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nôngnghiệp.

- Các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm từ sản xuất, kinh doanh để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng, hàng hóa, dịch ngày càng cao của người tiêu dùng Ngoài ra, thuhút lượng lớn nguồn vốn đầu tư của xã hội Tỷ trọng đầu tư vào các doanh nghiệptrong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội tăng từ 61% năm 2019 lên 72% năm 2020

- Sự phát triển của các doanh nghiệp, thúc đẩy môi trường kinh doanh, cạnhtranh năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo ra các thành phần kinh tế đa dạng,phá bỏ tính độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước Quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia của khu vực kinh

tế này

1.1.2 Khái quát về thuế và quản lý thuế

1.1.2.1 Khái quát về thuế

a Khái niệm về thuế

Các khái niệm về thuế được xây dựng dựa trên những vấn đề thuộc về bảnchất của thuế và phải đảm bảo nêu bật được các khía cạnh sau:

Thứ nhất, với đặc điểm là quan hệ tiền tệ giữa Nhà nước với pháp nhân vàthể nhân, không được hoàn trả trực tiếp, đây là nội dung kinh tế của thuế

Thứ hai, việc chuyển giao thu nhập là bắt buộc theo mệnh lệnh của Nhànước; phát sinh một cách khách quan

Thứ ba, pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước những khoản tiền

mà pháp luật quy định

Từ nội dung trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm chung về thuế phù hợpvới giai đoạn hiện nay như sau:

Thuế là khoản nộp tiền mà các thể nhân, pháp nhân có nghĩa vụ tuân theopháp luật đối với Nhà nước; là khoản không hoàn lại trực tiếp cho các doanh nghiệp

và được sử dụng để trang trải các nhu cầu chi tiêu công

b Bản chất, chức năng của thuế

Trang 19

Thuế có đặc điểm, hình thức vận động và chức năng riêng, bắt nguồn tổngthể của các mối quan hệ tài chính Đây là một phạm trù kinh tế cũng là phạm trù tàichính, thể hiện các thuộc tính vốn có của các mối quan hệ tài chính Tuy nhiên, thuếcũng có những đặc điểm, hình thức vận động và chức năng riêng của nó xuất phát

từ mối quan hệ tài chính tổng thể Chúng tôi thấy thuế luôn thực hiện hai chức năng:chức năng huy động nguồn tài chính cho nhà nước và chức năng điều chỉnh

* Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính hay chức năng phân

phối thu nhập

Tất cả các thành phần kinh tế đều phải chấp hành nghĩa vụ thuế, và hình thànhnguồn ngân sách nhà nước, các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước Tạo tiền đề để Nhànước tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân

* Chức năng điều tiết

- Điều tiết kinh tế: Nhà nước ban hành hệ thống luật thuế, nhà nước quy địnhđánh thuế hay không đánh thuế, đánh thuế với thuế suất cao hay thấp, có chính sách

ưu đãi miễn giảm thuế Thông qua thuế, tác động và làm thay đổi quan hệ cung cầutrên thị trường, góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự cân đối trong cơ cấukinh tế giữa các ngành và các vùng lãnh thổ Thuế là một công cụ trong lĩnh vực tàichính sắc bén nhất được Nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế

- Điều tiết tiêu dùng: Nhà nước hướng dẫn tiêu dùng bằng nhiều biện pháp,bao gồm cả hành chính, xã hội và kinh tế Việc áp dụng các loại thuế gián thu phâncấp như thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… sẽ làm giảmcầu đối với hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cho là hạn chế, ưu đãi Cần lưu ý tránhphân biệt đối xử đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước và nước ngoài, kể cả việc ápdụng thuế suất nhập khẩu hoặc thuế nội địa, vì nó vi phạm các cam kết quốc tế đãtừng tham gia hội nhập

- Điều tiết xã hội: Thực hiện chính sách công bằng theo quan điểm bình đẳng

sẽ triệt tiêu động lực làm việc của người lao động, ngược lại sẽ làm gia tăng mâuthuẫn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững đất nước Sự phân hóa giàunghèo trong nền kinh tế hội nhập có nguy cơ lớn hơn, sự phân hóa này sẽ duy trì và

Trang 20

mở rộng về lâu dài, mặc dù thu nhập tuyệt đối của toàn xã hội được nâng cao Đây

là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng nhưng cũng lànguyên nhân dẫn đến khoảng cách xã hội Trong bối cảnh đó, thuế, và đặc biệt làthuế thu nhập, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng và giảmchênh lệch giàu nghèo

c Hệ thống thuế và phân loại thuế

* Khái niệm hệ thống thuế

Hệ thống thuế ở Việt Nam là một hệ thống gồm có nhiều sắc thuế được quản

* Phân loại thuế

Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào ngân sách Nhà nước,các sắc thuế được phân làm 2 loại: Các sắc thuế trực thu và các sắc thuế gián thu

a Các sắc thuế gián thu

Là một bộ phận cấu thành giá hàng hóa hoặc dịch vụ do đơn vị vận hànhhoạt động sản xuất kinh doanh nộp tiền cho Nhà nước nhưng người tiêu dùng phảichịu thuế Số lượng người nộp thuế không đồng nhất Ở nước ta thuộc loại thuế này

Trang 21

bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặcbiệt….

b Các sắc thuế trực thu

Tính chất trực thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế theo quy định của pháp luậtđồng thời là người chịu thuế Là sắc thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thunhập của các pháp nhân hoặc thể nhân, gồm các sắc thuế: thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế TNCN, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nôngnghiệp Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế

Phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa quan trọngtrong việc xây dựng chính sách pháp luật thuế

d Vai trò của thuế đối với nhà nước

* Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước:

Nền tài chính quốc gia lành mạnh chủ yếu phải dựa vào nguồn thu nội tại củanền kinh tế quốc dân Thuế được coi là quan trọng nhất vì tính ổn định của chúng.Khi nền kinh tế phát triển, nguồn thu nhập này tăng lên Mọi nhu cầu chi tiêu củaNhà nước đều được đáp ứng thông qua các khoản thu từ thuế, phí và các hình thứcthu khác như cho vay, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, các khoản thukhác Hình thức thu ngoài thuế còn nhiều hạn chế, khó khăn bởi nhiều điều kiệntrong nước và sự phụ thuộc quốc tế

* Một công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhànước:

Chính sách thuế, thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát và mở rộng lưuthông cho các thành phần kinh tế theo hướng phát triển có kế hoạch của nhà nước,quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, góp phần tích cực điềuchỉnh những mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân

* Thuế kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm:

Nhà nước đã vận dụng linh hoạt các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhấtđịnh bằng cách tác động vào cung - cầu để điều chỉnh chu kỳ kinh doanh - một đặc

Trang 22

điểm cố hữu của nền kinh tế thị trường Nội dung của quy định về thuế bao gồm hai

khía cạnh: kích thích và hạn chế.

Kích thích: Sử dụng các chính sách ưu đãi về thuế để áp dụng cho các vùng

miền khác nhau, các ngành nghề ưu tiên phát triển kinh tế; Giảm thuế khi áp thuếđối với các mặt hàng tiêu dùng để kích thích tiêu dùng; khuyến khích tạo lợi nhuận,kích thích việc đầu tư vào sản xuất

Hạn chế: Thực hiện khi áp lực giữ vốn có thể làm tăng thuế, thành thu nhập

từ tiết kiệm, không phải đầu tư và tài sản dự trữ, từ đó sẽ khuyến khích việc bỏ vốnvào đầu tư, sản xuất kinh doanh

* Thuế thực hiện vai trò tái phân phối các nguồn tài chính, góp phần đảm bảocông bằng xã hội:

Nhà nước thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương và thunhập, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới công bằng xã hội; điều chỉnh thunhập là các khoản thuế đánh vào tiêu dùng: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Giá trị giatăng Thông qua trợ cấp hoặc cung cấp hàng hóa công cộng để điều chỉnh khoảngcách giàu nghèo

* Thuế là công cụ kiềm chế lạm phát:

Nếu lạm phát do chi phí tăng, thất nghiệp tăng, tăng trưởng kinh tế chậm lại,giá đầu vào tăng thì nhà nước dùng thuế để hạn chế tăng chi phí bằng cách cắt giảmchi phí về thuế, kích thích tăng năng suất lao động Lúc đó Nhà nước sử dụng thuế

để điều chỉnh lạm phát, ổn định giá cả thị trường Điều chỉnh cung cầu, bằng cáchtăng hoặc giảm thuế đối với các yếu tố sản xuất, giảm thuế thu nhập để kích thíchđầu tư sản xuất ra khối lượng sản phẩm nhiều hơn, hoặc tăng thuế đối với hàng hoátiêu dùng để giảm bớt cầu

* Thuế góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và tạo điều kiện hội nhập nềnkinh tế thế giới:

Để kích thích sản xuất trong nước phát triển, kích thích sản xuất hàng xuấtkhẩu, Nhà nước đánh thuế rất thấp hoặc không đánh thuế đối với hàng xuất khẩu.Việc bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh gay gắt từ bên

Trang 23

ngoài được coi là rất cần thiết đối với các quốc gia Thuế nhập khẩu thấp đối vớimáy móc, thiết bị trong nước chưa sản xuất được và thuế nhập khẩu cao đối vớimáy móc, thiết bị trong nước sản xuất được hoặc hàng tiêu dùng xa xỉ Khuyếnkhích xuất khẩu hàng gia công và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô.

1.1.2.2 Quản lý thuế

Theo quy định của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, “Quản lý thuế là tất

cả hoạt động của Nhà nước có liên quan đến thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm hoạt động tổ chức, điều hành quá trình thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế; ban hành pháp luật thuế và kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật thuế” [9].

Quản lý thuế ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và gắn chặt vớiquyền lực của Nhà nước, là một dạng của quản lý xã hội Để có đủ tiềm lực tàichính duy trì bộ máy quyền lực của mình, Nhà nước luôn tìm ra phương pháp quản

lý hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu và phát huy tối đa vai trò của thuế trongthực tiễn đời sống

Theo đó, mục tiêu của quản lý thuế là quản lý các khoản thu chủ yếu củaNgân sách Nhà nước bằng pháp luật thông qua việc quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ

và trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan thuế và của tổ chức, cá nhân tham giaquản lý thuế; đảm bảo công bằng, hiệu quả trong quản lý thu thuế, tạo điều kiệnthuận lợi cho người nộp thuế nộp đúng, nộp đủ, kịp thời số tiền thuế vào Ngân sáchNhà nước

Tuân thủ các quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định khác của phápluật có liên quan Nó phải được thực hiện công khai, minh bạch và bình đẳng; đảmbảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế

Quản lý thuế góp phần thúc đẩy đầu tư trong nước, thúc đẩy sản xuất kinhdoanh, thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội củađất nước

