Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - Năm học:2010-2011 TrườngTHPT Tam Quan Môn: Ngữ văn11 - Thời gian làm bài: 90 phút -------------------------------------------------- I/ TRẮC NGHIỆM (3điểm) : Học sinh chọn những dữ kiện đúng nhất. Câu 1: Ngôn ngữ chung là: a. Ngôn ngữ được cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp. b. Bao gồm hệ thống các đơn vị, các quy tắc, các chuẩn mực xác định về ngữ âm-chữ viết, từ vựng và ngữ pháp. c. Là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của xã hội . d. Tất cả đều đúng Câu 2. Tác giả Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì? a. Bà chúa thơ Nôm. c. Tam Nguyên Yên Đỗ. b. Bạch Vân cư sĩ. d. Nữ sĩ thơ Nôm. Câu 3: Lập luận bao gồm những thao tác nào ? a. Phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. b. So sánh đối chiếu, bình giảng, bác bỏ. c. Phân tích, bác bỏ, tổng hợp. d. Phân tích, so sánh, tổng hợp. Câu 4: Trong các câu thơ sau, câu thơ nào không sử dụng thành ngữ: a. Bảy nổi ba chìm với nước non. b. Năm nắng mười mưa dám quản công. c. Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. d. Đừng xanh như là bạc như vôi. Câu 5: Văn bản Chiếu cầu hiền thể hiện rõ chủ trương nào của vua Quang Trung? a. Trọng nông ức thương. b. Trọng dụng nhân tài. c. Trọng sĩ đãi nho. d. Xây dựng và phát triển đất nước. Câu 6: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống câu sau: “ Mục đích của………… là làm rõ các đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng”. a.Bình giảng . b.Lập luận. c. Phân tích. d. So sánh. Câu 7: Hai nội dung cơ bản nhất trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là gì? a. Lí tưởng trung quân, ái quốc và tinh thần yêu thiên nhiên. b. Lí tưởng trung quân, ái quốc và lòng yêu nước thương dân. c. Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân. d. Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và tinh thần yêu thiên nhiên. Câu 8: Bút danh của nhà văn Nam Cao được hình thành trên cơ sở nào? a. Tên một con sông quê ông. b Ghép tên huyện và tổng quê ông b. c. Tên một ngọn núi quê ông. c. Gép tên hai người bạn thân. Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là phong cách ngôn ngữ báo chí : a. Tính thông tin, thời sự. b. Tính đa nghĩa, hình tượng. c. Tính hấp dẫn, ngắn gọn. d. Tính tác động, định hướng. Câu 10: Khi Chí phèo tỉnh dậy, điều anh ta lo sợ nhất là gì? a. Tuổi già. b. Ốm đau. c. Tội lỗi mình gây ra. d. Sự cô độc. Câu 11: Lập luận bao gồm những thao tác nào ? a. Phân tích, bác bỏ, tổng hợp. b. So sánh, đối chiếu, bình giảng, bác bỏ. c. Phân tích, so sánh, tổng hợp. d. Phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. Câu 12: Hãy nối những dữ kiện ở cột A (tên tác phẩm) tương ứng với các dữ kiện ở cột B (thể loại). A (Tên tác phẩm) B (Thể loại) 1/. Bài ca phong cảnh Hương Sơn a, Truyện ngắn 2/. Hai đứa trẻ b, Tiểu thuyết 3/. Số đỏ c, Thơ 4/. Câu cá mùa thu d, Văn tế 5/. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc e, Hát nói Lưu ý: HS làm trên tờ giấy thi theo mẫu sau đây: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án 1.--> 2.--> 3--> 4.--> 5.--> II. TỰ LUẬN (7điểm) Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. ----Hết--- ĐÁP ÁN ĐÊ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN11 I. Phần trắc nghiệm (3đ ): Mỗi câu đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án d a a c a c c b b d d 1--->e 2--->a 3--->b 4--->c 5--->d II. Phần văn : ( 7điểm ) 1. Yêu cầu về kỹ năng : HS biết cách trình bày những cảm nhận của mình qua một hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn xuôi . Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Chữ người tử tù, HS nêu được những cảm nhận của mình về vẻ đẹp nhân vật Huấn cao, nhân vật chính của tác phẩm. a. Về nội dung : Bài viết HS thể hiện được một số yêu cầu sau : Vẻ đẹp của Huấn cao được thể hiện ở ba phẩm chất: - Huấn Cao là một con người tài hoa, siêu việt: + Ông có tài viết chữ, chữ của ông đẹp và vuông lắm. + Nó nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. + Có được chữ của ông là báu vật trên đời. + Nó khiến cho quản ngục phải say mê, ngày đêm mong ước có được chữ của ông để treo trong nhà. - Một con người có khí phách hiên ngang, bất khuất, một trang anh hùng dũng liệt: + Dám chống lại triều đình. + Khi bị bắt vào tù chờ án tử hình, ông vẫn giữ được thế hiên ngang: Coi thường ngục tù, thản nhiên nhận rượu thịt + Bất chấp quyền uy, không quỵ lụy trước cường quyền và tù ngục. - Một con người có “Thiên lương” trong sáng và cao đẹp + Khi nhận ra tấm lòng tốt, ước mơ đẹp đẽ của quản ngục, Huấn Cao đã xúc động và vui lòng cho chữ. + Những lời khuyên chân thành từ gan ruột của Huấn cao đối với quản ngục trước khi vào kinh thụ án. Đó là những ứng xử đáng trân trọng của một nhân cách cao cả. * Lưu ý: HS có thể phân tích thêm cảnh cho chữ của Huấn Cao với quản ngục để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao * Tiêu chuẩn cho điểm : - Điểm 6: khi bài viết đảm bảo các yêu cầu trên . Văn viết có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ . - Điểm 4: Về cơ bản, bài làm đảm bảo được các yêu cầu trên. Có thể thiếu một vài ý nhỏ nhưng cơ bản làm rõ được vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn . - Điểm 2: Tỏ ra nắm được vẻ đẹp của Huấn Cao nhưng trình bày chưa được nửa số ý theo yêu cầu (yêu cầu về kiến thức), diễn đạt còn lủng củng. Sai sót một số lỗi dùng từ, đặt câu. Hành văn còn yếu . - Điểm 1 : Sai lạc cơ bản cả nội dung và phương pháp . - Điểm 0: Bỏ giấy trắng, hoặc viết một đoạn không có giá trị . ------------------------------------ . được thể hiện ở ba phẩm chất: - Huấn Cao là một con ngư i t i hoa, siêu việt: + Ông có t i viết chữ, chữ của ông đẹp và vuông lắm. + Nó n i tiếng khắp. Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - Năm học:2010-2 011 TrườngTHPT Tam Quan Môn: Ngữ văn 11 - Th i gian làm b i: 90 phút --------------------------------------------------