1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu SKKN hoc tot mon TA THCS

11 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 633 KB

Nội dung

A.ĐẶT VẤN ĐỀ : 1/ Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong thời đại mở cửa, đất nước ta đã và đang tiếp cận với nhiều nước khác trên thế giới.Vì thế, tiếng nước ngoài rất cần thiết cho mỗi chúng ta, đặc biệt là Tiếng Anh Vốn là người Việt Nam, nhưng đối với các em học sinh học Tiếng Việt đã khó, nên học ngọai ngữ lại còn khó hơn.Nó không thể đạt được trong thời gian ngắn mà là một sự phấn đấu lâu dài, kiên trì và bền bỉ của người học. Chính vì thế, ngoài việc giảng dạy bám sát kiến thức chuẩn của chương trình Tiếng Anh THCS và theo sách giáo khoa, đòi hỏi người giáo viên phải luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp phù hợp nhất, thích hợp nhất với từng địa phương, từng đối tượng để lôi cuốn học sinh yêu thích tiết học tiếng Anh. Có như thế, học sinh mới không cảm thấy nhàm chán mà có sự hứng thú, tham gia tích cực hơn vào tiết học này và tiết học sẽ trôi qua một cách nhẹ nhàng, đồng thời bản thân các em học sinh sẽ tự mình nâng cao chất lượng học tập. Đó chính là lý do tại sao tôi mạnh dạn chọn đề tài “Làm thế nào để học sinh thích học Tiếng Anh”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN Như chúng ta đã biết, năm học 2009-2010 là năm học thứ tư toàn ngành giáo dục ta thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ở trường trung học cơ sở giáo viên dạy học sinh các môn học khác nhau trên cơ sở trang bị cho học sinh hệ thống những kỹ năng , kỹ xảo cần thiết, nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có kỹ năng thực hành, năng động và sáng tạo … Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh một nền tảng tri thức vững chắc để các em tự tin bước vào cuộc sống , tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu:“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. 1 II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thuận lợi - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn: các loại sách tham khảo, bộ tranh Tiếng Anh 6-7-8-9, máy cassette … - Chính quyền địa phương và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường luôn hỗ trợ giáo viên trong quá trình công tác. - Bản thân giáo viên bộ môn luôn nhận được sự hỗ trợ từ các giáo viên cùng tổ chuyên môn và các đồng nghiệp. - Đa số các em học sinh trong lớp có ý thức học Tiếng Anh và chuẩn bị tốt sách vở, cũng như đồ dùng cho việc học tập - Phần lớn phụ huynh học sinh luôn quan tâm và tạo điều kiện để con em mình học tập. 2. Khó khăn - Đa số học sinh cảm thấy Tiếng Anh là một môn học khó, chưa thật sự đam mê và có hứng thú trong các tiết Tiếng Anh.Về phía phụ huynh, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà bởi môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết. - Một số học sinh còn xao lãng và ít quan tâm đến việc học Tiếng Anh. - Hoàn cảnh kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng kinh tế mới đời sống của đại bộ phận nhân dân làm nông, nhiều gia đình khó khăn, một số học sinh còn phải tham gia cùng gia đình làm kinh tế hoặc cha mẹ lo làm kinh tế nên không có thời gian học bài, làm bài ở nhà - Do địa bàn xã Đắk Drô xa trung tâm Kinh tế- Văn hoá- Xã hội của thị xã Gia Nghĩa .Nhất là ở môi trường ít khi tiếp xúc với khách nước ngoài các em ít có điều kiện để giao tiếp bằng tiếng Anh nên các em ngại giao tiếp, trao đổi nhau bằng tiếng Anh ngoài giờ học. - Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh nên người dân và học sinh chưa quan tâm nhiều đến bộ môn này. Do đó, nhận thức về học môn Tiếng Anh và Tiếng Anh chưa phải là mục tiêu, chưa phải là động lực lớn để phụ huynh, học sinh ham thích và tích cực đầu tư thoả đáng cho môn học này. - Đa số các học sinh đều có hoàn cảnh khó khăn nên các em ít có điều kiện đầu tư cho môn học này 2 - Cơ sở vật chất nhà trường tuy đáp ứng ban đầu, song cơ sở trang thiết bị dạy học và các hoạt động khác còn thiếu III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Trước kia, đa số giáo viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống; đó là giáo viên giảng bài học sinh ghi chép và làm bài tập ứng dụng.Sau đó giáo viên sửa sai; nếu học sinh mắc lỗi, giáo viên luôn là người chủ động trên lớp, còn tất cả học sinh chỉ lắng nghe và làm bài là đủ. Như thế, giáo viên sẽ rất mệt mỏi vì phải nói suốt tiết dạy, còn học sinh thì thụ động và không có điều kiện luyện tập, hơn nữa lỗi mà học sinh mắc phải không được chấp nhận và được coi là “phần tử xấu”.Vì thế, các em rất ngại học và nói tiếng Anh và tiết học Tiếng Anh sẽ luôn nặng nề đối với các em học sinh.Là một giáo viên dạy ngoại ngữ, chúng ta phải làm thế nào để học sinh không ngại học và ngày càng trở nên thích thú học tiếng Anh hơn. Để dạy một tiết Anh văn cho học sinh THCS một cách có hiệu quả và giúp học sinh hứng thú trong tiết học này, chúng ta cần thực hiện những bước sau: a. Một là, sự chuẩn bị của giáo viên (Teacher’s preparation) - Soạn bài giảng : (lesson plan) Khi soạn bài chúng ta nên bám sát sách giáo khoa và mở rộng đúng chỗ cần thiết, theo mục đích yêu cầu, nếu mở rộïng tùy tiện sẽ không kịp giờ dạy hoặc sẽ lạc chủ đề và học sinh sẽ khó hiểu, hơn nữa sẽ làm mất tính logic của bài học. Ví dụ: Unit 13 (English 6) Khi dạy cấu trúc câu: What’s the weather like in summer / in spring / in Dak Nong / today? Chúng ta dạy học sinh cấu trúc hỏi thời tiết theo mùa, có thể mở rộng hỏi thời tiết ở một vài nơi, thời tiết hôm nay như thế nào, tránh ôm đồm kiến thức dạy thêm: “What’s he / she like?” làm cho học sinh hoang mang không biết hôm nay học về thời tiết hay mô tả người; Vì vậy chúng ta nên xóay sâu trọng tâm bài học ở chỗ nào thật cần thiết. - Sử dụng đồ dùng trực quan: (teaching aids) Giáo viên có thể vẽ một số hình đơn giản, đôi khi những nét phác họa ngộ nghĩnh làm trò cười cho học sinh, nhưng giúp học sinh khắc sâu được kiến thức. Ví dụ: A boy a girl a child a baby 3 Happy sad laughing crying heavy Ex: While he was watching TV, the phone rang Nếu dùng tranh ảnh thì tranh ảnh phải đủ to, rõ, đẹp… có màu sắc hài hòa và chứa đựng nội dung cụ thể, rõ rang, gần gũi với thực tế. Ví dụ: English 8 - Unit 11: Traveling around Viet Nam Ngoài ra, giáo viên còn có thể dùng một số đồ vật thật để giảng dạy.Mỗi bài học cần có tranh minh họa, dùng đồ vật thật hoặc cử chỉ – điệu bộ – diễn xuất của giáo viên để gây sự chú ý và hứng thú học cho học sinh.Tôi khuyến khích học sinh tham gia vào việc chuẩn bị đồ dùng dạy học có sự phân công cụ thể cho từng tổ 4 Ví dụ: Unit 12 (A 1 )(English 7) Khi dạy từ vựng + cucumber (n): dưa chuột (tôi dùng đồ vật thật + papaya (n): đu đủ (real object) + spinach (n): rau mâm xôi (tôi dùng tranh )(picture) + smell (v): ngửi (tôi dùng điệu bộ, cử chỉ )(mine) Các em thấy trước mắt mình những đồ vật thật xung quanh mình ; từ đó, các em sẽ thấy gần gũi hơn với ngôn ngữ nước ngòai và cảm thấy tiếng Anh trước mắt mình thật hấp dẫn, mình cần phải học vì nó không có gì xa lạ. - Tổ chức và lồng ghép các trò chơi ,các hoạt động nhóm, dạy một số bài hát đơn giản hay cho HS xem một đoạn phim có liên quan đến cấu trúc, từ vựng trong bài để gây hứng thú cho HS trong tiết học.