1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát thực tiễn phát âm của mười lăm trẻ chậm phát triển trí tuệ và biện pháp hỗ trợ

195 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 195
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Chúng tôi nghiên cứu thực tiễn phát âm nguyên âm, phụ âm, từ đơn tiết, từ song tiết, khả năng nhận biết ngôn ngữ và khả năng sử dụng từ của các bé được khảo sát.. Trong khoá học này chún

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRƯƠNG THANH LOAN

KHẢO SÁT THỰC TIỄN PHÁT ÂM

CỦA MƯỜI LĂM TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

VÀ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

TP.HCM, NĂM 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRƯƠNG THANH LOAN

KHẢO SÁT THỰC TIỄN PHÁT ÂM

CỦA MƯỜI LĂM TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

VÀ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số : 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Đinh Lê Thư

TP.HCM, NĂM 2009

Trang 3

MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài :

Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật xây dựng một chương trình “Phát triển ngôn ngữ” cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Trong thời điểm tháng 1/ 2009, Trung tâm có khoảng mười lăm trẻ tham gia chương trình này Trong đó có tám trẻ chỉ có thể phát ra một vài âm và bảy trẻ có thể nói được

từ hay câu đơn Nhưng các bé đều phát âm không rõ, đôi khi nghe rồi khôn hiểu bé nói gì….Do đó, tôi quyết định khảo sát thật kỹ khả năng phát âm của từng bé để có biện pháp hỗ trợ riêng biệt cho từng bé Tôi cố gắng tìm biện pháp thích hợp để giúp các bé tiến bộ hơn trong phát âm Từ đó tôi có thể đúc kết kinh nghiệm và tổng hợp lại những biện pháp hỗ trợ phát âm cho trẻ chậm phát triển để có cơ sở lập kế hoạch hướng dẫn trong chương trình “Phát triển ngôn ngữ” của Trung tâm

II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Luận văn này nghiên cứu thực tiễn phát âm của trẻ chậm phát triển trí tuệ tham gia chương trình “Phát triển ngôn ngữ” tại Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật trực thuộc Sở Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh Trong chương trình “Phát triển ngôn ngữ” có mười lăm trẻ tham gia bao gồm bảy trẻ

đã nói được và tám trẻ chưa nói được Trong bảy trẻ đã nói được thì có một

bé sinh 2005 (4 tuổi), hai bé sinh 2003 (6 tuổi), hai bé sinh 2002 (7 tuổi), một

bé sinh 1999 (10 tuổi) và một bé sinh 1993 (16 tuổi) Trong tám trẻ chưa nói được có năm trẻ sinh 2005 (4 tuổi), một trẻ sinh 2004 (5 tuổi) và hai trẻ sinh

2003 (6 tuổi)

III Chúng tôi nghiên cứu thực tiễn phát âm (nguyên âm, phụ âm, từ

đơn tiết, từ song tiết), khả năng nhận biết ngôn ngữ và khả năng

sử dụng từ của các bé được khảo sát Chúng tôi khảo sát khả năng ngôn ngữ của các bé dựa trên tiếng chuẩn của tiếng Việt,

Trang 4

mà theo GS Đồn Thiện Thuật, đĩ là “một thứ tiếng chung được hình thành trên cơ sở tiếng địa phương của miền Bắc với trung tâm Hà Nội mà cách phát âm của nĩ là cách phát âm Hà Nội với

sự phân biệt / ʈ - c/, /ʂ - ѕ/, /ʐ- z/ và các vần “ưu/ iu, ươu/ iêu” ” ( Đồn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, trg.64)

IV Nhiệm vụ:

Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm tìm ra những khĩ khăn giống nhau và khĩ khăn đặc thù riêng về vấn đề phát âm của từng bé Từ đĩ đề ra những biện pháp hỗ trợ thích hợp giúp các bé phát triển phát âm tốt hơn

Đối với những trẻ đã nĩi được, chúng tơi muốn giúp trẻ phát âm rõ hơn

để mọi người cĩ thể hiểu được bé muốn nĩi gì Chúng tơi khơng yêu cầu bé phải phát âm đúng tiếng chuẩn Do đĩ, khi khảo sát chúng tơi ghi nhận lại tất

cả những âm và từ bé phát âm khơng rõ

Đối với những trẻ chưa nĩi được, chúng tơi khảo sát khả năng ngơn ngữ trên hai mặt nhận biết ngơn ngữ và diễn đạt ngơn ngữ Trên cơ sở đánh giá kết quả khảo sát, chúng tơi sẽ cĩ những biện pháp hỗ trợ nhằm giúp bé phát triển giao tiếp tốt hơn hoặc giúp bé phát âm thành từ

IV Lịch sử vấn đề:

1 Chương trình Macquarie :

Năm 1988, Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật được thành lập dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh Nhiệm vụ chính của Trung tâm là hướng dẫn phụ huynh, cĩ con là trẻ khuyết tật, những kiến thức nuơi dạy con mình Trung tâm cĩ những chương trình hỗ trợ cho trẻ khuyết tật Trong đĩ cĩ chương trình “Phát triển ngơn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ”

Phần lớn các bé chậm phát triển trí tuệ đều cĩ hạn chế về vấn đề ngơn ngữ Chương trình được đưa ra nhằm giúp các bé tiến bộ hơn trong nhận biết

Trang 5

ngôn ngữ và diễn đạt ngôn ngữ

Chương trình được sự hỗ trợ chính của Thạc sĩ Marja Hodes, nhà tâm

lý trẻ em, chuyên gia về can thiệp sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ Các giáo viên thực hiện chương trình đã được cô Marja hướng dẫn trong khoá học

“Can thiệp sớm và giáo dục mầm non cho trẻ chậm phát triển trí tuệ” Khoá học kéo dài từ tháng 11 năm 1998 đến tháng 4 năm 2001 Trong khoá học này chúng tôi được thực hành hỗ trợ phát triển các kỹ năng cho trẻ, trong đó có các kỹ năng về ngôn ngữ

Tài liệu sử dụng chính trong chương trình này là bộ sách “Từng bước nhỏ một (Small Steps) do nhóm tác giả Moira Pieterse, Robin Treola, Sue Cairns – Đai học Macquarie, Sydney biên soạn Bộ sách này nhằm để hướng dẫn phụ huynh và những người có liên quan giúp trẻ chậm phát triển phát huy hết khả năng của mình để đạt được sự tiến bộ theo chương trình Macquarie Đây là chương trình nghiên cứu về hội chứng Down của trường đại học Macquarie (Úc) Chương trình Macquarie là một chương trình can thiệp sớm, nhằm phát huy tối đa khả năng của trẻ thông qua việc dạy trẻ từ những năm đầu của cuộc sống, hay từ lúc phát hiện sự chậm phát triển ở trẻ Các bé được giúp đỡ để đạt được các kỹ năng trong cuộc sống, trong đó có kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp giúp bé có thể diễn đạt những nhu cầu của mình, hiểu đựơc người khác Do đó bé sẽ hoà nhập vào cộng đồng tốt hơn

Trước năm 1974, chương trình Macquarie được tiến hành ở Úc Hiện nay cũng có nhiều chương trình can thiệp sớm khắp nước Úc, phần nhiều sử dụng phương pháp và tài liệu của Chương trình Macquarie Chương trình này cũng được sao chép lại ở Hongkong và được quan tâm ở các nước châu Á khác

2 Chương trình huấn luyện ngôn ngữ của khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam :

Trang 6

Đây là một chương trình có sự kết hợp của các ngành chức năng như khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội, Trạm bảo vệ sức khoẻ trẻ em tâm thần, khoa Phục hồi chức năng – Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ

em Chương trình cũng được sự hỗ trợ của Viện Khoa học và Giáo dục, nhằm giúp những nhà chuyên môn đánh giá khả năng giao tiếp của trẻ và từ đó có biện pháp hỗ trợ thích hợp Chương trình nhằm đưa ra những biện pháp lẫn nội dung cần thiết giúp cho phụ huynh giao tiếp với trẻ và hướng dẫn trẻ giao tiếp tốt Chương trình được thực hiện bắt đầu từ năm 1990 Được sự hỗ trợ của Tổ chức hỗ trợ và phát triển của Mỹ cùng với sự kết hợp của các ngành

đã nêu ở trên, chương trình đã dịch và biên soạn lại tài liệu huấn luyện ngôn ngữ của tác giả Tara Winteron Tài liệu đã dịch mang tên là “Giao tiếp với trẻ em”, là một tài liệu rất thiết thực hướng dẫn cho phụ huynh và những người trực tiếp huấn luyện ngôn ngữ cho trẻ phương pháp giúp trẻ

3 Dự án chăm sóc giáo dục trẻ thơ của Vụ Giáo dục Mầm Non:

Năm 1999, Vụ Giáo dục Mầm non đã đưa ra tài liệu “Tổ chức các họat động giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non có khó khăn về nói” nhằm giúp các giáo viên hỗ trợ, phục hồi cho trẻ có khó khăn về nói khi học hòa nhập tại trường của mình Tài liệu đưa ra những trò chơi tập thể giúp các bé phát triển tốt hơn về mặt phát âm trong môi trường hoà nhập Mầm non

4 Những trang web liên quan :

Vấn đề ngôn ngữ và trị liệu ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển là một vấn đề rất mới ở Việt Nam Tuy là mới nhưng có rất nhiều nhà chuyên môn quan tâm và rất nhiều phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu Tuy nhiên vẫn chưa thấy có những nghiên cứu có tính chuyên sâu của những nhà ngôn ngữ học về vấn đề này Theo Viện ngôn ngữ học Việt Nam, danh sách các nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về ngôn ngữ học (cập nhật ngày 11 tháng 6 năm 2009) từ 1978 đến tháng 5 năm 2009 chỉ có nghiên cứu sinh

Trang 7

Phạm Thị Cơi bảo vệ đề tài “Quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ nói

ở trẻ em điếc Việt Nam” Luận văn này đã được bảo vệ vào năm 1988

Hiện nay trên internet có một số trang web tạo ra diễn đàn trao đổi về vấn đề ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển như vuihocmamnon.com, concuame.com, bibi.vn, ngonngu.net, vnspeechtherapy.com….Riêng diễn đàn của vnspeechtherapy.com có rất nhiều bài viết của thạc sĩ âm ngữ trị liệu Tăng Thị Thùy Giang với nhiều nội dung phong phú

V Phương pháp nghiên cứu :

Khi nghiên cứu, khảo sát và đánh giá kết quả, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau :

- Phương pháp so sánh : So sánh phát âm của từng trẻ đang nghiên

cứu với chuẩn phát âm của trẻ bình thường (theo phong cách phát

âm Hà Nội )

- Phương pháp đối chiếu : Đối chiếu kết quả khảo sát để tìm ra

những khó khăn chung của các trẻ và những khó khăn đặc thù của từng trẻ

- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu thu thập được khi khảo sát

- Phương pháp phân tích, miêu tả: Phân tích và miêu tả cách phát

âm của trẻ theo cấu âm

- Phương pháp ghi âm : Ghi âm lại cách phát âm của từng bé

VI Nguồn tư liệu và ngữ liệu nghiên cứu :

Tất cả những nguồn tư liệu và ngữ liệu nghiên cứu tập trung những taì liệu liên quan đến giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngữ âm học, âm vị học

và sự phát triển ngôn ngữ cũa trẻ

Trang 8

NỘI DUNG

CHƯƠNG MỘT

MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Một số vấn đề về chậm phát triển trí tuệ (CPTTT)

