+ Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển bền vững, chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn về các vấn đề này.. Một môi trường trong lành[r]
Trang 1Phần I: Mở đầu I- Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây về tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng với tốc
độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, khoa học
kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp người lao động thủ công thay thế bằng những máy móc Năng suất lao động tăng nâng mức sống con người ngày càng cao, mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt Nhưng bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp đã gây ảnh hưởng môi trường ngày một cao và đã trở thành nạn ô nhiễm
Kinh tế tăng trưởng xã hội phát triển dân số nhanh, sinh hoạt của con người đa dạng phong phú dẫn đến chất thải ngày càng nhiều
Môi trường trong xã hội có nhiều các chất thải khác nhau ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến hai loại chất thải đó là:
Chất thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt hầu như chưa sử lý gây nạn ô nhiễm môi trường Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống con người càng cao Chính vì nhu cầu đó con người vận dụng khoa học kỹ thuật cao để phục vụ mình, thậm chí áp dụng khai thác tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng hàng loạt, khai thác mỏ vô tổ chức, khai thác nguồn nước ngầm một cách tự do trái phép, làm cho môi trường sinh thái biến đổi tài nguyên thêm cạn kiệt
Tất cả những điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường dẫn tới tốc độ trong thiên nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, có nhiều bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện
Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm trong sạch môi trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát
triển con người toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh
thần, trong sáng về đạo đức” Chính vì thế nhà trường cần làm tốt việc giáo dục bảo
vệ môi trường, nó có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu niên là lực lượng nòng cốt, là tương lai của đất nước chiếm với lực lượng khá đông trong xã hội vào khoảng 1/3 nhân loại
Chúng ta phải giáo dục việc bảo vệ môi trường với toàn thể học sinh vì lực lượng này rất năng động, nó có hai mặt:
Xấu:Tự tàn phá thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường mất cân bằng sinh thái.
Tốt: Nếu nhận thức của mỗi thành viên có ý thức, thực hiện tốt đó cũng là lực
lượng tốt bảo vệ, khôi phục thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sức khỏe con người
Trang 2Ngày 10/1/1994 Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công
bố luật bảo vệ môi trường(Báo Hà Bắc ngày 16/8/1994) nhà trường là cơ quan giáo dục
có vai trò nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực Cho học sinh nên nhận rõ trách nhiệm của mình đóng góp bảo vệ môi trường Đó chính là thực hiện tốt chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ năm học 2006-2007 Nhằm góp phần tiếng nói chung trong quá
trình đào tạo thế hệ trẻ Tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm quản lý giáo
dục bảo vệ môi trường ở trường trung học cơ sở Đồng Vương”.
II- Mục đích nghiên cứu:
Để làm tốt về quản lý bảo vệ môi trường ở trường THCS
Về nội dung: Kinh nghiệm giáo dục môi trường của nhà trường
Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Đồng Vương
III- Nhiệm vụ nghiên cứu:
1 Nhiệm vụ một:
Sơ lược về một số vấn đề lý luận chung về môi trường và công tác quản lý giáo dục bảo vệ môi trường(kết quả công việc đã làm)
2 Nhiệm vụ hai:
Phân tích đánh giá kinh nghiệm quản lý(vì sao làm được) việc bảo vệ môi trường
3 Nhiệm vụ ba:
Các ý kiến đề xuất
IV-Phương pháp nghiên cứu:
Kinh nghiệm quản lý của bản thân trong quá trình chỉ đạo thực hiện
Trao đổi với các bộ phận môi trường
Nghiên cứu chỉ thị các cấp
Đọc tài liệu
V-Đóng góp của đề tài:
Nâng dần nhận thức và giáo dục ý thức tự giác chưa cao, nhận thức còn hạn chế
Để nâng dần nhận thức và giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường,
gia đình và xã hội để có môi trường “xanh- sạch- đẹp”.
Phần II: Nội dung Chương I
Trang 3Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I- Cơ sở lý luận
1- Môi trường là gì?
Là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật
Trong đó các yếu tố sau:
Yếu tố vô cơ
Yếu tố hữu cơ
Yếu tố vật lý
2- Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?
Là tổng hợp các biện pháp nhằm quản lý duy trì sử dụng hợp lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả môi trường tự nhiên, giúp con người và thiên nhiên có sự hài hòa phù hợp
II- cơ sở thực tế:
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng Muốn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững mỗi công dân cần có nhận thức
đúng đắn và biết cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Khi những vấn đề trên chưa trở thành bức xúc, trong chúng ta tồn tại một số suy nghĩ chưa thật đúng về vấn đề này
Trước hết, cho con người là chúa tể của muôn loài Con người có thể thống trị, chế ngự muôn loài trên trái đất Thái độ của con người với muôn loài không phải là thái độ
bè bạn, cùng chung sống mà là khai thác, “bóc lột”, bắt muôn loài phục vụ cho đời sống của mình như bắt động vật để chơi, để ăn thịt, dùng một số bộ phận của động vật
để làm thuốc, làm đồ dùng(mật gấu, cao hổ cốt, cao khỉ, dày da…) dùng động vật thay cho sức kéo v.v…
Con người cho rằng tài nguyên của trái đất là vô tận, có thể thả sức khai thác phục
vụ lợi ích của mình mà không lo cạn kiệt(tài nguyên mỏ, rừng, biển…), không cần phải để dành cho thế hệ sau
Con người hoàn toàn có khả năng chinh phục thiên nhiên Đặc biệt khi khoa học
kỹ thuật phát triển và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất, người ta chỉ nghĩ đến sự tiện lợi(xe máy, ô tô…) đến năng suất, chất lượng sản phẩm mà ít nghĩ
đến ảnh hưởng của nó tới môi trường sống: Khói bụi nhà máy xả ra gây ô nhiễm không khí, chất độc từ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước sạch, ô nhiễm không khí, tiêu diệt các sinh vật v.v…
Trang 4Con người tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm cho dù môi trường ô nhiễm ra sao, tài nguyên thiên nhiên còn hay hết, coi đó là việc của xã hội, của người khác Nguy hại hơn, những suy nghĩ trên không phải của một số ít người, lại cũng không phải chỉ ở một quốc gia nào mà ở số đông người, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Vì vậy, cần hiểu lại vấn đề, cần có những hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trường
và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không, những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai nữa
Cho học sinh hiểu biết tổng hợp môi trường nơi đang sống Hạn chế thải chất độc hại ra môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống, sinh hoạt
Bảo vệ nguồn tài nguyên, thiên nhiên từ đó nhận thức được mối quan hệ, tương hỗ giữa kinh tế- chính trị- văn hóa- môi trường
Hiểu biết một cách đầy đủ về sự tác động của con người với môi trường
Chương II
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu kinh nghiệm quản lý
giáo dục bảo vệ môi trường ở trường học
1-Thực trạng của nhà trường trong những năm qua.
