-Đối với giáo dục trung học: Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập, sáng tạo của học sinh; đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng khuyến [r]
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ TAM KỲ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Dự thảo)
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC GIÁO DỤC NĂM HỌC 2009-2010
TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ GIÁO DỤC NĂM HỌC 2010-2011
Thành phố Tam Kỳ được thành lập theo Nghị định số 113/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ, bao gồm 9 phường và 4 xã, diện tích gần 93 km2, dân số khoảng 12 vạn người Tam Kỳ là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Nam Trong năm học 2009-2010 trên địa bàn thành phố có:
- 17 trường MG-MN, 13 trường TH, 10 trường THCS, 05 trường THPT (03 trường công lập, 01 trường chuyên và 01 trường tư thục).
- 01 trường Đại học (Đại học Quảng Nam), 04 trường Cao đẳng (Cao đẳng kinh tế-Kỹ thuật Quảng Nam, Cao đẳng Y tế Quảng Nam, Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Phương Đông, Cao đẳng Công kỹ nghệ Đông Á ), 02 trường Trung cấp (Trung cấp Bách khoa, Trung cấp nghề Quảng Nam), 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên
tỉnh
- 13/13 xã, phường đã thành lập Trung tâm học tập cộng đồng
Với nhận thức“Giáo dục là quốc sách hàng đầu và là nhân tố quyết định đến việc phát triển nguồn nhân lực cho xã hội”, trong năm học 2009-2010, cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội, công tác giáo dục trên địa bàn thành phố tiếp tục được
Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân thành phố quan tâm tích cực, chăm lo và không ngừng phát triển
Hội đồng giáo dục thành phố đã phối hợp tốt với các phòng, ban ngành, đoàn thể triển khai kịp thời mọi chủ trương, chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa đầu tư cho công tác giáo dục; cùng phối hợp quản lí, giáo dục học sinh theo
phương châm “Nhà trường - Gia đình - Xã hội”.
PHẦN I:
TỔNG KẾT CÔNG TÁC GIÁO DỤC NĂM HỌC 2009-2010
A Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố:
Năm học 2009-2010 với chủ đề "Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố đã nỗ lực phấn đấu,
tạo nên những bước phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục
I Quy mô phát triển mạng lưới trường, lớp:
1 B c h c m m non :ậ ọ ầ
Tổng
số
Bán
công
Công lập
Tư thục
Trang 217 8 6 3 45 32 17 8 0 4 217 0 93 1505 818 322
- Huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ: 1238/2902, đạt 42.64%, so với năm học qua tăng 2.09 %
- Huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo: 3229/4047, đạt 79.78%, so với năm học qua tăng 2.02%
- Tổng số trẻ 5 tuổi huy động ra lớp: 1375/1375, tỉ lệ 100%
- Số trường MG,MN tổ chức bán trú là 14 trường/17 trường (3 trường chưa tổ chức bán trú là trường MG Bình Minh, Tam Thanh, Tam Thăng), 2314 cháu/2955 cháu, tỉ lệ 78.31%, tăng 16.52% (không tính các nhóm, lớp tư thục)
2 B c h c ph thông :ậ ọ ổ
Cấp
học
Số trường 2b/ngày kể cả bán trú Số học sinh
T
số
Côn g lập
Số lớp
Số lớp
Số HS
Tổng
số
Tăng (+)
Giảm (-)
Ch
trường
HS
bỏ học
Đối với tiểu học, số học sinh tăng 230 HS so với năm học 2008-2009 (do số học sinh vào lớp 1 tăng) Quy mô trường lớp đảm bảo nhu cầu học tập của con em trên địa bàn
II Công tác quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục:
1 Tổ chức thực hiện các cuộc vận động và phong trào " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" :
a) Thực hiện các cuộc vận động:
Từ đầu năm học, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo ngành
Giáo dục-Đào tạo xây dựng kế hoạch thực hiện các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và tích cực tham gia phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
Các cuộc vận động và phong trào đó tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường, chất lượng giáo dục cơ bản từng bước được nâng lên, học sinh yếu kém được quan tâm khắc phục, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng Đại
bộ phận thầy cô giáo chịu khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, máy vi tính; tích cực đổi mới phương pháp dạy học Nhiều tấm gương tận tụy vì học sinh thân yêu, cống hiến vì sự nghiệp đổi mới của ngành Chuyên môn kết hợp với Công đoàn giáo dục thành phố tổ chức cuộc thi viết về các gương người tốt, điển hình về học tập và làm theo tấm gương
Trang 3đạo đức Hồ Chí Minh Các trường MN, MG: Sơn Ca, 24/3, Hoa Mai, Vành Khuyên
đã tổ chức thi kể chuyện về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt kết quả tốt
b) Thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực": Phòng GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo phong trào thi đua“Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành Trên cơ sở đó, các trường đã phối
hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương và Ban Đại diện Cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể, đem lại những kết quả đáng khích lệ:
- Các trường có chú ý nhiều hơn đến việc trồng cây xanh bóng mát cho sân trường; tăng cường cảnh quan sư phạm và môi trường xanh-sạch-đẹp-an toàn; tu sửa, xây dựng mới các công trình vệ sinh cho phù hợp; tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp Các trường có cây xanh bóng mát, cảnh quan đẹp mắt nổi bật như MN 24/3,
MN Sơn Ca (cũ), MG Vành Khuyên, TH Kim Đồng, TH Ngô Gia Tự, THCS Huỳnh Thúc Kháng, THCS Thái Phiên,…
- Trong quá trình lên lớp cũng như trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thầy
cô giáo chú ý phát huy các đối tượng học sinh; chú ý nhiều hơn đến việc luyện kĩ năng sống như tạo điều kiện cho các em có thói quen làm việc theo nhóm, giao tiếp thân tình, ứng xử có văn hóa, giúp các em phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông
- Thông qua hình thức sinh hoạt Đội, các trường tổ chức các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca; tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, vui chơi lành mạnh; các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; thăm viếng, chăm sóc các di tích lịch sử
cách mạng (địa đạo Kỳ Anh, tượng đài Chi bộ Đồng, tượng đài Chiến thắng Xuân Mậu thân ), di tích văn hóa, lịch sử (Văn Thánh Khổng Miếu, đình làng Thạch Tân, đình làng Phương Hòa, đình làng Hương Trà, đình làng Mỹ Thạch, mộ cụ Lê Tấn Trung, mộ Đô đốc Lê Văn Long (xã Tam Thái)… có tác dụng tích cực đối với học sinh
* Tồn tại: Tại một số trường học công trình vệ sinh còn tạm bợ hoặc chưa được quan tâm đúng mức; sân trường ít cây xanh bóng mát; các trò chơi dân gian, bài hát dân ca, chăm sóc di tích lịch sử, di tích văn hóa thực hiện chưa thường xuyên;
2 Thực hiện chương trình, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học:
Thực hiện nghiêm túc kế hoạch thời gian năm học: 33 tuần thực học đối với bậc học Mầm non, 35 tuần thực học đối với cấp Tiểu học, 37 tuần thực học đối với cấp THCS
100% trường MG-MN thực hiện chương trình GDMN mới, có nhiều biện pháp cải tiến công tác giảng dạy Đa số GV thực hiện việc soạn giảng sáng tạo, có chú ý lồng ghép, đan cài các môn học khác vào tiết dạy phong phú và đa dạng hơn Ngoài đồ dùng dạy học tự làm, một số GV đã biết sử dụng các phương tiện khác như ti vi, băng đĩa, máy vi tính, trình chiếu projecter, bé vui học cùng kisdmart vào
