1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

MỘT số BIỆN PHÁP rèn kỹ NĂNG tự PHỤC vụ TRONG ăn UỐNG CHO TRẺ mầm NON 3 TUỔI

19 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Rèn Kỹ Năng Tự Phục Vụ Trong Ăn Uống Cho Trẻ Mầm Non 3 Tuổi
Trường học Trường Mầm Non
Chuyên ngành Giáo Dục Mầm Non
Thể loại bài luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 12,37 MB

Nội dung

MỘT số BIỆN PHÁP rèn kỹ NĂNG tự PHỤC vụ TRONG ăn UỐNG CHO TRẺ mầm NON 3 TUỔI Việc rèn luyện kỹ năng sống tự phục vụ bản thân ngay từ nhỏ là vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non. Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Tuy nhiên, phụ huynh bao bọc con mình quá kỹ, khiến trẻ không thích nghi được với môi trường xung quanh, khả năng tự lập thấp và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động. Về phía giáo viên chưa chú trọng việc rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống, còn mang tính hình thức, qua loa. Nhìn chung, còn rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng tự ăn uống: Trẻ ăn uống thụ động, không biết cách tự xúc ăn, còn làm rơi vãi thức ăn, chưa ăn hết suất, luôn ỉ vào sự giúp đỡ của cô, người lớn…. Vì thế, việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong ăn uống cho trẻ là một điều rất cần thiết và cần được chú trọng.

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ TRONG ĂN UỐNG

CHO TRẺ MẦM NON 3 TUỔI

A PHẦN MỞ ĐẦU

I BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ

sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người Các nhà giáo dục đã nhận thấy rằng về bản chất, phạm vi năng lực tiềm tàng của trẻ rộng hơn rất nhiều so với những gì chúng thể hiện ở lớp Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể riêng biệt và trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của mình Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ có một tâm thế tốt khi đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ Điều này giúp trẻ nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình

Việc rèn luyện kỹ năng sống tự phục vụ bản thân ngay từ nhỏ là vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại

Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình Tuy nhiên, phụ huynh bao bọc con mình quá kỹ, khiến trẻ không thích nghi được với môi trường xung quanh, khả năng tự lập thấp và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động

Về phía giáo viên chưa chú trọng việc rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống, còn mang tính hình thức, qua loa

Nhìn chung, còn rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng tự ăn uống: Trẻ ăn uống thụ động, không biết cách tự xúc ăn, còn làm rơi vãi thức ăn, chưa ăn hết suất, luôn ỉ vào sự giúp đỡ của cô, người lớn… Vì thế, việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong ăn uống cho trẻ là một điều rất cần thiết và cần được chú trọng

II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giai đoạn trẻ 3- 4 tuổi là giai đoạn mà trẻ có những chuyển biến rõ rệt của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét Trẻ còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là thời gian trẻ phát triển rất nhanh

về tất cả mọi mặt trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp, kỹ năng ngay từ những ngày đầu trẻ mới đi học cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu mến và là thành viên trong lớp mà trẻ đang hoà nhập, tạo quan hệ giữa

cô với trẻ giàu cảm xúc, thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con

Trang 2

Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non phải có định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ, có cảm tình, có hứng thú Nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hoà nhập vào thế giới của trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ, tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ Như thế trẻ dễ nghe theo

sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ Từ đó, giúp trẻ

có những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức Đồng thời, hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối Và muốn thực hiện những mục tiêu đó thì những kỹ năng ban đầu của trẻ cần được chú trọng, rèn luyện thường xuyên, liên tục và không ngừng được đổi mới Một trong những kỹ năng của trẻ là kỹ năng

tự phục vụ trong ăn, uống Nếu ta chú trong rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ ngay từ ban đầu thì đứa trẻ đó sẽ phát triển rất tốt, còn nếu chúng ta cứ bỏ mặc trẻ thì chúng sẽ phát triển theo chiều hướng không tốt Điều đó khiến chúng ta phải suy nghĩ Chính vì vậy bản thân những cô giáo làm nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc trẻ và các bậc cha mẹ trẻ cần quan tâm và rèn cho trẻ những kỹ năng

tự phục vụ trong ăn uống ngay từ những ngày đầu đi học để giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện

Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn Đúng vậy, trong những năm qua ngành giáo dục huyện Thạch Hà

đã có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tại các trường Mầm non Đặc biệt sau khi thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” đã thu được kết quả rất cao Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ có những kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống là một vấn đề thiết thực và cùng quan trọng trong việc nuôi dạy giáo dục trẻ ở trường Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có kỹ năng tốt trong ăn uống, trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động,

sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật… do đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ Cho nên khi trẻ đến lớp, giáo viên nhất thiết phải chú ý rèn luyện kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống tốt cho trẻ ngay từ những

ngày đầu Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục

vụ trong ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non” để giúp cho

trẻ 3 tuổi có kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về “Đức – Trí –Thể - Mỹ”, giúp cho giáo viên có những biện pháp giáo dục đơn giản và dễ thực hiện nhằm phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ, nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở đơn vị và nâng cao niềm tin của phụ huynh và cộng đồng trong CSGD trẻ ở đơn vị.

Trang 3

III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Phạm vi nghiên cứu: Trường mầm non Thạch Văn

2 Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mầm non 3 – 4 tuổi

IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu “Rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3

-4 tuổi ở trường mầm non” nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục cho

trẻ mầm non nhất là kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống cho trẻ, mong muốn cho trẻ được phát triển toàn diện cả về nhân cách, tâm hồn và trí tuệ để sau này thế

hệ trẻ có đủ nhân cách làm chủ tương lai đất nước “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.

VI ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Đề xuất được 1 số giải pháp đồng bộ để giúp cho trẻ 3 tuổi có kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về “Đức – Trí – Thể - Mỹ”.

- Giúp cho giáo viên có những biện pháp giáo dục đơn giản và dễ thực hiện nhằm phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ, nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở đơn vị

- Nâng cao niềm tin của phụ huynh và cộng đồng trong CSGD trẻ ở đơn vị.

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

“Rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non” Việc nghiên cứu thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm này

nhằm mục đích:

- Rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi, giúp các

bé phát triển củng cố tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ;

- Xác định rõ thực trạng công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình trong nhà trường;

- Phân tích kết quả ghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, làm cơ sở cần thiết để áp dụng thực nghiệm đề tài nghiên cứu;

Khi tiến hành nghiên cứu và ứng dụng trong giảng dạy tại lớp chính là tìm được những nguyên nhân các mặt tích cực và hạn chế của việc thực hiện chương trình rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống của giáo viên trong nhà trường, của bản thân; đồng thời tìm ra được các giải pháp khắc phục những tồn tại và hạn chế

Trang 4

Giúp cho bản thân nhìn nhận đúng thực trạng để xây dựng kế hoạch phù hợp với độ tuổi, với trẻ, với lớp của mình, cải tiến những tồn tại và phát huy những thành tựu đã đạt được trong thực hiện hiệu quả phát triển thể chất trong chương trình GDMN mới ở trường mầm non

Với đề tài “Rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non”, khi tiến hành nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến tôi tiến

hành như sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả về rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống trong ăn uống trong chương trình GDMN cho trẻ 3- 4 tuổi;

- Nghiên cứu thực trạng về kiến thức, kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống của 27 trẻ lớp 3 - 4 tuổi D trường Mầm non Thạch Văn;

- Nghiên cứu việc lập kế hoạch có lồng luồn nội dung giáo dục kỹ năng ăn uống cho trẻ và thực nghiệm dạy trẻ thông qua các giờ ăn, giáo dục vệ sinh và

bé tập làm nội trợ theo đúng chương trình giáo dục mầm non của trẻ lớp 3- 4 tuổi Từ đó:

Đề xuất tổ chức thực nghiệm biện pháp dạy trẻ rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống ở lớp 3 tuổi D nói riêng, ở trường mầm non Thạch Văn nói chung, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại lớp, trường mầm non Nếu thu được kết quả tốt sẽ giúp giáo viên áp dụng vào việc rèn kỹ năng tự phục

vụ trong ăn uống cho trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng, giáo viên tổ khác trong nhà trường nói chung

Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho việc nghiên cứu Điều tra thực trạng sẽ giúp bản thân tôi thấy được những ưu điểm và những tồn tại của những vần đề liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó giúp tôi định hướng được những vấn đề cần làm để có biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tế và để thực hiện có hiệu quả Chính vì vậy để thực thi đề tài này tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống của trẻ

Trước khi đưa ra các biện pháp để đưa vào thực nghiệm ở lớp học của mình, tôi đã tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến, nhận xét của giáo viên, phụ huynh, và khảo sát chất lượng trên trẻ

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Qua thăm dự các lớp trong trường tôi thấy rằng hiện nay GV các lớp đều gặp khó khăn chung là số trẻ trong lớp khá đông (trẻ mẫu giáo bé) do nhu cầu gửi con của PH cao, số lượng trẻ lứa tuổi MGB quá đông

- Khó khăn thiếu phương tiện giáo dục do kinh phí mua sắm trang thiết bị còn hạn chế, đồ dùng phục vụ cho các giờ dạy GDVS và BTLNT còn thiếu

Biểu 1: Kết quả thăm dò ý kiến giáo viên và phụ huynh về sự cần thiết của

việc rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ

Trang 5

TT Sự cần thiết của việc rèn kỹ năng tự

phục vụ trong ăn uống Tỷ lệ % Ghi chú

Thực tế cho thấy việc rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống cho trẻ MGB

là rất cần thiết Khi trẻ tham gia hoạt động thì trẻ sẽ được rèn luyện nề nếp, rèn một số kỹ năng tốt trong sinh hoạt như: Biết vệ sinh trước và sau khi ăn xong, biết tự xúc ăn, biết ăn các loại thức ăn, hứng thú trong khi ăn và ăn hết suất Ngược lại nếu trẻ ít tham gia hoạt động, chưa tích cực hoạt động thì sẽ chậm chạp và chưa có kỹ năng tốt trong sinh hoạt điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này

Khi thăm do ý kiến về sự cần thiết rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống thì

phụ huynh chiếm đa số trả lời “Thế nào cũng được” Sự nhận thức của phụ

huynh về vấn đề rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống cho trẻ mầm non còn rất hạn chế, họ cho rằng chỉ cần cho con đến lớp cô giáo trông và học hát múa là đủ

Biểu 2: Biểu thống kê tình hình đội ngũ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non

Số lớp

3 tuổi

Số giáo viên dạy lớp

3 - 4 tuổi

Trình độ đào tạo

Biểu 3: Kết quả khảo sát trẻ đầu năm về kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống

cho trẻ tại lớp 3 tuổi D trường mầm non Thạch Văn

Trẻ biết vệ sinh trước và sau

* Nguyên nhân của thực trạng

Việc hình thành cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống là rất cần thiết, biết vệ sinh trước và sau khi ăn, tự xúc ăn, không làm rơi vãi cơm, sử dụng

Trang 6

đồ dùng một cách khoa học, biết tên nhiều món ăn và chấp nhận ăn nhiều món

ăn cân đối, ăn hết suất để tăng cường sức khỏe Tuy nhiên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ giáo viên thường hay mắc phải một số nhược điểm sau:

+ Về giáo viên

- Kỹ năng tổ chức cho trẻ sử dụng đồ dùng của giáo viên còn hạn chế;

- Giáo viên còn thiếu, đôi khi cô còn nói nhiều, cách truyền đạt chưa lưu loát, không gây được hứng thú khi giới thiệu món ăn trước mỗi giờ ăn cho trẻ;

- Giáo viên còn ngại trong việc thiết kế hoạt động Giáo dục dinh dưỡng và

Bé tập làm nội trợ, đa số là sử dụng những đồ dùng, đồ chơi cũ, không mang lại hứng thú cho trẻ, do đó trẻ không tích cực và hứng thú tham gia hoạt động

+ Về trẻ

- Do đặc điểm tâm lý của trẻ biếng ăn, ham chơi;

- Thực đơn của trường, gia đình chưa đủ hứng thú đối với mọi trẻ, nhận thức về dinh dưỡng sức khỏe còn nhiều hạn chế;

- Trẻ do được chiều chuộng chưa có tính tự giác;

- Do thói quen của gia đình ăn cơm thường trò chuyện;

- Trong lớp có những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi cho nên ăn uống gặp nhiều khó khăn;

- Vẫn còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát chưa nhập mình học các kỹ năng tự phục vụ;

+ Về phụ huynh

- Sự phối kết hợp giữa phụ huynh đối với nhà trường vẫn còn hời hợt;

- Nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đồng đều Một số cha mẹ trẻ còn chiều con còn nhỏ ở nhà phải bón ăn, bao bọc con quá khiến trẻ trở nên thụ động;

II CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trước thực trạng trên, với trách nhiệm là một nhà giáo tôi nhận thấy cần phải có biện pháp để giúp trẻ 3 - 4 tuổi có kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống Qua nghiên cứu tôi thấy có rất nhiều biện pháp để giúp trẻ có kỹ năng tự phục

vụ trong ăn uống Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả

1 Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí và khảo sát khả năng tự phục vụ trong ăn uống của trẻ 3 tuổi

Ở tuổi lên 3, chức năng của các bộ phận còn hạn chế và đang dần được hoàn thiện Có thể xuất hiện khủng hoảng tuổi lên 3: Trẻ muốn khẳng định mình, nhưng người lớn lại sợ trẻ không thể làm được nên làm thay trẻ, làm hết cho trẻ Vì vậy, cô giáo và cha mẹ không nên cấm đoán, hạn chế tính độc lập, tự

Trang 7

do của trẻ, để cho trẻ được thử làm những việc vừa sức Trong những trường hợp quá sức, nên giải thích nhẹ nhàng, dễ hiểu cho trẻ

- Cùng với bản thân tự quan sát, theo dõi KS trẻ trên lớp, tôi phối hợp với

PH KS trẻ ở nhà qua phiếu đánh giá các kỹ năng như: Trẻ biết vệ sinh trước và sau khi ăn xong, tự xúc ăn, ăn uống gọn gàng, hứng thú trong ăn uống, biết ăn

các loại thức ăn, ăn hết suất thì thấy kết quả của các trẻ không đồng đều, trẻ thiếu tự tin, còn ỉ lại vào người lớn và các kỹ năng TPVTAU còn rất yếu:

Trẻ biết vệ sinh trước và sau

2 Động viên trẻ tự xúc ăn, cố gắng tập cho trẻ sớm sử dụng thìa để nâng cao hứng thú ăn cho bé

Như các bậc phụ huynh đã biết cứ đến bữa ăn của gia đình, của lớp mà trẻ được ngồi cùng mâm, cùng bàn với mọi người, với các bạn, cũng có bát thìa để

ăn thì bé thích lắm, chúng luôn tay sử dụng thìa để xúc cơm, thức ăn mặc dù được ít, thậm chí rơi vãi ra ngoài… Một số phụ huynh sợ con bẩn nên không cho trẻ dùng bát, thìa hoặc tự xúc Như vậy vô tình chúng ta đã kìm hãm ham muốn ăn uống của trẻ nên để trẻ tập xúc ăn, khi ăn nên xới cho trẻ một ít ăn trước, ăn hết lại xới thêm Tránh ép trẻ ăn khiến trẻ không thích và sinh ra bực bội mà trẻ chán ăn

- Trong giờ ăn tôi cho trẻ được ngồi vào bàn ăn cùng với các bạn trong lớp, tạo tâm thế vui vẻ cho trẻ, xúc cho mỗi trẻ một suất ăn theo quy định, động viên trẻ tự trộn thức ăn và tự xúc ăn bằng thìa Mỗi trẻ đều có một suất cơm của mình, có thìa để xúc, trẻ sẽ rất thích Nhưng sự thích thú của trẻ không được lâu

và có những trẻ không thích tự xúc cơm nên cô giáo cần thường xuyên động

viên, khuyến khích trẻ như: Con xúc cơm ăn đi, bạn Thảo Quyên xúc cơm rất giỏi, bạn ấy ăn gần hết bát rồi…Con hãy cố lên…Cô thấy cơm hôm nay rất ngon Bạn nào ăn giỏi cô sẽ thưởng phiếu bé ngoan vào cuối tuần …Con xúc cơm thi với bạn Quỳnh Chi xem ai xúc cơm giỏi hơn nhé!…

- Cô giáo luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, luôn hướng dẫn, động

viên, khích lệ kịp thời với trẻ như: Con cầm thìa lên bằng tay phải, tay trái giữ

Trang 8

bát, xúc từng ít cơm rồi đưa vào miệng cẩn thận kẻo rơi ra ngoài Khi cơm rơi con phải biết nhặt vào đĩa, không đùa nghịch trong khi ăn…

- Khuyến khích phụ huynh khi về nhà cũng dạy trẻ tập xúc ăn như ở lớp Hãy để cho trẻ được tự xúc cơm ăn, dùng đũa gắp thức ăn… mặc dù trẻ có thể làm đổ hoặc rơi cơm hay làm bẩn quần áo Chúng ta không nên quát mắng trẻ

mà cần động viên, khích lệ trẻ để trẻ có cảm giác thích thú và dần dần trẻ sẽ xúc

ăn một cách gọn gàng hơn Sự phối hợp tốt giữa phụ huynh và cô giáo sẽ giúp thói quen của trẻ đạt kết quả cao

Ví dụ: Khi dạy trẻ tập xúc cơm cô nói con cầm thìa bằng tay phải và xúc

cơm thật khéo, như vậy tay con dẻo như diễn viên múa, mai sau con sẽ múa dẻo, múa đẹp và được đi biểu diễn ở nhiều nơi và được nhiều người biết đến

3 Tạo không khí vào bữa ăn nhẹ nhàng, vui vẻ, khiến bé giữ được tình cảm vui vẻ, yên tĩnh nhẹ nhõm

Cũng như người lớn việc tạo cảm giác thích thú trước khi ăn là vô cùng quan trọng, không thể thiếu được vì nếu trước bữa ăn mà buồn, chán thì trong suốt bữa ăn đó trẻ cũng không vui vẻ, luôn ở trạng thái uể oải, không tập trung

Do đó trước giờ ăn tôi kể cho trẻ nghe những câu chuyện vui, liên quan đến cách

ăn uống và mang tính giáo dục cao hoặc cho trẻ kể chuyện, trò chuyện, đọc thơ, hát Không những thế trong lúc ăn giáo viên trong nhóm lớp luôn dùng lời lẽ nhẹ nhàng, động viên, khen ngợi kịp thời mỗi khi trẻ ăn ngoan hay nghe lời cô giáo Và tôi đã chủ động trao đổi với phụ huynh về cách làm này để phụ huynh hưởng ứng và tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ mỗi khi trẻ ở nhà

Ví dụ: Cô hát cho trẻ nghe bài: Mời bạn ăn, trẻ vỗ tay theo nhịp bài hát Đã

đến giờ ăn rồi cô mời các con ngoan nhanh chân ngồi vào chỗ ngồi của mình để

ăn cơm tài, ăn cơm giỏi nào! Hôm nay cô sẽ xem bạn nào ăn nhanh và sạch nhất

cô sẽ thưởng

4 Rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống thông qua các hoạt động học, hoạt động trải nghiệm,bữa ăn hàng ngày, mọi lúc mọi nơi

Tôi tùy vào từng hoạt động, nội dung của từng tiết học để tích hợp có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống cho trẻ một cách hài hoà, không ôm đồm

Ví dụ: Ở chủ đề Bản thân, Qua tiết học KPKH: Trò chuyện một số bộ phận trên cơ thể thì tay phải dùng để cầm thìa, cầm bút, tay trái cầm bát, giữ vở, giấy Qua tiết học, tôi giáo dục trẻ bảo vệ, chăm sóc cơ thể như rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi ăn xong rửa miệng, uống nước, không chạy nhảy ;

Trang 9

Trẻ rửa tay trước khi ăn và uống nước sau khi ăn xong

Thông qua 1 số hoạt động trải nghiệm ở chủ đề gia đình, chủ đề nghề nghiệp như “nhặt rau giúp mẹ”, “Nặn bánh” tôi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kỹ năng khác nhau và thông qua tiết trải nghiệm trẻ tự thực hành công việc nhặt rau, tự tay mình nặn lên những chiếc bánh xinh, sau khi chế biến chín trẻ ăn sẻ rất hào hứng và giáo dục trẻ để làm ra được những sản phẩm hay món ăn là rất vất vả nên các con sử dụng những thức ăn, món ăn đó không lãng phí, không để thừa, làm rơi vãi và ăn hết suất của mình Hay qua việc tham gia chơi phân vai

“cho em ăn” ở giờ hoạt động góc, trẻ học được các kỹ năng như: cầm thìa đút cháo, bột cho con ăn, lấy nước cho con uống, lấy khăn lau mặt….Sau khi chơi xong trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định

Hoạt động trải nghiệm nặn bánh

Qua những bữa tiệc liên hoan như “Bé vui đến trường”, “Vui hội trăng rằm”; Tiệc buffet; Các bữa ăn chính,bữa ăn gia đình, ăn xế hàng ngày Tạo cho

Trang 10

trẻ cảm giác có 1 bữa ăn gần gũi, đầm ấm như ở nhà mình, cùng với sự hướng dẫn của cô trẻ tự mình lấy, tự mình chọn số lượng thức ăn và thưởng thức món

ăn rất hứng thú, ngon miệng Trong bữa ăn tôi đã rèn cho trẻ làm một số công việc tự phục vụ qua đó tập luyện và hình thành ở trẻ một số kỹ năng như: Sử dụng đồ dùng ăn, uống đúng cách, tự cầm thìa xúc ăn, tự rót nước uống, trước khi ăn mời cô, mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ vệ sinh chung, không nói chuyện khi ăn, ho hoặc ngáp phải quay ra ngoài đồng thời lấy tay che miệng, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay Bên cạnh đó, tôi còn hướng dẫn trẻ cùng cô tham gia chuẩn bị bữa ăn như giúp cô kê bàn ghế, lấy khăn lau, tự chia thìa, ăn xong tự cất bát, thìa, ghế ngồi của mình đúng nơi quy định

Trẻ tự kê bàn, lấy ghế, lấy thìa và cất bát, thìa

Trong giờ chơi ngoài trời, hoạt động chiều hay trước giờ đi ngủ tôi còn đọc sách, trò chuyện, kể các câu chuyện về các kỹ năng trong ăn uống cho trẻ nghe Thông qua những câu chuyện đó dạy cho trẻ cách ăn uống văn minh, có những

Ngày đăng: 10/04/2021, 07:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tuyên truyền của lớp - MỘT số BIỆN PHÁP rèn kỹ NĂNG tự PHỤC vụ TRONG ăn UỐNG CHO TRẺ mầm NON 3 TUỔI
Bảng tuy ên truyền của lớp (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w