Nội dung của Quản lý thuế được thể hiện tại điều 4 Luật Quản lý thuế số38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 bao gồm các nội dung sau:

Trang 24

1 Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

2 Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế

3 Khoan tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiềnchậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuếnợ

4 Quản lý thông tin người nộp thuế

5 Quản lý hóa đơn, chứng từ

6 Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngănchặn vi phạm pháp luật về thuế

7 Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

8 Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

9 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

10 Hợp tác quốc tế về thuế

11 Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của công tác Quản lý thuế

+ Chủ thể của quản lý thuế

Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, trách nhiệm quản lýthuế trước hết thuộc về Nhà nước Để đảm bảo thực hiện trách nhiệm này, Nhànước giao trách nhiệm quản lý thuế cho Bộ Tài chính mà trực tiếp là hai cơ quanquản lý thuế: Cơ quan thuế (Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuếkhu vực) và cơ quan hải quan (Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sauthông quan, Chi cục Hải quan) Trong đó, cơ quan thuế thực hiện chức năng quản lýNhà nước đối với các khoản thu nội địa, bao gồm thuế và các khoản thu khác thuộcngân sách Nhà nước Cơ quan hải quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềhải quan và thực thi pháp luật hải quan trên phạm vi cả nước

+ Đối tượng của quản lý thuế

- Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định củapháp luật về thuế

Trang 25

- Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộcngân sách nhà nước.

- Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế

+ Các bên liên quan đến quản lý thuế

* Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ

* Tổ chức, cá nhân nhận ủy nhiệm thu thuế

* Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế

* Hệ thống ngân hàng thương mại

* Hội đồng nhân dân, UBND các cấp

* Kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước

* Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án

* Mặt trận tổ quốc Việt Nam

* Tổ chức chính trị, xã hội

* Cơ quan thông tin báo chí

* Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn

* Cơ quan quản lý nhà nước khác

* Tổ chức, cá nhân khác

+ Chức năng, nhiệm vụ của các chi cục thuế

Căn cứ Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 14/01/2019 “Quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế Quận, Huyện, Thị xã,Thành Phố và Chi cục thuế khu vực trực thuộc Cục thuế tỉnh, Thành Phố” Các chicục Thuế có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế các tỉnh, có chức năng thực hiện công tácquản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước trên địa bàntheo phạm vi quản lý

- Chi cục thuế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng

- Các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế được tổ chức triểnkhai, thực hiện thống nhất

- Thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp đánh giá, phân

Trang 26

tích, công tác quản lý thuế.

- Triển khai công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thựchiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn, giải thíchchính sách thuế của Nhà nước cho NNT

- Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về NNT trên địa bàn, và quản lý thôngtin về NNT;

- Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt độngquản lý thuế

- Lập hồ sơ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố tổ chức, cá nhân viphạm pháp luật về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và xử lý vi phạm hànhchính về thuế

Và thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao

1.1.4 Công cụ, phương pháp quản lý thuế các doanh nghiệp

a Công cụ quản lý thuế

Công cụ của quản lý thuế là pháp luật, kế hoạch, chính sách và một số công

cụ khác

Pháp luật là công cụ quản lý thuế định hướng và điều chỉnh quan trọng nhất.

Thể hiện chủ yếu trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ,

Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân ban hành Các văn bản quy phạm pháp luậtgồm: Luật quản lý thuế, các Luật thuế, Luật Hải quan, Luật Doanh nghiệp, các vănbản dưới Luật…Pháp luật tạo tiền đề để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy trì sự

ổn định lâu dài của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh

tế bền vững Nó cung cấp một cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng vềquyền và nghĩa vụ thuế giữa các chủ thể kinh tế

Kế hoạch là một công cụ quan trọng trong quản lý thuế Công tác lập kế

hoạch và quản trị chiến lược trong quản lý thuế được xây dựng rõ ràng, chi tiết đếntừng lĩnh vực, và có sự kiểm đếm, đánh giá khi thực hiện kế hoạch được giao Nếucông tác quản lý thuế không có kế hoạch cụ thể ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thìkhông thể so sánh được hiệu quả công tác quản lý thuế qua từng thời kỳ, không rút

Trang 27

ra được những kinh nghiệm bổ ích

Chính sách, trong hệ thống các công cụ quản lý, là bộ phận năng động nhất,

có tính nhạy cảm cao với những thay đổi của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước.Khi chính sách cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng chuyển dịch từ nông nghiệp,công nghiệp sang dịch vụ thì cơ cấu thu thuế cũng thay đổi theo Các chính sách chủyếu ảnh hưởng đến quản lý thuế bao gồm chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách

cơ cấu kinh tế và chính sách thuế Chính sách kinh tế đối ngoại thay đổi theo hướng

mở cửa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, công tác quản lý thuế ngày càngkhó khăn, phức tạp, đối mặt với những vấn đề mới phát sinh như thuế trùng chuyểngiá, cạnh tranh thuế

Chính sách thuế thay đổi để phù hợp với yêu cầu hội nhập như cắt giảm thuếquan và các nguyên tắc quốc tế, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu cũng sẽ bị ảnhhưởng Ngoài ra, có thể ảnh hưởng đến bộ máy quản lý thuế, chu trình quản lý thuế

Bộ máy quản lý thuế phải hình thành các phòng chức năng mới và chu trình quản lýthuế phải được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Với những lý do trên, hệthống chính sách kinh tế là công cụ vô cùng quan trọng cần được xây dựng phù hợpvới đặc điểm của nền kinh tế trong nước và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tếquốc tế

b Phương pháp quản lý thuế

Phương pháp quản lý thuế gồm có phương pháp hành chính, phương phápkinh tế, phương pháp giáo dục

