Bài soạn BỒI DƯỠNG VĂN 8

22 379 0
Bài soạn BỒI DƯỠNG VĂN 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THCS Mỹ Hôi GV BM Huỳnh Công Thăng Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện. Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ. Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi. Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với Lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”. Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như Lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của Lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về Lão Hạc và 1 1 Trường THCS Mỹ Hôi GV BM Huỳnh Công Thăng người nông dân . “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương. Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ. Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình. Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của Lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu . Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc . Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm. Quanh em có một số bạn lơ là trong học tập, em hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên các bạn Mb : Nêu khái quát về hiện tượng các bạn lơ là trong học tập . lí do viết bài văn nghị luận này Tb : Nguyên nhân : + Bên ngoài tác động vào : các trò chơi điện tử , những văn hóa phẩm ko tốt , hay lúc nào cũng gắn với cái máy tính đã tiêu tốn rất nhiều thời gian cho việc học . + Có thể là do áp lực học quá lớn và ko thể thực hiện nó đc , bạn buông xuôi cảm thấy chán nản mệt mỏi + Hoặc do gia đình vất vả bạn vừa đi học vừa pải phụ giúp ba mẹ đi làm nên bạn ko có thời gian để học + Từ nhỏ có nhiều bạn sống trong gia đình giàu , khá giả nên mọi thứ đều đầy đủ . Bạn sinh ra lười biếng bố mẹ lại hay đi làm suốt nên ko ai nhắc nhở bạn về việc học . Chính vì vậy đã gây nên 1 tật xấu lơ là đi việc học Nêu về mục đích việc học + Việc học giúp ta có thêm vốn kiến thức , vốn hiểu biết sâu sắc + Học giúp ta mở mang con mắt , làm ta hiểu rõ thêm về thế giới ta đang sống Nêu dẫn chứng + Nếu ko có sử sao ta hiểu hết đc về những điều hào hùng những vị anh hugf của đất nước đã sẵn sàng ngã xuống vì độc lập tự do của nước nhà + Nếu ko có môn Sinh sao ta hiểu thêm về tự nhiên , làm sao ta có thể biết để đc những loài cây này chúng cũng pải 2 2 Trường THCS Mỹ Hôi GV BM Huỳnh Công Thăng trải qa 1 quá trình tiến hóa lâu dài vất vả + Học là việc cần thiết và quan trọng cần đc đặt lên hàng đầu . Nó giúp 1 xã hội tiến xa hơn , giúp 1 đất nước lạc hậu thành 1 đất nước phát triển . Đưa con người lên 1 thời kì mới . + Những vị anh hùng đã có công bảo vệ đất nước trog thời chiến . Và giờ đây trong thời bình chúng ta những con dân đã được sốg đc phát triển phải biết dựa trên cái nền tảng đó để đưa đất nước lên tầm cao mới sánh ngang với các cường quốc năm châu trên thế giới này . + Học cho cuộc sống của ta thêm mới mẻ . Tác hại của việc ko học lười học + Hãy tưởng tượng gần hơn nếu bạn lười học * bạn sẽ khó lòng làm đc 1 bài dù là dễ nhất * bạn sẽ pải đối mặt với những ánh mắt của bạn bè . Họ thất vọng nhiều về bạn * bạn sẽ thấy mình chìm trong mặc cảm và xấu hổ * bạn sẽ ko còn như trước nữa , Sẽ có 1 bức tường ngăn cách , bức tường dày cao đó sẽ đưa bạn vào bóng tối . * Bố mẹ bạn sẽ cảm thấy sao về con mìh . Chẳng lẽ bạn muốn nhìn vẻ u sầu đôi mắt thâm quầng vì phiền não của bố mẹ bạn ư ? Bạn nhẫn tâm vậy sao ? hay xa hơn * nếu chúng ta ko học con người sẽ quay lại thời kì trước sẽ lạc hậu trở lại về quá khứ * Máy tính , Tv , quạt . sẽ ko còn thay vào đó chẳng có j , vẻ hoang sơ ngày trc * Đi chợ nếu o học tính toán vậy thì làm sao có thể đi chợ * Đi ăn nếu ko học về Sinh học thì ngy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao , . * Nếu ko ai học về y thì thế giới , toàn cầu sẽ có hàng trăm hàng triệu người pải ra đi pải bỏ mạng vì ko học . nếu thêm nhiều cái nữa ^^ Lời khyên * Hãy đứng dậy , hỡi người hùng dũng cảm của hôm nay vứt bỏ quá khứ và làm lại * Bạn sẽ làm đc nếu bạn cố gắng thật sự cố gắng * Bạn sẽ được mọi người yêu quý bởi bạn có cố gắng . Người ta ko nhìn vào thành tích mà pải xem về mặt quyết tâm cố gắng của bạn ^^ * Thái độ của xã hội , bạn bè , cha mẹ sẽ lại như trc luôn vui cười bên bạn . * Bạn có mọi người , bạn có tất cả và bạn có thể chiếm lĩnh thế giới nếu như bạn học hành thật chăm chỉ * Bạn có thể đưa tất cả đi lên ko !? Tôi nghĩ là có . Hãy cố lên ! Bạn sẽ làm được ! Kết bài ! Nghị luận về an toàn giao thông ! I. Mở bài : - Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra. - Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước – cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. II. Thân bài : 3 3 Trường THCS Mỹ Hôi GV BM Huỳnh Công Thăng 1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay: + Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày + Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông. 2. Hậu quả của vấn đề: + Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng. + Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội. 3. Nguyên nhân của vấn đề : + Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .) + Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .) + Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn .) + Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. 4. Hành động của tuổi trê học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông: + Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. + Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư . + Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. + Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông . III. Kết bài : - An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội. - Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức . cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . . Một vài số liệu thực tế: Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy. Tuổi trẻ và tương lai đất nước Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VII) chỉ rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trên cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên; vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng". Thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh thế giới biến động phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát triển của kinh tế tri thức, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 4 4 Trường THCS Mỹ Hôi GV BM Huỳnh Công Thăng Hiện nay, thanh niên nước ta đang đứng trước những thời cơ, thách thức là: * Thời cơ: - Sự nghiệp đổi mới của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội mở ra cho thanh niên nhiều cơ hội để phát huy tài năng, cống hiến và trưởng thành. - Các chính sách của Nhà nước như: Phát triển giáo dục, dạy nghề, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế nhiều thành phần v.v… là cơ hội để thanh niên vươn lên xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. - Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, xây dựng, khai thác và các khu công nghệ cao là cơ hội để cho hàng vạn thanh niên trở thành người lao động có chuyên môn, đứng vào hàng ngũ của giai cấp công nhân. - Sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức là cơ hội để tuổi trẻ thể hiện tài năng, cống hiến trí tuệ cho đất nước. Việc mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế tạo điều kiện cho tuổi trẻ tiếp cận nhiều và nhanh hơn kinh nghiệm, tri thức quốc tế, tinh hoa văn hoá nhân loại. - Bước trưởng thành của thanh niên và tổ chức Đoàn, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào "Thanh niên tình nguyện", cùng với tính tích cực chính trị - xã hội của đông đảo thanh niên được khơi dậy và phát huy là thời cơ để đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức. * Thách thức: - Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp mau lẹ, khó lường, những nguy cơ chung của đất nước mà Đảng ta chỉ ra là những thách thức lớn đối với tuổi trẻ. - Đất nước ta còn nghèo, chưa đủ khả năng, điều kiện để đáp ứng tốt các nhu cầu học tập, việc làm, nhà ở, lập nghiệp v.v . của nhân dân nói chung, thanh niên nói riêng. - Yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập quốc tế là những thách thức đối với số đông thanh niên có trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn, nghề nghiệp và thiếu năng lực sáng tạo. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội tác động mạnh mẽ vào giới trẻ, là những thách thức lớn đến giá trị đạo đức và lối sống của thanh niên nước ta. TÔI ĐI HỌC Truyện Ngắn - THANH TỊNH - Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi: - Mẹ đưa bút thước cho con cầm. Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm: 5 5 Trường THCS Mỹ Hôi GV BM Huỳnh Công Thăng - Thôi để mẹ nắm cũng được. Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa. Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ: - Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại). Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn. Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói: - Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học. Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cáng tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi. Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi. - Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nữa. Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết. Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi. 6 6 Trường THCS Mỹ Hôi GV BM Huỳnh Công Thăng Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc: Bài tập viết: Tôi đi học! Ông đồ: quá khứ - chiều của thời gian Có lẽ hình ảnh của các Nho sĩ - thầy đồ bắt đầu xa sút trong xã hội Việt Nam từ cái thuở đôi tượng gỗ: "Thầy đồ và lão bán tơ" ra đời. Qua ánh mắt giễu cợt, mỉa mai của lão bán tơ (trang phục xuyền xoàng, vai đeo túi tiền, tay ầm cái cân) nhìn sang thầy đồ (trang phục chỉnh tề, đầy đủ bầu rượu túi thơ) nghệ sĩ dân gian đã dự cảm về sự bất cập của một lớp người. Và quả thật, tới những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, các ông đồ chỉ còn là vang bóng lịch sử, người đời đã quên họ, còn thi sĩ, khi nhớ tới cũng đành ngậm ngùi thốt lên: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Đoạn tuyệt với niêm luật tù túng không có nghĩa là từ bỏ các yếu tố có tính cổ điển của hình thức thơ ca truyền thống và cuộc "Cách mạng thơ mới" không phải là cuộc "Âu hoá" thơ Việt, cũng không phải lá bước hứng khởi trực giác của cả một thế hệ nhà thơ. Những khổ tứ tuyệt, những bài thất ngôn . xuất hiện khá nhiều trong thơ mới và điều đáng nói là ở chỗ chúng đã diển tả một cách tốt nhất "Cây đàn muôn điệu" của các hồn thơ. Cho nên, tuyệt nhiên không vì 20 dòng