1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ôn tập cuối kì môn Nhập môn kinh doanh

14 567 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 101,95 KB

Nội dung

Tài liệu ôn tập cuối kì môn Nhập môn kinh doanhTài liệu ôn tập cuối kì môn Nhập môn kinh doanhTài liệu ôn tập cuối kì môn Nhập môn kinh doanhTài liệu ôn tập cuối kì môn Nhập môn kinh doanhTài liệu ôn tập cuối kì môn Nhập môn kinh doanh

Trang 1

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

-1 Nêu khái niệm và phân tích ý nghĩa của một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng của nền kinh tế?

Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) đo lường mức độ lạm phát bằng cách xác định những thay đổi giá của một rổ

hàng hóa giả định, chẳng hạn như: thực phẩm, nhà ở, quần áo, chăm sóc y tế, thiết bị, xe ô tô… đã mua của hộ gia đình tiêu biểu

CPI đo lường mức độ lạm phát = cách tính CPI =A1 / A0

+ CPI > 0 => Lạm phát

+ CPI < 0 => Giảm phát

Giảm phát nguy hiểm hơn giảm phát

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và Tốc độ tăng trưởng GDP

GDP được định nghĩa là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi nền kinh

tế trong một năm nhất định Loại trừ những HH hay DV được sản xuất bên ngoài nước; loại trừ sản phẩm trung gian

GDP không cung cấp cho chúng ta biết nhiều thông tin về tình trạng của nền kinh tế

Nhưng sự thay đổi của GDP (tốc độ tăng trưởng) thì cung cấp thông tin hữu ích

Nếu GDP (sau khi điều chỉnh theo lạm phát) tăng lên, nền kinh tế là tăng trưởng Nhưng nếu nó đi xuống, nền kinh tế bị suy thoái

Cán cân thương mại

Cán cân thương mại > 0 => Thặng dư thương mại

Cán cân thương mại < 0 => Thâm hụt thương mại

Cán cân thanh toán:

Cán cân thanh toán = Tổng thu - Tổng chi

Cán cân thanh toán > 0 => Thặng dư trong CCTT => thuận lợi

Cán cân thanh toán <0 => Thâm hụt trong CCTT => không thuận lợi

2 Hãy làm rõ khái niệm và nội hàm của trách nhiệm xã hội? Hãy nêu và phân tích một tấm gương tốt về thực hiện trach nhiệm xã hội trong thực tiễn?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ( CSR) được hiểu là:“Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho

việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”

 Nói cách khác, CSR là những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội

Nội hàm của TNXH:

 TNXH với con người:

 TNXH với môi trường:

Trang 2

 Vd:+ Công ty Acecook trao tặng những thùng mì tôm cứu đói người dân vùng bị lũ lụt mỗi khi thiên tai xảy ra

+ Công ty Honda – Việt Nam trong suốt hơn hai thập kỉ qua, nhằm xứng đáng với vị trí hàng đầu trong lòng người tiêu dùng VN, Honda VN không chỉ nổ lực sản xuất những sản phẩm chất lượng an toàn tốt nhất, mà còn luôn tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn lái xe an toàn và thành lập chương trình “Tôi yêu Việt Nam” nhằm giáo dục an toàn giao thông

3 Chu kỳ kinh tế là gì? Trình bày các giai đoạn chủ yếu trong một chu kỳ kinh tế? Trong giai đoạn suy thoái, các doanh nghiệp đối diện nguy cơ nào? Cho ví dụ minh họa?

Chu kỳ kinh tế

Tất cả nền kinh tế đều trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhanh xen kẽ với giai đoạn tăng trưởng chậm, hay còn gọi là suy thoái Các nhà kinh tế gọi sự thay đổi ngắn hạn của sản lượng này là các chu kỳ kinh tế

Các giai đoạn chủ yếu trong một chu kỳ kinh tế

Một chu kỳ điển hình thường kéo dài từ ba đến năm năm, nhưng cũng có thể kéo dài hơn

Nhìn chung một chu kỳ có thể được chia thành 04 giai đoạn đó là:

+ Thịnh vượng: nền kinh tế mở rộng, tỷ lệ thất nghiệp thấp, thu nhập tăng lên, và người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm các doanh nghiệp đáp ứng bằng cách tăng sản xuất và cung cấp các sản phẩm mới và tốt hơn

+ Suy thoái: Khi GDP giảm, thất nghiệp tăng lên bởi vì mọi người có ít tiền để chi tiêu, doanh thu kinh doanh suy giảm Suy giảm trong hoạt động kinh tế này được gọi là một cuộc suy thoái

