1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bồi dưỡng công chức các phòng chuyên môn ở huyện xay by ly, tỉnh sa văn na khệt, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

129 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 233,58 KB

Nội dung

đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụyphục vụ nhân dân, bên cạnh các khía cạnh khác nhau của công tác tổ chức cánbộ còn cần phải có các hình thức

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

MALAYVANH VIENGMANY

BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN

Ở HUYỆN XAY BU LY, TỈNH SA VĂN NA KHỆT, NƯỚC

CHDCND LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

MALAYVANH VIENGMANY

BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN

Ở HUYỆN XAY BU LY, TỈNH SA VĂN NA KHỆT, NƯỚC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng Đề tài nghiên cứu mộtcách độc lập, không có sự sao chép kết quả của bất cứ đề tài nào đã có tronglĩnh vực này Lời cam đoan này của tôi là đúng sự thật và tôi xin hoàn toànchịu trách nhiệm

Ngày… Tháng… năm 2020

Học viên

Malayvanh Viengmany

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý công tại Học việnHành chính Quốc gia, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sựđộng viên, hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của cácThầy giáo, Cô giáo, gia đình, bạn bè trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành luận văn Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành củamình tới Ban lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, các Thầy giáo, Cô giáoKhoa Sau đại học, các Khoa chuyên môn, quý thầy, cô cơ sở Học viện Hànhchính Quốc gia

Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của cơ quan tôi đang công tác, gia đình, bạn bè,tập thể lớp Cao học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học vàluận văn

Đặc biệt tôi trân trọng biết ơn TS Trịnh Thị Thủy, giáo viên hướng dẫn

đã dành nhiều thời gian và trí lực trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôitrong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn tất luận văn này

Xin trân trọng cám ơn!

Tác giả luận văn

Malayvanh Viengmany

ii

Trang 5

nghiệm rút ra cho CHDCND Lào 44CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC PHÒNGCHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN XAY BU LY, TỈNH SA VĂN

NA KHỆT, NƯỚC CHDCND LÀO 542.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến hoạt độngbồi dưỡng công chức chuyên môn của huyện Xay Bu Ly, tỉnh Sa Văn NaKhệt, nước CHDCND Lào 542.2 Thực trạng đội ngũ công chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBNDhuyện Say Bu Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt, nước CHDCND Lào 582.3 Thực trạng công tác bồi dưỡng công chức các phòng chuyên môn thuộcUBND huyện Say Bu Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt, nước CHDCND Lào 642.4 Đánh giá công tác bồi dưỡng công chức các phòng chuyên môn thuộcUBND huyện Say Bu Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt, nước CHDCND Lào 77CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGBỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN TẠI UBNDHUYỆN SAY BU LY, TỈNH SA VĂN NA KHỆT, NƯỚC CHDCND LÀO 90

Trang 6

3.1 Phương hướng bồi dưỡng công chức của cơ quan chuyên môn thuộcUBND huyện Say Bu Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt, nước CHDCND Lào giaiđoạn 2020 – 2025 903.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức của cơ quanchuyên môn thuộc UBND huyện Say Bu Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt, nướcCHDCND Lào 923.3 Một số kiến nghị 107KẾT LUẬN 111DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Hệ thống hóa quá trình bồi dƣỡng nguồn nhân lực……….16

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện UBND huyện

Xay Bu Ly năm 2020 60

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê số lƣợng, chất lƣợng công chức chuyên môn tại huyện Xay

BuLy 61Bảng 2.2 Thống kê số lƣợng và tỷ lệ công chức phân chia theo giới tính của

huyện Xay Bu Ly giai đoạn 2015 – 2020 63Bảng 2.3 Thống kê các khóa bồi dƣỡng công chức chuyên môn huyện

XayBuLy năm 2020………76

vi

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Con người được coi là trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội của mỗi quốc gia, phải “Phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” [36,tr.5] Nhiệm vụ

chính trị mà Đảng và nhà nước CHDCND Lào đặt ra là phải đảm bảo đội ngũcán bộ, công chức có đủ năng lực để trở thành những người phục vụ tận tụy củanhân dân, để xây dựng nền hành chính Lào thành một nền hành chính hiệu quả

Để đạt được điều đó không thể không kể đến chất lượng bồi dưỡng của đội ngũcán bộ, công chức, rõ ràng vai trò của đội ngũ công chức là vô cùng quan trọng,cho thấy bộ máy chính quyền có thực sự hoạt động tốt hay không Bởi vậy, songsong với quá trình tuyển chọn thì công tác bồi dưỡng công chức chuyên mônthực sự cần thiết và phải được đặt lên hàng đầu

Hiện nay, hoạt động bồi dưỡng công chức của nước CHDCND Lào đã

có nhiều điểm mới Công tác bồi dưỡng công chức ở các cấp, các ngành, cácđịa phương đã có chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quảquan trọng Nhìn chung, đội ngũ công chức ở các cơ quan, địa phương có bảnlĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động vàsáng tạo; tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước Trình độ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũcông chức ngày càng được nâng cao Đội ngũ công chức có đóng góp quantrọng trong việc đạt được những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội,đưa nước Lào tiếp tục gia nhập vào nhóm các nước đang phát triển, có thunhập trung bình đầu người tăng lên qua từng năm, bảo đảm vững chắc anninh, quốc phòng Để xây dựng được đội ngũ công chức có phẩm chất đạo

Trang 10

đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụyphục vụ nhân dân, bên cạnh các khía cạnh khác nhau của công tác tổ chức cán

bộ còn cần phải có các hình thức bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả song công tácnày vẫn tồn tại một số bất cập như: việc đào tạo chưa hiệu quả, mang nặngtính hình thức, gây tốn kém, chưa gắn với nhu cầu thực tế, chưa gắn với tựchủ về tài chính của từng cơ quan HCNN , đòi hỏi Đảng và nhà nướcCHDCND Lào phải quan tâm hơn nữa

Trong đó, đội ngũ công chức cấp huyện có vai trò rất quan trọng trongviệc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước;quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối, chính sách do cơ quan, tổchức vạch ra Đội ngũ công chức cấp huyện trực tiếp thực thi các chính sách, kếhoạch của cơ quan cấp trên; các mục tiêu quốc gia; thực hiện các giao tiếp (traođổi, tiếp nhận thông tin, chỉ đạo, ) giữa các cơ quan nhà nước cấp trung ương

và cấp cơ sở Vì vậy, đội ngũ công chức cấp huyện phải được quan tâm bồidưỡng về năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và ý thứcphục vụ nhân dân Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡngđội ngũ công chức chuyên môn cấp huyện là một nhiệm vụ quan trọng nhằm xâydựng được đội ngũ công chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đềđược giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng Trong những nămgần đây, đội ngũ công chức trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND huyệnXay Bu Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt, nước CHDCND Lào đã có những bước pháttriển về chất lượng Tuy nhiên, đội ngũ công chức này vẫn còn bộc lộ những yếukém, bất cập về kiến thức, năng lực, trình độ trước những yêu cầu của tình hình,nhiệm vụ mới Vì vậy, một số công chức gặp khó khăn, lúng túng, thậm chí vavấp, vi phạm trong thực thi nhiệm vụ Những điều đó đã làm ảnh hưởng khôngnhỏ đến uy tín và hiệu quả

2

Trang 11

trong công tác lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, làm giảm sút lòng tin củanhân dân với Đảng, đồng thời, đặt ra đòi hỏi bức thiết phải đổi mới, nâng caochất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn Để nâng caochất lượng nguồn nhân lực thì công tác bồi dưỡng công chức giữ vị trí hếtsức quan trọng Do đó, thời gian qua Ủy ban nhân dân huyện Xay Bu Ly luônquan tâm đầu tư cho công tác bồi dưỡng công chức Tuy nhiên, công tác nàycòn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tìnhhình mới Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về công tácbồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộcUBND huyện Xay Bu Ly sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để hoạchđịnh chiến lược bồi dưỡng công chức hành chính có chất lượng.

Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng công chức các cơ

quan chuyên môn ở huyện Xay Bu Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt, nước CHDCND Lào” làm luận văn thạc sĩ của mình Hy vọng luận văn sẽ góp phần trong công

tác bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính của UBND huyện Xay Bu Ly,tỉnh Sa Văn Na Khệt, nước CHDCND Lào trong thời gian tới

Thứ nhất, sách tham khảo:

- Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân

lực trong khu vực công, NXB Lao Động, Hà Nội Nội dung của sách được thiết

kế thành 08 chương cho 08 vấn đề, gồm: học tập và phát triển năng lực;

Trang 12

đào tạo, bồi dưỡng trong khu vực công; xác định nhu cầu đào tạo; xây dựng

kế hoạch đào tạo; thực hiện kế hoạch đào tạo; đánh giá đào tạo; phương phápđào tạo; trang thiết bị đào tạo Nhiều nội dung của cuốn sách đề cập đến côngtác bồi dưỡng công chức nói chung Trong đó, các vấn đề xác định nhu cầuđào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, thực hiện kế hoạch đào tạo và đánh giáđào tạo có giá trị tham khảo cao đối với việc nghiên cứu công tác bồi dưỡngcông chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh [24]

Thứ hai, Luận án tiến sỹ:

- Lê Chí Phương (2018), Tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

tới năng lực quản lý của CBCC chính quyền cấp xã, Nghiên cứu tại thành phố

Cần Thơ, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học Quản lý),Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Luận án tập trung vào việc kháiquát cơ sở lý luận về năng lực quản lý của CBCC chính quyền cấp xã và côngtác đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã Trên cơ sở các kết quảnghiên cứu, Luận án khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đàotạo, bồi dưỡng CBCC nhằm nâng cao năng lực quản lý của công chức chínhquyền cấp xã trên địa bàn thành phố Cần Thơ Các mô hình lý thuyết, một sốphương pháp nghiên cứu, cũng như nhiều phân tích của Luận án có giá trịtham khảo đối với việc nghiên cứu hoạt động đánh giá công tác bồi dưỡngcông chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh [39]

- Đồng Thị Doan (2019), Bồi dưỡng công chức chuyên môn thuộc

UBND thành phố Hồ Chí Minh [26].

- Đỗ Thị Thảo Phương (2020), Xác định nhu cầu bồi dưỡng công chứctrong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Thạch, thànhphố Hồ Chí Minh [40]

4

Trang 13

- Trần Thị Minh Thư (2019), Bồi dưỡng công chức chuyên môn tại UBND tình Bình Định [43].

- Sayphanit Vilaman (2020), Bồi dưỡng công chức chuyên môn tại

huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào Tác giả đưa ra hệ

thống lý luận về công tác bồi dưỡng công chức chuyên môn, phân tích thựctrạng từ đó xây dựng hệ thống giải pháp để hoàn thiện công tác này tại UBNDhuyện Viêng Khăm [8]

Thứ tư, các bài báo khoa học:

- Nguyễn Thị La (2015), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong

quá trình cải cách hành chính, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử, Báo điện tử

Đảng cộng sản Việt Nam ngày 17/12/2015 Tác giả nêu những hạn chế củacông tác bồi dưỡng công chức chuyên môn, đưa các giải pháp nhằm nâng caochất lượng bồi dưỡng công chức chuyên môn trong quá trình cải cách hànhchính giai đoạn hiện nay [38]

- ThS Đinh Thị Hà (2016), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ - Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam ngày 07/6/2016 Tác

giả đã đưa ra một số giải pháp đổi mới phương thức và nội dung các chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay Tập trung vào đánh giá thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng công chức chuyên môn hiện nay, nêu ra mối liên

hệ giữa hiệu quả công tác bồi dưỡng công chức chuyên môn với chủ trương, nội dung cải cách hành chính của nhà nước Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế của công tác bồi dưỡng công chức chuyên môn; một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác đào tạo bồi dưỡng; công chức chuyên môn chủ yếu vừa học vừa làm nên công việc chi phối quá trình học tập, thời gian dành trọn vẹn cho việc học tập không nhiều; quá trình đào tạo chưa đi liền với

bố trí và sử dụng sau khi được cử đi đào tạo bồi

Trang 14

dưỡng,hay công tác này còn mang nặng tính hình thức, chưa có hiệu quả rõrệt Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp như: tiếp tục hoàn thiện công tác quyhoạch cán bộ, lãnh đạo quản lý; xây dựng đội ngũ giảng dạy, báo cáo viênchất lượng cao; đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng; bồi dưỡng phảigắn với việc bố trí và sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồidưỡng công chức chuyên môn trong quá trình cải cách hành chính trong thờigian tới cho phù hợp và đạt hiệu quả [35, tr.132].

- Trần Văn Khánh (2018), Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức,

viên chức trẻ sau tuyển dụng ở một số nước trên thế giới và gợi ý vận dụng cho Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử Bài viết trình bày kinh nghiệm đào

tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trẻ sau tuyển dụng ở một số nước trên bốnnhóm vấn đề, gồm: Nguyên tắc, phương châm đào tạo; nội dung, hình thức, quytrình đào tạo; cơ sở đào tạo; đội ngũ giảng viên và học

viên Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước, tác giả bài viết rút ra sáu bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viênchức trẻ sau tuyển dụng Bài viết không đề cập trực tiếp vấn đề bồi dưỡngcông chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, nhưng những trìnhbày về nội dung, hình thức, quy trình, cơ sở và đội ngũ giảng viên bồi dưỡngcông chức có giá trị tham khảo mang tính so sánh khi nghiên cứu về nội dung,hình thức, quy trình, cơ sở và đội ngũ giảng viên bồi dưỡng công chức các cơquan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh [37]

- Trịnh Xuân Thắng (2016), Một số kinh nghiệm về đào tạo công chức

ở Nhật Bản, Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử Bài viết trình bày kinh

nghiệm đào tạo công chức ở Nhật Bản trên năm vấn đề, gồm: Đào tạo công chứctheo cấp bậc; đào tạo trình độ, trách nhiệm công chức; đào tạo công chức thôngqua hình thức phái cử và luân chuyển; đào tạo công chức ở nước

6

Trang 15

ngoài; phương pháp đào tạo hướng tới phát huy năng lực sáng tạo của côngchức Bài viết không đề cập trực tiếp vấn đề bồi dưỡng công chức các cơquan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh Tuy nhiên, những kinh nghiệm củaNhật Bản trong việc đào tạo công chức mà bài viết trình bày đều có giá trịtham khảo mang tính so sánh đối với nội dung và hình thức bồi dưỡng côngchức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh [42].

