1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu quy dinh sang kien kinh nghiem

2 936 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 32,5 KB

Nội dung

UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 1610/THPT Quy Nhơn, ngày 06thangs 12 năm 2002 QUY ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO. I.- KHÁI NIỆM: 1.- Kinh nghiệm: Kinh nghiệm (công tác) là những hiểu biết được đúc kết do từng trải qua thực tiễn công tác của cá nhân hay tập thể, được tập thể công nhận là tốt, cần được triển khai áp dụng rộng rãi. Thí dụ: Kinh nghiệm dạy một bài , một chương cụ thể trong chương trình học. Cũng có thể coi như là kinh nghiệm, nếu có một kế hoạch tổ chức cụ thể, có tính khoa học để triển khai có hiệu quả một sáng kiến của người khác đã được công nhận và phổ biến rộng rãi ở những nơi khác. 2.- Sáng kiến Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa công tác là một giải pháp là một giải pháp kỹ thuật hoặc một giải pháp tổ chức làm việc mới có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn và mang lại lợi ích thiết thực cho đơn vị hay cho ngành. Thí dụ: Sáng kiến trong công tác giáo dục học sinh cá biệt về hạnh kiểm. II.- YÊU CẦU: 1.- Kinh nghiệm không được rập theo những khuôn mẫu, những quy định đã có trong lý thuyết quản lý hay dạy học; cần thể hiện rõ nội dung cụ thể, lợi ích, khả năng áp dụng. 2.- Sáng kiến của tác giả không được mô phỏng theo một sáng kiến đã được công nhận và phổ biến; cần có 3 nội dung cơ bản: tính mới, lợi ích, khả năng áp dụng. 3.- Sáng kiến , kinh nghiệm có thể thuộc lĩnh vực chung, rộng, cũng có thể một công việc cụ thể phù hợp với nội dung công tác của từng người (từng tập thể) ở cơ sở. 4.- Sáng kiến kinh nghiệm không được nới chung chung không rõ mục tiêu, ý tưởng, nội dung; hoặc nêu những điều hiển nhiên mà ai cũng biết, cũng làm được hoặc đơn thuần là bản thành tích công tác. III. – NỘI DUNG SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM. 1.- Cải tiến công tác quản lý giáo dục; 2.- Cải tiến phương pháp dạy học; 3.- Cải tiến và sáng tạo thiết bị, đồ dùng dạy học; 4.- Kinh nghiệm trong quản lý giáo dục, giảng dạy,… 5.- Sáng kiến, Kinh nghiệm trong các hoạt động giáo dục, xã hội hóa giáo dục,… IV.- CẤU TRÚC CỦA MỘT BẢN BÁO CÁO SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM. A.- TÊN ĐỀ TÀI. B.- CẤU TRÚC NỘI DUNG. Phần 1: MỞ ĐẦU (chiếm 5- 10% của báo cáo). 1.- Lý do: Nêu ngắn gọn sự cần thiết và tính khả thi của đề tài (lý luận và thực tiễn). 2.- Nhiệm vụ của đề tài (giải quyết cái gì). 3.- Phương pháp tiến hành. 4.- Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài (ở đâu, lúc nào). Phần 2: KẾT QUẢ ( chiếm 85 – 90% của báo cáo) 1.- Mô tả tình trạng, sự việc hiện tại (làm đối chứng). 2.- Mô tả nội dung, giải pháp mới:( mô tả và giải thích; Phân tích và kết luận cụ bộ; minh chứng cụ thể). Phần 3: KẾT LUẬN (chiến 2- 5% của báo cáo) 1.- Khái quát về kết luận cụ bộ để tìm câu trả lời đề tài. 2.- Lợi ích và khả năng vận dụng. 3.- Đề xuất, kiến nghi (có thể là những khuyến nghị). V.- TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI. 1.- Loại A: - Cấu trúc hợp lý, chặt chẽ; mang tính hệ thống cao. - Nội dung thể hiện được thính khoa học, thực tiễn; tính mới. - Tính hiệu quả và khả năng vận dụng cao. 2.- Loại B: - Cấu trúc hợp lý, chặt chẽ. - Nội dung thể hiện được thính khoa học, thực tiễn; tính mới. - Thấy được lợi ích, đã được áp dụng ở cơ sở. 3.- Loại C: - Cấu trúc hợp lý, trình bày rõ ràng. - Nội dung phù hợp giữa lý luận và thực tiễn. - Thấy được lợi ích. VI. QUY TRÌNH XÉT VÀ CÔNG NHẬN SKKN CẤP NGÀNH. 1.- Đăng ký và kiểm tra thẩm định. - Cá nhân, đơn vị trong ngành đăng ký gửi văn bản về Sở trước ngày 30/10 hàng năm. (Cá nhân, đơn vị thuộc huyện;Phòng GD - ĐT tập hợp và đăng ký bằng văn bản cho Sở). - Cuối năm học (tháng 3, tháng 4). Sở tổ chức kiểm tra thẩm định đối với các đề tái đã đăng ký với Sở.(xét thấy cần thiết). - Đề tài lớn phải nghiên cứu nhiều năm, nếu có kết thúc từng phần cơ bản cũng được xem xét hàng năm. 2.- Xét và công nhận. - Tháng 5 hàng năm Hội đồng khoa học cơ sở (Đơn vị thuộc Sở, Phòng giáo dục), tổ chức xét và công nhận sáng kiến, kinh nghiệm cấp cơ sở. - Ngày 10 tháng 6 hàng năm: Đơn vị thuộc Sở, Phòng giáo dục chọn các đề tài đạt lọai A của đơn vị gửi về Hội đồng khoa học ngành Giáo dục - Đào tạo xét và công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành. VII.- KHEN THƯỞNG. - Những sáng kiến, kinh nghiệm được công nhận, được đề nghị Sở GD - ĐT khen thưởng hay đề nghị khen thưởng cấp cao hơn. - Những sàng kiến, kinh nghiệm đạt xuất sắc, được đề nghị Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng thưởng bằng lao động sáng tạo. Quy định này được thực hiện từ năm học 2002 - 2003. Trong quá trình thực hiện các đơn vị cần góp ý, bổ sung để quy định ngày càng hoàn chỉnh hơn. GIÁM ĐÔC SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Đã ký . phúc Số 1610/THPT Quy Nhơn, ngày 06thangs 12 năm 2002 QUY ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO. I.- KHÁI NIỆM: 1.- Kinh nghiệm: Kinh nghiệm (công. đề tài (lý luận và thực tiễn). 2.- Nhiệm vụ của đề tài (giải quy t cái gì). 3.- Phương pháp tiến hành. 4.- Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài

Ngày đăng: 30/11/2013, 06:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w