+ Khủng hoảng (mà chu kỳ thường bỏ qua): Nếu suy thoái kéo dài (một thập kỷ hoặc lâu hơn), tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức rất cao và sản xuất bị giảm sút nặng nề, nền kinh tế có thể chìm vào giai đoạn khủng hoảng

+ Phục hồi: Nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại

Nguy cơ:

Doanh thu kinh doanh giảm, kinh doanh thua lỗ , hàng hóa không bán được ,tổng sức mua giảm vì người tiêu dùng có ít tiền để chi tiêu, Sức mua suy giảm thì người tiêu dùng có xu hướng ý thức hơn về giá trị

và miễn cưởng mua các mặt hàng xa xỉ hoặc không cần thiết Các công ty và chính quyền các cấp thường đi lùi hoặc chậm các dự án lớn trong suy thoái

 Vd: Cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ năm 1953 kéo dài trong 10 tháng bắt đầu từ quý II/1953 đến quý I/1954 gây thiệt hại ước tính lên tới 5 tỷ đô la Mỹ Nguyên nhân bắt đầu từ biến động chính trị, kinh tế, lạm phát những năm đầu thập niên 50 Trong đó, lạm phát leo thang bắt đầu từ 1951, sau chiến tranh Triều Tiên, khiến lãnh đạo Mỹ áp dụng các chính sách tài khóa thắt chặt Việc cắt giảm chi tiêu chính phủ, tăng thuế, lãi suất, tích lũy dự trữ tạo ra sự bị quan cho người dân, dẫn đến việc giảm chi tieu tăng tiết kiệm gây rasuwj suy giảm tổng cầu Các doanh nghiệp đối mặt với…

4 Làm rõ khái niệm và ý nghĩa của phân tích công việc trong công tác quản trị nguồn nhân lực?

Phân tích công việc: tiến trình quản trị nhằm xác định các phần việc phải làm, nhiệm vụ và trách nhiệm của một vị trí công việc nhất định trong tổ chức.

Phân tích công việc cần phải được thực hiện đối với từng vị trí công việc trong tổ chức

Trang 3

Phân tích công việc trả lời 5 câu hỏi:

(1) Nhân viên làm những việc gì tại vị trí công việc được chỉ ra trong tổ chức?

(2) Tại sao công việc đó lại được thực hiện? Nó có ích gì, cho ai?

(3) Công việc đó làm ở đâu, lúc nào, với ai?

(4) Người ta đã làm các công việc đó như thế nào? Tại sao phải làm như vậy?

(5) Những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức và điều kiện cần thiết nào cần phải có để công việc được thực hiện đúng yêu cầu?

Ý nghĩa:

+ Là công cụ cơ bản để quản trị nguồn nhân lực

+ Phân tích công việc là Bản mô tả công việc & Tiêu chuẩn thực hiện công việc:

- Thu hút và tuyển dụng

- Đào tạo và phát triển

- Đánh giá kết quả công việc

- Định giá giá trị công việc

5 Làm rõ khái niệm của thiết kế công việc trong công tác quản trị nguồn nhân lực Giới thiệu các kiểu thiết kế công việc cho cá nhân?

Thiết kế công việc: Quá trình phân chia nhóm, gộp các phần việc rời rạc lại với nhau theo một nguyên

tắc nhất định để hình thành những công việc hoàn chỉnh Từ đó, giao những công việc hoàn chỉnh cho một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân thực hiện nhằm đạt được hiệu suất cao trong lao động

Các kiểu thiết kế công việc cho cá nhân

+ Chuyên môn hoá: Chia nhỏ công việc, giao cho mỗi cá nhân ít việc, khối lượng mỗi phần việc tăng lên

+ Luân chuyển công việc

- Tạo ra sự thay đổi trong công việc của mỗi cá nhân, tạo ra sự chuyển động

- Hạn chế: Không thay đổi bản chất công việc, Chi phí đắt, Rủi ro cao

+ Mở rộng công việc

- Tức là tăng thêm các nhiệm vụ cho người thực hiện đảm trách công việc

- Hạn chế: Chưa tính đến các khía cạnh khác biệt của công việc

+ Làm phong phú hoá công việc

- Sự đa dạng về kỹ năng

- Sự rõ ràng về nhiệm vụ

- Ý nghĩa của công việc

- Mức độ tự chủ

- Khả năng tiếp cận các thông tin phản hồi

6 Giới thiệu mục đích, ý nghĩa và quy trình đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp?

Mục đích: Nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính chuyên nghiệp, tính hiệu quả

của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp

Trang 4

của mình và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai

Ý nghĩa:

