1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu ĐỀ HSG 11

3 1,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 80 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN KÌ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2010-2011 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ————————— Câu 1 (3,0 điểm) Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? Nước Đức và Mĩ đã tìm lối thoát như thế nào trước cuộc khủng hoảng này? Câu 2 (2,0 điểm) Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành nước đế quốc? Câu 3 (1,5 điểm) Phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga. Câu 4 (1,5 điểm) Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo ra những chuyển biến lớn của tình hình thế giới như thế nào? Câu 5 (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX. ---------------------Hết-------------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh……………… SỞ GD&ĐT QỦANG TRỊ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ——————— KÌ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2010-2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ ————————— Câu Đáp án Điểm 1 Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? Nước Đức và Mĩ đã tìm lối thoát như thế nào trước cuộc khủng hoảng này? 3,0 1. Nguyên nhân khủng hoảng - Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, không đều, thiếu kế hoạch của các nước tư bản chủ nghĩa; đời sống của người lao động các nước tư bản không được cải thiện tương ứng với sự phát triển …mâu thuẫn giữa cung và cầu đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế… 0,5 2. Hậu quả - Kinh tế: nền kinh tế các nước bị tàn phá nặng nề, sản xuất đình đốn… 0,25 - Chính trị, xã hội: + Số người thất nghiệp tăng nhanh… Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng, các phong trào đấu tranh diễn ra khắp các nước tư bản 0,25 + Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Các nước tư bản tìm cách thích nghi… 0,25 3. Lối thoát của nước Đức và Mĩ trước cuộc khủng hoảng a. Nước Đức - Chính trị: + Giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chủ nghĩa phát xít… 0,25 + Đẩy mạnh các hoạt động vũ trang, thiết lập trục phát xít… đòi chia lại thế giới 0,25 - Kinh tế: Chính quyền phát xít tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh…lập Tổng hội đồng kinh tế, tập trung cho công nghiệp quốc phòng… 0,25 b. Nước Mỹ - Tiến hành cải cách kinh tế- xã hội thông qua chính sách mới của Ru-dơ-ven…trong đó quan trọng nhất là Đạo luật phục hưng công nghiệp… 0,5 - Chính sách mới của nước Mĩ đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch…góp phần làm cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản… 0,5 2 Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành nước đế quốc? 2,0 - Từ giữa thế kỷ XIX, cùng với quá trình tiến lên chủ nghĩa đế quốc của tư bản Âu- Mĩ, một loạt các nước châu Á bị biến thành thuộc địa. Nhật Bản cũng không tránh khỏi nguy cơ bị xâm lược và biến thành thuộc địa… 0,25 - Trước nguy cơ bị xâm lược và cuộc khủng hoảng ở trong nước, từ năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một cuộc cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và quân sự nhằm bảo vệ độc lập và phát triển đất nước. 0,25 + Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương…Năm 1889 hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. 0,25 + Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường… cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn… 0,25 + Về văn hóa- giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học – kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học… 0,25 + Về quân sự Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. 0,25 - Sau hơn 20 năm Minh Trị duy tân (1868-1895), Nhật Bản đã có bước phát triển vượt bậc về công thương nghiệp. Minh Trị duy tân đã mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa và tiến dần lên đế quốc chủ nghĩa, từ đó giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa. 0,5 3 Phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga. 1,5 - Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng, thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình; lịch sử nước Nga đã sang trang: một chế độ xã hội mới được thiết lập với mục đích cao cả là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng cho người lao động. 0,5 - Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, làm cho nó không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới; Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ xã hội đối lập với hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa. 0,5 - Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản; Thực tiễn của cách mạng tháng Mười Nga không những đã thức tỉnh, cổ vũ ý chí đấu tranh mà còn mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. 0,5 4 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo ra những chuyển biến lớn của tình hình thế giới như thế nào? 1,5 - Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và châu Á… 0,5 - Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa: phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt; Anh và Pháp suy yếu; Mĩ thêm lớn mạnh trở thành siêu cường quốc đứng đầu hệ thống này. 0,5 - Chiến tranh đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc châu Âu, lập nên các quốc gia độc lập mới ở châu Á và châu Phi. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc một trật tự thế giới mới được thiết lập… 0,5 5 Trình bày đặc điểm của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX. 2,0 - Lãnh đạo: các sỹ phu, văn thân yêu nước như Phạm Bành, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật… hưởng ứng chiếu Cần Vương lãnh đạo nhân dân chống Pháp 0,5 - Nhiệm vụ - mục tiêu: Chống Pháp giành độc lập, chống triều đình phong kiến đầu hàng…Thiết lập một triều đại phong kiến mới với ông vua yêu nước…Điểm tiến bộ…và hạn chế trong mục tiêu 0,5 - Lực lượng tham gia: các sỹ phu, văn thân và nhân dân kể cả đồng bào dân tộc ít người… 0,25 - Hình thức đấu tranh: bạo động vũ trang, xây dựng các căn cứ cố thủ, đánh du kích… 0,25 - Kết quả- ý nghĩa: sau 10 năm phong trào thất bại. Song đã gây khó khăn cho Pháp trong việc bình định Việt Nam… Thất bại của phong trào Cần Vương đánh dấu thất bại của con đường cứu nước phong kiến, yêu cầu tìm con đường cứu nước mới giải phóng dân tộc… 0,5 ---------Hết---------- . THPT CHU VĂN AN KÌ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2010-2 011 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ————————— Câu 1 (3,0 điểm). SỞ GD&ĐT QỦANG TRỊ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ——————— KÌ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2010-2 011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ ————————— Câu Đáp án Điểm 1 Nguyên

Ngày đăng: 29/11/2013, 15:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo ra những chuyển biến lớn của tình hình thế giới như thế - Tài liệu ĐỀ HSG 11
4 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo ra những chuyển biến lớn của tình hình thế giới như thế (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w