PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG ĐỀ XUẤT THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN QUANG DIÊU Năm học: 2010 - 2011 Môn: Địa lí Thời gian: 150 phút Đề thi: Câu 1. (2 điểm) Ở Việt Nam vào lúc 10h ngày 01/3/2010, thì ở các vị trí 30 0 Đ, 90 0 Đ, 30 0 T, 60 0 T trên Trái Đất lúc đó là mấy giờ, ngày tháng năm nào? Câu 2. (3 điểm) Trình bày thành phần cấu tạo của khí quyển? Phân tích vai trò của khí quyển đối với đời sống và giải thích những nhân tố ảnh hưởng đến khí quyển và gây hậu quả làm thay đổi khí hậu trên Trái Đất? Câu 3. (2 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, hãy: a. Trình bày đặc điểm chính của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? b. Giải thích vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ? Câu 4: (3 điểm) Vì sao đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng hệ thống sông Hồng thường gây ra lũ quét, lũ đột ngột, còn hệ thống sông Cửu Long có chế độ nước điều hoà hơn? Để khai thác nguồn lợi của hai hệ thống sông này cần có những biện pháp gì? Câu 5. (3 điểm) Hãy cho biết: a.Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta có những thuận lợi gì? b. Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp như thế nào? Câu 6. (3 điểm) Vì sao nói: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng để phát triển một nền kinh tế đa dạng, đặc biệt là kinh tế biển? Câu 5. (4 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sự biến động diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005 Năm Tổng diện tích rừng (Triệu ha) Diện tích rừng tự nhiên (Triệu ha) Diện tích rừng trồng (Triệu ha) Độ che phủ rừng (%) 1943 14,3 14,3 0 43,0 1976 11,1 11,0 0,1 33,8 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 1990 9,2 8,4 0,8 27,8 2000 10,9 9,4 1,5 33,1 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 1 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005. b. Nhận xét về sự biến động diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005. ----------------------------------- Thí sinh được dùng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài. HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm 1 (2 đ) Kinh độ 60 0 T 30 0 T 30 0 Đ 90 0 Đ 105 0 Đ Giờ 23 1 5 9 10 Ngày, tháng, năm 28/2/ 2010 1/3/ 2010 1/3/ 2010 1/3 /2010 1/3/ 2010 2 2 (3 đ) * Thành phần cấu tạo của khí quyển: - Thành phần: Nitơ chiếm 78%, ôxi chiếm 21%, hơi nước và khí khác chiếm 1%. - Cấu trúc: Gồm 3 tầng (tầng đối lưu, bình lưu và các tầng cao khí quyển) * Vai trò của khí quyển: - Bảo vệ sự sống trên Trái Đất (tầng ôzôn) - Cung cấp lượng khí ôxi cần thiết cho sinh vật - Nơi diễn ra các quá trình thời tiết, khí hậu và hoàn lưu khí quyển. - Điều hoà nhiệt cho bề mặt Trái Đất. * Những tác nhân làm ảnh hưởng đến khí quyển và gây hậu quả thay đổi khí hậu Trái Đất: - Hiệu ứng nhà kính làm khí hậu Trái Đất nóng lên. + Khí thải công nghiệp (khí CO 2 ) làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, làm nhiệt độ không khí tăng + Trái Đất nóng lên làm băng ở 2 cực Trát Đất tan ra, nước biển dâng cao. - Sự phá huỷ tầng ôzôn. - Hiện tượng mưa axít. 1 1 1 3 (2 đ) a) Đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước: nhiệt độ thấp, có mưa phùn. - Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn (mùa đông kéo dài nhất nước ta). - Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều. b) Giải thích: - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống (mỗi 1 1 2 năm có khoảng trên 20 đợt gió mùa cực đới tràn về). - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, Á nhiệt đới Hoa Nam. - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không có địa hình che chắn. Các dãy núi cánh cung mở rộng về phía Bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió mùa đông bắc dễ dàng xâm nhập vào Bắc Bộ. 4 (3đ) Hệ thống sông Hồng: - Chảy trong khu vực địa hình phức tạp, có các dãy núi chạy theo hướng TB - ĐN và hướng vòng cung nên có nhiều phụ lưu cùng đổ vào sông Hồng, ở hạ lưu ít chi lưu để thoát nước. - Chế độ mưa tập trung vào một mùa chiếm 70 - 80% tổng lượng nước trong năm, kết hợp với địa hình dốc nên nước đổ dồn về một lúc, nhưng thoát nước chậm. - Miền núi và trung du Bắc bộ (thượng nguồn các con sông) là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nên việc khai thác rừng còn bừa bải, đất trống, đồi trọc, không giữ được nước vào mùa mưa lũ. Từ những nguyên nhân trên, hệ thống sông Hồng thường gây nên lũ quét, lũ ống, chế độ nước thất thường. Hệ thống sông Cửu Long: - Là bộ phận của hạ lưu hệ thống sông Mê Công, chảy qua vùng sụt lún, thấp và bằng phẳng. - Do sự điều tiết nguồn nước từ Biển Hồ (hồ Tôn-lê-xáp từ Campuchia). - Có nhiều cửa sông để thoát nước ra biển, mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Điều tiết chế độ nước sông, sông chảy hiền hoà nước lên chậm và rút chậm nên mùa lũ kéo dài. Biện pháp khắc phục: Đối với hệ thống sông Hồng: - Đắp đê lớn để chống lũ lụt, tiêu lũ qua sông nhánh và vùng trũng, bơm nước từ đồng ruộng ra sông, nạo vét lòng sông. - Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dưng các hồ chứa nước phục vụ thuỷ điện, thuỷ lợi ở đầu nguồn. Đối với hệ thống sông Cửu Long: - Tiêu lũ qua vùng biển phía Tây theo kênh rạch, đắp đê bao để hạn chế lũ nhỏ. - Làm nhà nổi, làng nổi, chủ động sống chung với lũ. Xây dựng các tuyến dân cư tại các vùng đất cao. 1 1 1 5 (3 đ) * Thuận lợi: - Tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp rất phong phú. - Lực lượng lao động dồi dào và có truyền thống. Thị trường trong nước lớn: dân đông, nền kinh tế đang phát triển, tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn. 2 3 - Cơ sớ vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng đang từng bước hoàn thiện. Nhà nước có chính sách quan tâm đến phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến. - Các sản phẩm công nghiệp chế biến ngày càng được thị trường thế giới ưa chuận. * Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp: - Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. - Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. 1 6 (3 đ) * Tiềm năng phát triển nền kinh tế đa dạng: DHNTB có vị trí quan trọng, là cầu nối BTB với TN và ĐNB. Địa hình, đất đai, sinh vật đa dạng, khí hậu phân hóa, vùng biển giàu tiềm năng, người dân cần cù, nhiều cảnh quan, nhiều di tích văn hóa – lịch sử . tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế (công nghiệp: khai thác, chế biến, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng .; nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp; dịch vụ: thương mại, giao thông vận tải, du lịch .). * Tiềm năng phát triển đối với các ngành kinh tế biển: - Khai thác và nuôi trồng thủy sản do: bờ biển dài, có nhiều bãi tôm, cá có giá trị, thuận lợi cho việc khai thác thủy sản; nhiều vũng vịnh, đầm phá, thuận lợi nuôi trồng những sản phẩm giá trị như: tôm, cá, đặc biệt là cá, cá sấu, tôm hùm . các vách đá ven biển đi nuôi chim yến. - Khai thác và chế biến khoáng sản biển: cát thủy tinh (K.Hòa), titan (B.Định). Phát triển nghề muối (N.Thuận, B.Thuận). - Giao thông vận tải biển: do đặc điểm vị trí, địa hình thuận lợi . trong vùng có nhiều hải cảng Đ.Nẵng, Q.Nhơn, D.Quất, C.Ranh . - Du lịch biển - đảo: những điểm du lịch đã, đang và sẽ thu hút một lượng lớn du khách trong nước và quốc tế, đó là: + Những TP ven biển: Đ.Nẵng, H.An, N.Trang . + Những bãi biển đẹp: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né . + Những vịnh biển đẹp: Vân Phong, Đại Lãnh, Cam Ranh . 1 2 7 (4 đ) a. Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ kết hợp cột chồng - đường. + Cột chồng: thể hiện tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng. + Đường: thể hiện độ che phủ. - Yêu cầu: đảm bảo chính xác, đẹp, đầy đủ tên biểu đồ, đơn vị trên các trục, số liệu và chú thích. b. Nhận xét: * Từ năm 1943 đến năm 2005: Diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta có sự thay đổi: - Giai đoạn 1943 - 1983: + Tổng diện tích rừng giảm mạnh (7,1 triệu ha). + Diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha. 2,5 1,5 4 + Diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha. + Diện tích rừng trồng không bù lại được so với diện tích rừng tự nhiên bị mất đi nên độ che phủ rừng suy giảm 21%. - Giai đoạn 1983 - 2005: + Diện tích rừng tự nhiên phục hồi 3,4 triệu ha. + Diện tích rừng trồng tăng: 2,1 triệu ha. + Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng nên tổng diện tích rừng nước ta tăng 5,5 triệu ha và độ che phủ rừng tăng thêm 16%. - Sự biến đổi diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng từ 1943 - 2005 chứng tỏ chất lượng rừng nước ta suy giảm. GIÁO VIÊN BỘ MÔN Nguyễn Mạnh Hải 5 . che phủ rừng (%) 194 3 14,3 14,3 0 43,0 197 6 11,1 11,0 0,1 33,8 198 3 7,2 6,8 0,4 22,0 199 0 9, 2 8,4 0,8 27,8 2000 10 ,9 9,4 1,5 33,1 2005 12,7 10,2 2,5 38,0. được dùng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài. HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm 1 (2 đ) Kinh độ 60 0 T 30 0 T 30 0 Đ 90 0 Đ 105 0 Đ Giờ 23 1 5 9 10 Ngày, tháng,