HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN HỌC: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG
CHỦ ĐỀ: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ MÔITRƯỜNG Ở LÀNG NGHỀ HÀ – ĐẠT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA.
Học viên thực hiện : Lê Doãn GiớiNgày sinh : 27/7/1989
Trang 2I Đặt vấn đề
Trong thời đại hội nhập kinh tế hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế nông thônlà một trong những chủ trương lớn của nhà nước ta Trong đó chú ý tới việc pháttriển kinh tế làng nghề đã góp phần đáng kể về đáp ứng việc làm cho nhân dân và giữgìn văn hóa của dân tộc
Xã Hoằng Hà, Hoằng Đạt, nằm phía Đông Bắc của huyện, đây là khu vựcthuần nông và sản xuất nghề mộc truyền thống Nghề mộc đã giải quyết việc làm ổnđịnh cho hàng nghìn lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xâydựng nông thôn mới và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bànhuyện Tuy nhiên, việc phát triển nghề mộc Hà Đạt còn manh mún, nhỏ lẻ, chấtlượng sản phẩm cũng như việc áp dụng công nghệ vào sản xuất hạn chế nên giá thànhsản xuất còn cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu, chưa xây dựng được thươnghiệu sản phẩm trên thị trường; chưa đa dạng các loại hình quảng bá giới thiệu sảnphẩm Mặt bằng sản xuất còn nhỏ hẹp, cơ bản là trong khu dân cư, hạ tầng kỹ thuậtnhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng tiêu cựcđến đời sống của nhân dân trên địa bàn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hoằng Hóa lần thứXXVII, nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu các ngành kinhtế, giảm đáng kể tỷ trọng sản xuất về nông nghiệp, tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.
Để từng bước đưa nghề mộc Hà - Đạt phát triển bền vững, thu hút lao động vàtăng thu nhập cho lao động; tạo khu vực phát triển nghề mộc đi đôi với phát triển đôthị và du lịch, trước mắt là cung cấp thêm sản phẩm phục vụ du lịch, việc xây dựngĐề án Khu vực phát triển nghề mộc Hà-Đạt giai đoạn 2020-2025 và định hướng đếnnăm 2030 là việc làm hết sức cần thiết, tạo cơ sở pháp lý để các ngành, địa phương tổchức thực hiện một cách hiệu quả, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát triển bản sắc vănhóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Mục tiêu phát triển kinh tế luôn gắn liền với bảo vệ môi trường làng nghề, cácnước trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng đều quan tâm đến quản lý nhà nướcvề môi trường, nhằm hạn chế và ngăn chặn ô nhiễm, phá hoại nghiêm trọng môitrường sinh thái Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề đang là vấn đềcấp bách trên toàn thế giới hiện nay.
Trang 3Tại tỉnh Thanh Hóa nói chung, Huyện Hoằng Hóa nói riêng hoạt động quản lýnhà nước về môi trường làng nghề đã và đang được ngày càng chú trọng nhiều hơn,đồng thời đạt được những kết quả tích cực nhất định, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại,bất cập cần khắc phục,
Từ thực tế đó, với mục đích những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Đánh giátình hình thực hiện Quản lý môi trường ở làng nghề mộc Hà – Đạt trên địa bànhuyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài tiểu luận.
II Mục tiêu của bài viết
Nghiên cứu về thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề mộc Hà – Đạt trênđịa bàn huyện Hoằng Hóa để thấy rõ được thực trạng môi trường làng nghề mộc củacác địa phương trên địa bàn huyện Hoằng Hóa: Tác động của ô nhiếm môi trường,suy thoái và ô nhiễm các thành môi trường đất, nước, không khí, suy giảm đa dạngsinh học, suy giảm chất lượng môi trường sống của cộng đồng
Tìm hiểu về việc quán triệt và triển khai, các giải pháp quản lý môi trường làngnghề mộc của Đảng bộ, UBND cấp huyện và cấp xã trong công tác điều hành, chỉđạo nhằm ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, cảithiện và từng bước nâng cao chất lượng môi trường, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hàihòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội và BVMT Đồng thời xác địnhrõ nội dung cho các phòng, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khaithực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về quản lý nhà nước trên địa bàn huyệnHoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Vì vậy, đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện Quản lý môi trường ở làngnghề mộc Hà – Đạt trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” nghiên cứu
với những mục tiêu sau đây:
Hệ thống cơ sở lý luận quản lý nhà nước trong lĩnh vực về môi trường cấphuyện.
Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường làngnghề mộc Hà – Đạt trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.
Trang 4 Đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường làng nghềtrên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
III Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin kết hợp phươngpháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế… Phương pháp phântích, tổng hợp được sử dụng để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, cũng như đánh giáthực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhànước về môi trường làng nghề ở cấp huyện
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNGCẤP HUYỆN
1.1 Môi Trường1.1.1 Khái niệm
Môi trường là một thuật ngữ được sử dụng đa nghĩa Trong cách tiếp cậnchung, chúng ta hiểu đó là môi trường sinh thái, nơi đó con người sống tồn tại, vậnđộng và phát triển
Pháp luật Việt Nam quy định: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tựnhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinhvật Môi trường bao gồm nhiều yếu tố tạo nên môi trường Thành phần môi trường làyếu tố vật chất tao thành môi trường bao gồm: đất, nước, không khí, âm thanh, ánhsang, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
1.1.2 Tầm quan trọng của môi trường
Con người nhận thức rằng môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng, đảmbảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế và sự sống con người Bởi vì, môi trườnglà không gian sống của con người, nơi chứa đựng và cung cấp nguồn tài nguyên cầnthiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người Ngoài ra, môi trường còn lànơi chứa đựng chất thải và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong quá trìnhsinh hoạt và quá trình sản xuất.
1.2 Quản lý nhà nước về môi trường
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường:
Là xác định rõ chủ thể là nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạncủa mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thíchhợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững.
Trang 6Được thể hiện trong việc chỉ đạo tổ chức bảo vệ môi trường và phân phốinguồn lợi chung giữa chủ thể quản lý tài sản và xã hội.
Tổ chức khai thác và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên quốc gia và môi trường.Ngoài ra, còn phối hợp với quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1.2.3 Đặc điểm quản lý nhà nước về môi trường1.2.3.1 Đối tượng quản lý nhà nước về môi trường:* Đối tượng quản lý môi trường:
Điều tiết các lợi ích sao cho hài hòa trên nguyên tắc ưu tiên lợi ích quốc gia vàtoàn xã hội.
* Chủ thể quản lý môi trường:
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Chương XIV, từ Điều 140 đến Điều143, có quy định cụ thể về chủ thể quản lý nhà nước về môi trường một cách thốngnhất và toàn diện như sau, bao gồm các chủ thể sau:
- Chính phủ.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ
- UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã): Có trách nhiệm chủ trì thực hiện cácnhiệm vụ được giao (cấp tỉnh có 8 nhiệm vụ; cấp huyện có 9 nhiệm vụ; cấp xã có 8nhiệm vụ) Ngoài ra, đối với các cấp UBND đều có cơ quan chuyên môn tham mưugiúp việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương Cụ thể,đó là:
+ Cấp tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường;
Trang 7+ Cấp huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trường;
+ Cấp xã có Ban Địa chính-Xây dựng và Môi trường.
1.2.3.2 Mục tiêu quản lý nhà nước về môi trường:
Một là, khắc phục môi trường và phòng chống suy thoái môi trường.
Hai là, phát triển bền vững theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững.
Ba là, xây dựng các công cụ quản lý môi trường có hiệu lực quốc gia và cácvùng, lãnh thổ.
1.2.3.3 Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, việc bảo vệ môi trường cần tuân thủ 8nguyên tắc.
1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về môi trường:
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, theo Điều 139, nội dung quản lýnhà nước về bảo vệ môi trường có 11 nội dung.
1.3 Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp huyện
Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp huyện (được quy định tại Điều143, khoản 2) có một số nhiệm vụ trọng tâm được quy định như sau:
Một là, ban hành chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường theo thẩm
quyền quy định.
Hai là, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về
bảo vệ môi trường.
Trang 8Ba là, xác nhận, kiểm tra việc thực hiện giấy phép môi trường theo thẩm quyền
(Bản Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường).
Bốn là, truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi
Năm là, kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải
quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh về ô nhiễm môi trường theo quy địnhthẩm quyền.
Sáu là, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND
cấp xã.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ MỘC HÀ – ĐẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA
1 Tình hình quy hoạch, thuê đất tổ chức sản xuất kinh doanh nghề mộc
- Xã Hoằng Hà : Có bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500 làng nghề mộc 1,4 ha tại thônĐạt Tài Đến nay đã thực hiện cho thuê đất 5 hộ, diện tích 0,6997 ha gồm 4 hộ vớidiện tích 0,3397 ha ngoài khu vực dự kiến quy hoạch của Đề án và 1 hộ Hoằng Đạtthuê đất diện tích 0,36 ha trong khu vực dự kiến quy hoạch của Đề án.
- Xã Hoằng Đạt: Có bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500 làng nghề mộc 0,35 ha tại
thôn Hạ Vũ Đến nay đã thực hiện cho thuê đất 11 hộ ngoài khu vực dự kiến quyhoạch.
2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 9Nghề mộc 02 xã Hoằng Hà, Hoằng Đạt là một nghề truyền thống có từ lâu đời,được nhiều khách hàng biết đến với các sản phẩm có giá trị kinh tế, nghệ thuật cao,đặc biệt là sản xuất đồ mỹ nghệ, đóng bàn ghế, giường tủ, đồ thờ, làm nhà gỗ truyềnthống Qua rà soát ở hai xã, tổng số doanh nghiệp và hộ gia đình đang làm nghềmộc là 184 cơ sở Trong đó xã Hoằng Hà có 1 doanh nghiệp và 78 hộ gia đình tại 3/4thôn ( Gồm: Đạt Tài 1, Đạt Tài 2, Hà Thái), chiếm 7% tổng số hộ; Xã Hoằng Đạt có4 DN và 101 cơ sở tại cả 4 thôn của xã, chiếm 6,3% tổng số hộ của xã Số cơ sở hoạtđộng trực tiếp tại địa phương là 119 (Hoằng Hà: 1 doanh nghiệp và 61 hộ; HoằngĐạt: 4 doanh nghiệp va 53 hộ) mang lại doanh thu năm 2020 ước đạt: 143 tỷ đồng(Hoằng Hà: 73 tỷ; Hoằng Đạt: 70 tỷ), đóng góp khoảng 40% tổng giá trị sản xuất củahai xã Mức thu nhập của người lao động tại các cơ sở sản suất bình quân 5-6 triệuđồng/tháng/người Ngoài ra lao động làm nghề mộc còn hoạt động rộng khắp trênphạm vi cả nước.
Làng Đạt Tài, xã Hoằng Hà và làng Hạ Vũ xã Hoằng Đạt đã được công nhậnlàng nghề Mộc truyền thống ( Quyết định số 3632/QĐ-UBND ngày 16/10/2013 củaxã Hoằng Hà và Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của xã Hoằng Đạt)
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đìnhđược quan tâm, các mô hình phát triển kinh tế dựa trên ngành nghề truyền thốngđược đầu tư tương đối đồng bộ, trong đó có nghề mộc ở Hoằng Hà, Hoằng Đạt luônđược duy trì ổn định và phát triển Tuy nhiên, làng nghề đang gặp phải khó khăn,thách thức, đó là: Chưa tìm kiếm được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định; một sốthợ lành nghề đã đi làm nghề nơi khác, lao động hiện có thì kỹ thuật, kinh nghiệm sảnxuất còn hạn chế; mặt khác do khó khăn về nguồn vốn nên việc đầu tư mở rộng quymô sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất (xử lý nguyên liệu, tăngđộ sáng, độ bền, xử lý nấm mốc, mối mọt…) để nâng cao chất lượng, giá trị sảnphẩm và hiệu quả sản xuất chưa cao, chưa được đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triểnnghề, các tổ chức sản xuất quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa ngang tầm với tiềmnăng, thế mạnh vốn có.
3 Thực trạng Quản lý nhà nước về môi trường làng nghề huyện HoằngHóa, tỉnh Thanh Hóa
3.1 Thực trạng ban hành theo thẩm quyền quy định về chương trình, kếhoạch về bảo vệ môi trường làng nghề
Trang 10Nhìn chung công tác xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ môitrường làng nghề trong thời gian qua luôn được huyện chú trọng, quan tâm chỉ đạo,kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nướcthành các quy định để áp dụng trên địa bàn.
Qua các năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tham mưu UBNDhuyện ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng để triển khai tổ chức tại địaphương
Bên cạnh kết quả đạt được, việc ban hành theo thẩm quyền quy định vềchương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn huyện vẫn còntồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới:
Một là, trình độ công chức quản lý môi trường còn hạn chế nên việc cụ thể hóa
văn bản của cấp trên, ban hành văn bản pháp luật chưa kịp thời và đầy đủ.
Hai là, văn bản quy phạm pháp luật giữa các bộ, ngành chồng chéo nhau; các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định chưa ban hành kịp thời nên cấp huyệnlúng túng trong việc xây dựng kế hoạch để triển khai tổ chức thực hiện tại địaphương.
Ba là, việc nắm bắt thực trạng diễn biến môi trường làng nghề tại địa phương
còn chậm, chưa chủ động, dự báo tốt và quyết liệt xây dựng chương trình hành động,
kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề kịp thời.
3.2 Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch vànhiệm vụ về bảo vệ môi trường làng nghề
Trong những năm gần đây, công tác xây dựng kế hoạch, chương trình củaPhòng Tài nguyên và Môi trường huyện có nhiều tiến bộ, đã làm tốt vai trò tham mưutrong công tác quản lý môi trường tại địa phương Cụ thể như sau:
* Ban hành 04 văn bản hướng dẫn thực hiện Các văn bản pháp luật và quyđịnh của pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường
Trang 11- Công văn số 211/UBND-TNMT ngày 21/02/2019 V/v triển khai thực hiện Thôngtư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Công văn số 678/UBND-TNMT ngày 10/5/2019 V/v triển khai Quyết định vềviệc ban hành quy chế trao đổi thông tin hai chiều giữa người dân, cộng đồng dân cư,doanh nghiệp và cơ quan QLNN về môi trường trên Cổng thông tin điện tử Tổng cụcMôi trường;
- Công văn số 801/UBND-TNMT ngày 31/5/2019 V/v triển khai thực hiệnNghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chỉnh phủ;
- Công văn số 1792/UBND-TNMT ngày 24/10/2019 V/v triển khai ký kết hợpđồng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đi xử lý theo quy định;
3.3 Xác nhận, hậu kiểm tra việc thực hiện giấy phép môi trường theo thẩm quyền(Bản Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường)
Trong giai đoạn 2011-2020 năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã thẩmđịnh và tham mưu cho UBND huyện xác nhận cấp 4053 Bản cam kết BVMT, Đề ánBVMT, Kế hoạch BVMT cho các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.Việc hậu kiểm tra các giấy phép, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp vớiUBND các xã kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong năm.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc xác nhận, hậu kiểm tra việc thực hiện giấyphép môi trường trên địa bàn huyện Hoằng Hóa vẫn còn tồn tại một số hạn chế cầnkhắc phục trong thời gian tới:
Một là, trình độ thẩm định của cán bộ môi trường còn hạn chế, chưa nắm bắt
đầy đủ về kỹ thuật, công nghệ môi trường do một số công nghệ x lý nước thải, khíthải hiện đại được chủ đầu tư áp dụng trong hệ thống xử lý của dự án.
Hai là, quy trình giải quyết hồ sơ xin đăng ký xác nhận Bản Cam kết bảo vệ
môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ.
Trang 12Ba là, việc hậu kiểm tra các dự án sau cấp phép không đầy đủ theo định kỳ và
cơ quan chức năng chưa kiên quyết x lý nghiêm khắc khi chủ đầu tư không thực hiệnđúng các nội dung như cam kết.
Bốn là, tìm lực tài chính chủ đầu tư không tương xứng quy mô dự án.
3.4 Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môitrường
Trong những năm vừa qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện HoằngHóa luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luậtnhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách vàpháp luật về bảo vệ môi trường bàn huyện Hoằng Hóa vẫn còn tồn tại một số hạn chếcần khắc phục trong thời gian tới:
Một là, việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục chính sách, pháp luật về bảo vệ
môi trường chưa được thường xuyên, chỉ tập trung vào ngày lễ môi trường trongnăm.
Hai là, về hình thức và nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường chưa thật
sự hấp dẫn, sáng tạo và thu hút người dân quan tâm Mặc dù, địa phương cũng đã rấtnhiều cố gắng và có một số ít mô hình truyền thông hấp dẫn và sáng tạo.
Ba là, lực lượng tuyên truyền viên môi trường vừa ít và thiếu kỹ năng về
truyền thông môi trường Do đó, hiệu quả của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luậtchưa đạt hiệu quả cao.
Bốn là, kinh phí phân bổ cho công tác truyền thông môi trường trong năm còn
hạn chế, chỉ đáp ứng một số nhiệm vụ thường xuyên và nhằm phục vụ chủ yếu chocác ngày lễ môi trường trong năm.
3.5 Kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh về ô nhiễm môi trường theo quy định thẩm
Trang 13Số đơn thư khiếu nại, phản ánh về ô nhiễm môi trường đã được Phòng Tàinguyên và Môi trường tiếp nhận và xử lý dứt điểm theo quy định Luật Khiếu nại Tốcáo Kết quả giải quyết bước đầu mang lại sự hài lòng và niềm tin cho nhân dân trongthời gian qua.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật vềbảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh về ô nhiễm môitrường theo quy định thẩm quyền trên địa bàn huyện Hoằng Hóa vẫn còn tồn tại mộtsố hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới:
Một là, việc xử lý các vi phạm chưa thật sự nghiêm khắc và răn đe, vẫn còn tư
tưởng “cho khắc phục để tồn tại”.
Hai là, việc khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường còn chậm và khắc
phục chưa triệt để khi các cơ quan chức năng hậu kiểm việc chấp hành các Quyếtđịnh xử lý vi phạm hành chính.
4 Đánh giá chung về nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế
Qua phân tích, đánh giá các tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý nhà nướcvề bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Hoằng Hóa; nhận thấy có nhiềunguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song tập trung ở một số nguyên nhânchủ yếu sau đây:
4.1 Tồn tại trong triển khai thực hiện Nghị quyết:
- Công tác triển khai, quán triệt Nghị quyết, công tác tuyên truyền, phổ biến giáodục còn chưa được thường xuyên, liên tục;
- Việc tổ chức các sự kiện về môi trường còn mang tính nhỏ lẻ, hình thức, chưatạo hiệu ứng trong cộng đồng;
- Kinh phí sự nghiệp môi trường còn ít, mới đáp ứng được phần nào công táctuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chưa có nguồn vốn để đầu tư các công trìnhxử lý môi trường tập trung, các dự án về môi trường, chống biến đổi khí hậu.