Phương pháp hành chính: Việc sử dụng phương pháp này chỉ có hiệu quả

khi các quyết định của chủ thể quản lý thuế đưa ra là có căn cứ khoa học, đầy đủ vềmặt kinh tế Được sử dụng khi đối tượng quản lý thuế muốn các yêu cầu của mìnhphải tuân thủ bắt buộc, vô điều kiện của đối tượng Sử dụng phương pháp hànhchính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định, của từng bộphận, từng cán bộ khi sử dụng các quyền hạn đó Quản lý thuế theo phương pháphành chính tránh được tình trạng quản lý quan liêu, lạm quyền

Phương pháp kinh tế: Thể hiện dưới hình thức quản lý thuế thông qua: Ưu

Trang 28

đãi thuế, ưu đãi đầu tư, miễn, giảm, gia hạn… sử dụng lợi ích vật chất để kích thíchtính tích cực của đối tượng quản lý.

Phương pháp giáo dục: Nhà nước tác động vào nhận thức, tình cảm của đối

tượng quản lý nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụđối với Nhà nước Nhà nước sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như sách,báo, đài, truyền hình, sử dụng các tổ chức đoàn thể và các hoạt động xã hội đểtuyên truyền, giáo dục

1.2 Nội dung quản lý thuế

1.2.1 Quản lý thông tin người nộp thuế

1.2.1.1 Đối tượng nộp thuế

a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định củapháp luật về thuế;

b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khácthuộc ngân sách nhà nước;

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế;

d) Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (đại lý thuế);

Căn cứ vào địa bàn quản lý, số lượng NNT, đặc điểm hoạt động sản xuấtkinh doanh, các ngành nghề để phân cấp các đội quản lý và cán bộ công chức phùhợp Cơ quan thuế cần nắm rõ sự thay đổi của đối tượng kinh doanh: cơ sở mới phátsinh, tạm ngừng kinh doanh, đối tượng đang kinh doanh, hoạt động kinh doanhchui, đối tượng tạm nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh trốn thuế, kinhdoanh trái ngành nghề theo giấy phép, buôn lậu, gian lận thương mại

Cơ quan thuế quản lý người nộp thuế dựa trên thông tin đăng ký thuế củangười nộp thuế Đối với các doanh nghiệp thực hiện thành lập doanh nghiệp theoLuật doanh nghiệp và thực hiện thủ tục đăng ký tại Sở kế hoạch đầu tư các, tỉnh,thành phố, và được cấp mã số thuế Sau đó dữ liệu đăng ký, kê khai ban đầu củangười nộp thuế được thực hiện qua cơ chế “một cửa liên thông” Cơ quan thuế cấpnhật thông tin, kết hợp với phân tích, xác minh, điều tra để có một nguồn dữ liệutổng hợp để quản lý người nộp thuế

Trang 29

1.2.1.2 Phân cấp quản lý thu

Để thực hiện công tác quản lý thuế được hiệu quả, bộ máy quản lý thuế đượcphân cấp và tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương (từ Tổng cục thuế,Cục thuế đến Chi cục thuế) Mỗi cấp quản lý được quy định chức năng cụ thể, riêngbiệt, không chồng chéo và có sự phối hợp thống nhất chặt chẽ, hỗ trợ nhau trongcông tác quản lý thu thuế

* Nội dung: Phân cấp cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế:

Doanh nghiệp mới thành lập; tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất,sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển chủ sở hữu dẫn đến thay đổi

cơ quan thuế quản lý), thay đổi địa chỉ trụ sở chính (chuyển cơ quan thuế quản lý)theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện đăng kýdoanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Tổ chức kinh tế, tổ chức khác đăng ký thuế mới, tổ chức lại hoạt động (chia,tách, hợp nhất, sáp nhập), thay đổi loại hình hoạt động dẫn đến thay đổi cơ quanthuế quản lý, thay đổi thông tin đăng ký thuế về địa chỉ trụ sở chính dẫn đến thayđổi tại cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Thông tư về đăng kýthuế

Hộ, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, cá nhân khác đăng ký thuế mới,đăng ký lại hoạt động, thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuếquản lý theo quy định của Luật Quản lý thuế và Thông tư hướng dẫn về đăng kýthuế

* Nguyên tắc:

- Phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan thuế các cấp; với quy định củaLuật Ngân sách nhà nước về thẩm quyền quản lý; phù hợp với quy định của LuậtQuản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Đồng bộ, đảm bảo sự phối hợp trong quản lý nhà nước trên địa bàn

- Phù hợp với việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộpthuế; đặc điểm của từng địa phương, vùng, miền trên cả nước

Trang 30

- Triển khai tự động trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế của ngành Thuế

và đồng bộ, thống nhất với Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệpcủa cơ quan đăng ký kinh doanh

1.2.1.3 Quản lý đối tượng chịu thuế

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại ViệtNam là đối tượng chịu thuế Trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy định củaLuật thuế và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành

Để thực hiện tốt bước quản lý này cần có các điều kiện sau:

