Đáp án đề dự bị HSG Địa 9 tỉnh năm 2010 - 2011

3 260 0
Đáp án đề dự bị HSG Địa 9 tỉnh năm 2010 - 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010- 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ DỰ BỊ Môn: ĐỊA LÍ LỚP 9 - THCS Ngày thi: 18/02/2011 Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 1a (1đ) 1b (1đ) a. Vẽ hình mô tả mô tả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Tên hình vẽ, ghi đầy đủ nội dung (chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, cực Bắc, cực Nam, trục của Trái Đất). - Mũi tên chỉ hướng tự quay, ½ Trái Đất là ngày, ½ Trái Đất là đêm. b. Có hiện tượng ngày đêm liên tục trên bề mặt Trái Đất là vì - Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. - Nhờ có sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 2 2a (1đ) 2b (1đ) 2c (1đ) a. Giải thích hiện tượng các mùa ở hai bán cầu Bắc và Nam trái ngược nhau vào ngày 22 tháng 12. - Vào ngày 22 tháng 12 (đông chí) ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất vào lúc giữa trưa tại chí tuyến Nam. Bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, có góc chiếu lớn, nhận nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng (mùa hạ). - Ngược lại bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời, có góc chiếu nhỏ, nhận ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh (mùa đông). b. Một trận bóng đá được tổ chức tại nước Anh vào lúc 18 giờ ngày 20 tháng 03 năm 2009 và được truyền hình trực tiếp trên thế giới thì: - Bắc Kinh ở múi giờ 8 là 2 giờ ngày 21 tháng 03 năm 2009. - Niu Đêli ở múi giờ 5 là 23 giờ ngày 20 tháng 03 năm 2009. c. Tại sao lại có sự lệch hướng các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất theo chiều kinh tuyến? - Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. - Ở nửa cầu Bắc, nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật chuyển động sẽ lệch về bên phải. - Ở nửa cầu Nam, nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật chuyển động sẽ lệch về bên trái. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 3 3a (2đ) a. Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta. - Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh (dẫn chứng). - Nhiệt độ trung bình tháng 7 có sự biến động từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh (dẫn chứng). 0,5 đ 0,5 đ Trang 1/3 3b (2đ) - Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh (dẫn chứng). - Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. b. Giải thích: - Lãnh thổ nước ta kéo dài từ bắc vào nam theo hướng kinh tuyến. - Từ bắc vào nam nhiệt độ càng tăng do góc nhập xạ càng lớn (càng gần xích đạo nhiệt độ càng tăng). - Gió mùa đông bắc làm hạ thấp nhiệt độ ở miền Bắc vào mùa đông … - Tác động của hiệu ứng phơn của gió tây nam vào mùa hạ … 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 4 4a (1đ) 4b (2đ) a. Trình bày vị trí địa lí và giới hạn của lãnh thổ nước ta. * Phần đất liền: - Tọa độ địa lí: + Cực Bắc: 23 0 23’B - 105 o 20’Đ. + Cực Nam: 8 0 34’B - 104 o 40’Đ. + Cực Tây: 22 0 22’B - 102 o 10’Đ. + Cực Đông: 12 0 40’B - 109 o 24’Đ. - Nằm ở múi giờ thứ 7 giờ GMT. - Tiếp giáp: Phía bắc giáp Trung Quốc, tây giáp Lào, Campuchia, đông và nam giáp biển. * Phần biển: Có diện tích khoảng 1 triệu km 2 . Có nhiều đảo và quần đảo. Hai quần đảo lớn nhất là Hoàng Sa, Trường Sa. b. Cho biết ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí và giới hạn của lãnh thổ đó. - Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Thiên nhiên bốn mùa xanh tốt. - Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động- thực vật tạo nên sự đa dạng về động- thực vật, nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á- Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản. - Thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng từ bắc xuống nam, tây sang đông, theo chiều cao…; Có nhiều bão, lũ lụt, hạn hán … 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 5 5a (2đ) 5b (2đ) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự phát triển diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời kỳ 1990- 2005. * Yêu cầu: - Vẽ biểu đồ kết hợp chính xác theo số liệu (hình cột thể hiện diện tích, đường thể hiện sản lượng) (Vẽ biểu đồ khác không cho điểm). - Tên biểu đồ, chú giải; đại lượng ở trục tung, trục hoành; khoảng cách các năm; điền đầy đủ trị số trên biểu đồ. b. Nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời kỳ 1990- 2005 * Nhận xét. - Từ năm 1990- 2005 diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta nhìn chung ngày càng tăng nhanh nhưng tốc độ tăng và quá trình tăng khác nhau. 1 đ 1 đ 0,5 đ Trang 2/3 - Về diện tích: tăng gần 4,2 lần thay đổi qua 2 giai đoạn 1990-2001 tăng nhanh là 445,7 nghìn ha và 2001-2005 giảm 67,6 nghìn ha. - Sản lượng cà phê nhân tăng nhanh hơn diện tích, tằng gần 8,2 lần và cũng thay đổi qua hai giai đoạn 1990- 2001 tăng 748 nghìn tấn và 2001- 2005 giảm 88 nghìn tấn. * Giải thích. - Diện tích trồng cà phê ngày càng tăng do nước ta có nhiều điều kiện để phát triển (như đất đỏ badan, khí hậu nhiệt đới phân hóa theo độ cao, thị trường tiêu thụ ngày càng rộng). - Sản lượng cà phê tăng nhanh do diện tích tăng, năng suất tăng. - Giai đoạn từ 2001- 2005 diện tích và sản lượng cà phê nhân giảm do biến động thị trường, thiên tai … 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 6 6a (2đ) 6b (2đ) 1. Điều kiện tự nhiên đồng bằng sông Hồng. a. Thuận lợi: - Đất phù sa màu mỡ. - Khí hậu thủy văn, thuận lợi cho phép thâm canh tăng vụ. - Có mùa đông lạnh thích hợp trồng cây ưa lạnh: rau, hoa, ngô đông … - Có một số khoáng sản … phát triển công nghiệp. - Có vùng biển giàu tiềm năng thuận lợi phát triển khai thác, nuôi trồng thủy sản. - Có phong cảnh đẹp để phát triển du lịch. b. Khó khăn: - Diện tích đất nông nghiệp ít. - Thiên tai, thời tiết thất thường: giá rét, sương muối … 2. Đặc điểm dân cư. a. Thuận lợi. - Số dân đông, nguồn lao động dồi dào. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Người dân có kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước. - Có trình độ chuyên môn kĩ thuật. - Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. - Có một số đô thị hình thành từ lâu đời. b. Khó khăn: - Dân số quá đông gây sức ép đối với phát triển kinh tế xã hội. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ HẾT Trang 3/3 . DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 201 0- 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ DỰ BỊ Môn: ĐỊA LÍ LỚP 9 - THCS Ngày thi: 18/02 /2011 Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 1a (1đ) 1b (1đ) a 20 tháng 03 năm 20 09 và được truyền hình trực tiếp trên thế giới thì: - Bắc Kinh ở múi giờ 8 là 2 giờ ngày 21 tháng 03 năm 20 09. - Niu Đêli ở múi giờ 5 là 23 giờ ngày 20 tháng 03 năm 20 09. c cách các năm; điền đầy đủ trị số trên biểu đồ. b. Nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời kỳ 199 0- 2005 * Nhận xét. - Từ năm 199 0- 2005 diện

Ngày đăng: 08/05/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan