Phát triển thương hiệu của hệ thống siêu thị co opmart

27 1.1K 0
Phát triển thương hiệu của hệ thống siêu thị co opmart

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển thương hiệu của hệ thống siêu thị co opmart

Trang 1

PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA HỆ THỐNGSIÊU THỊ CO.OPMART TẠI ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2013

Trang 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

5.Tổng quan tài liệu 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁTTRIỂN THƯƠNG HIỆU 7

1.1.TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU 7

1.1.1 Khái niệm thương hiệu 7

1.1.2 Các thành phần nhận diện thương hiệu 7

1.1.3 Các chức năng của thương hiệu 9

1.1.4 Lợi ích của thương hiệu 9

1.1.5 Quản bá thương hiệu 9

1.2 PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 9

2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM 13

2.1.1 Khái quát tình hình và triển vọng phát triển của ngành bán lẻ tại Việt Nam 13

2.1.2 Sự đầu tư của các thương hiệu lớn, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt 13

2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIÊU THỊ CO.OPMART 14

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống siêu thị Co.opmart 14

2.2.2 Mặt hàng kinh doanh 14

Trang 3

2.3.2 Những thuận lợi và thách thức của việc phát triển thương hiệu hệ

thống siêu thị Co.opmart 15

2.4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART TRONG THỜI GIAN GIAN 15

2.4.1 Những hoạt động phát triển thương hiệu hệ thống siêu thị Co.opmart trong thời gian qua 15

2.4.2 Những kết quả và những vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển thương hiệu của hệ thống siêu thị Co.opmart 17

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HỆ THỐNGSIÊU THỊ CO.OPMART TRONG THỜI GIAN TỚI 18

3.1 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG CỦA SIÊU THỊ 18

3.2 PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART .18 3.2.1 Sứ mạng thương hiệu Co.opMart 18

3.2.2 Tầm nhìn thương hiệu Co.opMart 19

3.2.3.Định vị thương hiệu 19

3.2.4 Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu 19

3.2.5 Giải pháp đáp ứng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 19

3.2.6.Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng 20

3.3 CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 20

3.3.1.Chiến lược sản phẩm 20

3.3.2 Chiến lược giá 20

3.3.3 Chiến lược phân phối 21

3.3.4 Chiến lược chiêu thị 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn kinh tế quốc tế sẽ đổ xô vào thị trường Việt Nam, tạo nên một thị trường đa dạng về loại hình hoạt động và phong phú về lĩnh vực kinh doanh Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bán lẻ được xem là lĩnh vực kinh doanh khá béo bở mà các tập đoàn bán lẻ quốc tế và cả các doanh nghiệp trong nước đang hướng tới để đẩy mạnh đầu tư.

Trước sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà giữa các doanh nghiệp trong nước và các tập đoàn quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh khá hấp dẫn đó, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh, bền vững đã thật sự trở thành một thách thức không nhỏ đối với Liên hiệp HTX TM Thành phố nói chung và thương hiệu Co.opmart nói riêng.

Hiện nay, thương hiệu Co.opMart của Saigon Co.op có thể nói là một trong những siêu thị đang dẫn đầu Việt Nam về mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ, đã và đang được người tiêu dùng biết đến như là trung tâm mua sắm vui chơi Nhiều năm liền Co.opMart được đánh giá là một trong 10 thương hiệu mạnh tại TP Hồ Chí Minh Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ tại địa bàn Thành Phố nói riêng cũng như trên cả nước nói chung đã ngày càng trở nên gay gắt Ngoài những doanh nghiệp trong nước thì thị trường bán lẻ sẽ phải cạnh tranh với các "ông lớn "đầu tư vào như tập đoàn bán lẻ Giant, tập đoàn Carrfour, "ông trùm" giá rẻ Wal-Mart Liệu thương hiệu Co.opMart vẫn vững chải trong tâm trí khách hàng hay không?