Trang 4các hoạt động nên phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở trẻ và tạo sự hứng thú cao trong hoạt động Một số trường MG-MN đã phối hợp với công đoàn trường mở các lớp dạy múa, hát, vẽ để giúp trẻ phát triển năng khiếu; tham quan học tập, chú ý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới, giáo viên chưa nắm vững; tuyên truyền phối hợp cùng phụ huynh để hỗ trợ về đồ dùng dạy học đạt chuẩn tổi thiểu, tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ, thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Đối với cấp Tiểu học: Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 16/QĐ-BGD&ĐT và công văn 896/BGD&ĐT, dạy học linh hoạt đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với từng đối tượng học sinh, chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn Kế hoạch bài học thể hiện việc đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27/10/2009, chủ yếu đánh giá kết quả đạt được và khả năng phát triển, động viên khuyến khích sự tiến bộ của họcsinh
Đội ngũ giáo viên THCS trong toàn ngành có nhiều tập trung trong việc đổi mới PPDH, đã cụ thể hóa vào hoạt động dạy học của mình về nội dung “Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới dạy học” Thực hiện tốt việc dạy tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy ở các bộ môn Bên cạnh đó, đã thực hiện tốt việc giảng dạy văn học địa phương theo đúng chỉ đạo của Sở GD&ĐT
Phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục, nhiều trường
đã đầu tư kinh phí xây dựng và phát huy tác dụng của thư viện, thiết bị trường học Trong năm học này nhiều trường được đề nghị kiểm tra công nhận thư viện đạt chuẩn (TH Nguyễn Hiền), thư viện tiên tiến (TH Ngô Quyền, TH Nguyễn Viết Xuân), thư viện xuất sắc (THCS Nguyễn Du, THCS Chu Văn An)
Công tác phụ đạo học sinh yếu kém cũng được chú trọng đúng mức Chỉ đạo các trường thực hiện công tác giúp đỡ học sinh yếu kém bằng sự quan tâm gắn trách nhiệm, tôn trọng thương yêu học sinh tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò Lồng ghép phụ đạo học sinh yếu kém ngay trong từng tiết dạy Tỉ lệ học sinh yếu kém giảm, hạn chế học sinh lưu ban so với cùng kỳ năm qua
Bên cạnh việc thường xuyên chăm lo chất lượng giáo dục đại trà và phụ đạo học sinh yếu kém, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cũng được các trường hết sức quan tâm Do vậy học sinh giỏi thành phố Tam Kỳ luôn đạt giải cao trong hầu hết các kỳ thi học sinh giỏi các cấp:
- Cấp tỉnh: Giải nhất toàn đoàn kỳ thi HSG TNTH, giải toán Casio; giải nhất môn Vật Lý, môn tiếng Anh lớp 9; giải nhất thuyết trình Văn học; giải nhất Hội thi
Mỹ thuật
- Cấp khu vực: Giải khuyến khích thực hành giải Toán bằng máy tính Casio
- Cấp quốc gia: Giải nhất toàn đoàn Hội thi Cùng Petronas khám phá thế giới Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và dạy học đã có sự chuyển biến mạnh mẽ Công nghệ thông tin giúp nhiều giáo viên thực hiện tiết dạy sinh
Trang 5động; giúp cho một số hoạt động ngoại khoá thêm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh Đổi mới phương pháp dạy học gắn với việc sử dụng công nghệ thông tin là đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường Hầu hết các trường và giáo viên tích cực ƯDCNTT vào dạy học để nâng cao chất lượng Việc đổi mới phương pháp dạy học bằng các hoạt động cụ thể trong việc soạn bài dạy, thiết kế các hoạt động, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập cũng thường xuyên được chú trọng tại hầu hết các đơn vị Do đó kết quả:
- Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non: Qua cân đo cuối năm học tổng số trẻ suy dinh dưỡng vừa là 3.87% (Tỉnh là 9.2%), so với đầu năm giảm 2.37%
- Đối với nhà trẻ: Tỷ lệ chuyên cần: 94.18%, Phát triển nhận thức đạt 92.20%, Phát triển thể chất đạt 94.11%, Phát triển ngôn ngữ đạt 90.79%, Phát triển tình cảm
xã hội đạt 92.07%
- Đối với mẫu giáo: Tỷ lệ chuyên cần: 97.70%, Phát triển nhận thức đạt 93.59%, Phát triển thể chất đạt 93.97%, Phát triển ngôn ngữ đạt 93.99%, Phát triển thẩm mỹ đạt 91.35%, Phát triển tình cảm xã hội đạt 94.39%
- Đối với cấp tiểu học: Học sinh giỏi 4653/8274 HS, đạt tỉ lệ 56.2% (Tỉnh là 38.2%) tăng hơn năm qua là 12.9%; HS Tiên tiến 2158/8274 HS, đạt tỉ lệ 26.1% (Tỉnh là 33.4%), tăng 2.6%; lưu ban là 47 HS, tỉ lệ 0.6% Học sinh được xét hoàn thành chương trình tiểu học: 1582/1582 HS, tỉ lệ 100%
- Đối với THCS: Học sinh giỏi 1530/6867 HS, đạt tỉ lệ 22.3 % (Tỉnh là 17.42%) giảm hơn năm qua 0.4%; Học sinh khá 2227/6867 HS, đạt tỉ lệ 32.4% (Tỉnh là 30.98%), tăng hơn năm qua 2.2%; học sinh yếu còn 472/6867 chiếm tỉ lệ 6.9% (Tỉnh là 8.18%), giảm hơn năm qua 1.1%; học sinh lưu ban 12/6867 chiếm tỉ
lệ là 0.2%, giảm nhẹ so với năm qua Học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS: 1769/1779, tỉ lệ 99.44%, tăng 0.84% so với năm qua
- Thi tuyển vào lớp 10 THPT CL đạt: 1403/1749, đạt tỉ lệ 80.2%
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các trường học được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, Phòng GD&ĐT còn tổ chức các Hội thi: Hội thi Giáo viên dạy giỏi, Hội thi Viết chữ đẹp trong giáo viên; Hội thi Rèn chữ-giữ vở, Giao lưu HSG cấp Tiểu học, giao lưu HSG tiếng Anh TH, THCS, sinh hoạt thường xuyên các tổ bộ môn của TH như Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh
Tiêu biểu cho các đơn vị có thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, giáo viên dạy giỏi là các trường THCS Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, TH Hùng Vương, Kim Đồng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Văn Tám, Nguyễn Hiền, MN Sơn Ca, 24/3 Hoa Mai, Đức Trí,… Trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố Tam Kỳ có 02 giáo viên TH dự thi và kết quả cô Nguyễn Thị Liên - giáo viên trường TH Kim Đồng đạt giải Nhất và cô Cao Thị Quế An - giáo viên trường TH Nguyễn Thị Minh Khai đạt giải Ba
3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Phòng GD&ĐT thành phố chỉ đạo các đơn vị trường học trực thuộc tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hạnh kiểm và kỹ năng sống cho học sinh Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT đã phối hợp
Trang 6với các phòng, ban ngành, đoàn thể liên quan trên địa bàn thành phố (Phòng VH-TT,
Thành đoàn, Hội Phụ nữ, ) để tổ chức thực hiện các nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tổ chức các hoạt động thể dục thể
thao, HKPĐ cấp thành phố và tham gia HKPĐ cấp tỉnh; tổ chức các hoạt động vì chất lượng môi trường đô thị, tuyên truyền và giáo dục ý thức pháp luật, trong đó chú trọng đến Luật GTĐB Việt Nam; tổ chức Diễn đàn “Trẻ em và các mục tiêu vì trẻ em năm 2010” từ cấp cơ sở đến cấp thành phố.
Tổ chức thành công các cuộc thi Kể chuyện theo sách cấp thành phố, tham gia cuộc thi Vẽ mỹ thuật cấp Tỉnh đạt giải nhì toàn đoàn, trong đó em Phan Nguyễn Thu
Sương (học sinh trường THCS Nguyễn Huệ) đạt giải nhất cá nhân.