( Có rất nhiều trò chơi, đoạn phim và hoạt động nhóm,ở đây tôi chỉ đưa ra một vài trò chơi ,đoạn phim và hoạt động nhóm) * Ví dụ : Unit 4: Read ( Trang 36, sgk 9 ) “Hoạt động nhóm theo dạng: Brainstorming” Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, cả hai nhóm có cùng chung một câu hỏi.Giáo viên giới hạn thời gian nhất định và yêu cầu nhóm nào trả lời đúng và nhiều ý, mỗi ý cho mười điểm.Nhóm nào nhiều điểm hơn thì nhóm đó thắng. Do grammar Read English newspapers Possible answers: + Speak English to friends in class + Read English stories + Watch English TV + Use a dictionary for reading. + Do the homework. 5 How to improve your English? How to improve your English? + Learn to sing English songs. + Listen to the English radio program . Học ngoại ngữ là một quá trình đòi hỏi phải được ôn luyện hàng ngày nên việc củng cố tri thức là vô cùng quan trọng nhằm giúp học sinh ghi nhớ ngữ liệu một cách nhanh chóng và sâu sắc.Đồng thời giáo viên cũng phải có những kỹ năng, kỹ xảo giúp học sinh lấp được chỗ kiến thức hổng, tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém. Nếu làm được điều này thì chất lượng học sinh yếu kém sẽ giảm đi đáng kể .Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có đủ thời gian để tự học ở nhà, và có thời gian đi học phụ đạo, một số học sinh phải tự kiếm tiền để nuôi thân và gia đình. Ví dụ: Em: Lương Thị Phương Tâm (lớp 8ª 2 ).Gia đình em rất khó khăn, bố mẹ ly dị, em sống với mẹ.Hàng ngày sau giờ học, buổi chiều em phải phụ giúp mẹ làm rẫy tối về làm công việc nhà và kèm hai em nhỏ học bài.Em cho biết mình học bài ngay tại lớp, vì về nhà em không có thời gian học bài. Hay em Trương Văn Quang lớp 6ª1.Em cho biết, sau giờ học em phải đi chăn bò, em nói: “Khi chăn bò em chỉ tranh thủ học bài các môn học thuộc lòng như: Lịch sử, Giáo dục công dân, sinh học , còn Tiếng Anh em học thuộc từ vựng và cấu trúc em học thuộc ngay khi cô giáo hướng dẫn thực hành xong”. Vì vậy giáo viên cần có những thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ những ngữ liệu một cách nhanh chóng và sâu sắc ở lớp, khi về nhà các em chỉ cần xem lại là thuộc bài, khắc sâu kiến thức hơn.Sau khi dạy từ vựng hay cấu trúc câu, giáo viên không nên bỏ qua bước kiểm tra ngay sau khi trình bày ngữ liệu (nhiều giáo viên lại bỏ qua bước này vì cho rằng mất nhiều thời gian; thực sự bước kiểm tra này không mất nhiều thời gian (chỉ cần thời gian 3 đến 4 phút) nhưng mang lại hiệu quả cao. Bước kiểm tra này không nặng nề đối với học sinh nếu chúng ta tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Matching, Slap the board, what and Where, Jumbled words…Khi chơi những trò chơi này học sinh có cơ hội nhớ lại từ hoặc¨ nhìn lại từ mình đã học, giúp học sinh thêm khắc sâu kiến thức. Ví dụ: Unit 7 (English 9) - Tôi kiểm tra từ bằng kỹ thuật Matching New words Meaning 1. Water bill a) Thợ sửa ống nước 2. Enormous b) Hóa đơn tiền điện 3. Crack c) To, lớn 4. Plumber d) Vết nứt gãy Trước hết tôi chia lớp ra thành những nhóm nhỏ, sau đó phát cho mỗi nhóm một mảnh giấy nhỏ chứa 2 cột: A (new words) and B (Vietnamese meanings) và yêu cầu học sinh nối lại. Nhóm nào cho đáp án đúng và nhanh nhất thì chiến thắng. Phần thưởng cho nhóm chiến thắng chỉ là một tràng vỗ tay nhưng khích lệ các em học tập tốt hơn để chuẩn bị bước vào phần thực hành Hoặc tôi có thể tổ chức trò chơi để kiểm tra lại từ cũ của học sinh Ví dụ: Unit 11 (English 7) B.What was wrong with you? (3) Hình thức chơi giống trò chơi : Đường lên đỉnh Olympia nhưng trong đó tôi sẽ để hai ô chữ là ô may mắn.Tôi chia lớp thành hai đội và cho mỗi đội chọn số.Chọn số nào tôi 6 sẽ lật số đó ra,nếu mở ra là 1 câu hỏi thì HS phải trả lời để tìm ra ô chữ.Nếu trả lời đúng,đội đó sẽ được 1 điểm, trả lời sai không được điểm.Nếu chọn trúng ô chữ mở ra là ngôi sao thì đó là ô may mắn,HS không cần trả lời câu hỏi mà vẫn được điểm 1. Gv đưa tranh và hỏi bệnh gì?(GV chuẩn bị tranh) 2. GV nói từ đồng nghĩa ( the same meaning with sick) 3. GV đưa tranh 1người bị cảm lạnh và hỏi (What was wrong with him/her?) 4. Lucky number (GV giải thích: Cứ 6 tháng 1 lần em nên đi đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ định kỳ) 5. Lucky number (gv giải thích: Khi người thân bị ốm đau thì em,bố mẹ em cảm thấy lo lắng,bồn chồn 6. Đưa tranh và hỏi (What was wrong with him/her?) 7. Đưa tờ giấy xin phép nghỉ ốm và hỏi (What is this?) 8. Gv hỏi: Khi chúng ta bị đau răng chúng ta đi đến gặp ai để khám? ? ? ?   ? ? ? 1 2 3 4 5 6 7 8 1 S T O M A C H A C H E 2 I L L 3 C O L D 4 C H E C K U P 5 N E R V O U S 6 H E A D A C H E 7 S I C K N O T E 8 D E N T I S T 7 Giáo viên phải kích thích tính năng động, tích cực của học sinh, luôn tạo ra những tình huống ngữ cảnh để giúp học sinh tư duy sáng tạo.Giáo viên phải dự kiến được những trở ngại, lầm lẫn mà học sinh vấp phải để có phương pháp giải quyết kịp thời và hợp lý. Ví dụ: Giáo viên phải dự trù tình huống có thể xảy ra khi học sinh hỏi từ có liên quan đến chủ đề bài học khi các em nói hoặc viết. Nếu giáo viên không biết sẽ làm cho học sinh hụt hẫng, mất đi niềm tin.Vì vậy, giáo viên cần có kiến thức vững vàng: (good knowledges), phải có vốn từ vựng thật phong phú, chữ viết rõ ràng, cách phát âm rành mạch, lưu; loát, giọng đọc to khỏe và trong quá trình dạy phải thật chính xác và hợp logic. Giáo viên phải hiểu rõ về địa lý, lịch sử, nền văn hóa của nước Anh, phong tục, tập quán, trình độ khoa học kỹ thuật Kiến thức là cái luôn biến đổi không ngừng, vì thế giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông tin, trao đổi với đồng nghiệp để vừa học hỏi, vừa nâng cao trình độ chuyên môn. Trong khi giảng dạy giáo viên cần bám sát thực tế, nếu không kiến thức sẽ trở nên rất lạc hậu, lỗi thời (cái mới ở đây phải được toàn thể cộng đồng công nhận và sử dụng). b. Hai là, sự chuẩn bị của học sinh: (Students’ preparation) - Đối với bài cũ : (old lesson ) Học sinh phải thuộc bài, nhất là từ vựng, cấu trúc câu và biết cách vận dụng nó.Đồng thời học sinh phải hiểu được nội dung của bài đọc và nắm được các dạng câu hỏi và trả lời.Ngoài ra, các em phải siêng năng làm bài tập ở nhà hoặc tham khảo thêm sách, báo, truyện… - Đối với bài mới : (new lesson) Học sinh chuẩn bị đầy đủ tất cả các vấn đề mà giáo viên đã dặn dò ở tiết học trước: học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới, phân công sưu tầm tranh, vẽ tranh, đem đồ vật thật để minh họa bài mới – tăng thêm phần sinh động cho tiết dạy. Trước khi vào bài mới, học sinh nên tìm hiểu nội dung bài, sọan từ mới tìm từ đồng nghĩa – phản nghĩa hoặc đặt câu hỏi cho từng từ mới.Nếu có thể học sinh nên nghe băng, đĩa trước ở nhà để khi vào lớp học sinh chỉ tập trung vào những phần mà mình chưa hiểu, chưa học hoặc những phần giáo viên mở rộng.Có như thế, tôi tin rằng chất lượng học tập của học sinh nhất định tiến bộ không ngừng. c. Ba là, trình bày đồ dùng dạy học: (use teaching aids) Khi dạy đến phần nào, giáo viên treo tranh hướng dẫn phần đó.Nhìn tranh giáo viên có thể đặt một số câu hỏi cho học sinh trả lời, nhiều câu hợp thành nội dung bài học.Qua những câu hỏi học sinh sẽ phát triển được kỹ năng nghe và nói đồng thời vừa tiếp thu mau chóng nội dung bài mới, vừa củng cố được vốn từ vựng của bài cũ Ngọai ngữ là một môn học khó thuộc, mau quên nên những đồ vật thật sẽ giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu ngữ liệu mới. d. Bốn là, tạo ra sản phẩm (production) Qua những mẫu hội thọai, giáo viên nên cho học sinh diễn kịch, diễn xuất lại bằng tài năng và sự cảm hứng sáng tạo của học sinh, điều này có thể giúp học sinh hiểu và mau thuộc bài hơn. 8 Ví du: Unit 11- A1. At the store (English 6) Storekeeper: Can I help you? Vui : Yes. A bottle of cooking oil, please Storekeeper: Here you are. Vui : Thank you Sau khi học sinh thực hành bài hội thọai này, giáo viên yêu cầu học sinh nhìn tranh trong SGK trang 115 tạo ra những bài hội thọai tương tự hoặc có thể nói tự do những gì em muốn mua.Có thể cho học sinh diễn kịch một em là người bán hàng, một em là người mua hàng. Bài tập diễn kịch,tạo ra một bài hội thọai mới nêu được tầm quan trọng của phần vừa học, nó giúp học sinh ứng dụng vào thực tiễn như thế nào, giúp các em nhận thức được sự cần thiết của môn học nhằm tạo sự thích thú của học sinh. Qua việc học tiếng Anh, các em học sinh có thể hát được những bài hát đơn giản như : happy birthday, we wish you a merry Christmas….Các em hiểu được các hàng chữ nơi công cộng, trên quần áo, tập sách, trên máy móc, trên các đồ dung có ngay trong gia đình… Ví dụ: Exit, size, made in … . power, on, off… e. Năm là những kinh nghiệm khác để thu hút học sinh thích học tiết Tiếng Anh (The other ways): Người giáo viên lúc nào cũng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, nên cần có tính nghiêm khắc của một người cha – lòng vị tha thương yêu của một người mẹ, sự ân cần của người anh người chị và luôn có tính hòa đồng thông cảm của một người bạn. Chính vì thế, giáo viên không ngừng tìm hiểu tâm sinh lý, nguyện vọng, hòan cảnh sống của từng học sinh thậm chí ngay cả thói quen khuyết tật của học sinh, cụ thể: + Em Hoàng Thị Thuỳ Vân lớp 8A 3 . Em rất ngại tiếp xúc với bạn bè, ngại dứng lên phát biểu, ngại lên bảng vì cái tay khuyết tật của mình, tôi phải khuyết khích động viên, trò chuyện với em rất nhiều, để em không còn mặc cảm, và bây giờ em không còn cảm giác ngại ngùng ấy nữa, em thường giơ tay phát biểu bài.Dù em học không giỏi nhưng em cũng mạnh dạn hơn trước lớp, em thường đứng lên hỏi khi cảm thấy chưa hiểu bài. + Em Đàm Văn Phong, lớp 9A 3 . Em này ít khi giơ tay phát biểu bài vì sợ phát biểu sai cô sẽ cho điểm kém.Sau khi hiểu được tâm lý, tôi khuyến khích em phát biểu, em phát biểu đúng tôi khen và sai thì tôi sửa.Từ đó em không còn ngại phát biểu nữa. Trong khi giảng dạy, giáo viên cần chú ý đến thái độ học của các em học sinh, nếu các em lơ là, không tập trung, giáo viên có thể thay đổi đề tài trong vài phút như kể một chuyện vui, hoặc thời sự, tin tức mới nhất hoặc thay đổi giọng nói, phương pháp… nhằm để lôi cuốn học sinh trở lại với bài giảng. Trong quá trình giảng bài mới, giáo viên có thể lồng ghép một số vấn đề xoay quanh tình đoàn kết thống nhất, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau hoặc sự hiếu thảo, lòng yêu nước, truyền thống yêu dân tộc…; điều này có thể làm học sinh bớt căng thẳng, vừa giáo dục nhân cách cho học sinh. Ngoài sự nghiêm khắc giáo viên phải ôn tồn, không quát học sinh, làm các em kinh sợ, không sĩ nhục làm mất mặt học sinh trước lớp, trước bạn bè. Điều 9 này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý,nhân cách của các em; đặc biệt, các em sẽ không thích học tiết Tiếng Anh nữa. Qua thực tế, khi tôi áp dụng những phương pháp trên ,tôi nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt về cả hai mặt: hạnh kiểm và học lực, điển hình như các học sinh nêu trên. Ngòai ra, còn có em Hùng, Đông ( lớp 9ª 1 )lúc đầu em đọc bài vấp, sai nhiều từ, nhưng đến nay em đã đọc bài lưu lóat, trôi chảy hơn, kết quả học tập của em tiến bộ hơn rõ rệt. + Còn đối với em :Trang, Ly … ( lớp 9ª 1 )nói: “Năm nay em thích học tiết Anh văn , vì tiết học này vui ” + Còn một số học sinh khác ( lớp 6A 1 ) thường hay nói rằng “Sao mà nhanh hết tiết thế!” hoặc “Tiết Tiếng Anh sao mau hết giờ quá” Điều này cho thấy các em có ý thức học tập tốt, thích học tiết học Tiếng Anh. Là giáo viên đứng trên bục giảng mà thấy học sinh của mình thích học như thế tôi cảm thấy vui và yêu nghề hơn và đó cũng là nhờ một phần công lao của mình. Sau đây là kết quả kiểm tra kì I của môn Tiếng Anh khối 9.Dù kết quả nay không cao so với các trường khác trên cùng địa bàn huyện nhưng kết quả này cao hơn hẳn các năm trước khi tôi chưa áp dụng kinh nghiệm này Kết quả kiểm tra  Bảng thống kê điều tra ở học sinh : Câu hỏi Thích Vừa Không 1. Các em có thích giao tiếp những câu nói đơn giản bằng Tiếng Anh với người nước ngoài không? 2. Các em có thích học tiết Anh văn không? III. KẾT LUẬN: Tóm lại, để học sinh thích học tiết học Tiếng Anh, đòi hỏi người thầy phải có kiến thức thật phong phú và chính xác, am hiểu về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, có trình độ hiểu biết về đất nước Việt Nam và nước Anh. Giáo viên phải sưu tầm nhiều chuyện vui mang tính giáo dục, phải có lòng nhiệt tình trong giảng dạy, thương yêu, tôn trọng học sinh.Một khi học sinh xem giáo viên là thần tượng của mình, học sinh sẽ thích được tiếp xúc với giáo viên hơn vì đây là cơ hội tốt nhất để giáo viên phát hiện ra tính tích cực và tiêu cực của học sinh, nhằm để có biện pháp phát huy hay khắc phục kịp thời. Học sinh chỉ thích môn học khi nào các em không còn thấy tiết học là một chuỗi thời gian dài nặng nề.Từ đó các em sẽ siêng năng học hơn, đầu tư nhiều vào bài học, tiếp thu bài một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao trong học tập. 1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:  Về phía giáo viên: 10 . A.ĐẶT VẤN ĐỀ : 1/ Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong thời đại mở cửa, đất nước ta đã và đang tiếp cận với nhiều nước khác trên thế giới.Vì. tại sao tôi mạnh dạn chọn đề tài “Làm thế nào để học sinh thích học Tiếng Anh”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN Như chúng ta đã biết, năm học 2009-2010

Ngày đăng: 27/11/2013, 15:11

w