1.1.1 Định nghĩa :

Theo DSM-IV (Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần

IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disoder 4 th edition – IV) thì đặc điểm cơ bản của chậm phát triển trí tuệ là chức năng trí tuệ dưới

DSM-mức trung bình, bị hạn chế về ít nhất là hai trong số những hành vi thích ứng

và hiện tượng chậm phát triển xuất hiện trước 18 tuổi

1.1.2 Tiêu chí chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ

Cũng theo DSM-IV thì có các tiêu chí sau :

1.1.2.1 Trí tuệ : Chỉ số trí tuệ đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân (đối với trẻ nhỏ thì dựa vào các đánh giá lâm sàng để xácđịnh)

1.1.2.2 Hành vi thích ứng : Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những lĩnh vực hành vi thích ứng sau : giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, các kĩ năng xã hội, sử dụng các phương tiện trong cộng đồng, tự định hướng, kĩ năng học đường, chức năng làm việc, giải trí , sức khoẻ và an toàn

1.1.2.3 Thời điểm xuất hiện : Hiện tượng chậm phát triển trí tuệ xuất hiện trước 18 tuổi

1.1.3 Một số hội chứng, khuyết tật liên quan đến chậm phát triển trí tuệ

Trang 9

1.1.3.1 Trẻ khuyết tật thể chất

 Đặc điểm:

Loại hình phổ biến của trẻ khuyết tật thể chất là bại não Bại não là một dạng bệnh làm cho trẻ không thể điều khiển vận động thông qua hệ thần kinh Não của trẻ bị tổn thương vùng điều hòa vận động và giữ thăng bằng Mức độ tổn thương của não trong chứng bại não sẽ không phát triển thêm Nhưng các khó khăn đi liền với khuyết tật vận động sẽ phát triển tùy thuộc vào từng trẻ

 Các thể bại não: Có hai thể bại não là thể co cứng và thể múa vờn Trẻ ở thể co cứng thì cơ thể cứng đờ, sự co cứng của các cơ càng tăng khi càng cố gắng

Trẻ ở thể múa vờn thì có những động tác bất thường và không điều khiển động tác được Khi cố sử dụng tay của mình thì đầu trẻ bị ngoẹo, mặt méo mó, nhăn nhó, miệng há hốc, cánh tay duỗi ra ngoài

 Những khó khăn trẻ thường gặp:

Khó khăn nổi bật của trẻ khuyết tật thể chất là các khó khăn về vận động tinh và vận động thô Bên cạnh đó cũng có những khó khăn liên quan như khó khăn về giao tiếp, về trí nhớ, …

Do gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát các vận động cơ làm giảm các cơ hội tiếp nhận thông tin bằng giác quan và thu thập kinh nghiệm từ các tác động của các hành động của trẻ lên thế giới xung quanh Điều này hạn chế

sự phát triển về mọi mặt so với trẻ bình thường Và vấn đề giao tiếp của trẻ cũng gặp rất nhiều khó khăn do khó kiểm soát trong việc phối hợp các cơ để thở và cấu âm

Bên cạnh đó, khó khăn trong vấn đề tập trung chú ý và ghi nhớ đã làm giảm sự tiếp thu kiến thức về môi trường xung quanh, tiếp nhận những thông tin về sự vật ảnh hưởng đến việc tri nhận nghĩa của từ và cách sử dụng từ 1.1.3.2 Hội chứng Down :

Trang 10

Nguyên nhân gây ra hội chứng Down là do thừa một nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21 Một số đặc điểm thường thấy ở trẻ này là có gương mặt dạng Mông cổ, mắt xếch, mũi thấp, miệng luôn há, lưỡi hơi lè ra ngoài, các cơ tay chân mềm, đi đứng chậm Tính tình cuả các bé rất thân thiện, dễ giao tiếp Đặc biệt các bé rất thích tham gia các hoạt động, hay bắt chước hành động của người khác Đa số các trẻ này bị chậm trễ về khả năng ngôn ngữ

1.1.3.3 Hội chứng tự kỷ :

Hiện nay nguyên nhân của hội chứng này chưa được biết rõ Trẻ thường biểu hiện tránh giao tiếp bằng mắt , tránh nhìn vào mặt người khác Trẻ không thích sự ôm ấp, vuốt ve, không thể hiện cảm xúc hoặc thể hiện cảm xúc không phù hợp Trẻ thường không chỉ vào vật mình muốn mà dùng tay người khác như một cần cẩu giúp trẻ thực hiện ý muốn Khi giận dữ bé có thể

tự gây tổn thương như đánh vào người, đập đầu vào tường….Trẻ tránh giao tiếp với mọi người xung quanh, tự thu mình vào thế giới riêng nên ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ

1.1.4 Một số đặc điểm nổi bật của trẻ chậm phát triển trí tuệ

* Đặc điểm về cảm giác, tri giác : trẻ CPTTT cảm giác, tri giác sự vật

xung quanh rất chậm, dễ nhầm lẫn và thiếu chính xác Khi tri giác, trẻ khó quan sát kĩ các chi tiết, phối hợp các thao tác so sánh, phân tích chưa tốt Điều này dẫn đến trẻ có khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức về thế giới xung quanh (cụ thể làtên gọi các sự vật,…)

* Đặc điểm về tư duy : tư duy của trẻ CPTTT chủ yếu là tư duy trực

quan hình ảnh nên phương pháp giáo dục chủ yếu là phương pháp trực quan

Tư duy lôgic của trẻ rất kém nên khó hiểu được những khái niệm trừu tượng,

ý nghĩa sâu xa của vấn đề Khả năng tư duy không bảo đảm tính liên tục, thường rất mau mệt làm gián đoạn các hoạt động

