1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động cho công trình trụ sở cơ quan tỉnh ủy quảng bình

108 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.1 Tổng quan về Quản lý dự án xây dựng công trình 1.1.1 Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án đầu tư xây dựng công

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI



TRẦN NAM PHI

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

2 TS ĐINH ANH TUẤN

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Họ và tên học viên: TRẦN NAM PHI

Lớp cao học: 23QLXD12

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn do tôi làm, những kết quả nghiên cứu tính toán trung thực Trong quá trình làm luận văn tôi có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và tính cấp thiết của đề tài Tôi không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác, nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Học viên

Trần Nam Phi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động cho công trình Trụ sở

Cơ quan tỉnh ủy Quảng Bình” đã được tác giả hoàn thành đúng thời hạn quy định và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong đề cương được phê duyệt

Trong quá trình thực hiện, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các Giáo sư, Tiến sĩ Trường Đại Học Thuỷ Lợi, các Công ty thi công công trình, tác giả đã hoàn thành luận văn này Tác giả chân thành cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Quang Cường, Trường Đại học Thuỷ Lợi

Hà Nội; TS Đinh Anh Tuấn, Viện bơm và Thiết bị thủy lợi đã tận tình hướng dẫn giúp

đỡ để tác giả hoàn thành luận văn Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội, các thầy cô trong khoa Công trình và khoa Kinh tế đã tận tụy giảng dạy tác giả trong suốt quá trình học đại học và cao học tại trường

Tuy đã có những cố gắng song do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, luận văn này không thể tránh khỏi những tồn tại, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp và trao đổi chân thành của các thầy cô giáo, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp Tác giả rất mong muốn những vấn đề còn tồn tại sẽ được tác giả phát triển ở mức độ nghiên cứu sâu hơn góp phần ứng dụng những kiến thức khoa học vào phục vụ đời sống sản xuất

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Học viên

Trần Nam Phi

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC HÌNH ẢNH VI DANH MỤC BẢNG BIỂU VII DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VIII

1 Danh mục các từ viết tắt viii

2 Giải thích thuật ngữ viii

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết quả đạt được 4

CH ƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 5

1.1 Tổng quan về Quản lý dự án xây dựng công trình 5

1.1.1 Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 5

1.1.2 Các giai đoạn của dự án và các hình thức dự án 7

1.2 Tổng quan về công tác quản lý an toàn lao động 10

1.2.1 Khái niệm về quản lý lao động 10

1.2.2 Trách nhiệm của các chủ thể đối với an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình 11

1.2.3 Trách nhiệm của ban quản lý dự án và các nhà thầu tư vấn 12

1.2.4 Trách nhiệm của người lao động 12

1.3 Những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động trong xây dựng ở Việt Nam 13

1.3.1 Thực trạng về an toàn lao động ở Việt Nam hiện nay 13

1.3.2 Những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động 14

Trang 6

Kết luận chương 1 Error! Bookmark not defined.

TOÀNLAO ĐỘNG TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG 22

2.1 Các văn bản pháp quy về quản lý an toàn lao động trong xây dựng 22

2.1.1 Các văn bản pháp luật về lao động, công đoàn 22

2.1.2 Các văn bản pháp luật mới về lao động trong xây dựng ở Việt Nam 28

2.2 Các mô hình quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình dân dụng 29

2.2.1 Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng 29

2.2.2 Các chính sách về an toàn lao động 29

2.2.3 Tổ chức quản lý an toàn lao động 30

2.2.4 Tổ chức thực hiện, kiểm tra công tác an toàn lao động trong xây dựng 31

2.2.5 Nhiệm vụ của cán bộ Nhà nước về quản lý an toàn, vệ sinh lao động 34

2.2.6 Nhiệm vụ các đốc công 35

2.2.7 Trách nhiệm công nhân 35

2.2.8 Chức năng hội đồng bảo hộ lao động 36

2.3 Kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng công trình dân dụng 37

2.3.1 Yêu cầu chung 37

2.3.2 Tổ chức mặt bằng công tường 38

2.3.3 An toàn công tác đất 39

2.3.4 An toàn công tác móng 42

2.3.5 An toàn thi công phần ngầm 43

2.3.6 An toàn xe, máy di chuyển trên công trường 44

2.3.7 An toàn sử dụng điện trong thi công 48

2.3.8 Giàn giáo, giá đỡ và thang 48

2.3.9 Công tác cốp pha, cốt thép và bê tông 50

2.3.10 Công tác sản xuất vữa và bê tông 53

2.3.11 Công tác xây 54

2.3.12 Công tác hoàn thiện 55

Kết luận chương 2 Error! Bookmark not defined.