ngũ ngôn mà "Ông đồ" của Vũ Đình Liên không thể sánh cùng những "Nhớ rừng", "Ở đây, thôn Vĩ dạ" hay "Tiếng dịch sông Ô" . Với 20 câu thơ giản dị, không sử dụng các biện pháp tu từ cầu kỳ, những liên tưởng vượt quá giới hạn hiện thực ., bằng cái nhìn hướng ngoại: từ tâm thức nhà thơ đến sự đồng điệu với nhân vật trữ tình, "Ông đồ" đã không dừng lại ở sự cảm thông thuần túy. Năm khổ thơ dựng nên một hoàn cảnh trải dài theo thời gian, chân thực đến mức không còn là những chấm phá mà là những dòng thơ có sức tạo hình. Một cảnh ngộ với ba khung cảnh được khắc họa: ông đồ giữa náo nức của khách xuân; ông đồ tư lự giữa cô đơn và ông đồ không còn ở chỗ ngồi quen thuộc. Giữa mỗi khung cảnh là một khoảng thời gian có thấp thoáng bóng nhà thơ - kẻ qua đường không vô tình. Thơ về mùa xuân lại nói chuyện buồn, thật là sự bất thường nhưng cũng không là sự bất thường vì đó là nỗi niềm dậy lên từ tâm khảm nhà thơ. Chỉ có nhà thơ mới tạm dừng cái hối hả của độ xuân sang để cám cảnh với một người ngồi bó gối: Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Ông đồ - hậu duệ cuối cùng còn sót lại của những bậc túc nho lừng danh xưa kia giờ lẻ loi bên dòng người xa lạ. Không ai đoái nhìn khi ông phải rời bỏ "thư phòng" trang nghiêm, rời bỏ những đêm "thắp bạch lạp, đọc Đường thi" để lần hồi kiếm sống. Ông đã đi một bước bất hạnh: từ "cho chữ thánh hiền" đến "bán chữ thánh hiền". Mỗi độ xuân về, ông ngồi bên hè phố, từ xuân này sang xuân khác, thương thay, xuân sau lại buồn hơn xuân trước! Đã qua rồi những ngày nụ cười hiền hậu, thanh tao luôn rạng rỡ trên môi, ấy là khi: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Rồi những ngày như thế ít dần, thưa thớt dần đến nỗi: Giấy đỏ buồn không thấm Mực đọng trong nghiên sầu Cái hạng vị số một trong bảng xếp loại "Sĩ, nông, công, thương" xưa đã thật làm rạng danh cho kẻ có chữ. Ông đồ phải ngồi bán chữ là hệ quả không tránh khỏi của sự "đứt gãy văn hoá" dân tộc hồi đầu thề kỷ. Lời tiên đoán "Đông là Đông, Tây là Tây không bao giờ gặp nhau" đã không 7 7 Trường THCS Mỹ Hôi GV BM Huỳnh Công Thăng được lịch sử kiểm chứng. Ở Việt Nam, cuộc gặp gỡ Đông - Tây diễn ra theo một quá trình bi thảm, để lại những di hại nặng nề, nhưng ít nhất văn minh phương Tây cũng đã góp phần giải thể cơ cấu và sự vận hành của xã hội cổ truyền. Như mọi xã hội vào buổi nhá nhem, xã hội Việt Nam thời Vũ Đình Liên cũng xuất hiện những trạng huống khôi hài, những bi kịch đáng thương. Cái khôi hài, cái đáng thương còn bị lối tư duy cực đoan: "Khen hết lời, chê hết nhẽ" đẩy tới tột cùng của sự khôi hài, sự đáng thương. Người ta chê bai học vấn Nho giáo, người ta đổ mọi tội lỗi của tình trạng dân tộc trì trệ lên đầu Nho giáo mà quên mất rằng: quá khứ vẻ vang của dân tộc gắn liền với rất nhiều giá trị Nho giáo. Một vài tri thức "Tây học" đương thời quay lưng với Nho giáo, cứ làm như di sản không liên quan tới cuộc sống thường nhật để cho: Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay. Song dòng chảy ba chiều của thời gian không bất công đến mức sẽ quên đi cả những gì đáng nhớ, nhất là với nhà thơ - người mà lòng trắc ẩn và niềm hoài tưởng vốn là nguồn cảm hứng đầy chất thơ. Nhà thơ là người đã vui cùng ông đồ, buồn cùng ông đồ. Nhà thơ hiểu thấu ông giữa lạnh lùng, dửng dưng của kẻ đi, người lại. Mảnh hồng điều lắt lay trước mặt ông, không chờ ông đặt những nét chân, nét thảo. Mảnh giấy dường như xa lạ, nhất là khi mảnh lá cuối cùng lìa cành đậu trên nó như chấm hết sự sinh sôi. Ông không buồn nhặt, ông ngồi trầm ngâm, ông buồn bả trước thờ ơ của người đời, giữa