Đứng trước bối cảnh đó, để có thể đứng vững trên thị trường trong nước và hướng ra thị trường quốc tế, vấn đề đặt ra là Saigon Co.op cần thiết phải có sự điều chỉnh và đầu tư mạnh hơn nữa trong công tác xây dựng thương hiệu để tiếp tục cũng cố, phát triển dấu ấn của thương hiệu Co.opMart trong tâm trí

Trang 5

người tiêu dùng, tiếp tục giữ vững vị thế của mình trong ký ức của người tiêu dùng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài: “Phát triển thương hiệu của hệ thống siêu thị Co.opMart”

nhằm hướng tới mục tiêu sau:

- Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu, thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển thương hiệu siêu thị Co.opMart trong thời gian qua

- Phân tích mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với thương hiệu siêu thị Co.opMart, đặc biệt đối với hệ thống nhận diện thương hiệu

- Từ kết quả phân tích, đề xuất giải pháp nhằm phát triển thương hiệu siêu thị Co.opMart trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường bán lẻ của Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Do những nội dung về thương hiệu rất rộng, với điều kiện có hạn, nghiên cứu này không thể xem xét mọi vấn đề Đề tài sẽ không đi sâu về cấu trúc thương hiệu, tính cách thương hiệu và chiến lược thương hiệu Do đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng phát triển thương hiệu Co.opmart Về phạm vi khảo sát, nghiên cứu này cũng chỉ tập trung vào các khách hàng của hệ thống siêu thị Co.opmart.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa vào 2 phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp thống kê mô tả Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để phân tích, đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu, đặc biệt hệ thống nhận diện thương hiệu siêu thị Co.opmart

Đề tài sử dụng các số liệu sơ cấp thông qua hình thức phỏng vấn khách hàng Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn số liệu của hệ thống siêu thị Co.opmart Bên cạnh đó dữ liệu còn được thu thập từ nguồn số liệu từ những

Trang 6

thống kê của Liên Hiệp HTX TM Thành phố Hồ Chí Minh, mạng Internet và các công trình đã công bố

5 Tổng quan tài liệu

 Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng thương hiệu Co.opMart của Liên hiệpHợp tác xã Thương mại Tp Hồ Chí Minh đến năm 2015 của Nguyễn Văn

Tâm – Đại học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh năm 2006.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều khó tránh khỏi, mang tính quy luật tất yếu Giá trị cốt lõi của sản phẩm ngày càng gần nhau thì thương hiệu là chìa khoá tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Chính thương hiệu làm tăng thêm giá trị của sản phẩm, làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, và do đó cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng quyết liệt.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng thương hiệu trở nên đặc biệt nóng bỏng, bởi vì trước kia, trong thời kỳ bao cấp người ta xem nhẹ vấn đề thương hiệu, thậm chí thẳng tay loại bỏ những thương hiệu nổi tiếng từ lâu đời cả trong và ngoài nước trong những đợt quốc hữu hoá, cải tổ công thương nghiệp để thay vào đó những cái tên không được khẳng định Ngày nay, sau khi thực hiện đường lối và chủ trương đổi mới kinh tế theo hướng mở cửa, hướng ngoại và xoá bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, người ta đã bắt đầu nhận ra rằng “chỉ một cái tên, một cái nhãn hiệu” mà sản phẩm được bán giá cao gấp nhiều lần, ví dụ như bút Thiên Long và bút Parker Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp hiện nay, vấn đề xây dựng thương hiệu là một vấn đề sống còn mà không một doanh nghiệp nào không phải bỏ công sức và tiền của để xây dựng, bảo vệ và phát triển nó.

Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu ở Việt Nam thời gian qua còn mang tính tự phát nhỏ lẻ và thiếu tính chuyên nghiệp, đồng bộ, chưa có định

Trang 7

hướng chiến lược đúng đắn cho vấn đề xây dựng một thương hiệu mạnh và bền vững đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài

Với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, dự báo, đồng thời kết hợp phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích định tính, định lượng… thực hiện đề tài Ta thấy được qua phân tích quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp HTX TM TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), trong đó tập trung phân tích kỹ về tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm từ 1996-2005 cho thấy, kể từ khi chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực siêu thị bán lẻ với thương hiệu Co.opmart, Saigon Co.op đã có những bước phát triển khá rõ rệt, với tốc độ phát triển rất nhanh cả về số lượng siêu thị, doanh số và thị phần chứng tỏ việc chuyển hướng sang lĩnh vực bán lẻ của tập thể lãnh đạo Saigon Co.op là một hướng đi đúng đắn và hiệu quả.