Trang 11

* Đặc điểm về trí nhớ : trẻ CPTTT có nhiều hạn chế về trí nhớ, rất

mau quên Đặc điểm ghi nhớ nổi bật là ghi nhớ máy móc, đôi lúc chỉ ghi nhớ những sự vật, sự kiện yêu thích thôi Trẻ có thể lập lại từ, câu nhưng không hiểu nội dung từ, câu đó Đối với trẻ này việc ghi nhớ trừu tượng, những mối quan hệ lôgic rất khó khăn

* Đặc điểm về chú ý : Khả năng tập trung, chú ý của trẻ kém, luôn bị

phân tán bởi ngoại cảnh bên ngoài Thời gian chú ý cũng không lâu, do vậy khó hoàn thành bài tập được giao và ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ

* Đặc điểm về ngôn ngữ : Hầu như tất cả các trẻ CPTTT đều gặp khó

khăn trong vấn đề ngôn ngữ Vốn từ của trẻ rất nghèo nàn, phát âm thường sai, không hiểu quy tắc ngữ pháp Nhiều trẻ rất chậm biết nói Có những trẻ nói được nhưng nội dung nói không phù hợp ngữ cảnh Cũng có trẻ nói được nhưng khó khăn trong việc diễn đạt ý của mình, thường nói những từ rời rạc hay dùng câu đơn Do có khó khăn trong việc ghi nhớ nên trẻ rất khó khăn trong việc nhớ từ mới

* Đặc điểm về hành vi : Ở những trẻ CPTTT thường có hành vi nổi

bật là làm theo ý mình nhiều hơn, ít khi chịu làm theo yêu cầu của người khác Bên cạnh đó, trẻ thường rất hiếu động, khó kiềm chế được mình nên khó tham gia vào những trò chơi tập thể, khó thực hiện những quy tắc được

đề ra Ngược lại, có những trẻ rất thụ động, thường thu mình lại, không giao tiếp với mọi người, dẫn đến khó tiếp thu những kiến thức mới nhất là về ngôn ngữ

1.2 Một số vấn đề về ngữ âm tiếng Việt

Chúng tôi tham khảo những vấn đề cơ bản về ngữ âm tiếng Việt chủ

yếu trên tài liệu Ngữ âm tiếng Việt – Đoàn Thiện Thuật , NXB Đại học quốc gia Hà Nội và tài liệu Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt – Đinh Lê Thư và Nguyễn

Văn Huệ, NXBGD (1998)

Trang 12

1.2.1 Ngữ âm học và âm vị học

Theo GS Đoàn Thiện Thuật, ngữ âm học ở đây là ngữ âm học thuần

túy Ngữ âm học nghiên cứu các âm thanh từ các góc độ âm học và cấu âm để phân tích và miêu tảnhững âm thanh thực thụ với những đặc trưng âm học và

những nguyên lý cấu tạo nên chúng

Âm vị học là một bộ môn nghiên cứu về ngôn ngữ để tìm ra những đơn

vị của hệ thống biểu đạt của ngôn ngữ và những ước định để xác định những giá trị mà cộng đồng người sử dụng chung một ngôn ngữ gán cho các đặc trưng âm thanh

Trong âm vị học có khái niệm về âm vị và những khái niệm có liên quan :

Am vị là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống biểu đạt thành tiếng của một

ngôn ngữ, được quan niệm như một tổng thể của những nét khu biệt được thể hiện đồng thời Mỗi từ có hình thức biểu đạt bằng âm thanh được nhận diện nhờ các âm vị, còn bản thân các âm vị được nhận diện nhờ những nét khu biệt Nét khu biệt là đặc trưng ngữ âm có chức năng xã hội Những đặc trưng của âm vị giúp khu biệt hình thức biểu đạt của từ này với từ khác Những đặc trưng về phương thức cấu âm, thanh tính và vị trí của lưỡi là những tiêu chí để nhận diện âm vị

Ví dụ :

+ Am vị / d / là âm tắc, hữu thanh, đầu lưỡi

+ Am vị / v / là âm xát, vô thanh, môi

Am tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói có thể tách ra về mặt

cấu âm – thính giác, đồng chất trong một khoảng thời gian nhất định và thường ứng với một âm vị Am tố bao gồm nguyên âm và phụ âm

Ví dụ :

+ nguyên âm a cũng là âm vị /a /

Trang 13

1.2.2 Khái niệm về âm tiết và cấu trúc âm tiết tiếng Việt

Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói Trong tiếng

Việt mỗi âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu (theo GS.Đoàn Thiện Thuật) Điều này làm cho âm tiết của tiếng Việt rất dễ nhận biết trong

dòng âm thanh của lời nói Đặc điểm nổi bật của âm tiết tiếng Việt là mỗi âm tiết là hình thức biểu đạt của một hình vị ( Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt – Đinh

Lê Thư & Nguyễn Văn Huệ, trg.55) Do đó, tiếng Việt là ngôn ngữ có kết cấu

âm tiết tính

Ví dụ : Vườn / hồng / có / lối / nhưng / chưa / ai / vào

Am tiết tiếng Việt gồm 5 thành phần theo lược đồ sau đây :

Thanh điệu

Vần

Âm đầu

Năm thành phần của âm tiết bao gồm thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối Tất cả các thành phần này luôn luôn có mặt trong cấu tạo

âm tiết Trong đó âm đệm và âm cuối có thể do âm vị / zêrô/ đảm trách Có những âm tiết khi viết ra không có dấu nhưng không phải là không có thanh điệu.Âm đầu do các âm vị phụ âm đảm nhiệm, âm đệm do âm vị bán nguyên

âm /-u̯/,đảm nhiệm, âm chính do các âm vị nguyên âm đảm nhiệm

Trang 14

1.2.3 Sự thể hiện của các thành phần của âm tiết tiếng Việt

1.2.3.1 Sự thể hiện của các thanh điệu tiếng Việt trong các âm tiết rời trong phương ngữ Bắc bộ :

Theo TS.Đinh Lê Thư, trong phương ngữ Bắc bộ có 6 thanh được đánh dấu theo thứ tự sau :