- Nguyễn Văn Viên (2018), Kinh nghiệm quản lý các cơ sở đào tạo,

bồi

dưỡng cán bộ, công chức của một số nước trên thế giới, Tạp chí Tổ chức nhà

nước điện tử Bài viết trình bày hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC củaAnh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc Trên cơ sở đó tác giả bài viếtrút ra năm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tổ chức các cơ sởđào tạo, bồi dưỡng CBCC Bài viết không đề cập trực tiếp đến vấn đề bồidưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh Tuy nhiên,nhiều nội dung của bài viết có giá trị tham khảo mang tính so sánh khi nghiêncứu về chủ thể bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp tỉnh [45]

Các công trình và các bài viết đã đề cập một số vấn đề lý luận về bồidưỡng công chức; từ đó rút ra những thành tựu cũng như những hạn chếtrong công tác bồi dưỡng công chức của Việt Nam, một số địa phương tạiViệt Nam và một số nước trong đó có Lào Tuy nhiên, chưa có công trìnhnào đề cập, nghiên cứu đến vấn đề bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyênmôn của huyện Xay Bu Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt Vì vậy, đề tài nghiên cứucủa luận văn không trùng với các công trình khoa học đã được công bố Mặc

dù vậy, các công trình khoa học trên đây là tài liệu tham khảo có giá trị choviệc nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 16

Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động bồi dưỡng công chứccác phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện làm nền tảngphân tích thựctrạng công tác bồi dưỡng công chức các phòng chuyên môn thuộc UBNDhuyện Xay Bu Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt, nước CHDCND Lào Trên cơ sở đó,

đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bồi dưỡng công chức cácphòng chuyên môn thuộc UBND huyện Xay Bu Ly nói riêng, tỉnh Sa Văn NaKhệt và nước CHDCND Lào nói chung

Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt nước CHDCND Lào

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bồi dưỡng công chức cácphòng chuyên môn thuộc UBND huyện Xay Bu Ly

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Hoạt động bồi dưỡng công chứccác phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Xay Bu Ly, tỉnh Sa Văn Khệt,nước CHDCND Lào

Trang 17

chức chuyên môn, (3) Hình thức bồi dưỡng công chức chuyên môn; (4) Quy trình bồi dưỡng công chức chuyên môn.

- Về không gian: Các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Xay Bu

Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt, nước CHDCND Lào

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng công chứccác phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Xay Bu Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt,nước CHDCND Lào từ năm 2015 - 2020; đề xuất kiến nghị và giải pháp cho giaiđoạn 2020-2025

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Thông qua, khảo cứu tài liệu có liên quan để có luận cứ khoa học choviệc đánh giá bồi dưỡng công chức nói chung và bồi dưỡng công chứcchuyên môn ở UBND huyện Xay Bu Ly làm cơ sở để đánh giá thực trạngcông chức ở chương 2

Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp luận văncũng sử dụng một số phương pháp khác như:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được thực hiện để phân tích, tổnghợp thực trạng bồi dưỡng công chức chuyên môn của UBND huyện Xay Bu

Trang 18

Ly để từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó và đưa ra phương hướng khắc phục ở chương 3.

- Phương pháp thống kê: Được sử dụng để thu thập số liệu trong quá trình sử dụng đề tài

- Phương pháp so sánh: So sánh hoạt động bồi dưỡng công chức cácphòng chuyên môn của huyện qua các năm từ đó chỉ ra kết quả, hạn chế, nguyênnhân để từ đó đưa ra được hệ thống giải pháp cụ thể, rõ rang và hiệu quả hơn

6 Đóng góp của đề tài

6.1 Đóng góp về lý luận

Luận văn góp phần vào việc hệ thống hóa, hoàn thiện những vấn đềmang tính lý luận chung về bồi dưỡng công chức chung và công chức cácphòng chuyên môn thuộc UBND huyện nói riêng

6.2 Đóng góp về thực tiễn

- Việc nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về công tác bồi dưỡngcông chức cấp huyện sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để hoạch địnhchiến lược bồi dưỡng công chức có chất lượng huyện Xay Bu Ly nói riêng và tỉnh

Sa Văn Na Khệt nói chung

- Luận văn đưa ra góc nhìn của tác giả về công tác bồi dưỡng CCCMcủa UBND huyện Xay Bu Ly như một nguồn tài liệu tham khảo cho công tác bồidưỡng công chức các phòng chuyên môn của UBND huyện Xay Bu Ly nói riêng,công tác bồi dưỡng CCCM của Lào nói chung

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thì được thiết kế gồm 3 chương:

10

Trang 19

Chương 1: Cơ sở khoa học về bồi dưỡng công chức các phòng chuyênmôn cấp huyện.

Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng công chức các phòng chuyên mônthuộc UBND huyện Xay Bu Ly, tỉnh Sa Văn Na Khệt nước CHDCND Lào

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bồidưỡng công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Xay Bu Ly,tỉnh Sa Văn Na Khệt nước CHDCND Lào

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG

CHUYÊN MÔN CẤP HUYỆN

1.1 Khái quát về công chức các phòng chuyên môn cấp huyện

1.1.1 Khái niệm công chức, công chức chuyên môn cấp huyện

Khái niệm công chức là một khái niệm nằm trong tổng thể nguồn nhân lựccủa cơ quan nhà nước, nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước

Do đó, khái niệm công chức là một khái niệm mang tính lịch sử tùy thuộc vàoquan điểm của từng quốc gia, từng thời điểm lại có quan điểm khác nhau

Nếu như Pháp cho rằng công chức là tất cả nguồn nhân lực hoạt độngtrong cơ quan hành chính nhà nước, Anh cho rằng công chức là những ngườithay mặt nhà nước giải quyết công việc nhất là ở trung ương Thì tương tựnhư quan niệm công chức của Việt Nam, Điều 2 luật cán bộ - công chức số

74/QH của Quốc hội Lào ban hành ngày 18/12/2015 quy định: Công chức là

công dân Lào, được tuyển dụng làm việc,được bầu giữ chức vụ trong cơ quan

tổ chức Đảng, Nhà Nước, Mặt trận xây dựng Tổ quốc và tổ chức quần chúng cấp trung ương và địa phương hoặc thường trực tại văn phòng đại diện của Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào ở nước ngoài và cơ quan tổ chức quốc tế, được hưởng chế độ lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước [6, tr.1].

Quan niệm công chức của Lào được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất

cả những người làm việc trong bộ máy nhà nước ( Đảng, Nhà Nước, Mặttrận tổ quốc, tổ chức quần chúng cấp trung ương - địa phương, thường trựcđại diện tại văn phòng đại diện của CHDCND Lào ) Quan niệm trên bao gồmcác đặc điểm chung sau đây:

12

Trang 21

+ Là công dân của nước đó.

+ Được tuyển dụng qua thi tuyển

+ Được bổ nhiệm vào một ngạch hoặc một vị trí công việc

+ Được hưởng lương từ ngân sách

Như vậy, công chức chuyên môn cấp huyện có phạm vi hẹp hơn vàđược hiểu là những người được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên mônnghiệp vụ, làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyệntrong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Từ quan niệm công chức cấp huyện là công chức hiện đang làm việctrong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, họ là một bộ phậncủa đội ngũ , công chức; nên họ có những đặc điểm của đội ngũ công chứcnhư: Họ là chủ thể của nền công vụ, lao động của họ là một dạng lao độngquyền lực, lao động thực thi pháp luật; là lực lượng lao động có tính chuyênmôn hóa cao; là công bộc của dân

Đội ngũ công chức cấp huyện đảm nhiệm các hoạt động công vụ để thựchiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thực hành pháp luật, đưa pháp luật vào đờisống, nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; quản lý và sửdụng có hiệu quả nguồn tài sản chung và ngân sách nhà nước phát triển và ổnđịnh nền kinh tế xã hội; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Công chức cấp huyện được xếp vào một ngạch trong hệ thống ngạchcông chức do Nhà nước ban hành Mỗi ngạch công chức có nhiều bậc, mỗingạch, bậc có những tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, thâm niêncông tác khác nhau

Hiện nay ngạch công chức ở Lào được xếp theo ngạch bậc gồm cácngạch sau: chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự

Trang 22

Hoạt động của công chức cấp huyện là hoạt động công vụ trong lĩnhvực hành pháp Hoạt động của các cơ quan thực thi quyền hành pháp là nhữngloại công việc các cơ quan thực thi quyền hành pháp phải tiến hành nhằm tạo

ra được các hoạt động hiệu quả nhằm đưa pháp luật vào đời sống; là việc sửdụng quyền lực nhà nước để thực hiện các công việc đó trên cơ sở kết hợpcác công vụ quản lý hiện đại để vận hành cơ quan hành chính nhà nước cóhiệu lực, hiệu quả; là cung cấp nhiều loại dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu củacông dân, tổ chức, nhằm đảm bảo cho đời sống kinh tế xã hội vận hành theođúng quy định của pháp luật nhà nước Các cơ quan hành chính nhà nước vàhoạt động quản lý hành chính nhà nước chủ yếu được vận hành thông quanền công vụ và đội ngũ công chức hành chính Đội ngũ công chức cấp huyện

là những người giữ các vị trí trong bộ máy nhà nước có chức năng thực thicông vụ nhằm mang lại lợi ích cho xã hội

Bao gồm các nhóm lĩnh vực cơ bản như: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính –

kế hoạch, Tài nguyên – môi trường, lao động – phúc lợi xã hội, văn hóa thôngtin; giáo dục đào tạo, y tế, nông nghiệp và nông thôn,…Tùy theo đặc điểmcủa từng quốc gia các cơ quan chuyên môn này sẽ có tên gọi, chức năngnhiệm vụ khác nhau

1.1.2 Đặc điểm công chức các phòng chuyên môn cấp huyện

Ngoài các đặc điểm chung giống như cán bộ công chức,công chức cácphòng chuyên môn cấp huyện (gọi tắt là công chức cấp huyện) có những đặcđiểm riêng như:

- Công chức cấp huyện là những người làm việc trong hệ thống cơ quanhành chính nhà nước cấp huyện;

- Công chức chuyên môn cấp huyện được xếp vào một ngạch công chức hành chính theo quy định của Chính phủ;

14

Trang 23

- Công chức chuyên môn cấp huyện được tuyển dụng theo vị trí việclàm trong các cơ quan hành chính cấp huyện Bao gồm các cơ quan: tư pháp, nội

vụ, văn hóa thông tin, lao động thương binh xã hội, kế toán tài chính, địa chính…

- Công chức chuyên môn cấp huyện là người trực tiếp quản lý nhànước về các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, giáo dục quốc phòng của địaphương theo cơ chế chấp hành và điều hành

1.1.3 Yêu cầu đối với đội ngũ công chức các phòng chuyên môn cấp huyện

Xuất phát từ những đặc điểm trên, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ côngchức các phòng chuyên môn cấp huyện bao gồm:

Thứ nhất: Công chức các phòng chuyên môn cấp huyện phải có đầy đủphẩm chất đạo đức của cán bộ công chức trong một nền công vụ chính quy,hiện đại; Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự thay đổi về lốisống và quan điểm sống, xu thế hội nhập khiến cho các quan điểm, các giá trịđạo đức công vụ của công chức nói chung, công chức cấp huyện nói riêng đã

có sự hội nhập, các giá trị khác nhau của các nước Châu Âu, Châu Á, Châu

Mỹ đã mang đến rất nhiều thay đổi Song với đặc thù mang tính lịch sử vàtính quyền lực nhà nước thì đạo đức công vụ vẫn là yếu tố cốt lõi, đòi hỏi mỗicán bộ công chức phải: Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công - Vô tư, năngđộng, sáng tạo, am hiểu về lý luận quản lý hành chính hiện đại tận tụy phục

vụ nhân dân Chính quy ở đây được hiểu là được đào tạo đúng chuyên môn,nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, có đầy đủ năng lực chuyên môn,

kỹ năng thực tiễn như công nghệ thông tin, kỹ năng giải quyết thông tin, kỹnăng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo…và đáp ứng yêu cầu của khoa họcquản lý hiện đại

15

Trang 24

Thứ hai, Trung thành với Đảng, Chính phủ, với tổ quốc và nhân dân,xuất phát từ bản chất của nhà nước Nhà nước CHDCND Lào mang bản chấtcủa giai cấp công nhân, nhân dân lao động Bởi vậy yêu cầu tiên quyết đối vớiđội ngũ công chức cấp huyện nói riêng và công chức nói chung là phải trungthành với Đảng, chính phủ, với tổ quốc và với nhân dân.

Thứ ba, công chức phải là lực lượng nòng cốt và tiên phong trong việcbảo vệ kỷ cương phép nước và các quyền tự do, quyền con người;

Thứ tư, công chức phải là lực lượng đi đầu trong đấu tranh chống quanliêu, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác của bộ máy nhà nước;

Thứ năm, công chức cấp huyện phải am hiểu và tôn trọng luật pháp vàthông lệ quốc tế

Để đạt được những điều đó, công tác bồi dưỡng cán bộ công chức làkhâu đột phá để đem lại một đội ngũ cán bộ, công chức vừa “Hồng” vừa

Công chức chuyên môn cấp huyện là lực lượng chủ yếu xây dựngchính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương; trực tiếp thực thi chínhsách pháp luật của nhà nước; đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện thườngxuyên tiếp xúc với nhân dân

16

Trang 25

Là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng caohiệu lực, hiệu quả của bộ máy HCNN cấp quận/huyện, là lực lượng chủ yếutham gia xây dựng CNXH và đường lối đổi mới kinh tế của đất nước.

Là chủ thể trực tiếp phối hợp với các nguồn lực trong tổ chức như tàichính, lao động, cơ sở vật chất và nguồn lực khác

Là người trực tiếp thực hiện giao tiếp giữa các cơ quan của nhà nướcvới bên ngoài, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước khác nhau, tiếpnhận thông tin từ xã hội, rồi tiến hành phản hồi thông tin nhận được, giao tiếpvới cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công dân

Các công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có

vị trí, vai trò là cầu nối giữa chính quyền cấp huyện với quần chúng nhân dân

Chức năng nhiệm vụ:

Công chức các phòng chuyên môn cấp huyện là chủ thể thực hiện quản

lý nhà nước về các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, giáo dục quốc phòngcủa địa phương, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành

Công chức các phòng chuyên môn cấp huyện được phân công nhiệm

vụ theo quy định pháp luật của Chính Phủ, cơ quan nhà nước cấp trên để thựchiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn cấp huyện

Đội ngũ công chức các phòng chuyên môn cấp huyện đảm nhiệm các hoạtđộng công vụ, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thực hành pháp luật, đưapháp luật vào đời sống, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quản lý

và sử dụng có hiệu quả nguồn tài sản chung và ngân sách nhà nước phát triển ổnđịnh nền kinh tế xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện có chức năng thammưu giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ởđịa phương và thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyềncủa cơ quan nhà nước cấp trên

Trang 26

Công chức cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế vàcông tác của Ủy ban nhân dân đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp

vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên

Trình UBND cấp huyện các quyết định, chỉ thị, kế hoạch, chương trìnhthuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của mình

Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khiđược phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cáclĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao, theo dõi thi hành pháp luật

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý chuyên môncho cán bộ, xã, phường, thị trấn

Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xây dựng hệ thốngthông tin lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp

vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện

Thực hiện công tác thông tin, định kỳ báo cáo và đột xuất về tình hìnhthực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND cấp huyện và sởquản lý ngành, quản lý lĩnh vực

Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổchức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định

Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấungạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ,khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối vớicông chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật

Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính của UBND cấp huyện và cơquan chuyên môn cấp trên giao hoặc theo quy định của pháp luật

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của UBND cấp huyện vàcác quy định của pháp luật

18

Trang 27

1.2 Bồi dưỡng công chức các phòng chuyên môn cấp huyện

1.2.1 Khái niệm của hoạt động bồi dưỡng công chức các phòng chuyên môn cấp huyện

Trong quá trình quản lý nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lựctrong cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, thuật ngữ bồi dưỡng được thểhiện dưới nhiều góc độ khác nhau ví dụ như cách hiểu bồi dưỡng như là mộtquá trình giáo dục để con người có thêm kiến thức, thông tin mới còn bồidưỡng là một hình thức nâng cao kiến thức và kỹ năng đã có và đặc biệt cóthời gian để suy nghĩ và tập trung vào cách thức, biện pháp có thể giúp họhoàn thiện một cách có hiệu quả công việc của mình

Trong Đại Từ Điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý biên soạn định nghĩa

Bồi dưỡng là: 1 Làm khỏe thêm, khỏe thêm, bồi dưỡng sức khỏe 2.Làm cho tốt hơn, giỏi hơn, bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng nghiệp vụ [47, tr.191].

