1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng ii của tỉnh phú thọ

131 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Hoạt động đổi mới trong lĩnh vực Y tế được đánh dấu bằng các chính chính sách và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh như: các chính sách thu một phần viện phí

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Nguyên Cự

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

Trang 2

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên

cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà N ội, ngày 15 tháng 5 năm 2018

Tác gi ả luận văn

Hoàng Thượng Mác

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Nguyên Cự đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo, bộ môn Tài nguyên và môi trường, khoa Kinh tế Nông nghiệp - Học viện Nông nghiệp

Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành

luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Y tế tỉnh Phú

Thọ, Các Bệnh viện Đa khoa huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Sơn; bệnh nhân tới khám

và điều trị bệnh tại các bệnh viện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Hà N ội, ngày 15 tháng 5 năm 2018

Tác gi ả luận văn

Hoàng Thượng Mác

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 3

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ 5

2.1.1 Cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện 5

2.1.2 Bệnh viện, bệnh viện đa khoa hạng II 10

2.1.3 Công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện 14

2.1.4 Nội dung công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện theo cơ chế tự chủ 21

2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính tại các Bệnh viện theo cơ chế tự chủ 25

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ 33

2.2.1 Kinh nghiệm công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện ở một số quốc gia trên thế giới 33

2.2.2 Kinh nghiệm công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện ở một số địa phương trong nước 36

Trang 5

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra áp dụng trong công tác quản lý tài chính

theo cơ chế tự chủ tại cho các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh Phú

Thọ 40

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN 42

3.1.1 Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ 42

3.1.2 Đặc điểm hình thành và phát triển của các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ 47

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55

3.2.1 Chọn địa điểm nghiên cứu 55

3.2.2 Nguồn số liệu 55

3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 56

3.2.4 Phương pháp phân tích tài liệu 57

3.3 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 58

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 59

4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG II TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 59

4.1.1 Tổ chức quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ 59

4.1.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ 63

4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 87

4.2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG II TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 101

4.2.1 Định hướng chung 101

4.2.2 Các giải pháp cụ thể 102

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111

5.1 KẾT LUẬN 111

5.2 KIẾN NGHỊ 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH M ỤC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 44

Bảng 3.2 Đặc điểm dân số, lao động tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 45

Bảng 3.3 Cơ sở vật chất tại các BVĐK hạng II tỉnh Phú Thọ 49

Bảng 3.4 Đặc điểm lao động tại các BVĐK hạng II tỉnh Phú Thọ 51

Bảng 3.5 Một số kết quả hoạt động tại các BVĐK hạng II tỉnh Phú Thọ 54

Bảng 4.1 Báo cáo kết quả thu thường xuyên tại 03 bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ 67

Bảng 4.2 Kết quả chi thường xuyên tại 03 bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ 70

Bảng 4.3 Trích lập các quỹ tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ 76

Bảng 4.4 Quyết toán tài chính tại 03 bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ 79

Bảng 4.5 Kết quả đầu tư thực hiện xã hội hóa tại bệnh viện đa khoa huyện Cẩm khê giai đoạn 2015-2017 83

Bảng 4.6 Kết quả đầu tư thực hiện xã hội hóa tại bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn giai đoạn 2015-2017 85

Bảng 4.7 Đánh giá của cán bộ về cơ chế, chính sách trong quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện 89

Bảng 4.8 Đánh giá của người dân về khả năng thanh toán các chi phí trong khám chữa bệnh 91

Bảng 4.9 Đánh giá về sự hiểu biết của người dân khi có nhu cầu khám chữa bệnh 92

Bảng 4.10 Đánh giá của cán bộ về cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện 94

Bảng 4.11 Đánh giá của cán bộ về chiến lược phát triển của các bệnh viện 96

Bảng 4.12 Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh 99

Bảng 4.13 Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý tài chính 100

Trang 8

Biểu đồ 4.2 Tổng hợp chi thường xuyên từ nguồn NSNN cấp tại 03 bệnh viện

đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ năm 2017 72

Biểu đồ 4.3 Tổng hợp chi thường xuyên từ nguồn thu lệ phí, ghi thu, ghi chi tại

03 bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ năm 2017 73

Biểu đồ 4.4 Tỷ trọng chi thường xuyên từ các nguồn kinh phí tại 03 bệnh viện

đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ năm 2017 73

Biểu đồ 4.5 Tỷ trọng tổng tiền lương được thanh toán cho cán bộ từ các nguồn

thu tại 03 bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ năm 2017 74 Biểu đồ 4.6 Hệ số thu nhập tăng thêm tại các bệnh viện 77

Trang 9

TRÍCH Y ẾU LUẬN VĂN

Tên tác gi ả: Hoàng Thượng Mác

Tên lu ận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các Bệnh

viện đa khoa hạng II của tỉnh Phú Thọ

Ngành: Quản Lý Kinh Tế Mã s ố: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản, đánh giá đúng thực trạng tình hình quản

lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh Phú Thọ Từ

đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ

chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh Phú Thọ, góp phần thúc đẩy phát triển ngành y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trên cơ sở đặc điểm các bệnh viện đa khoa hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tác giả chọn 03 bệnh viện làm điểm nghiên cứu bao gồm: Bệnh viện huyện Cẩm Khê,

bệnh viện huyện Thanh Sơn, bệnh viện huyện Hạ Hòa Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin sẵn có như báo cáo kết quả hoạt động, quyết toán tài chính tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ, các công trình nghiên cứu có liên quan, báo cáo khoa học, bài viết, đã được công bố Các số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với các đối tượng là các hộ dân, cán bộ nhân viên y tế tại các bệnh viện được chọn làm điểm nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp

so sánh và phương pháp cho điểm đánh giá theo thang đo Liket 5 cấp độ

Thứ nhất là về lý luận: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ trong các bệnh viện

là việc sử dụng nhiều phương pháp cũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau nhưng

mục đích hướng đến là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính của các bệnh viện nhằm đạt đến mục tiêu tự chủ đối với các bệnh viện, hạn chế tới mức tối đa sự phụ thuộc vào nguồn vốn được cấp từ NSNN đối với tất cả các hoạt động của bệnh viện

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng quản lý cơ chế tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 cho thấy: 100% BVĐK hạng II của tỉnh đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định

số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 85/NĐ-CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính

phủ Các bệnh viện đều đã đạt được trên 85% tự chủ về kinh phí Tất cả các bệnh viện

đã tổ chức sắp xếp lại nhân sự, vị trí việc làm trong đơn vị, bố trí công việc một cách khoa học, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực Đồng thời các bệnh viện đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài

Trang 10

chính để có chênh lệch thu chi, chi trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ để đầu tư

cơ sở, mua sắm trang thiết bị để mở rộng và phát triển đơn vị Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa

hạng II tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục Các

yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa

hạng II tỉnh Phú Thọ bao gồm: 1) Chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ chế tự chủ, 2) Trình độ phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương, 3) Cơ chế quản lý tài chính của các

bệnh viện, 4) Chiến lược phát triển của Bệnh viện, 5) Chất lượng dịch vụ khám chữa

bệnh của bệnh viện và 6) Nguồn nhân lực trong quản lý tài chính

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ trong thời gian tiếp theo bao gồm: lập và giám sát kế hoạch ngân sách, cải cách công tác quản lý bệnh viện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trang 11

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Hoang Thuong Mac

Thesis title: Completing financial management under autonomy mechanism in

second-class general hospitals in Phu Tho province

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives

The research is to assess the real situation of financial management under autonomy mechanism in second-class general hospitals in Phu Tho province by clarifying basic theories Accordingly, the main solutions to improve the financial management under the autonomy mechanism in the second-class general hospitals in Phu Tho province was proposed, contributing to the development of the health sector in Phu Tho province

Materials and Methods

Based on the characteristics of second-class general hospitals in Phu Tho province, the author selected three hospitals as research sites, including general hospital

in Cam Khe district, general hospital in Thanh Son district, general hospital in Ha Hoa district Secondary data was collected from available information sources such as performance reports, financial settlement reports of second-class general hospitals in Phu Tho province, relevant studies, scientific reports, articles, etc., which had been published Primary data was collected mainly through questionnaire surveys for household members and staffs in health sector at selected hospitals The author applied data analysis methods including descriptive statistics, comparative and expert methods and scoring by 5-level Likert scale

Main findings and conclusions

The first finding is theoretical conclusion: Financial management under the autonomy mechanism in hospitals is the using of many methods as well as various management tools to obtain effectiveness in financial operations of hospital in order to achieve the goal of hospitals’ autonomy, minimize the reliance on state budget for all hospital operations

Secondly, after studying the recent situation of financial management under autonomy mechanism in second-class general hospitals in Phu Tho province in the period 2015-2017, the finding shows that 100% second-class general hospitals in Phu Tho province are autonomous and self-responsible in accordance with Decree No

Trang 12

43/2006/ND-CP, Decree No 85/ND-CP and Decree No 16/2015/ND-CP of the Government The hospitals had achieved over 85% of self-funding All hospitals had reorganized personnel and positions, rearranged their work efficiently and utilized human resources effectively At the same time, the hospitals had developed a proper internal spending regulation to efficiently use financial sources in order to create the difference between revenues and expenditures which was used to pay increasing incomes, set up funds for facilities’ investment and procure equipment to expand and develop facilities However, in addition to the achievements, financial management under autonomy mechanism in Phu Tho's second-class hospitals in recent years has some limitations that need to be overcame The factors affecting financial management under autonomy mechanism in Phu Tho's second-class hospitals include: 1) Party’s and State’s policies on financial autonomy mechanism; 2) Level of socio-economic development in the locality; 3) Financial management mechanism of the hospitals; 4) Development strategy of the hospitals; 5) Quality of hospitals’ services; 6) Human resources in financial management

Thirdly, based on the current situation and affecting factors, the authors proposed some solutions to improve the efficiency of financial management under autonomy mechanism in second-class general hospitals in Phu Tho province in the future, including: developing and monitoring budget plans, reforming hospital management and improving the quality of human resources

Trang 13

PH ẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH C ẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của hệ thống y tế thế

giới - hệ thống y tế Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được rất nhiều thành

tựu to lớn Có nhiều chỉ số về sức khỏe đã đạt cao hơn so với các quốc gia có cùng mức thu nhập Việt Nam cũng được coi là một quốc gia có những chính sách tài chính y tế công bằng nhằm hỗ trợ người nghèo và các nhóm dễ tổn thương trong xã hội như trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số… Mạng lưới cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh được mở rộng

Trong nhiều năm trước đây ở nước ta, y tế là một lĩnh vực dịch vụ công hoàn toàn do Nhà nước đứng ra cung cấp, các bệnh viện công chỉ đơn thuần là cơ quan hành chính sự nghiệp được bao cấp toàn bộ; Các cơ sở KCB lâm vào tình

trạng thiếu kinh phí hoạt động, không đủ điều kiện để củng cố và phát triển Các

bệnh viện từ Trung ương đến địa phương xuống cấp nhiều Đầu tư từ NSNN dù

đã cố gắng tăng lên hàng năm nhưng cũng rất hạn chế, dẫn đến tình trạng các

bệnh viện công quá tải, hiệu quả hoạt động thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn và

xuống cấp, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên thiếu động lực, không đáp ứng được đầy

đủ chất lượng nhu cầu khám chữa bệnh đang ngày càng tăng lên của nhân dân

Trong khi đó, chi phí KCB ngày một tăng do áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật, sử dụng các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền trong chẩn đoán và điều

trị Việc sử dụng nhiều biệt dược đắt tiền cũng là một yếu tố làm tăng nhanh chi phí KCB Trong lúc này mặc dù đầu tư của NSNN cho y tế tăng nhanh từ 130 tỷ đồng/năm vào năm 1991 lên 650 tỷ đồng /năm 1992, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 50-54% nhu cầu chi phí thực tế của ngành y tế

Trước tình hình ngân sách bao cấp của Nhà nước không đủ cho nhu cầu

hoạt động của ngành y tế, từ năm 1989 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách trong lĩnh vực hoạt động kinh tế y tế và đã được thực hiện

tại các cơ sở KCB, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày càng cao, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đội ngũ có trình độ cao ngang tầm khu vực và quốc tế Năm 1993 Nghị quyết 04/NQ-TW đã

đề ra chủ trương "xã hội hoá y tế" và chỉ rõ "Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ là

Trang 14

trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, các đoàn thể và tổ chức xã hội "

Đồng thời cùng với quá trình đổi mới và phát triển đất nước, các hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam cũng được đổi mới và đạt được nhiều thành tựu

Hoạt động đổi mới trong lĩnh vực Y tế được đánh dấu bằng các chính chính sách và

cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh như: các chính sách thu một phần viện phí (năm 1989), Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân (năm

1993 và sửa đổi năm 2003), chính sách về bảo hiểm y tế (năm 1992), chính sách

miễn, giảm viện phí cho người có công với nước, người nghèo (năm 1994), chính sách xã hội hóa và giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở y tế công lập, cụ thể hóa tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính

phủ về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy biên chế và tài chính trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và sự nghiệp y tế nói riêng Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ, quy định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công

lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công

lập Và mới đây nhất là Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ

về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế

Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba là những bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh Phú Thọ Đó là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế Trong quá trình hoạt động thực

hiện cơ chế tài chính mới, các bệnh viện đa khoa hạng II đã thực hiện công tác

quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ Theo đó, các bệnh viện đã chủ động trong

việc huy động các nguồn thu hợp pháp để đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, tạo điều

kiện tăng thu, từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được

vẫn còn những hạn chế cần khắc phục Vì vậy, việc triển khai đề tài: “Hoàn

thi ện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các Bệnh viện Đa khoa h ạng II của tỉnh Phú Thọ” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay

1.2 M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 M ục tiêu chung

Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản, đánh giá đúng thực trạng tình hình

quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các Bệnh viện Đa khoa hạng II của tỉnh

Trang 15

Phú Thọ Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản

lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các Bệnh viện Đa khoa hạng II của tỉnh Phú

Thọ, góp phần thúc đẩy phát triển ngành y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

1.2.2 M ục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính theo

cơ chế tự chủ tại các Bệnh viện;

- Phản ánh thực trạng tình hình quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các

Bệnh viện Đa khoa hạng II của tỉnh Phú Thọ;

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo cơ chế

tự chủ tại các Bệnh viện Đa khoa hạng II của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua;

- Đề xuất định hướng và giải pháp và nhằm hoàn thiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các Bệnh viện Đa khoa hạng II của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tiếp theo

1.3 PH ẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề cập chủ yếu tới việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính theo cơ

chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh Phú Thọ

1.3.2 Ph ạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài chính theo cơ

chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh Phú Thọ

- Về thời gian

+ Thời gian nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính tại các bệnh

viện đa khoa hạng II của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2014-2016

+ Nghiên cứu định hướng và các giải pháp trong giai đoạn 2017-2020 + Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2016-6/2017

1.4 NH ỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Đề tài luận văn có đóng góp một số điểm mới sau:

- Nghiên cứu có tính hệ thống đối với vấn đề quản lý tài chính theo cơ chế

tự chủ tại các Bệnh viện đa khoa hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

- Qua việc phân tích trực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các

Bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh Phú Thọ đề tài đã đưa ra một số nhận định

Trang 16

mới về những kết quả đạt được cũng như những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của các bệnh viện Từ đó đề tài sẽ chỉ rõ nguyên nhân những hạn chế và yếu kém trong quản lý tài chính theo cơ chế tự

chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh Phú Thọ

- Đề xuất và kiến một số giải pháp với các cơ quan chức năng góp phần bổ sung sửa đổi chính sách chế độ, chế tài nhằm quản lý tài chính của các Bệnh viện được tốt hơn trong giai đoạn tới

- Kết quả của đề tài nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tiễn vì vấn đề

quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các Bệnh viện Đa khoa hạng II hiện nay còn chưa đạt hiệu quả cao

Trang 17

PH ẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ

CH Ế TỰ CHỦ

2.1.1 Cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện

2.1.1.1 Khái ni ệm cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện

Trong thời gian qua, cơ chế hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp y

tế công lập đã từng bước được đổi mới theo hướng: tăng cường giao quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị; các đơn vị được vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư để cải tạo, mở rộng, mua sắm trang thiết bị và phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh mới để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân

Theo dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp y tế công lập để thay thế Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị sự nghiệp y tế được cơ quan có thẩm quyền quyết định phân loại và giao thực hiện

cơ chế tự chủ theo các nhóm sau đây:

- Nhóm 1: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;

- Nhóm 2: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;

- Nhóm 3: Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;

- Nhóm 4: Đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên Đối với đơn vị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại và giao thực hiện cơ chế tự chủ theo nhóm 1 hoặc nhóm 2 thì không được điều

chỉnh phân loại sang nhóm 3 hoặc nhóm 4 Nhóm 1 thí điểm thành lập Hội đồng

quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng của bệnh viện Việc đăng ký, phân loại được ổn định trong thời gian 03 năm, sau thời hạn 03 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp Trường hợp đơn vị có biến động về nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi làm thay đổi cơ bản mức tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên thì được xem xét điều chỉnh việc phân loại trước thời hạn Các đơn vị xây

dựng phương án tự chủ tài chính năm đầu của thời kỳ ổn định, báo cáo cơ quan

chủ quản, cơ quan chủ quản phân loại, báo cáo cơ quan tài chính thẩm định, căn

Trang 18

cứ kết quả thẩm định của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản quyết định việc phân loại và giao dự toán hàng năm (Chính phủ, 2012)

Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính: “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công.”

Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đó là: i) trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi

khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động ii) Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn iii) Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, 2015)

Theo nghị định 85/2012/NĐ-CP có thể thấy, các bệnh viện thuộc nhóm 1,2,3 là các bệnh viện thuộc nhóm tự chủ về tài chính với các mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Tự bảo đảm chi thường xuyên; Tự bảo đảm một

phần chi thường xuyên Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế thuộc nhóm 4 là các đơn vị 100% do NSNN đảm bảo chi thường xuyên như các Bệnh viện tâm thần kinh, các trạm y tế, là các đơn vị sự nghiệp y tế không nằm trong nhóm tự chủ

về tài chính

Như vậy, cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện đa khoa hạng II là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy, nhân sự và tài chính của bệnh viện đa khoa hạng II

2.1.1.2 Đặc điểm, vai trò cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện

a Đặc điểm của cơ chế tự chủ tài chính

- Hoạt động theo nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao, không vì mục đích sinh lợi

- Do khả năng hạn hẹp của NSNN, không thể bảo đảm tất cả các khoản chi cho hoạt động dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội Nhà

Trang 19

nước cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu được thu một số loại phí, lệ phí từ hoạt động của mình như: học phí, viện phí, phí kiểm dịch, từ cá nhân, tập thể

sự nghiệp và chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở và hoạt động Như vậy, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu chịu sự quản lý của nhiều cấp quản

lý với mối quan hệ đan xen, phức tạp ảnh hưởng đến cơ chế quản lý của đơn vị (VHEA, 2010)

b Vai trò c ủa cơ chế tự chủ tài chính

Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế và có

vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp công ở trung ương và địa phương đã có nhiều đóng góp cho sự

ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện:

- Cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân

- Thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như: đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ; khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ; cung cấp các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công đều có vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề án, chương trình lớn phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước

- Thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước đã góp phần tăng cường nguồn lực cùng với NSNN đẩy mạnh đa dạng hoá và xã hội

Trang 20

hoá nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động sự nghiệp của Nhà nước, trong thời gian qua các đơn vị sự nghiệp ở tất

cả các lĩnh vực đã tích cực mở rộng các loại hình, phương thức hoạt động, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Đồng thời qua đó cũng thu hút

sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự phát triển của hoạt động sự nghiệp, của

xã hội (Chính phủ, 2016)

2.1.1.3 Nguyên t ắc cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện

Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những

nội dung chính, quan trọng trong Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015

của Chính phủ, đồng thời khắc phục được những bất cập, hạn chế của các quy định trước đây Theo đó, những nguyên tắc về tự chủ tài chính đã quy định chi

tiết tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP cụ thể:

Về tự chủ về tài chính: Nhằm khuyến khích các đơn vị phấn đấu vươn lên

tự chủ tài chính mức cao hơn, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định theo nguyên tắc: Đơn vị tự chủ cao về nguồn tài chính thì được tự chủ cao về quản lý,

sử dụng các kết quả tài chính và ngược lại (đi kèm theo đó là tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự)

Tự chủ tài chính có các mức độ sau: Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Tự bảo đảm chi thường xuyên; Tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí) và Được Nhà nước

bảo đảm chi thường xuyên (theo quy định không có nguồn thu hoặc nguồn thu

thấp, chẳng hạn các trường tiểu học)

Về tự chủ trong chi đầu tư và chi thường xuyên: Các đơn vị được chủ động

sử dụng các nguồn tài chính được giao tự chủ, bao gồm nguồn thu từ hoạt động dịch

vụ sự nghiệp công (kể cả nguồn NSNN đấu thầu, đặt hàng), nguồn thu phí theo quy định được để lại chi và nguồn thu hợp pháp khác, để chi thường xuyên

Để tạo điều kiện khuyến khích các đơn vị tự chủ toàn diện về chi thường xuyên và chi đầu tư, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP bổ sung quy định các đơn vị này căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối các nguồn tài chính, đơn vị chủ động xây

dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư đã được phê duyệt, đơn vị quyết định

dự án đầu tư, bao gồm các nội dung về quy mô, phương án xây dựng, tổng mức

vốn, nguồn vốn, phân kỳ thời gian triển khai theo quy định của pháp luật về đầu

tư Đơn vị sự nghiệp công được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được

Trang 21

hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết định của

cấp có thẩm quyền

Về chi tiền lương: Các đơn vị sự nghiệp chi trả tiền lương theo lương ngạch,

bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên phải tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị; NSNN không cấp bổ sung

Đối với đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, chi tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy định, bao gồm cả nguồn NSNN cấp bổ sung (nếu thiếu)

Về trích lập các quỹ: Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp NSNN khác (nếu có) theo quy định, phần chênh

lệch thu lớn hơn chi, đơn vị được sử dụng để trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; quỹ bổ sung thu nhập; quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi

Ngoài ra, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP cũng cho phép các đơn vị được trích lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật Mức trích các quỹ căn cứ vào

mức độ tự chủ tài chính của đơn vị

Về tự chủ trong giao dịch tài chính: Đơn vị được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại hoặc kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi

hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước Lãi tiền

gửi đơn vị được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có), không được bổ sung vào quỹ bổ sung thu nhập

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP cũng quy định, đơn vị sự nghiệp công lập được huy động vốn, vay vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định

của pháp luật và phải có phương án tài chính khả thi để hoàn trả vốn vay; chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc huy động vốn, vay vốn

Ngoài ra, cho phép đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định (Chính phủ, 2015)

Trang 22

2.1.2 B ệnh viện, bệnh viện đa khoa hạng II

2.1.2.1 Khái ni ệm bệnh viện, bệnh viện đa khoa hạng II

Theo Bảo hiểm Bảo Việt (2017), bệnh viện là một cơ sở khám và điều trị

bệnh hợp pháp được nhà nước công nhận và: 1) Có khả năng và phương tiện chẩn đoán bệnh, điều trị và phẫu thuật 2) Có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị nội trú, ngoại trú và có hệ thống theo dõi sức khoẻ hàng ngày cho các bệnh nhân điều

trị nội trú, ngoại trú 3) Không phải là nơi để an dưỡng phục hồi sức khỏe hoặc là

một nơi đặc biệt chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ cho người già, dưỡng lão

hoặc giúp đỡ cai nghiện rượu, thuốc phiện, ma tuý hoặc để điều trị rối loạn tâm

thần, điều trị bệnh phong hoặc là nơi điều trị suối khoáng, xông hơi, massage

Theo Đinh Gia Huệ (2014) bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời

của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân, cả phòng và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học

Với những quan niệm này, bệnh viện không tách rời, biệt lập và phiến

diện trong công tác chăm sóc sức khỏe nói chung, mà bệnh viện đảm nhiệm một

chức năng rộng lớn, gắn bó hài hoà lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và xã hội Quan

niệm mới đã làm thay đổi nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu tổ chức và phương thức

quản lý bệnh viện

Bệnh viện đa khoa là những bệnh viện lớn, có thể xét nghiệm và chữa trị

hầu hết các loại chứng bệnh Tại đây bác sĩ chuyên khoa mỗi ngành làm việc tại

một khu riêng của ngành mình nhưng vẫn có thể liên lạc với những bác sĩ của ngành khác để cộng tác chữa trị công hiệu - nhất là nghiên cứu những bệnh khó

chẩn đoán hay chữa trị Các bệnh viện này thường có phòng cấp cứu (tiếng Anh: Emergency Room), phòng xét nghiệm máu (Pathology) và quang tuyến (Medical Imaging) và phòng điều trị tăng cường (Intensive Care Unit)

Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành

phố trực thuộc Trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các Ngành Có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu có trang bị thích

hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III

Căn cứ theo Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế

hướng dẫn xếp hạng các đơn vụ sự nghiệp y tế thì căn cứ để xếp hạng các đơn vị

Trang 23

sự nghiệp y tế dựa trên tiêu chuẩn và bảng điểm xếp hạng quy định tại thông tư

số 23/2005/TT-BYT

- Bệnh viện Hạng I: phải đạt từ 90 điểm trở lên và thỏa mãn các điều kiện

bắt buộc như qui định tại mục 4 phần B dưới đây đối với bệnh viện hạng I

- Bệnh viện hạng II: phải đạt từ 70 đến dưới 90 điểm và thỏa mãn các điều

kiện bắt buộc như qui định tại mục 4 phần B dưới đây đối với BV hạng II

- Bệnh viện hạng III: phải đạt từ 40 đến dưới 70 điểm

- Bệnh viện hạng IV: dưới 40 điểm

- Bệnh viện hạng đặc biệt: những BV hạng I đạt 100 điểm và thỏa mãn các tiêu chuẩn xếp hạng đặc biệt (Bộ Y tế, 2005)

2.1.2.2 Đặc điểm bệnh viện đa khoa hạng II

Bệnh viện đa khoa là bệnh viện hoạt động theo cơ chế tự chủ, bệnh viện

hoạt động theo cơ chế tự chủ có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, về cơ chế quản lý Đó là một hệ thống các nguyên tắc, hình

thức, phương pháp quản lý trong những giai đoạn khác nhau áp dụng cho những đối tượng khác nhau, những khâu khác nhau trong việc quản lý xã hội Tự chủ là các chủ thể có quyền tự quyết, hành động trong khuôn khổ pháp luật, có tính chủ động và năng động trong việc điều hành các hoạt động của mình

Thứ hai, xét trên góc độ quản lý tài chính, cơ chế tự chủ tài chính là việc

cơ quan quản lý cấp trên (chủ thể quản lý) cho phép đơn vị cấp dưới (chủ thể bị

quản lý) được phép chủ động điều hành, tự quyết các hoạt động tài chính trong khuôn khổ pháp luật về quản lý tài chính với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị

Thứ ba, bệnh viện tự chủ phải thực hiện tự đánh giá và tự giám sát việc

thực hiện các quy định theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính và lĩnh vực khác được trao quyền tự chủ, sẵn sàng giải trình và công khai hóa các

hoạt động của đơn vị mình, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị mình Đúng vậy, việc tự chủ và tự chịu trách nhiệm gắn liền với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị và đảm bảo hoạt động đó luôn đúng theo quy định của pháp luật

Thứ tư, về quản lý tổ chức của bệnh viện theo cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp y tế công lập được quyền tự chủ lớn hơn trong việc xác định tổ chức bộ

Trang 24

máy và nhân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao Trên cơ sở đó xác định số biên chế hợp lý, tinh giản những lao động dư thừa hoặc làm việc không

hiệu quả Ngoài ra, đơn vị cũng được chủ động hơn trong việc quản lý và tổ chức

thực hiện nhiệm vụ được giao, được liên doanh, liên kết, hợp đồng cung ứng dịch

vụ nhờ đó góp phần đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ Đây cũng là

một trong những đặc điểm khác biệt so với hoạt động tổ chức quản lý chung của các bệnh viện, bởi các bệnh viện chung, không theo cơ chế tự chủ thì không có quyền tự chủ lớn trong việc xác định tổ chức bộ máy và nhân sự Việc tổ chức

quản lý của bệnh viện đa số phụ thuộc vào sự quản lý của cơ quan quản lý có

thẩm quyền ở cấp trên (Chính Phủ, 2012)

2.1.2.3 Vai trò, ch ức năng bệnh viện đa khoa hạng II

- Vai trò của bệnh viện đa khoa hạng II

Bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong công tác khám chữa bệnh vì bệnh viện có thầy thuốc giỏi, có trang thiết bị, máy móc hiện đại nên có thể thực hiện được công tác khám bệnh chuẩn đoán và điều trị tốt nhất Đến năm 2003, toàn quốc có gần 900 bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh đã khám khoảng 155.680.300 lượt người, điều trị nội trú khoảng 7.075.300 lượt người bệnh Nhờ đội ngũ cán bộ và trang thiết bị tốt, bệnh viện còn là cơ sở nghiên cứu y học và đào tạo cán Bộ Y tế cho ngành y tế

Trước đây bệnh viện chỉ được coi là một cứ sở khám và điồu tri bệnh nhân đơn thuần Bước sang thế kỷ XX, cách mậng khoa học kỹ thuật trên thế giới đã phát triển như vũ bão và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, tác động sâu sắc làm thay đổi quan niệm về bệnh viện Bệnh viện không chỉ đơn thuần làm công tác khám và điều trị mà còn thực hiện những chức năng khác trong chăm sóc và bảo

vệ sức khỏe nhân dân như giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe tại nhà, và đồng thời còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và tiến hành các nghiên cứu y học về khám chữa bệnh và phòng bệnh (Học viện Y Dược học

Cổ truyền Việt Nam, 2013)

- Chức năng, nhiệm vụ

+ Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh

Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước

Trang 25

Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành

Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu

Chuyển người bệnh lên tuyến khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết + Đào tạo cán bộ y tế

Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học

Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới

để nâng cấp trình độ chuyên môn

+ Nghiên cứu khoa học về y học

Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành

Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành

để phát triển kỹ thuật của bệnh viện

+ Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật

Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn

Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành

Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu

tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác (Điều Trị, 2012)

Trang 26

2.1.3 Công tác qu ản lý tài chính tại các bệnh viện

2.1.3.1 Khái ni ệm quản lý tài chính tại các bệnh viện

Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý sử

dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định

Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà

quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện

kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả

và hiệu năng hoạt động của tổ chức

Tài chính được thể hiện là sự vận động của các dòng vốn gắn với sự tạo

lập và sử dụng những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội trong đó

phản ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể

Quản lý tài chính trong các cơ quan HCNN là quá trình áp dụng các công

cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính trong các

cơ quan HCNN để đạt những mục tiêu đã định

Đối tượng quản lý của Quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị, đó chính là hoạt động tài chính của những cơ quan, đơn vị này Đó là các mối quan

hệ kinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ

tiền tệ trong mỗi cơ quan, đơn vị Cụ thể là việc quản lý các nguồn tài chính cũng như những khoản chi đầu tư hoặc các khoản chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị

Để Quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị; cơ quan, đơn vị sử dụng nhiều phương pháp cũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau nhưng mục đích hướng đến

của quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị cũng là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính để nhằm đạt đến những mục tiêu đã định (Bộ Nội vụ, 2011)

Như vậy, quản lý tài chính trong các bệnh viện là việc sử dụng nhiều phương pháp cũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau nhưng mục đích hướng đến là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính của các bệnh viện nhằm đạt đến

nh ững mục tiêu đã định

Quản lý tài chính trong các bệnh viện bao gồm quản lý các nguồn thu, quản lý tài sản, quản lý tiền mặt, quản lý chi và việc chấp hành chế độ kế toán, quyết toán tài chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán

a) Quản lý các nguồn thu

- Các nguồn tài chính

Trang 27

Hình thành ngân sách của bệnh viện và được quản lý thống nhất theo chế

độ kế toán hành chính sự nghiệp bao gồm: Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm, thu viện phí và bảo hiểm y tế, thu về viện trợ (nếu có), thu về thanh lý, nhượng bán tài sản, thu dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, các khoản thu khác như trợ cấp khó khăn, quỹ hỗ trợ khác

Các nguồn thu tài chính của bệnh viện phải được lập kế hoạch từng năm trên cơ sở định mức của Nhà nước quy định, định mức do bệnh viện xây dựng đã được cơ quan chủ quản duyệt và dự báo về khả năng thu

- Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế

Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế được Nhà nước quy định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng Các nguồn ngân sách này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng tài chính

kế toán của bệnh viện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

Giá viện phí do giám đốc bệnh viện đề xuất, phù hợp với tình hình kinh tế

xã hội của địa phương và được cấp trên có thẩm quyền duyệt Bảng giá phải được niêm yết công khai Trưởng phòng tài chính - kế toán chịu trách nhiệm thu viện phí đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tránh phiền hà cho người bệnh và hạch toán các khoản thu viện phí theo chế độ quy định

Đối với việc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp có thẩm quyền duyệt Bệnh viện không được tuỳ tiện đặt giá

Trưởng các khoa trong bệnh viện có trách nhiệm ký duyệt bảng kê các khoản chi cho người bệnh để làm căn cứ cho phòng tài chính - kế toán thực hiện việc thu viện phí

Việc thu viện phí trực tiếp của người bệnh phải sử dụng hoá đơn theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, một liên của hoá đơn phải trả cho người bệnh

Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế thì phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thu viện phí từ cơ quan bảo hiểm y tế

Giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm xét miễn, giảm viện phí cho người bệnh theo chế độ quy định

- Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác

Trang 28

Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác được Nhà nước quy định là một phần ngăn sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng được hạch toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

Khi bệnh viện tiếp nhận tiền, hàng viện trợ phải làm các thủ tục xác nhận viện trợ theo quy định

Các loại tài sản được viện trợ phải hạch toán tăng nguồn vốn và quản lý theo quy định như các tài sản được mua bằng nguồn vốn sự nghiệp do Nhà nước cấp

b) Quản lý tiền mặt

Tất cả các nguồn thu bằng tiền mặt của bệnh viện phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ Nhà nước quy định

Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm trước trưởng phòng tài chính - kế toán

và giám đốc bệnh viện về bảo quản, thu, chi và bồi thường nếu thiếu hụt ngân quỹ theo quy định

Trưởng phòng tài chính - kế toán và thủ quỹ phải tổ chức kiểm kê quỹ định kỳ hàng tháng và đột xuất nếu có lệnh của cấp trên

Giám đốc bệnh viện không được tuyển dụng cha, mẹ, vợ, chồng, con của trưởng phòng tài chính-kế toán của bệnh viện làm thủ quỹ

c) Quản lí chi

Các khoản chi đều phải có kế hoạch được duyệt, thực hiện đúng các quy định của luật ngân sách, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ đấu thầu và mua sắm tài sản

Các khoản chi phải đúng chế độ, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định và được giám đốc bệnh viện duyệt chi

Chứng từ chi kể cả tạm ứng phải được lập theo đúng quy định Khi thanh toán các khoản chi, tạm ứng phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp pháp Trường hợp đặc biệt khi bệnh viện phải mua một số vật dụng, súc vật theo kế hoạch đã được giám đốc duyệt để phục vụ thí nghiệm, nghiên cứu, chữa bệnh mà không có hoá đơn do cơ quan tài chính phát hành thì người thanh toán phải có bảng kê chi tiết ghi rõ địa chỉ, họ tên và chữ kí của người bán hàng

Trường hợp đặc biệt như cấp cứu, tử vong cần phải chi một số tiền khẩn cấp mà chưa đủ thủ tục hoặc chế độ, giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyền phải ra lệnh bằng văn bản và chịu trách nhiệm.Trưởng phòng tài chính-kế

Trang 29

toán và thủ quỹ chi kịp thời để đảm bảo công việc; sau đó báo cáo lại giám đốc

và cơ quan quản lý tài chính cấp trên để giải quyết

Việc chi phải được hạch toán đúng mục lục ngân sách Nhà Nước quy định.Không được dùng nguồn kinh phí hành chính sự nghiệp để chi cho xây dựng cơ bản, lập quỹ phúc lợi

d) Quản lí tài sản

Tài sản của bệnh viện khi xây dựng hoàn thành, mua sắm, tiếp nhận từ mọi nguồn theo quy định tại điểm 1.1 của quy chế này đểu phải được ghi thể hiện, phản ánh trên sổ sách kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và đảm bảo các thủ tục cần thiết về đấu thầu, chọn thầu xây dựng, mua sắm tài sản theo quy định

Việc sử dụng vật tư, tài sản của bệnh viện phải căn cứ theo định mức Tài sản phải được giao trách nhiệm quản lý tới giám đốc, trưởng khoa, trưởng phòng và cá nhân, bảo dưỡng định kỳ theo quy định kĩ thuật bệnh viện Tài sản cố định mang ra khỏi bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ phải có ý kiến đồng ý của giám đốc

Tài sản cố định và vật rẻ tiền mau hỏng của bệnh viện khi thanh lý, nhượng bán phải thực hiện theo chế độ quản lý công sản của Nhà nước Trường hợp cần điếu chuyển tài sản cố định cho các đơn vị khác phải xin ý kiến cấp trên

và cơ quan quản lý công sản; bệnh viện không được tuỳ tiện cho nơi khác

Các vật tư kỹ thuật và vật tư chuyên dùng, máu, dịch truyền sau khi mua, tiếp nhận phải nhập kho.Vật tư nào chưa có giá phải tổ chức hôi đồng đánh gía khi xuất kho phải có lệnh của giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyền

Thủ kho phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý kho, chịu trách nhiệm bồi thường nếu mất, thiếu hụt vật tư, tài sản và các trách nhiệm pháp luật khác theo quy định

Vật tư, tài sản, đất đai, công nghệ của bệnh viện đem góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (nếu có) phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định về mặt giá trị

e) Việc chấp hành chế độ kế toán, quyết toán tài chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán

Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính và áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính sự

Trang 30

nghiệp Các bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế, có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán tài chính sự nghiệp

Bệnh viện có trách nhiệm lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho

cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính theo quy định: dùng các báo cáo tài chính

để phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ để phục

vụ cho công tác quản lý tài chính và quản lý chung của bệnh viện

Bệnh viện chịu sự kiểm tra tài chính của cơ quan chủ quản, thanh tra tài chính và kiểm toán khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền Bệnh viện phải đảm bảo lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và công tác quản lý tài chính của đơn vị (Điều Trị, 2012)

2.1.3.2 Đặc điểm quản lý tài chính tại các bệnh viện công

Quản lý tài chính tại các bệnh viện trước hết phải mang đặc điểm chung

của quản lý nhà nước về tài chính tại các đơn vị công lập, cụ thể:

- Quản lý tài chính là một loại quản lý hành chính nhà nước

- Quản lý tài chính được thực hiện bởi một hệ thống các cơ quan của nhà nước và tuân thủ những quy phạm pháp luật của nhà nước

- Quản lý tài chính là một công cụ và phương thức quan trọng trong việc huy động các nguồn lực tài chính và phân bổ nó nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước đối với xã hội (Bộ Nội vụ, 2011)

Bên cạnh đó, do tính chất riêng biệt của tài chính tại các bệnh viện nên công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện cũng có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

- Việc sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn được coi là ngân sách Nhà nước cấp như: viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ phải được thực hiện theo đúng chế độ định mức qui định của Nhà nước

- Quản lý tài chính phải hướng tới mục tiêu tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm

- Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng trong khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo

- Công tác quản lý phải tiến tới hạch toán chi phí và giá thành khám bệnh, chữa bệnh

- Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính trong bệnh viện (Điều Trị, 2012)

Trang 31

2.1.3.3 Nguyên t ắc quản lý tài chính tại các bệnh viện

Để quản lý nhà nước về tài chính đạt hiệu quả cần quán triệt các nguyên

tắc sau đây:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản của tổ chức nhà nước và cũng là nguyên tắc quan trọng trong quản lý nhà nước về tài chính Nguyên tắc này đòi hỏi việc huy động các nguồn lực tài chính của xã hội phải được tập trung thống nhất để thực hiện các mục tiêu chung của quốc gia Tuy nhiên, trong quá trình huy động phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính cũng chú ý đến việc phát huy dân chủ để kích thích các tiềm năng và sáng tạo

của các đơn vị, địa phương và cơ sở trong việc khai thác các nguồn lực tài chính

để thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị một cách hiệu quả

- Nguyên tắc hiệu quả 21: Hiệu quả là nguyên tắc quản lý tài chính quan

trọng Nguồn lực tài chính của đất nước luôn luôn có hạn Vì vậy, để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu chung của đất nước cần sử

dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả

- Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất là tuân thủ những quy đinh chung

từ trên xuống dưới, từ Trung ương tới các địa phương, nhằm đảm báo tính công bằng, bình đẳng và hiệu quả trong viêc huy động và sử dụng các nguồn

lực tài chính

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Công khai và minh bạch là một chuẩn

mực quan trọng trong việc hội nhập kinh tế và hội nhập tài chính quốc tế Vì vậy,

cần phải công khai minh bạch trong quản lý tài chính để chủ động hội nhập tài chính thành công (Bộ Nội vụ, 2012)

2.1.3.4 Qu ản lý tài chính trong môi trường tự chủ

Quản lý bệnh viện là một phạm trù đòi hỏi người quản lý phải có cách nhìn tổng quan, bao quát cả về môi trường ngành Y tế cũng như các nhân tố tác động trực tiếp đến hệ thống quản lý bệnh viện Tự chủ tài chính là quyền tự quyết định mọi hoạt động về việc sử dụng nguồn tài chính của chủ thể ra sao, các hình

thức huy động và phân bổ tài chính để đạt được mục tiêu đề ra của đơn vị tự chủ

Trong điều kiện Nhà nước còn bao cấp cho các bệnh viện công lập thì

hoạt động quản lý chỉ đơn thuần là tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật

do Nhà nước ban hành Mọi hoạt động của bệnh viện đều dưới sự giám sát

và quản lý của Nhà nước Bởi vậy, các bệnh viện chưa đa dạng hóa được các

hoạt động sự nghiệp, chưa mở nhiều hình thức khám chữa bệnh (nội trú,

Trang 32

ngoại trú, khai thác nguồn thu từ dịch vụ, xây dựng các giải pháp tiết kiệm chi phí trong chi tiêu); chưa tạo điều kiện các kỹ thuật cao được triển khai

tới từng bệnh viện

Tuy nhiên, nguồn từ ngân sách nhà nước còn hạn chế nên các bệnh viện chưa đẩy mạnh được công tác xã hội hóa, nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại chưa được lắp đặt gây khó khăn trong việc nâng cao năng lực chẩn đoán và điều

trị bệnh cho bệnh nhân; các bệnh viện tuyến huyện không có cơ hội triển khai

thực hiện các kỹ thuật mới mà phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên

Trong cơ chế tự chủ tài chính, các bệnh viện công không còn được Nhà nước bao cấp mà phải tự chủ về tài chính cũng như tự tổ chức sắp xếp lại bộ máy sao cho hiệu quả và phải hoàn thành chỉ tiêu do Nhà nước đề ra Vậy, tự chủ tài chính trong các bệnh viện công diễn ra như thế nào?

Các bệnh viện công tự chủ về tài chính nhưng có sự tham gia một phần

của Nhà nước trong điều phối hoạt động thông qua các văn bản quy phạm pháp

luật Theo cơ chế tự chủ, các bệnh viện được linh động trong tổ chức và hoạt động để đáp ứng nhu cầu của người bệnh cũng như giải quyết được nhiều khó khăn của bệnh viện

Tự chủ tài chính giúp các bệnh viện xác định phát triển theo hướng cung

cấp các dịch vụ y tế tốt nhất Các bệnh viện sẽ thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động y tế thông qua chủ trương xã hội hóa y tế

Đồng thời, việc thực hiện tự chủ giúp cho các bệnh viện vừa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vừa tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên Chất lượng khám chữa bệnh thể hiện ở cải cách thủ tục rút ngắn thời gian khám chữa bệnh cho người bệnh, giảm tiêu cực, khắc phục thái độ ban ơn, hách dịch từ một bộ

phận cán bộ bác sỹ

Theo Nghị định Nghị định 85/2012/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP

và dự thảo trình Chính phủ của Bộ Y tế các đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện cơ

chế tự chủ theo 4 nhóm: (1) Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; (2) Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; (3) Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; (4) Đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên Tự chủ tài chính theo các nội dung: (i) Xây dựng quy hoạch phát triển và dự án đầu tư; (ii)

Về quản lý, sử dụng tài sản; (iii) Giá, phí dịch vụ thuộc lĩnh vực y tế - dân số, kế

hoạch hóa gia đình; (iv) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (Nguyễn Thị Lan Anh và Hoàng Thị Hải Yến, 2017)

Trang 33

2.1.4 N ội dung công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện theo cơ chế tự chủ

2.1.4.1 T ổ chức công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ

Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ phù hợp với kế hoạch

và điều kiện thực tế của đơn vị, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để phê duyệt, sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính cung cấp

Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ- CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được ổn định trong thời gian 3 năm Trường hợp nguồn thu, nhiệm vụ của đơn vị có biến động làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính, đơn vị báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để xem xét điều chỉnh mức độ tự chủ cho đơn vị trước thời hạn

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Hoạt động dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước không bao cấp;

Giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí (bao gồm cả trích khấu hao tài sản cố định);

Được Nhà nước xác định giá trị tài sản và giao vốn cho đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Hạch toán kế toán theo quy định của các chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp

- Nội dung được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp

Được xác định vốn điều lệ và bảo toàn vốn;

Được vay vốn, huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài đơn vị theo quy định của pháp luật;

Quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp;

Quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận; thực hiện chế độ kế toán, thống kê áp dụng như doanh nghiệp

Trang 34

- Đơn vị sự nghiệp công đáp ứng đủ các điều kiện tại Khoản 1 Điều này, xây dựng Đề án vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, báo cáo các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương để phê duyệt theo phân cấp

Chi phí xây dựng Đề án và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp

- Các Bộ, cơ quan Trung ương xem xét quyết định đơn vị sự nghiệp công trực thuộc được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc cơ quan cấp dưới theo phân cấp) xem xét quyết định đơn vị sự nghiệp công trực thuộc được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, sau khi có ý kiến bằng văn bản của

cơ quan tài chính địa phương

- Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp công rà soát, xây dựng lộ trình để đơn vị sự nghiệp công đủ điều kiện được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (Chính phủ, 2015)

2.1.4.2 L ập kế hoạch thu - chi

Đối với hoạt động lập dự toán

- Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên

và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên

- Hàng năm căn cứ vào kết quả thực hiện về số lượng, khối lượng dịch vụ; tình hình thu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các dịch vụ khác của năm hiện hành; yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ và dự toán thu, chi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;

- Đối với dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng: Hàng năm căn cứ đơn giá, số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công được đặt hàng theo hướng dẫn của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị lập dự toán gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định

- Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí)

Trang 35

- Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công và dự toán thu, chi (bao gồm cả phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do giá, phí dịch vụ

sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí) báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo quy định

- Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp)

- Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao trong năm kế hoạch, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chế độ chi tiêu hiện hành, đơn vị lập dự toán thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định

- Lập dự toán thu, chi phí theo pháp luật về phí, lệ phí, các nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

- Hàng năm, căn cứ vào dự toán thu, chi do đơn vị sự nghiệp công xây dựng, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, tổng hợp dự toán thu, chi của đơn vị gửi cơ quan tài chính và cơ quan có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

Đối với hoạt động phân bổ và giao dự toán

- Việc phân bổ và giao dự toán của cơ quan quản lý cấp trên cho đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

- Căn cứ lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cơ quan quản lý cấp trên thực hiện đặt hàng đối với đơn

vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; đặt hàng, giao kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí)

- Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp): Cơ quan quản lý cấp trên thực hiện giao dự toán ổn định

Trang 36

trong thời gian 3 năm và được điều chỉnh khi Nhà nước thay đổi nhiệm vụ, cơ chế chính sách theo quy định

2.1.4.3 T ổ chức thực hiện kế hoạch thu – chi

Các bệnh viện tự chủ lập dự toán tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên Theo đó:

Căn cứ vào kết quả thực hiện về số lượng, khối lượng dịch vụ; tình hình thu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ tại các bệnh viện tự chủ và các dịch vụ khác của năm hiện hành; yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về

số lượng, khối lượng dịch vụ và dự toán thu, chi thì các Bệnh viện tự chủ báo cáo

cơ quan quản lý cấp trên để thực hiện kế hoạch thu chi hằng năm

Hoạt động lập dự toán đối với các bệnh viện tự chủ tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí): Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm

vụ của năm kế hoạch, các bệnh viện tự chủ lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công và dự toán thu, chi (bao gồm cả phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí) báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo quy định

Ngoài ra, căn cứ vào dự toán thu, chi do bệnh viện tự chủ xây dựng, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, tổng hợp dự toán thu, chi của đơn

vị gửi cơ quan tài chính và cơ quan có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

2.1.4.4 Quy ết toán tài chính

Hoạt động quyết toán tài chính tại các bệnh viện tự chủ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính

và áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp Các bệnh viện tự chủ trên địa bàn tỉnh Phú Thọluôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán tài chính sự nghiệp

Theo đó, các Bệnh viện tự chủ luôn có trách nhiệm lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính theo quy định: dùng các báo cáo tài chính để phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ để phục vụ cho công tác quản lý tài chính và quản lý chung của bệnh viện

Trang 37

Ngoài ra, hoạt động quyết toán tài chính của các Bệnh viện tự chủ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn chịu sự kiểm tra tài chính của cơ quan chủ quản, thanh tra tài chính và kiểm toán khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền Đồng thời, các Bệnh viện tự chủ phải đảm bảo lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và công tác quản lý tài chính của đơn vị

2.1.4.5 Thanh tra, ki ểm tra tài chính

Hoạt động kiểm tra tài chính của Bệnh viện tự chủ trước hết chịu sự kiểm tra kiểm soát của nội bộ đơn vị Tuy nhiên, hiện nay các Bệnh viện tự chủ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm kiểm soát nội bộ nên cơ chế kiểm soát tài chính chỉ diễn ra tự kiểm tra là chính Do vậy, mọi công tác thu chi, thanh quyết toán đều được tập trung vào Phòng Tài chính - Kế toán

Các khoản chi chỉ được thanh toán nếu có đủ chứng từ, đúng định mức năm trong dự toán và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và được Giám đốc cácBệnh viện tự chủ phê duyệt Hàng năm, Sở Y tế đều sử dụng cán bộ về thẩm tra và xét duyệt quyết toán của đơn vị Ngoài ra, Bệnh viện tự chủ còn chịu sự

kiểm tra, kiểm soát tài chính của các đơn vị Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Kho

bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh

2.1.5 Nh ững yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính tại các Bệnh

chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Nghị định 43 và các văn

bản hướng dẫn thực hiện đã quy định quyền tự chủ tài chính, quyền tự chủ được

sắp xếp lao động của các đơn vị sự nghiệp có thu

Tuy nhiên, quy định về phân cấp quản lý biên chế hiện nay chưa thực sự đảm bảo quyền chủ động cho các đơn vị Mặt khác, chưa có các quy định để đảm

bảo quyền tự chủ tài chính cùng với quyền tự chủ về các mặt hoạt động khác cho các đơn vị sự nghiệp có thu

Trang 38

Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước là căn cứ để các đơn vị

sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo tính độc lập và tự

chủ Khi các văn bản này thay đổi có tác động làm thay đổi cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu

Mối quan hệ và phân cấp quản lý giữa đơn vị sự nghiệp có thu và các cơ quan quản lý quyết định trực tiếp cơ chế quản lý tài chính và quyền tự chủ của đơn vị Việc xác định mối quan hệ và phân cấp rõ ràng cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa đơn vị sự nghiệp và cơ quan quản lý, giảm sự can thiệp trực

tiếp của các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý có vai trò quan trọng trong

việc đảm bảo quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp có thu Vì vậy việc điều

chỉnh nhiệm vụ giữa cơ quan cùng cấp và tăng cường phân cấp cho cơ quan cấp dưới là cần thiết tạo điều kiện cho cơ chế tự chủ tài chính được thực hiện đầy đủ

và có hiệu quả

Vụ kế hoạch và Tài chính - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Ngân hàng Thế giới (2001), nêu rõ: Hình thức thu phí dịch vụ bắt đầu được áp dụng ở các bệnh viện Việt Nam từ năm 1989 Đối mặt với tình trạng lạm phát cuối thập niên 80 và sự suy giảm của nguồn đầu tư từ NSNN nên các cơ sở y tế công lập không đáp ứng được các nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Để giải quyết bài toán này, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các chính sách nhằm đa dạng hóa, xã hội hóa dịch vụ y tế Chính sách thu một phần viện phí đã có tác dụng tích cực trong việc huy động thêm nguồn lực cho các cơ sở y tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân Theo quy định của Bộ tài chính, nguồn thu viện phí và BHYT là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân Các bệnh viện được phép giữ lại 100% số thu viện phí theo chính sách, chế độ viện phí

Nguồn thu viện phí và BHYT không ngừng tăng trong những năm qua và

trở thành nguồn thu kinh phí chủ yếu cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện, chiếm khoảng 50-90% tổng kinh phí hoạt động của bệnh viện Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam, các bệnh viện công lập chỉ được phép thu một phần viện phí –

là một phần trong tổng chi phí cho việc khám chữa bệnh Một phần viện phí chỉ tính tiền thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám chữa bệnh Số thu không bao gồm chi phí khấu

Trang 39

hao TSCĐ, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất và trang thiết bị lớn

Hiện nay giá viện phí do Chính quyền cấp tỉnh của từng địa phương xây

dựng dựa trên một khung giá tối đa - tối thiểu được quy định tại Thông tư BYT, Thông tư 04/TT-BYT của Bộ Y tế và tình hình kinh tế xã hội của địa phương Đối với người bệnh nội trú, biểu giá thu một phần viện phí được tính theo ngày giường nội trú của từng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện và các khoản chi phí thực tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh

03/TT-Đối với người bệnh ngoại trú, biểu giá thu viện phí được tính theo lần khám bệnh và các dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh trực tiếp sử dụng Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của

bệnh viện và cũng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Đối với người có thẻ BHYT thì cơ quan bảo hiểm thanh toán viện phí của

bệnh nhân cho bệnh viện; Đối với khoản thu từ nguồn viện phí và bảo hiểm y tế,

mặc dù đây là khoản thu Nhà nước khống chế mức thu theo khung giá nhưng có

xu hướng ngày càng tăng Do đó nhu cầu đặt ra là phải tổ chức hợp lý phương pháp kế toán các khoản thu để đảm bảo thu đúng, thu đủ, nâng cao quyền tự chủ

của đơn vị trong quá trình huy động và sử dụng nguồn kinh phí này

Nguồn dịch vụ xã hội hóa y tế: Bên cạnh các nguồn thu mang tính truyền

thống, để tăng cường nguồn thu cho các bệnh viện, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn cho phép các đơn vị sự nghiệp nói chung và các bệnh viện nói riêng vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn từ cán bộ, viên chức trong đơn vị, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/TT-BYT ngày 12/12/2007 hướng dẫn các cơ sở y tế công lập được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cơ sở

vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn, sản xuất và cung ứng dịch vụ của đơn vị Đến nay bước đầu thực hiện chủ trương này, một

số bệnh viện đã xây dựng đề án và tiến hành huy động vốn của cán bộ nhân viên

bệnh viện để đầu tư thiết bị, máy móc hoạt động trong bệnh viện Hình thức huy động vốn được tiến hành theo chủ trương xã hội hóa đã góp phần trang bị kịp

Trang 40

thời những máy móc, thiết bị có công nghệ thích hợp cho hoạt động chẩn đoán, điều trị; tăng cường trách nhiệm cho người sử dụng; làm cho cán bộ nhân viên

gắn bó với bệnh viện và có thêm kinh phí cho các tổ chức đoàn thể hoạt động

* Trình độ phát triển kinh tế- xã hội

Tăng trưởng kinh tế những năm gần đây tương đối cao và ổn định; Cơ sở

hạ tầng phát triển mạnh mẽ; Lạm phát được kiềm chế; Đầu tư cho y tế nói chung, đặc biệt là cho các bệnh viện tăng nhiều; Chi từ NSNN cho y tế hàng năm chiếm khoảng 1% GDP; Tình trạng đói nghèo được cải thiện; v.v Tất cả những yếu tố nói trên tạo cơ hội tăng nguồn kinh phí cho hoạt động của bệnh viện công, có tác động tích cực đến quản lý tài chính bệnh viện

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trình độ dân trí và mức

sống của đại đa số nhân dân được nâng lên so với trước thời kỳ đổi mới Nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tăng nhanh về số lượng và đòi hỏi cao hơn

về chất lượng Như vậy nguồn thu viện phí và các khoản chi của bệnh viện cũng

phải tăng theo Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế thị trường là sự phân hoá giàu nghèo trong tầng lớp dân cư Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2008, mức chi phí điều trị nội trú bình quân mỗi người một năm là 1.200.000 đồng, chiếm khoảng 10% so với thu nhập - đây là mức chi phí quá cao Một điều tra xã hội học của Bộ Y tế cũng chỉ ra: chỉ có khoảng 30% người dân đủ khả năng tự chi trả đầy đủ chi phí khám chữa bệnh; hơn 30% thuộc diện không chịu nổi mức viện phí như hiện nay

Mặt khác, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh song do xuất phát điểm thấp, lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội khác như vấn đề giáo dục, việc làm, an sinh xã hội, môi trường cũng đòi hỏi cấp bách phải chi

rất nhiều, dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù đầu tư

phục vụ khám chữa bệnh cho các bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư cho y tế Do mức sống người dân nói chung còn thấp nên khả năng thu phí

để tái đầu tư mở rộng bệnh viện công còn rất hạn chế Việc xác định các đối tượng nghèo không có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh để thực hiện các

chế độ ưu đãi còn rất khó khăn

* Cơ chế quản lý tài chính

Cơ chế quản lý tài chính là tổng thể các phương pháp, công cụ và hình

thức tác động lên một hệ thống để liên kết phối hợp hành động giữa các bộ phận

Ngày đăng: 04/04/2021, 23:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. B ả o hi ể m B ả o Vi ệ t (2017). Định nghĩa về b ệ nh vi ệ n, phòng khám, h ệ th ố ng b ả o lãnh, https://ibaoviet.vn/dinh-nghia-ve-benh-vien-phong-kham-thong-bao-lanh/ Link
17. Điề u Tr ị (2012). B ệ nh vi ện đa khoa hạ ng II (hai). v ị trí, ch ức năng, nhiệ m v ụ , t ổ ch ứ c: https://www.dieutri.vn/quyche/22-9-2012/S2399/Benh-vien-da-khoa-hang-II-hai-vi-tri-chuc-nang-nhiem-vu-to-chuc.htm Link
18. Điề u Tr ị (2012). Quy ch ế qu ả n lý tài chính b ệ nh vi ệ n. Truy c ậ p t ạ i website: https://www.dieutri.vn/quyche/24-9-2012/S2494/Quy-che-quan-ly-tai-chinh-benh-vien.htm Link
19. Đinh Gia Huệ (2013). T ổ ch ứ c và qu ả n lý b ệ nh vi ệ n. Truy c ậ p t ạ i website: https://www.slideshare.net/dinhgiahue/1412014-t-chc-v-qun-l-bnh-vin Link
21. Hoài An (2017). T ự ch ủ trong b ệ nh vi ệ n b ắt đầ u t ừ ch ất lượ ng. Truy c ạ p t ạ i: https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/VanHoaXaHoi/View_Detail.aspx?ItemID=7918 Link
22. H ọ c vi ện Y Dượ c H ọ c C ổ Truy ề n Vi ệ t Nam (2013). T ổ ch ứ c và qu ả n lý b ệ nh vi ệ n đa khoa: http://medicare.health.vn/cong -dong/tai-lieu/to-chuc-va-quan-ly-benh-vien-da-khoa Link
23. Lê Mơ (2017) . T ự ch ủ để phát tri ể n. Truy c ậ p t ạ i: http://baovinhphuc.com.vn/xa- hoi/38321/tu-chu-de-phat-trien.html Link
28. Sở Ngoại vụ Phú Thọ (2014). Tổng quan về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Phú Thọ, http://www.phuthodfa.gov.vn/phu-tho/tai-nguyen-thien-nhien/261/tong-quan-ve-tai-nguyen-thien-nhien-cua-tinh-phu-tho.html Link
29. Sở TT&TT Phú Thọ (2010). Giới thiệu về Phú Thọ. Truy cập tại: ; http://stttt.phutho.gov.vn/%C4%90%C6%B0ath%C3%B4ngtinv%E1%BB%81c%C6%A1s%E1%BB%9F/Chiti%E1%BA%BFtc%C6%A1s%E1%BB%9F/tabid/124/title/405/ctitle/234/logo Link
30. Thành An (2017). Tự chủ tài chính tại các bệnh viện công - Cơ hội lớn, thách thức nhi ề u, https://baomoi.com/tu-chu-tai-chinh-tai-cac-benh-vien-cong-co-hoi-lon-thach-thuc-nhieu/c/23299773.epi Link
31. Thành An (2018). Tự chủ tài chính tại các bệnh viện: Chênh lệch đẳng cấp, nguồn thu, http://www.sggp.org.vn/tu-chu-tai-chinh-tai-cac-benh-vien-chenh-lech-dang-cap-nguon-thu-496780.html Link
2. B ệ nh vi ệ n huy ệ n C ẩ m Khê (2018). Báo cáo vi ệ c th ự c hi ệ n xã h ội hóa giai đoạ n 2015-2017 Khác
3. B ệ nh vi ệ n huy ệ n H ạ Hòa (2018). Báo cáo vi ệ c th ự c hi ệ n xã h ội hóa giai đoạ n 2015-2017 Khác
4. Bệnh viện huyện Thanh Sơn (2018). Báo cáo việc thực hiện xã hội hóa giai đoạn 2015-2017 Khác
5. Bộ Nội vụ (2011). Chuyên đề 6 – Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước; dtbd.moha.gov.vn/uploads/resources/admin/chuyenvien/ChuyenDe6.pdf Khác
6. B ộ Y T ế (2005). Thông tư 23/2005/TT - BYT hướ ng d ẫ n x ế p h ạng các đơn vị s ự nghiệp y tế Khác
7. B ộ Y T ế (2007). Thông tư 15/2007/TT -BYT hướ ng d ẫ n quy ề n t ự ch ủ ch ị u trách nhiệm sử dụng tài sản liên doanh liên kết góp vốn mua sắm trang thiết bị cơ sở y t ế công Khác
8. B ộ Y t ế (2015). Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 c ủ a B ộ Y t ế Hướng dẫn xếp hạng các đơn vụ sự nghiệp y tế Khác
9. B ộ Y t ế (2016). Thông tư 03/2016/TT - BYT Quy đị nh v ề ho ạt độ ng kinh doanh dược liệu Khác
10. B ộ Y t ế (2017). Th ông tư 04/2017/TT -BYT Ban hành danh m ụ c và t ỷ l ệ, điề u ki ệ n thanh toán đối với vật tư y tế thuộc phạm vụ được hưởng của người tham gia BHYT Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w