Sự phát triển mạnh của chuỗi siêu thị Co.opmart 10 năm qua trên thị trường, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh, có thể nói rằng, thương hiệu Co.opmart đã tạo được vị thế vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng Với những thành tựu đã đạt được như giải vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam hai năm liền, đạt chứng chỉ ISO 9001:2000, đạt danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới… một lần nữa giúp khẳng định hình ảnh thương hiệu Co.opmart trên thị trường Việt Nam và cả các nước trong khu vực và thế giới.

Với phương châm “Hàng hoá chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụân cần” và slogan “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà” cộng vớinổ lực phấn đấu làm thoả mãn khách hàng hướng đến sự hoàn hảo,

Co.opmart đã tạo ra được một phong cách rất riêng trong hoạt động kinh doanh siêu thị Xuất phát từ quan điểm muốn siêu thị trở thành nơi mua sắm tin cậy, gần gữi và thân thiện với đại đa số người dân Bằng sự kết hợp

Trang 8

giữa truyền thống và hiện đại, giữa bình dân và cao cấp Saigon Co.op đã xây dựng nên một thương hiệu Co.opmart khá thành công.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Co.opmart thời gian qua cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế cơ bản cần phải khắc phục như: chưa xây dựng được tầm nhìn thương hiệu, chưa có kế hoạch xây dựng thương hiệu dài hạn, việc sử dụng logo còn tuỳ tiện, chưa thống nhất, thiết kế logo chưa chuẩn, các hoạt động quảng bá thương hiệu chưa được tổ chức một cách đồng bộ, chưa chú trọng đánh giá hiệu quả…

Do đó, để xây dựng thương hiệu Co.opmart ngày một vững mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh trên thương trường, cần thiết phải có sự điều chỉnh kịp thời về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian tới.

 Công trình dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên “Nhà

kinh tế trẻ - năm 2009”: Dịch vụ khách hàng trong xây dựng thương hiệutại siêu thị Co.opMart ở Thành phố Hồ Chí Minh của Nhóm Khoa học

Kinh tế.

Trên cơ sở tổng hợp các thông tin, số liệu thứ cấp và đặc biệt là từ các điều tra xã hội học một cách khoa học, tất cả cơ sở lý luận và các nghiên cứu thứ cấp, sơ cấp, nhóm nghiên cứu đã mô tả thực trạng phát triển của siêu thị Co.op Mart tại TPHCM, phân tích các yếu tố môi trường tác động đến siêu thị Co.op Mart ở TPHCM như thế nào và phân tích siêu thị Co.op Mart ở TPHCM theo mô hình SWOT Từ đó, nhóm nghiên cứu đã rút ra một số nhận xét về quá trình hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.op Mart tại TPHCM trong thời gian qua Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển của siêu thị Co.op Mart tại TP HCM trong thời gian qua còn nhiều tồn tại Và theo giới hạn đề tài, nhóm chỉ đi sâu vào phân tích thực trạng dịch vụ khách hàng của siêu thị Co.op Mart trong thời gian qua,

Trang 9

cụ thể kết quả nghiên cứu là đánh giá của khách hàng về bãi giữ xe, hệ thống tính tiền, nhân viên và một số dịch vụ khác Ngoài ra, nhóm khảo sát ý kiến người tiêu dùng về dịch vụ đề xuất – dịch vụ bán hàng qua mạng.

