Tài liệu Đề văn 10 HK I 2010-2011

2 428 0
Tài liệu Đề văn 10 HK I 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011 Trường THPT Tam Quan Môn Ngữ văn 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I-Trắc nghiệm (3 điểm): Chọn đáp án đúng nhất và ghi ra giấy làm bài thi. 1-Thần thoại và sử thi giống nhau ở điểm nào? A- Đều là tác phẩm tự sự dân gian. B- Đều kể về các vị thần. C- Đều kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng. D-Đều sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp. 2-Tại sao An Dương Vương lại kết tình thông hiếu với kẻ thù? A- Vì thương con gái là Mị Châu. B- Vì quý mến Trọng Thủy. C- Vì mỏi mệt sau một thời gian dài chiến tranh. D- Vì muốn hòa bình mà mơ hồ, mất cảnh giác trước bản chất tham lam, xảo trá của kẻ thù. 3-Dòng nào nói lên kết cấu độc đáo của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy? A-Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch quốc gia – dân tộc. B-Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch gia đình. C-Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch tình yêu. D-Cả A, B và C đều đúng. 4-Theo lời tuyên bố của Ra-ma, chàng tiêu diệt quỷ Ra-va-na để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì? A-Vì danh dự của bản thân và dòng họ bị xúc phạm khi vợ mình bị kẻ khác cướp. B-Vì tình yêu thương và khát khao đoàn tụ vợ chồng. C-Cả A và B. 5-Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải làm gì? A-Quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân. B-Chú ý quan sát, liên tưởng và tưởng tượng. C-Lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí của mình. D-Cả ba ý trên. 6-Mục đích của truyện cười là gì? A-Giải trí và phê phán xã hội. B-Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn. C-Giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp tri thức. D-Thông báo và bình luận sự kiện thời sự. 7-Niềm hạnh phúc đoàn viên của vợ chồng Uy-lít-xơ trở về được so sánh với hình ảnh gì? A-Đất liền và đại dương. B-Thần biển Pô-dê-I-đông và những người đi biển. C-Niềm hạnh phúc của những người đi biển bị đắm thuyền sống sót được gặp lại đất liền. D-Niềm hạnh phúc của những người đi biển chiến thắng đại dương. 8-Trong tác phẩm văn học, lời thoại của nhân vật ở dạng nào? A-Dạng nói. B-Dạng viết. C-Dạng lời nói tái hiện. D-Cả A, B và C. 9-Nội dung của chữ “nhàn” trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? A-Tránh sự vất vả, cực nhọc về thể chất. B-Xa lánh nơi quyền quý, về với tự nhiên để di dưỡng tinh thần. C-Quay lưng với xã hội để bản thân được nhàn tản. D-Cả ba ý trên. 10-Cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào? A-Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư B-Độc điếu song tiền nhất chỉ thư C-Chi phấn hữu thần liên tử hậu D-Văn chương vô mệnh lụy phần dư 11-Ngôn ngữ sinh hoạt không được gọi là: A-Khẩu ngữ. B-Ngôn ngữ khoa học. C-Ngôn ngữ nói. D-Ngôn ngữ hội thoại 12-Những bài ca dao bắt đầu bằng “Thân em…” thường có nội dung gì? A-Nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. B-Than thở cho thân phận của người phụ nữ. C-Bộc lộ khát vọng của người phụ nữ. D-Cả hai ý A và B. E-Cả ba ý A, B và C. II-Tự luận (7 điểm): Phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. Sở GD-ĐT Bình Định ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2010-2011 Trường THPT Tam Quan Môn Ngữ văn 10 I-Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu chọn đáp án đúng thì được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A D A A D A C C B D B E II-Tự luận (7 điểm) 1-Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, cảm xúc, có sức thuyết phục, vận dụng tốt các thao tác lập luận. Bài viết không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp và cách diễn đạt thông thường. 2-Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài), học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần làm nổi bật những ý cơ bản sau: a-Nội dung: -Vóc dáng hùng dũng: +Hình ảnh tráng sĩ: hiện lên qua tư thế “cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. +Hình ảnh “ba quân”: hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng. +Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – “hào khí Đông A”. -Khát vọng hào hùng: Khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc” – thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A. Bài thơ đã thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. b-Nghệ thuật: -Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. -Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. BIỂU ĐIỂM -Điểm 6-7: đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. -Điểm 3-4: hiểu đề, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên nhưng diễn đạt chưa mạch lạc, còn mắc một vài lỗi nhỏ hoặc bài làm chỉ trình bày khoảng một nửa số ý. -Điểm 1-2: bài làm còn quá sơ sài. -Điểm 0: bài làm bỏ giấy trắng hay chỉ viết một vài câu hay một đoạn nhưng không có nghĩa gì. . Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2 010- 2011 Trường THPT Tam Quan Môn Ngữ văn 10 Th i gian làm b i: 90 phút (không kể th i gian giao đề) I- Trắc nghiệm. nghiệm (3 i m): Chọn đáp án đúng nhất và ghi ra giấy làm b i thi. 1-Thần tho i và sử thi giống nhau ở i m nào? A- Đều là tác phẩm tự sự dân gian. B- Đều kể

Ngày đăng: 24/11/2013, 08:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan