1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH VĂN HÓA SUỐI TIÊN (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

163 144 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 3,41 MB

Nội dung

 Xây dựng chương trình DLBV cho khu DLVHST dựa trên các tiêu chí kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường phù hợp với địa hình, tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng c

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Phan Thành Quới

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH VĂN HÓA SUỐI TIÊN

(THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

Chuyên ngành: Địa lý học

Mã số : 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRỊNH DUY OÁNH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2012

Tác giả luận văn

Phan Thành Quới

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian hai năm học tập, nghiên cứu khoa học tại phòng Sau Đại Học thuộc trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, đến nay đền tài luận văn tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành

Để hoàn thành tốt đề tài “Phát triển bền vững khu du lịch văn hóa Suối

Tiên (Thành phố Hồ Chí Minh)”, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến Tiến Sĩ

Trịnh Duy Oánh – người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện

luận văn

Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, sự giúp đỡ của của rất nhiều cơ quan ban ngành trong Thành phố Hồ Chí Minh Tôi xin chân thành cảm ơn, Sở văn hóa thể thao và du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Quận 9, Phòng thông tin khu du lịch văn hóa

Suối Tiên, chị Bùi Thị Tố Trinh phụ trách mảng thông tin, cùng với những sự giúp

đỡ, góp ý của các thầy cô trong Phòng Sau Đại Học, khoa Địa Lý – trường Đại học

Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi hoàn thành tốt bài luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng chấm Luận văn đã đọc và cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi thấy được những thiếu sót của mình

Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng tìm hiểu kiến thức và thực hiện đề tài, nhưng do điều kiện, thời gian và nguồn tư liệu còn hạn hẹp, kiến thức để phục vụ cho bài làm và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiết sót trong bài luận văn này Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để bài luận văn này có thêm hiệu quả tốt trong thực tiễn, cũng như phục vụ những hoạt động nghiên cứu sau này

Trân trọng kính chào!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2012

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 10

1.1 Một số khái niệm cơ bản 10

1.1.1 Du lịch 10

1.1.2 Sản phẩm du lịch 11

1.1.3 Sự phát triển bền vững 12

1.1.4 Du lịch bền vững 13

1.1.4.1 Khái niệm 13

1.1.4.2 Mục tiêu của DLBV 15

1.1.4.3 Nguyên tắc của du lịch bền vững 15

1.1.5 Điểm du lịch 16

1.1.6 Khu du lịch 16

1.2 Những điều kiện cơ bản và nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch17 1.2.1 Những điều kiện cơ bản để phát triển bền vững du lịch 17

1.2.1.1 Sự đa dạng của tài nguyên du lịch 17

1.2.1.2 Sự am hiểu về du lịch 18

1.2.1.3 Đảm bảo về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch 18

1.2.1.4 Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của du khách 19

1.2.2 Những nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch 19

1.2.2.1 Sử dụng các nguồn lực một cách bền vững 19

1.2.2.2 Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng du lịch 20

1.2.2.3 Duy trì tính đa dạng 20

1.2.2.4 Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch 21

1.2.2.5 Hỗ trợ kinh tế địa phương 21

1.2.1.6 Tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa 22

1.2.2.7 Lấy ý kiến quần chúng và lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương 23

1.2.2.8 Đào tạo nhân viên 24

1.2.2.9 Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm và thường xuyên tiến hành các công tác nghiên cứu 25

Trang 6

1.2.3 Những điều kiện và chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm, khu du lịch 26

1.2.3.1 Những điều kiện cơ bản để xây dựng các điểm, khu du lịch 26

1.2.3.2 Những chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm du lịch 29

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH VĂN HÓA SUỐI TIÊN (Thành phố Hồ Chí Minh) 1

2.1 Khái quát về Suối Tiên 34

2.1.1 Lịch sử hình thành 34

2.1.2 Chặng đường phát triển 36

2.1.3 Thành tích - Khen thưởng 38

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch văn hóa Suối Tiên 40

2.2.1 Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 40

2.2.1.1 Vị trí – địa hình 40

2.2.1.2 Đất đai 41

2.2.1.3 Khí hậu 41

2.2.1.4 Nguồn nước 42

2.2.1.5 Động, thực vật 42

2.2.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội 45

2.2.2.1 Dân cư – lao động 45

2.2.2.2 Kinh tế 46

2.2.2.3 Văn hóa – xã hội 46

2.2.2.4 Tài nguyên du lịch nhân văn 47

2.2.2.5 Đánh giá chung 50

2.3 Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Suối Tiên 50

2.3.1 Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Suối Tiên từ năm 2001 đến 2011 50

2.3.1.1 Khách du lịch 50

2.3.1.2 Doanh thu từ du lịch 55

2.3.1.3 Sản phẩm ngành du lịch 56

2.3.1.4 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch 57

2.3.1.5 Tiếp thị và xúc tiến du lịch 58

2.3.1.6 Nguồn nhân lực du lịch 59

2.3.1.7 Thông tin du lịch 59

2.3.1.8 Đầu tư trong du lịch 60

2.3.3 Sơ đồ bố trí nhân sự của khu DLVHST 60

2.3.4 Các địa điểm du lịch tham quan giải trí 62

2.3.4.1 Kỳ quan nhân tạo 62

2.3.4.2 Trò chơi cảm giác mạnh 74

2.3.4.3 Các lễ hội trong năm 82

2.3.4.4 Vương quốc tuổi thơ 92

2.3.4.5 Chương trình tham quan tại khu du lịch 93

Trang 7

2.3.5 Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển bền vững du lịch văn

hóa Suối Tiên 96

2.3.5.1 Những thuận lợi 96

2.3.5.2 Những khó khăn 97

2.3.6 Áp dụng phương pháp và kết quả đạt được qua các phiếu điều tra 97

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH VĂN HÓA SUỐI TIÊN 34

3.1 Những căn cứ xây dựng định hướng 101

3.1.1 Định hướng phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh 101

3.1.2 Quy hoạch du lịch thành phố Hồ Chí Minh 103

3.1.3 Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch văn hóa Suối Tiên 104

3.1.4 Nhu cầu xã hội 105

3.2 Định hướng phát triển bền vững du lịch văn hóa Suối Tiên 106

3.2.1 Định hướng chung 106

3.2.2 Xây dựng chương trình DLBV cho khu DLVHST 108

3.2.2.1 Tiêu chuẩn để xây dựng chương trình DLBV của khu DLVHST 108

3.2.2.2 Phân khu vùng 110

3.2.3 Phương thức quản lý 113

3.2.3.1 Xây dựng phương pháp điều hòa môi trường thích hợp nhằm đáp ứng yếu tố sinh thái môi trường của DLBV 113

3.2.3.2 Hiệu quả áp dụng mô hình thiết kế bền vững du lịch cho khu DLVHST 117 3.3 Giải pháp phát triển bền vững du lịch văn hóa Suối Tiên 119