Trang 7

CH ƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CHO CÔNG TRÌNH TRỤ SỞ CƠ QUAN TỈNH ỦY QUẢNG

BÌNH 57

3.1 Giới thiệuvề dự án Trụ sở Cơ quan Tỉnh ủy Quảng bình 57

3.1.1 Thông tin chung 57

3.1.2 Giải pháp thiết kế: 58

3.2 Thực trạng công tác quản lý an toàn lao động tai công trình 60

3.2.1 Hiện trạng công tác an toàn lao động trên công trường: 60

3.2.2 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý an toàn lao động trên công trường 61 3.2.3 Về hiện trạng quản lý an toàn lao động của công trình 62

3.3 Xây dựng mô hình quản lý an toàn cho công trình 63

3.3.1 Mô hình quản lý 63

3.3.2 Giám sát an toàn lao động tại công trình 65

3.4 Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý an toàn lao động cho công trình 69

3.4.1 Khắc phục sự chồng chéo giữa các văn bản pháp lý 69

3.4.2 Xây dựng chi tiết các biện pháp kỹ thuật an toàn cho công trình Trụ sở Cơ quan tỉnh ủy Quảng bình 70

Kết luận chương 3 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

1 Những nội dung đã đạt được 94

1.1 Về cơ sở khoa học: 94

1.2 Về cơ sở thực tiễn: 94

2 Những mặt còn hạn chế, tồn tại 95

3 Giải pháp khắc phục và hướng nghiên cứu tiếp theo 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Sơ đồ các giai đoạn của dự án 8

Hình 1.2 Sập giàn giáo công trường Formosa – khu kinh tế Vũng Áng Hà Tỉnh 14

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức về ATLĐ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 31

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức về ATLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam 32

Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức về ATLĐ của Bộ Xây dựng 33

Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức về ATLĐ của một số Tổng công ty 33

Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức về ATLĐ của một số Công ty 34

Hình 3.1 Tổng thể khuôn viên Trụ sở Cơ quan Tỉnh ủy Quảng Bình 57

Hình 3.2 Trụ sở Cơ quan Tỉnh ủy Quảng Bình 59

Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức ban quản lý ATLĐ của công trình 63

Hình 3.4 Bu lông liên kết giữa thân và móng bị hỏng gây đổ cần trục 73

Hình 3.5 Hệ thống neo cần trục với công trình 73

Hình 3.6 Cách buộc móc cẩu an toàn và buộc dây vào vật tròn 75

Hình 3.7 Hệ khung đỡ đi kèm với ván khuôn sàn tại công trình 76

Hình 3.8 Hệ thống giàn giáo bằng ống thép thanh rời 76

Hình 3.9 Cách thắt đai an toàn trong lao động 79

Hình 3.10 Bố trí lối đi an toàn cho công nhân trên công trường 80

Hình 3.11 Cách xếp và che phủ hàng rời 81

Hình 3.12 Bố trí, tổ chức an toàn khi thi công ủi đất 82

Hình 3.13 Bố trí, tổ chức an toàn khi thi công đào đất 83

Hình 3.14 Bố trí, tổ chứ an toàn khi thi công ép cọc 84

Hình 3.15 Chỉ dẫn an toàn trạm biến áp 85

Hình 3.16 Chỉ dẫn an toàn trạm tủ phân phối điện 86

Hình 3.17 Chỉ dẫn an toàn cáp điện tạm thời 87

Hình 3.18 Chỉ dẫn an toàn khi hàn điện 89

Hình 3.19 Chỉ dẫn phòng ngừa cộng đồng 90

Hình 3.20 Bố trí hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ 92

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 So sánh tình hình TNLĐ năm 2014 và năm 2015 16

Bảng 1.2 Mười địa phương xảy ra vụ TNLĐ chết người nhiều nhất năm 2014 16

Bảng 1.3 So sánh tình hình TNLĐ năm 2014 với năm 2013 của 10 địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất 17

Bảng 1.4 So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 và năm 2014 17

Bảng 1.5 Mười địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều trong năm 2015 18

Bảng 1.6 So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 với năm 2014 của 10 địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất 19

Bảng 2.1 Giới hạn vùng nguy hiểm đối với các công trình xây dựng 39

Bảng 2.2 Góc nghiêng của mái dốc đào không chống 41

Bảng 2.3 Hệ thanh chống 41

Bảng 2.4 Giới hạn vùng nguy hiểm khi lắp đặt cần cẩu tháp 45

Bảng 2.5 Khoảng cách điểm biên của máy hoặc tải trọng đến đường dây gần nhất 47

Bảng 2.6 Khoảng cách từ điểm tựa gần nhất của xe máy đến hào hố 47

Bảng 2.7 Khoảng cách tính từ điểm cao nhất của xe máy 48

Trang 10

DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

1 Danh mục các từ viết tắt

ATLĐ An toàn lao động

ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động

BHLĐ Bảo hộ lao đông

TNLĐ Tai nạn lao động

PCCC Phòng cháy chửa cháy

VSLĐ Vệ sinh lao động

2 Giải thích thuật ngữ

pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình

thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất đối với người lao động

được tính an toàn khi thực hiện các chức năng đã quy định trong điều kiện xác định và trong một thời gian quy định

động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong xây dựng

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

An toàn lao động (ATLĐ) trong xây dựng là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động xây dựng trên công trường, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động Công tác quản lý ATLĐ không tốt thì gây ra tai nạn lao động

ATLĐ trong xây dựng là một trong những công việc bắt buộc trong quá trình thi công xây dựng công trình xây dựng Dưới góc độ pháp lý, ATLĐ là những quy phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm ATLĐ nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động Xuất phát từ tầm quan trọng này mà Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật quy định nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức thực hiện

và xử lý vi phạm Ngoài ra, để thực hiện tốt các giải pháp an toàn không chỉ đơn giản

là đưa ra các luật định và nêu cao khẩu hiệu, mà việc quan trọng hơn hết là phải được phân tích, tính toán trên cơ sở khoa học nhằm đề xuất các biện pháp an toàn một cách hợp lý, chính xác

Nhìn nhận được tầm quan trọng của công tác an toàn xây dựng, mà đặc biệt là công tác quản lý an toàn xây dựng, Quốc hội đã ban hành luật số 10/2012/QH13 Bộ luật lao động và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn một số mội dung thi hành bộ luật lao động, đồng thời các bộ ngành cũng ban hành một số thông tư hướng dẫn liên quan theo sơ đồ sau:

Các Bộ luật liên quan (Luật Công đoàn 12/2012/QH13; Luật BHXH 58/2014/QH13; Luật BHYT…

Các thông tư Các chỉ thị Hệ thống quy chuẩn; TCVN; TCN

Hiến pháp

Bộ luật LĐ

Các Nghị định của Chính phủ liên quan (NĐ 11/2012; NĐ 05/2015;

NĐ119/2014…) NĐ15/2015/NĐ-CP

Trang 12

Ngày nay, việc mất ATLĐ trên các công trường xây dựng là vấn nạn nhức nhối trong

xã hội Mặc dù được các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu xây dựng quan tâm chú trọng.nhưng nhìn chung công tác quản lý an toàn xây dựng trên nhiều công trường còn chưa mang lại kết quả hoặc đạt hiệu quả không cao Một số công trường còn để xảy ra tai nạn lao động gây thương tất cho người lao động hoặc chết người tạo dự luận xấu và gây bất bình trong xã hội.Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2015 trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 7.785 người bị nạn, trong đó: Số vụ TNLĐ chết người: 629 vụ; Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 79 vụ; Số người chết: 666 người; Số

người bị thương nặng: 1.704 người [1] Điều này cho thấy rằng công tác quản lý

ATLĐ trong xây dựng còn nhiều lỏng lẻo, chưa thực sự hiệu quả

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng về công tác quản lý ATLĐ trên các công trường xây dựng ở nước

ta hiện nay

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý ATLĐ trong xây dựng, áp dụng cho công trình Trụ sở Cơ quan Tỉnh ủy Quảng Bình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp ATLĐ cho công trình Trụ sở Cơ quan Tỉnh ủy

Quảng Bình

Dự án Trụ sở Cơ quan Tỉnh ủy Quảng Bình được đầu tư xây dựng trên khu đất 30.000m2 có quy mồ đầu tư xây dựng gồm 07 tầng với 18.680m2 sàn và các hạng mục khác, với tổng mức đầu tư 378 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước Với phần kiến trúc:

việc Khối giữa được bố trí làm nơi làm việc của thường trực Tỉnh ủy và các phòng làm việc của khối Văn phòng Hai khối hai bên được bố trí làm nơi làm việc của các Ban Tầng trệt được bố trí làm nơi để xe và các không gian phụ trợ, từ tầng 2 lên đến tầng 6

là không gian làm việc

Trang 13

- Mặt đứng: Mặt đứng công trình được phân chia thành 3 phần: Chân đế, thân và mái

Các mảng tường đặc kết hợp với ô kính lớn tạo ra các mảng đặc rỗng đan xen, hình khối vuông vắn, bố cục đối xứng Mặt đứng bên ngoài đơn giản, hình thức kiến trúc

hiện đại [2]

Phạm vi nghiên cứu: Đảm bảo công tác quản lý an toàn lao động và VSATLĐ trong

quá trình thi công cho một số hạng mục, bộ phận kết cấu chính của công trình

Trên cơ sở hệ thống pháp luật về quản lý an toàn xây dựng tại Việt Nam đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số các mô hình quản lý an toàn xây dựng đã

có, từ đó đề xuất mô hình quản lý an toàn xây dựng hợp lý cho công trình Trụ sở Cơ quan Tỉnh ủy Quảng Bình

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

* Cách tiếp cận

Đối tượng tiếp cận của đề tài là công tác ATLĐ trong xây dựng Đây là lĩnh vực có đặc thù riêng và có một phạm vi rộng Vì vậy, hướng tiếp cận của đề tài sẽ là:

* Tiếp cận từ tổng thể chi tiết (tiếp cận hệ thống)

Tiếp cận các kết quả đã nghiên cứu về công tác quản lý ATLĐ trong xây dựng trong nước cũng như ngoài nước, cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành

* Tiếp cận toàn diện, đa lĩnh vực

Xem xét đầy đủ các yếu tố phát triển khi nghiên cứu đề tài bao gồm các lĩnh vực kinh

tế xã hội, con người …;

* Phương pháp nghiên cứu

Thu thập, phân tích các tài liệu liên quan: các tài liệu về công tác quản lý ATLĐ của ít nhất 3 công trường xây dựng hiện nay;

Phương pháp chuyên gia: trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất

Trang 14

5 K ết quả đạt được

Thực trạng công tác quản lý ATLĐ trong xây dựng tại Việt Nam

Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ATLĐ trong xây dựng

Mô hình quản lý ATLĐ cho công trình Trụ sở Cơ quan Tỉnh ủy Quảng Bình

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG

1.1 Tổng quan về Quản lý dự án xây dựng công trình

1.1.1 Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Dự án đầu tư xây dựng công trình là những dự án đầu tư cho việc xây dựng, mua sắm thiết bị công nghệ, đào tạo công nhân vận hành nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ cho xã hội; hoặc là các dự án đầu tư xây dựng công trình tạo ra các hệ thống cơ sở vật chất cho xã hội như cầu, cống, đường bộ, đường sắt; cảng sông, cảng biển, đê, đập, hồ chứa nước, kênh mương tưới tiêu… Như vậy dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là những dự án trong đó có các công trình như nhà xưởng, thiết bị… gắn liền với đất được xây dựng trên một địa điểm cụ thể (nhằm phân biệt với các

dự án đầu tư không có xây dựng công trình hoặc chỉ có thiết bị không gắn liền với đất như dự án mua sắm ô tô, máy bay, tàu thủy… (không có xây dựng, lắp đặt thiết bị…) Theo Luật số: 50/2014/QH13 Luật Xây dựng Việt Nam ngày 18 tháng 6 năm 2014thì

dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước,

Trang 16

được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác

Quản lý dự án là việc lập kế hoạch, tổ chức, điều phối, chỉ đạo và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án đối với các giai đoạn nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng công trình, đạt mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra

Mỗi một dự án xây dựng đều có một đặc điểm riêng tạo nên sự phong phú đa dạng trong công tác quản lý dự án Tuy nhiên mục tiêu cơ bản của việc quản lý dự án thể hiện ở chổ các công việc phải hoàn thành theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được phê duyệt, đúng tiến độ đề ra và giử cho phạm vi dự án không thay đổi

1.1.2 Các nội dung về dự án

Công tác QLDA bao gồm các nội dung sau:

- Quản lý tổng thể dự án;

- Quản lý chi phí và nguồn lực dự án;

- Quản lý thời gian và tiến độ dự án;

- Quản lý đấu thầu và hợp đồng;

- Quản lý thi công xây lắp;

- Quản lý chất lượng,

- Quản lý khối lượng dự án;

- Quản lý rửi ro, ATLĐ, môi trường xây dựng dự án;

- Quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư;

- Quản lý vận hành dự án;

- Quản lý hồ sơ thông tin dự án [3]

Trang 17

1.1.3 Các giai đoạn của dự án và các hình thức dự án

Trình tự của một dự án đầu tư xây dựng gồm có 03 giai đoạn đó là chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ Được quy định cụ thể như sau:

cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

(nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các

công việc cần thiết khác;

công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng [3]

Trang 18

Hình 1.1 Sơ đồ các giai đoạn của dự án Trường hợp đặc biết đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự

án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỳ đầu tư để thực hiện thì dự án thành phần được quản lý thực hiện như một dự án độc lập

Trước đây, căn cứ quy mô, tính chất của dự án và năng lực của mình, Chủ đầu tư lựa chọn một trong các hình thức quản lý thực hiện dự án sau: chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án; chủ nhiệm điều hành dự án; chìa khóa trao tay; tự thực hiện dự án Hiện nay, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 quy định có 05 hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, cụ thể là: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

G iai đoạn I

Chuẩn bị đầu tư

Nghiên cứu cơ

hộiđầu tư Nghiên cứu dự án tiền khả thi Nghiên cứu dự án khả thi Thẩm định dự án

G iai đoạn II

Thực hiện đầu tư

Thiết kế lập

TDT, dự toán Ký hợp đồng XD, thiết bị đào tạo cán bộ Thi công XD, NT, thanh toán Vận hành thử,

Đưa công trình vào khai thác sử dụng

Trang 19

chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án; thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án; quản lý dự án của tổng thầu xây dựng

dựng khu vực là một tổ chức được thành lập bởi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang

bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đại diện có thẩm quyền của Doanh nghiệp Nhà nước để thực hiện công tác quản lý một số

dự án thuộc cùng một chuyên ngành, tuyến công trình hoặc trên cùng một địa bàn

đầu tư để quản lý thục hiện dự án quy mô nhóm A có công trình xây dựng cấp đặc biệt,

dự án áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản, dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước, dự án sử dụng vốn khác

ngành, Ban quản lý dự án khu vực không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lựcđể thực hiện Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư

nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình xây dựng quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 05

tỷ đồng, dự án có sự tham gia của cộng đồng và dự án có tổng mức đầu tư dưới 02 tỷ đồng do Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ đầu tư

đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay có trách nhiệm tham gia quản lý thực hiện một phần hoặc toàn bộ dự án theo thỏa thuận hợp đồng với chủ đầu tư và phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của các văn bản pháp luật có liên quan để thực hiện công việc do mình đảm nhận

Trang 20

1.2 Tổng quan về công tác quản lý an toàn lao động

1.2.1 Khái niệm về quản lý lao động

Quản lý lao đông là hoạt động quản lý lao động con người trong một tổ chức nhất định trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản trị nhằm mục đích tạo ra lợi ích chung của tổ chức

Quản l ý ATLĐ phụ thuộc trước hết vào sự phối hợp hành động của mọi cá nhân và tổ chức, bao gồm cả Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động nhằm mục đích phòng chống tai nạn và bệnh tật … Việc ngăn ngừa mối hiểm họa tiềm tàng này chính là điều mà nhà quản l ý phải cố gắng thực hiện Không thể đến khi có sự thiệt hại

về người hoặc vật chất rồi mới hành động Vì vậy, quản lý ATLĐ trên công trường xây dựng có nghĩa là phải áp dụng những biện pháp an toàn trước khi có tai nạn và bệnh tật xảy ra

Tại điều 235 Luật số 10/2012/QH13 Bộ Luật lao đông quy đinh quản lý nhà nước về lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động;

- Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biến động cung cầu lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội Quy định danh mục những nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động;

- Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật;

- Hợp tác quốc tế về lao động

Trang 21

Ngày 14/4/2016, tại Lào Cai, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội thảo “Công tác quản lý an toàn trong xây dựng” với sự tham gia của các chuyên giá đến từ nhiều Bộ ngành trong nước (Bộ Xây dựng, Bộ Lao đông Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông…)Tại Hội thảo, các đơn vị tham gia đã tập trung vào nội dung “Làm thế nào để hạn chế tối đa sự cố kỹ thuật gây mất an toàn trong lĩnh vực xây dựng”, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác quản lý an toàn trong xây dựng nói chung, đồng thời cũng đề xuất đến những mặt làm được và chưa làm được đối với công tác ATLĐ trong ngành Xây dựng Theo đó, công đoàn xây dựng Việt Nam đã có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, đôn đốc, nâng cao nhận thức nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản

cho người lao động và doanh nghiệp [1]

1.2.2 Trách nhiệm của các chủ thể đối với an toàn lao động trong thi công xây

dựng công trình

Thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để giám sát, kiểm tra việc thực các quy định về ATLĐ của nhà thầu thi công xây dựng trên công trường

Lựa chọn nhà thầu có đầy đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật về xây dựng

Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công, yêu cầu khắc phục đối với nhà thầu vi phạm quy định về ATLĐ

Phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tình hình ATLĐ của dự án, công trình theo quy định của pháp luật về ATLĐ

Lập và trình phê duyệt biện pháp thi công, trong đó có nêu rỏ các biện pháp bảo đảm ATLĐ cho người, máy móc, thiết bị và công trình Có kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp ATLĐ cho phù hợp

Trang 22

Tuyển chọn và bố trí người lao động kỹ thuật trên công trường đúng chuyên môn được đào tạo, đủ năng lực hành nghề theo yêu cầu công việc và đủ sức khỏe theo quy định Đồng thời phải cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động tùy theo công việc mà người đó đang thực hiện

Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác ATLĐ trên công trường Đồng thời phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân quản lý công tác ATLĐ trên công trường

Có định kỳ tổ chức tập huấn, huấn luyện về công tác ATLĐ cho đội ngũ quản lý và người lao động thuộc quyền, mình quản lý theo quy định

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác ATLĐ theo biện pháp được phê duyệt

và sự tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan

Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả, khai báo với cơ quan quản lý, lập biên bản khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, TNLĐ trên công trường

Thực hiện công tác kiểm định, đăng ký, bảo dưỡng máy móc và thiết bị định kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và công trường xây dựng

1.2.3 Trách nhiệm của ban quản lý dự án và các nhà thầu tư vấn

Giám sát việc thực hiện của nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng công trình

Thông báo cho chủ đầu tư những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình thi công để có giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về ATLĐ trên công trường

1.2.4 Nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động

Chấp hành quy định về ATLĐ có liện quan đến công việc được giao

Trang 23

Phải sử dụng và bảo quản thường xuyên các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang

bị, cấp phát

Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ, bênh nghề nghiệp hoặc có sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu người bị nạn và khắc phục hậu quả tai nạn lao động

Có quyền từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo ATLĐ sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp mà vẫn không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện cá nhân theo đúng quy định

Chỉ được nhận thực hiện những công việc đúng chuyên môn được đào tạo Chấp hành đầy đủ các quy đinh, nội quy về ATLĐ có liên quan đến công việc và nhiệm vụ được giao

Người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiệm ngặt về ATLĐ thì phải được

huấn luyện về ATLĐ và có thẻ ATLĐ theo quy định [4]

1.3 Những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động trong xây dựng ở Việt Nam

1.3.1 Thực trạng về an toàn lao động ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm gần đây, tình trạng TNLĐ trong ngành xây dựng không giảm mà có

xu hướng gia tăng Theo thống kê, nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người là

do người sử dụng lao động chiếm 54,1%, trong đó:

- Người sử dụng lao động không huấn luyện ATLĐ cho người lao động;

- Người sử dụng lao động không tổ chức quản lý ATLĐ tốt, không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; thiết bị không đảm bảo ATLĐ

Ngoài ra, nguyên nhân từ người lao động chiếm 24,6% như:

- Người lao động vi phạm quy trình quy phạm ATLĐ;

- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân

Trang 24

21,3% còn lại là do các nguyên nhân khách quan khác như công tác tuyên truyền tập huấn về pháp luật bảo hộ lao động và những biện pháp cụ thể cho người lao động chưa được tiến hành thường xuyên; bộ máy làm công tác bảo hộ lao động chưa được coi trọng; các doanh nghiệp xây dựng còn sử dụng nhiều lao động thời vụ

Theo báo cáo của 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2015 trong khu vực

có quan hệ lao động trên toàn quốc đã xảy ra 629 vụ tai nạn lao động chết người, trong

đó lĩnh vực xây dựng nhiều nhất chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9%

tổng số người chết [1]

Hình 1.2 Sập giàn giáo công trường Formosa – khu kinh tế Vũng Áng Hà Tỉnh

1.3.2 Những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động

Bất cận lớn nhất là không xây dựng biện pháp ATLĐ, đơn vị huấn luyện ATLĐ nhiều nhưng chất lượng chưa cao, nhiều đơn vị huấn luyện ATLĐ tuy có nhiều giảng viên

nhưng có nguồn chất lượng chuyên môn khá thấp, thầm chí một số không có kinh nghiệm hoặc chưa từng tham gia công tác xây dựng Nhiều Công ty làm về xây dựng nhưng công nhân không được tự đào tạo về ATLĐ (theo quy định của thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013); nhân viên kiểm định về ATLĐ thiếu năng lực trong khi cơ quan chức năng chưa có chính sách để kiểm tra các đơn vị kiểm định Sau gần 20 năm thi hành, các quy định về ATLĐ tại Bộ Luật lao động cơ bản đã đi

vào thực tiễn cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thiết lập quan hệ lao

Trang 25

động, góp phần bảo vệ an toàn, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp cũng như kỹ thuật công nghệ mới, thì những yêu cầu về phúc lợi và đảm bảo ATLĐ đã bộc lộ rõ những hạn chế, bất cập đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới trong công tác này, cụ thể:

- Một là, nội dung ATLĐ được quy định trong Bộ Luật lao động, đồng thời cũng được quy định phân tán tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Khoáng sản, Luật Hóa chất, Luật Xây dựng,…ít nhiều gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện

- Hai là, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật ATLĐ cần được rà soát ban hành mới để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, phù hợp với công nghệ và vật liệu mới

- Ba là, theo quy định tại Bộ Luật lao động 2012, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất đều phải tuân theo quy định của pháp luật ATLĐ Điều đó

có nghĩa là ở đâu có việc làm thì ở đó người lao động đều cần được bảo đảm về ATLĐ, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội Vì vậy, đối tượng điều chỉnh của công tác ATLĐ không chỉ áp dụng với khu vực có quan hệ lao động mà cả những người không có quan hệ lao động

- Bốn là, chính sách của Nhà nước hiện nay chưa thu hút và huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác ATLĐ, phát triển các dịch vụ trong lĩnh vực này

- Năm là, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) mới quy định việc giải quyết hậu quả thông qua chi trả chế độ cho người bị tai nạn lao động, BNN, chia sẻ rủi ro với người sử dụng lao động khi xảy ra các vụ TNLĐ nghiêm trọng Trong khi công tác phòng ngừa tai nạn lao động, BNN được đặt lên hàng đầu đang là xu thế chung, là chuẩn mực quốc tế cũng như yêu cầu nội luật hóa các quy định được đưa ra trong các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) đã được Việt Nam phê chuẩn, gia nhập

Trang 26

Tình hình trên cho thấy tình hình quản lý ATLĐ trong xây dựng vẫn chưa thực sự được quan tâm chú trọng, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu mới có thể giảm thiểu tình trạng tai nạn trong xây dựng

Dưới đây là các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ trong những năm gần đây: [1]

TT Địa phương Số vụ Số người bị nạn Số vụ chết

người

Số người chết

Số người

bị thương nặng

Trang 27

TT Địa phương Số vụ Số người bị nạn Số vụ chết

người

Số người chết

Số người

bị thương nặng

Trang 28

TT Chỉ tiêu thống kê Năm 2014 Năm 2015 Tăng/giảm

5 Số người bị thương nặng 1.544 1.704 +160 (10,4 %)

7 Số vụ có 2 người bị nạn trở lên 166 79 -87 (-54,4%) Bảng 1.5 Mười địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều trong năm 2015

phương

Số người chết

Số vụ chết người Số vụ

Số người bị nạn

Số người bị thương nặng

Trang 29

Bảng 1.6 So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 với năm 2014 của 10 địa phương xảy ra

Để đảm bảo ATLĐ, kiềm chế tai nạn lao động, BNN, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp xây dựng cần:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người lao động về ATLĐ trong đó tập trung vào các ngành, nghề có nguy cơ cao về mất ATLĐ Triển khai công tác huấn luyện cho người sử dụng lao động, người làm công tác ATLĐ, người lao động theo đúng quy định

- Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về ATLĐ; chỉ đạo và tổ chức rà soát lại các tiêu chuẩn kỹ thuật ATLĐ hiện hành để sửa đổi, bổ sung và xây dựng các

Trang 30

tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật phù hợp với trình độ công nghệ, thiết bị mới; thực hiện giao các đề tài khoa học trên cơ sở đặt hàng của các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực ATLĐ; Xây dựng hoàn thiện chương trình, giáo trình và tài liệu huấn luyện về ATLĐ để đưa vào giảng dạy trong các trường đại học kỹ thuật, cao đẳng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; tiêu chuẩn hóa giáo viên giảng dạy về ATLĐ;

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ làm công tác ATLĐ phù hợp, đáp ứng nhiệm vụ công tác Trước mắt cần tập trung giải quyết biên chế cho cơ quan thanh tra lao động phù hợp với số lượng các doanh nghiệp ở địa phương để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ATLĐ Nghiên cứu đề xuất việc thành lập thanh tra chuyên ngành về ATLĐ hoặc giao chức năng thanh tra chuyên ngành ATLĐ cho các

cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này

KẾT LUẬT CHƯƠNG 1

Theo số liệu thông kê hàng năm thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương, trên 153 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản khoảng 22 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là hơn 99.000 ngày công

Quản lý ATLĐ trong xây dựng là các hoạt động quản lý lao động trong công trường xây dựng nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình Do công trình xây dựng có những đặc tính khác nhau nên việc quản lý công tác an toàn cũng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và phân loại công trình

Ở các công trình nếu tổ chức thi công chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định

về ATLĐ thì trên công trường xây dựng đó số vụ tai nạn lao động được giảm thiểu và ngược lại Do đó công tác tổ chức thi công tại các công trường hiện nay cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa, khâu tổ chức thi công tốt, hợp lý đứng quy trình kỹ thuật thi công thì sẽ giúp hạn chế tai nạn lao đông Đặc biệt cần phải tuân thủ và thực hiện tốt các yêu cầu và qui định của Nhà nước về ATLĐ Bộ phận kỹ thuật phải có kiến thức chuyên môn sâu sắc về ATLĐ nhằm vạch ra các phương án thi công cho từng hạng mục công việc, bộ phận và cho toàn bộ công trình Đồng thời cần xác định công tác quản lý ATLĐ và những yếu tố ảnh hưỡng liên quan là những vấn đề cần được nghiên

Trang 31

cứu một cách khoa học, để từ đó đưa ra nhận định một cách khách quan và có đề xuất hiệu quả nhất cho từng công trình được nghiên cứu

Trang 32

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG

2.1 Các văn bản pháp quy về quản lý an toàn lao động trong xây dựng

2.1.1 Các văn bản pháp luật về lao động, công đoàn

Việt Nam là nước có công tác quản lý ATLĐ, công đoàn chặt chẽ với 03 bộ Luật; 19 nghị định của chính phủ; 30 thông tư hướng dẫn, được chia làm các nhóm như sau:

1 Bộ Luật lao động năm 2012

2 Nghị định số 53/2014/NĐ-CP ngày 26/5/2014 của Chính phủ quy định việc cơ quan quản lí nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề

6 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về việc làm

7 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động

8 Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013 của Bộ Lao động Thương

binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày

Trang 33

10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động

về hợp đồng lao động

9 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 điều 54 của bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc kí quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

10 Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/05/2013 của Chỉnh phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 điều 54 của bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc kí quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

10 Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 điều 63 của bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

11 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/1/2015 của Chỉnh phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

14 Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/09/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lí lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu

Trang 34

15 Thông tư số 43/2013/ TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong các tổ chức được thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu theo quy định của luật chứng khoán

16 Nghị định số 51/2013/ NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công

ty, kiểm soát viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó tổng giám đôc hoặc phó giám đốc, kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu

17 Thông tư số 221/2013/ TT-BTCngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lí quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với kiểm soát viên và người đại diện vốn nhà nước theo quy định tại Nghị định số 51/2013/ NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ

18 Thông tư số 19/2013/ TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, kiểm soát viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó tổng giám đốc hoặc phó giám đốc, kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu

19 Nghị định số 45/2013/ NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATLĐ, vệ sinh lao động

20 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của Bộ Y tế-Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và BNN (không kèm theo phụ lục)

Trang 35

21 Thông tư số 44/2013/TT-BYT ngày 24/12/2013 của Bộ Y tế bổ sung bệnh bụi phổi-talc nghề nghiệp vào danh mục BNN được bảo hiểm và hướng dẫn chuẩn đoán, giám định

22 Thông tư số 14/2013/ TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe

23 Thông tư số 25/2013/ TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

24 Thông tư số 04/2014/ TT-BLĐTBXH ngày 12/2/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (không kèm theo phụ lục)

25 Thông tư số 05/2014/ TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ

26 Thông tư số 06/2014/ TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ đối với máy, thiết bị, vật

tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ thuộc trách nhiệm quản lý của bộ lao động thương binh và xã hội (không kèm theo phụ lục)

27 Thông tư số 73/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; phí đánh giá điều kiện hoạt động kiểm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ

28 Thông tư số 27/2013/ TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về công tác huấn luyện ATLĐ, vệ sinh lao động (không kèm theo phụ lục)

29 Thông tư 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 36

30 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/2/2015 của Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, BNN

31 Thông tư 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn khám BNN

32 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 10/1/2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động

33 Thông tư 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và BNN

34 Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế về việc hướng dẫn khai báo, điều tra, thống

kê và báo cáo tai nạn lao động

35 Thông tư 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công thương quy định về kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp

36 Thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 của Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật

tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

37 Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công thương về việc quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện

38 Thông tư 36/2014/TT-BCT ngày 22/10/2014 của Bộ Công thương quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

39 Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công việc không sử dụng lao động nữ

Trang 37

2.1.1.9 Lao động là người chưa thành niên

40 Thông tư số 10/2013/ TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên

41 Thông tư số 11/2013/ TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc

42 Nghị định số 27/2014/ NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình

43 Nghị định số 102/2013/ NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

44 Thông tư số 03/2014/ TT-BLĐTBXH ngày 20/1/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 102/2013/ NĐ-CP ngày 05/9/2013 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

45 Nghị định số 46/2013/ NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tranh chấp lao động

46 Thông tư số 08/2013/ TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn nghị định số 46/2013/ NĐ-CP ngày 10/5/2013 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tranh chấp lao động

47 Nghị định số 41/2013/ NĐ-CP ngày 8/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành điều 220 của bộ luật lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công

Trang 38

2.1.1.13 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao đông

48 Nghị định số 95/2013/ NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

49 Nghị định số 43/2013/ NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành điều 10 của luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

50 Nghị định số 191/2013/ NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết

về tài chính công đoàn

51 Nghị định số 200/2013/ NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành điều 11 luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham

gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế - xã hội [5]

2.1.2 Các văn bản pháp luật mới về lao động trong xây dựng ở Việt Nam

ATLĐ trong xây dựng là một phạm trù nhỏ trong ATLĐ vì vậy các văn bản pháp lý để quản lý thường do bộ xây dựng ban hành và quảnlý Đa số các văn bản chỉ hướng dẫn

và quy định còn chậm, chưa bắt kịp trình độ công nghệ cũng như tốc độ phát triển xây dựng như hiện nay dẫn tới công tác quản lý còn bất cập nên số vụ tai nạn lao động mấy năm gần đây tăng nhanh

Một số Thông tư mới nhất của bộ xây dựng bao gồm:

- Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 Quy định về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình gồm 4 chương và 13 điều Điều bất cập ở đây là Thông tư nay dựa trên Bộ luật Xây dựng năm 2003 và các Nghị định hưỡng dẫn cũ

- Nghị định số 59/2015NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định về nhiệm vụ của đơn vị thi công cần thực hiện để đảm bảo ATLĐ: quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng đơn vị tham gia vào dự án đầu tư xây dựng công trình (nhà thầu, chủ đầu tư, tư vấn giám sát )

Trang 39

- Chi thị số 01/CT-BXD ngày 02/11/2015 của Bộ Xây dưng Về việc bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng công trình

Do công trình xây dựng có những đặc tính khác nhau nên việc quản lý công tác an toàn cũng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và phân loại công trình Đây cũng là điểm hạn chế trong việc quản lý ATLĐ tại các công trường xây dựng, cần phải

có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể áp dụng rộng rãi

2.2 Các mô hình quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình dân dụng

2.2.1 Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

Việc cải thiện an toàn, vệ sinh và điều kiện lao động phụ thuộc trước hết vào sự phối hợp hành động của mọi cá nhân và tổ chức, bao gồm cả Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động Quản lý ATLĐ liên quan đến tất cả các chức năng từ lập kế hoạch, xác định khu vực có vấn đề, điều phối, kiểm soát và giám sát các hoạt động ATLĐ tại nơi làm việc…, nhằm mục đích phòng chống TNLĐ và bênh nghề nghiệp Một hành động nguy hiểm có thể đã được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trước khi gây ra chấn thương, TNLĐ và việc ngăn ngừa mối hiểm hoạ tiểm tàng này chính là điều mà nhà quản lý phải cố gắng thực hiện Không thể đến khi có sự thiệt hại về người hoặc vật chất rồi mới hành động

Vì vậy, quản lý ATLĐ trên công trường có nghĩa là phải áp dụng những biện pháp an toàn trước khi có tai nạn và ốm đau do BNN gây ra Để quản lý ATLĐ hiệu quả gồm

các mục tiêu chính sau:

- Tạo ra môi trường làm việc an toàn

- Tạo ra công việc an toàn;

- Tạo ra ý thức về ATLĐ trong công nhân; [6]

2.2.2 Các chính sách về an toàn lao động

Người sử dụng lao động cần có những chính sách ATLĐ được viết ra bằng văn bản trong đó quy định rõ những tiêu chuẩn về an toàn lao động thể hiện những mục đích cần đạt được Chính sách này cũng phải quy định rõ cán bộ điều hành cao cấp nào chịu

Trang 40

trách nhiệm theo dõi việc thực hiện có kết quả các tiêu chuẩn đã đề ra, và cũng là người có thẩm quyên giao trách nhiệm cho cán bộ quản lý và đốc công ở mọi cấp và giám sát việc thực hiện của họ

Một chính sách quản lý ATLĐ cần giải quyết các vấn đề sau:

- Tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, đặc biệt chú ý đến các công nhân ở vị trí quan trọng như công nhân điều khiển máy nâng và công nhân lắp ráp các giàn giáo là những người nếu để xảy ra sai sót sẽ đặc biệt gây nguy hiểm tới những người khác;

- Các phương pháp làm việc an toàn cho những loại công việc nguy hiểm: người công nhân trước khi thực hiện những công việc nguy hiểm đó cần được chuẩn bị trước;

- Nghĩa vụ và trách nhiệm của đốc công và công nhân ở vị trí then chốt;

- Phổ biến các thông tin về an toàn và vệ sinh lao động cho mọi người;

- Thành lập hội đồng bảo hộ lao động;

- Lựa chọn và kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có) [6]

2.2.3 Tổ chức quản lý an toàn lao động

Việc tổ chức ATLĐ trên công trường xây dựng dân dụng được xác định bởi quy mô công trường, hệ thống các công việc và phương thức tổ chức quản lý dự án

Tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, từ nhà quản lý, đốc công đến công nhân về ATLĐ vì

có thể nhóm công nhân làm công việc này lại có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của nhóm khác

Cần có hệ thống thông tin nhanh cho người quản lý công trưởng về những việc làm mất an toàn và những khiếm khuyết của máy móc, thiết bị

Phân công đầy đủ nhiệm vụ về ATLĐ cho từng người cụ thể Một số ví dụ về nhiệm

vụ cần tiến hành có thể liệt kê như sau:

- Cung ứng, xây dựng và bảo trì các phương tiện an toàn như đường vào, lối đi bộ, rào chắn và phương tiện bảo vệ trên cao;

Ngày đăng: 12/04/2021, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w