Vị trí nhà trường:Trường nằm vị trí xen kẽ với nhà dân, là nơi tập trung đông người, xa chợ, số lượng cây xanh đảm bảo cho bóng mát và môi trường Diện tích của nhà trường là 9560 m2
Số lượng học sinh của nhà trường 380 em Số lớp: 12 lớp Khu vực nhà trường
đóng công tác vệ sinh môi trường của nhân dân địa phương xung quanh có ý thức khá tốt, học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan sư phạm
Thuận lợi:
Đứng dưới góc độ làm quản lý thì công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trường học có nhiều thuận lợi về trình độ dân trí có sự hiểu biết về môi trường
Chương trình “xanh- sạch- đẹp” trường lớp đã được đưa vào nhà trường như các
dự án GDMT, VIE98, 018 của Bộ GD&ĐT phát động Ngoài việc khai thác các nội dung GDMT trong các môn học như: Văn- tiếng việt; sinh học; địa lý; giáo dục công dân Do các giáo viên trên lớp thực hiện bên cạnh đó nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việc hàng ngày, như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp.Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp
Khó khăn:
Trang 5Bên cạnh thuận lợi còn có những khó khăn:
Diện tích quy hoạch sân chơi chưa được phù hợp, trồng cây xanh chưa đảm bảo
Đồ dùng dạy học của môn giáo dục môi trường hầu như không có, việc dạy chủ yếu là dạy chay, học chay
Ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn ra hiện nay công tác giáo dục môi trường của chúng ta gặp nhiều gian nan khác Đó chính là bài toán giáo viên đào tạo về nghành này hoặc trong chương trình học chuyên nghiệp đưa việc học giáo dục môi trường cũng chỉ sơ lược mang tính chất thông báo
Hạn chế nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó là: Thông tin về giáo dục môi trường cũng đã có nhưng chưa có biện pháp sử lý kịp thời và có hiệu quả
2- Những công việc đã làm
Nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục môi trường trong trường học.Nhà trường đã làm được những việc như sau:
a- Tác động môi trường:
a.1- Môi trường không khí:
+ Sân trường:
Phát động phong trào trồng chăm sóc cây xanh, các lớp học, hàng ngày học sinh
có tổ chức chăm sóc, vun sới khu vực mình phụ trách(bồn hoa cây cảnh) Trong quá trình chăm sóc cây tuyệt đối các lớp không sử dụng phân hữu cơ tươi, sử dụng phân hoai mục
Hàng tuần chào cờ, bên cạnh biểu dương những lớp, những học sinh có thành tích giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ý thức bảo vệ cây, bảo vệ môi trường tốt, còn có hình thức phê bình các cá nhân, các lớp chưa thực hiện tốt Vận động phụ huynh học sinh tặng cây cảnh cho nhà trường; vận động chi đội, chi đoàn phát động phong trào thi
đua tạo quang cảnh môi trường trong nhà trường
Nhà trường tạo bể nước vệ sinh cho học sinh trong quá trình vệ sinh trường lớp, có thùng đựng rác, có hố đổ rác cho học sinh
+ Khu lớp học:
Mỗi lớp có một chậu cảnh để tạo không gian “xanh” trong mỗi lớp và cũng tạo ý
thức bảo quản cho học sinh; mỗi lớp có một bồn hoa trước cửa, trong mỗi lớp đều thực hiện tốt công tác vệ sinh chung có quy ước rõ ràng
Mỗi lớp đều có ý thức giáo dục học sinh trong vệ sinh hàng ngày đổ rác thải đúng nơi quy định
+ Tác động của cây xanh
Trang 6Tạo được môi trường “xanh- sạch- đẹp”.Tạo được không khí thoáng mát, có bóng
râm, cản bụi do tác dụng của xe cơ giới, tạo lượng ô xy cho con người
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cây xanh và trồng cây xanh trong nhà trường
và gia đình
a.2- Môi trường nước:
Hệ thống thoát nước(không tự động) phải có hệ thống thoát nước liên hoàn, không gây tắc ngẽn, không ứ đọng
Nước sử dụng: nước giếng khơi hợp vệ sinh, là nguồn nước khoan (cần kiểm nghiệm) trước khi cho học sinh sử dụng
Để đảm bảo vệ sinh sức khỏe học đường cho học sinh, các lớp đều có bình nước lọc để mỗi học sinh đều được sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh
a.3 - Môi trường đất, chất thải rắn:
Bón cây cảnh, không sử dụng phân hữu cơ tươi, không sử dụng phân hóa học(thuốc trừ sâu).Chủ yếu dùng phân vi sinh hoặc dùng phân ủ hoai mục
Xây dựng công trình vệ sinh cho học sinh đúng tiêu chuẩn quy tắc vệ sinh, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ
Hàng tuần sử lý các hố rác được thu gom trong quá trình vệ sinh trong tuần bằng biện pháp thu đốt
Khu rác thải được bố trí đổ riêng ở một vị trí khác, phát động thường xuyên phong trào vệ sinh trường lớp vệ sinh nơi công cộng; nhà trường phân công địa điểm vị trí rõ ràng
b- Giảng dạy:
b.1- Trên lớp
Việc giáo dục môi trường được gắn với các bộ môn liên quan đưa vào nghành giáo dục
Văn- tiếng việt: 45%
Sinh học: 64%
Địa lý: 43%
Kiến thức giáo dục môi trường:
+ Kiến thức về thành phần môi trường gồmg không khí, nước, cây cối, đất đai,
động thực vật… học sinh có ý thức bảo vệ và được tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức đúng đắn toàn diện về vị trí, vai trò, ý nghĩa to lớn của giáo dục môi trường
và học sinh phải hiểu nếu những thành phần trên bị ô nhiễm thì cuộc sống của loài
Trang 7người sẽ kéo theo nhiều bất ổn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người liên quan đến việc xóa đói giảm nghèo Trồng cây tăng thu nhập kinh tế cho nhân dân
+ Học sinh phải hiểu những thành phần của môi trường do thiên nhiên ban tặng song không phải là vĩnh hằng tồn tại mà có lúc sẽ hết và cạn kiệt, nên phải có ý thức tu tạo, nâng cấp
+ Kiến thức về sử dụng tài nguyên: Hợp lý đúng khoa học tránh khai thác bừa bãi
ồ ạt, khai thác phải gắn liền với phần trồng (trồng rừng, cải tạo đất, giữ nguồn nước sạch…)
+ Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển bền vững, chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn về các vấn đề này Một môi trường trong lành hết sức cần thiết cho con người để sống và phát triển bình thường Sống trong môi trường không khí trong lành, con người và mọi sự sống trên trái đất sẽ dần bị hủy diệt Học sinh hiểu tài nguyên thiên nhiên nhiều nhưng không phải là vô tận Ta cần khai thác để phát triển kinh tế, song cần khai thác có mức độ để còn để dành cho thế hệ tương lai Các thế hệ tương lai rất cần tài nguyên và họ có quyền được hưởng tài nguyên như chúng ta Trong quá trình sử dụng tài nguyên, chúng
ta cần có ý thức tiết kiệm, chỉ khai thác vừa đủ và nên tận dụng nguyên liệu tái chế
+ Để bảo vệ môi trường, chỉ có nhận thức chưa đủ mà còn phải có kiến thức Có kiến thức mới bảo vệ có hiệu quả: Ví như, có hiểu rừng không chỉ cho gỗ mà rừng còn
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, ta mới không phá rừng, chặt gỗ bừa bãi; không đốt nương làm rãy tùy tiện làm cho núi trống, đồi trọc Có hiểu bảo vệ
đàn cá, bảo vệ các loài động vật quý hiếm ta mới không săn bắn bừa bãi, không dùng thuốc nổ để đánh cá, không làm ô nhiễm sông, hồ v.v…
b.2- Chỉ đạo
+Chọn giáo viên dạy mẫu
+ Chọn bài có kiến thức môi trường
Phương pháp giảng dạy: + Lồng ghép giữa kiến thức bộ môn với kiến thức bảo vệ môi trường một cách hài hòa
+ Tổng hợp các nội dung quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và trách nhiệm của mình với môi trường mình đang sống, sử dụng nó
+ Qua các giờ dạy đó có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể
b.3- Ngoại khóa
- Học sinh được tham gia cắm trại, thăm khu di tích lịch sử, thăm các công trình vui chơi giải trí
Trang 8- Mời các chuyên gia môi trường trong huyện về trao đổi và hướng dẫn
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường
b.4-Những việc chưa làm được:
- Việc bố trí cho học sinh đi thăm quan, tìm hiểu môi trường còn quá ít, các chuyên gia về môi trường hầu như không có để mời nói chuyện
- Quy hoạch của nhà trường không hợp lý về các công trình vệ sinh do đó việc bảo
vệ môi trường gặp nhiều khó khăn
3- Những kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trường
- Quản lý hoạt động bảo vệ môi trường được đưa vào kế hoạch từ đầu năm thông qua hội nghị cán bộ công chức
- Thông qua đội thiếu niên tiền phong qua các đợt phát động thi đua đã giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường và qua các buổi sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm đã lồng ghép sinh hoạt theo chủ điểm
- Liên hệ bàn bạc với địa phương các ý kến đề xuất kịp thời
Chương III: Một số ý kiến đề xuất
Bảo vệ môi trường là hành vi đạo đức, hai vấn đề này gắn với nhau.Nếu môi trường trong lành tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện Học sinh có thể phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi học tập còn nếu môi trường xung quanh ô nhiễm và xấu nó ảnh hưởng đến học sinh về mọi mặt, học sinh thấy chán trường đẫn đến các mặt giáo dục sẽ hạn chế Chính vì vậy nội dung giáo dục môi trường Bộ giáo dục đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân là rất đúng, kịp thời nhất là trong giai đoạn hiện nay môi trường đang bị tàn phá bởi các nhà máy và ý thức con người và sự tàn phá của thiên nhiên
-Kiến nghị với UBND xã
+ Địa phương cần có kế hoạch bố trí các bảo vệ cho các nhà trường để học sinh khi trồng cây các em có ý thức bảo vệ không phá cây đã trồng
+ Các công trình vệ sinh cần có sự quan tâm và cải tạo, xây mới đảm bảo đủ số lượng và chất lượng các công trình
+ Vận động, tuyên truyền các ban, nghành, đoàn thể và nhân dân có ý thức và bảo
vệ môi trường Không chặt phá rừng bừa bãi và có kế hoạch xây dựng nơi đổ rác thải, nước thải cho đảm bảo công tác vệ sinh môi trường cho nhân dân nhất là các chất thải vô cơ khó tiêu
-Kiến nghị với phòng giáo dục
Trang 9+ Cần tăng cường kiểm tra đánh giá các trường thường xuyên về công tác bảo vệ môi trường các trường học
+ Coi công tác vệ sinh môi trường là một trong các điều kiện để đánh giá xếp loại thi đua của các nhà trường trong năm học
Phần thứ III: Kết luận
Giáo dục môi trường trong các trường học cần phát triển hơn nữa xứng đáng với tầm cao chiến lược của đất nước ta là đào tạo con người phát triển toàn diện, vì học sinh các trường THCS là những học sinh còn nhỏ chủ yếu tuổi từ 12-15 ý thức tự giác của các em chưa cao, nhận thức còn hạn chế, nên để nâng dần nhận thức và giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường phải đi từ những việc làm rất nhỏ, rất cụ thể từ biết giữ gìn vệ sinh chung, biết thu gom rác; bỏ vào nơi quy định, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh… chắc chắn cùng với sự lớn dần của các em sẽ ý thức ngày càng rõ về môi trường và biết tham gia bảo vệ môi trường
Xác nhận của trường THCS Đồng
Vương
Hội đồng khoa học trường trung
học cơ sở đồng vương
Nhất trí xếp loại đề tài:………
………
Đồng Vương, ngày…tháng….năm 2007
T/M nhà trường
Đồng Vương, ngày 25 tháng 5 năm 2007
Người viết đề tài
Hoàng Văn Phượng
Xác nhận của pgd huyện yên thế
Hội đồng khoa học phòng giáo dục yên thế Nhất trí xếp loại đề tài………
………
Yên thế, ngày…tháng…năm 2007