1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Giáo án Văn 11

11 551 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 141 KB

Nội dung

TUẦN 18 Làm văn: BẢN TIN Ngày soạn: TIẾT 70 - 71 LUYỆN TẬP BẢN TIN - 01 - 2008 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: - Có một số hiểu biết khái quát về bản tin: khái niệm, phân loại, yêu cầu và cấu trúc bản tin. - Biết vận dụng những hiểu biết trên để phân tích, nhận diện bản tin. - Biết viết một bản tin đơn giản, đúng qui cách. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. - Thiết kế bài học - Báo mới trong ngày. C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. C1. Ổn định lớp. C2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra bài tập về từ Hán Việt. C3. Dạy bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - Yêu cầu HS chuẩn bị và nghiên cứu các bản tin trong những số báo mới ra hôm nay. - Tóm tắt các thông tin chính trong bài học. - Chỉ ra các loại bản tin có trong số báo của em. - Đọc một tin và phân tích các biểu hiện của yêu cầu chung đối với một bản tin. - GV khắc sâu cho HS thấy biểu hiện mới mẻ, gây chú ý, hấp dẫn của tin tức. - Cấu trúc một bản tin phải có những yếu tố nào? - GV chọn các tình huống viết bản tin có trong SGK trang 259 và định hướng cho HS: 1. Khái niệm: - Bản tin là thể loại cơ bản của văn bản báo chí, nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được công chúng quan tâm. - Chức năng: thông báo nhanh, ngắn gọn → đáp ứng nhu cầu nắm bắt, trao đổi thông tin. 2. Phân loại và yêu cầu đối với bản tin: a) Phân loại. b) Yêu cầu đối với bản tin chữ: -Tin vắn: không có đầu đề, dài dưới 100 chữ. - Tin thường: có đầu đề,dài từ 100 đến 300chữ. - Tin tường thuật. - Tin tổng hợp. * Yêu cầu chung: - Mới mẻ. giàu tính thời sự. - Chân thực, chính xác. - Ngắn gọn, cô đọng, gây chú ý. 3. Cấu trúc một bản tin: - Đầu đề. - Nội dung: thời gian, địa điểm, diễn biến và kết quả của các sự kiện, hiện tượng. 4. Luyện tập: Ví dụ: Nhiều hoạt động quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo học giỏi cần được phản ánh, biểu dương. 1 - Tin về sự kiện đã xảy ra, tin về sự kiện sắp xảy ra. - Các loại tin, độ dài của tin. - Nội dung cần nêu. - Đặt nhan đề (nếu cần). C4. Củng cố và dặn dò. - Chuẩn bị sách Ngữ văn tập 2. * RÚT KINH NGHIỆM. TUẦN 18 Làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 4 Ngày soạn: TIẾT 72 - 01 - 2008 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: - Hiểu các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng mà đề vănBài viết số 4 đặt ra. - Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm của bài viết về các phương diện: lập ý và lập dàn ý, kĩ năng diễn đạt, cách trình bày, . - Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học (giá trị tác phẩm); khắc phục và hạn chế được những sai sót trong bài viết của mình. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. - Thiết kế bài học. C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. C1. Ổn định lớp. C2. Hoạt động. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - Giáo viên nêu mục đích và yêu cầu của tiết trả bài. - Nêu lại đề, tập trung phân tích và tìm hiểu đề. + Chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức: Vấn đề nổi bật, phạm vi tư liệu, phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt khác. + HS thảo luận, xây dựng dàn ý cho bài viết. + GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và nêu yêu cầu cần đạt. I. Câu 1: - Nêu ngắn gọn diễn biến truyện dẫn đến những chi tiết miêu tả nước mắt của nhân vật: + Chí Phèo: "hắn thấy mắt hình như ươn ướt", "Hắn ôm mặt khóc rưng rức". + Hộ: "nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc .Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc" - Nước mắt là biểu hiện ý thức về bi kịch tinh thần đau đớn của các nhân vật: + Với Chí Phèo, giọt nước mắt chứng tỏ hắn là con người chứ đâu phải là thú vật. Chí cảm nhận 2 - GV nhận xét và đánh giá bài viết của HS. + HS tự nhận xét bài viết của mình qua việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu: đáp ứng được những yêu cầu nào, còn thiếu những gì, cần bổ sung như thế nào? + GV nêu ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục: hệ thống ý, diễn đạt, bố cục, trình bày, ngữ pháp, chính tả, . - HS chữa lỗi của bài viết, GV nhắc nhở. thấm thía tình cảnh hiện tại đầy đau khổ, tuyệt vọng. + Hộ khóc vì ân hận, day dứt. Anh muốn sống cho xứng đáng là con người của tình thương, trách nhiệm nhưng chính anh lại giẫm đạp lên nguyên tắc sống cao đẹp ấy. Nước mắt đã giữ anh không rơi xuống vực sâu của ích kỉ, hèn nhát, . - Những chi tiết truyện chân thực và xúc động. Đó chính là tấm lòng của Nam Cao đối với nhân vật. Ông đã dùng đôi mắt của tình thương để hiểu được bản chất tốt đẹp của con người. II. Câu 2. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm với đóng góp xuất sắc cho nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. - Phân tích chương truyện để làm rõ các biểu hiện sau: + Vũ Trọng Phụng đã phát hiện ra mâu thuẫn trào phúng cơ bản: nhan đề Hạnh phúc của một tang gia - Mâu thuẫn giữa hạnh phúc và bất hạnh, giữa trang nghiêm, thành kính và bát nháo, nhố nhăng, đặc biệt là mâu thuẫn giữa THỰC và GIẢ. + Từ mâu thuẫn cơ bản đó, nhà văn như một nhà quay phim phóng sự đã khéo chọn chân dung nhân vật, cảnh động để cụ thể hoá niềm vui, niềm hạnh phúc riêng - chung không thể nào che đậy nổi đằng sau những trò diễn giả tạo, bịp bợm. Học sinh chọn phân tích 2 - 3 nhân vật. + Ngôn ngữ trào phúng: thần tình, sắc sảo, lộ rõ thái độ mỉa mai của người kể chuyện: nghệ thuật dùng điệp từ, biện pháp liệt kê, lối nói mỉa, . - Chương truyện đem đến những chuỗi cười vừa giòn giã, vừa vỗ mặt bọn người thượng lưu tư sản Việt Nam trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó là một nhân loại vô nghĩa lí, chó đểu, vì hám danh, hám lợi mà đã đào huyệt chôn những tình cảm thiêng liêng nhất. C3. Dặn dò: - Chuẩn bị SGK, SBT tập2. - Soạn bài: Lưu biệt khi xuất dương. 3 TUẦN 20 Đọc văn: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Ngày soạn: TIẾT 73 (Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu) 01 - 01 - 2009 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: - Thấy được đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ: có hoài bão lớn, có tinh thần hành động, có thái độ lựa chọn dứt khoát khi theo đuổi lí tưởng của đời mình và bao trùm lên tất cả là lòng yêu nước cháy bỏng. - Cảm nhận được giọng điệu hào hùng, cách dùng chữ mạnh bạo, mạch liên tưởng đầy phóng túng của bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Phan Bội Châu. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. - Thiết kế bài học. C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. C1. Ổn định lớp. C2. Kiểm tra bài cũ. C3. Dạy bài mới. Phan Bội Châu là nhà cách mạng kiệt xuất của 25 năm đầu thế kỉ XX. Ông là linh hồn của Duy Tân hội, phong trào Đông du. Ông viết bài thơ này trước buổi bí mật lên đường sang Nhật Bản tổ chức và chỉ đạo phong trào Đông du. Bài thơ biểu lộ hoài bão, chí khí của người trai trong thời đại mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt GV yêu cầu HS tóm tắt + Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu. + Sự nghiệp văn học của PBC. +Quan niệm văn chương của PBC → khơi dòng cho loại văn chương trữ tình chính trị. - Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. + Hoàn cảnh lịch sử: phong trào Cần Vương thất bại, tình hình chính trị đất nước vô cùng đen tối. Đầu thế kỉ XX Tân thư được truyền bá. + Hoàn cảnh cụ thể. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả Phan Bội Châu. - Phan Bội Châu là lãnh tụ của phong trào yêu nước và cách mạng đầu TK XX. Sự nghiệp cứu nước của ông không thành nhưng tấm lòng yêu nước thiết tha, nồng cháy của ông thì còn mãi với muôn đời. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từng suy tôn ông là “bậc anh hùng, vị thiên sứ đươc 25 triệu đồng bào tôn kính”. - PBC sinh ra giữa cuộc đời không hề nghĩ mình sẽ là một nhà văn nhưng thực tế trên bước đường vận động CM cũng như trong hoàn cảnh bị kẻ thù giam lỏng, sẵn có tài văn chương của ông đã làm văn và trở thành một nhà văn lớn của dân tộc. - Văn thơ PBC là một thành tựu rực rỡ nhất của loại văn chương tuyên truyền cổ động CM. Ở đây lí tưởng dân tộc cao cả, tình cảm thương dân thương nước thiết tha sôi sục đã là nguồn cội cảm hứng sáng tạo và trở thành phong cách nghệ thuật có sức lay động lớn tâm hồn người đọc. 2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 4 - Cảm nhận của em về âm hưởng của bài thơ như thế nào? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật góp phần thể hiện giọng điệu bài thơ. - Hai câu đề nói lên quan niệm quen thuộc nào của văn học trung đại? - Quan niệm của PBC về chí làm trai có gì mới mẻ, táo bạo so với tiền nhân? - Giải thích từ hi kì, càn khôn trong văn bản có hàm nghĩa gì? - Em hiểu khoảng trăm năm là gì? Cái tôi xuất hiện như thế nào? Có ý nghĩa gì trong thời đại? - Sự chuyển đổi giọng thơ từ câu 3 sang câu 4 có gì đặc biệt? Tại sao đây là cách nói khẳng định cương quyết, tỏ rõ khát vọng? - Trách nhiệm trong thời đại này là gì? - Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu thơ 5? Liên hệ với tâm trạng của Nguyễn Đình Chiểu ở thế kỉ XIX khi nói nỗi vinh nhục ở đời? - Có phải tác giả hoàn toàn phủ nhận thánh hiền? Vậy điều tác giả muốn nói trong câu thơ 6 là gì? - So sánh, nhận xét câu thơ cuối trong bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. - Hình ảnh và tư thế của nhân vật trữ tình đẹp lãng mạn. Hãy làm rõ điều đó. - Những điều táo bạo, mới mẻ trong bài thơ là gì? Em có đồng ý rằng bài thơ có vẻ đẹp của hùng tâm tráng chí? Sáng tác trong buổi chia tay các đồng chí để lên đường ra nước ngoài năm 1905, mở ra phong trào Đông Du. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc. Chú ý bài thơ thể hiện rõ tư thế, quyết tâm hăm hở và những ý nghĩ lớn lao, mới mẻ của nhà lãnh đạo Phan Bội Châu. 2. Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. a) Hai câu đề: - Bài thơ mở ra từ chí làm trai vốn là một lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến, không ít ngưỡi đã làm nên công tích lớn có lợi cho xã hội, cho nhân dân (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão, Chí làm trai – Nguyễn Công Trứ). - Phan Bội Châu cũng nghĩ đến chí làm trai trong sự nghiệp cứu nước với một cảm hứng, một ý tưởng thật lớn lao, mãnh liệt : đã làm trai phải làm nên chuyện lạ, là phải xoay trời chuyển đất chứ không để trời đất tự chuyển xoay => cảm hứng và ý tưởng táo bạo, mang tầm vóc vũ trụ. b) Hai câu thực : - Trong khoảng trăm năm cần có tớ : khẳng định vị trí cá nhân trong thời đại : tự tin, có ý thức trách nhiệm lớn lao. - Sau này…… => ý thức lưu danh thiên cổ bằng sự cứu nước là vô cùng cao cả. - Hai câu thơ có giọng khẳng định, nói kiểu nghi vấn nhưng thực chất cũng khẳng định => tự hỏi mình, hỏi mọi người, hỏi thời đại. Hỏi đấy nhưng cũng giục giã đấy. c)Hai câu luận : - Tiếp tục triển khai đề với nỗi đau về nhục mất nước. Quan niệm vinh - nhục gắn với ý thức về tổ quốc. Nước mất, sống mà không ra tay cứu nước là nhục. - Nhưng muốn có con đường cứu nước thì phải từ bỏ sách vở thánh hiền bởi "sách vở của thánh hiền chẳng ích gì". Với một người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình như PBC, ý tưởng này rất táo bạo, mới mẻ, có ý nghĩa tiên phong đối với thời đại. d) Hai câu kết : - Bài thơ kết lại trong một tư thế hăm hở ra đi 5 - Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là ở giọng điệu, âm điệu, hình ảnh thơ bay bổng. tìm đường cứu nước. Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi: hình ảnh lãng mạn, tràn đầy niềm tin vào tương lai. III. Kết luận. - Bài thơ chứa đựng một nội dung tư tưởng vừa phong phú, vừa lớn lao: có chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển vũ trụ,có ý thức cá nhân trách nhiệm cao cả, có hoài bão lưu danh thiên cổ, có quan niệm vinh - nhục ở đời, có thái đội mới mẻ và táo bạo về sách vở thánh hiền, có tư thế hăm hở ra đi cứu nước, … Tất cả là thể hiện một nhiệt tình cứu nước sục sôi, tuôn trào. - Nói thơ hay là phải có giọng điệu riêng. Bài thơ này có cái giọng điệu riêng và đó chính là cái giọng điệu tâm huyết tuôn trào kia. C4. Củng cố và hướng dẫn bài mới. - Phát biểu cảm nghĩ về hình tượng nhân vật trữ tình của bài thơ. - Soạn bài: Nghĩa của câu * RÚT KINH NGHIỆM. TUẦN 21 Đọc văn: HẦU TRỜI Ngày soạn: TIẾT 76 - 77 (Tản Đà) 02 - 01 - 2009 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: - Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà qua cách nhà thơ hư cấu chuyện hầu trời - Thấy được những cách tân trong nghẹ thuật của nhà thơ và mối quan hệ giữa chúng với quan niệm mới về nghề văn của ông B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. - Thiết kế bài học. C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. C1. Ổn định lớp. C2. Kiểm tra bài cũ. - Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương có nét mới đáng lưu ý nào? C3. Dạy bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - Họ tên thật của Tản Đà? Giải thích ý nghĩa bút danh Tản Đà? I/ TÌM HIỂU CHUNG: 1- Tác giả Tản Đà: (1889-1939) - Tản Đà mang đầy đủ hình ảnh của con người 2 thế kỉ: học vấn Nho giáo nhưng sống theo lối 6 - Vì sao nói Tản Đà là con người của hai thế kỉ? - Sự nghiệp văn học của Tản Đà có gì đáng lưu ý? - Nêu xuất xứ của bài thơ. Tên tập thơ gợi cho em suy nghĩ gì? - Đọc văn bản. Chú ý cách triển khai tứ thơ là một câu chuyện kể. Nêu hệ thống tình huống và các chi tiết của câu chuyện. - Nhận xét cách mở đầu bài thơ. Tại sao đó là cách tạo vẻ đẹp cho bài thơ? - Diễn biến cảnh thi sĩ đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe? - Tâm trạng của thi sĩ? → Con người và tính cách? - Thái độ của trời và các chư tiên? - Qua cảnh này em nhận ra Tản Đà đang nói đến đặc điểm gì của thơ hiện đại khác thơ trung đại? - Tác giả muốn nói gì về bản thân qua lời xưng tên tuổi, quê quán, và trời xét sổ có trích tiên bị đày vì tội ngông? - Ngông trong thơ Tản Đà có nét riêng là gì? - Việc chen vào đoạn thơ giàu màu sắc hiện thực trong bài thơ lãng mạn có ý nghĩa gì? - Tản Đà tự cho mình đã lĩnh nhận nhiệm vụ cao quí gì của người nghệ sĩ? - Thử tóm tắt những nét về Tản Đà qua bài thơ Hầu trời. sống thị dân (viết văn = chữ quốc ngữ). Tuy nhiên ông vẫn giữ được cốt cách nhà Nho. - Thơ văn Tản Đà có thể xem như là gạch nối giữa hai thời đại văn học (Trung đại - Hiện đại) → con người giao thời. 2- Bài thơ Hầu Trời - In trong tập “Còn chơi” (1921) - Nằm trong mô típ nghệ thuật có tính hệ thống của thơ Tản Đà (lên tiên: Muốn làm thằng cuội, Tống biệt). II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1- Đọc: Kể chuyện → lời kể, lời thoại → hóm hỉnh, ngông nghênh. 2- Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật: a) Cái tôi ngông. - Chuyện hư cấu → giấc mơ. Với tài tạo tình huống, chọn chi tiết, dựng đối thoại tả tâm lý → làm cho câu chuyện như thực → vẻ đẹp lãng mạn. - Tản Đà lên thiên đình để đọc thơ cho Trời và các chư Tiên nghe → cái “tôi” ngông. + Lên thiên đình đọc thơ đang lúc đương cơn đắc ý, thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc. + Trời và chư tiên nghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ. + Trời phê: hết lời khen ngợi. → Tưởng tượng về cuộc đàm đạo thơ văn giữa Tản Đà với Trời → ý thức về tài năng hơn người (ngông) → ý thức của người nghệ sĩ tài hoa. + Xưng tên, quê quán: chi tiết, khẳng định cái “tôi” Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu người con của sông núi nước Việt (tự hào dân tộc) → xem mình là trích tiên, ngang hàng với chư tiên, nói năng có phần thân mật, suồng sã với Trời. - Ngông là sản phẩm của xã hội: những cá tính độc đáo, khác đời bị coi là ngông, với Tản Đà ngông là ý thức về tài năng thơ, dám thể hiện cái tôi cá thể. - Tản Đà lên hầu trời là cách thoát li, quay lưng với cuộc đời. + Đối mặt với một hiện thực là cuộc đời người nghệ sĩ trong xã hội thực dân nửa phong kiến, hết sức cơ cực, tủi khổ, thân phận bị rẻ rúng. Bức tranh hiện thực đó giúp ta hiểu văn sĩ Tản Đà thấy cuộc đời đáng chán (Nỗi khổ chung của người 7 - Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? + Thể thơ trường thiên nhưng khá tự do. + Ngôn ngữ thơ hướng đến điệu nói. nghệ sĩ trong xã hội cũ, do đó ông phải tìm cõi tri âm tận trời cao → cái “tôi” trong cảnh cô đơn (mới). - Tản Đà có khát vọng tự khẳng định mình đó là ý thức về trách nhiệm với đời mà trời giao phó: thực hành “thiên lương” nên văn chương của ông vừa có văn chơi vừa có văn vị đời. b) Đặc sắc nghệ thuật: - Thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, cảm xúc được bộc lộ thoải mái tự nhiên, phúng túng. - Ngôn ngữ gần với đời nhưng có sức gợi cách kể chuyện hóm hỉnh có duyên. → Tản Đà đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định thơ mình giữa lúc thơ phú nhà Nho đang đi dần đến dấu chấm hết. C4. Củng cố và hướng dẫn bài mới. - Tìm những biểu hiện ngông trong các nhà thơ đã được học và nhận xét về điểm khác về cái ngông của các nhà thơ đó - Chuẩn bị bài mới: Tiếp tục tìm hiểu “Nghĩa của câu” * RÚT KINH NGHIỆM. TUẦN 20 Tiếng Việt: NGHĨA CỦA CÂU Ngày soạn: TIẾT 78 - 79 LUYỆN TẬP VỀ NGHĨA CỦA CÂU - 01 - 2008 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: - Hiểu được khái niệm "nghĩa sự việc", "nghĩa tình thái" - hai thành phần nghĩa của câu. - Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. - Thiết kế bài học. C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. C1. Ổn định lớp. C2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu cảm nhận của em về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà . C3. Dạy bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - So sánh nội dung thông báo và sắc thái ý nghĩa của 3 câu trong ví dụ. I.Nghĩa của câu. Ví dụ. a. Phải trả những nghìn rười phơ-răng . b. Chỉ phải trả nghìn rưỡi phơ-răng . c. Phải trả những nghìn rưỡi phơ- răng .đấy. So sánh: a. Giống nhau: Nội dung thông báo của ba câu giống 8 - Có thể chia nghĩa của câu thành mấy phần? Là những thành phần nào? - Trong câu có nhất thiết luôn xuất hiện đầy đủ hai thành phần nghĩa không? - Thế nào là nghĩa tình thái hướng về sự việc? - Thế nào là nghĩa tình thái hướng về người đối thoại? - Tìm những tình thái từ tương ứng với mỗi loại nghĩa tình thái. - Câu nào chấp nhận được? Vì sao? + Thế này thì tán gia bại sản mất. + Thế này thì giàu mất. + Đoạt giải nhất chắc? + Đứng bét chắc? - Chỉ ra hàm nghĩa trong các tình thái từ đó. - Phân biệt hàm nghĩa của dẫu / dầu và tuy / mặc dù. - HS làm bài tập. Nhận xét, bổ sung, sửa chữa. nhau. b. Khác nhau: Câu (a) : người nói: cái giá ấy là cao Câu (b): người nói: cái giá ấy là thấp Câu (c): người nói: cái giá ấy là cao và không bình thường. 1. Nghĩa sự việc. 2. Nghĩa tình thái. II. Một số loại nghĩa tình thái quan trọng. 1. Nghĩa tình thái hướng về sự việc. a) Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra. b) Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc. c) Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như một đạo lí. 2. Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại. III. Luyện tập. Bài tập 2/24: a) Mất và chắc: - Mất: phỏng đoán nguy cơ hầu như chắc chắn xảy ra, hàm ý đánh giá tiêu cực. - Chắc: phỏng đoán sự việc mà người nói còn nửa tin nửa ngờ, không hàm ý tiêu cực hay tích cực. b) Nhỉ và mà: - Nhỉ: có sắc thái thân mật, hàm ý người nói hầu như tin chắc vào nhận định của mình, và có ý chờ đợi sự đồng tình. - Mà: khẳng định sự việc để đáp lại một thái độ nghi ngại. Bài tập 3/52. a) Dầu / dẫu chỉ một sự việc là điều kiện hay giả thiết, nó biểu đạt nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra.Tuy / mặc dù có nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra. Ví dụ: - Tuy anh ấy thức khuya nhưng anh ấy vẫn rất tỉnh táo. - Mặc dù gia đình ngăn cản nhưng anh ấy vẫn quyết tâm đi châu Phi. Bài tập 4/53. - Ông Ba đang rất vui. - Ông Ba vô cùng vui. - Ông Ba sẽ phải vui. - Thế nào ông Ba cũng vui. - Ông Ba vui là phải. Bài tập bổ sung: 1. Cho câu: Nam học bài. Dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên. 2. Phân tích nghĩa của hai câu sau: a) Mị muốn đi chơi. 9 - Câu 2a có muốn chỉ nghĩa sự việc. - Câu 2b có muốn là tình thái từ. b) Trời muốn mưa. 4. Củng cố và dặn dò. - Làm bài tập ( sách bài tập) - Chuẩn bị bài: Tương tư. * RÚT KINH NGHIỆM. TUẦN 20 Làm văn: BÀI VIẾT SỐ 5 Ngày soạn: TIẾT 80 - 81 - 01 - 2008 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: - Ôn tập, củng cố các kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận. - Vận dụng được kĩ năng phân tích văn học và kiến thức về các tác phẩm đã học vào việc xây dựng một văn bản nghị luận. - Có ý thức khắc phục và hạn chế được những sai sót ở các bài trước. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. - Thiết kế bài học. C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. C1. Ổn định lớp. C2. Kiểm tra. ĐỀ: 1. Dựa vào nội dung truyện ngắn Đời thừa (Nam Cao) hãy nêu rõ ý nghĩa của tên tác phẩm (2 điểm). 2. Cảm nhận về chí nam nhi trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu (8 điểm). ĐÁP ÁN: a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc hiểu để phân tích ý nghĩa của tác phẩm; từ đó mở rộng suy nghĩ về ý nghĩa của bài thơ. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức: 1. Giải thích khái niệm đời thừa. Nhân vật Hộ có bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng là không được viết cho xứng đáng là nhà văn và không sống cho xứng đáng là con người. Anh luôn ý thức về điều này nên rất đáng thương. Đó là số phận chung của người trí thức tiểu tư sản Việt Nam trong xã hội thực dân nửa phong kiến. 2a. Bài thơ nói lên hoài bão lớn lao, cao cả của người anh hùng, xuất phát từ quan niệm truyền thống - chí nam nhi, nhưng mang một tinh thần của thời đại mới. 10 [...]...2b Phân tích bài thơ theo bố cục đề - thực - luận - kết làm rõ nhận thức, trách nhiệm, hành động, tư thế của người trai Phan Bội Châu hết sức kì vĩ, lớn lao, táo bạo, quyết liệt Đó là vẻ đẹp của người anh hùng yêu nước thương dân 3 Cần thiết phải so sánh với chí nam nhi biểu hiện trong thơ ca trung đại để thấy rõ màu sắc mới, nét đẹp... trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt - Điểm 4: Trình bày được khoảng nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp - Điểm 1: Hoàn toàn lạc đề * RÚT KINH NGHIỆM 11 . Châu. + Sự nghiệp văn học của PBC. +Quan niệm văn chương của PBC → khơi dòng cho loại văn chương trữ tình chính trị. - Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. + Hoàn. mưa. 4. Củng cố và dặn dò. - Làm bài tập ( sách bài tập) - Chuẩn bị bài: Tương tư. * RÚT KINH NGHIỆM. TUẦN 20 Làm văn: BÀI VIẾT SỐ 5 Ngày soạn: TIẾT 80

Ngày đăng: 29/11/2013, 07:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w