Theo Từ điển Tiếng Việt: Bồi dưỡng được hiểu là làm cho tăng thêm

năng lực hoặc phẩm chất, làm cho tốt hơn, giỏi hơn [44, tr.82].

Theo khoa học hành chính nhà nước: Bồi dưỡng là một tập hợp các

hoạt động nhằm nâng cao khả năng tư duy, tay nghề làm việc cho người lao động nhằm làm cho người lao động đáp ứng được điều kiện công việc hiện nay [30, tr.180].

Theo giáo trình nhân sự hành chính nhà nước của Việt Nam: Bồi

dưỡng là quá trình “hệ thống, bổ sung, cập nhật và nâng cao” năng lực của người lao động nhằm làm cho họ đáp ứng tốt hơn công việc được giao [30

tr.180]

Trang 28

Nâng cao (hiện đại, mới…) rèn luyện, thực hành, làm thử, rèn có kỹ năng

Mang tính lý thuyết, hệ thống

Vậy bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp huyện được hiểu là tập hợpcác hoạt động cập nhật trang bị thêm, trang bị mới về kiến thức, kỹ năng thựcthi công vụ, cho công chức chuyên môn cấp huyện

Trong Từ điển Lào không có khái niệm về bồi dưỡng nhưng theo luậtCán bộ công chức của Lào bồi dưỡng bao gồm các nội dung: tập huấn, bổ túc

và nâng cao Rõ ràng, bồi dưỡng được thiết lập trên nền tảng một hệ thốngthông tin, kiến thức nhất định mà người lao động đã có Bồi dưỡng côngchức chuyên môn là một bộ phận của bồi dưỡng nguồn nhân lực

20

Trang 29

Trong điều 44, 45 chương 8 Luật Cán bộ - Công chức số 74/QH của

Quốc Hội Lào ban hành ngày 18/12/2015 quy định rất rõ bồi dưỡng là hai

hoạt động “tập huấn” và “phát triển” công chức [6, tr.30].

Trong điều 44 quy định:

Tập huấn là quá trình học hỏi một cách có hệ thống để nâng cao trình

độ kiến thức, kỹ năng và tư tưởng của CCCM nhằm giúp cải tiến công việc và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ [6, tr.31].

Điều 45 quy định:

Phát triển là việc nâng cao cho CCCM về đạo đức cách mạng, tư tưởng lập trường, kiến thức chính trị, hành chính, kiến thức quản lý nhà nước, phương pháp làm việc khoa học một cách có hệ thống để nâng cao hiệu quả công việc [6, tr.31].

Vậy bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp huyện được hiểu là tập hợpcác hoạt động cập nhật trang bị thêm, trang bị mới về kiến thức, kỹ năng thựcthi công vụ, cho CCCM chuyên môn cấp huyện

- Vai trò của bồi dưỡng công chức các phòng chuyên môn cấp huyện

Bồi dưỡng có vai trò quan trọng bởi thông qua bồi dưỡng giúp tổ chứctối ưu hóa được việc sử dụng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, pháttriển kĩ năng của người sử dụng lao động trong tổ chức, tăng năng suất laođộng, tạo ra một linh hồn chung của tập thể, tạo ra một văn hóa học tập, tạo ramột bầu không khí làm việc hướng đến tương lai, hoàn thiện chất lượng laođộng, tạo ra một bầu không khí làm việc tốt, hình thành đạo đức nghề nghiệp,

an toàn lao động Riêng đối với các nhà quản lý, đào tạo bồi dưỡng tạo ra cơhội phát triển tổ chức và phát triển các kỹ năng lãnh đạo, quản lý mới tạo ra

sự trung thành hơn với tổ chức

Trang 30

Không nằm ngoài các vai trò đó, Bồi dưỡng trong hoạt động QLNN cóvai trò vô cùng quan trong đối với CCCM nói chung và cơ quan hành chínhnhà nước nói riêng Có thể thấy bồi dưỡng có vai trò quan trọng đối với cảcông chức chuyên môn và cơ quan nhà nước cụ thể:

Đối với Ủy Ban Nhân dân huyện: Bồi dưỡng giúp UBND huyện có

được đội ngũ công chức có đủ kỹ năng, nghiệp vụ góp phần tăng hiệu quảhoạt động công vụ, đáp ứng tốt các nhu cầu thực tiễn trong QLNN Duy trìđược nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của hoạt động công vụ và mục tiêu của

cơ quan QLNN (Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, CNH-HĐH đất nước,cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước )

Từ đó, môi trường HCNN cũng trở nên năng động, hiệu quả, tích cực

và chuyên môn hóa sâu hơn

Đối với công chức chuyên môn các phòng: Kiến thức giúp CCCM thực

thi công vụ có hiệu quả hơn, giúp họ thấy được sự quan tâm của tổ chức từ đógắn bó với tổ chức hơn

Thông qua bồi dưỡng công chức các phòng chuyên môn cấp huyệnđược đáp ứng những kiến thức kỹ năng mới từ đó họ không còn lúng túngtrước những thay đổi của thực tiễn

Giúp công chức chuyên môn thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp và nhu cầuthăng tiến của mình

Tạo cơ hội cho công chức chuyên môn có thể tự chủ khi thực thi công vụ Tạo

cơ hội cho công chức chuyên môn có thể ứng dụng các công nghệ mới, kỹnăng mới vào công việc giúp trang bị lại những kiến thức và kỹ năng

cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng độingũ công chức chuyên môn cấp huyện thành thạo chuyên môn nghiệp vụ; trungthành với chế độ XHCN, tận tụy với công vụ; có trình độ quản lý tốt; đáp

22

Trang 31

ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhànước cấp huyện, thực hiện tốt công tác công chức hành chính của nước nhà.

Công tác bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp huyện nhằm khắc phụcnhững hạn chế, hẫng hụt hiện nay để thực thi công vụ, bảo đảm yêu cầu côngviệc và nguồn nhân lực thường xuyên cho các cơ quan nhà nước cấp huyện

và cấp trung ương

Bồi dưỡng để nâng cao và củng cố kiến thức, năng lực cơ bản Tăngcường kiến thức và kỹ năng cho đối tượng bồi dưỡng là mục đích tự thân củacông tác đào tạo, bồi dưỡng Hoạt động công vụ là một dạng lao động yêucầu nhiều kiến thức sâu rộng và kỹ năng thành thục Vì vậy, công tác bồidưỡng cần đặt ra mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũcông chức chuyên môn cấp huyện là mục tiêu cốt yếu

Nâng cao khả năng thích nghi cho đội ngũ CCCM cấp huyện Trước sựthay đổi nhanh chóng của nền kinh tế nói chung và toàn xã hội nói riêng, côngtác quản lý theo ngành, lĩnh vực cũng vì thế mà đặt ra những yêu cầu rất mới và

cụ thể Sự giao thoa, chuyển dịch, du nhập các nền văn hóa, chính trị và kinh tếkhác nhau khi mở cửa hội nhập cũng đòi hỏi công tác bồi dưỡng phải giúpCCCM vượt qua những hụt hẫng ấy bằng cách trang bị cho họ những kĩ năng,chuyên môn, nghiệp vụ về pháp luật, kinh tế, văn hóa, kỹ năng quản lý

1.2.2 Nguyên tắc và yêu cầu của bồi dưỡng công chức các phòng chuyên môn cấp huyện

1.2.2.1 Nguyên tắc bồi dưỡng công chức các phòng chuyên môn cấp huyện

Xuất phát từ sự tương đồng với công tác đào tạo công chức chuyênmôn, công tác bồi dưỡng phải đáp ứng 4 nguyên tắc cơ bản như: Căn cứ vàotiêu chuẩn ngạch công chức, gắn với quá trình quản lý nhân sự tổ chức; phâncông, phân cấp cụ thể trong bồi dưỡng; bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việclàm; công khai minh bạch

Trang 32

Nguyên tắc thứ nhất, công tác bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị Hàng năm mỗi cơ quan đơn vị sẽ có kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, ban hành các quyết định phân công nhiệm vụ căn cứ vào đó sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thích hợp Thực tế công chức chuyên môn ở hầu hết các quốc gia vẫn sử dụng tiêu chí phân loại theo ngạch bậc là chủ yếu bởi vậy nên công tác bồi dưỡng cũng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

Nguyên tắc thứ hai, thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm Phân quyền là nguyên tắc hoạt động của

các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, của Lào nói riêng Nếu các nước như Anh, Pháp, Mỹ thực hiện tam quyền phân lập thì cũng giống Việt Nam, lào thực hiện việc phân quyền đó như sau: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Tựu chung lại phân cấp, phân quyền vẫn là đặc trưng chủ yếu của tất cả các loại hình chính trị Bởi vậy, khi thực hiện bồi dưỡng cho công chức chuyên môn cũng phải đảm bảo nguyên tắc này Phân công ở đây để thấy rõ được mục tiêu bồi dưỡng, trách nhiệm bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng, loại hình bồi dưỡng, cách thức bồi dưỡng cho cụ thể từ đó mới đảm bảo đào tạo bồi dưỡng đúng – đủ và chuẩn nhờ đó mục tiêu của bồi dưỡng mới đạt hiệu quả cao.

24

Trang 33

Nguyên tắc thứ tư, đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức Đây

là nguyên tắc thứ 3, ở nguyên tắc này, chúng ta có thể thấy được vai trò quyếtđịnh đến hiệu quả của công tác bồi dưỡng đó chính là đối tượng được bồidưỡng và loại hình bồi dưỡng phù hợp sẽ phát huy vai trò tối ưu Thực tế nếuđối tượng bồi dưỡng chưa sẵn sàng tham gia hoặc không quan tâm đến khóabồi dưỡng thì khả năng tiếp thu kiến thức sẽ kém Ngược lại nếu họ có quantâm, có chú trọng, tích cực tự học nhưng chương trình lại nặng lý thuyết,thiếu thực tế hay đơn giản là không phù hợp thì cũng không gây được hứngthú cho người học Bởi vậy hiệu quả cũng không cao

Nguyên tắc thứ năm, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả Đây là nguyên tắc cuối cùng của công tác bồi dưỡng Bởi lẽ, hoạt động của cơ quan

hành chính nhà nước là hoạt động công quyền, quyền lực nhà nước là quyền lực

do nhân dân giao phó bởi vậy rất cần sự công khai, minh bạch, hiệu quả có nhưvậy con đường tiến đến CNXH của Lào nói riêng các nước XHCN nói chungmới rút ngắn được Công khai là thông báo rộng rãi và truyền tải thông tin rộngkhắp không chỉ đối với các đơn vị, sở ngành, từng công chức chuyên môn màcòn đến cả cá nhân, tổ chức để cá nhân tổ chức và công dân nắm được các hoạtđộng đó Từ đó sẽ tin yêu và ủng hộ đội ngũ công bộc của dân hơn Minh bạch ởđây được hiểu là minh bạch trong tài chính, minh bạch trong mọi hoạt động củacông tác bồi dưỡng từ lựa chọn loại hình, xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêucũng như là quy trình đào tạo bồi dưỡng Suy cho cùng, yếu tố cốt lõi vẫn phải

là hiệu quả Hiệu quả ở đây được đánh giá dưới nhiều giác độ khác nhau như:thời gian ngắn nhất, chi phí thấp nhất, lượng kiến thức mà công chức chuyênmôn thu về là nhiều nhất, tính ứng dụng cao nhất và có thể áp dụng một cách cóhiệu quả trong thực tiễn thực thi công vụ

Trang 34

1.2.2.2 Yêu cầu bồi dưỡng công chức các phòng chuyên môn cấp huyện

Rõ ràng để đảm bảo đủ 4 nguyên tắc trên là một yêu cầu rất toàn diệnđối với công tác đào tạo bồi dưỡng công chức chuyên môn hiện nay Vậy yêucầu công tác bồi dưỡng CCCM là khâu cốt lõi quyết định chất lượng CCCMcủa cơ quan đơn vị Cùng với việc xác định mục tiêu bồi dưỡng, mục tiêunhư nào thì phải xây dựng yêu cầu như vậy Mục tiêu càng dễ định lượng thìyêu cầu càng cụ thể Về cơ bản, trong bồi dưỡng công chức chuyên môn sẽ cómột số nhóm yêu cầu cơ bản như:

Thứ nhất, yêu cầu đối với chủ thể bồi dưỡng (đội ngũ giảng viên).

Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng đối với công chức chuyên môn là:cung cấp tri thức, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý, nâng caotrình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công vụ, hoàn thiệnnhân cách cho cán bộ công chức Qua đó trang bị thế giới quan và phươngpháp luận khoa học và cách mạng cho đội ngũ công chức chuyên môn, giúpcông chức chuyên môn vận dụng tri thức được trang bị vào thực tiễn hoạtđộng công vụ Rõ ràng hoạt động đó đặc biệt ở chỗ hoạt động bồi dưỡngkhông phải dạy chữ, dạy làm người nói chung, mà là dạy kiến thức chuyênmôn, kỹ năng chuyên môn, lý luận chính trị, dạy làm người cán bộ cáchmạng, làm công bộc, đày tớ thật trung thành của nhân dân

Quan hệ giữa người dạy và người học ở trường không chỉ là quan hệ thầy

- trò, mà còn là quan hệ đồng chí Trên bục giảng, người thầy không chỉ truyềnthụ kiến thức, mà còn bồi dưỡng cho học viên nhân sinh quan cách mạng, thếgiới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh Người học không chỉ chủ động tiếp thu tri thức mà còn suy nghĩ

để vận dụng tri thức đó cùng những kinh nghiệm tích lũy được để xử lý nhữngvấn đề thực tiễn hoạt động công vụ đặt ra Vì vậy, trọng

26

Trang 35

trách của người thầy rất nặng nề.Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên khóa bồidưỡng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường giai cấp công nhânkiên định; có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng Hơn ai hết đội ngũgiảng viên tham gia bồi dưỡng phải là người nắm vững và trung thành với

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm túc đường

lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận

tư tưởng, lý luận; kiên quyết đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, chống đối của các thế lực thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Yêu cầu thứ hai phải mẫu mực về đạo đức, lối sống, tác phong làm việc khoa học, là tấm gương về lời nói đi đôi với việc làm; có thái độ khách quan, trung thực và ý thức tổ chức kỷ luật cao Không có gì thuyết phục tốt hơn

bằng chính tấm gương người thầy Khi giảng dạy, đội ngũ giảng viên nàyphải thực sự tâm huyết; trong cuộc sống hàng ngày phải giản dị, lắng nghe ýkiến những người xung quanh, không vụ lợi; trong quan hệ đồng chí, họcviên phải đoàn kết, khiêm tốn, hết lòng giúp đỡ…