+ Khắc phục hậu quả của công tác tuyển dụng

+ Giúp cho người lao động cập nhật kiến thức thay đổi của thực tế

+ Phát triển tổ chức

+ Tăng khả năng thích ứng, đối phó với sự thay đổi

+ Thõa mãn nhu cầu cá nhân

+ Nâng cao tay nghề

Quy trình đào tạo: gồm 4 bước

+ Xác định nhu cầu đào tạo: phân tích tổ chức, cá nhân, nhiệm vụ

+ Lập kế hoạch đào tạo

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo

+ Đánh giá hiệu quả đào tạo

7 Giới thiệu mục đích, ý nghĩa và quy trình đánh giá thành tích nhân viên trong doanh nghiệp?

Quy trình đánh giá thành tích nhân viên gồm:

(1) Xác định mục tiêu đánh giá thành tích (mục tiêu hành chính, mục tiêu phát triển…);

(2) Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá (đánh giá cái gì? Mức độ ra sao?);

(3) Lựa chọn phương pháp đánh giá (đánh giá dựa trên đặc điểm; đánh giá dựa trên hành vi; đánh giá dựa

trên kết quả; đánh giá khách quan; đánh giá 3600);

(4) Tiến hành đánh giá (ai đánh giá ai? Đánh giá lúc nào?);

(5) Xem xét kết quả người được đánh giá (ai tốt, ai chưa tốt, ai hoàn thành công việc, ai chưa hoàn thành,

mức độ hoàn thành…);

(6) Phản hồi kết quả đánh giá (thảo luận với người được đánh giá về kết quả đánh giá họ và tìm kiếm giải

pháp khắc phục: chính thức hoặc phi chính thức)

 Mục đích: Nhằm đo lường, đánh giá năng lực của nhân viên.

 Ý nghĩa:

+ Mục tiêu phát triển: -Nhân viên có ý thức học tập, nổ lực trong công việc

-Biết được NV kém ở chỗ nào để có hướng giải quyết, phát triển

+ Mục tiêu hành chính:-Biết được ai giỏi để thưởng, ai kém để phạt

-Là cơ sở để trả lương

+ Giúp cải thiện chính sách nhân sự: phát hiện quy trình, chính sách tuyển chọn, cơ sở đào tạo có tốt không để thay đổi

+ Cung cấp bộ dữ liệu về tình hình hoạt động nhân lực theo thời gian

8 Tuyển dụng nhân viên là gì? mục đích, ý nghĩa và quy trình tuyển dụng (tuyển chọn) nhân viên trong

doanh nghiệp?

 Quy trình tuyển dụng có 02 bước với nội dung như sau:

(1) Chiêu mộ (nguồn bên trong, nguồn bên ngoài);

Trang 5

(2) Tuyển chọn:

(i) xét hồ sơ;

(ii) trắc nghiệm khách quan;

(iii) kiểm tra chuyên môn, tay nghề;

(iv) phỏng vấn chính thức;

(v) thẩm tra lại các thông tin về ứng viên;

(vi) kiểm tra sức khỏe;

(vii) quyết định tuyển dụng

Mục đích:

+ Bù đắp sự thiếu hụt

+ Đổi mới tổ chức

+Đảm bảo sự phát triển liên tục của tổ chức

+Để nhân viên có ý thức làm việc

9 Động cơ thúc đẩy là gì? Làm thế nào để các nhà quản lý tăng cường động cơ thúc đẩy cho nhân viên?

 Động cơ thúc đẩy: những nỗ lực cả bên trong lẫn bên ngoài của một con người có tác dụng khơi dậy

lòng nhiệt tình và sự kiên trì theo đuổi một cách thức hành động đã xác định

 Làm thế nào???

+ Sử dụng các công cụ tăng cường: hiểu nhận thức và mong muốn của nhân viên qua hành vi trong công

việc ,

+ Thiết kế công việc có tính thúc đẩy: làm phong phú hóa công việc,…

+ Động viên tại nơi làm việc: khích lệ nhân viên nâng cao thành tích, … ;

+ Cải thiện môi trường giao tiếp cấp trên – cấp dưới: Tạo môi trường thân thiết hơn giữa cấp trên và cấp dưới, nhấn mạnh quan hệ xã hội trong tổ chức

10 Doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để phân biệt được một doanh nghiệp với 01 tổ chức không kinh doanh? Cho ví dụ cụ thể minh haọ?

 Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập với mục đích kinh doanh( nhằm mục đích kiếm lời) Theo khoản 7 điều 4 luật doanh nghiệp 2014,doanh nghiệp được định nghĩa là: “Doanh nghiệp là tổ chức

có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Doanh nghiệp 01 tổ chức không kinh doanh Mục đích + Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là

mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Mục đích xã hội: cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội Đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động công ích

+ Mục đích thoả mãn các nhu cầu cụ thể và

+ Mục đích kinh tế: phi lợi nhuận

+ Mục đích xã hội : Phúc lợi xã hội, an sinh xã hội hoặc nhằm cung cấp các chương trình và dịch vụ cho lợi ích cộng đồng

Trang 6

đa dạng của mọi người tham gia hoạt động trong doanh nghiệp

Mục tiêu Mục tiêu đạt được cần thoả mãn cả về số

lượng và chất lượng, đồng thời với việc xác định được các phương tiện thực hiện

Mục tiêu hoạt động hướng đến các hoạt động mang tính cộng đồng, xã hội Họ chấp nhận những khoản chi phí lớn để đổi lại những giá trị khác

mà họ cần

Ví dụ Công ty cổ phần Acecook Việt Nam Nhà chùa, Quỹ từ thiện

11 Công ty TNHH là gì? Cho biết ưu điểm và hạn chế của loại hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn (hai thành viên trở lên)? Dùng ví dụ thực tiễn để minh họa?

Công ty TNHH có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các

khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp

Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi

+ Có tối thiểu 02 thành viên (nhưng không quá 50 thành viên)

+ Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn

+ Phần vốn góp phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty

+ Không được phát hành cổ phiếu ra ngoài công chúng

+ Việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài công ty bị hạn chế gắt gao

Ưu điểm:

(1) Có nhiều chủ sở hữu hơn DNTN nên có thể có nhiều vốn hơn, do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp

(2) Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh, các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị (3) Trách nhiệm pháp lý hữu hạn

Nhược điểm:

(1) Khó khăn về kiểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty do đó các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều

có sự ràng buộc với các thành viên khác

(2) Thiếu bền vững và ổn định, chỉ cần một thành viên gặp rủi ro hay có suy nghĩ không phù hợp là công ty

có thể không còn tồn tại nữa

(3) Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với DNTN về những điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên bất tài và không trung thực

 Ví dụ: Công ty TNHH dịch vụ quản cáo và triển lãm Minh Vi

Địa chỉ: tầng 8 phòng 805, Tòa nhà Hà Đo Airporrt Building, 2 Đông Hà, Phường 2, Quận Tân Bình , TP.HCM

Trang 7

Loại hình kinh doanh: Tổ chức gặp mặt, Đầu tư, Hội nghị triển lãm tại Việt Nam

12 Khái niệm, ưu nhược điểm của loại hình doanh nghiệp công ty cố phần? Dùng 01 ví dụ thực tiễn để mình họa?

Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển

bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông

Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu

Ưu điểm:

(1) Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; (2) Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

(3) Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;

(4) Trách nhiệm của nhà đầu tư được giới hạn trong các mệnh giá cổ phiếu Điều này được gọi là trách nhiệm hữu hạn

(5) Đời sống của công ty cổ phần thường dài hơn công ty tư nhân và công ty hợp danh

(6) Bất cứ ai cũng có thể thoát ra từ công ty cổ phần bằng việc bán cổ phiếu của mình

(7) Công ty có thể thuê các chuyên gia tốt hơn mà kết quả trong quản lý tốt hơn

(8) Tính minh bạch cao giúp giảm thiểu rủi ro

Nhược điểm:

(1) Hình thành các công ty cổ phần là rất dài, rất phức tạp và công việc rất kỹ thuật

(2) Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau có thể có sự phân hóa thành các nhóm đối kháng;

(3) Quyền lực tập trung bởi vì có rất ít người nắm giữ phần lớn cổ phần của công ty

(4) Không có nhiều bí mật được tìm thấy trong các công ty

(5) Các công ty phải trả thuế hai lần cho Chính phủ

+ Lợi nhuận của công ty bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Lợi nhuận của công ty chia cho cổ đông (cổ tức) bị đánh thuế thu nhập cá nhân

(6) Việc giảm vốn trong công ty cổ phần hiện nay đang không được quy định cụ thể;

(7) Ra quyết định thường bị trì hoãn: do đòi hỏi ý kiến của nhiều người

(8) Thiếu động lực: dễ tham nhũng

Vd: Công ty cổ phần Acecook Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng

Địa điểm : Đường số 10, Khu CN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu,Đà Nẵng

13 Hãy nêu một khái niệm đơn giản để chỉ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Ưu điểm và hạn chế của loại hình doanh nghiệp này?

