1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI BÁO CÁO THI HỘI GIẢNG MÔN MỸ THUẬT 6

4 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 46,23 KB

Nội dung

Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng là một môn học nghệ thuật mang tính hình tượng trực quan, đem lại sự hứng thú say mê, sự tìm tòi sáng tạo nơi người học.Vì vậy, khi giảng dạy môn Mỹ thuật, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học trực quan đa dạng, phù hợp với nội dung bài học sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu kiến thức, từ đó hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản về vẽ tranh đề tài.

Trang 1

SỞ GD&ĐT KHÁNH HÒA

HỘI THI GVG CẤP THCS

NĂM HỌC 2020 – 2021

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Diên Khánh, ngày 15 tháng 10 năm 2020

BÁO CÁO

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

 Tên biện pháp: RÈN KỸ NĂNG VẼ TRANH CHO HỌC SINH LỚP 6 THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN

 Tên giáo viên dự thi: Nguyễn Thụy Hoàng Vy

 Đơn vị công tác: Trường THCS Trịnh Phong, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

 Môn dự thi: Mỹ thuật

1 Lý do chọn biện pháp

a Thực trạng

Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng là một môn học nghệ thuật mang tính hình tượng trực quan, đem lại sự hứng thú say mê, sự tìm tòi sáng tạo nơi người học.Vì vậy, khi giảng dạy môn Mỹ thuật, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học trực quan đa dạng, phù hợp với nội dung bài học sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu kiến thức, từ đó hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản về vẽ tranh đề tài

Với kinh nghiệm giảng dạymôn Mỹ thuật nhiều năm ở trường THCS Trịnh Phong, bản thân tôi nhận thấy rằng đa số các em có hứng thú với vẽ tranh đề tài, đặc biệt nhiều em còn có trí tưởng tượng khá phong phú Tuy nhiên, các em lớp 6 thường gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các mảng chính phụ trong tranh,

kỹ năng vẽ hình, nhất là vẽ người còn yếu Các em thường chỉ nhìn vào tranh mẫu để vẽ theo dẫn tới bài vẽ mất đi yếu tố sáng tạo, chưa thể hiện được dấu ấn

cá nhân trong bài vẽ

b Nguyên nhân

- Đa số học sinh vẽ theo cảm tính, chưa quan tâm nhiều đến môn mỹ thuật

- Chưa ý thức được sự quan trọng của việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập

- Trường THCS Trịnh Phong có hai cơ sở nên đồ dùng dạy học vẫn chưa được trang bị đủ

Trang 2

c Yêu cầu cần giải quyết

Sử dụng phương pháp trực quan để hình thành và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, giúp các em học tốt phân môn vẽ tranh

2 Mục tiêu

Nâng cao kỹ năng vẽ tranh cho học sinh, tạo cho học sinh sự hứng thú, say

mê với môn Mỹ Thuật, từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn học

3 Nội dung, cách thực hiện

3.1 Rèn kỹ năng vẽ tranh cho học sinh qua đồ dùng trực quan sử dụng

ở lớp

3.1.1.Tìm và chọn nội dung đề tài

Giáo viên sử dụng tranh, ảnh, hình vẽ,… của họa sĩ và học sinh (có thể dùng máy chiếu tìm các phiên bản tranh của họa sĩ, các video clip về nội dung, hoạt động của đề tài cần vẽ) Qua đó rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, ghi nhớ, kỹ năng lựa chọn nội dung phù hợp với đề tài

Ví dụ: Bài Đề tài bộ đội, giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh về các đề

tài khác nhau, hoặc những ảnh chụp, clip,… về hoạt động của các chú bộ đội ngoài thực tế để học sinh rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và chọn nội dung vẽ phù hợp với đề tài Ngoài ra, các em còn quan sát nhận xét về bố cục, hình vẽ và màu sắc trong tranh

3.1.2 Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh

Đồ dùng trực quan sử dụng để hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh là hình minh họa các bước vẽ, các bài vẽ tranh có bố cục đẹp, màu sắc tốt hay có thể chính là hình giáo viên trực tiếp phác họa lên bảng,… giúp học sinh ghi nhớ các bước vẽ tranh đề tài, rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, vẽ bố cục, vẽ hình và tìm màu

Ví dụ 1:Trong bài 5: Cách vẽ tranh đề tài, đề tài học tập(tiết 1) khi hướng

dẫn học sinh tìm hiểu phần bố cục, giáo viên cần chọn lọc các tranh, ảnh thể hiện

rõ mảng chính, mảng phụ và ba dạng bố cục cơ bản, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, kết hợp phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp luyện tập,…

để giúp học sinh kỹ năngxác định bố cục, vẽ được một bố cục tranh đơn giản Sau

đó, giáo viên chuẩn bị tranh nền, các mảng hình chính, phụ, tổ chức trò chơi cho các em tập dán hình chính, hình phụ vào tranh

Trang 3

Ví dụ 2: Bài Ngày tết và mùa xuân, giáo viên minh họa các bước vẽ tranh để

khắc sâu kiến thức cho học sinh về thứ tự các bước vẽ bằng cách đảo trật tự của

nó Sau đó, yêu cầu học sinh xác định đúng theo bốn bước vẽ tranh đề tài

3.1.3.Hướng dẫn học sinh thực hành

Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh tham khảo, gợi ý màu sắc,… sau đó theo dõi, hướng dẫn các em trong quá trình làm bài Dựa vào thực tế bài vẽ của mỗi học sinh, giáo viên chỉ ra những chỗ chưa hợp lý rồi gợi ý để các em sửa chữa, điều chỉnh tốt hơn về bố cục, nét vẽ, hình vẽ, đậm nhạt, màu sắc,…Chính những tranh giáo viên vẽ, những màu sắc giáo viên gợi ý là phương tiện trực quan rèn cho học sinh khả năng quan sát cũng như năng lực thực hành Đồng thời, đó cũng chính là sự động viên, là động lực để các em phát huy trí tưởng tượng phong phú của mình

3.1.4 Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá

Trong phần đánh giá, nhận xét học sinh, giáo viên treo một số bài vẽ của các bạn, yêu cầu học sinh quan sát nhận xét về nội dung, hình vẽ, bố cục, màu sắc, Hoạt động này sẽ hình thành cho các em kỹ năng quan sát, nhận biết cái đẹp, cảm thụ thẩm mỹ Từ đó, rút kinh nghiệm trong bài vẽ của mình

3.2.Rèn kỹ năng cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Hướng dẫn học sinh vẽ tranh ngoài giờ lên lớp giúp học sinh rèn kỹ năng liên

hệ thực tiễn trong bài vẽ của mình, tập chọn cảnh và cắt cảnh, họa lại hình dáng con người, con vật,cỏ cây, hoa lá, khi được học vẽ ngoài trời hay khi học sinh

đi tham quan trải nghiệm

Ở bài đề tài Phong cảnh quê hương em, trường Trịnh Phong cơ sở 2 nơi tôi

giảng dạy, có khuôn viên rộng, gần với làng quê nên tôi đã tổ chức tiết học ngoài trời cho các em, để các em được trực tiếp quan sát phong cảnh quê hương mình với cánh đồng lúa chín vàng, những bác nông dân đang gặt lúa các em ai cũng thích thú, cũng say mê đưa tình yêu quê hương vào tranh của mình

4 Hiệu quả

Sử dụng hiệu quả phương pháp trực quan giúp phát huy những kỹ năng vẽ tranh cho học sinh.Có kĩ năng vẽ tranh, các em có hứng thú hơn trong giờ học mỹ thuật, có niềm tin hơn vào khả năng vẽ của mình Từ đó, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn

Trong năm học 2019 – 2020, tôi đã vận dụng thường xuyên biện pháp này trong dạy vẽ tranh ở cả ba lớp 6/3, 6/4, 6/5 Kết quả cuối năm 100% học sinh xếp loại Đạt trở lên

Trang 4

Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp

Đạt

Về mức độ hình thành kỹ năng, tính tổng trên 133 em học sinh ba lớp 6/3, 6/4, 6/5, cũng có những thay đổi khả quan:

Tốt; 18.80%

Khá; 30.08%

Cơ bản; 37.59%

Chưa đạt; 13.53%

Biểu độ mức độ kỹ năng vẽ tranh ba lớp 6/3,6/4,6/5 Đề tài học tập

Tốt; 22.56%

Khá; 33.83%

Cơ bản; 42.11%

Chưa đạt; 1.50%

Biểu đồ mức độ kỹ năng vẽ tranh 3 lớp 6/3, 6/4, 6/5 đề tài Mẹ của em

Từ hiệu quả mà nó mang lại, có thể thấy biện pháp này ngoài áp dụng cho phân môn vẽ tranh lớp 6 còn có thể áp dụng cho các phân môn khác của các khối lớp 7,8,9 Cần lưu ý, khi sử dụng phương pháp dạy học trực quan thì đồ dùng trực quan phải có tính thẩm mỹ, minh họa đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm dụng tranh ảnh quá nhiều làm mất khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng của học sinh

Trên đây là báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạycủa tôi Rất mong nhận được sự góp ý từ quý đồng nghiệp để biện pháp này được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI BÁO CÁO

Nguyễn Thị Hiền Lê Nguyễn Thụy Hoàng Vy

Ngày đăng: 03/04/2021, 05:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w