1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tâm lý học lối sống dưới góc nhìn tâm lý học văn hóa và vấn đề xây dựng lối sống con người việt nam theo tinh thần nghị quyết của đảng

23 45 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 212,5 KB

Nội dung

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Edouard Herriot đã nói “Văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả.”

Trang 1

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng

tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống Song, chính văn hóa lại tham giavào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội

Edouard Herriot đã nói “Văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả.”

Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng ngàn năm lao động sáng tạo, đấutranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc ViệtNam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh trên thếgiới Văn hóa VN đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách và bản lĩnh Việt Nam,

làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc “Văn hóa còn dân tộc còn, văn hóa mất dân tộc mất”.

Khi nghiên cứu về văn hóa nói riêng người ta không thể không nghiêncứu về lối sống, bởi lẽ nghiên cứu về con người trước hết và về bản chất,không gì khác hơn, chính là nghiên cứu về cuộc sống và văn hóa của conngười Nghiên cứu về văn hóa con người cũng nhất thiết phải nghiên cứu lốisống con người, bởi lẽ thông qua đó các thông điệp, mã số và các giá trị vănhóa mới được nhận diện, giải mã và phân tích với những chiều cạnh đầy đủnhất Do đó, lối sống là một phạm trù cơ bản của khoa học xã hội, một vấn đềphong phú, đa dạng và phức tạp Từ trước đến nay, lối sống, đã được tiếp cận

và nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau Đối với tâm lý học văn hóa, khiquan niệm văn hóa là phức hợp tâm lý chỉnh thể được hình thành và phát triểncao độ trong hoạt động của cá nhân, phản ánh dấu ấn của cộng đồng thì lốisống giữ một vị trí trung tâm

1 Tiếp cận nghiên cứu lối sống trong tâm lý học văn hóa

Dưới góc độ của tâm lý học văn hóa, lối sống được nghiên cứu vớinhiều chiều và nhiều khía cạnh khác nhau Để thấy được quan niệm của tâm

lý học văn hóa về lối sống cần làm rõ mối quan hệ giữa “văn hóa” và “lối

Trang 2

sống” Có thể khẳng định chắc chắn, rằng “lối sống” có liên quan mật thiếtvới “văn hóa” và có thể coi “lối sống” như một bộ phận hợp thành của “vănhóa”, hay là một phương thức tồn tại và biểu hiện của “văn hóa” Tuy nhiên,không nên và không thể đồng nhất hai phạm trù lối sống và văn hóa Cho đếnnay đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về các phạm trù “văn hóa” và

“lối sống”, nhưng dù tiếp cận và định nghĩa các phạm trù trên theo cách nàothì người ta đều có thể nhận ra có phần chồng lấn, nhưng cũng có phần khôngtrùng khớp giữa nội hàm và do đó, cả ngoại diên của hai phạm trù trên Có thểchỉ ra một số phạm vi không trùng khớp giữa nội hàm của hai phạm trù trêntheo một cách chung nhất

Thứ nhất, “văn hóa”, dù định nghĩa theo cách nào thì phạm trù này

cũng dùng để chỉ một thực thể phức hợp mà xét theo chiều thẳng đứng luôn

có nhiều cấp độ, nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó ở “tầng đáy” hay nềntảng của văn hóa bao giờ cũng là các giá trị và hệ giá trị, còn ở “tầng ngọn”hay các “cấu trúc thượng tầng” là các hình thức biểu hiện cụ thể của văn hóa,như các biểu tượng, các hình thức nghệ thuật, các ứng xử văn hóa, trong đó

có lối sống của các cá nhân và các nhóm, các cộng đồng người Trong khi đó,

“lối sống”, dù được định nghĩa theo cách nào, thì phạm trù này cũng chỉdùng để chỉ những quá trình hiện thực hóa các giá trị và hệ giá trị văn hóatrong thực tiễn cuộc sống hằng ngày Vì vậy, xét theo chiều thẳng đứng thìthực thể lối sống không có nhiều tầng lớp và cấp độ như văn hóa, đồng thời,xét về lý thuyết, chỉ có các giá trị và hệ giá trị nào được hiện thực hóa trongthực tiễn cuộc sống của con người thì mới được coi là chiều sâu văn hóa củalối sống Điều này cũng có nghĩa là khi nghiên cứu về lối sống người ta bắtbuộc phải nghiên cứu các chiều sâu văn hóa của nó, phải khám phá xem lốisống đó dựa trên hay là sự hiện thực hóa trong thực tiễn của những giá trị và