3.3.1 Các giải pháp chung 119

3.3.2 Các giải pháp cụ thể 120

3.3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển du lịch 120

3.3.2.2 Giải pháp về quản lí, phát triển, bảo vệ và tôn tạo các điểm du lịch 121

3.3.2.3 Giải pháp về tài chính, đầu tư phát triển du lịch 123

3.3.2.4 Giải pháp về phát triển thị trường, tiếp thị và xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch 123

3.3.2.5 Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch 125

3.3.2.6 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 126

3.3.2.7 Giải pháp về môi trường du lịch 127

3.3.2.8 Giải pháp về hợp tác quốc tế 128

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO 132 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1 Tình hình tăng trưởng khách du lịch đến với Suối Tiên 2001-2011 51 Bảng 2.2: Tỉ trọng khách du lịch đến với Suối Tiên so với thành Phố Hồ Chí Minh

53 Bảng 2.3: Doanh thu từ du lịch Suối Tiên năm 2001 – 2011 55

Bảng 2.4: Tỉ trọng doanh thu du lịch Suối Tiên so với doanh thu du lịch của thành

phố Hồ Chí Minh 56 Bảng 2.5: Câu trả lời của Ban quản lí 98 Bảng 2.6: Câu trả lời của du khách 99

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các mục tiêu: Kinh tế, Xã hội và Môi trường 61

Sơ đồ 2: Sơ đồ bố trí nhân sự 61

Sơ đồ 3: Vị trí phát phiếu điều tra 98

Sơ đồ 4 Mô hình hoạt động khi áp dụng chương trình DLBV 112

Sơ đồ 5: Để phát triển bền vững cần phải phấn đấu đạt được sự cân bằng cần thiết giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường 118

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng khách du lịch đến với Suối Tiên từ năm 2001 – 2011 52

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng về khách du lịch đến với Suối Tiên so với thành Phố Hồ Chí Minh 54

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng về doanh thu của khu du lịch văn hóa Suối Tiên 55

DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 1: Bản đồ hành chính quận 9

Bản đồ 2: Bản đồ địa điểm các khu vui chơi giải trí tại khu DLVHST

Bản đồ 3: Bản đồ quy hoạch chi tiết mở rộng khu Lâm trại Suối Tiên phường Tân Phú - Quận 9

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nói về du lịch, đây là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên vùng và xã hội hóa cao: là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho xã hội, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, phát triển nhiều ngành kinh tế khác, tạo việc làm cho người lao động

Trong những năm gần đây, du lịch – ngành công nghiệp không khói có tốc

độ phát triển cực nhanh trên toàn thế giới Nó trở thành nguồn thu hút ngoại tệ lớn của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển

Ngày nay, du lịch trở thành nhu cầu thiết thực không thể thiếu trong cuộc sống con người khi mà cuộc sống vật chất của họ ngày càng được nâng cao, thời gian nhàn rỗi nhiều hơn, đời sống đô thị đầy tiếng ồn, bụi bặm và sự căng thẳng trong công việc cho nên du lịch đang ngày càng xâm nhập vào tâm trí của họ Vì vậy, khi phát triển du lịch phải liên hệ tới tâm lí du khách, để biết được những nhu cầu của họ, từ đó sẽ có những cách thiết kế đối với từng loại đối tượng

Ngành du lịch đại diện cho một trong năm lĩnh vực xuất khẩu lớn nhất cho 83% quốc gia và là nguồn ngoại tệ chính cho 38% quốc gia trên thế giới (Conservation International 2003)

Ngành du lịch và lữ hành hỗ trợ 200 triệu công việc trên toàn thế giới Đến

2010, dự kiến số công việc được hỗ trợ từ ngành này sẽ tăng lên 250 triệu việc làm (WTTC and WEFA, 2000)

Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam được quan tâm và ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước: năm 2008, Việt Nam đã đón được 4,2 triệu lượt khách quốc tế và 20 triệu lượt khách nội địa,

với doanh thu đạt 60 tỉ đồng (theo Báo cáo Tổng kết công tác 2008 của tổng cục du

lịch)

Tiêu chí kinh tế - văn hóa – xã hội và môi trường là những tiêu chí hàng đầu

để đánh giá một khu du lịch là bền vững TP.HCM chưa có khu du lịch nào như

Trang 12

bền vững du lịch, nên tôi đã chọn đề tài “Phát triển bền vững khu du lịch Văn hóa

Suối Tiên (Thành phố Hồ Chí Minh)” Đây là đề tài mới thu hút được nhiều sự

chú ý, cho nên tôi sẽ cố gắng nghiên cứu để hoàn thành tốt đề tài này

2 Mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của đề tài

2.1 Mục tiêu

 Xác lập cơ sở khoa học nghiên cứu sự phát triển bền vững du lịch

 Thấy được tiềm năng và thực trạng hoạt động tại khu du lịch văn hóa Suối Tiên

 Xây dựng chương trình DLBV cho khu DLVHST dựa trên các tiêu chí kinh

tế, văn hóa, xã hội, môi trường phù hợp với địa hình, tài nguyên thiên nhiên

và bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng của khu DLVHST nhằm tạo nên một khu du lịch phát triển bền vững ở TP.HCM

 Xây dựng định hướng, giải pháp và quy hoạch phát triển bền vững du lịch Suối Tiên nhằm đáp ứng cho nhu cầu của xã hội trong thời đại mới

Trang 13

2.2 Nhiệm vụ

 Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến phát triển bền vững du lịch

 Phân tích, đánh giá sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến vấn đề du lịch của Suối Tiên

 Điều tra thực trạng hoạt động du lịch văn hóa Suối Tiên từ năm 2001 đến

2011

 Dựa vào đặc điểm tài nguyên và các điều kiện liên quan, đưa ra các định hướng, giải pháp và quy hoạch phát triển bền vững du lịch văn hóa Suối Tiên

2.3 Ý nghĩa của đề tài

 Về mặt lý luận: Củng cố lý thuyết về du lịch, phát triển bền vững du lịch

 Về mặt thực tiễn: Giúp cho các cơ quan quản lí khai thác tốt các loại hình du lịch tại Suối Tiên và hình thành nên các mô hình để quản lí tốt và phát triển bền vững cho khu du lịch

3 Lịch sử nghiên cứu

Cho tới nay, chưa có một báo cáo quy hoạch hay chiến lược phát triển nào để định hướng phát triển bền vững cho du lịch văn hóa Suối Tiên Đây là đề tài nghiên cứu mới cần được quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo Suối Tiên để phát triển du lịch văn hóa Suối Tiên ngày càng bền vững

Đề tài nghiên cứu này cũng nhằm góp phần vào việc tìm hiểu một vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở Thành phố nói riêng và khu du lịch văn hóa Suối Tiên nói chung Đây là đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của khu du lịch văn hóa Suối Tiên, từ đó sẽ đưa ra những định hướng, giải pháp và quy hoạch

để phát triển du lịch bền vững

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

- Nội dung nghiên cứu:

 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch

 Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa Suối Tiên

Trang 14

4

 Quy hoạch, định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch văn hóa Suối Tiên

- Thời gian: từ năm 2001 đến năm 2011

- Không gian: toàn bộ khu du lịch văn hóa Suối Tiên

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Các quan điểm

5.1.1 Quan điểm và chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước

Nghị quyết Đại hội trung ương Đảng lần thứ X và XI đều khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Với mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước là dân giàu - nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Song song đó cũng có những chính sách phát triển du lịch thể hiện trong điều 6, chương I – Luật du lịch Việt Nam (2005) như sau:

- Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi năng lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực sau:

• Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch

• Tuyên truyền, quảng bá du lịch

• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

• Nghiên cứu, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch

• Hiện đại hóa các hoạt động du lịch

• Xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch; nhập khẩu phương tiện cung cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và du lịch quốc gia

• Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch

vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo

- Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ dân trí, xây dựng

Trang 15

truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài,người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch

5.1 2 Quan điểm hệ thống lãnh thổ

Việc phát triển du lịch ở bất kì cấp vùng nào hoặc khu du lịch nào cũng phải

là một phần cấu thành không thể tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nước Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại của từng phân hệ, giữa các phân hệ du lịch trong hệ thống với nhau và các môi trường xung quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp, giữa hệ thống lãnh thổ tổ du lịch và hệ thống kinh tế - xã hội

Quan điểm hệ thống còn đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các

hệ sinh thái đặc thù với sự phân hóa theo lãnh thổ từ cấp quốc gia đến cấp vùng và điểm Mặt khác, các đối tượng nghiên cứu của sinh thái cần được xác định trên một lãnh thổ để phân tích, nghiên cứu tìm ra những sự khác biệt và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau

5.1.3 Quan điểm phát triển du lịch bền vững

Vấn đề phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn nhân loại trong thế kỉ XXI Phát triển du lịch bền vững đã trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai Vì vậy, quan điểm phát triển này cần được soi sáng, vận dụng trong việc tổ chức quản lý, triển khai đánh giá các hoạt động du lịch trong nghiên cứu phát triển du lịch

Trang 16

6

phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của các tổng thể địa lý

• Sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ

và toàn diện các yếu tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa

5.1.5 Q uan điểm môi trường – sinh thái

Du lịch hiện nay đã thực sự trở thành một ngành kinh tế, mà hoạt động kinh

tế rõ ràng phải tính đến lợi ích và chi phí Những lợi ích thu về trong hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa kinh tế và văn hóa mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường Do đó phải tính đến những thiệt hại về môi trường, các hệ sinh thái ở các điểm – tuyến du lịch do tác động của hoạt động du lịch Điều này có ý nghĩa đặc biệt đốivới sự phát triển bền vững du lịch bởi sự tồn tại của loại hình du lịch này phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng của các hệ sinh thái và môi trường

5.1.6 Quan điểm viễn cảnh – lịch sử

Chú ý tới khía cạnh địa lý, lịch sử khi xác định tổ chức không gian du lịch trên phạm vi khu vực và thành phố nói chung Phân tích quá trình hình thành và phát triển điểm – tuyến du lịch trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể

Dù bất kỳ là một đối tượng Địa lý nào cũng có nguồn gốc phát sinh, quá trình tồn tại và phát triển Đối tượng nghiên cứu của tôi cũng không là ngoại lệ, mỗi biến động đều được diễn ra trong những điều kiện Địa lý và thời gian nhất định Xu hướng phát triển của chúng đi từ quá khứ, hiện tại đến tương lai Trong đó tồn tại một mối quan hệ rất đặc biệt tạo nên một mối quan hệ khép kín từ quá khứ đến tương lai; hiện tại có bị ảnh hưởng, bị tác động có kế thừa, có phát sinh cái mới, đôi khi cũng loại bỏ một bộ phận, một yếu tố của quá khứ và tương tự đối với hiện tại

thì tương lai cũng thế

Nhìn chung, đối với khoa học Địa Lý khi nghiên cứu đối tượng không chỉ nhằm phục vụ cho hoạt động hiện tại, tính hợp lôgic, khoa học là phải phát họa được đối tượng Địa lý trong tương lai, do đó hiểu và vận dụng quan điểm lịch sử -

Trang 17

viễn cảnh trong nghiên cứu đề tài này, tôi cho rằng đó là một điều tất yếu Với quan điểm lịch sử - viễn cảnh tôi nhìn đối tượng trong quá khứ, liên hệ đến hiện tại và sau đó phát họa bức tranh toàn cảnh cho sự phát triển kinh tế trong tương lai và vì thế tôi có thể đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể để nhằm phát triển và sử dụng tốt đối tượng

5.2 Các phương pháp nghiên cứu

“Phát triển bền vững” là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai

Đạt đến sự phát triển bền vững cần đạt 3 mục tiêu cơ bản sau:

 Bền vững kinh tế

 Bền vững tài nguyên và môi trường

 Bền vững văn hóa và xã hội

5.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống

Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai thác lãnh thổ du lịch Phát triển bền vững

có liên quan chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Vì vậy, trong nghiên cứu đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

5.2.2 Phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn

Đối với công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lí và bổ sung những tư liệu về thực trạng, tài nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch và các tài liệu liên quan khác; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng địa danh, thể loại liên quan du lịch và sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc hình thành tổ chức không gian du lịch

5.2 3 Phương pháp thống kê dữ liệu

Phương pháp này không thể thiếu trong qua trình nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu biến động, phát triển trong các hoạt động du lịch Phương pháp này áp dụng để

Trang 18

8

thống kê các hệ sinh thái đặc thù, các tài nguyên du lịch quan trọng và phụ trợ, thống kê hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, thống kê đánh giá lượng khách du lịch, đánh giá tỉ lệ doanh thu, tỉ trọng và mức tăng trưởng du lịch nói chung để đưa

ra bức tranh chung về hiện trạng

5.2 4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Phương pháp này cho phép chúng ta thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện phân bố trong không gian của các đối tượng nghiên cứu Bản đồ còn là phương tiện để cụ thể hóa, diễn đạt kết quả nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm và phân bố không gian của các đối tượng du lịch

Bên cạnh đó, đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kì

tổ chức không gian lãnh thổ du lịch nào, đặc biệt là khi nghiên cứu cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững du lịch nói chung và tổ chức không gian hoạt động du lịch nói riêng

Sưu tầm các bản đồ có liên quan, chỉnh sửa và sau đó thể hiện các đối tượng lên bản đồ sao cho phù hợp với từng nội dung cụ thể cũng như từng mảng kiến thức

đã được xây dựng trong đề tài nghiên cứu Trên cơ sở phân tích nội dung bản đồ, các bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh có thể đưa ra những nhận định, đánh giá và so sánh về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội

Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện sự phân bố lãnh thổ của các khu bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái đặc thù, hệ thống

cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật Đặc biệt cần chú ý đến việc sử dụng phần mềm Mapinfo gọi tắt là GIS (Geographic Information System) để phân tích đánh giá tiềm năng du lịch căn cứ vào mức độ quan trọng và phân hóa lãnh thổ của các tài nguyên và điều kiện có liên quan cũng như để phân tích phát hiện các mối quan

hệ trong tổ chức không gian du lịch

5.2.5 Phương pháp xã hội học

Phương pháp này nhằm khảo sát đặc điểm xã hội của các đối tượng du lịch Dùng để lấy ý kiến của cộng đồng, du khách, các chuyên gia Trong du lịch bền vững dùng để điều tra về sức hấp dẫn của các điểm du lịch, tài nguyên du lịch, chất

Trang 19

lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực,…điều tra thái độ nhận thức của dân cư đối với các vấn đề bảo vệ môi trường du lịch, mức sống của họ

Phương pháp này bao gồm các bước: xác định vấn đề cần điều tra, thiết kế bảng hỏi, lựa chọn khu vực và đối tượng để điều tra, thời gian tiến hành điều tra, xử

lí các kết quả điều tra được

5.2.6 Phương pháp dự báo và phương pháp chuyên gia

Đề tài nghiên cứu có một nhiệm vụ rất quan trọng là xác lập cơ sở khoa học

để tổ chức phát triển bền vững du lịch văn hóa Suối Tiên Vì vậy, phương pháp dự báo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu đó, tổ chức hướng khai thác xây dựng các điểm, tuyến du lịch, sử dụng tài nguyên du lịch một cách hiệu quả Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch là dự báo về nguồn khách, cơ cấu khách và thị trường khai thác khách; dự báo

về khả năng đầu tư, trùng tu, nâng cấp các điểm du lịch, dự báo về phát triển cơ sở

hạ tầng, mức tăng trưởng và phát triển của ngành du lịch

Phương pháp chuyên gia nhằm thu thập những ý kiến đóng góp của đề tài mang tính khách quan, đảm bảo kết quả của đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn cao

Trang 20

Du lịch xuất hiện rất lâu trong lịch sử loài người Mỗi thời đại, quan niệm về

Du lịch khác nhau, buổi ban đầu thường đi kèm với hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng đất mới trong các thế kỉ XIV và XV Việc cung ứng các dịch vụ cho du khách để thu lợi nhuận với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là thương mại hóa các sản phẩm Du lịch Từ đó xuất hiện hình thức Du lịch đầu tiên và tồn tại cho đến ngày nay

Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới Tuy nhiên,

có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này

Theo một số học giả, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Tonos” nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được Latinh hóa thành “Turnur” và sau đó thành “Tour” (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người đi dạo chơi

Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình

Năm 1925, Hiệp hội quốc tế các nước nước tổ chức Du lịch được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về Du lịch Đầu tiên, Du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hoặc chữa bệnh

Năm 1985, I.I Pirogionic đưa ra khái niệm: Du lịch là một dạng hoạt động

của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên, nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất

và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức về văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa

Trang 21

Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy

sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh

Tháng 06/2005, luật Du lịch đưa ra khái niệm: Du lịch là các hoạt động có

li ên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định

UNWTO thì cho rằng: Du lịch theo nghĩa hành động được định nghĩa là một

hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này Người đi Du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian 24 giờ với mục đích giải trí, tiêu khiển

hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu trong quá trình

đi du lịch của du khách, bao gồm:

- Sản phẩm du lịch đặc trưng: đó là những sản phẩm hấp dẫn khách du lịch, tạo ra mục đích của khách du lịch tại điểm đến như: danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, nơi nghỉ mát, chữa bệnh, thăm quan

- Sản phẩm du lịch cần thiết: là những sản phẩm phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong quá trình đi du lịch như: phương tiện vận chuyển, ăn, nghỉ

- Sản phẩm du lịch bổ sung: là những sản phẩm phục vụ các nhu cầu phát sinh trong quá trình đi du lịch như: cắt tóc, giặt là, massage, mua sắm hàng lưu niệm

Trang 22

12

1.1.3 Sự phát triển bền vững

Cụm từ “Phát triển bền vững” có nguồn gốc từ thực tiễn quản lí rừng ở Đức

vào thế kỉ XIX, nhưng mãi đến thập niên 80 của thế kỉ XX mới được phổ biến rộng rãi

Năm 1980, IUCN cho rằng ““Phát triển bền vững phải cân nhắc đến việc

khai thá c nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”

Năm 1987, Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới WCED do bà Groharlen

Brundtland thành lập công bố thuật ngữ “Phát triển bền vững” trong báo cáo

“tương lai của chúng ta” như sau: “Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển

có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của những thế hệ mai sau”

Theo hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992, được tổ chức Riodejaneiro

như sau: “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa

hiệp giữa ba hệ thống là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”

Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia đều đề cập đến “Phát triển bền vững”

trong quá trình hoạch định chính sách và quản lí phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh phương thức và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển

Đối với Việt Nam, “Phát triển bền vững” được thể hiện trong chỉ thị 36/CT

của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung Ương Đảng ngày 25/05/1998: với mục tiêu

và các quan điểm cơ bản của phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lí tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát triển bền vững

- Phát triển bền vững là quá trình phát triển đáp ứng được những nhu cầu của

thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ mai sau

- PTBV là nhằm bảo đảm cho cuộc sống tốt hơn của con người trong hiện tại và

thế hệ tiếp theo, đồng thời đạt được 4 mục tiêu:

+ Tiến bộ xã hội đáp ứng nhu cầu của mọi người

Trang 23

+ Bảo vệ môi trường hiệu quả

+ Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách thận trọng và hợp lí

+ Duy trì được tốc độ phát triển kinh tế và bền vững

- PTBV không phải là sự hài hòa một cách cố định mà là một quá trình thay đổi, trong đó con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng

- Việc theo đuổi mục tiêu và thực hiện PTBV phụ thuộc vào ý chí chính trị của

mỗi quốc gia

- Khái niệm bao hàm tất cả các vấn đề thách thức, mọi quá trình phát triển

nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp nhất mà loài người đang phải đối mặt, đòi

1.1.4 Du lịch bền vững

1.1.4.1 Khái niệm

DLBV là việc đáp ứng những nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch

mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai

DLBV cũng đòi hỏi phải quản lí tất cả các dạng tài nguyên để có thể đáp ứng:

+ Nhu cầu KTXH

+ Duy trì bản sắc văn hóa dân tộc trên lãnh thổ

+ Đảm bảo sự sống, đa dạng sinh học

Du lịch bền vững được xuất hiện vào năm 1996, trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về Du lịch mềm của những năm 90 và thật sự gây được sự chú ý rộng rãi Mặc dù chưa đạt đến giai đoạn chín muồi, nhưng nó cũng thể hiện được điểm

Trang 24

14

đặc trưng cơ bản của DLBV, đó là: DLBV không chỉ cổ vũ cho hoạt động du lịch ít gây tổn hại cho môi trường mà còn thu hút và đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành tố của ngành công nghiệp du lịch: các tổ hợp khách sạn toàn cầu, các tổ chức

du lịch lữ hành, các khách sạn nhỏ bé biệt lập, với mục tiêu: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ văn hóa và phúc lợi cộng đồng địa phương; tạo lập sự công bằng trong nội bộ và giữa các thế hệ

“ Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên, các đặc điểm văn hóa kèm theo (có thể là cả trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho

sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương” – (World

Conservation Union, 1996)

Cũng trong thời gian này, Hội đồng Du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) khái

niệm: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng

Du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai”

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lí tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học

và các hệ đảm bảo sự sống (Hens L.1998)

Theo quan điểm của Tổng cục Du lịch Việt Nam, phát triển Du lịch phải được định hướng và quản lí theo phương châm: kết hợp hài hòa nhu cầu của hiện tại

và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng Du lịch; khai thác, sử dụng hợp

lí và phát triển tài nguyên Du lịch tự nhiên; chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tránh hiện đại hóa hoặc làm biến dạng môi trường, cảnh quan di tích; xây dựng

và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn

xã hội đặc biệt là ở các đô thị du lịch và các điểm tham quan du lịch

Trang 25

1.1.4.2 Mục tiêu của DLBV

- Gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường

- Cải thiện, đảm bảo công bằng xã hội trong phát triển

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của công đồng địa phương (bản đia)

- Đáp ứng tối đa và ngày càng cao nhu cầu của du khách

- Đảm bảo duy trì sự ổn định và chất lượng của môi trường

1.1.4.3 Nguyên tắc của du lịch bền vững

- Sử dụng tài nguyên du lịch (tự nhiên, xã hội, văn hóa, …) để làm nền tảng

vững chắc cho việc phát triển du lịch lâu dài

- Giảm tối đa những tác động tiêu cực để có thể giảm chi phí, khôi phục suy thoái môi trường, nâng cao chất lượng du lịch

- Duy trì và phát triển tính đa dạng sinh thái (tự nhiên, văn hóa, xã hội) tạo sự

Trang 26

16

1.1.5 Điểm du lịch

Các nhà nghiên cứu và lập pháp đã đưa điểm du lịch vào pháp lệnh Du lịch

được chủ tịch nước kí và công bố vào tháng 02/1999, theo đó “điểm du lịch là nơi

có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch”

Như vậy, theo pháp lệnh Du lịch, “điểm du lịch” là khái niệm tương đối mở, không hạn chế về quy mô lãnh thổ Đồng thời với khái niệm trên, “điểm du lịch” có thể bao gồm: điểm tài nguyên, nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn và có khả năng thu hút khách, có thể chưa đưa vào khai thác, điểm chức năng – nơi các tài nguyên du lịch đã được khai thác đưa vào phục vụ nhu cầu khách du lịch

Tuy nhiên, khái niệm trên vẫn để ngỏ vấn đề “quy hoạch” đối với điểm du lịch Trong trường hợp lãnh thổ du lịch được quy hoạch thì sự khác biệt với khái niệm “khu du lịch” được xác định ngay trong pháp lệnh Du lịch, theo đó “khu Du lịch là nơi có tài nguyên Du lịch… được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách ” là chưa rõ ràng Trong thực tế cuộc sống, hai khái niệm này thường được sử dụng một cách vô thức mà chưa có sự phân biệt rõ ràng

1.1.6 Khu du lịch

Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách

du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường

Điều kiện để được công nhận là khu du lịch

Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch quốc gia:

- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên,

có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao

- Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

Trang 27

- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch

Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch địa phương:

- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch

- Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch

- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch

vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm

phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm

1.2 Những điều kiện cơ bản và nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch

1.2.1 Những điều kiện cơ bản để phát triển bền vững du lịch

Để ngành du lịch phát triển một cách bền vững cần những điều kiện sau:

1.2.1.1 Sự đa dạng của tài nguyên du lịch

Đối với tài nguyên thiên nhiên, gắn với nó là loại hình du lịch sinh thái, dòi hỏi tính đan dạng sinh học cao

Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng sinh thái, đa dạng di truyền và đa dạng loài

Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các

cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu, đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc một số loài sinh vật (theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Riodejaneiro về môi trường)

Đối với tài nguyên nhân văn bao gồm những di tích lịch sử, di tích cách mạng, những công trình văn hóa, kiến trúc… kể cả những giá trị văn hóa truyền

Trang 28

Sự am hiểu ở đây bao gồm hiểu về tài nguyên du lịch (các đặc điểm sinh thái

tự nhiên, văn hóa cộng đồng), tác động tiềm ẩn của hoạt động du lịch đối với tài

nguyên – môi trường và cả ngoại ngữ Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của du lịch Muốn vậy cần phải có chiến lược giáo dục thật hiệu quả, đặc biệt đối với cộng đồng địa phương về những kiến thức du lịch và bảo vệ môi trường Vì hơn ai hết chỉ có họ mới có thể ý thức được quyền lợi họ được hưởng và bảo vệ môi trường du lịch chính là bảo vệ cuộc sống của chính họ

Họ cũng là người truyền đạt những kiến thức đó đến du khách hiệu quả nhất Từ đó, tất cả các lực lượng tham gia du lịch, dân bản địa cùng nhau bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, là điều kiện quan trọng để du lịch phát triển một cách bền vững

Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận

và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lí các khu tự nhiên và môi trường Họ chỉ đơn giản tạo cho du khách một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hóa trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi Ngược lại, để đạt được nền du lịch bền vững, các nhà điều hành Du lịch phải có sự cộng tác với các nhà quản lí các khu bảo tồn thiên nhiên, cộng đồng địa phương và các lực lượng bảo vệ môi trường với mục đích là bảo vệ lâu dài các giá trị tự nhiên, nhân văn, văn hóa địa phương và môi trường; cải thiện cuộc sống, nâng cao sự am hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch

1.2.1.3 Đảm bảo về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch

Giao thông vận tải: đảm bảo đủ chất lượng việc đi lại an toàn cho du khách đến các địa điểm du lịch

Trang 29

Thông tin liên lạc: đảm bảo để du khách liên lạc với gia đình và người thân Điện, nước: cung cấp đầy đủ cho các hoạt động du lịch và sinh hoạt cho du khách

Cơ sở lưu trú: chất lượng và phù hợp với môi trường du lịch của địa phương Các dịch vụ du lịch khác: ăn uống, mua sắm, … phải đảm bảo trên cơ sở tươi sống, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả phải phù hợp

1.2.1.4 Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của du khách

Việc thỏa mãn nâng cao nhu cầu hiểu biết của du khách về tự nhiên, văn hóa bản địa thường rất khó khăn song lại là nhu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan

1.2.2 Những nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch

1.2.2.1 Sử dụng các nguồn lực một cách bền vững

Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và

xã hội là rất cần thiết, đây là đòn bẩy cho việc kinh doanh phát triển lâu dài

Tất cả các hoạt động kinh tế đều liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên (thiên nhiên và nhân văn) Nhiều nguồn trong đó không thể đổi mới, tái tạo hay thay thế được

Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai, một nguồn tài nguyên thiên nhiên không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng Ngăn ngừa những thay đổi không thể tránh được đối với tài sản môi trường không có khả năng thay thế, ngăn chặn sự mất đi của tầng ôzôn và các loài sinh vật, sự phá hoại chức năng thiết yếu của các hệ sinh thái, điều này cũng có nghĩa là việc tính đến các dịch vụ được môi trường thiên nhiên cung cấp, những dịch vụ này không phải là hàng hóa cho không mà phải tính vào chi phí các hoạt động kinh tế

Các nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng đối với tài nguyên nhân văn Cần trân trọng các nền văn hóa địa phương, truyền thống dân tộc, kế sinh nhai và đất đai người ta dựa vào để sống

Trang 30

20

Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này là vấn đề sống còn đối với việc quản lý một cách hợp lí mang tính chất toàn cầu và cũng mang ý nghĩa kinh doanh tích cực

1.2.2.2 Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng du lịch

Sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn tới sự hủy hại môi trường toàn cầu và đi ngược lại với sự phát triển bền vững Kiểu tiêu thụ này là đặc trưng của những nước có nền công nghiệp phát triển và lan rộng rất nhanh trên toàn cầu

Sự tiêu dùng tài nguyên môi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí, không cần thiết đã gây ra sự ô nhiễm và xáo trộn về văn hóa, xã hội Sự phớt lờ hoặc không quản lí chất thải của các công trình mà dự án triển khai không có đánh giá tác động đến môi trường làm cho môi trường xuống cấp lâu dài, khó khắc phục

Vì thế cần phải có những biện pháp xử phạt đối với các công trình trên

1.2.2.3 Duy trì tính đa dạng

Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững du lịch và là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch

Sự đa dạng trong môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội là thế mạnh mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực Đa dạng cùng sự sống còn để tránh việc quá phụ thuộc một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn

Phát triển bền vững chủ trương việc để lại cho thế hệ tương lai sự đa dạng cả

về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì thế hệ trước được thừa hưởng Nhận thức được rằng thay đổi về môi trường sinh học, văn hóa, kinh tế là kết cục không tránh khỏi của bất cứ loại hình phát triển nào

Chiến lược bảo tồn thế giới (1980) nhấn mạnh sự cần thiết bảo tồn đa dạng nguồn gien Từ đó mục đích đã được mở rộng, trong đó có sự đa dạng các cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội và các nền văn hóa

Trang 31

1.2.2.4 Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch

Hợp nhất phát triển du lịch và trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch

Các mâu thuẫn quyền lợi, sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên và tình trạng quá phụ thuộc có thể tránh hay giảm thiểu bằng cách hợp nhất lĩnh vực này với lĩnh vực khác dựa trên hai quy tắc: quy hoạch chiến lược dài hạn và đánh giá tác động môi trường

Khuôn khổ hoạch định có tính chiến lược cho phép đánh giá các tác động của

sự phát triển đối với các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường ở cả cấp địa phương và khu vực trong khuôn khổ ngắn, trung và dài hạn

Đánh giá tác động môi trường được tiến hành trong các giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện của dự án sẽ làm giảm thiểu tổn hại đối với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội Đánh giá tác động của môi trường bao gồm tác động gián tiếp và trực tiếp của con người đối với các hệ động – thực vật, đất đai, nguồn nước, khí hậu

và cảnh quan; và cả tác động qua lại của các nhân tố này với các tài nguyên nhân văn Tuy nhiên sự đánh giá này mới diễn ra chủ yếu ở cộng đồng Châu Âu, phần lớn các nước còn lại đang trong giai đoạn thử nghiệm

1.2.2.5 Hỗ trợ kinh tế địa phương

Ngành Du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương, tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế địa phương và tránh được sự tổn thất về môi trường

Sự tăng trưởng kinh tế thể hiện qua sự tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) mà biểu hiện của nó là các giá trị hàng hóa trên thị trường; còn giá trị các loại hình dịch vụ và tài nguyên môi trường không được tính, dẫn đến tình trạng hủy hoại môi trường

Sự phát triển bền vững, một mặt thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi của con người đồng thời vẫn duy trì và cải thiện môi trường Quan tâm đến chức năng kinh tế và việc đánh giá tác động đến môi trường của các dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan

Trang 32

22

trọng

Cốt lõi của sự phát triển kinh tế bền vững là tính không phụ thuộc, ngày càng phát triển và đa dạng Nó đòi hỏi sự tái thiết lập hệ thống thị trường để hợp lí hóa các dịch vụ ở góc độ môi trường và các chi phí sản xuất có tính xã hội rộng lớn hơn

Hoạt động kinh tế quan tâm đến môi trường cũng là quan tâm đến lợi ích quần chúng địa phương

1.2.1.6 Tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa

Nhằm hạn chế tới mức tối đa tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên

Du lịch và môi trường, đạt đến nền Du lịch bền vững, cần tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa” Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lí, sinh học, tâm lí học và xã hội học Tất cả những khía cạnh này có liên quan đến lượng khách ở mỗi thời điểm trong cùng một địa điểm

Với góc độ vật lí: “sức chứa” được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu

vực đó có thể tiếp nhận Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách, cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ

Với góc độ sinh học: “sức chứa” được hiểu là lượng khách tối đa, mà nếu

lượng khách này lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra Sức chứa này sẽ đạt tới khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã, làm cho hệ sinh thái xuống cấp, tài nguyên nhân văn bị tổn hại và các giá trị truyền thống bị mai một dần

Đứng ở gó độ tâm lý: Sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu

vượt quá bản thân du khách cảm thẩy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ

bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác Nói cách khác mức độ thỏa mãn của du khách giảm xuống qua mức bình thường do tình trạng quá tải

Đứng ở góc độ xã hội: sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà ở đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa –

xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa

Trang 33

phương có cảm giác bị phá vỡ, bị xâm nhập

Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này, năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý…) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được nhu cầu của du khách, làm mất khả năng quản lý kiểm soát hoạt động của du khách và kết quả sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội

Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm

Một điểm cần lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là quan niệm về sự đông đúc của các nhà nghiên cứu khác nhau sẽ khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát triển xã hội khác nhau Rõ ràng, để đáp ứng yêu cầu này của du lịch, cần phải tiến hành nghiên cứu các sức chứa của các địa điểm cụ thể và căn cứ vào

đó sẽ có những quyết định về quản lý Điều này cần được tiến hành với các nhóm

đối tượng “khách, thị trường” khác nhau phù hợp với tâm lý và quan niệm của họ

1.2.2.7 Lấy ý kiến quần chúng và lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương

Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào Du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng Du lịch

Sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết để phát triển hợp lý và bền vững Ngược lại sự phát triển bền vững sẽ đáp ứng được nhu cầu của dân bản địa nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa của họ Để đạt được mục tiêu

đó, cần có chiến lược phát triển phù hợp của địa phương sở tại

Để sự tham gia của cộng đồng địa phương thật sự hiệu quả, cần có chiến lược giáo dục bài bản, khoa học và cho phép họ tham gia vào quá trình hoạch định

và tiến hành các chiến lược phát triển

Trang 34

24

Sự đồng lòng giữa công nghiệp Du lịch với cộng đồng địa phương, các tổ chức và các cơ quan khác nhau là rất cần thiết, đồng thời cùng nhau giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi

Tham khảo ý kiến quần chúng nhằm tranh thủ sự quan tâm của họ trong việc dung hòa giữa phát triển kinh tế và sự tác động tiềm ẩn của nó lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa Đó là việc làm cần thiết để đánh giá một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp của quần chúng địa phương

Thiếu sự tham khảo ý kiến giữa cơ quan nhà nước và cộng động địa phương

có thể đưa đến sự thù địch và đối kháng thậm chí khó có thể giải quyết được các mâu thuẫn về quyền lợi

Các cộng đồng địa phương trên toàn thế giới nếu được trang bị kiến thức đầy

đủ, họ sẽ là những người quan tâm nhất và đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường của chúng ta

Phát triển bền vững là tính đến các nhu cầu hiện tại, tương lai và phúc lợi của con người dựa trên sự lựa chọn, hiểu biết về những chi phí phát triển môi trường, xã hội và văn hóa Tham khảo ý kiến mang tính chất then chốt vì nó hàm nghĩa trao đổi thông tin, ý kiến đánh giá và hành động dựa vào kỹ năng kiến thức và các nguồn lực địa phương

1.2.2.8 Đào tạo nhân viên

Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch

Một lực lượng lao động được đào tào có kỹ năng thành thạo không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việc đào tạo đúng mức và nhận thức của người học về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch góp phần nâng cao lòng tự hào nghề nghiệp, sự tự tin và tự nguyện công tác của nhân viên; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, lòng tin vào tính hiệu quả của tất cả các cấp đối với sự phát triển của ngành du lịch

Trang 35

Việc đào tạo phải bào gồm cả giáo dục đa văn hóa nhằm tăng cưởng hiểu biết cho học viên, giúp họ đem lại sự hài lòng cao nhất cho du khách

Đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương, đặc biệt là các cán bộ tổ chức các hướng dẫn viên du lịch, sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho ngành

Sự phát triển bền vững nhấn mạnh đến tăng cường giáo dục nhằm mục đích

nâng cao sự phồn vinh về kinh tế - xã hội Giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý môi trường là then chốt cho sự phát triển tổng hợp bền vững cần phải bao hàm những vấn đề về xã hội, văn hóa và kinh tế

1.2.2.9 Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm và thường xuyên tiến hành các công tác nghiên cứu

Việc tiếp thị cung cấp thông tin cho du khách một cách đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa, xã hội của địa phương đồng thời làm tăng thêm sự thỏa mãn của du khách

Tiếp thị và quảng cáo là vũ khí lợi hại giúp tiêu thụ thành công bất cứ sản phẩm nào Phát triển bền vững dựa trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm góp phần nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, nhân văn và mức sống (có tính đến giá thành của những giá trị về môi trường)

Chiến lược tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định đánh giá

và luôn rà soát lại mặt cung của tài nguyên du lịch và những nguồn lực khác, đồng thời luôn quan tâm đến cán cân Cung – Cầu

Sự tăng trưởng của du lịch và sự hoán vị của các điểm tham quan tạo nên sự cạnh tranh trong tiếp thị du lịch

Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu và giám sát ngành công nghiệp

Du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích hiệu quả các số liệu là cần thiết trong việc giải quyết những vấn đề tồn đọng, mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành và cả khách hàng

Để ngành Du lịch phát triển và tồn tại một cách bền vững, điều cốt yếu là có

dự đoán vấn đề và nắm được trước chi phí giải quyết vấn đề Tốc độ phát triển nhanh của Du lịch tại những khu vực dễ bị tổn thương về mặt môi trường, kinh tế và

Trang 36

26

xã hội; mà những khu vực này thường khó thu thập số liệu Vì thế cần cấp bách nghiên cứu cơ bản hơn nữa để đảm bảo không chỉ cho hiệu quả kinh doanh mà cho

cả sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ

tài nguyên – môi trường Việc nghiên cứu toàn diện đòi hỏi sự phối hợp giữa ngành

Du lịch với các trường Đại học, các viện nghiên cứu, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về tiềm năng, kỹ năng nghiên cứu và tổ chức, cũng như thiện chí về chính trị, sự trung thực và sự cam kết về nghiệp vụ

1.2.3 Những điều kiện và chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm, khu du lịch

1.2.3.1 Những điều kiện cơ bản để xây dựng các điểm, khu du lịch

Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác để thỏa mãn nhu cầu

du lịch, nhiều tài nguyên du lịch còn tồn tại ở dạng tiềm năng do:

 Chưa được nghiên cứu điều tra và đánh giá đầy đủ

 Chưa có nhu cầu khai thác do khả năng “cầu” còn thấp

 Tính đặc sắc của tài nguyên thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để khai thác hình thành các sản phẩm du lịch

 Các điều kiện để tiếp cận và các phương tiện để khai thác hạn chế, do

đó chưa có khả năng hoặc gặp nhiều khó khăn trong khai thác

 Chưa đủ khả năng đầu tư để khai thác

Trong thực tế, ở nước ta, nhiều di tích văn hóa lịch sử, lịch sử cách mạng mặc dù đã được xếp hạng song chưa được khai thác phục vụ du lịch: nhiều khu rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao, nhiều bãi biển đẹp ở miền Trung, nhiều

lễ hội … vẫn chưa đầy đủ điều kiện đưa vào khai thác và sử dụng

Trang 37

Ngoài tài nguyên du lịch, nhân tố quan trọng cơ bản để xây dựng các điểm, khu du lịch còn có các yếu tố khác như: vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên như khí hậu, thủy văn,… Các yếu tố này trong nhiều trường hợp quyết định mức độ sử dụng tài nguyên và ảnh hưởng rất nhiều đến sức hấp dẫn của các điểm, khu du lịch

- Cơ sở hạ tầng du lịch:

Nếu tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng để tạo nên các điểm, các trung tâm, các vùng du lịch thì cơ sở hạ tầng du lịch là yếu tố đảm bảo cho việc khai thác những giá trị tài nguyên đó hình thành nên các điểm, khu du lịch Đặc biệt cơ sở hạ tầng du lịch mà trực tiếp là hệ thống giao thông là điều kiện không thể thiếu để hình thành nên các khu du lịch Tóm lại, cơ sở hạ tầng bao gồm:

+ Hệ thống và phương tiện giao thông:

Đây được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu, bởi hoạt động du lịch gắn liền với sự di chuyển của du khách từ nơi cư trú đến các điểm tham quan Hệ thống giao thông ở đây không chỉ là hệ thống đường (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không) mà còn bao gồm cả các đầu mối giao thông như sân bay, nhà ga, bến cảng, các cửa khẩu quốc tế

+ Hệ thống cung cấp điện:

Đối với hoạt động du lịch, điện là nguồn năng lượng không thể thiếu để đảm bảo sinh hoạt của khách du lịch và các dịch vụ du lịch có liên quan Trong du lịch bền vững luôn khuyến khích các nguồn năng lượng tự nhiên tại chỗ như các máy thủy điện nhỏ, pin mặt trời

+ Hệ thống cấp thoát nước:

Là yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch không thể thiếu trong hoạt động du lịch vì nó đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của du khách Hệ thống cấp nước và xử lý nước thải trong hoạt động du lịch luôn là yếu tố được coi trọng khi xây dựng các điểm, khu du lịch Đối với phát triển bền vững du lịch, vấn đề xử lý nước thải là đặc biệt quan trọng vì nước thải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường, hủy hoại ngay nguồn tài nguyên chính mà điểm du lịch đó khai thác và phát triển

Trang 38

28

+ Hệ thống thông tin liên lạc:

Đảm bảo hệ thống hạ tầng thông tin liên lạc để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc với bạn bè, người thân thậm chí còn duy tri mối quan hệ công việc mà người đó đảm nhận trong thời gian đi du lịch là rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động du lịch

Ngoài những yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch trên, còn một số yếu tố khác cũng cần được lưu ý: hạ tầng tài chính, y tế, để đáp ứng nhu cầu của hoạt động du lịch

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là những yếu tố trực tiếp tham gia vào việc

hình thành các sản phẩm du lịch, có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch, vì vậy chúng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các điểm, khu du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất của ngành du lịch và

cơ sở vật chất của một số ngành dịch vụ có liên quan Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm:

+ Cơ sơ lưu trú du lịch: là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ

khác phục vụ khách du lịch Cơ sở lưu trú du lịch gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu (pháp lệnh du lịch 1999) Đây được xem là loại cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản thuộc hệ thống dịch vụ của ngành

+ Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí: đáp ứng nhu cầu thư giãn, vui chơi giải trí

và tái tạo sức khỏe cho du khách, những cơ sở này bao gồm các công trình thể thao, các công viên vui chơi giải trí ngoài cơ sở lưu trú

+ Các công trình thông tin, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật: trung tâm văn hóa

– thông tin, rạp chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ nghệ thuật, phòng trưng bày triển lãm Đây đồng thời cũng là những công trình phúc lợi xã hội

+ Các cơ sở dịch vụ bảo trợ khác: hiệu rửa ảnh, trạm xăng dâu, hiệu cắt tóc,

hiệu sửa chữa đồng hồ Thực chất đây là các cơ sở dịch vụ xã hội tham gia vào các hoạt động cung ứng dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch

Trang 39

1.2.3.2 Những chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm du lịch

Việc xây dựng các điểm, khu du lịch thường dựa trên những tiêu chí cơ bản sau đây:

- Vị trí của điểm du lịch:

Vị trí tương đối của điểm du lịch với thị trường cung cấp khách có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng phát triển hoạt động du lịch ở các điểm du lịch đó Thực tế cho thấy những điểm du lịch có tài nguyên du lịch với mức độ hấp dẫn tương đồng thì điểm du lịch nào có vị trí gần với thị trường cung cấp khách hơn thì việc xây dựng phát triển điểm du lịch đó sẽ thuận lợi hơn

Xác định mức độ thuận lợi để xây dựng phát triển các điểm du lịch ở góc độ khoảng cách từ thị trường nguồn đến vị trí điểm du lịch, trên cơ sở thực tiễn hoạt động du lịch thường sử dụng 4 cấp:

Cấp 1 Rất thuận lợi

khoảng cách từ 10-100 km, thời gian đi đường ít hơn 3 giờ và có thể sử dụng từ 2-3 phương tiện vận chuyển thông dụng

Cấp 2 Khá thuận

lợi

khoảng cách 100-200 km, thời gian đi đường ít hơn 5 giờ và có thể sử dụng từ 2-3 phương tiện vận chuyển thông dụng

Cấp 3 Thuận lợi

khoảng cách 200-500 km, thời gian đi đường ít hơn 12 giờ và có thể sử dụng từ 1-2 phương tiện vận chuyển thông dụng

Cấp 4 Kém thuận

lợi

khoảng cách trên 500 km, thời gian đi đường ít hơn 24 giờ và có thể sử dụng từ 1-2 phương tiện vận chuyển thông dụng

- Độ hấp dẫn của điểm du lịch:

Độ hấp dẫn của điểm du lịch là chỉ tiêu mang tính tổng hợp các yếu tố như tính hấp dẫn của cảnh quan được nhiều du khách công nhận; sự thích hợp của khí hậu; tính đặc sắc và độc đáo của các đối tượng tham quan du lịch… Độ hấp dẫn này thường được chia thành 4 cấp:

Trang 40

30

Cấp 1 Rất hấp dẫn

có ít nhất trên 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất

5 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được ít nhất 5 loại hình du lịch

- Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

Đây được xem là chỉ tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển điểm, khu du lịch với 4 cấp độ khác nhau:

Cấp 1 Rất tốt

điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế Với điều kiện này, việc khai thác các tiềm năng để phát triển các điểm, khu du lịch rất thuận lợi đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách ở trình độ cao

Cấp 2 Khá

tốt

có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt

tiêu chuẩn quốc gia

Ngày đăng: 18/04/2021, 22:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1999), Con người và môi trường, Tủ sách trường Đại học Khoa học tự nhiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người và môi trường
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Ẩn
Năm: 1999
2. Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Năm: 2005
3. Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan (2003), Bài giảng du lịch sinh thái , Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan
Năm: 2003
4. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2006), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật
Năm: 2006
5. Thanh Bình, H ồng Yến (2009), Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa danh du l ịch , Nhà xuất bản Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa danh du lịch
Tác giả: Thanh Bình, H ồng Yến
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
Năm: 2009
7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
8. Nguyễn Đình Hòe (1998), Tài nguyên Việt Nam , Nh à xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1998
9. Nguyễn Kim Hồng, Lê Huy Bá, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Đức Vũ, Đàm Nguyễn Thùy Dương (2001), Giáo dục môi trường, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường
Tác giả: Nguyễn Kim Hồng, Lê Huy Bá, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Đức Vũ, Đàm Nguyễn Thùy Dương
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2001
10. Lê Văn Khoa (Chủ biên), Đoàn Văn Tiến, Nguyễn Song Tùng, Nguyễn Quốc Việt (2010), Môi trường và phát triển bền vững , Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Lê Văn Khoa (Chủ biên), Đoàn Văn Tiến, Nguyễn Song Tùng, Nguyễn Quốc Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
11. Trần Đức Thanh (2006), Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2006
13. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp (2010), Địa lý du lịch Việt Nam , Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý du lịch Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
14. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch , Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch du lịch
Tác giả: Bùi Thị Hải Yến
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
15. Đinh Văn Vui, Nguyễn Hạnh, Binh Nguyên (1998), Du lịch Suối Tiên cổ tích và huyền thoại, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Suối Tiên cổ tích và huyền thoại
Tác giả: Đinh Văn Vui, Nguyễn Hạnh, Binh Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa dân tộc
Năm: 1998
16. Bùi Th ị Hải Yến (chủ biên) 2007, Phạm Hồng Long, Tài nguyên du l ịch , Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên du lịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
18. Bộ văn hóa thể thao và du lịch – Tổng cục du lịch, Báo cáo tổng hợp Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
19. Tham luận: Nhu cầu nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh – Th.S Lã Quốc Khánh – Phó Giám Đốc Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh
6. Phạm Xuân Hậu (2011), Bài giảng Địa lý du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh Khác
12. Trần Văn Thông (2003), Qui hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn Khác
17. Ban quản lý khu du lịch Suối Tiên – Phòng thông tin Khác
20. Ủy ban nhân dân quận 9 (2009), Qui hoạch sử dụng đất đai quận 9 đến năm 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w