1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn kinh tế HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHÚ THÀNH

101 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Đối tượng áp dụng: -Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mứcngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện nộp thuế theophương pháp khấu trừ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT

VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHÚ THÀNH

ĐÀO THỊ HẰNG NHI

Khóa h ọc: 2015 - 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT

VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHÚ THÀNH

Sinh viên th ực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

L ớp: K49B Kiểm Toán

MSSV: 15K4131083

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nổ lực của cá nhân, tôi còn nhậnđược sự động viên, giúp đỡ và quan tâm của các thầy cô, bạn bè, gia đình và quý côngty

Trước hết tôi xin gửi đến quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế lời cám ơn

chân thành và sâu sắc nhất, đặc biệt là Th.s Nguyễn Quang Huy đã tận tình hướng dẫn

để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Công ty TNHH MTV Phú Thành đã tạo điều

kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập, đặc biệt là các cô, các anh chị trong

phòng kế toán đã chỉ bảo, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong thời gian thựctập công ty

Xin chân thành cám ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi đểhoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, trình độ, kinh nghiệm và sự hiểu biết của bảnthân còn hạn chế cho nên khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và ban phòng kế toán của công ty cũngnhư các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2019Sinh viên

Đào Thị Hằng Nhi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 3

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

5.1 Phương pháp thu thập thông tin 4

5.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 5

6 Kết cấu khóa luận 5

7 Tính mới của đề tài 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TRONG DOANH NGHIỆP 7

1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Đặc điểm của thuế 7

1.1.3 Vai trò của thuế đối với nền kinh tế 8

1.1.4 Hệ thống thuế hiện hành 9

1.2 Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp 10

1.2.1 Thuế giá trị gia tăng 10

1.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 19

1.3 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 26

1.3.1 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 26

1.3.2 Kế toán thuế TNDN 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHÚ THÀNH 36

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH MTV Phú Thành 36

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 36

2.1.3 Đặc điểm của tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH MTV Phú Thành 37

2.1.4 Tình hình nguồn lực của công ty qua 3 năm 2016-2018 38

2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH MTV Phú Thành 43

2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty TNHH MTV Phú Thành 44

2.2.1 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng 44

2.2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 73

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHÚ THÀNH87 3.1 Ưu điểm 87

3.2 Hạn chế 88

3.3 Các biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thuế tại Công ty TNHH MTV Phú Thành 89

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

1 Kết luận 91

2 Kiến nghị 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty TNHH MTV Phú Thành qua 3 năm 38

2016 – 2018 38Bảng 2.2: Tình hình tài sản của công ty TNHH MTV Phú Thành qua 3 năm 2016-201840Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của công ty TNHH MTV Phú Thành qua 3 năm 2016-

2018 41Bảng 2.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Phú Thànhnăm 2018 75

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC BIỂU

Biểu 2.1 Hóa đơn GTGT đầu vào số 1 48

Biểu 2.2 Phiếu chi số 1 49

Biểu 2.3 Hóa đơn GTGT đầu vào số 2 50

Biểu 2.4 Phiếu chi số 2 51

Biểu 2.5 Hóa đơn GTGT đầu vào số 3 52

Biểu 2.6 Phiếu chi số 3 53

Biểu 2.7 Hóa đơn GTGT đầu vào số 4 54

Biểu 2.8 Phiếu chi số 4 55

Biểu 2.9 Sổ chi tiết thuế GTGT 1331 56

Biểu 2.10 Hóa đơn GTGT đầu ra số 1 59

Biểu 2.11 Hóa đơn GTGT đầu ra số 2 61

Biểu 2.12 Hóa đơn GTGT đầu ra số 3 63

Biểu 2.13 Sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra 64

Biểu 2.14 Đăng nhập vào phần mềm HTKK 3.8.7 65

Biểu 2.15 Giao diện kê khai thuế GTGT 66

Biểu 2.16 Chọn kỳ tính thuế 67

Biểu 2.17 Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT 67

Biểu 2.18 Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT 68

Biểu 2.19 Tờ khai thuế GTGT quý 4 của công ty TNHH MTV Phú Thành 69

Biểu 2.20 Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước quý 3/2018 73

Biểu 2.21 Chọn kỳ tính thuế TNDN 77

Biểu 2.22 Mẫu tờ khai quyết toán thuế TNDN 79

Biểu 2.23 Tờ khai quyết toán thuế TNDN 2018 80

Biểu 2.24 Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước quý 2/2018 85

Biểu 2.25 Sổ chi tiết tài khoản 3334 – Thuế TNDN 86

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào 28

Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu 29

Sơ đồ 1.3: Kế toán thuế GTGT đầu ra 31

Sơ đồ 1.4: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 32

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV Phú Thành 37

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp 43

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Thuế đóng nhiều vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam cũng nhưbất cứ quốc gia nào trên thế giới Đó là công cụ hữu hiệu để Nhà nước có thể huy độngnguồn lực tài chính Nhà nước có thể dựa vào thuế để kiểm tra, kiểm soát các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Thuế trở thành công cụ chủ yếu củaNhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưuthông hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động của các doanh nghiệp vàtoàn bộ nền kinh tế Nó đóng vai trò kiềm chế lạm phát và điều chỉnh giá cả, tạo rahàng rào thuế quan để bảo vệ nền sản xuất hàng hóa trong nước, đảm bảo công bằngtrong phân phối thu nhập, giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo Bên cạnh đó thuế làmột nghĩa vụ mà mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện, nó ảnh hưởng rất lớn đến lợinhuận của mỗi doanh nghiệp Đó là nguyên nhân dễ dẫn đến những mâu thuẫn về lợiích trong việc nộp thuế của doanh nghiệp và việc thu thuế của Nhà nước Nhiều vấn đề

sẽ nảy sinh nếu không có tiếng nói thống nhất về thuế giữa Nhà nước và doanh nghiệp.Cho nên, thuế và kế toán thuế là hai vấn đề quan trọng luôn được Nhà nước, doanhnghiệp cũng như xã hội đặt sự quan tâm hàng đầu

Trong những thập niên gần đây, Việt Nam đang duy trì tốc độ phát triển nhanh,hội nhập dần vào nền kinh tế toàn cầu và trở thành một trong những trung tâm sản xuấtcủa thế giới khiến nền kinh tế nước ta có những chuyển biến mới, nhiều cơ hội và cũngnhiều thách thức hơn Những chuyển biến của nền kinh tế khiến các doanh nghiệp phải

tự động thích nghi và đặt ra các mục tiêu, chiến lược kinh doanh mới để giúp doanhnghiệp có thể trụ vững trước những thay đổi và tiếp tục phát triển Phía sau một doanhnghiệp vững mạnh và thành công không thể thiếu một bộ phận kế toán giỏi và đầy đủchuyên môn nghiệp vụ Để có thể giúp công ty tổ chức công tác kế toán, thống kê sốliệu, tập hợp những thông tin kinh tế-tài chính Từ đó, đề xuất ý kiến và giúp ban lãnhđạo đưa ra quyết định kịp thời, nhanh chóng, chính xác

Trong các công tác kế toán tại doanh nghiệp thì công tác kế toán thuế là công

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

TNDN vì nó phát sinh hằng ngày, hằng tháng trong mỗi công ty Ở Việt Nam, luậtthuế GTGT và luật thuế TNDN cùng các thông tư, nghị định về thuế được cập nhật,đổi mới thường xuyên Điều đó, gây nhiều tác động lên công tác kế toán thuế còn nontrẻ của các doanh nghiệp Nhận thấy thực trạng đó tôi quyết định tìm hiểu đề tài: “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG

TY TNHH MTV PHÚ THÀNH” Công ty TNHH MTV Phú Thành là một công tychuyên về lĩnh vực xây dựng nên công tác kế toán thuế đóng vai trò quan trọng và nhấtthiết đối với công ty Sau một thời gian tìm hiểu và được tiếp cận công việc của kếtoán thuế tại công ty, tôi cảm thấy rất mong muốn được học hỏi và trau dồi những kiếnthức mình đã học được cũng như tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới từ thực tế tại công

ty Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài trên để nghiên cứu phục vụ cho khóa luận tốtnghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu như sau:

Thứ nhất: hệ thống hóa các vấn đề lý luận căn bản về kế toán thuế GTGT vàthuế TNDN để làm khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu

Thứ hai: tìm hiểu và mô tả thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuếTNDN tại công ty TNHH MTV Phú Thành

Thứ ba: đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác kế toánthuế tại công ty TNHH MTV Phú Thành

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHHMTV Phú Thành

đề tài từ hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp của kỳ kế toán năm 2018 Để

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

nghiên cứu tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTVPhú Thành còn sử dụng số liệu 3 năm 2016 – 2018.

Về nội dung: Do nguồn lực và thời gian nghiên cứu hạn chế, đề tài này giới hạn

nội dung nghiên cứu ở các vấn đề sau:

 Nghiên cứu tình hình cơ bản của công ty như cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chứchoạt động kinh doanh, nguồn lực

 Nghiên cứu khái quát về tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp

 Nghiên cứu về quy trình, phương pháp hạch toán kế toán thuế GTGT,thuế TNDN

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứukhoa học sau đây:

5.1 Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này được sử dụng khi tôi bắt đầu tiếp cận đề tài nghiên cứu Bằngcách thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài như: sách, giáo trình, slide bài giảngcủa thầy cô giáo tại trường, các nguồn thông tin trên Internet, tạp chí và các tài liệu kếtoán được thu thập tại đơn vị Bên cạnh đó, phương pháp này dùng để nghiên cứu cácvăn bản như Luật thuế, các thông tư, nghị định liên quan đến thuế GTGT và thuếTNDN nhằm mục đích hệ thống hóa lại kiến thức cũng như cập nhật các kiến thức vềthuế mới nhất để làm cơ sở lí luận cho đề tài phục vụ mục đích nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu

Tôi đã thu thập các tài liệu kế toán của công ty thông qua việc sao chép như:chứng từ,sổ sách kế toán liên quan đến thuế GTGT và thuế TNDN để tiến hành hạchtoán, báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm để phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn

và đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Phương pháp phi thực nghiệm

Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực tập tại công ty tôi tiến hành quansát bằng cách nghe, nhìn và ghi chép hoặc chụp ảnh lại (nếu được cho phép) các công

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp để thu thập cácthông tin cần thiết từ các nhà quản lý và các nhân viên kế toán của công ty.

5.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Tôi sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để xử lý và phân tích các sốliệu thu thập được như:

Thống kê mô tả: biểu diễn dữ liệu thu thập được thành các bảng số liệu tóm tắt

về dữ liệu để tạo ra cái nhìn bao quát hơn về các số liệu thô trước đó

Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh sự biến động của số liệu qua các năm

từ đó đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp chính xác hơn

Phương pháp phân tích cơ cấu: áp dụng cho việc phân tích cơ cấu tài sản, nguồnvốn qua 3 năm 2016-2018 Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp phân tích xu hướng để

so sánh các tỷ số tài chính của công ty nhằm đánh giá xu hướng tốt lên hay xấu đi củacác tỷ số tài chính Từ đó, phân tích tình trạng, tính chất cũng như đánh giá tình hìnhkinh doanh hoạt động của công ty, từ đó đưa ra những nguyên nhân ảnh hưởng và biệnpháp khắc phục vấn đề

Hạch toán kế toán: từ những chứng từ, hóa đơn đã thu thập được tiến hành hạchtoán các nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT và thuế TNDN

6 Kết cấu khóa luận

Gồm ba phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế, kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và Thuế TNDN tại công tyTNHH MTV Phú Thành

Chương 3: Một số đánh giá và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuếGTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH MTV Phú Thành

Phần III: Kết luận và kiến nghị

7 Tính mới của đề tài

Trong quá trình tìm kiếm thông tin về khóa luận của những năm trước trêntrang tainguyenso.hce.edu.vn tôi nhận thấy đề tài về thực trạng công tác kế toán thuếGTGT và thuế TNDN còn khá ít Đặc biệt là chưa có khóa luận tốt nghiệp nào của

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

công ty TNHH MTV Phú Thành nên tôi quyết định chọn nghiên cứu về mảng thuếGTGT và thuế TNDN của công ty TNHH MTV Phú Thành Nhằm mục đích tìm hiểuthực trạng công tác kế toán thuế của công ty và có một vài đánh giá và giải pháp giúphoàn thiện công tác kế toán thuế của công ty đã giúp mình có cơ hội thực tập, học hỏikiến thức Bên cạnh đó, mong muốn góp phần làm phong phú thêm kho tài liệu thamkhảo cho các khóa sau của trường ĐH Kinh tế Huế và đưa thêm một doanh nghiệp trênđịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào khóa luận tốt nghiệp của trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ

GTGT VÀ THUẾ TNDN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế

1.1.1 Khái ni ệm

Theo bài giảng “Kế toán thuế” của Ths Phạm Thị Ái Mỹ thuộc khoa Kế

toán-Kiểm toán tại trường Đại học Kinh tế Huế: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn

Vì vậy, tính bắt buộc được thể hiện ở khía cạnh thứ nhất đó là thuế được quyđịnh bằng các văn bản pháp quy Như Luật quản lý thuế có nêu: “Trách nhiệm của cơquan quản lý thuế là tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật, lấy phápluật làm căn cứ duy nhất để thực hiện” Bên cạnh đó, người nộp thuế thường có cáchành vi như trốn thuế, tránh thuế để có thể giảm thiểu tiền thuế phải nộp cho Nhànước Hành vi này làm giảm ngân sách Nhà nước cũng như ảnh hưởng đến lợi íchchung của toàn xã hội Cho nên, người nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mongmuốn tự mình ấn định hay thỏa thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấpthuận Đó là nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho nhà nước khi đủ các điều kiện theo quyđịnh của pháp luật mang tính bắt buộc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Thứ hai, tính pháp lý:

Được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về phạm vi, hình thức, các thủtục và quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế

Thứ ba, tính không hoàn trả trực tiếp:

Tức là, “Số tiền nộp thuế sẽ không tương ứng với quyền lợi mà người nộp thuếnhận được” Số tiền đó sẽ được dùng vào các hàng hóa, dịch vụ công, đáp ứng nhu cầuchi tiêu để vận hành bộ máy Nhà nước và người nộp thuế sẽ hưởng lợi từ đó giúp nângcao đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như toàn xã hội Số thuế mà cácđối tượng phải nộp được tính toán dựa trên hoạt động và thu nhập của họ chứ khôngphải dựa vào phúc lợi xã hội mà họ được hưởng Đó là lí do người nộp thuế sẽ khôngnhận được bất cứ một sự hoàn trả trực tiếp hay thậm chí gián tiếp riêng tư nào củaChính phủ Điều này giúp Chính phủ có thể hoàn thành các mục tiêu của xã hội như hỗtrợ cho những người có thu nhập thấp và giảm bớt khoảng cách giàu nghèo…

1.1.3 Vai trò c ủa thuế đối với nền kinh tế

Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia thuế đóng một vai trò hết sức quan trọng.Đầu tiên, thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách quốc gia:

Tỷ trọng thu từ thuế thường chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của Ngân sáchnhà nước, tuy nhiên không phải vì thế mà chính phủ các nước có thể tìm mọi cách đểtăng thu từ thuế, bởi vì, nếu tăng thuế đến một mức quá cao thì phần còn lại cho cácđối tượng nộp thuế ít đi, họ sẽ cảm thấy không xứng đáng với công sức mình bỏ ra vànhư vậy ham muốn làm việc giảm xuống, kết quả là sản xuất kinh doanh không đượckhuyến khích mở rộng, số thuế thu về cho Nhà nước tất yếu sẽ giảm

Vì vậy, khi xây dựng hệ thống thuế phải tuân thủ các nguyên tắc như: côngbằng theo chiều ngang (xét theo lãnh thổ, không phân biệt khu vực địa lý, cùng điềukiện, hoàn cảnh thì nộp mức thuế bằng nhau) lẫn chiều dọc (người có khả năng tạo rathu nhập tính thuế cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn); rõ ràng, minh bạch; hiệu quả vàlinh hoạt tức là có khả năng thay đổi, điều chỉnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế

Thứ hai, thuế đóng vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế:

Thuế là công cụ kiềm chế lạm phát và điều chỉnh giá cả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

Phân phối thu nhập, giúp duy trì công bằng xã hội và từng bước rút ngắnkhoảng cách giàu nghèo Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khoảngcách giàu nghèo giữa các cá nhân trong xã hội ngày càng có xu hướng gia tăng Đây làmột “ khiếm khuyết” lớn mà nền kinh tế thị trường - bản thân nó không tự giải quyếtđược Để giải quyết tình trạng này Nhà nước cần có các biện pháp cụ thể mà một trongnhững giải pháp đó là thuế Thông qua thuế thu nhập, Chính phủ sẽ khấu trừ thu nhậpcủa các cá nhân theo những tỉ lệ khác nhau hoặc thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt đánhvào các hàng hoá mà chỉ có lớp người giàu mới tiêu thụ Số thuế thu được sẽ đầu tưvào các chương trình trợ giúp cho người nghèo, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, tạocông bằng xã hội.

1.1.4 H ệ thống thuế hiện hành

1.1.4.1 Các loại thuế hiện nay

Thuế XK-NK Thuế TNCN Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.1.4.2 Phân loại

Theo tính chất:

Thuế gián thu: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XK-NK…

Thuế trực thu: thuế TNDN, thuế TNCN, thuế môn bài

Theo đối tượng:

Thuế đánh vào tài sản: thuế môn bài, thuế phi nông nghiệp, lệ phí trước bạ

Thuế đánh vào thu nhập: thuế TNDN, thuế TNCN

Thuế đánh vào tiêu dùng: thuế XK-NK, thuế GTGT, thuế TTĐB

Theo phạm vi:

Thuế trung ương: được ban hành quản lí bởi cơ quan trung ương

Thuế địa phương: được ban hành quản lí bởi cơ quan địa phương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

1.2 Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.1 Thu ế giá trị gia tăng

1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế GTGT

a Khái niệm

Theo điều 2, Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12: “Thuế giá trị gia tăng

là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sảnxuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

b Đặc điểm

Thứ nhất: lũy thoái so với thu nhập tức là người tiêu dùng phải trả một khoản

thuế bằng nhau nếu cùng tiêu dùng một loại hàng hóa và dịch vụ giống nhau, khôngphân biệt người đó có thu nhập cao hay thấp

Thứ hai: là thuế gián thu bởi vì đối tượng nộp thuế là người bán hàng hóa,

dịch vụ nhưng người chịu thuế lại là người tiêu dùng

Thứ ba: có tính trung lập do nó không phải là yếu tố chi phí, không bị ảnh

hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế mà chỉ là yếu tố cộng thêm vào giábán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ Vì vậy, sắc thuế này không ảnh hưởng lớnđến mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất, kinh doanh theo các ngành nghề cụthể ( Theo bài đăng Tạp chí số 10 – 2012)

Thứ tư: là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn vì nó đánh vào tất cả các giai đoạn

của hàng hóa từ lúc sản xuất đến khi tiêu thụ Nhưng chỉ đánh vào giá trị tăng thêmcủa hàng hóa và dịch vụ

c Vai trò

Là một sắc thuế gián thu, thuế GTGT góp phần bổ sung và hoàn thiện hệ thốngthuế của mỗi quốc gia Nếu như trước đây việc áp dụng thuế doanh thu đã gây rấtnhiều khó khăn cho cả công tác thu thuế của các cơ quan thuế lẫn nghĩa vụ nộp thuếcủa các đối tượng nộp thì sự ra đời của thuế GTGT đã giúp cho những công việc đótrở nên đơn giản và nhanh gọn hơn nhiều

Ở nhiều nước trên thế giới, thuế GTGT tạo nguồn thu chủ yếu trong các nguồnthu từ thuế Nhưng xu hướng hiện nay đó là tăng dần nguồn thu từ các loại thuế trực

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

1.2.1.2 Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, người nộp thuế GTGT

a Phạm vi áp dụng

Thuế GTGT tác động lên hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường

b Đối tượng chịu thuế

“Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sảnxuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổchức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tạiĐiều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.” (Theo Điều 2 TT 219/2013/TT-BTC)

c Đối tượng không chịu thuế

Gồm 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ được nêu rõ tại Điều 4 Thông tư219/2013/TT-BTC 26 nhóm hàng hóa đó đáp ứng một hoặc một vài tính chất sau:

- Mang tính chất thiết yếu

- Thuộc các hoạt động ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo

- Là hàng hóa, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích phát triển

- Là hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu nhưng không tiêu dùng tại Việt Nam

- Là hàng hóa, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm

d Người nộp thuế GTGT

“Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch

vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinhdoanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế”(Theo điều 3 TT 219/2013/TT-BTC)

1.2.1.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT

Giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT

Thuế suất thuế GTGT hiện được quy định ở 3 mức là: 0%; 5%; 10%:

- Mức thuế suất 0% chủ yếu áp dụng cho các hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

- Mức thuế suất 5% áp dụng đối với các loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, cácmặt hàng mà việc sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn cần được sự giúp đỡcủa Nhà nước.

- Mức thuế suất 10% được áp dụng với các loại hàng hoá và dịch vụ thôngthường khác theo quy định cụ thể của luật

 Giá tính thuế

Theo Điều 7, luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và luật sửa đổi, bổ sung thuếGTGT số 31/2013/QH13 quy định như sau:

1 Đối với HHDV sản xuất trong nước bán ra:

Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa thuế GTGT được ghi trên hóa đơn GTGT

 Đối với HHDV chịu thuế TTĐB: Giá tính thuế GTGT là giá đã bao gồm thuếTTĐB nhưng chưa có thuế GTGT

 Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường: giá tính thuế GTGT là giá đãbao gồm thuế BVMT nhưng chưa có thuế GTGT

Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt: Giá tínhthuế GTGT là giá đã bao gồm thuế TTĐB và thuế BVMT nhưng chưa có thuế GTGT

2 Đối với hàng hóa nhập khẩu:

Giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu + thuế NK (nếu có) + thuế TTĐB (nếu có) + thuế BVMT (nếu có)

Trong đó:

-Giá nhập khẩu được ghi trong tờ khai Hải quan của hàng nhập khẩu

-Thuế nhập khẩu = Giá nhập khẩu * thuế suất thuế nhập khẩu

-Thuế TTĐB hàng nhập khẩu = ( Giá NK + thuế NK) * thuế suất thuế TTĐB

-Thuế BVMT = số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu * mức thuế tuyệt đối trên

1 đơn vị hàng hóa nhập khẩu

3 Đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ: Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa

được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sảnxuất trong 1 cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc HHDV do cơ sở sản xuất kinh doanh xuất

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

4 Đối với hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản

xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng cho, trả thay lương: giá bán chưa thuế GTGT củaHHDV tương đương, cùng loại trên thị trường tại thời điểm phát sinh hoạt động này

5 Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi theo quy định của

pháp luật về thương mại: Giá tính thuế bằng không (0) Trường hợp HHDV dùng đểkhuyến mãi nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật thương mại thì phải kêkhai, tính nộp thuế như HHDV dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho

6 Đối với hoạt động cho thuê tài sản: là giá cho thuê chưa có thuế GTGT

-Trường hợp bên đi thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê: là giá chothuê chưa có thuế GTGT theo số tiền bên đi thuê trả từng kì hạn hay trả trước cho thờihạn thuê chưa có thuế GTGT

-Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đồng.Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá cho thuê thì giá cho thuê được xácđịnh trong phạm vi khung giá quy định

7 Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm: Giá tính thuế là

giá bán trả tiền ngay chưa thuế GTGT, không bao gồm lãi trả góp, trả chậm

8 Đối với gia công hàng hóa: Giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có

thuế GTGT bao gồm cả tiền công, chi phí nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phíkhác phục vụ cho việc gia công hàng hóa

9 Đối với xây dựng, lắp đặt: giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần

công việc bàn giao chưa có thuế GTGT Trường hợp xây dựng lắp đặt không bao thầunguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt khôngbao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc thiết bị

10 Đối với hoạt động đại lý, mô giới mua bán HHDV, ủy thác xuất nhập khẩu

hưởng tiền hoa hồng: Giá tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưathuế GTGT

11 Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt

cược: Là số tiền thu được bao gồm cả thuế TTĐB trừ đi số tiền trả cho khách

Giá tính thuế = Số tiền thu được/ (1 + thuế suất)

12 Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng

theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

Giá tính thuế = Giá trọn gói / (1 + thuế suất)

Giá tính thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ vừa thực hiện tại Việt Nam,vừa thực hiện tại nước ngoài là phần giá trị thực hiện tại Việt Nam quy định trong hợpđồng cung cấp dịch vụ Trường hợp không xác định riêng phần dịch vụ thực hiện tạiViệt Nam thì giá tính thuế được tính theo tỷ lệ phần tram chi phí phát sinh tại ViệtNam trên tổng chi phí

HHDV xuất khẩu là HHDV được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nướcngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán và cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khuphi thuế quan, HHDV cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật

2 Thu ế suất 5% : áp dụng đối với

-Hàng hóa dịch vụ thiết yếu phục vụ cho đời sống xã hội;

- Hàng hóa dịch vụ nhằm thực hiện chính sách xã hội, khuyến khích đầu tưsản xuất

3 Thu ế suất 10%: Áp dụng cho HHDV thông thường không nằm trong diện

không chịu thuế GTGT, thuế suất 0%, thuế suất 5%

Trang 23

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủchế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơnchứng từ bao gồm:

-Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhânkinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp

- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ

hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp

-Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp HHDV để tiến hành hoạt động tìmkiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ dobên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay

- Các trường hợp khác

2 Xác định số thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT = Số thuế GTGT - Số thuế GTGT đầu vào

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

 Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng

1 Đối tượng áp dụng:

-Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mứcngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện nộp thuế theophương pháp khấu trừ;

-Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyệnnộp thuế theo phương pháp khấu trừ;

-Hộ, cá nhân kinh doanh;

-Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư

và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóađơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cungcấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khaithác dầu khí

-Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợpđăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

2 Công thức tính:

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ (%) * Doanh thu

Tỷ lệ (%) để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

-Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%

-Dịch vụ, xây dung không bao thầu nguyên vật liệu: 5%

-Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyênvật liệu: 3%

-Hoạt động kinh doanh khác : 2%

Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán HHDV thực tế ghi trên hóađơn bán hàng đối với HHDV chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thuthêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụngđối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý thì số thuế GTGT phải nộp bằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

1.2.1.4 Kê khai, nộp thuế, khấu trừ và hoàn thuế GTGT

a Kê khai thuế

Theo Khoản 3, Điều 10, Thông tư 156/2013/TT-BTC thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) củatháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30(ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất

là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi),

kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

Trong trường hợp không phát sinh thuế GTGT đầu vào, đầu ra thì cơ sở kinhdoanh vẫn phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chínhxác của việc kê khai

Thuế GTGT đầu vào của HHDV dùng cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịuthuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT không được bồi thường củaHHDV chịu thuế GTGT bị tổn thất

Thuế GTGT đầu vào của HHDV (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời chosản xuất kinh doanh, hàng hóa dich vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của HHDV dùng cho sản xuất kinh doanh,HHDV chịu thuế GTGT Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thìthuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT

so với tổng doanh thu của HHDV bán ra không hạch toán riêng được

Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sửdụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ

Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìmkiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ

Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừkhi xác định số thuế phải nộp của tháng đó Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiệnsốthuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấutrừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tạitrụ sở người nộp thuế

 Theo Khoản 2, Điều 12, Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 điều kiện khấu

tr ừ thuế GTGT đầu vào được quy định như sau:

Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giátrị gia tăng ở khâu nhập khẩu

Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào(bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 20 triệu đồng trở lên, trừ hàng hoá, dịch vụ muatừng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng

Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài hai điều kiện quy định nêu trên cònphải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứngdịch vụ; hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờkhai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu

Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán

bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thayNhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương phápkhấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT củaHHDV mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại

từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT

- Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý(đối với trường hợp kê khai theo quý) có HHDV xuất khẩu, nếu số thuế GTGT đầuvào của hàng hoá xuất khẩu phát sinh trong tháng, quý chưa được khấu trừ từ 300 triệuđồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoànthuế GTGT khi: chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất,chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc sốthuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết

- Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợnhân đạo

1.2.2 Thu ế thu nhập doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanhnghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.

Thuế thu nhập là một loại thuế phức tạp, có tính ổn định không cao Việc quản

lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế TNDN thường lớn hơn sovới các thuế khác Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoài việc xác định các khoảnthu nhập chịu thuế còn phải xác định nguồn gốc thu nhập, địa điểm phát sinh thu nhập,thời gian cư trú của chủ sở hữu thu nhập, tính ổn định của thu nhập Trong phần xácđịnh thu nhập chịu thuế, phải còn xác định được các khoản khấu trừ hợp lý để tiếnhành khấu trừ khi tính thuế nhằm bảo đảm mục tiêu công bằng và khuyến khích đốivới đối tượng nộp thuế

1.2.2.3 Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế TNDN

a Đối tượng chịu thuế TNDN

Thuế TNDN là loại thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng chính là đốitượng chịu thuế

b Đối tượng nộp thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 người nộp thuếTNDN bao gồm:

(1) Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

(-) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanhnghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứngkhoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác

(-) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa,dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực

(-) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã

(-) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sauđây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam

(-) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, cóthu nhập chịu thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

(2) Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu

tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính

1.2.2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN

a Căn cứ tính thuế

Theo Điều 4 TT 78/2014 quy định:

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo

Thu nhập chịu thuế trong kỳ sản xuất kinh doanh bao gồm thu nhập từ hoạt

động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Trong đó:

(1)Doanh thu tính thuế: Căn cứ vào Điều 5 TT 78/2014 TT-BTC quy định:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừthuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trêngiá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng

- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trảtiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho sốnăm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần Trường hợpdoanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiềntrước chia (:) cho số năm thu tiền trước.

(2) Chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Theo Khoản 2 điều 6 Thông tư số 119/2014 – TT/BTC bổ sung Điều 6 TT78/2014 TT/BTC quy định:

Các khoản chi phí hợp lí được trừ khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp

- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật

- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệuđồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toánkhông dùng tiền mặt

Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là:

- Các chi phí không đáp ứng đủ điều kiện được trừ khi xác định thu nhập chịuthuế trừ phần tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng không đượcbồi thường

- Chi phí khấu hao TSCĐ không đúng theo quy định của pháp luật

- Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêuhao hợp lý

- Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, đượcphép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theoThông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bánhàng, cung cấp dịch vụ

- Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ

- Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong cáctrường hợp sau:

a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao độngdoanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tếkhông chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thểđiều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ theo quy định củapháp luật.

c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao độngnhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợpdoanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sauliền kề (không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện)

d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ), thù lao trả cho các sáng lập viên,thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trựctiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh

- Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn,chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05(năm) triệu đồng/người/năm

-Chi tàu xe không đúng quy định

- Và một số khoản chi khác không hợp lệ như chi trả lãi vay, trích lập dự phòng,chi vượt định mức,…

(3) Thu nhập khác.

Theo Điều 7 TT 78/2014-TT/BTC quy định: Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

(4) Thu nhập được miễn thuế

Theo Điều 8 TT 78/2014 – TT/BTC quy định:

- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợptác xã, thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngưnghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặcđịa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thu nhập của doanh nghiệp từtrồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

- Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm:thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất, nạo vét kênh, mương nội đồng, dịch vụphòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi, dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ, thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm và thunhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại ViệtNam Thời gian miễn thuế tối đa không quá một (01) năm, kể từ ngày bắt đầu có doanhthu bán sản phẩm theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, sản xuấtthử nghiệm hoặc sản xuất theo công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam

(5) Các khoản lỗ được kết chuyển

Theo Điều 9 TT 78/2014- TT/BTC quy định:

- Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưabao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang

- Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục

số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếptheo Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phátsinh lỗ

- Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phải thực hiện quyết toánthuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệpcủa cơ quan có thẩm quyền, số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổiphải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm củadoanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vàothu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợpnhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếpsau năm phát sinh lỗ

b Phương pháp tính thuế

Theo Điều 3 TT 78/2014 TT/BTC quy định: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Theo Điều 10 TT 78/2014-TT/BTC quy định về quỹ KHCN như sau:

- Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật ViệtNam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế thu nhậpdoanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Doanhnghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy địnhtrước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

- Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và côngnghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mụcđích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệptính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúngmục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó

- Kỳ tính thuế TNDN theo năm dương lịch

1.2.2.5 Kê khai, quyết toán và nộp thuế TNDN

Kê khai thuế

Theo thông tư 151/2014/TT-BTC nêu: từ ngày 15/11/2014 kế toán không phảinộp tờ khai tạm tính từng quý, mà từ quý 4 năm 2014 trở đi thì kế toán chỉ cần tạmtính và nộp thuế TNDN mà không cần phải nộp tờ khai tạm tính

Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan trực tiếp quản lý.Các loại tờ khai thuế TNDN:

Khai theo từng lần phát sinh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

Khai quyết toán năm hoặc thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chuyểnđổi loại hình sở hữu doanh nghiệp và các trường hợp khác

Nộp thuế

Theo quy định tại Điều 12, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 về việc nộp thuếTNDN như sau:

Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính

Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tạiđịa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ

sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi

có trụ sở chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định củaLuật ngân sách nhà nước.

Quyết toán thuế TNDN

Doanh nghiệp khai quyết toán thuế TNDN tại nơi có trụ sở chính

Số thuế TNDN còn phải nộp được xác định bằng số thuế TNDN phải nộp theoquyết toán trừ đi số đã tạm nộp tại nơi có trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các cơ sởsản xuất phụ thuộc

Số thuế TNDN còn phải nộp hoặc hoàn khi quyết toán cũng được phân bổ theođúng tỷ lệ tại nơi có trụ sở chính và tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc

1.3 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

1.3.1 K ế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

 Kế toán thuế GTGT đầu vào

- Bảng phân bổ thuế GTGT khấu trừ trong kỳ (mẫu 01-4A/GTGT)

- Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu

- Chứng từ nộp thuế GTGT cho phía nước ngoài

- Sổ theo dõi thuế GTGT

- Sổ cái tài khoản 133

- Sổ chi tiết tài khoản 1331, 1332

b Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng để theo dõi thuế GTGT đầu vào: Tài khoản 133 – ThuếGTGT được khấu trừ

Nội dung, kết cấu tài khoản này như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Bên Nợ Bên CóThuế GTGT đầu vào phát sinh Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.

Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

Thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

Thuế GTGT hàng mua trả lại

Dư nợ: Thuế GTGT còn được khấu

trừ, hoàn lại cuối kỳ

Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ có 2 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh

thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vàosản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ thuế

Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh

thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt độngsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư

c Phương pháp hạch toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Thuế GTGT đầu vào phát sinh

Khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ,

Xác định số thuế đầu vào được khấu

trừ với thuế đầu ra

HH, TSCĐ mua vào

bị tổn thất chờ xử lí

Trang 37

Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu

111, 112

33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào NSNN

Trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác

3388

Nếu chưa thanh toán ngày tiền thuế GTGT hàng NK cho bên nhận ủy thác

Trang 38

 Kế toán thuế GTGT đầu ra

a Chứng từ, sổ sách kế toán

- Hóa đơn GTGT (Mẫu 01/GTKT3LL)

- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (Mẫu 01-1/GTGT)

- Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý

- Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của kinh doanh xây dựng lắp đặt, bán hàngvãng lai ngoại tỉnh (Mẫu 01-5/GTGT)

- Sổ theo dõi thuế GTGT

- Sổ cái tài khoản 3331

- Sổ chi tiết tài khoản 33311, 33312

Thuế GTGT đầu ra phát sinh

Dư có: Thuế GTGT còn phải nộpvào ngân sách nhà nước

Tài khoản 3331 gồm 2 tài khoản cấp 2

TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra: phản ánh thuế GTGT đầu ra phải nộp, số thuếGTGT đã được khấu trừ, đã nộp, còn phải nộp của HHDV tiêu thụ trong kỳ

TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra củahàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

c Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.3: Kế toán thuế GTGT đầu ra

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

1.3.2 K ế toán thuế TNDN

1.3.2.1 Chứng từ, sổ sách sử dụng

- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn đặc thù…

- Bảng kê 01-1/GTGT, 01-2/GTGT, 01-3/GTGT, 01-4A/GTGT, 01-4B/GTGT,01-5/GTGT, Tờ khai 06/GTGT

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Mẫu 03/TNDN)

- Các phụ lục, pháp lệnh có liên quan

- Số chi tiết tài khoản 8211, 3334

- Sổ cái tài khoản 8211, 3334

1.3.2.2 Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Tài khoản 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

- Tài khoản 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

- Tài khoản 243: Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp

- Tài khoản 347: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả

1.3.2.3 Phương pháp hạch toán

 Tài khoản 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Sơ đồ 1.4: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 09/04/2021, 13:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w