+ Về công tác quản lý nhà nước: Xây dựng các chế tài phù hợp, xây dựngcác định mức (sản lượng, giá tính thuế, tỷ lệ huy động, thuế suất ) phù hợp vớitừng ngành nghề, quy định về mô hình kinh doanh và điều kiện kinh doanh của từngđịa phương, vùng kinh tế làm định hướng kinh doanh Đồng thời giúp cho việc quản

lý kinh tế của Nhà nước được chặt chẽ hơn

+ Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chấp hành tốt chế độ sổ sách kế toán,hạch toán kinh tế đầy đủ, thực hiện tốt công tác kế toán - thống kê, hoá đơn, chứngtừ

+ Công chức thuế phải có trình độ chuyên môn giỏi, phải am hiểu về hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ của người nộp thuế để theo dõi, quản lý chínhxác

+ Mọi vi phạm phải được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.Các vấn đề trên tuy đã được pháp luật quy định nhưng trên thực tế, việc tuânthủ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa nghiêm túc, quá trình kinh doanh gắnliền với lợi ích cá nhân nên rất khó quản lý doanh nghiệp, thu thuế đầy đủ

1.2.2 Công tác tính thuế và nộp thuế vào ngân sách nhà nước

Việc nộp thuế vào NSNN qua các năm đã được Bộ tài chính quy định rất cụthể trong Luật Quản lý thuế, Thông tư, Nghị định Ngày 17/6/2016, Bộ Tài Chínhban hành Thông tư 84 hướng dẫn thu nộp Ngân sách đối với các khoản thu thuế vàcác khoản thu nội địa Phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao gồm tất cả các loại thuế, phí

và lệ phí Đối tượng áp dụng là Người nộp thuế; cơ quan thuế, cơ quan KBNN,

Trang 31

ngân hàng, các tổ chức, các cá nhân có liên quan đến các khoản thu nộp thuế và thunội địa Với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phối kết hợp giữa các cơquan chức năng thì Người nộp thuế có thể nộp thuế vào NSNN dưới các hình thức:Nộp thuế qua giao dịch điện tử; nộp thuế bằng tiền mặt hoạc chuyển khoản; nộpthuế qua tổ chức ủy nhiệm thu; đồng thời có quy định cụ thể cách ghi nhận ngàynộp thuế đối với trường hợp nộp thuế thay

Công tác kê khai thuế được cơ quan thuế hỗ trợ các mẫu biểu theo Thông tưhướng dẫn trên ứng dụng hỗ trợ: IHTKK và thường xuyên được cơ quan thuế cậpnhập khi có các thay đổi liên quan đến chính sách thuế Vì vậy, người nộp thuế dễdàng khai thuế, tính thuế một cách chính xác và dễ dàng xác định số tiền thuế phảinộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế

Những nội dung trong hồ sơ khai thuế, người nộp thuế phải đảm bảo kê khaichính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung và nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế đúng thờihạn quy định Cơ quan thuế định kỳ nhắc nhở người nộp thuế qua điện thoại, quaemail, trực tiếp để đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn Để có dữ liệu cần và đúngphục vụ công tác trên thì đòi hỏi phải có nguồn dữ liệu thực hiện theo đúng quytrình QLT

1.2.3 Thanh, kiểm tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế

Trong điều kiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp như hiện nay, côngtác kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng

Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế, đặc biệt chống thất thuNSNN Cần rà soát ngay từ khâu kê khai thuế của người nộp thuế; phân tích thôngtin chuyên sâu về kê khai thuế, phát hiện kịp thời những dấu hiệu kê khai bấtthường và tiến hành xử lý theo Luật Quản lý thuế

Bên cạnh đó cần tập trung phân tích, đánh giá các báo cáo tài chính, TNDN,

…kết hợp với hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp có dấu hiệu kê khai thiếu thuế, lập

kế hoạch kiểm tra theo từng yếu tố tại cơ sở kinh doanh

Trang 32

Bổ sung thêm nguồn lực có năng lực, trình độ, phát huy đúng vai trò củacông tác kiểm tra, kiểm tra chống thất thu thuế; phối hợp với các bộ phận, các banngành liên quan để thu thập thông tin từ đó phân tích và có các định hướng xâydựng kế hoạch kiểm tra đạt kết quả cao, tăng nguồn thu NSNN Nâng cao chấtlượng công tác kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp, góp phần phát hiện và ngănchặn vi phạm pháp luật về thuế, trốn thuế, gian lận thuế Đồng thời, góp phần cảnhbáo, ngăn ngừa hành vi vi phạm về thuế, góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luậtthuế, tạo sự bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế.

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế các doanh nghiệp

Quản lý thuế là việc làm không đơn giản, rất khó khăn, phức tạp và có nhiềunhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thu thuế

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật

Hệ thống pháp luật về thuế là nền tảng cho hoạt động quản lý thuế của CQT

và thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT Khi xây dựng hệ thống văn bản quy phạmpháp luật phải đạt được mục tiêu: Đơn giản, đồng bộ, rõ ràng, phù hợp với tình hìnhkinh tế xã hội của đất nước, và phù hợp với các thông lệ quốc tế Sự ổn định của hệthống văn bản quy phạm pháp luật thuế cũng có tác động lớn đến việc chấp hànhpháp luật thuế của cả cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế Hệ thống văn bảnthường xuyên thay đổi, sửa đổi, bổ sung, có thể phù hợp với tình hình kinh tế - xãhội, với chính sách vĩ mô của Nhà nước nhưng mặt trái là dễ chồng chéo, phức tạp,khó khăn Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tính tuân thủ của người nộp thuế và gâykhó khăn cho công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế nói riêng Nếunội dung các loại thuế quá phức tạp, quy định không rõ ràng, thủ tục hành chínhthuế rườm rà sẽ gây khó khăn cho cả cán bộ thuế và người nộp thuế