Phòng GD&ĐT phối hợp với Hội đồng Đội thành phố chọn cử, tập huấn cho
06 giáo viên TPT Đội tham gia Liên hoan TPT Đội giỏi toàn Miền Trung-Tây
nguyên, kết quả đội Tam Kỳ (đại diện cho tỉnh Quảng Nam) đạt giải nhì toàn đoàn
và cô Huỳnh Thị Ái Nguyệt (giáo viên trường TH Phan Thanh) đạt giải nhất cá
nhân Đặc biệt, nhóm học sinh B.O.D trường THCS Nguyễn Du đã tự tìm hiểu và
tham gia Hội thi Cùng Petronas khám phá thế giới đạt giải nhất toàn quốc. .
* Tồn tại:
- Một số giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong dạy học chưa thực sự đi vào chiều sâu, hiệu quả chưa thực sự rõ nét và bền vững
- Một số hoạt động (tham gia giải Thể thao học sinh, Tin học trẻ, một số môn thi học sinh giỏi lớp 9 cấp Tỉnh) đạt kết quả chưa cao, chưa ngang tầm với vị thế của
một thành phố tỉnh lỵ
4 Kiên cố hóa trường học và xây dựng trường chuẩn:
Trong năm học qua, UBND thành phố đã có nhiều giải pháp tập trung chỉ đạo công tác này Với sự phối hợp giữa các phòng TC-KH, TNMT, Ban QLDA, Ban QLCTCC, và các xã, phường, bằng việc huy động nhiều nguồn lực, công tác đầu
tư xây dựng CSVC trường học có nhiều tiến bộ Đó là đã đầu tư hoàn thành giai đoạn 2 trường THCS Huỳnh Thúc Kháng; xây dựng mới 10 phòng học trường MN Sơn Ca tại phường Tân Thạnh, xây dựng 4 phòng học trường MN Hoa Mai, 4 phòng học trường MN 24/3; 8 phòng học trường TH Trần Quốc Toản, 10 phòng học trường
TH Lê Thị Hồng Gấm, 8 phòng học trường TH Trần Quí Cáp, 8 phòng học trường THCS Lê Lợi…; cải tạo các phòng bộ môn cho trường THCS Thái Phiên; chỉnh trang lại sân trường, tường rào, cổng ngõ, tăng cường cây xanh bóng mát, cảnh quan
sư phạm cho các trường
Ngoài ra, Phòng GD&ĐT thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các trường phải có
kế hoạch nâng cao chất lượng các hoạt động và thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định
Kết quả là trường MN 24/3 được tỉnh kiểm tra công nhận đạt chuẩn mức 2,
TH Ngô Gia Tự, THCS Thái Phiên, THCS Huỳnh Thúc Kháng đã được tỉnh kiểm
Trang 7tra, thẩm định và công nhận trường đạt chuẩn Tính đến cuối tháng 7/2010 toàn thành phố có 21/40 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 52.5%
- MG-MN có 03/17 trường, tỉ lệ 17.6 % (Tỉnh là 20.5%)
- TH có 11/13 trường, tỉ lệ 84.6% (Tỉnh là 50.4%, trong đó có 4 trường mức
độ 2)
- THCS có 07/10 trường, tỉ lệ 70% (Tỉnh là 41.02%)
* Tồn tại: Tiến độ thi công các hạng mục công trình thường kéo dài, kinh phí đầu tư hạn chế, giải ngân tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn chậm Đó là những nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác xây dựng trường chuẩn của các đơn vị gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo đúng tiến độ đề ra
IV Công tác phổ cập giáo dục các cấp:
- BCĐ PCGD thành phố cũng như ở các địa phương được củng cố và đã làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, HĐND và UBND trong việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện nhiệm vụ PCGD tại địa phương
- Tổ chức thực hiện Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, công tác tuyển sinh đạt kết quả cao cả về chất lượng và số lượng
Kết quả: 13/13 xã, phường đã đạt chuẩn quốc gia về PCGDTHĐĐT-CMC,
PCGD THCS và có 05 phường đạt tiêu chuẩn PCGD bậc trung học năm 2009 (An Xuân, An Mỹ, Tân Thạnh, Trường Xuân, Phước Hòa)
* Tồn tại: Tình trạng học sinh bỏ học cấp THCS vẫn còn (19 em – 0,28%); tỉ
lệ trẻ hoàn thành chương trình THCS vào học các trường THPT, THCN, TDN còn thấp; công tác điều tra, xử lý số liệu và hoàn thành các loại hồ sơ của một số đơn vị
còn chậm và chưa chính xác (Trường Xuân, Phước Hòa, Tam Phú, Tam Thăng, An Sơn, Tam Thanh); tỉ lệ đạt các tiêu chuẩn PCGD bậc trung học còn thấp, nhất là tiêu chuẩn 2 (tỉ lệ trẻ trong độ tuổi 18-21 hoàn thành chương trình THCS vào học các loại trường THPT, BTTHPT, THCN, TDN, :) và tiêu chuẩn 4 (tỉ lệ đối tượng
18-21 tuổi có bằng tốt nghiệp THPT, BTTHPT, THCN, TDN, ).