Khái niệm:

 Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành 03 cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân (trong đó

Trang 8

tiêu chí tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), phân chia theo 3 khu vực ngành nghề kinh doanh: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ

 Doanh nghiệp siêu nhỏ: số lao động <10 người trở xuống (ở tất cả các ngành);

 Doanh nghiệp nhỏ:

 + Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: số lao động là từ 10 đến 50 người, tổng nguồn vốn <10 tỷ đồng

 + Đối với ngành công nghiệp và xây dựng: từ 10 đến 200 lao động, tổng nguồn vốn <20 tỷ đồng

 Doanh nghiệp vừa:

 + Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: số lao động từ 50 đến100 người, tổng nguồn vốn từ trên 10 đến

50 tỷ đồng

 + Trong các ngành còn lại: số lao động từ 200 đến 300 người, tổng nguồn vốn từ 20 đến 100 tỷ đồng

Ưu điểm:

(1) Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý ở các DNNVV gọn nhẹ, linh hoạt;

(2) Là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp và là cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển thành DN lớn

(3) Dễ dàng khởi sự và năng động, nhạy bén với thị trường

Nhược điểm:

(1) Hoạt động của DNNVV thiếu vững chắc

(2) Qui mô nhỏ, rất hạn chế trong việc quản bá thương hiệu, thường lệ thuộc những DN lớn

(3) Trình độ quản lý ở các DNNVV thường hạn chế

(4) Sự hiểu biết về pháp luật của chủ DN còn nhiều hạn chế

(5) Khởi nghiệp kinh doanh mang tính tự phát, xuất phát

(6) Các DNNVV thường bị phân biệt đối xử khi tiếp cận các nguồn vốn

(7) DNNVV không đủ năng lực phát triển mở rộng kinh doanh đến những thị trường rộng lớn…

14 Thế nào là sản xuất theo đơn hàng? Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức sản xuất theo đơn hàng

và điều kiện áp dụng Cho ví dụ minh họa?

Sản xuất theo đơn hàng: Sản xuất được tiến hành khi có xuất hiện những yêu cầu cụ thế của khách

hàng về sản xuất

Ưu điểm

(1) Tránh được sự tồn đọng của sản phẩm cuối cùng chờ tiêu thụ

(2) Đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng

Nhược điêm

(1) Khách hàng phải chờ đợi để được phục vụ

(2) Khó kiểm soát chất lượng do sản xuất đơn chiếc

(3) Chi phí cao quy mô nhỏ

(4) Tính thụ động cao, số lượng đặt hàng không thường xuyên

 VD: Khách hàng đặt may quần áo ở xưởng may với số lượng 30 bộ áo dài

15 Thế nào là sản xuất liên tục? Phân tích ưu, nhược điểm của loại hình sản xuất liên tục và điều kiện áp dụng Cho ví dụ minh họa.

Trang 9

Sản xuất liên tục: một quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý liên tục một khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó

Ưu điểm:

(1) Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền làm cho dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất thẳng dòng (2) Tự động hoá quá trình vận chuyển nội bộ

(3) Máy móc thiết bị chỉ để sản xuất một loại sản phẩm nên cấu tạo đơn giản, năng suất cao, hoạt động ổn định

Hạn chế

(1) Hệ thống sản xuất không có tính linh hoạt

(2) Bắt buộc phải thực hiện phương pháp sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị để tránh rủi ro

Vd: Nhà máy điện, nhà máy bia

16 Thế nào là sản xuất hàng loạt? Phân tích ưu, nhược điểm của loại hình sản xuất hàng loạt và điều kiện

áp dụng Cho ví dụ minh họa?

Sản xuất hàng loạt: Là loại hình sản xuất trung gian giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng khối

Ưu điểm:

(1) Máy móc thiết bị chủ yếu là thiết bị vạn năng được sắp xếp bố trí thành những phân xưởng chuyên môn hoá công nghệ

(2) Quá trình sản xuất lặp đi lặp lại tương đối ổn định nên năng suất lao động tương đối cao

Nhược điểm:

(1) Tổ chức sản xuất thường rất phức tạp

(2) Thời gian gián đoạn lớn, SP dở dang nhiều

(3) Đồng bộ hoá sản xuất khó khăn

Vd: sản xuất máy công cụ, dệt may, điện dân dụng, đồ gỗ nội thất…

17 Thế nào là sản xuất hàng khối? Phân tích ưu, nhược điểm của loại hình sản xuất hàng khối và điều kiện áp dụng Cho ví dụ minh họa?

Sản xuất hàng khối: Số chủng loại sản phẩm ít với khối lượng sản xuất hàng năm rất lớn Quá trình sản

xuất rất ổn định, ít khi có sự thay đổi

Ưu điểm:

(1) Thiết bị máy móc thường là các loại chuyên dùng hoặc tự động; sắp xếp thành các dây chuyền khép kín (2) Chuẩn bị kỹ thuật tách rời sản xuất và rất chu đáo trước khi sản xuất

(3) Trình độ chuyên môn hoá người lao động cao

(4) Chất lượng sản phẩm ổn định

Nhược điểm:

(1) Vốn đầu tư ban đầu lớn

(2) Tính linh hoạt kém

Vd: Xi măng, sắt thép, điện…

18 Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu là gì? Tại sao phải định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu? Trình bày việc định vị một sản phẩm mà bạn am hiểu?

Trang 10

Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu: là phương thức chào hàng các sản phẩm khác biệt giúp tập

trung nguồn lực, xác định đúng chiến thuật trong marketing - Mix, tạo lợi thế và tăng khả năng cạnh

tranh trên thị trường mục tiêu

Định vị sản phẩm có thể dựa vào các chiến lược sau: định vị sản phẩm dựa vào thuộc tính của sản phẩm; dựa vào giá trị (lợi ích) của sản phẩm đem lại cho khách hàng; dựa vào đối tượng khách hàng; định vị so sánh

Tại sao??

+ Vị trí của một sản phẩm là một tập hợp những ấn tượng, khái niệm và cảm giác của khách hàng về loại sản phẩm đó so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại

+ Như vậy doanh nghiệp cần phải sử dụng các nỗ lực marketing để xây dựng hình ảnh sản phẩm và công

ty có một vị trí khác biệt so với sản phẩm và công ty khác trong nhận thức của khách hàng

+ Giúp công ty tập trung nguồn lực, xác định đúng các chiến thuật Marketing, xá định vị trí sản phẩm của mình trên thị trường nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, giảm bớt các chi phí và dịch vụ không cần thiết

Ví dụ: Định vị sản phẩm Close Up của Unilever

Sản phẩm vật chất:

+ Sự khác biệt: ngoài tác dụng chống sâu răng nó còn mang lại hơi thở thơm mát với nhiều loại hương thơm khác nhau

+ Công thức đọt phá có tác dụng cho hơi thở thơm mát kéo dài cực lâu, loại bỏ tối đa mảng bám răng, giảm viêm lợi, kéo dài nhiều giờ

+ Chứa hợp chất Flo

Hình ảnh

+ Logo: phần chữ close màu trắng và phần chữ up mau xanh

+ Slogan: hơi thở thơm tho

+ Bao bì: hình ảnh đôi nam nữ cuời tươi khoe răng trắng

+ Kiểu dáng: hộp giấy loại 230g, 220g, 150g tiện lợi cho việc sd và mang đi xa

+ Kiểu chữ: chữ in nghiêng độc đáo

19 Thị trường mục tiêu là gì? Tại sao phải nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu? Trình bày thị trường mục tiêu của 01 loại sản phẩm trong 01 doanh nghiệp mà bạn am hiểu?

Thị trường mục tiêu: là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định phù hợp với định hướng

của từng doanh nghiệp Thị trường mục tiêu là phần thị trường trong đó tồn tại các khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp mà doanh nghiệp hướng các nỗ lực tiếp thị và nguồn hàng hóa đến đó nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ trở thành khách hàng trung thành của mình

Tại sao??

Một thị trường mục tiêu rõ ràng là yếu tố quyết định trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (marketing - Mix) với 04 chính sách quan trọng đó là: (1) Sản phẩm (product), (2) giá cả (price), (3) phân phối (place) và

(4) chiêu thị (promotion); điều này quyết định sự thành công của một sản phẩm trên thị trường.

Ngày đăng: 03/04/2021, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w