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan thuế

Cán bộ có năng lực, có phẩm chất, trình độ và có trách nhiệm, đặc biệt là tráchnhiệm trong lĩnh vực chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong việc thu thuế là vôcùng quan trọng Bởi trong công tác quản lý thu thuế rất tế nhị, nhạy cảm và rất dễ

Trang 33

nảy sinh các hành vị tiêu cực Do đó, yếu tố lựa chọn và bố trí được cán bộ đúngngười đúng việc, đặc biệt những bộ phận liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp, ngườidân thì càng cần phải có cán bộ giỏi chuyên môn và có phẩm chất đạo đức tốt đểthực hiện thật tốt khâu này

Thứ ba, nhận thức của xã hội

Khi xã hội có nhận thức tốt về nghĩa vụ và trách nhiệm phải nộp thuế thì côngtác thu thuế sẽ đơn giản hơn và có kết quả cao hơn Muốn vậy, yếu tố tuyên truyền

để chính người dân thay đổi thói quen nếp nghĩ, để họ phải tự chủ với các nội dung

về nghĩa vụ thuế của mình là hết sức quan trọng Cần tập trung tuyên truyền đểnâng cao nhận thức của cả người dân cũng như đội ngũ cán bộ trong bộ máy thuếnhằm phân biệt được các mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia với lợi ích của ngườidân và doanh nghiệp khi triển khai thực thi chính sách thuế

Thứ tư, sự hợp tác giữa các ban ngành và cơ quan hữu quan trong công tác thu thuế

Cơ chế quản lý thuế hiện nay cần có sự hợp tác, phối hợp giữa cơ quan thuế vớicác cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan công an, quản lý thị trường, ngân hàngtrong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận, chống hàng giả, chống trốn thuế, chiếm đoạttiền hoàn thuế, chống buôn bán trái phép hóa đơn sẽ có tác dụng tốt trong việc pháthiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế Yêu cầu sự hợp tác đặc biệtgiữa CQT với các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc cung cấp thông tin về ngườinộp thuế cũng như phong tỏa tài khoản ngân hàng, cưỡng chế nộp thuế trong một sốtrường hợp nhất định Quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năngchưa được thể hiện rõ ràng, còn nhiều bất cập và chưa được sửa đổi phù hợp với hệthống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành Trách nhiệm quản lý thu thuế của các cơquan, tổ chức chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng trong các luật thuế, dẫn đến tìnhtrạng tổ chức, cá nhân này không cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với CQTtrong việc điều tra xác định thuế suất, thực hiện cưỡng chế thuế

Thứ năm, cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thu thuế

Trang 34

Việc xác định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và cách tính thuếkhông chỉ dựa vào dữ liệu mà CQT thu thập được mà còn là kết quả của việc phântích, đánh giá các dữ liệu về NNT Do đó cơ quan thuế cần phải xây dựng đồng bộ

hệ thống quản lý thuế quả các phần mềm ứng dụng chuyên ngành, một hệ thốngmáy chủ hiện đại và các ứng dụng tin học chuyên biệt về quản lý thông tin, tra cứuthông tin và xử lý thông tin tự động Từ đó, giúp cơ quan thuế xây dựng dự toán thungân sách được chính xác

Điều kiện cơ sở hạ tầng xuống cấp, chật chội, thiếu thốn,… sẽ không thểđảm bảo một môi trường làm việc tốt, kích thích cán bộ thu thuế yên tâm công tác

Vì vậy, cơ sở hạ tầng của CQT và phương tiện đi lại phục vụ cán bộ thu thuế cũng

là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cán bộ thu thuế

1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thuế

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thủ tục hành chính thuế

a) Về đăng ký thuế và quản lý thông tin doanh nghiệp

- Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới

- Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng nghỉ, thay đổi thông tin

b) Về kê khai, nộp thuế, ấn định thuế

- Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp

- Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai thuế đã nộp

1.4.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế

a) Về công tác kiểm tra

- Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra

- Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm

- Số doanh nghiệp đã kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận kiểm tra

- Số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra

b) Về công tác quản lý nợ thuế

- Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế

- Tỷ lệ số tiền nợ thuế từ năm trước thu được trong năm nay

Trang 35

- Tỷ lệ tiền thuế nợ đang chờ điều chỉnh

1.4.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá các chế tài quản lý thuế

- Số trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trên tổng sốdoanh nghiệp quản lý

- Số trường hợp bị xử lý vi phạm pháp luật thuế trên tổng số doanh nghiệp quản lý

- Số trường hợp có khiếu nại tố cáo trên tổng số doanh nghiệp quản lý

- Số trường hợp khiếu nại, tố cáo được xử lý trên tổng số trường hợp khiếu nại tốcáo

1.4.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tổ chức bộ máy thu thuế và hỗ trợ người nộp thuế

- Số doanh nghiệp bình quân trên số cán bộ thuế quản lý

- Số bài viết tuyên truyền về thuế của công chức bộ phận tuyên truyền hỗ trợ

- Số lượt doanh nghiệp được giải đáp vướng mắc trên số cán bộ của bộ phận tuyêntruyền hỗ trợ

- Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền

hỗ trợ

1.5 Kinh nghiệm quản lý thuế tại một số địa phương trong cả nước

và bài học cho chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

1.5.1 Kinh nghiệm của một số địa phương

a Kinh nghiệm của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh có số thu luôn nằm trong tốp đầu của cảnước về tình hình thu nộp NSNN, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch giao nămsau cao hơn năm trước Năm 2019, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 46.546 tỷđồng, bằng 119% dự toán giao và đứng thứ 7 toàn quốc Quảng Ninh luôn tíchcực thực hiện tốt công tác quản lý thuế từ khâu đăng ký thuế, quản lý hồ sơ khaithuế, quản lý nợ thuế đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra thuế chống thất thuthuế luôn đươc chú trọng Tỉnh Quảng Ninh chủ yếu tập trung mũi nhọn vàongành du lịch, nhà hàng, khách sạn ; bởi vậy Cục thuế đã đưa ra nhiều phươngpháp nhằm quản lý chặt nguồn thu như như tuyên truyền, tổ chức nhiều lớp tập

Trang 36

huấn, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật cho các đối tượng này Đại diện Cục thuếtỉnh đã phổ biến những điểm mới về chính sách thuế GTGT, các quy định vềchứng từ hóa đơn hợp pháp, hợp lệ; những điểm cần chú ý ở Thông tư26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT; Thông

tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN; Nghị định số

119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ từ đó nhậnthức của Người nộp thuế được nâng cao

Tăng cường công tác quản lý thuế nhằm chống thất thu thuế Cục thuế tỉnhQuảng Ninh cũng phối hợp với UBND tỉnh thành lập đoàn liên ngành kiểm tracác dịch vụ trên địa bàn theo Quyết định số 769 nhằm kiểm tra việc chấp hànhpháp luật về thuế, giá, điều kiện kinh doanh Từ đó phát hiện những vi phạm xử

lý nghiêm minh nhằm tăng thu NSNN

b Kinh nghiệm quản lý thuế tại quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

Năm 2019, Chi cục Thuế quận Tây Hồ được giao nhiệm vụ thu 1.592 tỷđồng, với tinh thần quyết tâm, nỗ lực phấn đấu thực hiện đồng bộ các biện phápquản lý, tăng cường chống thất thu thuế nên công tác khai thác nguồn thu đạt hiệuquả Kết quả thu ngân sách năm 2019 là: 1.927 tỷ đồng, bằng 121% dự toán pháplệnh giao Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, Chi cục đã chỉ đạo quyết liệt các độithuế, triển khai thực hiện đồng bộ hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm và các nhóm giảipháp

Phát động thi đua trong toàn Chi cục đề xuất, nêu sáng kiến cắt giảm thủ tụchành chính (TTHC) thuế tạo thuận lợi cho người nộp thuế (NNT), nhất là đơn giảnhóa tiếp nhận hồ sơ Chi cục niêm yết công khai các TTHC thuế và chính sách thuếmới; khuyến khích các NNT kê khai thuế qua mạng, đăng ký nộp thuế điện tử

Tuyên truyền chính sách thuế đến 100% NNT bằng nhiều hình thức và đã tổchức 11 lớp tập huấn và đối thoại với NNT tháo gỡ vướng mắc khó khăn; trả lời

506 cuộc điện thoại; giải đáp trực tiếp 331 trường hợp; phát thanh trên hệ thống loaphường 160 buổi Đôn đốc khai thuế điện tử đạt 100%; đôn đốc DN thực hiện nộpthuế điện tử đạt 96%, DN thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử đạt 87% Chi cục tập

Trang 37

trung, chú trọng kiểm tra hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính để phát hiện, đấu tranh

đề nghị điều chỉnh kê khai và nộp thuế kịp thời Phân tích thông tin 100% cơ sởtrọng điểm, số thu lớn để khai thác nguồn thu Qua kiểm tra 23.931 lượt hồ sơ, điềuchỉnh 113 lượt hồ sơ, tăng 10.118 triệu đồng, giảm lỗ 20.821 triệu đồng, đề nghịkiểm tra tại trụ sở NNT 88 hồ sơ và chờ giải trình 107 lượt hồ sơ

Tăng cường kiểm tra tại trụ sở NNT và qua kiểm tra 473 NNT, truy thu,hoàn và phạt là 12.230 triệu đồng; giảm kê khai khấu trừ 3.580 triệu đồng; giảm lỗ

kê khai 16.571 triệu đồng Đôn đốc NNT gửi báo cáo liên quan đến hóa đơn vàkiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn qua hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế Nhằmtạo điều kiện thuận lợi cho NNT giao dịch với cơ quan thuế tại bộ phận một cửa,Chi cục bố trí cán bộ thuế có năng lực, phẩm chất đạo đức, văn hóa ứng xử, trình độchuyên môn tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC; đồng thời sắp xếp nơilàm việc khang trang, tiện ích

Chi cục phối hợp với các cơ quan chức năng quyết liệt trong công tác đônđốc thu nợ, cưỡng chế nợ thuế Ban hành 100% thông báo nợ, tiền phạt nộp chậm;thường xuyên đôn đốc, tập trung những NNT nợ thuế nhiều, có biểu hiện chây ỳ,nhất là nợ tiền thuê đất bằng nhiều hình thức Tập trung rà soát cơ sở dữ liệu nợ,tham mưu có hiệu quả với Ban chỉ đạo chống thất thu, thu hồi nợ đọng Do đó, đãnâng số thu nợ thuế, phí và các khoản về đất 230.059 triệu đồng

1.5.2 Bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý Thuế các doanh nghiệp cho Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Từ thực tiễn áp dụng Quản lý thuế đạt hiệu quả cao của các địa phương tạiViệt Nam có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Chi cục thuế khu vực Thanh OaiChương Mỹ như sau:

- Cần phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện các cơ sở pháp lý, xây dựng các quitrình tổ chức quản lý thu thuế; xây dựng hệ thống luật thuế, tờ khai thuế rõ ràng, dễhiểu Quy định rõ các trường hợp vi phạm và xử phạt vi phạm về thuế, xây dựngquy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho NNT

Trang 38

- Quan tâm đến công tác luân chuyển cán bộ, luân phiên công việc, trên cơ

sở bố trí cán bộ phù hợp với năng lực sở trường công tác Kiện toàn lực lượng cán

bộ công chức đủ đảm đương công tác kiểm tra của ngành, thường xuyên kiểm tra tờkhai thuế để xác định kịp thời nghĩa vụ thuế của người nộp thuế Công tác thanh tra,kiểm tra thuế tiếp tục thực hiện trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin, phân loại rủi

ro theo quy định của Luật QLT Công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theochức năng được thực hiện định kỳ, thường xuyên, có kế hoạch cụ thể và tổ chứckiểm tra những kiến thức đã đào tạo cho toàn thể cán bộ công chức tại chi cục

- Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, giải đáp các

vướng mắc cho người nộp thuế nhẹ nhàng, chuyên nghiệp, thể hiện sự thân thiệnvới người nộp thuế, lấy được lòng tin tưởng từ phía người nộp thuế

- Tăng cường sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng

khác của Nhà nước để thực hiện nghiêm Luật quản lý thuế, xử lý đối với nhữngtrường hợp cố tình vi phạm pháp luật

- Xây dựng mô hình tổ chức Kiểm tra thuế theo hướng chuyên môn hoá cao,

cơ cấu theo hướng chuyên môn sâu, hình thành các bộ phận nhỏ chịu trách nhiệmmột hoặc một vài khâu trong quy trình Kiểm tra thuế

- Trao chức năng điều tra tội phạm về thuế cho CQT

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích rủi ro một cách khoa học

- Áp dụng các chuẩn mực trong công tác Quản lý thuế

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THANH OAI

CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

2.1.1 Một số thông tin về các doanh nghiệp trên địa bàn chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Do đặc thù của cơ quan quản lý thuế và do giới hạn về thời gian nên luận vănxin nghiên cứu 3 đối tượng nộp thuế chính trên địa bàn chi cục thuế khu vực ThanhOai Chương Mỹ: Công ty cổ phần (CTCP); Công ty TNHH (TNHH); Doanh nghiệp

tư nhân (DNTN) Tổng quan về số lượng DN tại thời điểm 31/12/2016; 31/12/2017;31/12/2018; 31/12/2019

Bảng 2.1 Tình hình quản lý doanh nghiệp theo loại hình

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Nguồn: Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Hiện nay, Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ đang quản lý 3.767doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng tăng, năm 2019 sovới năm 2018 đã tăng 21% Trong đó, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có sốtăng nhanh và chiếm tỷ trọng nhiều nhất (61,1%) trong tổng số các doanh nghiệp

Trang 40

Hình 2.1 Tỷ trọng loại hình DN trên địa bàn khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Nguồn: Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới, số doanh nghiệp giải thể, số lượngdoanh nghiệp ngừng hoạt động, số lượng doanh nghiệp rời địa bàn chuyển đi nơikhác kinh doanh cũng được quản lý chặt chẽ Năm 2019 số doanh nghiệp giải thể là

18 đơn vị, số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn là 147, số doanhnghiệp bỏ trốn, mất tích: 202 Năm 2018 số doanh nghiệp giải thể ít hơn, có 13doanh nghiệp giải thể… Chi tiết số liệu về tình hình doanh nghiệp cấp mới, doanhnghiệp tạm nghỉ, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp chuyển đi, chuyển đến đượcthể hiện chi tiết ở bảng dưới

Ngày đăng: 28/04/2021, 07:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, (2016-2018), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình thựchiện nhiệm vụ công tác thuế
[2]. Chi cục thuế Huyện Thanh Oai, (2016-2018), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình thựchiện nhiệm vụ công tác thuế
[3]. Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ, (2019), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tìnhhình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế
Tác giả: Chi cục thuế khu vực Thanh Oai Chương Mỹ
Năm: 2019
[4]. Ngạc Thị Thanh Hà, 2014. Quản lý thu Thuế tại Chi cục Thuế Hai Bà Trưng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý thu Thuế tại Chi cục Thuế Hai Bà Trưng
[5]. Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2012. Tăng cường quản lý thuế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay theo tiếp cận quản lý thuế. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại Học Thương Mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường quản lý thuế của tỉnh Thái Nguyêngiai đoạn hiện nay theo tiếp cận quản lý thuế
[6]. Lê Hồng Liên, 2015. Quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận CầuGiấy, thành phố Hà Nội
[9]. Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội nước CHXHCNVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: của
[14]. Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế ban hành “Quy trình kiểm tra thuế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình kiểm tra thuế
[15]. Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế ban hành “Quy trình quản lý nợ thuế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình quản lý nợ thuế
[7]. Luật doanh nghiệp số 14/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước CHXHCNVN Khác
[8]. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội nước CHXHCNVN Khác
[10]. Tạp chí Thuế Nhà nước (năm 2016 - 2017 – 2018 - 2019) Khác
[11]. Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 06/11/2013 Khác
[12]. Thông tư số 219/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2013 Khác
[13]. Thông tư số 96/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22/06/2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w