đất trời còn buồn hơn ông: Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay. Mực đọng, nghiên sầu, giấy không thấm, lá vàng rơi, mưa bụi bay trong tiết xuân lạnh giá . thật não nề cho ông đồ. Ông ngồi đó, ông không chỉ là ông, ông là dấu tích của lớp người đã lùi về phiá thời gian, ông trở thành biểu tượng của quá khứ huy hoàng, của lớp trí thức đã lỗi thời. Con tạo xoay vần, vật đổi sao dời, ông cố đưa đôi tay gầy guộc đeo bám cuộc đời chỉ để tìm cuộc mưu sinh mà cũng không xong. Ông đem thứ vốn liếng quý giá nhất của mình ra thị trường, than ôi! Lại là thứ hàng không hợp thời nữa! Nhà thơ thương cảm ông, nỗi buồn của ông sang cả nhà thơ, có lẽ chính ông cũng không cảm được nỗi niềm: Giấy đỏ buồn không thấm Mực đọng trong nghiên sầu Nghĩa là nhà thơ còn buồn hơn ông, cám cảnh hơn ông. Nỗi buồn kéo dài qua trang thơ đến người đọc, trở thành băn khoăn, ưu tư vì đã vô tình. Nhịp điệu thời gian "đào lại nở" là quy luật của cuộc sống. Bằng lý trí lạnh lùng người tra nói: đó là tất yếu lịch sử. Qua trái tim nhà thơ, tất yếu lịch sử trở nên nhân bản hơn, "người" hơn, khoan dung hơn. Cũng may sự nghiệt ngã của cuộc đời còn được giải toả bởi tấm lòng nhà thơ, ông đồ biết chăng vẫn có người thương tiếc ông: Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Nếu ông còn đâu đó, nếu ông vẫn mang mối hận ngàn thu, xin chớ nghĩ cuộc đời naỳ đen bạc. Ông vẫn trong trang thơ, trong những hoài niệm về quá khứ. Hậu thế vẫn còn nhớ các ông: những người không đỗ đạt, những người đỗ đạt nhưng không đeo đuổi mộng công danh, mà lấy dạy dỗ, giáo dưỡng thế hệ tương lai làm niềm vui thanh bạch. Nếu các nhà Nho gia như Nguyễn Trãi, Lê Quí Đôn . là đỉnh cao của một học vấn - văn hóa thì ông đồ là cái nền rộng cho các đỉnh cao ấy hình thành. Không ai khác, chính ông đồ là trí thức của dân chúng ngàn xưa, các ông đã trực tiếp nuôi dưỡng, hun đúc ý chí của dân tộc trước nội loạn bạo ngược và ngoại xâm hung tàn. Các ông hãy yên lòng, trong bảo tàng kia, nghiên mực của các ông, cây bút của các ông vẫn được dành cho vị trí quan trọng. Những Tứ thư, Ngũ kinh vẫn được người đời suy gẫm và khí phách của kẻ sĩ vẫn là tự haò của lớp hậu duệ hôm nay. Gần 60 năm qua đi. Từ ngày "Ông đồ" của Vũ Đình Liên ra đời. Gần 60 năm với bao biến động. 8 8 Trường THCS Mỹ Hôi GV BM Huỳnh Công Thăng Những ngaỳ này, Thơ Mới được khẳng định trở lại trong tính lịch sử của nó. Mới hay, văn chương đích thực có số phận chẳng suông sẻ gì! Lại nữa, đọc "Ông đồ" càng thấy nhà thơ đích thực đâu cứ phải làm được hàng trăm baì thơ! Làm hàng trăm bài thơ để rồi trôi vào quên lãng, nhưng chỉ với một bài thơ vẫn có thể được nhớ đời, âu cũng là chuyện trớ trêu của văn chương. Thơ là sáng tạo và thơ cũng là tấm lòng. Sáng tạo giản dị, tấm lòng nhân ái và rung cảm sâu sắc thật sự là chân tài của Vũ Đình Liên. Một nhân cách thơ không thể được định đoạt bởi số thơ đã làm ra. Ông là cảnh tỉnh cho những ai đang ảo tưởng cứ "sản xuất" nhiều thơ sẽ trở thành nhà thơ. Ông là sự nhắc cho không ít những "thi sĩ văn vần" hôm nay rằng: mọi ốn éo, cầu kỳ; mọi rung cảm, giả tạo không bao giờ đem lại tiếng thơm cho người cầm bút. Ở những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, lịch sử như đang lặp lại. Sự chuyển đổi hệ giá trị văn hoá đang tạo ra những hài kịch và bi kịch đáng thương mới. Và thật lạ kỳ, khi nhìn về quá khứ, vài người trong chúng ta lại trĩu nặng mặc cảm bi ai, những than van, trách móc. Vâng, quá khứ còn đó những vui, những buồn. Nhưng trong dòng chảy liên tục của thời gian, quá khứ không hề không có ý nghĩa. Bởi vì quá khứ (dù thế nào) vẫn là cội nguồn của chúng ta. Ai đó thời mở cửa đang cố kiễng chân ngóng nhìn ngưỡng mộ "Văn minh quần bò" và "Coca cola" thì cũng xin chớ quên mảnh đất dưới chân - nơi mình đang đứng. Và ai đó, khi nhìn về quá khứ xin hãy vui cùng cái vui, và nếu có buồn xin hãy làm như Vũ Đình Liên: Cái buồn được suy tư bằng lòng nhân hậu. Ông đồ: cảm thức về thời gian và nỗi niềm dâu bể Năm xưa, cách đây hơn nửa thế kỷ, trong những dòng phê bình dành cho Vũ Đình Liên. Hoài Thanh đã gọi bài thơ Ông đồ là một kiệt tác. Ông cho rằng hai nguồn thi cảm chính của Vũ Đình Liên là: "Lòng thương người và tình hoaì cổ. Người thương những cảnh thân tàn ma dại và người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có lần hai nguồn thư cảm ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: "Ông đồ" (Thi nhân Việt Nam, NXB Hoa Tiên). Ý kiến của Hoài Thanh đã như một khuyên son điểm vào đời thơ Vũ Đình Liên. Và thời gian ngày càng chứng tỏ nhà phê bình của chúng ta rất tinh tường nhạy cảm. Nhưng bởi vì sao hôm nay chúng ta laị vẫn loay hoay trở lại cái công việc mà Hoài Thanh đã làm, khẽ khàng lật một di vật xưa mà soi ngắm dò tìm? Tại sao "Ông đồ" của Vũ Đình Liên mà không là một bài thơ nào khác? Tôi tự hỏi và cảm giác thấy đây không hề là sự lựa chọn ngẫu nhiên. "Đập cổ kính ra tìm lấy bóng" . Phải chăng, anh, chị, tôi, chúng ta đang đi tìm bóng dáng mình ở mảnh kính "Ông đồ"? Hình dung bài thơ như một bộ phim tài liệu quay chậm. Bốn khổ thơ đầu là những cận cảnh: không gian không thay đổi mà chỉ có những biến thái nhỏ, thời gian xoay chuyển từng năm: khổ cuối, một nửa là cận cảnh: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Nhân vật chính đã biến mất, để cuối cùng phim dừng lại rất lâu ở một nền lồng lộng đầy mây trắng: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ Vũ Đình Liên đã tiết kiệm lời thơ đến mức tối đa để sự vật tự lên tiếng - và đó là một đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh: vì thế những ấn tượng đập vào mắt người đọc rất nhanh, cộng với chiều sâu của hệ vấn đề, bài thơ đã để lại một ngân vang sâu thẳm. Thể ngũ ngôn không mới trong lịch sử thi ca Việt Nam, mà ngược lại. Trong giai đoạn văn học 1932-1945, nhiều nhà thơ đã dùng thể này và thật lạ, hầu hết đó là những bài thơ hay. Vũ Đình Liên không chuyên về ngũ ngôn, nhưng với "Ông đồ" ông đã chọn một thể loại tối ưu. Những câu 9 9 Trường THCS Mỹ Hôi GV BM Huỳnh Công Thăng 10 10 [...]... đây vừa là bài hịch lại vừa là bài tựa (bài mở đầu, lời nói đầu) cho một cuốn binh pháp (cũng do Trần Quốc Tuấn soạn thảo để huấn luyện tướng sĩ) nhan đề là Binh gia điệu lý yếu lược, ta thường quen gọi là Binh thư yếu lược Vì vậy, về hình thức kết cấu, không nên so sánh với các bài hịch khác (của Việt Nam hoặc của Trung Quốc) để đi tới những nhận định về văn thể Theo nhiều nhà nghiên cứu, bài hịch được... hịch được viết vào khoảng trước cuộc xâm lăng lần thứ hai của quân Nguyên Mông (1 285 ) Đại Việt sử ký toàn thư - bộ sử hoàn chỉnh khá cổ còn lại tới nay ghi rõ: đó là bài hịch hiểu dụ các tỳ tướng Trong Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (1744 - 181 8), khi chép bài hịch này cũng ghi tiêu đề là Dụ chư tỳ tướng hịch văn Giữa tỳ tướng (các sĩ quan cấp dưới giúp việc cho chủ tướng) với tướng sĩ nói chung... như thế là do sự lão luyện của nghề văn hay do tư tưởng nhân đạo sâu sắc của người cầm bút? Có lẽ là cả hai! Hịch tướng sĩ văn - Từ chữ nghĩa đến văn bản Hịch là thể văn được viết nhằm nêu cao chính nghĩa của một cuộc hành binh, động viên tinh thần chiến đấu của tướng sĩ, thường ngắn gọn Bài hịch của Trần Quốc Tuấn khá dài, pha trộn miêu tả, tự sự, nghị luận, giọng văn thiết tha, sôi nổi, tác động sâu... dã nêu trên ) C) Kết bài : Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoăc nêu những cảm nghĩ của nhân vật tôi trong sự liên hệ bản thân ) VD: mở bài : " Hang năm ,cư vào cuối thu những kỉ niệm mơn man của buổi tuuwj trường , những câu văn ấy của thanh tịnh trên văn đàn Vn hơn 60 năm rồi! thế nhưng "tôi đi hoc " vẫn là một trong những áng văn gợi cảm , trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Vn... của nv tôi trông truyện ngắn tôi đi học A) Mở bài: + Giới thiệu nhà văn Thanh tinhj và truyện ngắn tôi đi học + Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" : vẻ đẹp đáng yêu của tuổi thơ ngây B) Thân bài: 1) tổng + Giới thiệu sơ lược nội dung truyện + Giọng kể chuyện trưc tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc , giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn 2)Phân tich a) ko gian con đường đến trường... trang của vương triều Trần và do giá trị đích thân của bài hịch, văn bản lịch sử này mới trở thành lời kêu gọi, động viên, giáo dục toàn quân Vì vậy, tiêu đề cần ghi rõ là Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Bài hiểu dụ các tỳ tướng) Nêu rõ ý nghĩa của hai chữ tỳ tướng có thể giúp người học hiểu thêm về tổ chức lực lượng vũ trang thời Trần và ý nghĩa lịch sử của bài hịch Tìm hiểu các đoạn trích giảng mà ở trường... một Đoạn cuối bài hịch (từ Kim dư minh cáo nhữ đằng - Nay ta bảo rõ cho các ngươi được biết, cho tới Minh tri dư tâm nhân bút dĩ hịch văn - Ta viết bản hịch này để các người hiểu rõ tấm lòng của ta) lời lẽ khuyến cáo thật đạt lý thấu tình, vô cùng tha thiết và qua đó lại càng thấy rõ mối quan hệ giữa chủ tướng và các gia tướng, gia thần, rất phù hợp với đề Dụ chư tỳ tướng hịch văn Theo văn pháp cổ,... ngữ cần chú ý khai thác, đối chiếu với nguyên văn chữ Hán để triển khai bình giá Thí dụ: ngó thấy sứ giặc nguyên văn là thiết kiến - nhìn trộm, ý vị nhục nhã chua cay tăng lên gấp bội; câu Thật khác nào ném thịt cho hổ đói, sao cho khỏi gây tai vạ về sau! dịch như vậy khó hiểu, quan hệ logic không rõ ràng, đặc biệt là mấy từ sao cho khỏi Căn cứ vào nguyên văn, nên hiểu là: ví như ném thịt cho hổ đói... đem về Công lớn ấy chẳng hổ danh là chúa sơn lâm! Chả thế mà Vũ Đình Liên chỉ cần trích hai câu trong bài này đã dám cả quyết: chỉ hai câu Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối / Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan cũng có sức mạnh như một tuyên ngôn bênh vực cho Thơ mới Dựa vào văn bản chiếu dời đô (lớp 8) hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn đối với vận mệnh... thực sự ở đây là chế độ thực dân – phát xít- phong kiến trong cơn giãy chết của nó Truyện được đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy số 484 , ngày 23/10/1943 Chỉ hơn một năm sau thôi, trên toàn cõi Bắc Kì chế độ ấy sẽ đẩy hơn hai triệu người dân nghèo Việt Nam ta vào cảnh chết đói Trong bài “Lep Tônxtôi, tấm gương phản chiếu cuộc cách mạng Nga”, Lênin đã khẳng định: “Nếu đứng trước chúng ta là một nghệ sĩ vĩ đại . tập, em hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên các bạn Mb : Nêu khái quát về hiện tượng các bạn lơ là trong học tập . lí do viết bài văn nghị luận này Tb. luyện của nghề văn hay do tư tưởng nhân đạo sâu sắc của người cầm bút? Có lẽ là cả hai! Hịch tướng sĩ văn - Từ chữ nghĩa đến văn bản Hịch là thể văn được viết

Ngày đăng: 30/11/2013, 11:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan