1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo án Hoạt động tập thể giáo dục kĩ năng sống - Chủ đề 2: Kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người

2 49 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 63,14 KB

Nội dung

Bt1,2 - HS biết được một số biểu hiện về tâm trạng của con người qua ngôn ngữ cơ thể của họ như: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,… từ đó biết cách ứng xử phù hợp với người khác trong 1[r]

Trang 1

Hoạt động tập thể

GD KNS: Chủ đề 2:

Kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người

I Mục tiêu

- HS hiểu được: cần phải biết xử sự trong giao tiếp: người nói phải có người nghe (Bt1,2)

- HS biết được một số biểu hiện về tâm trạng của con người qua ngôn ngữ cơ thể của họ như: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,… từ đó biết cách ứng xử phù hợp với người khác trong 1 số hoàn cảnh (BT4)

- Biết cảm thông chia sẻ với người khác khi gặp khó khăn trong 1 số tình huống Hiểu được ý nghĩa của việc cảm thông chia sẻ (BT 5, 6)

II Đồ dùng dạy học

- Tranh ảnh minh họa biểu hiện tâm trạng của con người

- Tranh Bt 5

III Hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

- Gv nêu mục tiêu bài học

Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống (Bt1) - Làm việc cả lớp

- Gv nêu tình huống: Hùng, tân và Sang là 3 bạn thân học cùng một lớp Nghỉ hè, Hùng được bố mẹ cho về thăm quê ngoại, Tân được đi nghỉ mát cùng với bố mẹ, Sang thì được ra hải đảo thăm bố cùng với mẹ Sau he, gặp lại nhau, ba bạn tranh nhau kể về kì nghỉ hè của mình, ai cũng thi nhau nói, chẳng ai chịu nghe ai…

- Gv nêu yêu cầu thảo luận cả lớp: Em hãy đoán xem kết quả cuộc nói chuyện của ba bạn sẽ như thế nào? họ có hiểu được về kì nghỉ hè của nhau không? Vì sao?

- HS lần lượt nêu ý kiến

- GV KL dựa trên ghi nhớ: Người nói phải có người nghe

Hoạt động 3: Trò chơi Truyền tin bí mật (Bt2)

- Gv tổ chức cho HS chơi, cách chơi như SGK tr9

- Sau khi HS chơi xong, Gv nêu câu hỏi:

+ Em nghĩ gì khi thực hiện trò chơi này?

+ Làm thế nào để truyền được thông tin chính xác? Người truyền phải làm gì? Người nhận tin phải làm gì?

Lop4.com

Trang 2

- GV kết luận: Muốn truyền được thông tin chính xác thì người truyền tin phải nói đúng thông tin, người nghe phải chú ý lắng nghe Từ đó giáo dục HS: Trong khi giao tiếp, nói chuyện với người khác ta cần phải biết tôn trọng người khác, cần biết lắng nghe người khác nói Nhất là đối với những người lớn tuổi hơn mình

Hoạt động 4: Giao tiếp không lời - Làm việc theo nhóm bàn

- Gv cho HS quan sát 1 số tranh minh họa thể hiện những tâm trạng khác nhau của con người: Vui mừng, buồn, đau khổ, hồi hộp, tức giận,

- HS quan sát tranh và đoán được tâm trạng của những người đó qua tranh? Dựa vào đâu để em biết tâm trạng của họ (nét mặt, ánh mắt,…)

- Gv nêu yêu cầu: Thảo luận theo nhóm bàn: Theo em việc cảm nhận

được tâm trạng của người khác qua ngôn ngữ cơ thể của họ như cử chỉ,

ánh mắt, điệu bộ, nét mặt… có quan trọng không? Vì sao? điều gì có thể xảy ra nếu em không cảm nhận được hoặc cảm nhận sai tâm trạng của người khác?

- GV lấy 1 số ví dụ : Khi thấy một người bạn của mình đang khóc, em sẽ làm gì?

Hoạt động 5: Cảm thông chia sẻ- Làm việc nhóm 4

Bài 5: - Gv chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận nhận

xét về việc làm của các bạn nhỏ trong 1số tình huống trong tranh sau: TH1: Trên đường đi học về, bạn Lan giúp đỡ 1 em bé đang khóc vì em bị lạc mẹ

Th2: Minh và Lan cùng giúp đỡ 1 bà cụ đi qua đường

TH3: Bạn nam rủ bạn Minh - học sinh mới đến, cùng chwoi đá cầu

TH4: Bạn Hoa lại hỏi thăm bạn Huy khi thấy bạn Huy buồn

Bài 6: Gv nêu yêu cầu: Trong cuộc sống đã có khi em gặp khó khăn, được

ai đó giúp đỡ, quan tâm , chia sẻ Em hãy nhớ và kể lại câu chuyện đó

- 1 số HS kể lại câu chuyện, HS trao đổi với bạn bè trong lớp: Khi đó em cảm thấy ra sao?

Hoạt động 6: Củng cố- dặn dò

- GV và HS hệ thống lại bài học

Lop4.com

Ngày đăng: 03/04/2021, 01:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w