nhân, tổ chức và hiệu quả tất yếu là yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính tạithành phố Hà Nội số lượng ngày càng tăng cao.Thời gian qua, thông qua chức năng xét xử Tòa án nhân dân thành ph
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐỒNG MINH HOÀN
BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI – 2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐỒNG MINH HOÀN
BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 8 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LÊ THỊ HOA
HÀ NỘI – 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đượctrích dẫn đầy đủ theo quy định
Tác giả
Đồng Minh Hoàn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất cho phép em gửi lời cảm
ơn tới các thầy, cô Khoa Nhà nước – Pháp luật và Lý luận cơ sở, Học việnHành chính Quốc gia đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện giúp đỡ em trongsuốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn đến Tiến sĩ Lê Thị Hoa – là người thầytrực tiếp dạy dỗ em trong quá trình học cũng như đã hướng dẫn, động viên vàtạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình nghiên cứu vàhoàn thành luận văn tốt nghiệp
Trong bài luận văn, chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế vàthiếu sót Em mong muốn sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô vànhững người quan tâm đến đề tài để đề tài được hoàn thiện hơn và có ý nghĩathiết thực áp dụng trong thực tiễn cuộc sống
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 8
1.1 Khái quát chung quyền của người khởi kiện trong vụ án hành chính 8
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vụ án hành chính 8
1.1.2 Quyền của người khởi kiện trong vụ án hành chính 10
1.2 Bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính 18
1.2.1 Khái niệm, ý nghĩa bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính 18
1.2.2 Phương thức bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính 25
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính 35
1.3.1 Mức độ hoàn thiện của các quy định pháp luật tố tụng hành chính 35
1.3.2 Trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính, cơ quan được giao quyền quản lý hành chính và người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính 36 1.3.3 Năng lực và bản lĩnh của thẩm phán trong xét xử các vụ án hành chính 38 1.3.4 Trình độ hiểu biết pháp luật của người dân 38
1.3.5 Hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân 39
Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 41
Trang 62.1 Khái quát về Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội 41
2.2 Thực trạng vụ án hành chính tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội 43
2.2.1 Vụ án sơ thẩm 43
2.2.2 Vụ án phúc thẩm 44
2.3 Thực tiễn bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội 45
2.3.1 Những kết quả đạt được 45
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 63
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 73
3.1 Phương hướng bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính 73
3.1.1 Bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính với chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền con người, quyền công dân 74
3.1.2 Bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính với bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, bảo vệ công lý 75
3.1.3 Bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính với các nhiệm vụ cải cách tư pháp và cải cách hành chính 76
3.2 Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính 78
KẾT LUẬN 95
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, quyền con người, quyền công dânkhông chỉ là quan tâm nội bộ của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề đượcquốc tế hóa ngày càng sâu rộng Một trong những chức năng quan trọng và làtiêu chí đánh giá mức độ dân chủ của một Nhà nước, đó là việc tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm quyền công dân Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhànước pháp quyền của dân, do dân và vì dân thì vấn đề bảo đảm quyền côngdân phải được chú trọng hàng đầu, đặc biệt là trong các quan hệ tố tụng nóichung và tố tụng hành chính nói riêng Ở nước ta, chú trọng bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của người dân trước sự xâm phạm của quyết định hànhchính, hành vi hành chính trái pháp luật, thể hiện ở cơ chế khởi kiện hànhchính ra Tòa án Giá trị cơ bản, thiết yếu của việc cho phép cơ quan, tổ chức,
cá nhân được quyền khởi kiện vụ án hành chính và các biện pháp bảo đảmthực hiện quyền khởi kiện thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tatrong việc bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
Hoạt động thực hiện quyền khởi kiện hành chính ra Tòa án và cơ chếbảo đảm quyền khởi kiện được thực thi trên thực tế đã và đang có tác dụngtích cực thúc đẩy tinh thần, thái độ, trách nhiệm của cơ quan nhà nước mà chủyếu là cơ quan hành chính nhà nước trong việc tăng cường sự quan tâm, cẩntrọng hơn khi ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính Từ
đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động hành pháp, xây dựng nềnhành chính mạnh và trong sạch, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức và cá nhân
Trước yêu cầu thể chế hóa các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng,yêu cầu cụ thể hóa các quy định tại Hiến pháp năm 2013 và để đáp ứng đòihỏi từ thực tiễn, hệ thống pháp luật tố tụng hành chính theo thời gian đã từngbước hoàn thiện, có tính thống nhất ngày càng cao, ghi nhận và bảo đảm
Trang 8quyền con người, quyền công dân bằng pháp luật và bảo đảm quyền công dântrong lĩnh vực này được thực hiện trên thực tế.
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (có hiệu lực từ 1-7-2016) đã khắcphục những vướng mắc, bất cập của Luật Tố tụng hành chính năm 2010, tạo
cơ sở pháp lý đầy đủ và hoàn thiện hơn để Tòa Hành chính giải quyết cáckhiếu kiện hành chính hiệu quả hơn, mang lại niềm tin của nhân dân đối vớiNhà nước Thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền, nghĩa
vụ của mình; đề cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việcbảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyềncông dân Điều này cũng đồng nghĩa là cá nhân, tổ chức càng có nhiều điềukiện, cơ hội để bảo vệ các quyền của mình khi bị quyết định hành chính, hành
vi hành chính của hệ thống hành chính nhà nước và các cơ quan khác của nhànước xâm phạm tới
Mặc dù vậy, thực tiễn hiện nay cho thấy quyền khởi kiện vụ án hànhchưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức của cơ quan nhà nước và nhândân Mặt khác, quá trình thực hiện các quyền của người khởi kiện chưa thực
sự được bảo đảm Tình trạng vi phạm quyền của người khởi kiện vẫn còn tồntại ở một số Tòa án các cấp
Thành phố Hà Nội với vị trí là thủ đô của cả nước, với diện tích rộnglớn, phạm vi quản lý hành chính đa dạng, phức tạp, bên cạnh đó mật độ dân
cư đông đúc, trình độ dân trí không đồng đều đã dẫn đến những khác biệt sovới các địa phương khác Diện tích thành phố Hà Nội được mở rộng (sát nhậptỉnh Hà Tây cũ) dẫn đến sự đòi hỏi phải phát triển các cơ sở hạ tầng cho phùhợp với tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương Cụ thể đó là sự phát triểncác dự án đô thị hóa, xây dựng các cơ sở hạ tầng, đường xá… Để thực hiệnđược chủ trương này thì cơ quan hành chính ở địa phương phải ban hành rấtnhiều các quyết định hành chính như thu hồi đất đai, đền bù giải phóng mặtbằng… dẫn đến phát sinh nhiều tranh chấp hành chính do những quyết địnhhành chính này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của rất nhiều cá
Trang 9nhân, tổ chức và hiệu quả tất yếu là yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính tạithành phố Hà Nội số lượng ngày càng tăng cao.