V Công tác Xã hội hóa giáo dục:
UBND các xã, phường xây dựng đề án xã hội hóa nguồn lực đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội địa phương, trong đó công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm hàng đầu Vì vậy trong năm học qua, các địa phương đã có nhiều cố gắng huy động các nguồn lực phối hợp cùng nhà trường tạo điều kiện cho học sinh ra lớp, hạn chế tình trạng bỏ học, lưu ban, mở các lớp phụ đạo học sinh yếu kém, giúp đỡ học sinh nghèo, khen thưởng học sinh giỏi; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải tạo cảnh quan sư phạm trường lớp, v.v Năm học 2009-2010, theo báo cáo của các trường, nguồn thu XHH ở bậc học mầm non là 797 341 500 đồng, bậc tiểu học là 1
826 268 780 đồng, bậc THCS là 829 758 500 đồng, tổng cộng là 3 453 368 780 đồng
Các phòng, ban, các tổ chức, đoàn thể từ thành phố đến xã, phường tùy theo tính chất, đặc điểm riêng mà tham gia vào công tác giáo dục một cách hiệu quả nhất Nhiều cá nhân, tổ chức phi chính phủ cũng đã tích cực hỗ trợ giáo dục ở từng đơn vị
cụ thể
Trang 8Các đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn THCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Chi hội Khuyến học, Chi hội Chữ thập đỏ đã có những đóng góp to lớn trong việc giáo dục học sinh, xây dựng đội ngũ thầy cô giáo ngày càng trưởng thành, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ
Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua, hầu hết UBND các xã phường đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác giáo dục địa phương năm học 2009-2010 và triển khai phương hướng công tác giáo dục năm học 2010-2011
* Tồn tại: Công tác xã hội hóa giáo dục tại một số địa phương (như Tam Phú, Tam Thăng, Tam Ngọc, An Phú, Hòa Thuận ) thường gặp nhiều hạn chế, hiệu quả
không cao, bởi đây là những địa phương còn nhiều khó khăn
VI Tình hình thực hiện các Đề án:
Trong năm học 2009-2010, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị trường học tiếp tục thực hiện bốn đề án đã được UBND thành phố ban hành nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo của thành phố
1 Đề án " Tăng cường công tác vệ sinh, y tế trường học (giai đoạn 2009-2012)" :
Thực hiện đề án này, các trường tổ chức tuyên truyền giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; tăng cường các công trình vệ sinh; 13/37 trường công lập (35,14%) đã có nhân viên y tế, còn lại 24 trường chưa có hoặc tự hợp đồng nhân viên y tế làm theo thời vụ; hợp đồng với Trung tâm Y tế thành phố hoặc trạm y tế địa phương khám chữa bệnh cho học sinh và thực hiện tốt chương trình y tế học đường
Các trường bố trí phòng hoặc góc y tế học đường với một số trang thiết bị như giường nằm, ghế nha, tủ thuốc, bàn cân, dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu để phục vụ cho học sinh và các thầy cô giáo
2 Đề án " Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học (giai đoạn 2008-2015)" :
Thực hiện đề án này, các trường đã tích cực trang bị máy chiếu, máy tính xách tay, cài đặt phần mềm để giáo viên tính điểm, đánh giá xếp loại học sinh, để phục vụ cho công tác giảng dạy và các hoạt động ngoài giờ; tổ chức các tiết dạy có trình chiếu Công tác PCGD cũng đã sử dụng phần mềm để làm hồ sơ, thống kê tổng hợp số liệu nhằm đảm bảo tính chính xác, tiến độ nhanh; Phòng GD&ĐT có Website riêng để hỗ trợ cho việc quản lý, điều hành Có 39/40 trường nối mạng Internet (16 /17 trường MG-MN (tăng 8 trường), 13/13 trường TH, 10/10 trường THCS) Có 28/40 (70%) trường lập trang Web riêng (5 trường MG, 13 trường TH,
10 trường THCS; tăng 25 trường so vớí năm qua) để truy cập thông tin, báo cáo nhanh, thông tin giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, làm tăng hiệu quả công tác điều hành quản lý; ngoài ra nhiều trường còn sử dụng mạng thông tin để tổ chức học sinh tham gia các cuộc thi ngoài nhà trường như trường THCS Nguyễn Huệ, Nguyễn Du (giải toán Olympic, Cùng Petronas khám phá thế giới, )
Trang 93 Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh và môn Tin học cấp Tiểu học (giai đoạn 2009 - 2011):
Đối với môn Tiếng Anh, đã có 13/13 trường TH (tỉ lệ 100%, Tỉnh là 83%) tổ chức dạy cho học sinh khối lớp 3,4,5 thống nhất theo giáo trình Let’s Learn English
và trường TH Nguyễn Văn Trỗi dạy Tiếng Anh tăng cường cho học sinh lớp 1, 2 theo giáo trình Go Start Phòng GD&ĐT đã tổ chức Hội thi Olympic Tiếng Anh Tiểu học và có 13/13 trường TH tham gia
Đối với môn Tin học, đã có 12/13 trường TH (tỉ lệ 92,3%, Tỉnh là 32%) tổ chức dạy Tin học cho học sinh lớp 3,4,5, tăng 06 trường so với năm qua Trong kỳ thi Tin học trẻ cấp tỉnh hè 2010, Tam Kỳ có 07 HS đạt giải, trong đó 2 trường TH Phan Thanh và THCS Lê Lợi thuộc xã Tam Thăng đều có giải
4 Chuyển đổi loại hình trường Mầm non, Mẫu giáo bán công sang trường Mầm non, Mẫu giáo công lập:
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh về chuyển đổi trường MG-MN bán công sang công lập, UBND thành phố tiếp tục chuyển đổi 08 trường MG-MN còn lại chưa thực hiện đề án của Thành phố Như vậy, vào đầu năm học 2010-2011 trên địa bàn Thành phố có 14 trường MG-MN công lập, 02 trường MG-MN tư thục (trường MGTT Ánh Hồng xin giải thể) UBND thành phố đang thực hiện xét chuyển vào biên chế nhà nước số giáo viên đang giảng dạy tại các trường mới chuyển đổi trên
VII Công tác thanh kiểm tra, phối hợp thanh kiểm tra:
1 Công tác thanh, kiểm tra nội bộ:
Phòng GD-ĐT tổ chức thanh tra trường học, thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo theo kế hoạch từ đầu năm học Tổng số nhà giáo được thanh tra là 151 người, tỉ lệ 17%; thanh tra 18 trường học, tỉ lệ 45 % Ngoài ra, tổ chuyên môn Phòng GD-ĐT đã kiểm tra nề nếp chuyên môn tất cả các trường THCS Qua thanh tra đã góp ý điều chỉnh những sai sót kịp thời, đưa hoạt động giáo dục đi vào quy củ
Công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục tuy mới mẻ nhưng được chú ý chỉ đạo, kiểm tra rút kinh nghiệm thường xuyên Công tác kiểm tra xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã thúc đẩy các trường học hoàn thành các tiêu chí quy định
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo đúng trình tự, thủ tục luật định, kịp thời nên không có vấn đề tồn đọng
2 Quản lí các cơ sở giáo dục tư thục tại địa phương:
Nhiều xã, phường tích cực chủ động phối hợp với Phòng GD-ĐT kiểm tra các lớp, nhóm trẻ tư thục trên địa bàn Qua kiểm tra, chính quyền địa phương đã cấp giấy phép hoạt động cho 28 nhóm, lớp đảm bảo các yêu cầu (tăng 10 nhóm, lớp so với năm học qua), đồng thời chỉ ra các tồn tại cần khắc phục và đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở không đảm bảo các điều kiện quy định