Thanh 1 (không dấu) là một thanh ở âm vực tương đối cao, có âm điệu

bằng phẳng ổn định, giống nhau ở tất cả các âm tiết Ví dụ khi phát âm các âm tiết như ô, ba, mai, lan….thì mỗi người phát âm gần giống nhau, ít có sự thay đổi độ cao của thanh

Thanh 2 (huyền) ở âm vực thấp hơn thanh 1, có đường nét âm điệu đi

xuống thoai thoải, cường độ đồng đều

Thanh 3 (ngã) là thanh ở âm vực cao, đường nét gãy, đặc biệt chỉ có

trong phương ngữ Bắc bộ, có hai biến thể :

- Bắt đầu ở cao độ cao hơn thanh 2 và thấp hơn thanh 1, ở giữa âm tiết có sự hạ giọng đột ngột, kèm theo sự giảm cường độ, sau đó đường nét âm điệu vút lên cao

- Đường nét âm điệu bắt đầu bằng phẳng hoặc hơi đi lên ở đầu phần vần của âm tiết ở giữa vần có sự hạ giọng đột ngột, giảm cường độ,

và đường nét âm điệu bị gián đoạn sau đó vút lên cao

Thanh 4 (hỏi) bắt đầu ở mức cao của thanh 2, đi xuống thoai thoải đến

gần giữa vần thì giữ âm điệu bằng phẳng trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó đường nét chuyển sang đi lên cân đối với nét đi xuống và kết thúc gần với cao độ bắt đầu

Thanh 5 (sắc) ở âm vực cao, đường nét âm điệu đi lên, có hai biến thể

sau :

- Đối với những âm tiết không kết thúc bằng phụ âm cuối vô thanh

như cá, mái, dán…thì thanh sắc bắt đầu hơi thấp hơn thanh 1, có

Trang 15

đường nét bằng phẳng ở giai đoạn đầu, sau đó đi lên hơi dốc

- Đối với những âm tiết kết thúc bằng phụ âm cuối vô thanh với nguyên âm dài thì đoạn bằng phẳng của thanh rút ngắn lại, có khi

mất hẳn như nhót, mướt… Trong âm tiết khép có nguyên âm ngắn thì thanh 5 bắt đầu cao hơn và khoảng nâng ít hơn như nhắc, tất…

Thanh 6 (nặng) ở âm vực thấp, đường nét đi xuống và có thay đổi như

sau :

- Đối với những âm tiết không kết thúc bằng phụ âm cuối vô thanh

như mạ, dại, cạn….thì thanh 6 bắt đầu ở mức thanh 2, âm điệu đi

1.2.3.2 Hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt và sự thể hiện bằng chữ viết:

Hệ thống phụ âm đầu đang được sử dụng trong các nhà trường hiện nay được hình thành trên cơ sở phát âm Hà Nội với sự phân biệt / ʈ - c/, /ʂ - ¾/,

/ʐ- z/ và các vần “ưu/ iu, ươu/ iêu” ” ( Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, trg.64) bao gồm 22 phụ âm

Phụ âm đầu luôn luôn là phụ âm mở đầu âm tiết như ba, bà, mai, ngon… Tuy nhiên có những âm tiết thể hiện trên chữ viết không ghi phụ âm đầu nhưng thực tế phát âm thì có xuất hiện âm tắc thanh hầu [ ʔ ] như ốc, ảo, ôm…

Về phương thức cấu âm, chúng ta có thể phân biệt 22 phụ âm đầu theo

tiêu chí tắc/ xát Trong quyển “Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt” (trg.66) TS Đinh

Trang 16

Lê Thư viết như sau :

- Các phụ âm tắc gồm : / b, d, t, tʰ, ʈ, c, k, m, n, ɲ, ŋ, ʔ /

- Các phụ âm xát gồm : / f, v, s, z, l, ʂ, ʐ , ɣ, , h /

Sự thể hiện bằng chữ viết của các phụ âm đầu có thể tóm tắt trong bảng 1.1 :

Bảng 1.1 Sự thể hiện bằng chữ viết của các phụ âm đầu

STT Phụ âm tắc Con chữ STT Phụ âm xát Con chữ

1.2.2.3 Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm đệm : (theo TS Nguyễn

Văn Huệ – Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt)

Âm đệm / - u̯ -/ là một bán nguyên âm môi – ngạc mềm, có độ mở rộng hay hẹp tương ứng với độ mở của nguyên âm đi sau nó

Trang 17

Ví dụ :

Trước nguyên âm hẹp i thì âm đệm / - u̯ -/ được thể hiện bằng một bán

âm hẹp [u] như huy, thùy, hủy…

Trước nguyên âm có độ mở trung bình ê, ơ, â thì âm đệm / - u̯ -/ được

thể hiện bằng một bán âm có độ mở vừa [ o ] như huệ, hươ, huấn…

Trước nguyên âm có độ mở rộng e, a, ă thì âm đệm / - u̯ -/ được thể

hiện bằng một bán âm có độ mở rộng [ ɔ ] như hoàn, hòe, xoăn…

Am đệm / zêrô/ được biểu hiện bằng sự vắng mặt của một con chữ như

hè, há…

1.2.2.4 Hệ thống âm chính tiếng Việt và sự thể hiện bằng chữ viết: Trong âm tiết tiếng Việt, âm chính có thể là một nguyên âm đơn hay một nguyên âm đôi Theo phân tích của GS Đoàn Thiện Thuật, các nguyên âm đơn thể hiện trên chữ viết gồm có :

- Nguyên âm đơn dài :

Âm vị / i/ được ghi bằng “y” khi âm đầu là / ʔ / (như y tá, ý nghĩ….,)

Nhưng có ngoại lệ là “í a, í ới” Với những âm đầu khác cũng được ghi bằng

“y” do thói quen (như lý lẽ, kỷ niệm….) Khi xuất hiện sau âm đệm

/-u̯/, / i / bao giờ cũng được ghi bằng “y” (như thủy, tùy….)

