1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sinh viên việt nam trong quá trình hội nhập asean nghiên cứu trường hợp của sinh viên ngành văn hóa học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh

100 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Văn hóa học ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG

Trang 1

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Văn hóa học

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH

HỘI NHẬP ASEAN (Nghiên cứu trường hợp của sinh viên ngành Văn hóa học

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Thành phố Hồ Chí Minh)

Hướng dẫn khoa học :

o TS Phan Anh Tú

Nhóm sinh viên thực hiện:

o Mai Xuân Qúy

o Phạm Thị Kim Ngân

o Lê Vũ Vân Linh

o Phan Tường Vân

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 7

3 Mục tiêu nghiên cứu 8

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 10

6 Đóng góp mới của đề tài 11

7 Kết cấu của đề tài 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 13

1.1.1 Các khái niệm 13

1.1.1.1 Khái niệm về “Văn hóa” 13

1.1.1.2 Khái niệm về “Giao lưu tiếp biến văn hóa” 13

1.1.1.3 “Văn hóa học” là gì? 14

1.1.1.4 Định nghĩa về “Toàn cầu hóa” 15

1.1.1.5 Khái niệm về “Hội nhập quốc tế” 16

1.1.2 Bối cảnh hội nhập của Việt Nam trong khối ASEAN 17

1.2 Cơ sở thực tiễn 19

1.2.1 Tổng quan về khối ASEAN 19

1.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20

1.2.1.2 Mối quan hệ giữa giáo dục Việt Nam với các nước ASEAN 21

TIỂU KẾT 1 29

CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN VÀ THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ HỘI NHẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 2.1 Chuyên ngành Văn hóa học và hướng đào tạo 30

2.1.1 Lịch sử mở ngành và thành lập Bộ môn 30

Trang 3

2.1.2 Qúa trình phát triển trở thành khoa Văn hóa học 30

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 32

2.1.4 Cơ cấu nhân sự 33

2.1.5 Mục tiêu và nhiệm vụ hướng đến 34

2.1.6 Tuyển sinh 35

2.1.6.1 Đối tượng 35

2.1.6.2 Hình thức tuyển sinh 35

2.1.6.3 Điểm chuẩn đầu vào 36

2.1.7 Chuẩn đầu ra 37

2.1.7.1 Mục tiêu đào tạo 37

2.1.7.2 Thời gian và nội dung chương trình đào tạo 38

2.1.7.3 Điều kiện xét tốt nghiệp 40

2.1.8 Mối quan hệ quốc tế trong khối ASEAN 40

2.2 Sự chuẩn bị của sinh viên trong hội nhập 42

2.2.1 Mở rộng kiến thức chuyên ngành 42

2.2.2 Nâng cao phương tiện giao tiếp 43

2.2.3 Trang bị các kỹ năng thực tế 47

2.2.4 Học hỏi văn hóa trong khu vực 50

2.2.5 Rèn luyện thái độ tích cực 51

2.3 Kết quả khảo sát và bàn luận 53

2.3.1 Mức độ hiểu biết và quan tâm của sinh viên Văn hóa học về quá trình hội nhập ASEAN 55

2.3.2 Sinh viên nhận thức thế nào về AEC? 57

2.3.3 Sinh viên Văn hóa học tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam – Đông Nam Á 59

2.3.4 Một số lo lắng của sinh viên Văn hóa học trong quá trình hội nhập ASEAN 60

2.3.5 Sự chuẩn bị của sinh viên Văn hóa học 62

Trang 4

2.3.6 Những mong muốn của sinh viên Văn hóa học về phía Khoa và Nhà trường

trước những thay đổi của quá trình hội nhập ASEAN 64

TIỂU KẾT 2 67

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI 3.1 Nhận diện tình hình hội nhập hiện nay 68

3.1.1 Ưu điểm 68

3.1.2 Khuyết điểm 71

3.2 Đề xuất các ý tưởng hành động 73

3.2.1 Về phía sinh viên 73

3.2.2 Về phía Khoa/Bộ môn 74

3.3 Kiến nghị 79

3.3.1 Đối với Hội sinh viên, Đoàn Thanh niên 79

3.3.2 Đối với Nhà trường 80

TIỂU KẾT 3 84

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 88

Trang 5

MỞ ĐẦU

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và mạnh mẽ,

cuối năm 2015, Việt Nam chính thức bước vào vị thế của cộng đồng chung trong khu vực khi hiệp định về hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC 1) được ký kết và đi vào hoạt động Hiệp định này không những khẳng định tầm ảnh hưởng nhất định trong khối đại

đoàn kết ASEAN, mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện

thuận lợi về mở rộng kinh tế, chính trị và ngoại giao cho cả khu vực Không những thế,

nó còn thay đổi bộ mặt về nguồn nhân lực lao động, cải thiện tình hình việc làm của mỗi

đất nước, đó là khi có khái niệm “tự do hóa di chuyển lao động kỹ năng” trong khối ASEAN được hình thành Tuy đứng thứ ba trong cộng đồng ASEAN về tỷ lệ lực lượng

lao động nhưng xét về chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam lại thuộc diện thấp, ngang bằng với các nước Campuchia, Lào, Myanmar…Chấp nhận hội nhập là đồng nghĩa với

tận dụng cơ hội và cũng là thách thức to lớn đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam,

khi mà giờ đây vẫn đang từng bước nỗ lực, cải thiện tình trạng nhân lực yếu kém

Sinh viên là chủ nhân của tương lai đất nước, là thế hệ tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam và cũng là nguồn lao động trẻ chính yếu của quốc gia Giải quyết

bài toán về chất lượng lao động phải bắt đầu từ chính đối tượng sinh viên đang còn học

trên ghế nhà trường, nhằm định hướng phát triển sao cho phù hợp với chuẩn mực lao động của các nước phát triển trong khu vực ASEAN

Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, sinh viên Việt Nam cần trang bị những gì để không chỉ hòa nhập, mà còn thâm nhập được thị trường lao động AEC Sinh viên sau khi

ra trường sẽ bớt cảm thấy lúng túng, ít nảy sinh tâm lý khủng hoảng trong quá trình tìm

kiếm việc làm khi được trang bị đầy đủ vốn hiểu biết về cách hội nhập Đó là nhiệm vụ

trọng tâm trong hướng bài làm nghiên cứu lựa chọn để phát triển đề tài

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, vấn đề hội nhập ASEAN đang là một đề tài nóng bỏng, trong khi các nước láng giềng đã chuẩn bị hoàn tất cho việc hội nhập này thì tại Việt Nam, đặc biệt là

trong giới sinh viên, có vẻ chưa nhận thức hay thấy rõ tầm quan trọng của việc hội nhập

ASEAN nên vẫn chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng Như vậy, liệu tầm ảnh hưởng của việc

hội nhập ASEAN có thật sự quan trọng với sinh viên chưa Nếu chưa chuẩn bị gì cho hội nhập, liệu sinh viên có sẵn sàng bước vào môi trường đầy tính cạnh tranh không

Như chúng ta đã biết, ảnh hưởng của quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN không chỉ đem lại về lợi ích từ kinh tế, mà còn về chính trị, văn hóa và xã hội Sự khác

biệt giữa các nước ASEAN với Việt Nam về cơ cấu, trình độ nguồn nhân lực phát triển

càng chứng minh được khả năng đào tạo ở Việt Nam còn nhiều hạn chế Nghiên cứu đề

tài để chỉ ra được các điểm hạn chế đó còn tồn tại trong vấn đề đào tạo nhân lực Việt

Nam hiện nay

Một trong những yếu tố trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam

phải kể đến việc giảng dạy cho sinh viên Việt Nam ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là sinh

viên Văn hóa học, khi đối mặt trực tiếp với làn sóng hội nhập đó, cần giữ lại và thay đổi

những gì

Khoa Văn hóa học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là khoa chuyên

đào tạo những cử nhân về văn hóa Các sinh viên khoa Văn hóa học sau khi tốt nghiệp

phải lĩnh hội được những kiến thức về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa thế giới, và

các văn hóa ứng dụng khác để xây dựng nền tảng cho công việc của bản thân Trước tình hình hội nhập này, sinh viên Văn hóa học hẳn sẽ được chú trọng giảng dạy những kiến

thức về ASEAN (Văn hóa Đông Nam Á,…) để chuẩn bị sẵn sàng trong quá trình hội nhập Bên cạnh sự giảng dạy từ nhà trường, bản thân sinh viên khoa Văn hóa học đã có

chuẩn bị gì trong quá trình sự hội nhập ASEAN chưa Liệu sinh viên khoa Văn hóa học

có nhận thức được tầm quan trọng của quá trình hội nhập này? Hay sinh viên khoa Văn

Trang 7

hóa học đã sẵn sàng cho việc hội nhập, làm việc trong môi trường đầy tính cạnh tranh với

không chỉ các cử nhân trong nước mà còn với cử nhân nước ngoài?