Thực hiện tốt công tác này là các đơn vị phường Tân Thạnh (cấp phép 03 cơ sở), phường An Sơn (cấp phép cho 01 cơ sở), phường Hòa Thuận (đình chỉ 01 cơ
sở, yêu cầu 02 cơ sở khắc phục tồn tại để kiểm tra lại), phường Trường Xuân (cấp phép 02 cơ sở, đình chỉ 04 cơ sở), xã Tam Ngọc (cấp phép 01 cơ sở), phường An Xuân (cấp phép cho 2 cơ sở)
Trang 103 Quản lí các lớp dạy thêm, học thêm trên địa bàn:
UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo quán triệt Quyết định số 47/2008/QĐ-UBND ngày 20/11/2008 của 47/2008/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam về việc quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Các trường học và địa phương đã triển khai lại nội dung Quyết định này trong toàn thể CB-GV, học sinh và phụ huynh của đơn vị mình, hướng dẫn cho những giáo viên có nhu cầu làm hồ sơ đăng ký Qua 02 đợt xét, Phòng GD-ĐT đã cấp giấy phép cho 48 CB-GV được dạy thêm Từ đó tình hình dạy thêm, học thêm tại các địa phương nhìn chung tương đối ổn định, không có những diễn biến phức tạp
* Tồn tại: Ngành GD-ĐT, UBND xã phường và các cơ quan chức năng chưa
có sự phối kết hợp đồng bộ để kiểm tra, quản lý tình hình dạy thêm, học thêm tại các địa phương Một số CB-GV chưa có giấy phép nhưng vẫn tổ chức dạy học thêm
B Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập:
Sau khi triển khai học tập chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị "Về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập"; chỉ thị 02/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về " Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài" và các thông tri, chỉ thị của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Tam Kỳ, hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT của thành phố đã có những chuyển biến tích cực
Trong năm học 2009-2010, được sự chỉ đạo của Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam, của Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN Thành phố, Hội Khuyến học các cấp đã phối hợp với Phòng GD-ĐT, với các ban ngành liên quan triển khai thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT và đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi
1 Trong nhà trường:
- Vận động học sinh ra lớp: Hội Khuyến học phối hợp với nhà trường, các
đoàn thể địa phương vận động được 46 học sinh có nguy cơ bỏ học và đã bỏ học tiếp tục đến trường, góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất: Các Hội Khuyến học cơ sở phối hợp với
nhà trường, chính quyền địa phương vận động các bậc cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí trên 2 tỉ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, góp phần thực hiện cuộc vận
động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
- Khen thưởng học sinh giỏi, cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học:
Các cấp Hội đã tích cực vận động nguồn kinh phí tổ chức khen thưởng 7087 lượt học sinh giỏi; cấp học bổng, trợ cấp khó khăn cho 922 lượt học sinh nghèo hiếu học với tổng số tiền là 873 382 000 đồng
2 Ngoài nhà trường:
Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, tộc họ khuyến học được tiếp tục phát triển Một số Hội Khuyến học xã phường đã sao gởi các tiêu chuẩn, mẫu đăng ký gia đình hiếu học, tộc họ khuyến học giao chi hội thôn, khối phố gởi đến các gia đình, tộc họ vận động đăng ký, kết hợp xét chọn cùng lúc với gia đình văn hóa Sau khi