Qua đó, nhìn chung đa số khách hàng khá hài lòng khi đến mua sắm tại siêu thị Co.op Mart nhưng cũng có nhiều đánh giá cho thấy dịch vụ khách hàng của siêu thị Co.op Mart vẫn còn nhiều sai sót Đây là một trong những vấn đề cần giải quyết của Co.op Mart bởi so với chất lượng của Co.op hiện nay thì dịch vụ khách hàng phải được nâng cao hơn nữa để phục vụ khách hàng tốt hơn Mặt khác, hiện nay sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ đã tăng lên do sự hội nhập mở cửa của nền kinh tế đất nước sẽ thu hút nhiều đại gia bán lẻ vào thị trường Việt Nam, một trong những thị trường bán lẻ được đánh giá là hấp dẫn trên thế giới Do đó, vấn đề siêu thị Co.op Mart phải tìm cách giữ vững và phát triển hơn nữa thương hiệu của mình Một trong những giải pháp cho củng cố và gia tăng giá trị thương hiệu là hoàn thiện và nâng cao hơn nữa dịch vụ khách hàng để Co.op Mart trở thành siêu thị có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam.

Qua quá trình hình thành và phát triển thì hiện nay siêu thị Co.opMart đã được nhiều người biết đến là “Nơi mua sắm đáng tin cậy của mọi nhà” Thương hiệu Co.op Mart xây dựng khá thành công, mức độ nhận biết của người tiêu dùng cao và hệ thống các siêu thị của Co.op Mart thì ngày càng mở rộng không chỉ trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh mà còn ra các tỉnh lân cận Đồng thời, qua phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến Co.op Mart cũng như những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của siêu thị Co.op Mart có thể xác định được vị thế hiện tại của siêu thị Co.op Mart

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

1.1.TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU1.1.1 Khái niệm thương hiệu

a Khái niệm

Có rất nhiều định nghĩa về thương hiệu và qua những định nghĩa đó, có thể thấy rằng thương hiệu là một tên gọi, một tổ hợp màu sắc, biểu tượng, hình tượng, dấu hiệu để phân biệt sản phẩm hay công ty này với sản phẩm hay công ty khác Thương hiệu là niềm tin, là tình yêu mà khách hàng và công chúng dành cho doanh nghiệp

b Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa

Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhiều, nó có thể là bất kỳ cái gì gắn liền với sản phẩm/dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận diện dễ dàng và khác biệt hóa với các sản phẩm/dịch vụ cùng loại

c Sự nhận biết thương hiệu

Nhận biết thương hiệu là khả năng nhận ra hoặc nhớ ra rằng thương hiệu ấy là một trong những thương hiệu của của một loại sản phẩm hoặc loại sản phẩm ấy có một thương hiệu như thế Và người tiêu dùng thường có xu hướng chọn mua những sản phẩm hay dịch vụ có thương hiệu mình nhận biết được.

1.1.2 Các thành phần nhận diện thương hiệu

a Tên thương hiệu

Tên thương hiệu, được xem là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của một thương hiệu và cũng là yếu tố trung tâm của sự liên hệ giữa sản phẩm và

Trang 11

khách hàng Tên thương hiệu là một công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng có hiệu quả cao nhất Một thương hiệu sẽ được nhận biết dễ dàng, có ấn tượng và được nhiều người biết đến nếu tên thương hiệu được lựa chọn bảo đảm: Đơn giản và dễ đọc (phát âm hoặc đánh vần), thân thiện và có ý nghĩa, khác biệt, nổi trội và độc đáo

b Logo và các biểu tượng đặc trưng

Logo hay biểu tượng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên giá trị thương hiệu, đặc biệt về khả năng nhận biết thương hiệu Logo được sử dụng như một biểu tượng nhằm tăng cường nhận thức của công chúng đối với tên thương hiệu.

c Tính cách thương hiệu

Tính cách của một thương hiệu thường được tạo dựng, giới thiệu và

đóng vai trò trung tâm trong các chương trình quảng cáo và thiết kế bao bì

d Slogan (câu khẩu hiệu)

Câu khẩu hiệu góp phần làm tăng khả năng nhận biết và lưu lại tên thương hiệu trong trí nhớ khách hàng bằng cách nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần tên thương hiệu.

e Nhạc hiệu

Nhạc hiệu có thể tăng cường nhận thức của khách hàng về tên thương hiệu bằng cách lặp đi lặp lại một cách khéo léo tên thương hiệu trong đoạn nhạc hát, nhưng chỉ có thể dưới hình thức gián tiếp và trừu tượng.

f Bao bì

Thể hiện được thương hiệu, thuận tiện trong việc chuyên chở và bảo quản sản phẩm.

g Kết hợp các yếu tố thương hiệu

Tạo dựng và phát triển thương hiệu là phải lựa chọn và kết hợp một cách hiệu quả nhất những yếu tố này nhằm tạo nên một thương hiệu mạnh Đồng thời, khi lựa chọn các yếu tố cần phải bảo đảm những yếu tố này có thể

Trang 12

hỗ trợ và tăng cường lẫn nhau.

1.1.3 Các chức năng của thương hiệu

- Chức năng nhận biết và phân biệt - Chức năng thông tin và chỉ dẫn - Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy - Chức năng kinh tế

1.1.4 Lợi ích của thương hiệu

- Đối với khách hàng - Đối với doanh nghiệp

1.1.5 Quảng bá thương hiệu

Để thương hiệu được công chúng biết đến rộng rãi, các doanh nghiệp thường xuyên phải thực hiện các biện pháp quảng bá thương hiệu tùy thuộc vào khả năng tài chính, tính chất của sản phẩm và thị trường mục tiêu của từng doanh nghiệp.

1.2.PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU1.2.1 Khái niệm

Phát triển thương hiệu là duy trì hoặc nuôi lớn các giá trị mà doanh nghiệp tạo lập trong lòng khách hàng và xã hội Là giá trị “vô hình - cảm tính” lại thông qua “trải nghiệm và tương tác” của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong suốt một quá trình , nên phát triển thương hiệu cần có đầu tư ổn định, bền bỉ và chiến lược rõ ràng

1.2.2 Các hoạt động hỗ trợ phát triển thương hiệu

a Hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm

Việc thiết kế và cung ứng sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn tối đa mong muốn và nhu cầu của khách hàng là điều kiện tiên quyết để có và giữ chân khách hàng Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cần phải được duy trì liên tục vì chất lượng sản phẩm, dịch vụ không chỉ liên quan đến uy tín của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến mức độ

Trang 13

an toàn của người tiêu dùng

b Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing

- Quảng cáo

Quảng cáo thương hiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng, gìn giữ giá trị thương hiệu Hoạt động quảng cáo rất khó có thể định lượng và cũng khó có thể dự đoán trước Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh được là các doanh nghiệp tăng cường hoạt động quảng cáo trong thời kỳ khủng hoảng có thể chiếm lĩnh được 50% thị phần trên thị trường sau khi thời khủng hoảng qua đi, trong khi các doanh nghiệp cắt giảm hoạt động quảng cáo trong giai đoạn này chỉ chiếm lĩnh được có 20% thị phần vào thời điểm đó

- Khuyến mãi

Khuyến mãi là một trong những hình thức giao tiếp marketing nhằm khơi dậy và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp Các chương trình khuyến mãi có thể bằng tặng phẩm, giảm giá đặc biệt với những tặng phẩm dùng trong chương trình khuyến mãi cần in nhãn hiệu, logo của doanh nghiệp nhằm tiếp tục quảng cáo và duy trì hình ảnh thương hiệu

- Truyền thông

Hoạt động truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu Thông qua các bài viết, phóng sự truyền hình, các hoạt động tài trợ, các chương trình công tác xã hội, tổ chức các sự kiện giúp khách hàng có ấn tượng tốt về doanh nghiệp, từ đó giúp duy trì hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng

c Đào tạo nguồn nhân lực

Cần đầu tư từ khâu tổ chức hoạt động của bộ phận quản lý thương hiệu cho đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ

Ngày đăng: 26/11/2013, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan