Luận văn về Marketing
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm PHẦN MỞ ĐẦU #" 1.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số nghèo nhất trên thế giới. Cũng như câu nói “thật là vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy” vì thế Việt Nam cũng đang từng bước tự vươn lên và hòa mình vào dòng chảy cùng với thế giới và trong khu vực. Những thành tựu mà Việt Nam đã và đang đạt được là sự khích lệ để bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở đón chào. Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước như gạo, cà fê, cao su, hạt điều, thủy sản, gỗ, dệt may, giày dép, dầu khí…, trong đó mặt hàng gạo chiếm phần quan trọng đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nắng quanh năm thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để xen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệt trung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như cao su, cà fê, chè, lúa… An Giang, một tỉnh nằm ở phía tây nam của nước Việt Nam, được hai con sông Tiền và sông Hậu chảy qua bồi đắp phù sa màu mỡ, có nhiều thuận lợi về phát triển khu vực, giao lưu quốc tế, có sản lượng lúa đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều kinh nghiệm trong công nghệ nhân giống, lai giống và công tác khuyến nông, do đó lúa gạo là thế mạnh của tỉnh nói riêng và của cả Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang – AnGiang Agriculture And Foods Import-Export Company (ANGIANG AFIEX CO.) gọi tắt là AFIEX là một trong những công ty của tỉnh phát huy thế mạnh về nông sản thực phẩm với các hoạt động chính như sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và liên doanh. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu mà công ty đang chú trọng đó là xuất nhập khẩu trong đó xuất khẩu gạo, nông sản, thủy sản…, nhập khẩu phân bón, thuốc thú y, nguyên liệu chế SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 1 Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm biến thức ăn gia súc… vì với lĩnh vực này công ty đã thu được nhiều ngoại tệ, doanh số ngày càng tăng, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao và đặc biệt là xuất khẩu gạo chiếm hơn 50% tổng doanh thu của công ty. Do đó đã có rất nhiều đề tài nói về công ty AFIEX, tuy nhiên những đề tài này chỉ nghiên cứu về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu như nâng cao kỷ năng đàm phán giao dịch, ký hợp đồng xuất nhập khẩu, thủ tục xuất nhập khẩu, hiệu quả sử dụng và huy động vốn…, mà chưa có đề tài nào nghiên cứu về tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty. Vì thế cho nên em đã chọn đề tài “Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang” để hiểu thêm về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty, nâng cao sự hiểu biết của em về thực tiễn để phục vụ cho những lý thuyết đã học. 2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Dựa vào tình hình kinh tế hiện nay, việc xuất khẩu sang các nước đang gặp nhiều khó khăn bất cập vì gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan… nên một số công ty xuất khẩu trong tỉnh đang phải cố gắng để khắc phục những điều nan giải. Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu: -Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty trong thời gian qua nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng như giải pháp cho kế hoạch kinh doanh trong những năm tiếp theo. -Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công ty làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược mới. -Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. -Làm tài liệu tham khảo cho công ty. 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với những mục tiêu được đề ra ở phần trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau: -Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mô tả số liệu : dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi. -Phương pháp nghiên cứu Marketing : sử dụng kênh phân phối, ma trận SWOT để nhìn nhận vấn đề rõ nét hơn, làm nổi bật lên chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 2 Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm -Phương pháp phân tích tài chính : dùng công cụ các tỷ số tài chính để tính toán, xác định kết quả từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty. -Phương pháp thay thế liên hoàn còn gọi là phương pháp loại trừ các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố kỳ thực tế vào kỳ kế hoạch để từ đó xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phân tích. 4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU -Đề tài nghiên cứu việc kinh doanh xuất khẩu gạo trong phạm vi công ty AFIEX để nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây có chiều hướng phát triển như thế nào (tăng hay giảm), có những thuận lợi và khó khăn ra sao để từ đó tìm ra giải pháp hoạch định kế hoạch cho tương lai. -Dựa vào số liệu do công ty cung cấp trong thời gian 3 năm gần nhất đó là 2001, 2002, 2003 để có thể so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận định, nhận xét. SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 3 Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm PHẦN NỘI DUNG #" CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong quá trình nghiên cứu, phân tích có rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải hiểu lý thuyết thật kỹ mới có thể vận dụng một cách có hiệu quả. Cụ thể như khi trình bày tốc độ lưu chuyển hàng hóa nhưng lại không hiểu đó là gì, ý nghĩa của nó ra sao sẽ gây nhiều khó khăn hạn chế trong việc phân tích, nhận xét, đánh giá. Do đó chương Cơ Sở Lý Luận giúp chúng ta nắm vững về lý thuyết có liên quan trong suốt quá trình nghiên cứu, phân tích từ đó sẽ giải quyết nhanh hơn các vấn đề. 1.1.KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU (EXPORTING)1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu (XK) là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm hoặc dịch vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước. 1.1.2.Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu 1.1.2.1.Nhiệm vụ của XK Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xuất khẩu đó là XK để thu về ngoại tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu. Ngoài ra XK còn góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế từ những ngoại tệ thu được từ đó đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện do có công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập. Thông qua XK giúp cho các doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói chung mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới, khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước từ đó kích thích các ngành kinh tế phát triển. 1.1.2.2.Vai trò của XK XK có vai trò tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân vì sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 4 Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm việc có thu nhập tương đối. Ngoài ra XK còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước. 1.1.2.3.Ý nghĩa của XK XK là hoạt động quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp, là chìa khóa mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, thu về nhiều ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của người dân. Thông qua XK, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường quốc tế. Kết quả là một số doanh nghiệp sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân để làm tăng lợi nhuận, nền kinh tế của một quốc gia phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại cũng được mở rộng. 1.1.3.Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà xuất khẩu có trách nhiệm nặng hơn so với nhà nhập khẩu vì phải đảm bảo giao hàng đúng số lượng, chất lượng, phẩm chất, thời gian theo hợp đồng đã ký kết…, trong khi đó nhà nhập khẩu chỉ nhận hàng và trả tiền mà thôi. Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu là phải giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng và chuyển giao quyền sở hữu về hàng theo đúng quy định của hợp đồng đã ký. 1.1.3.1.Nghĩa vụ giao hàng Giao hàng tức là người bán phải giao cho người mua quyền sở hữu hàng hoá vào một thời điểm cụ thể đã quy định trong hợp đồng. 1.1.3.2.Sự phù hợp về hàng hóa được giao Người bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho người mua: đúng số lượng hoặc trọng lượng và đúng phẩm chất như cam kết trong hợp đồng. 1.2.TỐC ĐỘ LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA Mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa là tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu về lợi nhuận tối đa. Và tốc độ lưu chuyển hàng hóa là một trong những nhân tố được nghiên cứu có liên quan đến mức độ, khả năng tiêu thụ. 1.2.1.Khái niệm Tốc độ lưu chuyển hàng hóa là biểu hiện thời gian lưu thông hàng hóa trên thị trường tiêu thụ, nó được tính bằng hai chỉ tiêu: SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 5 Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm -Thời gian của vòng lưu chuyển hàng hóa, ký hiệu là Nl/c. -Số vòng lưu chuyển hàng hóa trong kỳ, ký hiệu là Vl/c. Công thức tính 360 D * 360 Vl/c = -------- ; Nl/c = ---------- Nl/c M Trong đó : D là lượng dự trữ bình quân. M là giá trị hàng hóa lưu chuyển trong kỳ. 1.2.2.Ý nghĩa Phân tích tốc độ lưu chuyển hàng hóa để tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến số ngày lưu chuyển và số vòng lưu chuyển hàng hóa nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa diễn ra một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. 1.3.KÊNH PHÂN PHỐI 1.3.1.Khái niệm Các kênh phân phối có thể được xem như những tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ hiện có để sử dụng hay tiêu dùng. Đại bản doanh marketing quốc tế của người bánCác kênh giữa các quốc giaCác kênh ở nước ngoài Người mua cuối cùng Người bán 1.3.2.Sự cần thiết phải sử dụng kênh phân phối -Việc sử dụng kênh phân phối đem lại hiệu quả cao hơn trong việc đảm bảo phân phối hàng rộng khắp và đưa hàng đến các thị trường mục tiêu -Tiết kiệm được khối lượng công việc cần làm và thu nhiều lợi nhuận hơn. 1.4.MARKETING QUỐC TẾ 1.4.1.Khái niệm Marketing quốc tế chỉ khác Marketing ở chỗ hàng hóa hay dịch vụ được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia, dù sự khác biệt này không lớn lắm nhưng nó lại có ý nghĩa thay đổi vô cùng quan trọng trong cách quản trị Marketing, các cách giải quyết những trở ngại của Marketing, việc thành lập các chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này, Marketing quốc tế gồm có 3 dạng : SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 6 Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm Marketing xuất khẩu Đây là hoạt động Marketing nhằm giúp doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Marketing tại nước sở tại Là hoạt động Marketing ở bên trong các quốc gia mà ở đó công ty của ta đã thâm nhập. Marketing đa quốc gia Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi trường khác nhau, nhân viên Marketing phải có kế hoạch và cân nhắc cẩn thận nhằm tối ưu hóa sự tổng hợp lớn nhất là tìm ra sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẽ. 1.4.2.Tầm quan trọng của Marketing quốc tế Việc tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một xu thế bắt buộc, một yêu cầu khách quan, vì thế đòi hỏi phải làm tốt khâu tiếp thị quốc tế, khi đó doanh nghiệp tìm thấy một số thuận lợi như sau : -Thông qua xuất khẩu doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ. -Khi thị trường nội địa không tiêu thụ hết sản phẩm thì thị trường quốc tế là lối thoát duy nhất để tiêu thụ sản phẩm dư thừa, kết quả nhà xuất khẩu có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận, giảm được rủi ro. -Ước vọng của các nhà lãnh đạo muốn cho công ty của họ tham gia vào thị trường quốc tế. -Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm. -Khai thác lợi thế hiện có ở những thị trường chưa được khai thác. -Nâng cao hiểu biết về cạnh tranh quốc tế. -Phát triển thêm lợi nhuận để tái đầu tư, tạo công ăn việc làm. -Thực hiện tốt quản trị nhân viên cũng như tiến bộ của sản phẩm do thông qua cạnh tranh. 1.5.CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. 1.5.1. Khái niệm chất lượng Chất lượng là toàn thể những đặc tính của một thực thể đáp ứng được những nhu cầu đã định và những nhu cầu phát sinh. (Theo ISO 8402 : 1994) SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 7 Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm Trong đó, nhu cầu đã định là những yêu cầu đã được nêu trong hợp đồng và được thể hiện thành những đặc điểm cụ thể với những tiêu chuẩn rõ ràng. Nhu cầu phát sinh được công ty xác định trên cơ sở hiểu biết của mình về thị trường. Hay chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu (nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc). (Theo ISO 9000:2000) Æ Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định. 1.5.2.Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp như : -Hình ảnh của doanh nghiệp tốt đẹp hơn. -Gia tăng thị phần của doanh nghiệp. -Khách hàng được thỏa mãn. -Có khả năng cạnh tranh. -Giảm chi phí… 1.6.CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH Trong quá trình phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì các chỉ tiêu tài chính là không thể thiếu, chúng có vai trò quan trọng giúp xem xét đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách chính xác và khách quan hơn. 1.6.1.Các tỷ số về khả năng thanh toán Các tỷ số này phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. 1.6.1.1.Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi nợ đến hạn bằng các tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán Tài sản lưu động = ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty càng lớn và ngược lại. SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 8 Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm 1.6.1.2.Hệ số thanh toán nhanh Đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu = toán nhanh Nợ ngắn hạn Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào tiền, đầu tư ngắn hạn có thể không hiệu quả. 1.6.2.Các tỷ số về cơ cấu tài chính Các tỷ số này phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hoặc phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. 1.6.2.1.Tỷ số nợ Là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn. Các chủ nợ thường quan tâm đến tỷ số nợ, nếu tỷ số nợ càng thấp hoặc vừa phải thì các chủ nợ sẽ an tâm hơn. Tổng nợ Tỷ số nợ = Tổng tài sản 1.6.2.2.Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản cố định và đầu tư dài hạn với nợ dài hạn của công ty. Tỷ số đảm bảo Tài sản cố định và đầu tư dài hạn = nợ dài hạn Nợ dài hạn Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng đảm bảo nợ dài hạn của công ty càng lớn, chủ nợ càng an tâm, tin tưởng và ngược lại. 1.6.3.Các tỷ số hoạt động Các tỷ số này phản ánh tình hình sử dụng tài sản hoặc công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân là thước đo khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng. SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 9 Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong khâu thanh toán và ngược lại. Kỳ thu tiền Các khoản phải thu * 360 = bình quân Doanh thu thuần 1.6.4.Các tỷ số doanh lợiCác tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của doanh nghiệp hoặc hiệu năng quản trị của doanh nghiệp. 1.6.4.1.Tỷ lệ lãi gộp Tỷ lệ này cho thấy khả năng điều hành sản xuất và chính sách giá của doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Lãi gộp Tỷ lệ lãi gộp = Doanh thu thuần Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại, tuy nhiên còn tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một tỷ lệ lãi gộp thích hợp. 1.6.4.2.Doanh lợi tiêu thụ Chỉ tiêu này giúp đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh mức sinh lời trên doanh thu. Doanh lợi tiêu thụ càng cao càng tốt vì khi đó doanh nghiệp kinh doanh có lời và ngược lại. Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi tiêu thụ = Doanh thu thuần Ngoài ra, trong quá trình phân tích các doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lãi trên tổng tài sản (ROA) ROA là tích của doanh lợi tiêu thụ với hệ số vòng quay tài sản Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần ROA = = x Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 10 [...]... việc xuất khẩu tăng trở lại sau một năm gặp nhiều khó khăn về thị trường cũng như sự cạnh tranh gay gắt của một số đối thủ đã tạo cho nền kinh tế của tỉnh có bước phát triển mới và vững tin vào tương lai 3.2.2.Phân tích chung về tình hình xuất khẩu gạo của công ty Phân tích chung về tình hình xuất khẩu gạo của công ty để có được cái nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu gạo với sản lượng bao nhiêu, doanh... xét -Về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty : năm 2001 là 0,91; năm 2002 tăng lên là 1,09; đến năm 2003 hệ số thanh toán ngắn hạn là 1 Mức độ thay đổi về khả năng thanh toán ngắn hạn qua các năm là không lớn, điều này cho thấy mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm của công ty là rất tốt, khả năng trả nợ khi đến hạn là rất cao -Về khả... XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY 3.1.PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY Công ty có quy mô hoạt động rất rộng lớn, sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, xuất nhập khẩu đa dạng, hàng hóa phong phú… hiện là một trong những công ty hàng đầu của tỉnh Phân tích chung về tình hình hoạt động trên nhiều lĩnh vực của công ty để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả hoạt động của công ty Qua bảng kết... xuất nhập khẩu và các mặt công tác khác trong công ty Giám Đốc chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trước UBND tỉnh An Giang Khối quản lý nghiệp vụ Phòng tổ chức hành chánh -Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách -Tham mưu Giám Đốc về việc tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của công ty và các phòng ban Thực... thiết bị ép rơm, băm cỏ -Hệ thống thiết bị phun mát chuồng trại, bơm nước, cấp nước -Dụng cụ kiểm nghiệm thú y Ngoài ra còn có các thiết bị văn phòng, thiết bị phục vụ quản lý, phương tiện vận tải phục vụ cho phân phối lưu thông của các xí nghiệp, cửa hàng và văn phòng công ty SV Trần Thủy Tiên – DH1TC1 22 Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS Nguyễn Tri Khiêm 2.5.QUY TRÌNH SẢN XUẤT... dịch vụ, đổi lại công ty sẽ thu về tiền hoặc các hình thức thanh toán của khách hàng Công ty phân phối hợp lý thành quả nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo công bằng xã hội 2.2.2.Nhiệm vụ -Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký -Công ty phải chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về kết quả sản xuất kinh doanh... tình hình hoạt động của công ty một cách chính xác và khách quan hơn thì sử dụng các tỷ số tài chính Bảng 1 : Các tỷ số tài chính Chỉ tiêu Đơn vị tính 1.Tỷ số về khả năng thanh toán -Hệ số thanh toán ngắn hạn lần -Hệ số thanh toán nhanh lần 2.Tỷ số về cơ cấu tài chính -Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn lần -Tỷ số nợ lần 3.Tỷ số hoạt động -Kỳ thu tiền bình quân ngày 4.Tỷ số doanh lợi -Tỷ lệ lãi gộp % -Doanh lợi... luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện -Công ty phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ Nhà Nước giao và nhu cầu của thị trường -Công ty thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Nhà Nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu -Công ty chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu, tuân thủ các quy định về. .. vốn lưu động -Về tỷ số đảm bảo nợ dài hạn nhìn chung là tăng dần qua các năm, cụ thể là từ 2,2 năm 2001 tăng lên 2,47 năm 2002; đến năm 2003 tiếp tục tăng lên là 2,57, điều này cho thấy khả năng đảm bảo nợ dài hạn của công ty là rất tốt, tỷ số là rất cao và mỗi năm đều tăng, tạo niềm tin cho các chủ nợ, thuận lợi cho việc vay vốn dài hạn để phát triển hoạt động kinh doanh của công ty -Về tỷ số nợ :... chủ nợ an tâm, tin tưởng vào công ty -Về kỳ thu tiền bình quân : năm 2001 là 61 ngày, năm 2002 giảm xuống còn 57 ngày, năm 2003 tiếp tục giảm thấp còn 40 ngày Từ những số liệu này cho thấy khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng của công ty là nhanh và giảm dần qua các năm, điều này là rất tốt, chứng tỏ vốn của công ty ít bị đọng trong khâu thanh toán -Về tỷ lệ lãi gộp : năm 2001 là 8,37%; . trị Marketing, các cách giải quyết những trở ngại của Marketing, việc thành lập các chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này, Marketing. việc cần làm và thu nhiều lợi nhuận hơn. 1.4 .MARKETING QUỐC TẾ 1.4.1.Khái niệm Marketing quốc tế chỉ khác Marketing ở chỗ hàng hóa hay dịch vụ được tiếp