Yêu cầu thứ ba, giảng viên khóa bồi dưỡng phải thường xuyên rèn luyện, học tập nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, đặc biệt là kiến thức

lý luận chuyên ngành, những thành tựu mới của khoa học xã hội và khoa học

tự nhiên để bắt kịp với trình độ phát triển của tri thức nhân loại, để vận dụngvào bài giảng một cách thuyết phục Hơn nữa, trình độ nhận thức và học thứccủa học viên ngày càng được nâng cao, đặc biệt số học viên có trình độ đạihọc và trên đại học không còn là hiếm Do vậy, nếu đội ngũ giảng viên khôngthường xuyên tự mình rèn luyện, tự học, cập nhật những kiến thức mới thì sẽ

bị lạc hậu Hồ Chí Minh đã dạy: “Người huấn luyện phải học thêm mãi thìmới làm được công việc huấn luyện của mình Người huấn luyện nào tự cho

Trang 36

là mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất” Chính vì vậy, Hồ Chí Minh

đã nhấn mạnh: Người huấn luyện nào tự mãn cho mình giỏi rồi mà dừng việchọc lại là lùi bước, là lạc hậu, là tự đào thải mình Do đó, yêu cầu đội ngũgiáo viên khóa bồi dưỡng ngoài tài năng, phải luôn luôn rèn luyện, trau dồiđạo đức cách mạng “Có tài phải có đức Có tài không có đức, tham ô hủ hóa

có hại cho nước Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, khônggiúp ích gì được ai”

Cuối cùng, phải tinh thông nghiệp vụ sư phạm, thật sự yêu nghề và tâm huyết với nghề Một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên là phải

có nghiệp vụ sư phạm, tức là có những kỹ năng và các phương pháp giảng dạy nhằm làm phong phú những nội dung của bài giảng, thay đổi cách học và phương pháp học, tạo sự hứng thú, tính chủ động, sáng tạo của học viên.

Thứ hai, yêu cầu đối với chương trình, tài liệu bồi dưỡng.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chính là yếu tố quan trọng quyết địnhđến sự thành công của công tác này Vì vậy tài liệu bồi dưỡng phải được biênsoạn phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng CCCM, cán bộ quản lý theo chuẩn nghềnghiệp, vị trí việc làm, yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả của hoạt độngcông vụ, phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng và nhu cầu phát triển nguồn nhânlực của cơ quan HCNN nói chung, UBND cấp huyện nói riêng; Tài liệu đượcbiên soạn phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, mang tính thời sự vàcập nhật thông tin mới, đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm với kỹ năng thựchành; Tài liệu biên soạn phải phù hợp với Chương trình bồi dưỡng CCCM vàcác quy định của nhà nước; Tài liệu bồi dưỡng được tổ chức biên soạn phùhợp với loại hình tổ chức bồi dưỡng cụ thể như: Từ xa, bồi dưỡng tập trung,bồi dưỡng bán tập trung, phải đảm bảo ngoài năng lực nghiệp vụ phải bồidưỡng cả đạo đức, phẩm chất, nhân cách cho đội ngũ cán bộ công chức Nộidung bồi dưỡng phải gắn với vị trí việc làm, tiêu chuẩn của vị trí việc

làm 28

Trang 37

Thứ ba, yêu cầu đối với hoạt động đào tạo bồi dưỡng phải công khai minh bạch về tài chính, phải toàn diện và công bằng, đúng pháp luật, gắn với tự chủ của đơn vị Minh bạch về tài chính thể hiện qua việc sử dụng hiệu quả nguồn

ngân sách nhà nước phân bổ cho công tác bồi dưỡng, đảm bảo đúng đủ vàchống lãng phí Toàn diện là yêu cầu đòi hỏi công tác bồi dưỡng phải đảm bảođúng mục tiêu, khắc phục được những tồn tại và hạn chế của các khóa đào tạotrước, khắc phục những hạn chế hiện tại của đội ngũ cán bộ công chức, hạn chếcủa hoạt động bồi dưỡng Công bằng thể hiện thông qua việc đảm bảo tất cảCCCM đều có cơ hội được tham gia đào tạo bồi dưỡng Đúng pháp luật là yêucầu cơ bản xuất phát từ đặc trưng của hoạt động quản lý nhà nước, rõ ràng tuânthủ pháp luật là yêu cầu cơ bản bắt buộc phải tuân thủ quy định chung của đảng

và nhà nước về đào tạo bồi dưỡng, tuân thủ các quy định về thu chi ngân sách,quy chế đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ công chức

Có vậy mới đảm bảo tính pháp chế của nhà nước trong hoạt động quản lý đàotạo bồi dưỡng CCCM cấp huyện

Thứ tư, yêu cầu đối với hoạt động đánh giá sau bồi dưỡng.

Đây là khâu cuối cùng để xác định hoạt động bồi dưỡng có thực sựhiệu quả hay không Hiện nay, công tác bồi dưỡng chưa chú trọng nhiều đếnkhâu này, mà chỉ chú trọng đến văn bằng chứng chỉ được cấp sau mỗi khóabồi dưỡng mà không đánh giá được kiến thức, kỹ năng, thái độ đã tiếp nhận

và ứng dụng được đến đâu Chính vì vậy đây là yêu cầu cần phải đảmbảo.Yêu cầu đánh giá cần tập trung vào các nội dung như: thái độ học tập củacán bộ, công chức, chương trình bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, cách tổchức quản lý, đội ngũ giảng viên

Thứ năm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng

Các trường, các trung tâm hay các cơ sở bồi dưỡng phải trang bị đầy đủ

Trang 38

các cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy đặc biệt là các bài họctình huống, các bài học nhập vai hay giả định Trang thiết bị phải đáp ứngyêu cầu của tình hình mới, cập nhật theo kiến thức, kỹ năng của chương trìnhbồi dưỡng mới.

1.2.3 Mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng công chức các phòng chuyên môn cấp huyện

1.2.3.1 Mục tiêu bồi dưỡng

Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng công chức được xác định cụ thểtheo từng thời kỳ phát triển của xã hội nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ côngchức đáp ứng những mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội của từng quốc gia.Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu cơ bản của công tác này là:

Thứ nhất, trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến

thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ; trung thành với chế độ XHCN, tậntụy với công vụ; có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn vànâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước; tiếp tục thực hiện một cách

có chất lượng và hiệu quả chương trình cải cách hành chính nhà nước

Thứ hai, thực hiện bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn của từng ngạch

công chức và chức danh công chức giữ chức vụ quản lý đã được nhà nước ban hành nhằm khắc phục về cơ bản những hạn chế, hẫng hụt hiện nay để thực thi công vụ, bảo đảm yêu cầu công việc và tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho các cơ quan nhà nước

Thứ ba, bồi dưỡng để củng cố kiến thức và năng lực cơ bản Tăng cường

kiến thức và kỹ năng cho đối tượng bồi dưỡng là mục đích tự thân củacông tác đào tạo, bồi dưỡng Đội ngũ công chức hành chính chỉ là một bộ phận của nguồn nhân lực cả nước nhưng nó đóng vai trò quan trọng vì đây là

30

Trang 39

nhân tố giúp vận hành cả bộ máy hành chính Hoạt động lao động hành chínhnhà nước thuộc dạng lao động yêu cầu nhiều kiến thức sâu rộng và kỹ năngthành thực Vì vậy công tác bồi dưỡng cần đặt ra mục tiêu trang bị kiến thức

và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ công chức hành chính là một trong nhữngmục tiêu cốt yếu

Thứ tư, nâng cao khả năng thích nghi cho đội ngũ công chức hành

chính Trước những thay đổi lớn và nhanh chóng, bất cứ cá nhân và cộngđồng nào cũng khó tránh được những hẫng hụt Đối với đội ngũ công chứchành chính hạn chế về trình độ vốn kiến thức là yếu tố gây sự hẫng hụt to lớn.Tiếp cận với nền hành chính hiện đại của thế giới, giao dịch với những cánhân đến từ những nền văn hóa, chính trị và trình độ kinh tế khác nhau saukhi mở cửa hội nhập đòi hỏi công tác bồi dưỡng cần phải giúp họ vượt quanhững hẫng hụt ấy bằng cách trang bị những kiến thức và kỹ năng mới (kiếnthức về pháp luật, về kinh tế, về văn hóa, về kỹ năng quản lý )

Thực tế công tác bồi dưỡng CCCM của Lào và của các nước trên thếgiới cho thấy, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực quản lýhành chính cho đội ngũ công chức nhà nước là một yêu cầu khách quan của

sự phát triển Xã hội phát triển càng cao đòi hỏi năng lực chuyên môn lại càngcần được nâng cao và đa dạng hóa, trình độ, kỹ năng quản lý càng cần phảiđược hoàn thiện, cập nhật

1.2.3.2 Nội dung chương trình bồi dưỡng

Nội dung được hiểu là “tất cả những thông tin được thể hiện thông quamột số phương tiện, như lời nói, văn bản hoặc bất kỳ nghệ thuật nào khácnhau” Nội dung là việc trình bày thông tin có mục đích hướng tới khán giảthông qua một kênh bằng một hình thức Nội dung các chương trình này baogồm các nhóm chủ yếu như:

Trang 40

- Chương trình lý luận chính trị: Lý luận chính trị là hệ thống tri thức vềlĩnh vực chính trị, nó là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại giớihạn trong lĩnh vực chính trị, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và thựctiễn chính trị của nhiều người, qua nhiều thế hệ Lý luận chính trị khẳng định vai trò

và tầm quan trọng to lớn của nó đối với nhận thức

và hành động của CCCM nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung,bởi lý luận chính trị bao gồm những tri thức tổng hợp, liên ngành mang tínhđảng, tính giai cấp rõ rệt, đồng thời có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa vàtính dự báo khoa học cao Đồng thời nó cho thấy sự khó khăn, phức tạp củaquá trình sáng tạo, nhận thức và vận dụng lý luận chính trị Chương trình lýluận chính trị trang bị, cung cấp tri thức, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng lãnhđạo, quản lý, nâng cao trình độ lý luận chính trị, hoàn thiện nhân cách cho cán

bộ Qua đó trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cáchmạng cho đội ngũ cán bộ, giúp cán bộ vận dụng tri thức được trang bị vàothực tiễn công tác Các chương trình lý luận chính trị này thường được tổchức ở các trường chính trị, các trung tâm chính trị Thực chất, các trung tâmchính trị này chính là trường đảng, là công cụ giáo dục lý luận chính trị quantrọng của Đảng và Nhà nước, có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và dự nguồn các chức danh chủ chốt của hệthống chính trị cấp cơ sở và cán bộ, công chức, viên chức cấp phòng ở địaphương Riêng đối với CCCM trong cơ quan HCNN thì bồi dưỡng lý luậnchính trị còn bao gồm cả việc học tập, phổ biến đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước thông qua các chương trình học tập chung

- Kiến thức chuyên môn: Mỗi CCCM đều cần có chuyên môn nghiệp vụ

để đủ năng lực, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Lúc đó việc có thể đạtđược năng suất lao động tốt như ý muốn, có được hiệu quả cao

32

Ngày đăng: 08/04/2021, 14:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. UBND tỉnh, Quyết định số 144/2009/QĐ-TT về việc phê duyệt đề án“đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực CBCC trực tiếp tham gia công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2012-2017” tại tỉnh Sa Văn Na Khệt Sách, tạp chí
Tiêu đề: đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực CBCC trực tiếp tham giacông tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2012-2017
1. Bộ Nội Vụ (2017), Công văn đề nghị số 198/NV của bộ Nội Vụ nước CHDCND Lào ban hành ngày 26/07/2017 về công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBCC Khác
2. Chính Phủ (2003), Nghị định số 82/2003/NĐ - CP của Thủ tướng chính phủ nước CHDCND Lào ban hành ngày 19/05/2003 về quy chế công chức Khác
3. Chính Phủ (2017), Nghị quyết 294/CP của Chính phủ nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào ban hành ngày 04/09/2017 về tập huấn và phát triển cán bộ - công chức Khác
4. NCS. Manivong Bongsouvanh (2020), Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở Tỉnh Savannakhet, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Tạp chí quản lý nhà nước Khác
5. NCS.Phonesavanh Latsavong (2020), Quản lý nhà nước về bồi dưỡng đội ngũ công chức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tạp chí quản lý nhà nước Khác
6. Quốc Hội (2015), Luật Cán bộ - Công chức số 74/QH của Quốc Hội Lào ban hành ngày 18/12/2015 Khác
7. Quốc Hội (2017), Luật chính phủ nước CHDCND Lào số 04/QH của quốc hội nước CHDCND Lào ban hành ngày 04/09/2017 Khác
8. Sayphanit Vilaman (2020), Bồi dưỡng công chức chuyên môn tại huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào Khác
9. Thủ Tướng Chính Phủ (2010), Nghị quyết 42-NQ/TW của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 30/11/2010 về công tác quy hoạch cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Khác
10. UBND huyện (2015), Báo cáo kinh tế - xã hội số 482/BC-UBND ngày 12/12/2015 của UBND huyện Xaybuly Khác
11. UBND huyện, Báo cáo số 216/BC-UBND ngày 19/09/2019 về tình hình sử dụng biên chế năm 2019 và kế hoạch sử dụng biên chế năm 2020 Khác
12. UBND huyện, Báo cáo số 318/BC-UBND ngày 10/12/2019 Báo cáo tổng kết 06 tháng cuối năm năm 2019 Khác
13. UBND huyện (2020), Báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020 số 135/BC-UBND ngày 25/06/2020 của UBND huyện Xaybury Khác
14. UBND huyện (2020), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo bồi dƣỡng công chức của huyện XayBuly giai đoạn 2015-2020 số 358/BC-UBND ngày 12/11/2020 của UBND huyện Xaybuly Khác
15. UBND tỉnh, Quyết định số 58/1997/QĐ-TT ban hành ngày 21/08/1997 về việc kiện toàn trường Chính trị - Hành chính của tỉnh và trường Chính Trị - Hành Chính Viên Chăn thành trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng tập trung Khác
17. UBND tỉnh, Quyết định số 33/2010/QĐ-TT về việc ban hành kế hoạch triển khai chương trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn2012-2017 Khác
18. UBND tỉnh, Quyết định số 23/2010/QĐ-TT về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề tài bảo đảm nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị ở tỉnh Sa Văn Na Khệt đến năm 2015 của cơ quan quản lý hành chính nhà nước Khác
20. UBND tỉnh, Quyết định số 105/QĐ-TT về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp thuộc chính quyền cấp quận, huyện Khác
21. Văn Phòng Chính Phủ (2003), Quyết định 508/2003/QĐ - VPCP của văn phòng chính phủ ban hành này 10/10/2003 về hướng dẫn thực hiện nghị định số 82/2003/NĐ – CP Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w