Việc này bao gồm cả kỹ năng lắng nghe và hiểu được người khác thực hiện việc giao tiếp của họ như thế nào cũng như hiểu được người ta giao tiếp với nhau ra sao.. 1.6.1.Giao tiếp bằng lời[r]
Trang 11- KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Đối với học sinh, sinh viên, kỹ năng này giúp:
+ Biết được các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp
+ Có khả năng thực hành giao tiếp hiệu quả
+ Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác
1.1.Thiết lập tình bạn:
Mỗi cá nhân cần có nhiều bạn bè để chia sẻ, bày tỏ, thổ lộ những điều mà mình quan tâm Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời Nhưng thanh thiếu niên cần nhận biết được tình bạn hình thành như thế nào, phải thiết lập và phát triển ra sao để cả hai bên cùng có lợi, đồng thời phải biết khước từ kiểu tình bạn có thể đưa họ đến những hành vi nguy hiểm như quan hệ tình dục bừa bãi, nghiện ma tuý, trộm cắp, cờ bạc …
1.2 Sự cảm thông:
Bày tỏ sự cảm thông bằng cách đặt mình vào vị trí của người khác, đặc biệt là khi thanh thiếu niên phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do hành vi của họ gây ra Điều này có nghĩa là hiểu hoàn cảnh của người khác như của chính mình và tìm cách giảm bớt gánh nặng bằng sự chia sẻ với họ hơn là coi khinh họ Do vậy, cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết định và đứng vững trên đôi chân của chính mình một cách nhanh chóng nhất
1.3.Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè
Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè có nghĩa là bảo vệ những giá trị
và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩ và việc làm sai trái của bạn bè
Bản thân phải dừng ngay những việc mà mình tin là sai lầm và có khả năng bảo vệ quyết định của mình dù điều này không được nhóm bạn đồng tình
Do vậy, khi cả nhóm bạn bè gây ra những ảnh hưởng và thói quen xấu thì việc phản đối, khước từ bạn bè là một kỹ năng rất quan trọng
1.4.Thương lượng:
Thương lượng là một kỹ năng quan trọng trong mỗi quan hệ giữa các cá nhân với nhau Nó liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông cũng như khả năng đương đầu với sự đe doạ hoặc rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, kể cả sức ép của bạn bè hoặc xác định rõ vị trí của cá nhân và thiết lập sự hiểu biết nhau
1.5 Giải quyết xung đột không dùng bạo lực:
Xung đột là điều không thể tránh khỏi và đôi khi lại cần thiết Song cần giải quyết xung đột trên cơ sở xây dựng Kỹ năng này giúp cá nhân giải quyết tình huống của bản thân hoặc giúp người khác hiểu mà giải quyết xung đột không dùng bạo lực
1.6 Giao tiếp hiệu quả:
Trang 2Một trong những kỹ năng sống quan trọng là kỹ năng giao tiếp hiệu quả với mọi người Việc này bao gồm cả kỹ năng lắng nghe và hiểu được người khác thực hiện việc giao tiếp của họ như thế nào cũng như hiểu được người ta giao tiếp với nhau ra sao
1.6.1.Giao tiếp bằng lời: (sử dụng ngôn từ)
Những điểm lưu ý trong cách nói:
+ Sử dụng ngôn từ đơn giản, không gây hoảng sợ cho người nghe
+ Nói và sử dụng những từ mà người bạn cần giúp đỡ mong muốn được nghe
+ Tránh sử dụng các từ phản đối
+ Nói các thông tin chính xác và đầy đủ Không nói nửa chừng
+ Chỉ nói những vấn đề có liên quan, không đi quá xa vấn đề chính
+ Tỏ thái độ ân cần, quan tâm đến người nghe
+ Chú ý đến âm điệu, điểm nhấn và âm lượng của giọng nói
+ Diễn đạt trôi chảy, lưu loát
1.6.2.Giao tiếp không lời: (sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ)
Những điểm lưu ý:
+ Ánh mắt – luôn hướng về người đang đối thoại
+ Thái độ - Không nên tỏ ra bồn chồn, không yên, đu đưa người, nghịch tóc hoặc quần áo
+ khoảng cách - Sẽ khó nói chuyện nếu hai người đứng quá xa hoặc quá gần nhau Vì vậy, khoảng cách thích hợp nhất là từ 60 cm đến 90 cm
+ Tư thế - Ngồi thẳng lưng, thậm chí hơi nghiêng người về phía người nói để họ biết rằng bạn thích thú Khi bạn tỏ ra uể oải, người đối diện sẽ cho rằng bạn muốn được nghỉ ngơi hoặc người ta làm cho bạn buồn ngủ
1.6.3.Kỹ năng lắng nghe:
+ Ngừng làm việc, ngừng xem tivi, ngừng đọc khi nghe
+ Nhìn vào người nói
+ Giữ khoảng cách phù hợp giữa hai người
+ Đừng quay sang hướng khác khi người nói đang nói
+ Tư thế ngồi ngay ngắn
+ Hãy gật đầu và nói: “vâng, vâng”, “tôi hiểu” … để cho người đối thoại biết rằng bạn đang thực sự lắng nghe và hiểu những gì anh ấy/cô ấy nói
+ Nếu bạn không hiểu, hãy nói cho họ biết, đừng giả vờ lắng nghe
+ Nhắc lại các cụm từ mang thông tin chính là để nắm rõ hơn những gì người đối thoại đang nói
+ Đừng ngắt lời người đang nói