Thời gian qua, thông qua chức năng xét xử Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội đã xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của các quyết định hành chính,hành vi hành chính nhằm đưa ra phán xét về tính chất, mức độ pháp lý của vụviệc, từ đó, nhân danh nhà nước đưa ra phán quyết tương ứng với bản chất,mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc là chỗ dựa của nhân dântrong bảo vệ công lý, triệt để tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyềncông dân Tuy nhiên, hàng năm số lượng vụ án hành chính thụ lý ngày càngcao nhưng số lượng vụ án được giải quyết lại chiếm tỉ lệ khá thấp Chính vìvậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường bảo đảmquyền của người khởi kiện trong giải quyết vụ án hành chính đặt ra rất cầnthiết trong tình hình hiện nay Chính vì vậy, học viên mạnh dạn lựa chọn đề
tài “Bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội" để làm luận văn cao học Luật
Hiến pháp – Luật Hành chính
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến tên đề tài hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nàođược công bố Các công trình được công bố đã nghiên cứu những vấn đề cóliên quan đến tên đề tài Có thể kể đến các công trình sau:
Đề tài khoa học cấp nhà nước do Uông Chu Lưu (2006), Cải cách cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu lực xét
xử của Toà án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân, Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX04-06, Hà Nội [25];
Bài viết của Đỗ Minh Khôi (2009), "Dân chủ đối với việc bảo đảm
quyền con người" trong cuốn Quyền con người, tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, Chủ biên, Võ Khánh Vinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội [19];
Trang 10Bài viết của Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Hương (2012), "Bảođảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật hành chínhViệt Nam (một số vấn đề có tính phương pháp luận, định hướng nghiêncứu)''[32];
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Việt Nam (2013), Tranh tụng trong tố tụng hành chính ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Luật văn thạc sĩ Luật học,
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội [26];
Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Hoa Lê (2013), Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội [21];
Bài viết của Tường Duy Kiên (2016), "Cụ thể hóa các quy định mới về
quyền con người trong Hiến pháp năm 2013", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
[20];
Bài viết của Nguyễn Thị Thúy (2017), "Bảo đảm quyền con ngườitrong Luật Tố tụng hành chính năm 2015 - một số nhận xét và kiến nghị",
Nghiên cứu lập pháp, Số 9 (337), tr 40 – 45 [66];
Bài viết của Nguyễn Thị Thủy (2017), "Bảo đảm quyền con người,
quyền công dân theo pháp luật Tố tụng hành chính", Thanh tra, Số 5, tr 26 –
28 [61];
Bài viết của Nguyễn Thị Hà (2017), "Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng tại
phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam", tại trang
http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-at.aspx?ItemID=360
12];Bài viết của Lê Ngọc Duy (2018), "Bảo vệ quyền con người, quyềncông
dân trong Tố tụng hành chính theo Luật Tố tụng hành chính năm
2015", Tòa án nhân dân, Số 16, tr 25 – 31 [62];
Bài viết của Bùi Thị Đào (2018), "Hoàn thiện Luật Tố tụng hành chính
bảo đảm quyền con người, quyền công dân", Nghiên cứu lập pháp, Số 20, tr.
10 – 14 [63];
Trang 11Bài viết của Lê Ngọc Duy (2018), "Vai trò bảo vệ quyền con người,quyền công dân trong tố tụng hành chính của Viện Kiểm sát nhân dân ở Việt
Nam hiện nay", Khoa học Kiểm sát, Số 3, tr 57 – 66 [65];
Bài viết của Cao Việt Hoàng (2019), ''Tòa án Nhân dân với việc bảođảm quyền con người (phần 2)'', tại trang
hvta.toaan.gov.vn/portal/pls/portal/docs/6124604.docx, [14].
Bài viết của Nguyễn Thị Minh Hà (2019), "Quyền con người của
đương sự trong tố tụng hành chính", Kiểm sát, Số 5, tr 39-46 [64];
Bài viết của Nguyễn Minh Hà (2019), "Tiếp cận công lý trong tố tụng
hành chính" trong cuốn sách Công lý và quyền tiếp cận công lý, Nxb Hồng
Đức, Hà Nội [123];
Bài viết của Nguyễn Thị Hà, Đoàn Minh Trang (2020), "Bảo đảm
quyền con người trong hoạt động tố tụng hành chính", Tòa án nhân dân, Số 2,
tr 25-31 [60];
Những công trình nói trên đã phần nào đề cập đến vấn đề bảo vệ quyềncủa con người trong lĩnh vực tố tụng nói chung và tố tụng hành chính nóiriêng ở những khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, các công trình này chưanghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên biệt về bảo đảm quyền của ngườikhởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân Thànhphố Hà Nội Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt lýluận cũng như về thực tiễn, đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ quyền củangười bị kiện trong vụ án hành chính, đáp ứng yêu cầu mà mục tiêu của Chiếnlược cải cách tư pháp đã đề ra
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý về bảo đảm quyềncủa người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính Đồng thời, đánhgiá việc bảo đảm quyền của người khởi kiện tại Tòa án nhân dân Thành phố
Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường bảo đảm quyền của ngườikhởi kiện trong giải quyết vụ án hành chính
Trang 124 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nhiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật vềbảo đảm quyền của khởi kiện trong giải quyết vụ án hành chính và thực tiễnbảo đảm quyền của người khởi kiện qua hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dânThành phố Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu quyền của người khởi kiện vàviệc bảo đảm quyền của người khởi kiện trong xét xử vụ án hành chính tạiTòa án nhân dân Thành phố Hà Nội
Phạm vi không gian: Luận văn phân tích đánh giá việc bảo đảm quyềncủa người khởi kiện trong xét xử vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân Thànhphố Hà Nội
Phạm vi thời gian: Những số liệu thống kê nhằm đánh giá thực trạngviệc bảo đảm quyền của người khởi kiện trong xét xử vụ án hành chính tạiTòa án nhân dân Thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2020
Trang 135 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu làphương pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh luật học
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Luận văn vận dụng lý luận về quyền con người và bảođảm quyền con người trong hoạt động tư pháp để nghiên cứu về việc bảo đảmquyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính
- Về thực tiễn: Quá trình nghiên cứu sẽ phát hiện những vướng mắc,hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về việc bảo đảm quyền của
người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính từ thực tiễn Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp tăng cường bảo đảm quyền của người khởi kiệntrong giải quyết các vụ án hành chính, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văngồm 3 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền của
người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính
Chương 2: Thực tiễn bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải
quyết các vụ án hành chính tại Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền của
người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án nhân dânThành phố Hà Nội
Trang 14Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
1.1 Khái quát chung quyền của người khởi kiện trong vụ án hành chính
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vụ án hành chính
Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động của Nhà nước đượcthực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nộidung là bảo đảm sự chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơquan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật đối với các cánhân, cơ quan, tổ chức trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội và hànhchính – chính trị Hoạt động này được thực thi trên cơ sở pháp luật, đảm bảocác quyền và lợi ích chung của Nhà nước và xã hội Bởi vậy, trong quá trìnhthực hiện quản lý hành chính nhà nước khó có thể tránh khỏi sự xung đột haytranh chấp về lợi ích, quan điểm áp dụng pháp luật giữa chủ thể quản lý hànhchính nhà nước và đối tượng quản lý hành chính nhà nước Những xung đột,tranh chấp này chủ yếu xuất phát từ việc chủ thể quản lý hành chính nhà nướcđơn phương áp đặt ý chí của mình gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợppháp của đối tượng quản lý hành chính nhà nước Khi những xung đột, tranhchấp này bị đẩy lên cao, các bên phải đưa ra Tòa án có thẩm quyền để giảiquyết thì sẽ phát sinh vụ án hành chính Vì vậy có thể khái quát về vụ án hànhchính là vụ việc phát sinh trên cơ sở tranh chấp trong các lĩnh vực quản lýhành chính nhà nước
Hiện nay khái niệm vụ án hành chính chưa được quy định cụ thể trongmột văn bản quy phạm pháp luật nào Tuy nhiên, khi đề cập đến khái niệm
này, ta có thể hiểu như sau: “Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
Trang 15mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc do Viện kiểm sát khởi tố theo quy định của pháp luật
tố tụng hành chính”.
Như vậy, có thể hiểu vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân,
cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc (côngchức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống), quyết địnhgiải quyết khiếu nại và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tricủa cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và đượcTòa án thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật
Vụ án hành chính có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, vụ án hành chính chỉ phát sinh khi có yêu cầu khởi kiện của
các chủ thể có quyền và được Tòa án thụ lý Nếu yêu cầu khởi kiện là điềukiện cần việc được Tòa án thụ lý là điều kiện đủ Các chủ thể có thẩm quyền
là các cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình, khi cho rằng quyền lợi của họ bị quyết định hành chính, hành
vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếunại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri xâm phạm.Khởi kiện vụ án hành chính là sự kiện pháp lý đầu tiên trong quá trình tố tụng hànhchính, làm phát sinh mối quan hệ tố tụng giữa chủ thể khởi kiện và Tòa án, là cơ
sở để Tòa án thụ lý vụ án Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chínhkhi có yêu cầu khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ
chức nếu vụ án đó thuộc thẩm quyền của mình và đã được thụ lý
Thứ hai, Tòa án phải giải quyết vụ án theo trình thụ thủ tục do pháp luật
tố tố tụng hành chính quy định Tố tụng hành chính là một thủ tục tư phápriêng biệt, khác với tố tụng hình sự và tố tụng dân sự ở quan hệ pháp luật tốtụng, ở chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật tố tụng, ở trình tự xét xử và thihành án, do đặc thù của các tranh chấp hành chính
Thứ ba, đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là: 1) quyết định hành
Trang 16chính (văn bản các biệt do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩmquyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể và chỉđược áp dụng một lần); 2) hành vi hành chính (hành vi thực hiện hoặc khôngthực hiện nhiệm vụ công vụ); 3) quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức(giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống); 4) quyết địnhgiải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; 5) danh sách cửtri (danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểuHội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân).
1.1.2 Quyền của người khởi kiện trong vụ án hành chính
Để hiểu rõ được quyền của người khởi kiện trong vụ án hành chính thìtrước hết cần hiểu thế nào là quyền khởi kiện: Quyền khởi kiện là quyền củamỗi cá nhân hoặc cơ quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mìnhhoặc của người khác Khi khởi kiện, cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn khởikiện kèm theo các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp đếnTòa án có thẩm quyền để được giải quyết
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân Nhà nước có kỷ cương, kỷ luật Nhà nước quản
lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, điều hành, có thể có cơ quan hànhchính nhà nước và cán bộ, công chức có những quyết định hoặc hành vi tráipháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cánhân, từ đó làm phát sinh các khởi kiện hành chính
Khởi kiện vụ án hành chính chính là sự kiện pháp lý, là hành vi tố tụngđầu tiên và thuộc quyền định đoạt của người khởi kiện, làm phát sinh quan hệpháp luật tố tụng hành chính giữa Tòa án với người tham gia tố tụng, cơ quan
và người tiến hành tố tụng khác Không có khởi kiện vụ án hành chính thìkhông thể phát sinh vụ án hành chính tại Tòa án
Trang 17Khởi kiện vụ án hành chính là sự kiện pháp lý đầu tiên làm phát sinhquan hệ tố tụng hành chính, là sự thể hiện phản ứng của cá nhân, cơ quan, tổchức khi họ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quannhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình Như vậy, khởikiện vụ án hành chính không đơn thuần là một sự kiện pháp lý mà là quyềncon người, quyền công dân.
Điều 5 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định “Cơ quan, tổ chức,
cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này”
Đến nay chưa có khái niệm quyền khởi kiện vụ án hành chính được ghi
nhận trong các văn bản pháp luật Tuy vậy, có thể hiểu: “Quyền k hởi kiện vụ
án hành chính là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính có quyền yêu cầu tòa án thụ lý án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, công chức bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc”.
Quyền khởi kiện vụ án hành chính ở nước ta được ghi nhận lần đầu tiêntại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, theo đó tại
Điều 1 quy định: “Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình” Giá trị cơ bản, thiết yếu của việc cho phép
cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện vụ án hành chính và các biệnpháp bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện thể hiện sự quan tâm của Đảng vàNhà nước ta trong việc bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân Thực tiễn xét xử các vụ án hành chính trong thời gian qua của các cấpTòa án ở nước ta đã chứng minh được giá trị tích cực này
Hoạt động thực hiện quyền khởi kiện hành chính ra Tòa án và cơ chếbảo đảm quyền khởi kiện được thực thi trên thực tế đã và đang có tác dụngtích cực thúc đẩy tinh thần, thái độ, trách nhiệm của cơ quan nhà nước mà chủ
Trang 18yếu là cơ quan hành chính nhà nước trong việc tăng cường sự quan tâm, cẩntrọng hơn khi ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính Từ
đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động hành pháp, xây dựng nềnhành chính mạnh và trong sạch, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức và cá nhân
Tuy nhiên, quyền của người khởi kiện theo Pháp lệnh thủ tục giải quyếtcác vụ án hành chính năm 1996 rất hạn chế, cụ thể người khởi kiện chỉ cóquyền lựa chọn một trong hai hình thức khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cáccấp hoặc khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính ra Tòa án…Tức là khi ý chí của họ lựa chọn theo hình thức nào thì chỉ có thể chấp nhậnphán quyết của hình thức đó Như vậy đồng nghĩa với việc quyền khởi kiệncủa người khởi kiện bị hạn chế rất nhiều, nếu không đồng ý với kết quả trả lờikhiếu nại thì người bị thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hànhchính… không có quyền khởi kiện ra Tòa án để tiếp tục được bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình
Luật tố tụng hành chính năm 2015 ra đời đã ghi nhận một cách đầy đủquyền của người khởi kiện vụ án hành chính phù hợp với tình hình thực tiễncũng như nâng cao việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện
Quyền khởi kiện vụ án hành chính được quy định chi tiết tại Điều 115Luật Tố tụng hành chính năm 2015 như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong
trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người
có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của phápluật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng khôngđồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó
- Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với việc giải quyếtkhiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ývới quyết định đó
Trang 19- Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp
đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theoquy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết,nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó
Từ những phân tích trên có thể hiểu “Quyền của người khởi kiện là tập hợp các quyền mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có được khi tham gia quá trình xét xử vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân.”
Theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính hiện nay, người khởi kiện có các quyền cụ thể sau:
- Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và quyền khởi kiện vụ án hành chính: khởi nguồn cho quy trình tố tụng và được xem
như một quyền “hiến định”, quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp được quy định tại Điều 5, Luật Tố tụng hành chính năm 2015: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà
án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này” Tiếp theo đó, Điều 103, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định về
quyền khởi kiện vụ án hành chính, trong đó quy định quyền khởi kiện đối vớicác quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếunại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bầu cử đại biểuQuốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
- Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện: được quy định tại Điều 7, Luật Tố tụng hành chính năm 2015: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức
có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này” Theo đó, cá
nhân, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính khi thấyquyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính,hành vi hành chính… Người khởi kiện có quyền tự định đoạt trong việc đưa
Trang 20ra yêu cầu khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc Quyền tự định đoạt có thể đượcxem là tiền đề để tiến hành các thủ tục tố tụng tiếp theo trong việc bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện Bên cạnh quyền khởi kiện vụ
án hành chính, thì luật tố tụng hành chính cũng quy định rất rõ ràng về quyềnquyết định và tự định đoạt của người khởi kiện thông qua việc trong quá trìnhgiải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sungyêu cầu khởi kiện của mình Ngoài ra theo mô hình xây dựng Trung tâm hòagiải thực hiện thí điểm tại Tòa án trong năm 2018, 2019 thì quyền quyết định
và tự định đoạt của người khởi kiện còn có thể được thực hiện trong quá trìnhđối thoại trước khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính nhằm hỗ trợ các bên thốngnhất giải quyết quan hệ pháp luật hành chính có tranh chấp Như vậy, trướckhi Tòa án giải quyết vụ kiện hành chính, người khởi kiện có thể có nhiều sựlựa chọn mà pháp luật cho phép Mọi tác động bên ngoài ý chí của người khởikiện đều bị coi là trái pháp luật và không được công nhận Quyền tự định đoạtthể hiện sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người, trong đó vai trò củangười khởi kiện luôn được đề cao trông tất cả các giai đoạn tố tụng
- Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại: Theo quy định tại Điều 6, Luật
Tố tụng hành chính năm 2015 thì: “Người khởi kiện có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại” Quyền này cho phép người khởi kiện kèm theo yêu
cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp xác định được thiệt hại do hành vi hànhchính, quyết định hành chính gây ra Tuy nhiên cần lưu ý là không phải yêu cầubồi thường thiệt hại nào cũng được giải quyết
ngay trong vụ án hành chính, trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại
mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồithường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy địnhcủa pháp luật
Trang 21- Quyền được bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: được quy định tại Điều 11, Luật Tố tụng hành chính năm 2015, theo đó: “Đương
sự tự mình hoặc có thể nhờ luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ” Đối với người khởi kiện,
quyền này có thể hiểu là quyền yêu cầu người đại diện hoặc quyền yêu cầungười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Nghĩa là để bảo vệ tốt nhất choquyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người khởi kiện có quyền yêu cầungười đại diện, thuê luật sư hoặc nhờ người khác am hiểu về pháp luật thay họđứng ra bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án Toà án có tráchnhiệm bảo đảm cho người khởi kiện thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của họ Đây cũng là quy định được Tòa án rất khuyến khích, tránhtrường hợp người không có kiến thức pháp luật, không có khả năng bảo vệcho mình dẫn đến những thiệt hại không đáng có cho họ do không thu thập đủchứng cứ để có thể bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình
- Quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện: Mặc dù Luật TTHC
năm 2015 quy định cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quyền khởi kiện để yêu cầuTòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp khi người khởi kiện nộp đơn thì bị Tòa án trả lại đơn khởi kiện.Trong trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện, pháp luật quy định cho người khởikiện quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện Điều 110, Luật TTHC năm
2015 quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với những trường hợp
bị trả lại đơn khởi kiện Theo đó: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện” Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, Chánh án Tòa án phải ra quyết
định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật Trường hợp khôngđồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án thì trong thời hạn 10ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, ngườikhởi
Trang 22kiện có quyền khiếu nại lên Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp Trong thờihạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Toà án cấptrên trực tiếp phải giải quyết Quyết định của Chánh án Toà án cấp trên trực
tiếp là quyết định giải quyết cuối cùng Ví dụ, Tòa án nhân dân cấp huyện trả lại đơn khởi kiện thì người khởi kiện có quyền khiếu nại lần đầu lên Chánh án Tòa án nhân dân huyện đó, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì tiếp tục được khiếu nại lần 2 lên Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 là quyết định giải quyết cuối cùng.
- Quyền đề nghị xét xử vắng mặt: Khi người khởi kiện có đơn đề nghị
Tòa án xét xử vắng mặt hoặc có người đại diện của họ tham gia phiên tòa thìngười khởi kiện có thể vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm Trong trường hợp này,Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án theo quy định
- Quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch: Khi có căn cứ cho rằng người tiến hành tố tụng, người giám
định, người phiên dịch thuộc trường hợp luật quy định không được tham gia
tố tụng hoặc không vô tư khách quan khi thực hiện hoạt động tố tụng thìngười khởi kiện có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, ngườigiám định và người phiên dịch nhằm đảm bảo tính khách quan của nhữngngười này khi tham gia phiên tòa
- Quyền thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện: Trong suốt quá trình tố tụng và kể cả tại phiên tòa sơ thẩm, người khởi kiện
có quyền thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; Hộiđồng xét xử chỉ chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của người khởi kiện nếuviệc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện.Riêng trường hợp người khởi kiện rút một phần hoặc toàn bộ
yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấpnhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu mà đương
sự đã rút Tuy nhiên về nguyên tắc, nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiệntrong giai đoạn này thì Tòa đình chỉ giải quyết vụ án, nghĩa là quyết định
Trang 23hành chính bị kiện đương nhiên có hiệu lực Vì vậy, người khởi kiện nên cânnhắc về quyền lợi của mình trước khi rút đơn khởi kiện.
- Quyền yêu cầu Hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ án, nghe băng ghi âm, xem băng đĩa hình, đĩa ghi hình Tại phiên tòa, người khởi kiện
có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ án, cho nghebăng ghi âm, đĩa ghi âm, băng đĩa hình, đĩa ghi hình, trừ trường hợp đặc biệtcần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mậtnghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu củađương sự thì Hội đồng xét xử không công bố các tài liệu có trong hồ sơ vụ án
- Quyền được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Toà: Sau
khi tuyên án Tòa án có trách nhiệm cấp, gửi trích lục bản án, bản án cho những cánhân, cơ quan, tổ chức có liên quan để những người này biết và thực hiện quyền,nghĩa vụ của mình Điều 166 Luật Tố tụng hành chính quy định về việc cấp, gửitrích lục bản án, bản án của tòa án như sau: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từngày kết thúc phiên toà, các đương sự được Toà án cấp trích lục bản án Trong thờihạn 07 ngày, kể từ ngày tuyên án, Toà án phải cấp, gửi bản án cho các đương sự vàViện kiểm sát cùng cấp Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khángcáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp, gửi bản án đã cóhiệu lực pháp luật cho các
đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơquan cấp trên trực tiếp của người bị kiện
- Quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án: Trong
trường hợp người khởi kiện không đồng ý với phán quyết của Tòa án thìngười khởi kiện có quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án.Theo quy định thì: “Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơthẩm là 15 ngày, kể từ ngày Toà án tuyên án; trường hợp đương sự vắng mặttại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặcđược niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ
sở, trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức Thời hạn kháng cáo đối
Trang 24với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm
là 07 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo đượctính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì”
1.2 Bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính
1.2.1 Khái niệm, ý nghĩa bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính
Theo từ điển tiếng Việt, bảo đảm được hiểu là làm cho chắc chắn thựchiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết để có thể thựchiện được Bảo đảm có thể hiểu là làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìnđược, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết để có thể thực hiện được
Bảo đảm các quyền con người, quyền công dân là việc tạo ra các tiền
đề, điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để cá nhân, côngdân, các tổ chức của công dân thực hiện được các quyền, tự do, lợi ích chínhđáng của họ đã được pháp luật ghi nhận Bảo đảm quyền công dân trong tốtụng hành chính là bảo đảm quyền công dân trong hoạt động tư pháp, là việcNhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết nhằm tôn trọng và thực hiện cácquyền công dân của các cá nhân trong việc giải quyết các khiếu kiện hànhchính bằng con đường tố tụng
Đảm bảo quyền khởi kiện trong tố tụng hành chính có thể hiểu là tổngthể các biện pháp, các cơ chế hỗ trợ hoặc tạo điều kiện cần thiết cho cácđương sự có thể thực hiện quyền khởi kiện Đồng thời, việc đảm bảo này cònđược thực hiện thông qua chính các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụngnhư Tòa án, Viện kiểm sát Chính các biện pháp và cơ chế này là cơ sở đảmbảo tính khả thi của quyền khởi kiện, là cơ sở để quyền khởi kiện được thựchiện một cách có hiệu quả trên thực tế nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng củangười dân được pháp luật ghi nhận và bảo hộ
Trang 25Từ đó, khái niệm bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hành chính là tạo cho các chủ thể có quyền khởi kiện có đủ các điều kiện cần thiết, chắc chắn thực hiện được trên thực tế, quyền khởi kiện ra Tòa án nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thông qua các biện pháp được pháp luật quy định.
Bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hànhchính là bảo đảm quyền công dân trong hoạt động tư pháp, là việc Nhà nướcthiết lập các điều kiện cần thiết nhằm tôn trọng và thực hiện các quyền côngdân của các cá nhân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính bằng conđường tố tụng Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chủ thể bảo đảmquyền của người khởi kiện là Tòa án nhân dân thông qua hoạt động xét xử
Các vụ án hành chính được giải quyết bởi Tòa Hành chính nằm trong
hệ thống Tòa án nhân dân theo một cơ chế riêng được điều chỉnh bởi ngànhLuật Tố tụng hành chính Các điều kiện pháp lý bảo đảm quyền công dântrong tố tụng hành chính bao gồm: Có hệ thống pháp luật tố tụng hành chínhhợp hiến, có tính thống nhất, tính khả thi; có hệ thống Tòa Hành chính hoạtđộng có hiệu lực, hiệu quả với những thẩm phán hành chính có trình độchuyên môn tốt và đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng; có cơ chế kiểmtra, giám sát chặt chẽ của Viện Kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết
vụ án hành chính; các phán quyết của Tòa hành chính phải được bảo đảm thựcthi
Bảo đảm quyền khởi kiện có ý nghĩa thiết thực và hết sức quan trọngđối với quyền lợi của công dân, mà trước hết là những chủ thể có quyền, lợiích hợp pháp bị xâm hại, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực thi quyềnkhởi kiện trên thực tế
Bên cạnh đó việc ghi nhận quyền khởi kiện vụ án hành chính và sự bảođảm của pháp luật trong việc thực hiện những quyền này góp phần nâng cao ýthức pháp luật của các chủ thể trong quan hệ pháp luật tố tụng hành chính nóiriêng và quan hệ pháp luật hành chính nói chung Từ việc nâng cao ý thức
Trang 26pháp luật của các chủ thể có liên quan, qua đó sẽ góp phần giảm thiểu vụ việc
bị xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp, từ đó giảm thiểu được những vụ kiện tụnghành chính không cần thiết, gây tốn kém
Bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án hànhchính có ý nghĩa sau:
Thứ nhất, bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án
hành chính góp phần bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN hoạt động theo Hiến pháp
và pháp luật Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung, làm rõ bản chất của Nhà nướcpháp quyền XHCN Việt Nam, đó là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vìNhân dân Theo đó, Nhà nước pháp quyền thượng tôn Hiến pháp và pháp luật,các quy định tại Hiến pháp là nền tảng cho toàn bộ hệ thống luật pháp bởi nhữngđiều luật này sẽ được cụ thể hóa thành các bộ luật, luật để điều chỉnh các quan hệ
xã hội Mọi chủ thể trong xã hội đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Đồngthời, ở Nhà nước pháp quyền có sự bình đẳng giữa mọi người (nhà nước, tập thể
và cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật), không phân biệt đối xử trong việccông nhận, thụ hưởng và phát triển các quyền con người, quyền công dân Điều
đó cho thấy, Nhà nước pháp quyền phải xác lập được cơ chế bảo vệ, bảo đảmthực hiện quyền khởi kiện khi người dân tham gia vào các quan hệ xã hội và khi
có tranh chấp; đặc biệt khi phát sinh tranh chấp hành chính giữa công dân vớicác cơ quan nhà nước hoặc với người có thẩm quyền thì chỉ có Tòa án mới cóthẩm quyền phán xét việc tuân thủ pháp luật của các bên và hệ thống Tòa án độclập sẽ là bảo đảm cuối cùng cho công dân có đủ khả năng và điều kiện bảo đảmquyền khởi kiện của mình khi bị xâm hại Do vậy, việc Nhà nước tạo các điềukiện pháp lý nhằm bảo đảm quyền khởi kiện trong TTHC sẽ góp phần bảo đảmquyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN
Thứ hai, bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án
hành chính góp phần thực hiện trách nhiệm của Nhà nước trước công dân
Trang 27Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước chịu trách nhiệm trướccông dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện cácnghĩa vụ trước nhà nước và xã hội, tức là trách nhiệm của các cơ quan nhànước, người có thẩm quyền trong phạm vi thẩm quyền của mình phải có tráchnhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đẩy xã hội haychí ít là lĩnh vực mình phụ trách đi lên, làm cho người dân được hưởng lợi,lúc này trách nhiệm của nhà nước được hiểu là nghĩa vụ mà nhà nước phảigánh vác Theo đó, nhà nước là chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ công lý, bảo vệ,bảo đảm quyền con người, bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dânthông qua việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người,quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội theo Hiến pháp vàpháp luật Nhà nước chủ động, tích cực xây dựng hệ thống pháp luật, cácchương trình, kế hoạch và triển khai đồng bộ xuyên suốt các nội dung bảođảm quyền công dân trong các chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội.Hiến pháp và pháp luật là cơ sở, căn cứ pháp lý để công dân thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệhành chính Hiến pháp được coi là công cụ quan trọng hàng đầu được Nhànước sử dụng để bảo đảm quyền công dân, là “điều kiện tiên quyết cho việcđảm bảo các quyền cơ bản của công dân Trong TTHC, nguyên tắc hiến định
đã được Luật TTHC năm 2015 cụ thể hóa là nguyên tắc: “Thẩm phán, Hộithẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, theo đó, trong quátrình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị ảnh hưởng bởi bất cứ
cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào, việc ra phán quyết về tính hợp pháp củaquyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ trên cơ sở quy định của phápluật Mục đích của nguyên tắc này nhằm bảo đảm quyền khởi kiện, quyềnbình đẳng của người khởi kiện trước pháp luật, đồng thời tránh sự can thiệp,tác động của các cơ quan hành pháp, lập pháp vào hoạt động xét xử của Tòa
án, tránh sự “tùy tiện” từ phía Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi đưa racác quyết định Nhà nước bảo đảm nguyên tắc này được thực hiện trên thực tế
Trang 28bằng các hình thức khác nhau trong đó có việc “nghiêm cấm các cơ quan, tổchức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dândưới bất kỳ hình thức nào” Có thể nói, Nhà nước bảo đảm sự độc lập của TòaHành chính chính là bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung vàđảm bảo quyền của người khởi kiện nói riêng; là biểu hiện của sự chịu tráchnhiệm của Nhà nước trước công dân, bởi hiệu quả của công tác xét xử phụthuộc vào chính sự độc lập này.
Thứ ba, bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án
hành chính góp phần nâng cao uy tín của Nhà nước Với trách nhiệm là chủthể bảo đảm quyền công dân, Nhà nước có trách nhiệm ngăn chặn sự vi phạmquyền công dân từ phía các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chứcchính trị - xã hội và cá nhân, đồng thời Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm chocông dân thực hiện được và tự bảo vệ các quyền công dân của mình trong cáclĩnh vực Uy tín của Nhà nước được thể hiện rõ nét trong quan hệ giữa Nhànước và công dân, thông qua hoạt động của các cán bộ, công chức trong quátrình thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Do đó, những hoạtđộng quản lý này nếu có hiệu lực, hiệu quả, có kỷ luật, kỷ cương, có côngkhai, minh bạch và đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức và nănglực chuyên môn tốt sẽ tạo dựng được niềm tin của người dân đối với các cơquan nhà nước, đặc biệt đối với Tòa án - là nơi cuối cùng người dân tin tưởng
sẽ giải quyết đến cùng mọi tranh chấp, trong đó có tranh chấp hành chính Vìvậy, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhândân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; lắng nghe ýkiến và chịu sự giám sát của Nhân dân Bảo đảm quyền khởi kiện trongTTHC ngày một tốt hơn sẽ góp phần nâng cao uy tín của Nhà nước, giúpngười dân ngày một tin tưởng vào công lý
Thứ tư, bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án
hành chính góp phần đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cựctrong hoạt động của bộ máy nhà nước, của cán bộ, công chức Nhà nước được
Trang 29tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, với phương hướng xâydựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòngchống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của bộ máy nhà nước,của cán bộ, công chức Tham nhũng, quan liêu, tiêu cực là hành vi của ngườilạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái quy định của pháp luật đểphục vụ lợi ích cá nhân nên đó là căn bệnh xã hội nguy hiểm cản trở sự pháttriển của đất nước và làm giảm niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhànước Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan nhà nước, Chính phủ đã tăngcường chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các thể chế, cơ chế,chính sách (như xây dựng quy tắc ứng xử, trách nhiệm người đứng đầu, cảicách thủ tục hành chính…) nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhànước trên mọi lĩnh vực Trong quan hệ hành chính phát sinh hàng ngày giữaNhà nước (đại diện là cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền) với côngdân, mọi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của người có thẩmquyền đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Do đó, trong quan hệ này dễ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện hành chính Với vaitrò là cơ quan giải quyết tranh chấp hành chính, trên cơ sở quy định của phápluật, Tòa Hành chính ra phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định, hành
vi hành chính bị khiếu kiện, qua đó bảo đảm quyền công dân nói chung vàquyền của người khởi kiện nói riêng Đồng thời, việc buộc cơ quan nhà nước,người có thẩm quyền phải thực hiện bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
đã góp phần tích cực nâng cao ý thức, tính chịu trách nhiệm của các cơ quannhà nước, người có thẩm quyền trước người dân, góp phần đấu tranh, phòngchống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực của các cán bộ, công chức trong hoạtđộng quản lý nhà nước
Thứ năm, bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ
án hành chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhànước Hoạt động giải quyết các vụ án hành chính được thực hiện theo đúngquy định của pháp luật, đặc biệt tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính nếu
Trang 30được tiến hành tốt, khoa học, khách quan sẽ tạo ra một cơ chế tư pháp độc lậpgiám sát hoạt động hành pháp Thông qua hoạt động xem xét tính hợp phápcủa quyết định hành chính, hành vi hành chính, Tòa Hành chính đã tác độngtrực tiếp đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đến người có thẩmquyền, nhằm hạn chế, khắc phục những hậu quả pháp lý phát sinh từ hoạtđộng của các chủ thể quản lý hành chính Từ đó, góp phần nâng cao ý thức,trách nhiệm trong hoạt động công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước,người có thẩm quyền, ngăn ngừa những hành vi vi phạm quyền công dân từphía cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền Bên cạnh đó, trongquá trình giải quyết vụ án hành chính, nếu Toà án phát hiện được những vănbản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính có dấuhiệu trái với Hiến pháp, pháp luật, Tòa án có quyền kiến nghị cơ quan nhànước có thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặcbãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đó Với nhiệm vụ này, Toà Hành chính đãgiữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hành chính,nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức, cơ quan nhà nước, đồngthời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.
Thứ sáu, bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết các vụ án
hành chính là cơ chế bảo đảm quyền công dân hữu hiệu nhất Ở nước ta, theoquy định của pháp luật, giải quyết tranh chấp hành chính được thực hiệnthông qua hai hình thức là: thủ tục khiếu nại - cơ quan hành chính nhà nướchoặc cơ quan chuyên trách và thủ tục khiếu kiện tại Tòa Hành chính Côngdân có quyền lựa chọn khiếu nại hành chính hoặc khởi kiện ra Tòa Hànhchính ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết tranh chấp mà không cầnphải qua giai đoạn “tiền tố tụng” như trước đây Xét về bản chất thì TTHC làmột phương thức giải quyết các khiếu kiện hành chính, được tồn tại song songvới cơ chế giải quyết các khiếu nại hành chính bằng thủ tục giải quyết khiếunại So với cơ chế giải quyết các khiếu nại hành chính bằng thủ tục giải quyếtkhiếu nại hành chính thì TTHC có nhiều ưu điểm, hiệu quả giải quyết trực
Trang 31tiếp hơn, bởi những lý do sau đây: Một là, trình tự thủ tục TTHC được quy
định cụ thể, chi tiết và chặt chẽ hơn so với trình tự, thủ tục giải quyết khiếunại hành chính (thủ tục đơn giản, gọn, có thể rút ngắn các giai đoạn kiểm tra,
xác minh); Hai là, mặc dù các quyết định giải quyết khiếu nại hay phán quyết
của Tòa án có hiệu lực pháp luật đều có tính bắt buộc thi hành đối với mọi cánhân, tổ chức, cơ quan liên quan nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp phápcủa các bên, nhưng trong trường hợp người dân vẫn không đồng ý với quyếtđịnh giải quyết khiếu nại (qua các lần khiếu nại) thì họ còn có nơi lựa chọncuối cùng để gửi gắm niềm tin - nơi bảo vệ, bảo đảm quyền công dân của họ,
đó là Tòa án; Ba là, các khiếu kiện được giải quyết bởi một hệ thống cơ quan
chuyên trách độc lập với thủ tục tố tụng bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân
và cơ quan công quyền trước Toà án Đây là điều không thể có được khi giảiquyết các khiếu nại hành chính theo thủ tục hành chính
1.2.2 Phương thức bảo đảm quyền của người khởi kiện trong
giải quyết các vụ án hành chính
Trong quan hệ hành chính thì quan hệ giữa các chủ thể là quan hệ phụctùng, thể hiện sự bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia quan hệ, mộtbên là cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quản lý hành chính vàmột bên là đối tượng quản lý hành chính Tuy nhiên trong quan hệ tố tụnghành chính thì các bên bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ Để không có
sự áp đặt ý chí trong quan hệ hành chính lên quan hệ tố tụng hành chính thìviệc bảo đảm quyền của người khởi kiện trong giải quyết vụ án hành chính cóvai trò đặc biệt quan trọng trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân
Quyền của người khởi kiện được bảo đảm bằng các phương thức sau:
Thứ nhất, bảo đảm về sự độc lập của Tòa án trong xét xử vụ án hành chính
Để bảo đảm Tòa án thật sự có thẩm quyền, độc lập và không thiên vịđòi hỏi các nước phải áp dụng các biện pháp bảo đảm tính độc lập, chú trọngđặc biệt tới việc bảo vệ Thẩm phán khỏi bất kỳ hình thức tác động nào trong
Trang 32việc đưa ra các phán quyết Các Thẩm phán không được để các định kiến cánhân tác động đến những phán quyết của mình Bảo vệ quyền lợi của một bêntrái pháp luật dẫn đến gây thiệt hại cho bên kia Các phán quyết của Tòa ánđối với bất kỳ vụ án nào, đối với bất kỳ cấp xét xử nào khi được đưa ra phảiđảm bảo chí công vô tư, khách quan, không chịu bất cứ sự can thiệp, hạn chếbất hợp pháp của cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào Các phán quyết này chỉ
và phải dựa trên cơ sở sự thật khách quan của vụ án và các quy định của phápluật hiện hành Nói một cách khác, "pháp luật" là tối thượng, là căn cứ "duynhất" để thẩm phán và hội thẩm dựa vào đó mà quyết định Cơ quan Tòa ánphải có cơ chế giám sát phù hợp để đảm bảo được sự vô tư trong quá trình xét
xử [23]
Vấn đề sự độc lập trong xét xử của Tòa án nói chung và của thẩm phánnói riêng đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế như: "Cácnguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án" của Liên hợp quốc năm 1985;
"Khuyến nghị về tính độc lập, hiệu quả và vai trò của thẩm phán" của Ủy bancác Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu; "Hiến chương Quốc tế về thẩm phán"của Hiệp hội Thẩm phán Quốc tế năm 1999 Đặc biệt là "Bộ Quy tắc Đạo đức
Tư pháp" Bangalore; được dự thảo tại Bangalore (Ấn Độ) năm 2001, sau khichỉnh lý tại Hội nghị bàn tròn các chánh án ở La-Hay (Hà Lan) đã được thôngqua tháng 11-2002 bởi Nhóm tư pháp về Tăng cường liêm chính tư pháp Đây
là văn kiện mang tính toàn cầu thể hiện đầy đủ các quy tắc đạo đức nhằm mụcđích thiết lập các chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán Đó là các giá trị: độclập tư pháp; khách quan; liêm chính; sự chuẩn mực; bình đẳng; năng lực và sựchuyên cần Quy tắc này xác định tính vô tư, khách quan có tầm quan trọngtrong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của Thẩm phán; đó không chỉ là yêu cầu
áp dụng đối với các quyết định được đưa ra, mà còn là yêu cầu áp dụng với cảquá trình ra quyết định [56]
Ở Việt Nam Hiến pháp năm 2013 quy định Thẩm phán, hội thẩm xét
xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật và yêu cầu nguyên tắc độc lập xét xử của
Trang 33Tòa án nhân dân, đặc biệt là Hội đồng xét xử ở mức độ cao hơn: nghiêm cấm
cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩmnhân dân.Việc bảm đảm tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạtđộng xét xử có ý nghĩa quan trọng để quyền của con người được thực thi đúngpháp luật, tránh tình trạng Thẩm phán, Hội thẩm bị tác động nên làm sai lệch
vụ án Hiến pháp cũng quy định nguyên tắc Tòa án nhân dân xét xử côngkhai Điều này không chỉ thể hiện tính minh bạch trong xét xử mà còn nhằmthực hiện sự giám sát của nhân dân trong hoạt động xét xử Theo các quy định
ở trên thì quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập
có thẩm quyền và không thiên vị đã được nội luật hóa một cách đầy đủ trong phápluật quốc gia Việt Nam Đây là những quy định mang tính tích cực, phù hợp vớicác quy định của luật nhân quyền quốc tế
Đảm bảo về tính độc lập của Tòa án trong xét xử các vụ án hành chính
là yếu tố then chốt, quyết định đến kết quả giải quyết các vụ án hành chính Vìvậy, chỉ khi Tòa án được Nhà nước trao quyền cao hơn Ủy ban nhân dân cáccấp, không ràng buộc hay phụ thuộc vào Ủy ban nhân dân các cấp thì tínhđộc lập của Tòa án mới phát huy được hết tác dụng trong giải quyết, xét xửcác vụ án hành chính
Thứ hai, bảo đảm bằng nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 ra đời đã góp phần làm thay đổinhận thức của các cơ quan tố tụng, của những người tiến hành tố tụng trongviệc giải quyết các vụ án hành chính Tại Điều 22 Luật tố tụng hành chínhnăm 2015 quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, ngườitiến hành tố tụng: “1 Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phảitôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân 2 Tòa án có nhiệm vụbảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xãhội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con
Trang 34người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảmpháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất 3 Cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công táctheo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệngười chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cánhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự 4 Cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của mình Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành
vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷluật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật 5.Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cóhành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơquan có người có hành vi vi phạm pháp luật đó phải bồi thường cho người bịthiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhànước”
Có thể thấy cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã đượcNhà nước thông qua hệ thống pháp luật trao vào tay họ những quyền hạnđồng thời cũng là trách nhiệm rất lớn với mong muốn quyền hạn và tráchnhiệm đó sẽ giúp những cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tốtụng mang lại lợi ích lớn nhất cho người dân đó là bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…
Tuy nhiên, với quyền lực được trao lớn như vậy nếu những cơ quantiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng không được trang bị đầy đủ
về mặt nhận thức thì quyền lực sẽ trở thành con dao hai lưỡi có thể đem lại lợiích cho người dân, cho xã hội nhưng cũng có thể bị lợi dụng để phục vụnhững lợi ích cá nhân Do đó những cơ quan tiến hành tố tụng, những ngườitiến hành tố tụng ngoài việc phải có bản lĩnh vững vàng, trang bị đầy đủ cho
Trang 35mình kiến thức pháp luật thì hơn hết, họ phải nhận thức được chính xác vềquyền hạn và nhiệm vụ của mình trong việc giải quyết các vụ án đặc biệt là vụ
án hành chính, không để những lợi ích cá nhân hoặc những tác động từ bênngoài làm ảnh hưởng đến phán quyết của mình trong xét xử vụ án hành chính.Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc thu thập, đánh giá chứng cứ.Nhận thức và sử dụng đúng quyền hạn của mình để nâng cao hiệu quả trongviệc thu thập chứng cứ làm căn cứ ban hành các phán quyết vụ án hành chínhđúng pháp luật Nhận thức đầy đủ, chính xác về sự độc lập của Hội đồng xét
xử trong quá trình xét xử vụ án hành chính, không chịu sự chi phối, chỉ đạo vềđường lối xét xử của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khác Nhận thức vềtính kịp thời trong việc kiểm sát các hoạt động tố tụng, ban hành các văn bảnkháng nghị, kiến nghị… theo thẩm quyền nhằm nâng cao hơn nữa nhận thứccủa những người tiến hành tố tụng trong giải quyết, xét xử các vụ án hànhchính
Bảo đảm về nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng nhưnhững người tiến hành tố tụng là một bảo đảm quan trọng, mang lại rất nhiềulợi ích không chỉ cho người dân mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho chính các
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vì bảo đảm này không chỉđơn thuần là bảo đảm tính đúng đắn trong thực thi pháp luật mà hơn hết bảođảm về nhận thức góp phần nâng cao hơn nữa về mặt tư duy, bản lĩnh và đạođức nghề nghiệp của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụngtrong thực thi quyền hạn và nhiệm vụ của mình
Thứ ba, bảo đảm bằng tranh tụng tại Tòa án
Tranh tụng tại phiên tòa là hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiêntòa bởi hai bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên
và bác bỏ ý kiến, luận điểm của bên kia dưới sự điều khiển, quyết định củaChủ tọa phiên tòa với vai trò trung gian, trọng tài Bản chất của tranh tụng làquá trình xác minh, làm rõ công khai và tranh luận giữa các bên dưới sự điềukhiển của Tòa án để phân tích, thẩm định, đánh giá chứng cứ nhằm xác định
Trang 36sự thật khách quan của vụ án, tạo cơ sở để Tòa giải quyết vụ án khách quan,đúng pháp luật [55].
Tranh tụng tại tòa án là quyền được trình bày ý kiến, quan điểm, tranhluận về vụ án để các đương sự được thực hiện đầy đủ quyền trình bày ý kiến,quan điểm, tranh luận về vụ án Tranh tụng đã được thừa nhận trên phạm vitoàn cầu và được ghi nhận tại Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền củaLiên Hợp quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948 với nội dung "Mọi người đều cóquyền hoàn toàn ngang nhau được phát biểu bình đẳng và công khai trướcTòa án độc lập và không thiên vị, nơi quyết định các quyền và nghĩa vụ củamình hoặc về việc buộc tội mình có cơ sở trước Tòa" [22]
Quyền tranh tụng tại tòa án được cụ thể trong Đoạn 3 của Bình luậnchung số 32 của Ủy ban nhân quyền như sau: Điều 14 có tính chất đặc biệtphức tạp, kết hợp các đảm bảo khác nhau và phạm vi áp dụng khác nhau Câuthứ hai của khoản này cho phép các cá nhân được xét xử một cách công bằng
và tranh tụng trước một tòa án có thẩm quyền, độc lập [54]
Ở Việt Nam, tranh tụng tại phiên tòa là nội dung có ý nghĩa quan trọngđược qui định trong Hiến pháp năm 2013 Việc nâng cao chất lượng tranhtụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháptrong tiến trình cải cách tư pháp Trong tố tụng hành chính, Tòa án có tráchnhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử Người khởi kiện có quyềnthu thập, giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ ánhành chính; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giáchứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền và lợi ích hợp phápcủa mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác Trong quá trình xét xử, mọi tàiliệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai,trừ trường hợp không được công khai Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏinhững vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyếtđịnh
Trang 37Bảo đảm tranh tụng trước Tòa án là bảo đảm tính khách quan, côngbằng, dân chủ trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nhằm làm căn cứ để xácđịnh sự thật vụ án, cơ sở để hội đồng xét xử ban hành bản án, quyết định đúngđắn, khách quan, hợp pháp Do đó Tòa án phải đảm bảo thực hiện đúng quyđịnh của pháp luật tố tụng, tạo điều kiện các đương sự, người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của họ được tham gia tranh luận, trình bày ý kiến, xuất trìnhtài liệu, chứng cứ Bên cạnh đó, bản thân những người khởi kiện khi Tòa ánđảm bảo cho họ được quyền tranh tụng thì họ cũng phải biết cách tự bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa, nếu không thể tựbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể nhờ người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Có như vậy việc Tòa án đảmbảo điều kiện tranh tụng cho các bên đương sự mới được thực hiện một cáchđúng đắn nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, giải quyết triệt để nhất yêu cầu củacác bên đương sự hay nói cách khác tranh tụng hiệu quả chính là bảo đảm tốtnhất để giải quyết yêu cầu của người khởi kiện
Thứ ba, đảm bảo chất lượng xét xử các vụ án hành chính.
Theo Kết luận số 92-KL/TW Ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việctiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chinh trị khóa IX về Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020 Theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của
Bộ Chính trị, mục tiêu cải cách tư pháp là: "xây dựng nền tư pháp trong sạch,vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụnhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp màtrọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao" Nhưvậy, có thể thấy, việc nâng cao chất lượng công tác xét xử của tòa án là mục tiêuquan trọng của công cuộc cải cách tư pháp
Đảm bảo chất lượng xét xử là một trong những đòi hỏi cấp thiết đảmbảo quyền cho người khởi kiện khi khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.Cũng theo số liệu báo cáo hàng năm cho thấy tỉ lệ số vụ án mà yêu cầu củangười khởi kiện được chấp nhận còn tương đối thấp (chiếm tỉ lệ khoảng
Trang 3835%) Tuy điều này không phản ánh thấp việc đảm bảo chất lượng xét xử củaTòa án nói chung nhưng phản ánh việc đảm bảo chất lượng xét xử liên quanđến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện trong vụ ánhành chính còn tồn tại nhiều vấn đề hạn chế.
Đảm báo chất lượng xét xử chính là tiêu chí quan trọng đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ của ngành Tòa án, vì xét xử là nhiệm vụ quan trọng
và duy nhất mà Nhà nước giao cho Tòa án thực hiện Chỉ khi Tòa án đảm bảochất lượng xét xử, không để xảy ra các vụ án bị cải, sửa, hủy thì mới đảm bảođược chức năng nhiệm vụ của mình đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của đương sự nói chung, của người khởi kiện nói riêng
Để nâng cao hơn nữa chất lượng xét xử, thì ngành Tòa án cần tích cựctriển khai 14 giải pháp nâng cao chất lượng xét xử Cụ thể: tăng cường côngtác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật; đổi mới tổ chức phiên tòa theo tinhthần cải cách tư pháp; nâng cao chất lượng bản án, quyết định của toà án;công khai bản án, quyết định của tòa án trên Cổng thông tin điện tử Tòa ánnhân dân; nâng cao hiệu quả công tác hòa giải; tổ chức các phiên tòa rút kinhnghiệm; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan
có liên quan trong quá trình giải quyết các loại vụ án; tăng cường công táckiểm tra, giám đốc việc xét xử; nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán; tăngcường trách nhiệm của người đứng đầu; đổi mới thủ tục hành chính tư pháptại tòa án; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cáctòa án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của tòa án;làm tốt công tác thi đua, khen thưởng
Thứ năm, bảo đảm bằng chất lượng đội ngũ Thẩm phán, thư ký Tòa án
Những năm qua, nhất là sau khi Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chứcTòa án năm 2014 có hiệu lực thi hành, hệ thống tòa án đã chủ động xây dựng
và triển khai nhiều giải pháp về công tác cán bộ; thực hiện có hiệu quả cuộcvận động xây dựng đội ngũ cán bộ, thẩm phán, thư ký vững vàng về bản lĩnh
Trang 39chính trị, giỏi về chuyên môn, gắn liền với việc học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Với tư tưởng xuyên suốt là xây dựng, phát triển đội ngũ Thẩm phán,thư ký theo hướng toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất, năng lực thựctiễn trên nguyên tắc coi trọng cả “đức” và “tài”, “đức” là gốc; yêu cầu đặt ra
là chất lượng Thẩm phán, thư ký phải trên cơ sở thống nhất tiêu chuẩn vềphẩm chất và năng lực, phải vững vàng về bản lĩnh chính trị và giỏi về nghiệp
vụ nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ xét xử, bảo vệ công lý, quyền con người.Theo đó, công tác cán bộ trong hệ thống Tòa án luôn bám sát nhiệm vụ chínhtrị của ngành; đã thể chế hóa, cụ thể hóa nhiều chủ trương, quan điểm, giảipháp của Đảng, Nhà nước về công tác này trong từng giai đoạn; tuân thủ triệt
để nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảngđối với công tác xây dựng và phát triển đội ngũ Thẩm phán, thư ký; bảo đảmtính toàn diện trên tất cả các phương diện, từ chủ trương, cơ chế, chính sáchcho đến tổ chức quản lý; đồng thời, được tiến hành đồng bộ trên tất cả cáckhâu từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng Đội ngũ Thẩmphán, thư ký của Tòa án các cấp về cơ bản thường xuyên được đào tạo đểnâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức
bổ trợ khác nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử Đa số Thẩm phán, thư kýTòa án các cấp đều có lập trường tư tưởng vững vàng; có phẩm chất đạo đứctốt; có trình độ, năng lực; tâm huyết với ngành, với nghề và hoàn thành cácnhiệm vụ được giao
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng
về đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam và tăng cường nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vai trò, vị trí của Tòa ántrong hệ thống bộ máy nhà nước ngày càng được khẳng định qua việc thực hiệntốt nhiệm vụ khi thẩm quyền được thay đổi, mở rộng để đáp ứng điều kiện xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa (thành lập Toà Hành chính,
Trang 40Toà Kinh tế, Toà Lao động tại Toà án nhân dân tối cao và tại các Toà án nhândân cấp tỉnh; tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyện) Chế
độ bầu Thẩm phán trước đây đã được thay thế bằng chế độ thi tuyển, bổnhiệm nhằm tiêu chuẩn hoá và nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán…
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó xácđịnh “Toà án là trung tâm, xét xử là hoạt động trọng tâm”, nhiệm vụ xây dựngđội ngũ cán bộ, công chức Tòa án trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp,hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần cải cách tư pháp tại Nghị quyết
số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọngtâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày02/6/2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020”
là vô cùng cấp thiết Cùng với việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các Tòa
án nhân dân, thì việc rà soát lại đội ngũ Thẩm phán, thư ký về các tiêu chuẩnchính trị, đạo đức phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh, kinhnghiệm xã hội và thực tiễn công tác nhằm mục tiêu xây dựng nền tư pháptrong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bướchiện đại, phục vụ nhân dân cũng đã được tiến hành Các Tòa án đã đánh giáthực trạng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán các cấp để bố trí, sử dụng cán bộ hợplý; xác định lại nhu cầu biên chế của từng đơn vị phù hợp với yêu cầu, nhiệmvụ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, các kiến thức vềchuyên môn nghiệp vụ, kinh tế, xã hội…để xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩmphán vừa “hồng”, vừa “chuyên”; bản lĩnh, ngang tầm nhiệm vụ Việc tuyểndụng cán bộ, công chức Tòa án được thực hiện thông qua thi tuyển, cán bộđược tuyển dụng làm Thư ký Tòa án – nguồn cán bộ để bổ nhiệm đội ngũThẩm phán cho Toà án các cấp - phải có bằng cử nhân luật hệ chính quy Thủtục xem xét và bổ nhiệm Thẩm phán và cán bộ có chức danh tư pháp của Tòa
án nhân dân được đổi mới, tiến hành kịp thời, bảo đảm các tiêu chuẩn vềchính trị, đạo đức phẩm chất và chuyên môn nghiệp vụ Công tác luân chuyểnThẩm phán, thư ký giữa Tòa án cùng cấp nhằm hạn chế những mặt tiêu cực