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Tính cho đến thời điểm hiện tại, hầu như rất ít các công trình nghiên cứu về đề tài

tương tự Hiện nay, trước những sự kiện quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn lao của quá

trình hội nhập ASEAN đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt hơn đối với trình độ nhân lực,

nguồn lao động của đất nước Dựa trên số liệu thống kê khảo sát tình hình giáo dục Việt

Nam thông qua các chương trình đào tạo ở mỗi trường Đại học đã cho ra đời nhiều văn

bản, báo cáo, tạp san sơ bộ… trong đó bao gồm cả các văn bản báo cáo về chất lượng

kiểm định giáo dục ở các trường Đại học trong nước Ngoài ra, đề tài còn tham khảo

sách, các bài viết, đề tài khoa học của những nhà nghiên cứu nổi tiếng, am hiểu mối quan

hệ giữa mọi tác động của các giá trị hội nhập lên trên nền kinh tế đất nước, cụ thể là đến

chất lượng lao động của sinh viên Việt Nam Tiêu biểu như:

- Nguyễn Tuấn Triết, Văn hóa dân tộc trong giáo dục đại học trên đường hội nhập, Tạp chí khoa học xã hội số 07, 2009

- Bản tin Thông tin Nghiên cứu và Đánh giá Giáo dục ĐH số 8 của Trung tâm

Nghiên cứu và Đánh giá GDĐH, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành về việc quản lý

nhằm hỗ trợ việc lãnh đạo hoạt động khoa học

- “Tác động của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với các nước đang phát triển” của

PGS.TS Vũ Văn Phúc được in trên tạp chí kinh tế Châu Á – TBD

- Báo cáo khoa học “Mô hình hội nhập của EU – ASEAN: So sánh những tương đồng, khác biệt và bài học kinh nghiệm cho ASEAN” của PGS.TS Đinh Công Tuấn

trên Viện nghiên cứu Châu Âu

- Đề tài khoa học “Tìm hiểu mức độ tiếp cận của sinh viên trước sự kiện Việt Nam

hội nhập cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) năm 2015 của nhóm sinh viên:

Trương Ngô Quỳnh, Phạm Thị Thu Thảo được in trên Hội thảo Khoa học sinh viên

lần IX năm 2016

Trang 8

Bên cạnh, tận dụng những thuận lợi bởi các dữ liệu, nội dung nghiên cứu của các đề tài, bài viết trên, còn có các bài viết trên mạng được nhóm thu thập để làm dữ liệu đảm

bảo độ nhanh nhạy của tính chất vấn đề, các nội dung triển khai mới mẻ cùng những động thái hết sức tích cực trong thời điểm hiện tại, sẽ làm một nguồn tư liệu vững chắc và chính xác cho đề tài nghiên cứu hướng đến

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học là một trong những cách thức giúp sinh viên tiếp cận và giải

quyết phần nào những vấn đề khó khăn xung quanh môi trường học tập của mình Qua đó sinh viên sẽ nhận thấy những vấn đề thách thức đối với bản thân, giúp họ có cái nhìn

khách quan hơn đối với trước thực tại xã hội và sớm tìm ra những giải pháp cho nó Thông qua đề tài nghiên cứu “Sinh viên Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN –

nghiên cứu trường hợp của sinh viên ngành Văn hóa học” sẽ giúp chúng tôi hướng đến

những mục tiêu cơ bản sau đây:

Hội nhập ASEAN là một trong những yếu tố tất yếu và quan trọng trong quá trình phát triển và giao lưu quốc tế, không chỉ đối với sinh viên ngành Văn hóa học nói riêng

mà còn đối với cả tất cả sinh viên trong khu vực Đông Nam Á nói chung Vì vậy thực

hiện vấn đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ phần nào giúp cho sinh viên Việt Nam, trong

đó có sinh viên ngàn Văn hóa học có cái nhìn cụ thể hơn về quá trình hội nhập ASEAN

hiện nay Đây cũng là một trong những mục tiêu, thách thức đầu tiên mà sinh viên đang

phải đối mặt

Bên cạnh việc đưa ra những ưu khuyết điểm thì đề xuất những giải pháp, ý tưởng

từ nhận thức mối quan hệ của việc hội nhập ASEAN đối với sinh viên Văn hóa học là

không thể thiếu, giúp cho sinh viên phát huy những thế mạnh và khắc phục các điểm yếu đang có Vì vậy mục tiêu thứ ba này cũng sẽ là một trong những mục tiêu tiên phong,

đánh mạnh vào thế mạnh của sinh viên

Trang 9

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Với mục tiêu mà đề tài hướng đến, bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ vận dụng lý thuyết theo hướng chức năng luận, đó là chú trọng đến vai trò, chức năng của quá trình hội nhập ASEAN đối với sinh viên Việt Nam, cụ thể là sinh viên khoa Văn hóa học, để từ

đó hiểu rõ hơn về những lợi ích cũng như một số bất lợi mà quá trình đó đem lại Chức năng luận ở đây sẽ nhìn nhận đối tượng trong tương quan trục đồng đại (chú trọng về bối cảnh xã hội)

Đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học, trong đó tập trung nghiên cứu định lượng (Quantitative research method) và nghiên cứu định tính (Qualitative research method) bằng bảng hỏi Lý do mà nhóm chọn hai phương pháp này là vì nó giúp nhóm có thể nghiên cứu cả chiều sâu lẫn chiều rộng trong vấn đề Cụ thể:

 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Tổ chức lập bảng câu hỏi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu kết hợp với các câu hỏi dạng mở, đòi hỏi sinh viên trả lời bằng ý kiến cá nhân nhằm khai thác các vấn đề cốt lõi

và phụ hợp với nội dung mà nghiên cứu hướng đến Dựa vào kết quả của dữ liệu bảng câu hỏi thực tiễn, sử dụng làm nền tảng để tiến hành phân tích, đánh giá một cách chuẩn xác nhất Dự kiến tổng số phiếu điều tra khảo sát khoảng 200 mẫu Tiêu chuẩn chọn mẫu

là hầu hết các đối tượng thuộc sinh viên khoa Văn hóa học các khóa từ năm 2013 đến năm 2016 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 10

 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Chọn lọc và tìm đọc các thông tin bởi các tài liệu được tìm thấy trên các phương

tiện như: sách, báo, tạp chí, ấn phẩm khoa học, đề tài nghiên cứu, một số bài viết trên

mạng…tiến hành phân tích và xử lý, mã hóa những nội dung thuộc về mức độ ảnh hưởng

và những thuận lợi của quá trình hội nhập ASEAN đối với lao động Việt nói riêng và đối với nền kinh tế quốc gia nói chung

Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, kết hợp với các thao tác đánh giá, phân tích để thấy được sự cần thiết và tầm ảnh hưởng sâu rộng của quá trình hội nhập ASEAN đối với sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên khoa Văn

hóa học Kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu để chỉ ra được sự khác biệt trong cơ cấu giảng dạy các nước ASEAN với tình hình giáo dục ở Việt Nam hiện tại

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

 Về đối tượng nghiên cứu

Để đề tài nghiên cứu được diễn ra tốt nhất việc khoanh vùng đối tượng phù hợp đối với từng đề tài là hết sức cần thiết, chọn đối tượng là sinh viên văn hoá học vì đây là

những sinh viên có khả năng hội nhập vào những công việc đa quốc gia sau khi tốt nghiệp, đặc biệt thuộc khối ASEAN Đối tượng nghiên cứu mà đề tài hướng đến sẽ tập

trung chủ yếu vào quá trình hội nhập ASEAN của sinh viên khoa Văn hóa học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Bao gồm sinh viên của các khóa học năm 2013, 2014,

2015 và 2016 (vì đây là các sinh viên đang theo học hệ chính quy), sinh viên đang tham gia quá trình trao đổi văn hóa tại Indonesia; không bao gồm hệ vừa học vừa làm hay cao học

 Phạm vi nghiên cứu

Sinh viên khoa Văn hóa học thuộc hệ chính quy, tại trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn TP HCM và các trường đại học khác thuộc khối ASEAN (AUN) Tính đến thời điểm hiện tại, khoa Văn hoá học đã và đang đào tạo 10 khoá, mà trong đó 6 khoá

Trang 11

đã tốt nghiệp Theo nhận biết, các sinh viên khoa Văn hoá học đã tốt nghiệp đều đi làm,

nhưng không nhiều người theo các công ty đa quốc gia thuộc nhóm ASEAN Chính vì

thế, cần nghiên cứu sinh viên đang được đào tạo chính quy để thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, cũng như tìm ra giải pháp cho vấn đề hội nhập ASEAN

6 Đóng góp mới của đề tài

Là một đề tài mà ít người nghiên cứu, đa phần nội dung hướng đến đều mang tính

khách quan, chọn lọc kĩ càng về sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập ASEAN đối với

sinh viên văn hóa học trên nhiều phương diện Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp

phần phác họa rõ nét về tầm quan trọng của việc hội nhập, quá trình đó bộc lộ những

thiếu xót còn tồn tại của sinh viên Văn hóa học nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung Thông qua những khuyết điểm của sinh viên Văn hóa học trong quá trình hội nhập ASEAN, đề tài đề xuất một số giải pháp, kế hoạch cụ thể nhằm cải thiện trình độ

chuyên môn, các kỹ năng thiết yếu của sinh viên để phù hợp với tiêu chuẩn trình độ các

nước

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài gồm ba chương:

Chương 1: Những khái niệm chung: Chương này nhằm khái quát những thuật ngữ,

khái niệm chung nhất về văn hóa, vấn đề toàn cầu hóa, quá trình hội nhập….nhằm xây

dựng cơ sở lý luận & thực tiễn để làm bằng chứng và lý thuyết cơ sở ngành vững chắc để cửng cố các vấn đề triển khai ở các chương sau

Chương 2: Trong chương này, chúng tôi sẽ thống kê sơ bộ về hệ thống đào tạo quy chuẩn của khoa Văn hóa học và mối quan hệ của khoa trong giao lưu, hội nhập với chương trình giáo dục quốc tế trong khối nước ASEAN, đồng thời trình bày một số yếu

tố chuẩn bị quan trọng, cần thiết dành cho sinh viên Văn hóa học trước thời buổi hội nhập ASEAN ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ hiện nay và tiến hành khảo sát thực tế về quan

điểm, tâm lý của sinh viên khoa Văn hóa học đối với quá tình hội nhập

Trang 12

Chương 3: Nội dung của chương này hướng đến nêu ra một số đề xuất một số phương án nhằm cải thiện tình hình giáo dục và phương pháp bổ trợ thực tiễn ở các phương diện như: đối với bản thân sinh viên, khoa/bộ môn, hội sinh viên và Đoàn thanh niên và về phía lãnh đạo của nhà trường để có những thay đổi tích cực đối với tầm quan trọng của việc hội nhập đến ý thức học tập và rèn luyện của sinh viên Văn hóa học nói

riêng và toàn thể sinh viên trong nhà trường nói chung

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm về “Văn hóa”

Văn hóa là một khái niệm có rất nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm

có nội hàm hết sức khác nhau.“Ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta đã đắm mình trong chất

men văn hoá: từ lời ru của mẹ, bài học của cha, trò chơi của chị… cho đến tiếng gọi

đò bên sông, tiếng võng đưa kẽo kẹt lúc trưa hè, tiếng chuông buông khi chiều xuống…” 2 Mọi thứ xung quanh đều là một phạm trù văn hóa nhất định, văn hóa có ở

khắp mọi nơi từ cách đi, cho đến dáng ngồi, cách ăn mặc và cả giao tiếp hằng ngày… Là

sản phẩm của con người sáng tạo nên và được phát triển và gìn giữ trong mối quan hệ

qua lại giữa con người với đời sống xã hội Văn hóa không mất đi mà nó tự biến đổi

trước thời cuộc, trước hoàn cảnh đất nước Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ

khác thông qua quá trình xã hội

Văn hóa còn là lối sống, là thước đo học thức để đánh giá trình độ phát triển của

một quốc gia, dân tộc Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và

tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã

hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con

người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra

1.1.1.2 Khái niệm về “Giao lưu tiếp biến văn hóa”

Trước hết, ta định nghĩa cụm từ “Giao lưu văn hóa” Giao lưu văn hóa nói đơn giản

là một quá trình tương tác văn hóa giữa hai khu vực, 2 lãnh thổ Tức hai cộng đồng, hai

dân tộc, hai đất nước cùng chung sống và nảy sinh hình thức trao đổi, quan hệ văn hóa

2 GS.TSKH.Trần Ngọc Thêm, Khái luận về văn hóa ,

http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh-nhung-van-de-chung/2569-tran-ngoc-them-khai-luan-ve-van-hoa.html

Trang 14

giữa hai bên với nhau, mỗi bên sẽ giúp tăng sự hiểu biết văn hóa của nhau, từ đó làm giàu

và thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển Do vậy, giao lưu văn hóa như một dạng cộng

hưởng giữa các nền văn hóa với nhau

Tiếp biến văn hóa được xem như một quá trình diễn ra sau hiện tượng giao lưu văn hóa, là một biểu hiện cho việc chuyển các giá trị tiềm năng của quá trình giao lưu văn hóa thành các giá trị sử dụng được cho chủ thể tiếp nhận Là hiện tượng chọn lọc có mục dích các giá trị văn hóa ngoại lai và sau đó biến đổi chúng sao cho phù hợp với điều kiện, đời sống bản địa, tức phù hợp với tính cách con người và bối cảnh xã hội của một dân tộc Chúng ta luôn đồng nhất giữa hai khái niệm đơn thuần là tiếp xúc và tiếp biến văn hóa Việc chúng ta mở cửa và chào đón với các văn hóa ngoại lai khác xâm nhập trong

thị trường và đời sống người Việt đó là tiếp xúc, nhưng để nói là tiếp biến thì không, tất

cả các hình thức nhà nước đã và đang vận động và chi phối trên mặt trận thúc đẩy quá

trình giao lưu văn hóa trong khu vực đều sẽ chỉ dừng lại ở mức độ tiếp xúc thuần túy

Chứ chưa có ý định sẽ tiếp biến hoàn toàn Đó là một điểm tích cực khá lớn, trong việc

chúng ta đặt mình ở vị trí chủ động, biết linh hoạt trong chọn lựa và biết loại trừ đúng

thời điểm, đúng đối tượng

Nhìn chung, quá trình giao lưu văn hóa thực chất là điều kiện cần và quá trình tiếp biến văn hóa là điều kiện đủ để làm giàu thêm nền văn hóa bản địa của một dân tộc, loại

bỏ các giá trị văn hóa xưa cũ, lạc hậu, từng bước thay đổi nó thành một mô thức văn hóa theo hướng phù hợp với dòng chảy của hội nhập, của thời đại

1.1.1.3 “Văn hóa học” là gì?

Văn hóa học là một khái niệm có nhiều ngữ nghĩa khác nhau Với nhiều mảng tính chất và phạm vi vấn đề sẽ có nhiều cách khái niệm hoàn chỉnh về thuật ngữ này Nhìn

chung, có thể nói, Văn hóa học là một môn khoa học xã hội được dựa trên các tri thức từ

xã hội và tính nhân văn của con người, nghiên cứu văn hóa theo một hệ thống hoàn chỉnh

Trang 15

Ngành Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu các loại kiến thức tổng hợp

về các đặc trưng văn hóa mỗi khu vực (hiện tượng văn hóa, hoạt động văn hóa, mô thức

văn hóa, giá trị văn hóa…) tồn tại trong chiều thời gian của lịch sử và tồn tại trong không

gian xã hội đặc thù

1.1.1.4 Định nghĩa về “Toàn cầu hóa”

Toàn cầu hóa là một khái niệm dùng để chỉ một quá trình giúp kết nối các nền kinh

tế vả xã hội từ mọi nơi trên thế giới ngày càng được chặt chẽ và xích lại gần nhau hơn Qúa trình này được hình thành bởi sự gia tăng liên kết và trao đổi ngày một nhiều giữa các quốc gia, dân tộc, các cộng đồng, tổ chức ở nhiều góc độ khác nhau: từ kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục, quân sự, y tế….theo hướng toàn cầu”3 Bên cạnh đó, tầm ảnh

hưởng của tiến trình toàn cầu hóa còn thay đổi cả cách thức con người suy nghĩ và hành

động Đây có thể được xem như một quá trình tất yếu của thời đại mà không một quốc

gia, khu vực nào khó có thể tránh khỏi

Xét theo phương diện văn hóa, quá trình toàn cầu hóa được xem như một hệ quy

chiếu rõ ràng nhất cho việc xác lập và điều chỉnh nền tảng các giá trị truyền thống cũng

như chuẩn mực chung trong đời sống xã hội mỗi nước Thế nhưng, với sự xâm nhập một

cách tự nhiên đó, toàn cầu hóa văn hóa trước hết cũng phải đi liền với việc khẳng định và

bảo vệ những giá trị đặc thù của mỗi nền văn hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, dân tộc nào đứng ngoài quá trình giao lưu

văn hóa, khư khư quan điểm về gìn giữ văn hóa truyền thống mà chối bỏ hay bị động

trong cuộc tiếp xúc này thì quốc gia đó khó tránh khỏi sự lạc hậu và bị suy thoái trầm

trọng Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng phải chịu sự áp đặt có mục đích của

quá trình tiếp xúc và tiếp biến văn hóa tạo ra, điều quan trọng vẫn là tính độc lập và hình

thành được bản lĩnh văn hóa vững vàng trước sự hội nhập đó

3 Theo Wikipedia – Khái niệm Toàn cầu hóa,

https://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A0n_c%E1%BA%A7u_h%C3%B3a

Trang 16

1.1.1.5 Khái niệm về “Hội nhập quốc tế”

Hội nhập quốc tế (International integration) là quá trình mà các quốc gia trên khắp

thế giới cùng hợp tác, liên kết với nhau cùng nhau hỗ trợ và phát triển với nhau trong mọi

vấn đề mang tính chất, khía cạnh toàn cầu về nhiều lĩnh vực khác nhau về kinh tế, văn

hóa, xã hội, giáo dục, quân sự, y tế….Hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia, khu vực

phải cùng tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực chung được đặt ra và cùng nhau chia sẻ về lợi

ích quốc gia trên cơ sở tự nguyện hoàn toàn

Qúa trình hội nhập quốc tế được xem như một giai đoạn phát triển tất yếu của mỗi

quốc gia, mỗi nền văn hóa Duy trì và mở rộng theo mức độ tự do hóa và sâu rộng như

thế nào sẽ là cách đi đường của nhiều quốc gia khu vực, bản chất việc hội nhập nằm ở

tính tương đối trong cách lựa chọn xu hướng, giá trị để thay đổi

Văn hóa truyền thống vẫn và sẽ trở thành một chuẫn mực khó lòng thay đổi về tư

tưởng hay nhận thức thuần túy Nhưng cái quan trọng mà đối với bất kỳ một quốc gia

nào, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu (về kinh tế) đều phải khẳng định một điều rằng để

phải chống chọi và sống sót giữa tiến trình hội nhập ấy, mỗi quốc gia đều phải biết “mở”

và biết “đóng” một cách phù hợp và đúng lúc

Trong lý luận văn hóa học về văn hóa và phát triển với đề tài “ Toàn cầu hóa văn

hóa đa tuyến” của GS Ngô Đức Thịnh, ông có viết: “Văn hoá của mỗi dân tộc, quốc gia

vừa rất đa dạng về màu sắc vừa nhiều tầng bậc Thực tế cho thấy, hiện tượng toàn cầu

hoá văn hoá hiện nay diễn ra trên một số lĩnh vực của đời sống, như hệ tư tưởng, đời

sống tôn giáo, nhiều tôn giáo thế giới, như Kitô giáo (Tin lành, Công giáo), Phật giáo,

đạo Hồi đều có xu hướng vươn lên thành tôn giáo mang tính toàn cầu Đặc biệt, toàn cầu diễn ra sôi động trên các lĩnh vực truyền thông (báo chí, internet, truyền hình, phát thanh ), vui chơi giải trí (âm nhạc, thể thao, trò chơi ), du lịch, lối sống, phương tiện

sống (ăn, mặc, ở, đi lại )”4

4 GS Ngô Đức Thịnh, Toàn cầu hóa văn hóa đa tuyến ,

Trang 17

Có thể nhận thấy một điều rằng, đối với quá trình hiện nay về vấn đề hội nhập quốc

tế, văn hóa Việt Nam dần có sự giao lưu nhất định về các yếu tố của các nền văn hóa

khác trong khu vực thì trên thực tế nếu bắt buộc tiếp nhận chỉ trên phương diện vừa phải

và chọn lọc Chứ chưa có bất kỳ một dẫn chứng cụ thể ám chỉ đến Việt chính nhờ dòng

chảy của quá trình toàn cầu hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa bản địa của quốc

gia Việt Vấn đề toàn cầu hóa văn hóa không phải là sự đều khắp và nhất loạt

1.1.2 Bối cảnh hội nhập của Việt Nam trong khối ASEAN

Tháng 7/1995 Việt Nam được chào đón và trở thành thành viên chính thức của ngôi

nhà chung Đông Nam Á – ASEAN Đây là sự kiện thể hiện tư duy trưởng thành và đánh

dấu bước phát triển quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực cũng như hội nhập thế

giới của Việt Nam

Từ năm 1996 đến năm 1998, Việt Nam đã thực sự ghi được kết quả tích cực trong

vị thế của một quốc gia đang từng bước hoàn thiện và mở rộng tham gia giao lưu và hợp

tác kinh tế khu vực khi tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM 5) và được kết

nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC6)

 Việt Nam trong khuôn khổ APEC

Việc đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á – Âu (APEC) thật sự có ý nghiã hết sức lớn

lao và quan trọng Từ một quốc gia mới bắt đầu có những bước đi chập chững trong việc

thể hiện nhu cầu hợp tác quốc tế với các khu vực liền kề, cho đến tham gia vào khối

ASEAN đã thể hiện được tính tích cực, chủ động tuyệt đối của Việt Nam Chỉ sau 3 năm

kể từ khi gia nhập vào cộng đồng ASEAN, Việt Nam đã thực sự chủ trương và đường lối

hóa một cách có chiến lược và bài bản khi ghi tên mình trên danh sách các quốc gia sáng

lập APEC – “một khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất với 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 75% tổng số khách du lịch

5

The Asia-Europe Meeting

Trang 18

quốc tế tới Việt Nam” 7 Có thể nói, các nền kinh tế thành viên trong APEC đều đa phần

trở thành đối tác chiến lược kinh tế - thương mại hàng đầu Với những hoạt động tích cực

trên Diễn đàn APEC, Việt Nam được nhìn nhận và đánh giá là một trong số các thành

viên ưu tú và năng động nhất, đóng góp nhiều sáng kiến quan trọng trong thành công và

mục đích chung của tổ chức

 Việt Nam trong khuôn khổ ASEM

Hoạt động trong khuôn khổ ASEM – một diễn đàn mở rộng hợp tác quan hệ giữa

các đối tác trong hai châu lục Á – Âu, Việt Nam trong hai năm đã góp phần tích cực vào

các đề xuất và triển khai hiệu quả nhiều hoạt động quan trọng của ASEM: “ Các hội thảo

như “Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa”, “Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực”, “Diễn đàn Á – Âu về tăng trưởng xanh với chủ đề:

“Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”….” 8

Trong 3 năm là thành viên của tổ chức ASEAN, Việt Nam đã đảm nhiệm nhiều vai

trò quan trọng như Chủ tích Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) với nhiệm kỳ 2000 –

2001 Cùng là thành tố quan trọng cải thiện tình hình Hiệp hội qua việc mở rộng thành

viên của ASEAN, trở thành vị trí là nước điều phối quan hệ đối thoại, ngoại giao của

ASEAN với các đối tác quan trọng của thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Canada, Nga Với

nhiệm kỳ từ 2012 – 2015, Việt Nam vẫn là nước điều phối quan hệ đối thoại ASEAN –

EU

Mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam và ASEAN đã phần nào tác động

mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, chính trị cũng như bối cảnh văn hóa xã hội của Việt Nam

trong từng năm gắn bó Sau hơn 20 năm tham gia ASEAN (từ năm 1995 – 2017), vị thế

của Việt Nam trên các trường quốc tế và trên các mối quan hệ hợp tác trong khu vực lẫn

thế giới đều được cải thiện và nâng cao đáng rõ rệt, từng bước khẳng định tính ưu việt và

7, 8 Lâm Quỳnh Anh – Văn phòng UBQG – HTKTQT, Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của

Việt Nam, http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/nr091019080134/ns120222162217

Trang 19

quá trình trưởng thành của đất nước Trong nền kinh tế phát triển của quốc gia, ASEAN

luôn là đối tác hàng đầu trong mọi hợp tác thương mại và đầu tư lớn nhất, chỉ riêng vào

năm 2009, ASEAN đứng thứ 2, sau Hoa Kỳ

Chính chủ trương và đường lối phát triển theo hướng đa quốc gia trong cộng đồng

ASEAN đã phần nào giúp Việt Nam có những chuyển biến và thay đổi tích cực trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực của đất nước: tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh

và càng ngày thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, cải thiện tình trạng giáo dục, y tế, môi

trường cũng như đóng góp nhiều trong cách hiệu chỉnh luật phát trong nước Tất cả đều

trở thành động lực và tiền đề đáng quan trọng để Việt Nam không những chỉ giới hạn

trong khuôn khổ các hợp tác song phương và đa phương khác

Những thành quả mà Việt Nam đã đóng góp được trong cộng đồng ASEAN cũng đã

phần nào phản ánh chân thực tính cân bằng trong vấn đề “cho – nhận” của hai mặt của

việc gia nhập ASEAN Tính đến giai đoạn hiện tại, Việt Nam có nhiều đóng góp cụ thể

quan trọng trong 4 lĩnh vực hợp tác chính của ASEAN về chính trị - an ninh, kinh tế, văn

hóa - xã hội và quan hệ đối ngoại

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tổng quan về khối ASEAN

“Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations với tên viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc

gia trong khu vực Đông Nam Á”9

Bắt đầu được thành lập từ năm 1967, ASEAN đã trải qua các cột mốc quan trọng và

đánh dấu bước trưởng thành của mình qua từng chu kì thời gian nhất định Khối ASEAN

trong vị thế khu vực và trên toàn thế giới đã nhanh chóng tạo được ưu điểm tích cực

9 Theo Wikipedia, Hiệp hội các nước Đông Nam Á ,

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_h%E1%BB%99i_c%C3%A1c_qu%E1%BB%91c_gia_%C4%90%

C3%B4ng_Nam_%C3%81

Trang 20

trong việc đạt được nhiều chủ trương và đường lối bảo vệ quyền lợi, phát triển lợi ích bền vững của hệ thống các nước thành viên

Hơn 40 năm tồn tại và phát triển, xuất phát điểm từ một hệ thống hiệp hội đơn giản với mục đích chính tạo được vòng tròn kết nối hợp tác và giao lưu quốc tế nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết của các quốc gia trong khu vực, ASEAN dần phát triển thành một tổ

chức với quy mô chuyên nghiệp, càng ngày khẳng định được vị thế của mình trong khối đại đoàn kết và trên trường quốc tế, ASEAN ngày nay đóng góp và mở rộng nhiều nội

dung, ý nghĩa quan trọng về mục đích thành lập sâu xa hơn là tôn trọng quyền độc lập

mỗi nước, giao lưu và hợp tác kinh tế quốc tế, tăng cường và liên kết trên lĩnh vực an

ninh chính trị, ngoại giao nhằm ngăn chặn các xung đột chính trị trong nội tại và đề phòng các hành động “nhạy cảm” từ bên ngoài, cùng nhau đảm bảo giữ gìn và phát huy được mục đích hướng đến chung của cả Hiệp hội

Tầm quan trọng của các hoạt động hợp tác ASEAN đã lan rộng ra hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế… trở thành một tổ chức khu vực có tầm ảnh

hưởng cao nhất ở Đông Nam Á

1.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok) Ngày 8/1/1984, Brunei Darussalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước Việt Nam gia nhập ASEAN ngày

28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunei Darussalam, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy nước Tháng 7/1997, Lào

và Myanma trở thành thành viên thứ tám và thứ chín của Hiệp hội Campuchia gia nhập ASEAN tháng 4/1999, hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á

Trang 21

Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - 8/8/1967) – được coi là

Tuyên bố khai sinh ra ASEAN - nêu rõ tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội là: “ Thúc đẩy

sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các

nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng”10

1.2.1.2 Mối quan hệ giữa giáo dục Việt Nam và các nước ASEAN

Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu trong nền tảng phát triển của một quốc

gia, dân tộc Chất lượng giáo dục ở từng quốc gia sẽ là tấm gương phản ánh nền kinh tế

phát triển, đời sống xã hội cũng như tư duy tính cách của con người cũng được bộc lộ căn

bản thông qua chiều hướng diễn giải sâu sắc từ trình độ giáo dục

Hơn 20 năm là thành viên trong cộng đồng ASEAN, không chỉ giúp Việt Nam có

cơ hội hợp tác kinh tế thương mại với nhiều quốc gia khác trong khu vực và nước ngoài,

ASEAN còn là dộng lực lớn trong việc hoàn thiện và cải tạo nhiều lĩnh vực thiết yếu khác

như: y tế, văn hóa, quân sự…và trong đó có cả chất lượng đào tạo của nền giáo dục quốc

gia cũng được quan tâm và hướng đến chuẩn mực chung của cộng đồng trong khu vực

So với nhiều nước thành viên khác, tình hình giáo dục của Việt Nam vẫn đang trong

quá trình loay hoay đi tìm hướng hòa nhập tốt với xu hướng quốc tế, trong vòng vài năm

trở lại đây, bản thân Việt Nam với cộng đồng ASEAN cũng đang từng bước phấn đấu đạt

được mục tiêu chung và đẩy nhanh tiến độ cân bằng trình độ giáo dục trong toàn khối,

giáo dục Việt Nam cũng đang từng bước có nhiều chuyển biến trong việc theo đuổi cơ

cấu giáo dục của các nước thành viên ASEAN vững mạnh khác Quá trình thúc đẩy chất

lượng giáo dục đã lan rộng ra nhiều quốc gia, thể hiện mối quan hệ thắt chặt và đoàn kết,

sự ảnh hưởng qua lại giữa giáo dục quốc tế đang càng ngày lấp đầy tình hình giáo dục

theo tính chất quốc gia

10 Cổng thông tin điện tử về ASEAN, Mục tiêu chính của ASEAN ,

http://asean.mofa.gov.vn/thong-tin/20/muc-tieu-nguyen-tac-va-phuong-thuc-hoat-dong-chinh-cua-asean.html

Trang 22

Trong buổi tọa đàm “ Tính cấp thiết cải cách giáo dục trong quá trình hội nhập

ASEAN” vào tháng 4/2016 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí

Minh do khoa Giáo đục tổ chức đã giới thiệu cơ bản về lịch sử của tổ chức ASEAN,

những bước tiến quan trọng trong quá trình hợp tác giữa các nước trong khối ASEAN và

sự ra đời của cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015 Bên cạnh đó, mục đích của buổi

tham luận là chỉ ra được tính cấp thiết hiện nay về sự chênh lệch mức độ đào tạo chất

lượng giáo dục của các nước trong khối ASEAN, nổ lực đề xuất mục tiêu, ý kiến góp

phần giải quyết vấn đề giáo dục trong toàn khối

Giáo dục được xác định là một trong những lĩnh vực được quan tâm và điểm ưu tiên

hàng đầu trong việc đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN Trong

khối cộng đồng chung ASEAN, phát triển giáo dục với mục tiêu chung nhất:

“1 Phát triển khung tham chiếu kỹ năng của từng quốc gia và hướng tới khung tham chiếu kỹ năng của khu vực ASEAN

2 Thúc đẩy sự dịch chuyển ngày càng dễ dàng hơn giữa sinh viên của các nước

3 Hỗ trợ sự di chuyển của những người lao động có kỹ năng tốt thông qua các sự

hợp tác giữa các quốc gia và nỗ lực tạo dựng những tiêu chuẩn chuyên nghiệp về giáo

dục

4 Phát triển chuẩn nghề nghiệp dựa trên năng lực của cộng đồng ASEAN

5 Khuyến khích sự phát triển của các chuẩn chung về năng lực để thúc đẩy sự hội

nhập giữa các quốc gia.” 11

Các mục tiêu chung cho sự phát triển giáo dục ở ASEAN vừa trở thành một quy

chuẩn khá khép kín trong việc thể hiện sự hợp tác đa phương về nhiều cơ tầng trong bối

cảnh giáo dục của từng quốc gia, vừa là cơ hội để các nước gặp vấn đề hạn chế trong chất

11 Đinh Thị Thanh Ngọc, Tọa đàm "Tính cấp thiết cải cách giáo dục trong quá trình hội nhập ASEAN" ,

http://hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bdd860cf-e70c-44c2-8a28-7f7a829035b9

Trang 23

lượng giáo dục có điều kiện để tiếp cận và tích cực bồi dưỡng giáo dục theo chuẩn quốc

tế chung trong ASEAN

Tuy nhiên, các mục tiêu trên đã vấp phải một số trở ngại, thách thức to lớn như:

Vấn đề về khoảng cách giáo dục giữa các nước vẫn còn chênh lệch khá lớn (chất lượng giáo dục, về mặt tài chính cho giáo dục, điều kiện tuyển sinh đầu vào, trình độ quản lý giáo dục… ) hay việc công nhận bằng cấp của nhau và quốc tế hóa bằng cấp trong khu vực; sự cộng tác hiệu quả giữa các cơ cấu, hệ thống giáo dục khác nhau (như tổ chức ASEAN/AUN và SEAMEO…)” 12

Trước trở ngại đó, để tiến hành một cách rộng rãi và nhanh chóng các mục tiêu trên

là một điều không hề dễ dàng với một cộng đồng ASEAN non trẻ, chỉ mới thành lập vào

cuối năm 2015 Thế nên, để từng bước thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đó, mỗi

nước thành viên đều phải nỗ lực hết mình nhằm tăng cường các cam kết hướng tới xây

dựng một cộng động chung ASEAN, thu hẹp dần khoảng cách về giáo dục giữa các nước

ASEAN – 6 và nhóm CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), tiếp tục hợp tác

chéo về giáo dục giữa các nước trong khu vực, thúc đẩy sự phát triển kỹ năng lao động

trình độ cao và khuyến khích luân chuyển lao động trong khối Nhấn mạnh vai trò của

các nhóm nước ASEAN có nền giáo dục tiên tiến và phát triển là phải nỗ lực hết mình

cùng nhau chia sẻ và hỗ trợ các nước còn lại trong khối nhằm nâng cao chất lượng giáo

dục trong toàn khối

Đã và đang từng bước đi theo con đường hội nhập quốc tế, Việt Nam so với các

nước trong khu vực về chất lượng giáo dục vẫn thấp hơn các nước mức khu vực Bởi thế,

cải cách giáo dục hiện nay đã là một yêu cầu tất yếu và là thử thách to lớn của Việt Nam

trong tiến trình hội nhập

12

Đinh Thị Thanh Ngọc, Tọa đàm "Tính cấp thiết cải cách giáo dục trong quá trình hội nhập ASEAN",

http://hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bdd860cf-e70c-44c2-8a28-7f7a829035b9

Trang 24

Nhân lực trong tiêu chuẩn giáo dục hiện đại phải đào tạo những con người không chỉ lao động trí óc hay chân tay thông thường, người lao động trong trình độ hiện nay vừa phải sở hữu tính cách độc lập trong suy nghĩ, vừa biết tạo động lực để phát kiến vừa thấm nhuần bản sắc văn hóa dân tộc, tất cả đều phải dựa trên một tinh thần công dân chuẩn

mực Chính vì thế, Việt Nam cần phải biết cách chọn lọc và tham chiếu các khung quy chuẩn về trình độ giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của nhiều người nhằm xây dựng được khung tham chiếu theo mức quy chuẩn ở trình độ quốc gia, vừa phù hợp với tính cách và lao động đặc trưng của đời sống kinh tế quốc gia, vừa mang tinh thần lao động toàn cầu Tiếng anh được xem như một phương cách và một kỹ năng thiết yếu cần được trang

bị cho mỗi người lao động, là thứ ngôn ngữ phổ biến trong cách làm việc lẫn học tập

Việc cải cách có thuận lợi và dễ dàng, nhanh chóng hay không nếu biết chú trọng vào những yếu tố và các thay đổi nhỏ nhất trong giáo dục hiện tại, đơn cử là nên bắt đầu

từ chính thay đổi trong nhà trường, từng giảng viên và sinh viên…Vấn đề tuyển sinh vào các trường đại học hay chuẩn đầu ra của mỗi trường, chất lượng giảng dạy của mỗi giảng viên và trình độ học tập, rèn luyện kỹ năng của sinh viên….đều phải được quan tâm và đổi mới theo chiều hướng hội nhập quốc tế Khuyến khích nhiều trường địa học tham gia vào quá trình kiểm định chất lượng quốc gia và quốc tế, tham gia sâu rộng vào hệ thống các trường đại học ASEAN nhằm nhận được nhiều quyền lợi với sự hỗ trợ tận tình từ hệ thống đào tạo trong khu vực

Cũng trong hội nghị bộ trưởng giáo dục ASEAN lần thứ 9 được diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia đã xây dưng nhiều kế hoạch hành động trong giáo dục trong

giai đoạn 2016 – 2020, cùng nhau định hướng hợp tác giao dục trong vòng 5 năm tới

Thống nhất quan hệ hợp tác về giáo dục trong khuôn khổ các đối tác đối thoại của ASEAN, tổ chức quốc tế và thể chế khác ủng hộ ASEAN

Trang 25

Tại hội nghị lần này, giải quyết bài toán giáo dục ASEAN được tập trung vào 8 lĩnh

3 Công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục

4 Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề (TVET) và học tập suốt đời

5 Giáo dục vì sự phát triển bền vững

6 Phát triển giáo dục đại học và cơ chế đảm bảo chất lượng

7 Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp

8 Tăng cường năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục” 13

Với 8 khía cạnh trên, đã góp phần khiến cho cuộc thảo luận tại hội nghị trở nên sôi

nổi và đạt được nhiều quyết định quan trọng trong việc tăng cường hợp tác giáo dục giữa

các nước thành viên ASEAN, cũng như định hướng hợp tác giáo dục ASEAN giai đoạn

sau năm 2015

Cho đến năm 2016, hội thảo quốc tế về vấn đề “Hội nhập thị trường ASEAN: Tăng

cường bền vững và những vấn đề xuyên văn hóa” được tổ chức tại trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện

mối quan tâm bền vững trong việc hợp tác giáo dục của các nước thành viên ASEAN

13 Báo Dân trí, Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN: Tập trung vào 8 lĩnh vực quan trọng,

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoi-nghi-bo-truong-giao-duc-asean-tap-trung-vao-8-linh-vuc-quan-trong-20160527103429656.htm

Trang 26

Ông Jea Anes – Tổng lãnh sự Indonesia tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng có vài lời

nhắn gửi tại hội thảo lần này, ông cho rằng “ Hội thảo là dịp để tăng cường hợp tác, đặc

biệt trong lĩnh vực phát triển các khái niệm mới để nắm bắt cơ hội và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp đặc thù của khu vực, góp phần phát triển một cộng đồng ASEAN Con người là yêu

tố cốt lõi của tiến trình phát triển, có được điều này cần sự trải nghiệm hội nhập khu vực

để đạt được sự tăng trưởng và phát triển xã hội, thu hẹp chênh lệch về giàu nghèo và thúc đẩy sự tiến bộ bền vững trên tinh thần chung của ASEAN”14

Mỗi sinh viên phải tự trang bị cho mình tinh thần sáng tạo độc lập, độc lập trong ý

thức, trong suy nghĩ và trong hành động để phần nào đối mặt được những khó khăn phía

trước Các kỹ năng tự lập và sáng tạo đều phải được trau dồi vì đó là yếu tố then chốt để

đạt được thành công…Còn đối với các giảng viên và những nhà nghiên cứu, ông đề nghị

họ ra khỏi vùng an toàn của mình, mạo hiểm và nắm lấy cơ hội của mình để làm nên sự

sáng tạo trong nghiên cứu, giúp sinh viên có đầy đủ sự tự tin và trình độ kiến thức nhất

định, kinh nghiệm đối mặt với những khó khăn, thử thách của quá trình hội nhập phát

triển, nhất là trong quá trình toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay Việc đào tạo nguồn

nhân lực phải có kỹ năng chuyên sâu và tư duy đa văn hóa, nhà trường và doanh nghiệp:

hợp tác bền vững trong đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng thời kỳ hội

nhập và phát triển…

Theo số liệu thống kê từ cuộc phỏng vấn bài viết của bà Đào Thị Liên Hương –

Trưởng ban đối ngoại Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam, và là Tổng

thư ký Liên đoàn các Hiệp hội tư vấn giáo dục và ngôn ngữ thế giới (FELCA) đã lập hệ

thống căn bản nhất về tình hình giáo dục của các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong

đó có thể kể đến Singapore, Malaysia, Philippines và cả tình hình giáo dục ở Việt Nam,

thông qua bức tranh sơ nét đó, bà đã có những nhận định, so sánh giáo dục ở mỗi nước và

thông qua đó, gián tiếp chỉ ra những ưu và khuyết điểm của bối cảnh giáo dục Việt Nam

14 Phòng QLKH-DA, Hội thảo quốc tế: Hội nhập thị trường ASEAN: Tăng trưởng bền vững và những vấn đề xuyên

văn hóa, http://hcmussh.edu.vn/?ArticleId=9afb2b81-f10e-4682-8544-3fa38819a355

Trang 27

hiện nay, giải quyết bài toán giáo dục xưa cũ của đất nước, chỉ ra được sai lầm trong cách

giáo dục truyền thống dẫn đến tiềm lực và trình độ nguồn nhân lực chưa cao, thậm chí tụt

hậu so với thời đại bấy giờ

Nếu so với các nước trong khối ASEAN, Việt Nam là một quốc gia có dân số đứng

thứ 3 với hơn 90 triệu người (chỉ sau Indonesia và Philippines), bên cạnh đó, giáo dục

Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ với tình hình phát triển kinh tế quốc gia Chính phủ nhà

nước chưa có chủ trương hay đường lối đúng đắn cho tạo tiềm lực phát triển lĩnh vực

giáo dục trong đời sống xã hội người dân, thước đo điều chỉnh giáo dục sẽ được quy

chuẩn hoàn toàn và gắn bó mật thiết với nền kinh tế đất nước Đây có lẽ là một khuyết

điểm rõ ràng nhất của một trong những nguyên nhân khiến tình hình giáo dục quốc gia

đang đi vào ngõ cụt và chậm tiến so với các khu vực còn lại Nhìn vào hệ thống giáo dục

của Singapore hay Malaysia có thể nhận thấy một điều rằng, giáo dục ở nước họ đều

được nhà nước quan tâm và đầu tư triệt để

Ở Singapore – Nền giáo dục tiên tiến với các phương tiện giảng dạy đạt chuẩn quốc

tế, là thành quả của việc đầu tư giáo dục với kết quả đem lại cuối cùng chính là mức thu

nhập bình quân đầu người ở đây rất cao so với các nước trong khu vực Cả gia đình đầu

tư rất lớn cho việc học tập của con cái Có thể nói, Singapore chú trọng đến việc học tập

của thế hệ tiếp nối, bằng chứng là việc nuôi dưỡng và phát triển tài năng đều sẽ có một cơ

quan chủ quản tiếp nhận, đóng vai trò là đầu mối quan trọng nhằm thúc đẩy và hiện đại

hóa chương trình giảng dạy “ Singapore dành 3% GDP cho giáo dục (tức khoảng 10 tỷ

đô la năm 2013) Cơ quan nhà nước đảm bảo mỗi trẻ em đều có cơ hội phát triển trí tuệ

và khả năng của mình Chỉ tiêu cho giáo dục tăng 4 % từ 2007 đến 2012 thì tăng từ 6.9 tỷ

- 9.8 tỷ đô la chiếm khoảng 20% tổng chi của Chính phủ” 15 Chính nhờ chi phí đầu tư

cao ngất ngưỡng, hệ thống giáo dục Singapore đều có chất lượng giảng dạy tối ưu vì thế,

vị trí của các trường đại học nơi đây đều xếp thứ hạng cao Không những thế, khuyến

15 Đào Thị Liên Hương, Giáo dục Việt Nam đang đứng ở đâu trên bảng thứ hạng ASEAN? , GD Việt Nam,

http://dhsptn.edu.vn/khoatdtt/index.php/vi/news/Hoat-dong/Giao-duc-Viet-Nam-dang-dung-o-dau-tren-bang-thu-hang-ASEAN-1608/

Trang 28

khích sinh viên học tập trong nước, bên cạnh đó, tìm cách thu hút lượng sinh viên quốc tế đến du học Cả chi phí cho học tập ở trường công cũng đều được nhà nước tài trợ Trong khi đó, học sinh hay sinh viên Việt Nam đi du học ở tất cả các cấp từ học ngoại ngữ, phổ thông tới Đại học, sau Đại học…Đây là một nguyên nhân khá nhạy cảm thể hiện cho việc giáo dục Việt Nam đang dần “chảy máu chất xám” ra nước ngoài hơn và học tập, làm việc trong nước

Một điểm nữa trong hệ thống giáo dục ở Singapore, khi tiếng anh là ngôn ngữ giảng dạy chính thức trong trường học, ngoài ra thì học sinh, sinh viên được yêu cầu học thêm bản ngữ của mình, có thể là tiếng Hoa, Tamil hoặc Malay Có thể nói, đây là một bước đi khá mạo hiểm, khi giáo dục Singapore vừa thể hiện tính toàn cầu quốc tế với việc đem ngôn ngữ phổ biến thế giới vào trong đời sống đất nước, bên cạnh đó, vẫn giữ được nét riêng của mình khi bổ sung vào chương trình giáo dục các thứ ngôn ngữ bản địa Còn đối với Việt Nam, ngôn ngữ giảng dạy tại Việt Nam chủ yếu là tiếng Việt Ngoại ngữ phổ biến nhất là tiếng Anh

Trang 29

TIỂU KẾT 1:

Có thể thấy, từ những khái niệm, định nghĩa có liên quan đến vấn đề đã phần nào

hướng đến công chúng, người xem một phần giá trị phản ánh chân thực về mối liên kết

bền chặt giữa văn hóa với sự biến động của một xã hội đất nước Văn hóa luôn là một

điểm xoay chuyển không ngừng và nó thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố quyết định, nó

có thể chịu ảnh hưởng bởi ba dòng chủ đạo chính: Chủ thể, không gian và thời gian Vì

thế, quá trình hội nhập kinh tế các nước ASEAN không những có tác động rất lớn đến

nền kinh tế quốc gia mà nhìn nhận theo mức độ lan tỏa của nó đến văn hóa bản địa, truyền thống của đất nước cũng không hề nhỏ Chương một về cơ bản đã thể hiện đầy đủ các nội dung quan trọng cho người xem thấy được chặng đường “xâm nhập” của các giá

trị hiện đại vào nền văn hóa dân tộc như thế nào? Tư duy nhìn nhận và ứng xử của chính

chủ thể đất nước đối với các giá trị mới mẻ đó ra sao? Để từ đó, hướng đến mục đích

chung khi đánh giá tầm ảnh hưởng của việc hội nhập ASEAN đến kinh tế đất nước, đến

chất lượng nguồn nhân lực và đặc biệt hơn đó là đến với văn hóa dân tộc của quốc gia

Kể từ khi gia nhập vào tổ chức ASEAN, Việt Nam đang dần chủ động hơn đối với

vị thể của một nước vừa tiếp nhận các yếu tố văn hóa mới, củng cố và gia tăng phát triển kinh tế… vừa mở cửa và quảng bá văn hóa của đất nước Chính sự hội nhập không ngừng

ấy, nền kinh tế Việt lại được dịp so sánh với các nền kinh tế trong khu vực Là một quốc

gia đang trên đà phát triển, Việt Nam sẽ không khó vấp phải các yếu điểm trong việc tăng cường nâng cao đất nước, trong đó có thể kể đến tình hình giáo dục và chất lượng lao

động của đất nước ở thời điểm hiện tại luôn kém cạnh nguồn nhân lực ở các quốc gia

láng giềng Để giải quyết tình cảnh đó, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng

cao mối quan hệ giáo dục giữa Việt Nam với các nước ASEAN Nó không những tạo cơ

hội cho sinh viên có thêm được những kiến thực chuyên môn thực tế sâu săc mà không

thể nào chỉ học tập và làm việc ở Việt Nam mới có thể có được mà còn đóng góp thêm

một bộ phần nguồn lực có trình độ chuyên môn cao cho Việt Nam trong tương lai, trên đà phát triển hội nhập ASEAN

Trang 30

CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN VÀ THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ HỘI NHẬP

CỦA SINH VIÊN HIỆN

2.1 Chuyên ngành Văn hóa học và hướng đào tạo

2.1.1 Lịch sử mở ngành và thành lập Bộ môn

Xuất phát điểm từ một chương trình môn học lý luận với tên gọi “Cơ sở văn hóa

Việt Nam” của Giáo sư Trần Ngọc Thêm xây dựng năm 1990 dành cho khối đại học ngoại ngữ được trình bày tại Hội nghị chương trình Đại học Đại cương của Bộ Giáo dục

và Đào tạo được tổ chức tại Đà Lạt

Cùng năm, Giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của GS Trần Ngọc Thêm (sau khi

sửa đổi bổ sung thêm Chương trình Cơ sở văn hóa Việt Nam thứ hai do Trần Quốc Vượng soạn thảo) đã thu hút và được công chúng đón nhận và quan tâm sâu sắc khi bắt

đầu xuất bản bởi trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh Xét trong bối cảnh khi đất

nước chú trọng đến vấn đề văn hóa cũng như sức ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội

Việt Nam, 7/1998 BCH TW Đảng CSVN Khóa VIII đã tổ chức phiên họp nhằm thông

qua Nghị quyết 5 về việc “Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc” Đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ chung cho toàn xã hội đối với nghị quyết 5 là trách

nhiệm của Đại học Quốc gia TP HCM mà cụ thể là Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn Giữa tình hình đó, vào năm 1999, đề án mở ngành đào tạo thạc sĩ Văn hóa học

được đề xuất bởi khoa Đông phương học thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn TP Hồ Chí Minh Cho đến đầu năm 2002, Bộ môn Văn hóa học trực thuộc Trường

mới chính thức thành lập theo quyết định số 96/QĐ-TCCB được ký ngày 18/4/2002 do

GS Trần Ngọc Thêm làm Trưởng Bộ môn

2.1.2 Qúa trình phát triển trở thành khoa Văn hóa học

Vào năm 2003, Bộ môn Văn hóa học đã trình đề án mở ngành đào tạo cử nhân Văn

hóa học (bậc đại học) và cho đến cuối năm 2006, hai lần tổ chức hội thảo bàn về việc mở

ngành đào tạo đại học Văn hóa học Với sự kiên trì sửa chửa và hoàn chỉnh đề án (mỗi

Trang 31

năm một lần) tổng cộng đến tháng 12/2016, Bộ môn Văn hóa học đã sửa chửa, hoàn chỉnh và trình tới lần thứ tư Cuối cùng, ngày 30/11/2016 ông Nguyễn Đức Nghĩa – Phó

GĐ Đại học Quốc gia TP HCM đã ký quyết định số 1145/QĐ-ĐHQG-ĐT cho phép Bộ

môn Văn hóa học mở ngành đào tạo cử nhân Văn hóa học hệ chính quy từ năm 2007

Xen giữa vui mừng đó, nhu cầu phát sinh một lượng lớn thạc sĩ Văn hóa học đã tốt

nghiệp ra trường có nhu cầu được đào tạo tiếp ở bậc tiến sĩ, vì thế Bộ môn Văn hóa học

đã trình đề án mở hệ đào tạo tiến sĩ Văn hóa học vào tháng 10/2006 Trong phiên họp của Hội đồng xét duyệt mở ngành đào tạo sau đại học cấp Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh do ông Phan Thanh Bình – nguyên Giám Đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

chủ trì ngày 26/01/2007, đề án ngày đã được thông qua

Bộ môn Văn hóa học của Đại học Quốc gia TP.HCM đã chính thức tiến hành đào

tạo ở các hệ: Đại học, cao học và nghiên cứu sinh vào tháng 1/2007 Cho tới ngày 24/10/2008, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM ông Phan thanh Bình đã ký quyết định

số 1198/QĐ-ĐHQG–TCCB về việc thành lập Khoa Văn hóa học thuộc trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM dựa trên cơ sở nền tảng ban

đầu của Bộ môn Văn hóa học

Nhìn chung, sau 8 năm đào tạo hệ cao học, 6 năm tồn tại Bộ môn Văn hóa học và

thêm 2 năm tồn tại hệ đại học và nghiên cứu sinh Ngành Văn hóa học đã dần hình thành một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh đúng với vị thế, chức năng và nhiệm vụ nó mà phải thực

thi Đây có thể nói là một điều không thể và lần đầu tiên trong hệ thống đào tạo khối Đại

học Quốc gia Việt Nam có được một ngành đào tạo Văn hóa học ở cả ba cấp và một khoa Văn hóa học

Trang 32

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Khoa Văn hóa học thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh hiện có bốn bộ môn chính bao gồm:

- Lý luận văn hóa - Văn hóa ứng dụng

- Văn hóa thế giới - Văn hóa Việt Nam

Sơ đồ tổ chức của Khoa Văn hóa học Nguồn: http://vanhoahoc.hcmussh.edu.vn/

Trang 33

2.1.4 Cơ cấu nhân sự

Ngày 3/11/2008, GS.TS Ngô Văn Lệ – nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã ký quyết định thành lập bốn bộ môn thuộc khoa Văn hóa học và tiến hành bổ nhiệm vị trí các trưởng Bộ môn như sau:

- GS.TSKH Trần Ngọc Thêm – trưởng khoa Văn hóa học kiêm trưởng Bộ môn Lý luận văn hóa

- PGS.TS Phan Thị Thu Hiền – phó trưởng khoa Văn hóa học kiêm trưởng Bộ môn Văn hóa ứng dụng

- TS Đinh Thị Dung – trưởng trưởng Bộ môn Văn hóa Thế giới

- TS Nguyễn Văn Hiệu – trưởng Bộ môn Văn hóa Việt Nam

Về cơ cấu nhân sự phụ trách quản lý Khoa Văn hóa học tính đến thời điểm hiện tại, bao gồm:

 Về phía ban chủ nhiệm khoa:

- Trưởng khoa: TS Nguyễn Văn Hiệu

- Phó trưởng khoa: TS Trần Ngọc Khánh

- Phó trưởng khoa: TS Lê Thị Ngọc Điệp

 Về phía trưởng bộ môn:

- TS Trần Ngọc Khánh – Trưởng bộ môn Văn hóa Ứng dụng

- TS Trần Long – Trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam

- TS Nguyễn Ngọc Thơ – Trưởng bộ môn Lý luận Văn hóa

- TS Phan Anh Tú – Trưởng bộ môn Văn hóa Thế giới

Ngoài ra, còn nhiều vị trí, chức vụ khác hỗ trợ điều hành cơ cấu tổ chức khoa Văn hóa học như:

- Thư ký khoa: Nguyễn Thị Kim Liên

- Kiểm định chất lượng: Th.S Ngô Anh Đào

- Trợ lý nghiên cứu khoa học: Th.S Bạch Thị Thu Hiền

Trang 34

- Giáo vụ Cử nhân: Nguyễn Thị Kim Liên

- Giáo vụ Cao học: Nguyễn Trọng Hùng

- Giáo vụ Nghiên cứu sinh: Th.S Nguyễn Thị Phương Duyên

- Trợ lý hợp tác quốc tế: TS Phan Anh Tú

- …

2.1.5 Mục tiêu và nhiệm vụ hướng đến

Bước vào giai đoạn Việt Nam đang từng bước thực hiện tích cực việc hội nhập với

cộng đồng ASEAN, nhận diện được mức độ chuyển biến văn hóa nội tại của đất nước

thông qua công cuộc chạy đua trên đường đua hội nhập Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn đã bước đầu triển khai nhiều động thái tích cực, cụ thể qua việc hình thành

một chuyên ngành hoàn toàn mới là chuyên ngành Văn hóa học dựa hoàn toàn trên cơ sở

về mục tiêu phát triển và tầm nhìn cũng như sứ mạng chung của cả trường Khoa Văn

hóa học được thành lập nhằm với mục đích xây dựng và trang bị cho sinh viên những

kiến thức nền tảng và cốt lõi về các mặt của khoa học xã hội và nhân văn, mà cụ thể hơn

là khối kiến thức khổng lồ và giá trị thuộc về văn hóa và Văn hóa học Đứng trước thời

điểm, đất nước bước vào công cuộc xây dựng đời sống mới, xã hội Việt Nam trên chặng

đường phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập với nhiều nền kinh tế lớn trên

thế giới, thì hơn bao giờ hết, vấn đề văn hóa vẫn sẽ luôn trở thành một mối quan tâm cần được bảo vệ và che chở Từ đó, việc đào tạo ra các sinh viên Văn hóa học là nền tảng cơ

bản nhất để “sản sinh” ra nhiều thế hệ tương lai có tầm nhìn văn hóa vững vàng, góp

phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước trước sự hội nhập quốc tế

Hướng phát triển nguồn nhân lực theo mục tiêu của khoa Văn hóa học chủ yếu tạo

được nền tảng cơ bản nhất để sinh viên có được những quan điểm tiếp cận văn hóa tốt

nhất, tạo lập hệ thống tư duy phản biện, đánh giá các công trình nghiên cứu, hoạt động về văn hóa – xã hội để có thể dễ dàng phát triển những nghiên cứu mới thuộc lĩnh vực, chuyên ngành tương tự, điển hình như việc nghiên cứu về quá trình hội nhập văn hóa

Trang 35

trong khu vực ASEAN Bên cạnh đó, sinh viên còn có thể được trau dồi thêm những kỹ

năng mềm, khả năng ngoại ngữ chuyên ngành phù hợp

Nói tóm lại, khoa Văn hóa học mong muốn trở thành một trong những cơ sở đào

tạo, nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa học hàng đầu ở khu vực các tỉnh phía Nam Đào tạo

ra được nguồn nhân lực toàn diện cho nền kinh tế quốc gia Cùng nhau xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

2.1.6 Tuyển sinh

2.1.6.1 Đối tượng

Dựa theo công văn “Chương trình Giáo dục Đại học” được áp dụng từ năm 2014 –

2015 của khoa Văn hóa học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, các đối tượng tham gia dự thi tuyển sinh đại học có thể được tiếp nhận bao

gồm:

- Thứ nhất, những người có bằng tốt nghiệp PTTH, với mong muốn tìm hiểu về khía cạnh kiến thức về Văn hóa học và văn hóa dân tộc

- Thứ hai, những cán bộ đang công tác trong ngành văn hóa – thông tin có bằng tốt

nghiệp PTTH có nhu cầu hoàn tất trình độ đại học về Văn hóa học

- Thứ ba, những người đã có một hoặc trên một tấm bằng đại học, đang làm việc trong các ngành có liên quan hoặc có nhu cầu hiểu biết về Văn hóa học và văn hóa

dân tộc (trường hợp này sẽ học hệ Chính quy bằng hai trong 2.5 năm)

- Việt kiều và con em Việt kiều hoặc những người nước ngoài có bằng tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương, giỏi tiếng Việt, có nhu cầu tìm hiểu về Văn hóa học và

văn hóa Việt Nam

2.1.6.2 Hình thức tuyển sinh

Chương trình đào tạo bậc cử nhân Văn hóa học của trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ tuyển sinh theo

quy chế tuyển sinh quốc gia thường niên theo hai khối thi:

Trang 36

- Khối C (gồm 3 môn thi: Văn, Sử, Địa)

- Khối D1 (gồm 3 môn thi: Văn, Toán, Anh văn)

2.1.6.3 Điểm chuẩn đầu vào

Nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập ASEAN, toàn cầu hóa Khoa Văn hóa học đã liên

tục cập nhật và điều chỉnh điểm chuẩn trong những kỳ thi Đại học và các kỳ thi tốt nghiệp PTTH để sàn lọc những học sinh có đủ trí thức để tiếp thu những kiến thức văn

hóa chuyên ngành Bên cạnh đó, cũng dành một sự yêu thích và đam mê không nhỏ đối

với Văn hóa học giữa bể kiến thức vô tận của các ngành thuộc Khoa học Xã hội và Nhân

Bắt đầu từ năm 2013, có thể dễ dàng nhận thấy rõ được sự tiến bộ vượt bậc trong

vấn đề điều chỉnh thang điểm chuẩn đầu vào của khoa Văn hóa học Tổng quan chung,

điểm chuẩn từ giai đoạn 2013 đến 2016 có sự tăng dần theo hướng tích cực Đây là một

tín hiệu hết sức đáng ghi nhận và khen ngợi Bởi, điều này có thể thấy sự thu hút và quan

tâm của nhiều học sinh hiện nay dành cho chuyên ngành là rất lớn, kèm theo đó có thể

thấy tiềm năng, chất lượng tuyển sinh qua mỗi năm ngày càng được Khoa chú trọng và

quan tâm kỹ lưỡng để hướng đến đào tạo ra những cử nhận tài năng nhất

So với chuẩn đầu vào của các bộ môn, chuyên ngành khác trong trường, có thể nhận

thấy sơ bộ về căn bản, tiêu chuẩn đầu vào của khoa Văn hóa học tương đối đơn giản và

vừa sức với trình độ của đa số học sinh thuộc diện học lực khá trở lên, tuy điểm chuẩn

Trang 37

từng năm tăng đáng kể, thế nhưng duy đó cũng là một cách để chọn lọc số lượng học

sinh, sinh viên có kiến thức ổn định Ngoài ra, khoa Văn hóa học luôn khuyến khích mọi đối tượng tuyển sinh vào chuyên ngành Văn hóa học bởi chính con số tuyển sinh qua mỗi năm tăng dần đều cũng là tín hiệu vui mừng cho biết thế hệ trẻ đã bắt đầu biết quan tâm

hơn về văn hóa đất nước, đam mê tìm hiểu về văn hóa các vùng miền và văn hóa dân tộc Việt Nam

2.1.7 Chuẩn đầu ra

2.1.7.1 Mục tiêu đào tạo

Cũng theo công văn Chương trình Giáo dục Đại học – Áp dụng từ năm 2014 – 2015 của khoa Văn hoá học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các cử nhân Văn

hóa học đang theo học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp sẽ tạo dựng được năm khả năng chính:

- Hiểu biết và nhận thức rõ về vai trò quan trọng của mọi ngành khoa học xã hội và

nhân văn nói chung, và đối với ngành Văn hóa học nói riêng trong bối cảnh hội nhập văn hóa Qua đó, không ngừng tích lũy và trau dồi kiến thức chuyên ngành,

các kỹ năng và phẩm chất nhân văn để xây dựng được năng lực có khả năng làm

việc trong mọi môi trường đa văn hóa

- Nắm bắt được một số phương pháp nghiên cứu và tiếp cận liên ngành trong Văn

hóa học, có kiến thức về văn hóa tộc người, văn hóa lịch sử, địa lý, các thành tố và

bình diện của văn hóa Rèn luyện lối tư duy phản biện trong việc đối diện và thực

tập tiếp nhận các vấn đề nghiên cứu hoàn toàn mới Đánh giá và phân tích khác nhau về sự kiện và các vấn đề văn hóa trong nước lẫn thế giới

- Vận dụng các khối kiến thức về Văn hóa học lý luận và Văn hóa học ứng dụng để

nghiên cứu, giảng dạy tại các trường, viện , quản lý nghiệp vụ tại các cơ quan, tổ

chức thuộc ngành văn hóa – thông tin – du lịch Hoạt động hữu hiệu trong những

ngành đòi hỏi về các tri thức Văn hóa học ở các lĩnh vực như: truyền thông, ngoại

giao, du lịch, kinh doanh trong môi trường đa văn hóa…

Trang 38

- Sử dụng được tiếng Anh giao tiếp trong làm việc và học tập để nâng cao trình độ

nghề nghiệp

- Học lên trình độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ theo đúng chuyên ngành Văn hóa học

hoặc một số ngành gần, ngành phù hợp trong hệ thống các ngành Khoa học Xã hội

và Nhân văn

2.1.7.2 Thời gian và và nội dung chương trình đào tạo

Thời gian đào tạo bậc Cử nhân Văn hóa học nằm trong khoảng từ 7 học kỳ cho đến

12 học kỳ (tức 3.5 năm đến 6 năm)

Ngoài ra, đối với hệ đào tạo bậc Cử nhân Văn hóa học hệ chính quy được thực hiện theo phương thức tín chỉ, căn cứ vào:

- Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng theo hệ thống tín chỉ do Giám đốc Đại học

Quốc gia TP HCM ban hành kém theo quyết định số 1368/ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 21/11/2008

- Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ bậc đại học hệ chính quy do Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ban hành kèm theo quyết định số

64/QĐ-ĐT ngày 16/02/2009

Ứng theo khung chương trình đào tạo này thì yêu cầu sinh viên phải tích lũy tối

thiếu 140 học phần tín chỉ, bao gồm hai khối kiến thức cơ bản:

- Khối kiến thức Giáo dục Đại cương (33 – 34 TC)

- Các môn Lý luận chính trị (10 TC)

- Kiến thức Khoa học tự nhiên (4 TC)

- Kiến thức Khoa học xã hội nhân văn

- Học phần bắt buộc (13 TC)

- Học phần tự chọn (chọn 6 – 7 TC)

- Khối kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp (107 TC)

- Khối kiến thức Cơ sở ngành (41 TC)

Trang 39

- Khối kiến thức Chuyên ngành bắt buộc (32 TC)

- Chuyên ngành văn hóa Việt Nam (32 TC)

- Chuyên ngành văn hóa Thế giới (32 TC)

- Khối kiến thức Chuyên ngành tự chọn (tối thiểu 34 TC)

Bên cạnh đó, sinh viên buộc phải tích lũy một số chứng chỉ sau để đủ tiêu chuẩn xét tốt nghiệp Lưu ý, toàn bộ số chứng chỉ này sẽ tính riêng và không cộng vào tổng số tín chỉ toàn khóa học bao gồm:

- Chứng chỉ ngoại ngữ: trình độ B1.2 hoặc tương đương (tính theo thông báo mới nhất về trình độ ngoại ngữ đầu ra của toàn thể sinh viên khóa 2013) và có thể chọn trong những ngôn ngữ sau: Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật, Hàn, Ý, Tây Ban Nha (10 TC)

- Tin học đại cương (4 TC)

- Giáo dục thể chất (5 TC)

- Giáo dục quốc phòng (6 TC)

Sinh viên Văn hóa học phải đăng ký học phần và hoàn thành các môn học của từng khối kiến thức, đảm bảo tính thống nhất, liên thông giữa các khối kiến thức của chương trình đào tạo Trong quá trình học tập và rèn luyện, mọi sinh viên phải tuân thủ theo đúng nội quy, những quy định bắt buộc của nhà trường Tham gia học tập và nghiên cứu, các hoạt động ngoại khóa do Khoa, Đoàn hội thanh niên, Nhà trường tổ chức Mỗi môn học, sinh viên đều phải làm bài thực hành, thực tập, các kiểm tra giữa kỳ bắt buộc và hình thức thi hết môn nhằm tích lũy kiến thức cũng như đạt được điểm cuối khóa Điểm số sẽ

áp dụng thang điểm 10

Sinh viên có mong muốn đăng ký làm khóa luận phải có mức điểm trung bình tối thiểu từ 7.0 trở lên (tính hết học kỳ 6) Tuy nhiên, tiêu chuẩn cụ thể hằng năm sẽ do BCN Khoa quyết định nhằm cân bằng tỷ lệ giữa chỉ tiêu và tổng số sinh viên

Trang 40

2.1.7.3 Điều kiện xét tốt nghiệp

Sinh viên phải hội đủ những điều kiện sau đây mới được xét tốt nghiệp và cấp bằng

Cử nhân ngành Văn hóa học:

- Thứ nhất, tích lũy đủ số lượng tín chỉ theo quy định trong khung chương trình đào tạo của Nhà trường (Tổng cộng tối thiểu 140 tín chỉ cho toàn khóa học)

- Hoàn tất mọi chứng chỉ bắt buộc (chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất)

- Không còn nợ Nhà trường bất cứ khoản học phí, học phần, sách báo của Thư viện…

2.1.8 Mối quan hệ quốc tế trong khối ASEAN

Luôn tạo điều kiện tốt nhất dành cho sinh viên trong khoa có thể học tập và có được những kiến thức thực tiễn trên giảng đường đại học, loại bỏ những lý thuyết suông và sáo rỗng Kèm theo đó, tạo thuận lợi cho sinh viên có cơ hội học tập tại các môi trường đại

học quốc tế Khoa Văn hóa học với việc liên kết hằng năm với các trường đại học trong

khối ASEAN, mỗi năm đều sẽ có những chương trình trao đổi quốc tế với các quốc gia

khác trong khu vực Đông Nam Á

Hiện tại, Khoa Văn hóa học có liên kết học bổng Darmasiswa với chính phủ của

Indonesia nhằm tạo điều kiện cho sinh viên khoa Văn hóa học có cơ hội để tìm hiểu về

văn hóa Indonesia một cách rõ ràng và chân thực hơn Đối tượng tham gia học bổng chủ yếu ưu tiên cho sinh viên Văn hóa học năm 4, đạt được những thành tích học tập và tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tiêu biểu của Khoa và Nhà trường tổ chức Học

bổng du học toàn phần Darmasiswa được triển khai với sự kết hợp với Khoa Đông phương học Học bổng đang thu hút lượng sinh viên lượng sinh viên Văn hóa học đăng

ký tăng dần qua mỗi năm

Điểm kết nối thứ hai, trong việc thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa giáo dục của

Khoa Văn hóa học cùng với các nước trong khu vực ASEAN có thể kể đến các chương

Ngày đăng: 14/04/2021, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w