hệ giá trị nào Hơn nữa, các giá trị và hệ giá trị lại không bao giờ đứng độc

Trang 3

lập hay tác động đến lối sống một cách đơn lẻ theo những tuyến tính xácđịnh, mà thường chúng luôn tương tác với nhau, đan xen với nhau và do đó cónhững hình thức hiện thực hóa đa dạng và phức hợp Vì vậy, nghiên cứu vềlối sống lại phải nghiên cứu cả các cách ứng xử văn hóa, các chế định văn hóa

và các biểu tượng văn hóa Đây là những bộ phận hợp thành, những tầng lớpvăn hóa rất gần gũi với lối sống và thậm chí trùng khớp với lối sống, chính làlối sống Nhưng dù sao đi nữa thì cũng không được quên rằng: nghiên cứucác chiều sâu văn hóa của lối sống là nhằm để khám phá lối sống, để hiểu rõbản chất và xu hướng biến đổi của lối sống, nhưng không được vì vậy màđồng nhất hai phạm trù lối sống và văn hóa

Thứ hai, khi xét theo chiều phẳng ngang thì vấn đề còn trở nên phức

tạp hơn Khi tiếp cận theo chiều cạnh này dường như lối sống hoàn toàn trùngkhớp với văn hóa, bởi lẽ bất cứ hoạt động sống nào của con người cũng là sựhiện thực hóa các giá trị văn hóa Tuy nhiên, ở đây có ba điểm cần làm rõ để

có thể ít nhiều chỉ ra cái ranh giới vô hình, mong manh giữa lối sống và văn

hóa: Một là, hoạt động sống và lối sống của con người chỉ có thể được hiểu

là những cạnh chủ qua của văn hóa mà thôi Những giá trị văn hóa vật thể vàphi vật thể được con người sáng tạo ra từ hàng nghìn năm nay và được traotruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì vô cùng phong phú và đa dạng Tuynhiên, không phải tất cả những giá trị đó đều được tiếp nhận, đều được tiếpnhận theo những mức độ và phương thức giống nhau, và không phải tất cảchúng đều được hiện thực hóa như nhau trong thực tiễn cuộc sống của conngười Vì vậy, chỉ những giá trị nào được con người chấp nhận và đang hiệnthực hóa nó trong cuộc sống mới tạo nên hoạt động sống và góp phần tạo nênlối sống của con người hiện nay Những giá trị văn hóa đó và sự hiện thựcnhững giá trị đó trong hiện tại chính là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa,

và trùng khớp với hoạt động sống và lối sống Còn những giá trị văn hóa

Trang 4

khác không được hiện thực hóa thông qua hoạt động sống, thì dù có tồn tại(thông qua tục ngữ, ca dao, qua tín điều tôn giáo, học thuyết chính trị hay quacác biểu tượng văn hóa) cũng không thể được coi là một bộ phận, một yếu tốcủa hoạt động sống hay lối sống Chúng tồn tại và tạo nên chiều cạnh kháchquan của văn hóa Hơn nữa, cần chú ý là văn hóa hay lối sống luôn luôn tồntại gắn với và được xác định bởi các cá nhân và các nhóm, các cộng đồngngười Vì vậy, có thể giá trị hay hệ giá trị văn hóa nào đó được hiện thựctrong thực tiễn của cá nhân hay nhóm, cộng đồng này, mà lại không được biếtđến và hiện thực hóa trong thực tiễncuộc sống bởi cá nhân hay cộng đồngngười khác Cho nên, chúng có thể là chiều cạnh chủ quan của văn hóa ởnhóm, hay cộng đồng người này mà lại hoàn toàn có thể là các chiều cạnhkhách quan của văn hóa đối với nhóm hay cộng đồng khác Do đó mà xéttheo bề ngang thì văn hóa và lối sống không phải và không thể lúc nào cũngtrùng khớp với nhau, và nhất lọat như nhau đối với tất cả các nhóm và cáccộng đồng người

Hai là, hoạt động sống và lối sống không đồng nhất với nhau Ở đây

chính là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái đặc thù và cái phổbiến Hoạt động sống của con người thì vô cùng phong phú, đa dạng, đachiều, nhưng chỉ những hoạt động sống nào được diễn ra lặp đi, lặp lại nhiềulần trong cuộc đời một cá thể thì mới có thể được coi là bộ phận cấu thànhnên lối sống của cá thể ấy Tương tự, chỉ những hoạt động sống nào lặp đi, lặplại và phổ biến trong đa số cá thể của một cộng đồng xác định nào đó thìnhững hoạt động sống đó mới được coi là yếu tố cấu thành nên lối sống củacộng đồng đó Vả lại, lối sống không chủ yếu chỉ là tập hợp các hoạt độngsống quen thuộc của các cộng đồng người mà chủ yếu là những cách thức màcác cộng đồng người đó tiến hành những hoạt động sống nói trên

Trang 5

Ba là, lối sống chỉ là cái hiện hữu, còn văn hóa thì có tính lịch sử Khi

nghiên cứu văn hóa của một cộng đồng người nào đó thường thì người taphải nghiên cứu toàn bộ nền văn hóa đó trong cả chiều sâu lịch sử của nó Chỉ

có như vậy người ta mới có thể nắm được những đặc trưng lớn, khám pháđược những hệ giá trị căn bản tạo nên bản sắc của nền văn hóa đó Trong khi

đó, nghiên cứu về lối sống, tức là nghiên cứu sự hiện thực hóa các giá trịtrong thực tiễn cuộc sống, và do vậy, mối quan tâm của nhà nghiên cứu chủyếu là dành cho những cái đang diễn ra, chứ không phải là cho những gì đãdiễn ra, tức là chủ yếu cho thời hiện tại chứ không phải thời quá khứ của hoạtđộng sống và lối sống Tuy vậy, cái ranh giới thực tế giữa hiện tại và lịch sử,giữa cái đang diễn ra và cái đã diễn ra là vô cùng mong manh và chỉ có tínhtương đối, đặc biệt là khi ta xem xét nó trong bối cảnh nghiên cứu lối sốngcủa con người Trong khi tiến hành các hoạt động sống của mình, mỗi conngười đều tiến hành nó một cách có ý thức Cái gọi là “ý thức” luôn luônthường trực để chỉ đạo hoạt động sống ấy của con người chính là “ký ứcsống” Ký ức sống lại bao gồm nhiều thành tố, kể cả những cái bản năng, haynhư Sigmund Freud gọi, là những dục vọng, là tất cả những yếu tố tạo nênphản xạ sống vô điều kiện và có điều kiện được tích lũy trong quá trình tiếnhóa sinh học lâu dài và di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Nhưng chủyếu ký ức sống được tạo nên từ những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy

từ trước đó của mỗi cá nhân Giá trị văn hóa thẩm thấu vào trong quá trìnhtích lũy và hình thành ký ức sống đó, chi phối động cơ và hình dung của conngười về tác động và kết quả của hoạt sống, và được hiện thực qua hoạt độngsống Mối liên hệ giữa ký ức sống với hoạt động sống đó chính là mối liên

hệ giữa cái đã qua và cái đang diễn ra, giữa hiện tại và lịch sử Mỗi cá nhâncon người có ký ức sống riêng của mình, và mỗi nhóm, mỗi cộng đồng lại có

ký ức sống chung, đó là loại hình “ký ức sống tập thể” “Ký ức sống tập thể”

Trang 6

này chính là một trong những nền tảng hợp thành nền văn hóa phi vật thể củacộng đồng người đó, bao gồm cả hệ giá trị, những chế định văn hóa đượctruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tiêu chí đạo đức chung, những khátvọng, những kinh nghiệm và tri thức v.v… của cả cộng đồng, đóng vai tròđịnh hướng đối với hoạt động sống của cộng đồng ấy Như vậy, nghiên cứu

về lối sống của bất kỳ cộng đồng người nào cũng không thể không khám phá

về ký ức sống tập thể của cộng đồng ấy, tuy nhiên đó chỉ là cách tiếp cận sửhọc đối với chiều cạnh chủ quan của văn hóa của cộng đồng ấy, chứ khôngphải là nghiên cứu lịch sử văn hóa của cộng đồng ấy

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình của các nhà khoa học Việt Nam

và nước ngoài nghiên cứu về lối sống, tiếp cận lối sống dưới nhiều góc độkhác nhau, và vì thế đã từng đề xuất nhiều cách định nghĩa khác nhau về “lốisống” Xin nêu ra đây một số định nghĩa tiêu biểu nhất

Định nghĩa của Đôbơrianốp: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quanhóa của hệ thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiệnsống, thể hiện trong hoạt động của con người”

Định nghĩa của Sôrôkhôva: “Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạtđộng sinh sống tiêu biểu, là phương thức hoạt động đã được xác định”

Định nghĩa của Daxêpin: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạtđộng của con người trong một thể thống nhất với môi trường hoạt động của

xã hội và cá nhân” Tác giả này còn nêu ra 5 dạng hoạt động của lối sốnglà: hoạt động cai tạo, hoạt động định hướng, hoạt động giao tiếp và hoạtđộng nghệ thuật

Gần đây, trong các nghiên cứu của mình một số nhà khoa học Việt Namcũng đề xuất một số định nghĩa về lối sống như sau:

Định nghĩa của Trần Văn Bính và cộng sự: “Lối sống là một phạm trù xãhội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm

Trang 7

xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhấtđịnh, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ,trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa”

Định nghĩa của nhóm tác giả Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng

và Lưu Thu Thủy: “Lối sống là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cáchnghĩ, nếp sinh hoạt, thói quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp, xửsự…) tạo nên cái riêng của mỗi cá nhân hay một nhóm người nào đó”

Định nghĩa của Nguyễn Trần Bạt: “Lối sống là một thói quen có địnhhướng, có chất lượng lý tưởng Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợptất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn hoá của một con ngườihay một cộng đồng” Tác giả này còn giải thích thêm: “Lối sống bao gồmnhiều yếu tố cấu thành như: Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh cácphong tục tập quán, cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau, quan niệm về đạođức và nhân cách”

Định nghĩa của Lê Đức Phúc: “Lối sống là khái niệm dùng để chỉ toàn

bộ những hình thức hoạt động mang tính ổn định, đặc trưng cho cá nhân haynhóm Những hình thức này được quy định bởi trình độ nhận thức về lẽ sốngcũng như điều kiện thỏa mãn những nhu cầu liên quan đến giá trị văn hóa”

Tất cả các định nghĩa được dẫn ra trên đây, dù hòan toàn chưa đủ tínhđại diện cao cho hàng trăm định nghĩa về lối sống từng được nêu ra, cũngphần nào phản ánh được tính chất phức tạp của công việc này Tuy nhiên cóthể rút ra ba kết luận quan trọng khi nghiên cứu về lối sống: Một là, lối sống làtoàn bộ những hình thức hoạt động tiêu biểu và tương đối ổn định của cá nhân

và nhóm Hai là, lối sống được hình thành và thay đổi thông qua các quan hệsản xuất vật chất và tinh thần, chính trị và xã hội trong những điều kiện củanhững môi trường cụ thể khác nhau Ba là, lối sống và những biểu hiện cụ thể

Trang 8

của nó, tuy phản ánh cái phổ quát, dấu ấn chung của các thiết chế xã hội, dân tộc,vùng miền song luôn có sự khác biệt cá nhân và sự khác biệt về văn minh.

Nghiên cứu lối sống cần phải chú trọng cả chiều chủ quan và kháchquan của văn hóa.Trong khi nhấn mạnh rằng lối sống là chiều cạnh chủ quancủa văn hóa cũng không được phủ nhận vai trò của những chiều cạnh kháchquan của văn hóa, bởi hai loại chiều cạnh này không tồn tại biệt lập đối vớinhau, mà trên thực tế luôn tương tác với nhau trong một mối quan hệ biệnchứng, quy định lẫn nhau và tồn tại đan xen, có thể hoán vị nhau trong nhữngđiều kiện xác định Về bản chất con người là sinh vật xã hội, họ tiến hành cáchoạt động sống một cách có ý thức, tức là họ chỉ làm những việc họ cho lànên làm, cần phải làm và có thể làm được - họ là sinh vật có tính lựa chọnhành vi cao Tính lựa chọn hành vi ở đây không chỉ biểu hiện ở động cơ vàtính mục đích của hoạt động sống mà còn ở chỗ con người còn có thể lựachọn phương thức và phương tiện tiến hành hoạt động sống của mình Nóinhư vậy không có nghĩa là con người - từng cá thể hay toàn nhóm, toàn cộngđồng có toàn quyền quyết định và lựa chọn khi tiến hành hoạt động sống của

họ Phạm vi lựa chọn của họ luôn luôn bị giới hạn và quy định bởi những điềukiện khách quan không giống nhau và trong không ít trường hợp thì họ không

có khả năng hoặc không được phép lựa chọn cho hành vi của mình Conngười xét về bản chất là “sinh vật xã hội”, là sinh vật có tính lựa chọn hànhvi”, nhưng chưa bao giờ là “sinh vật hoàn toàn tự do”, tức là chưa bao giờ conngười hoàn thành “bước nhảy” từ “vương quốc của tất yếu” sang “vươngquốc của tự do”

Từ phân tích như trên có thể hiểu lối sống của con người chính là cácchiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị vănhóa thông qua hoạt động sống của con người trong những điều kiện sống xácđịnh Đó là cấp độ thứ nhất trong định nghĩa về lối sống

Trang 9

Lối sống bao gồm cả lối sống cá nhân và có lối sống tập thể Do đó,trong nghiên cứu về lối sống cần tránh cả hai khuynh hướng hoặc tuyệt đốihóa khía cạnh cá nhân, hoặc tuyệt đối hóa khía cạnh tập thể Tuy nhiên, để cócái nhìn khái quát về lối sống của con người thì cần chú trọng nghiên cứu lốisống của các nhóm, các cộng đồng người và của toàn xã hội Vì vậy màkhông phải bất cứ hoạt động sống nào, không phải toàn bộ các hoạt động sốngcủa con người đều được coi là lối sống, mà chỉ những hoạt động sống vàphương thức tiến hành các hoạt động sống nào lặp đi lặp lại, có tầm ảnhhưởng mạnh và độ phổ biến cao trong đa số cá thể của một nhóm, một cộngđồng người hay trong toàn xã hội thì mới được coi là lối sống và các biểu hiệncủa lối sống

Ở cấp độ thứ hai, có thể hiểu lối sống là tất cả những hoạt động sống vàphương thức tiến hành các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toànthể các nhóm, các cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong một khoảngthời gian tương đối ổn định

Tóm lại, từ cách tiếp cận như vậy, có thể đề xuất một định nghĩa như

sau về phạm trù lối sống: “Lối sống của con người là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người Lối sống bao gồm tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định, đặt trong mối tương tác biện chứng của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mối liên hệ lịch sử của chúng”.

2 Những mặt, những khía cạnh cơ bản của lối sống

Với cách tiếp cận và quan niệm về lối sống như trên, có thể nhận thấylối sống có nhiều mặt, nhiều khía cạnh có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất

Trang 10

với nhau Những mặt, những khía cạnh cơ bản của lối sống là: lẽ sống, nếpsống, mức sống, kiểu sống, chất lượng cuộc sống.

Cuộc sống của cá nhân hay cộng đồng thường diễn ra theo một quan

niệm nào đó, còn được gọi là lẽ sống Lẽ sống là triết lý về cuộc đời, là mặt ý

thức của lối sống, nó đề cập đến mục đích, ý nghĩa, lý tưởng của cuộc sống, là

ý chí, khát vọng của con người Lẽ sống biểu hiện ra ở quan điểm sống, mụcđích sống, động cơ, thái độ lựa chọn các hoạt động và các mối quan hệ trongcuộc sống Nghiên cứu lối sống không thể tách rời lẽ sống, trong giáo dục lốisống phải chú ý đến lẽ sống, lẽ sống cao đẹp, lối sống lành mạnh

Nếp sống là khái niệm được dùng để chỉ thói quen sinh sống, hoạt động

theo một hướng quy định, một trật tự nào đó Nếp sống là những phương thứchoạt động, hành vi ứng xử của con người được lặp đi lặp lại thành thói quentrong sinh hoạt, phong tục, tập quán, hành vi đạo đức Nếp sống là mặt ổnđịnh của lối sống và cũng bị chi phối bởi lẽ sống Nếp sống là sự biểu hiệncủa lối sống đã được hình thành nề nếp, thói quen của cá nhân (tính cách), củagia đình (nếp nhà), của xã hội (phong tục, tập quán, lề thói)

Mức sống là mức đạt được của các điều kiện sinh hoạt động vật chất và

tinh thần hay nói cách khác đó là trình độ thỏa mãn các nhu cầu và những chiphí cho cuộc sống thường ngày của cá nhân, gia đình và xã hội Mức sống làmột trong những điều kiện khách quan của lối sống, là kết quả của hoạt độngsống chứ không phải là bản thân hoạt động sống của con người Mức sốngchủ yếu nói lên mặt số lượng của đời sống, và quy định con người có thể thỏamãn nhu cầu của mình như thế nào và đến mức độ nào Mức sống tự nó khôngthể trở thành lối sống, mức sống cao không phải bao giờ cũng đi đôi với lối sốngđẹp và ở một mức độ nào đó có thể có lối sống đẹp mà mức sống chưa cao

Kiểu sống là sự kết hợp của việc lựa chọn các dạng hoạt động sống và

cách thức tiến hành các hoạt động đó trong điều kiện sống cụ thể Kiểu sống

Trang 11

biểu hiện tính độc đáo, riêng biệt của lối sống cá nhân hay nhóm xã hội nhấtđịnh Các kiểu sống khác nhau không chỉ biểu hiện ở hành vi bên ngoài màcòn biểu hiện ở xu hướng lựa chọn và mức độ tích cực tham gia vào nhữnghoạt động khác nhau của con người Các kiểu sống khác nhau làm cho lốisống trở nên đa dạng, phong phú, sinh động trong đời sống xã hội.

Chất lượng cuộc sống vừa phản ánh mức sống, vừa là tiêu chí cơ bản

nhất của việc đánh giá giá trị, hiệu quả về mặt văn hóa, tinh thần của lối sống.Chất lượng cuộc sống được xác định bởi 3 khía cạnh sau: Một là, chất lượngcuộc sống là một hiện tượng liên quan đến nhiều mặt quan trọng của cuộcsống như các điều kiện lao động, các hoàn cảnh ăn ở, sức khỏe, giáo dục, cácquan hệ xã hội, môi trường Hai là, chất lượng cuộc sống là sự cảm nhận,đánh giá chủ quan của con người Ba là, chất lượng cuộc sống là những quanniệm mang tính chính sách xã hội truyền thống về mục tiêu như tự do và antoàn, tình hữu nghị và sự tham gia chính trị, sự công bằng trong phân phối vàchăm lo cho các thế hệ tương lai

3 Xây dựng lối sống của người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI

Lối sống của một dân tộc được hình thành từ đặc điểm nhân chủng vàcác điều kiện sống của dân tộc Lối sống người Việt Nam được hình thành

do điều kiện địa lý, kinh tế, chính trí, trước hết là tâm lý và văn hoá dântộc Việt Nam Vì vậy, lối sống người Việt Nam chính là sư hoá thân củacác đặc điểm truyền thống dân tộc, mang những nét riêng bản sắc conngười và văn hoá Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử hìnhthành và phát triển lối sống người Việt Nam Nó được vun đắp, được làmphong phú và đậm đà thông qua hoạt động lao động sản xuất, chiến đấu, họctập, giao tiếp xã hội trong nội bộ quốc gia, trong đó quan trọng là sự giao lưuvăn hoá với các dân tộc khác Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá

Ngày đăng: 07/04/2021, 21:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w