Âm vị / o / được phân bố trước /ŋ, k / có hai biến thể dài và ngắn Thể

dài được ghi bằng “ôô” (như bôông bôông) Thể ngắn được ghi bằng “ô” (như bông) Trong những trường hợp khác / o/ được ghi bằng “ ô” (như hồ, nộm…)

Âm vị / ɔ / khi xuất hiện trước /ŋ, k/ được ghi bằng “oo” (xoong,

soóc) Trong các trường hợp khác thì được viết bằng “o” (như nón, đò )

- Nguyên âm đơn ngắn :

Âm vị / ɛ̆/ xuất hiện trước /ŋ, k/ được thể hiện bằng “a” (như tách,

Trang 18

- Nguyên âm đôi :

Âm vị / ie / được ghi bằng “yê” trong những âm tiết có âm cuối khác /

zêrô/ và âm đệm /-u̯ -/ ( như thuyền, chuyển…), trong những âm tiết có âm cuối khác / zêrô/, âm đệm / zêrô/ và âm đầu / ʡ / (như yếu, yểu )

Âm vị / ie/ được ghi bằng “iê” trong những âm tiết có âm cuối khác / zêrô/, âm đệm / zêrô/ và âm đầu khác / ʡ / (như diều, hiền…) Âm vị / ie/

được ghi bằng “ia” khi âm tiết có âm cuối / zêrô/ (như nĩa, mía…) Nếu có âm đệm /-u̯-/ thì “ia” dược thay bằng “ya” (như phéc –mơ- tuya, khuya)

Âm vị / uo/được ghi bằng “uô” khi âm tiết có âm cuối khác / zêrô/ (như

muỗng, đuốc) và ghi bằng “ua” khi âm cuối là / zêrô/ (như cua, đùa )

Âm vị / ɯɤ / được ghi bằng “ươ” trong những âm tiết có âm cuối khác

/ zêrô/ (như tường, ướt…) và bằng “ưa” nếu âm cuối là / zêrô/ (như thửa, mưa…)

Ngoài ra, để phân biệt các nguyên âm đơn, theo TS Nguyễn Văn Huệ (

trong Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt) dựa trên các căn cứ sau : Căn cứ vào vị trí của lưỡi và hình dáng của môi ; vào độ mở của miệng; vào âm sắc và căn

cứ vào trường độ Theo ông, hệ thống âm chính trong tiếng Việt gồm có 11

nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi / ie, ɯɤ, uo / có thể hình dung trong bảng 1.2 :

Bảng 1.2 Sự thể hiện bằng chữ viết các âm chính

Trang 19

Trước Giữa Sau

Hẹp vừa ie ( i, ia, y, ya) ɯɤ (ươ, ưa) uo (uơ, ua)

1.2.3.5 Hệ thống âm cuối tiếng Việt và sự thể hiện bằng chữ viết : Trong một âm tiết, âm cuối là phần kết thúc của âm tiết Có âm tiết kết thúc bằng sự kéo dài và giữ nguyên âm sắc của âm chính Trong trường hợp

này âm cuối là âm vị / zêrô/ như cá, ba, thỏ….Có những âm tiết được kết

thúc bằng động tác khép lại của bộ máy phát âm Trong trường hợp này âm

cuối là một bán nguyên âm hay một phụ âm như lau, chai, cặp, hầm…

Theo GS.Đoàn Thiện Thuật, bán nguyên âm /-u̯/ được thể hiện bằng

chữ “o” khi đứng sau các nguyên âm đơn dài /ɛ, a/ ( như mèo, chào…) Trong các trường hợp còn lại thì ghi bằng chữ “u” (như rìu, cừu, lựu…).Bán nguyên

âm cuối / i̯/ được thể hiện bằng chữ “y” khi xuất hiện sau các nguyên âm ngắn

/ ă, ɤ̆/ (như lấy, may…) Trong những trường hợp khác thì ghi bằng chữ “i” (như tưới, muỗi, túi…)

Ngoài hai bán nguyên âm, âm cuối còn gồm có 6 phụ âm Sáu phụ âm cuối này đối lập nhau theo phương thức phát âm (mũi / không mũi) và theo vị trí cấu âm (môi / đầu lưỡi/ mặt lưỡi) TS Nguyễn Văn Huệ đã trình bày một cách ngắn gọn và đầy đủ cách thể hiện trên chữ viết và sự đối lập nhau của các phụ âm cuối trong bảng 1.3 :

Bảng 1.3 Sự thể hiện bằng chữ viết và sự đối lập nhau của các âm cuối

Môi Đầu lưỡi Mặt lưỡi

Vị trí của lưỡi

Độ mở của miệng

Vị trí cấu âm

Trang 20

Mũi m (m) n (n) ŋ (ng, nh)

1.3 Giải phẩu sinh lý bộ máy phát âm và thính giác

Trong phần này chúng tôi xin trình bày về cấu tạo sinh lý học của các

bộ máy phát âm và cơ chế phát âm theo tài liệu Ngữ âm tiếng Việt của GS.Đoàn Thiện Thuật và Ngữ âm học đại cương của Zinder, L.R do GS.Cao

âm Bộ máy phát âm cũng bao gồm cả bộ máy hô hấp

Bộ máy hô hấp cung cấp không khí cho việc cấu tạo âm thanh Nó bao gồm phổi, nhánh phổi và khí quản Phổi và nhánh phổi nằm trong lồng ngực được bao bọc bởi mười hai đôi xương sườn Lồng ngực ngăn cách với khoang bụng bởi một cơ thịt lõm lên phía trên như hình mái vòm, gọi là hoành cách mạc Khí quản là một ống gồm nhiều miếng xương sụn hình bán nguyệt ép sát vào nhau nên không bị hẹp lại khi thở ra giúp cho việc dẫn hơi luôn luôn thông suốt

Bộ máy phát âm bao gồm thanh hầu, yết hầu, miệng và mũi Thanh hầu

ở trên cùng khí quản, có cấu tạo rất phức tạp, bao gồm nhiều xương sụn (hình 1) Cơ cấu hoạt động của toàn bộ thanh hầu giúp giọng nói được cấu thành

Phương thức phát âm

Trang 21

Hình 1: Sơ đồ bổ dọc thanh hầu a) Khoang yết hầu

b) Bọng Morgagni c) Dây thanh d) Khí quản Khoang yết hầu ở trên cùng của thực quản Yết hầu là một ống đường kính 3 cm, chiều sâu 2 cm, vách trước không kín hẳn Vách trước gồm nắp họng và gốc lưỡi ở phía dưới, khẩu mạc ở phía trên.Vách sau nằm ép sát vào xương sống cổ

Yết hầu thông với khoang miệng qua khoảng hở giữa khẩu mạc và gốc lưỡi Khoang miệng bao gồm ngạc (cúa), hàm dưới, răng, má và môi Một hệ thống cơ thịt đa dạng tạo nên những động tác phức tạp của môi Các cơ thịt ở

má thì giúp má ép sát vào răng Hàm dưới cũng góp phần quan trọng trong việc cấu âm Những động tác nâng lên, hạ xuống, đưa qua lại của hàm dưới làm thay đổi thể tích của khoang miệng, tức là thay đổi lối ra của luồng không khí cấu âm tạo ra những âm khác nhau Bộ phận quan trọng nhất của khoang miệng tham gia vào việc cấu âm là lưỡi Lưỡi là một cấu tạo cơ thịt, gắn liền với đáy khoang miệng về phía trước bởi một đường thịt mỏng gọi là chỉ lưỡi Cấu tạo cơ của lưỡi giúp lưỡi thay đổi hình dạng : co lại, cồm lên, bẹp xuống, uốn cong… Lưỡi có hai phần : phần liền với nắp họng gọi là gốc lưỡi, phần

Trang 22

quay về ngạc gọi là mặt lưỡi Trong ngữ âm học, lưỡi được chia làm ba phần

là phần trước, phần giữa và phần sau Phần trước có hai phần là vành lưỡi và đầu lưỡi Răng, tuy không trực tiếp tham gia vào cấu âm nhưng là một chỗ để lưỡi chạm và hay nhích gần tới Răng gồm ba phần vành răng, mặt sau của răng và chân răng

Khoang mũi ngăn cách với khoang miệng bằng ngạc Phần trước ngạc

có xương là một bộ phận của hàm trên gọi là ngạc cứng Phần sau bằng nạc gọi là ngạc mềm Phần ngạc mềm vào sâu trong miệng buông thõng xuống gọi là khẩu mạc Phần kết thúc của ngạc mềm dôi ra một chút có hình chóp nón gọi là tiểu thiệt hay lưỡi con Khoang mũi do các xương mặt và các xương khác của sọ làm thành nên hầu như không có bộ phận nào cử động Tóm lại, các bộ phận của bộ máy phát âm và các khoang cộng hưởng

trên thanh hầu cùng tham gia vào quá trình tạo ra lời nói (hình 2)

Hình 2: Các bộ phận của bộ máy phát âm và các khoang cộng hưởng trên thanh hầu: a) Môi; b) Răng; c) Lợi; d) Ngạc cứng; đ) Ngạc mềm; e) Lưỡi con; g) Đầu lưỡi; h) Mặt lưỡi trước; i) Mặt lưỡi sau; k) Nắp họng 1 Khoang yết

hầu; 2 Khoang miệng; 3 Khoang mũi

Trang 23

nhỏ cong dài chừng 2,5 cm có phần ngoài chừng 0,8 cm bằng xương sụn, phần trong xuyên vào xương thái dương Màng nhĩ ngăn cách tai ngoài và tai giữa

Tai giữa là một khoang trống có dung lượng khoảng 1 xen-ti-mét khối chứa đầy không khí Tai giữa có ba xương thính giác nhỏ ăn khớp với nhau : xương búa, xương đe và xương bàn đạp Giữa tai giữa và tai trong là một tấm màng có hai lỗ hở : một lỗ hình bầu dục gọi là cửa bầu dục, một lỗ tròn gọi là cửa tròn Cửa bầu dục đường kính khoảng 3 mm khép bằng đáy xương bàn đạp, cửa thứ hai đường kính khoảng 2mm khép bằng cái màng đàn hồi

Tai trong có hai ngăn : ngăn tiền phòng và ngăn thính giác Ngăn tiền phòng có nhiệm vụ giữ thăng bằng, gồm có ba đường ống hình bán nguyệt Ngăn thính giác là một ống xoắn ốc bằng xương quay hai ba phần tư vòng gọi

là đường ốc Đường ốc có chiều dài kéo thẳng ra khoảng 33 mm, có đường kính ở chân khoảng 1mm, ở ngọn khoảng 0,18 mm Toàn bộ tai trong chứa một chất lỏng là huyết thanh

Trang 24

Hình 3: Tai A– tai ngoài; Ƃ– tai giữa; B– tai trong; r– màng trống và các xương thính giác; a– xương búa; – xương đe; B– xương bàn đạp

Vỏ não là trung tâm tập trung các hoạt động thần kinh cao cấp, trong đó

có hoạt động cấu tạo và tri giác các âm thanh ngữ ngôn Các trung khu thần kinh điều khiển các hoạt động cơ thể thông qua hệ thống dây thần kinh hướng tâm và ly tâm Dây hướng tâm tiếp nhận kích thích từ bên ngoài Dây ly tâm chuyển lệnh đáp ứng những phản ứng từ trung tâm đến các bộ phận cơ thể Trong hoạt động ngôn ngữ, những chấn động âm thanh đi vào ống tai ngoài,

áp lực âm thanh được tăng cường lên ở đó làm cho màn trống chấn động Sau

đó được các xương thính giác chuyền vào đến cửa bầu dục Tại đây, chất nước trong ngách tai nhận được chấn động với áp lực tăng lên gấp 50 lần rồi

Trang 25

chuyền qua màng cơ bản Những chấn động mà màng cơ bản nhận được cùng với những tế bào lông của các dây thần kinh thính giác gây nên sự kích thích lên các dây thần kinh này và chuyển đến bộ máy thần kinh trung tâm

Trên đây là sự dẫn truyền âm thanh từ kích thích bên ngoài đến thần kinh trung tâm giúp người nghe tiếp nhận được ngôn ngữ Việc tri giác một

âm tố ngữ ngôn là xác định đồng nhất tính của âm đã nghe được với âm vị nhất định Hoạt động này gọi là thính giác ngữ âm học Hoạt động này phải có quá trình tập luyện để có thể nhận diện được âm tố

Những hiện tượng rối loạn về ngôn ngữ thường gặp là sự vi phạm cách

phát âm đúng đắn một số âm tố nào đó (như c phát âm là chờ, kh phát âm là hờ…) Nguyên nhân của các trường hợp này có thể do khuyết tật nào đó trong

bộ máy phát âm (như hở hàm ếch, không có lưỡi con, dính chỉ lưỡi ) Tuy

nhiên, nguyên nhân chủ yếu của tật phát âm là do hậu quả của sự thiếu sót việc tập luyện kỹ năng phát âm ngay từ nhỏ

Theo quan điểm ngôn ngữ của Chomsky (Lưu Nhuận Thanh – Các trường phái ngôn ngữ học phương Tây) một đứa trẻ 5- 6 tuổi có thể học nói

tiếng mẹ đẻ một cách dễ dàng trong quá trình tiếp xúc hàng ngày Tuy nhiên, người mẹ hay những người trong gia đình không dạy ngôn ngữ cho đứa trẻ một cách có hệ thống như là cách giảng giải và rèn luyện có hệ thống ở trường học Người mẹ cũng không kiên trì để uốn nắn những lỗi phát âm sai của trẻ

Trong lúc học nói, đôi lúc trẻ phải cố gắng tìm ra một cách cấu âm cần thiết khi diễn đạt Nhưng không phải lúc nào trẻ cũng tìm được cách cấu âm đúng Có thể là do trẻ tiếp nhận âm đó sai dẫn đến trẻ cấu âm sai Nếu không

có sự hướng dẫn sửa chữa trẻ cứ nghĩ rằng mình đúng Từ đó, phát âm sai đó trở thành thói quen rất khó sửa Do đó, nguyên nhân phát âm sai không phải

Trang 26

không có khả năng thực hiện cách cấu âm tương ứng mà là do không lý giải đúng sự tương ứng những âm đã nghe với một âm vị nhất định

Khi phát âm, âm thanh được phát ra do luồng không khí đi từ phổi lên hầu Sau đó nhờ sự điều khiển của thần kinh gây ra chấn động của dây thanh đẩy luồng không khí ra ngoài thành từng đợt nối tiếp nhau tạo thành những sóng âm Những âm này còn được biến đổi do hiện tượng cộng hưởng của các khoang trên thanh hầu như khoang yết hầu, khoang miệng, khoang mũi

Những âm thoát ra ngoài một cách tự do, không gặp cản trở gì, và trên phương diện âm học chúng có tần số xác định , có đường cong biểu diễn tuần hoàn, được gọi là nguyên âm Để phân loại nguyên âm có ba tiêu chí : dựa vào vị trí của lưỡi, dựa vào độ mở của miệng, dưạ vào hình dáng của đôi môi Chúng ta cũng biết, hệ thống nguyên âm tiếng Việt có 11 nguyên âm

đơn và 3 nguyên âm đôi TS Nguyễn Văn Huệ (trong Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt – NXBGD) đã phân loại các nguyên âm căn cứ vào vị trí của lưỡi, hình

dáng của môi, độ mở của miệng, âm sắc và trường độ

Chúng tôi không khảo sát phát âm của trẻ trên các nguyên âm đôi riêng biệt mà khảo sát chúng trong âm tiết Do đó, chúng tôi chỉ phân tích 11 nguyên âm đơn như sau để thấy rõ cách phát âm của chúng để so sánh với phát âm của trẻ được khảo sát :

- i (viết dưới dạng con chữ i, y) : dòng trước, không tròn môi, miệng

mở hẹp, âm bổng, dài

- e ( viết dưới dạng con chữ ê) : dòng trước, không tròn môi, miệng mở

trung bình, âm bổng, dài

- ɛ (viết dưới dạng con chữ e, a) : dòng trước, không tròn môi, miệng

mở rộng, âm bổng, dài

Trang 27

- ɯ ( viết dưới dạng con chữ ư ) : dòng giữa, không tròn môi, miệng

mở hẹp, âm trung bình, dài

- ɤ, ɤ̆ (viết dưới dạng con chữ ơ, â) : dòng giữa, không tròn môi, miệng

mở trung bình, âm trung bình, ɤ dài, ɤ̆ ngắn

- a, ă (viết dưới dạng con chữ a, ă) : dòng giữa, không tròn môi, miệng

mở trung bình, âm trung bình, a dài, ă ngắn

- u (viết dưới dạng con chữ u) : dòng sau, tròn môi, miệng mở hẹp, âm

số không ổn định và được biểu diễn bằng những đường cong không tuần hoàn gọi là phụ âm

Dựa trên phương thức cấu tạo của phụ âm và vị trí cấu âm của phụ âm, ông miêu tả các phụ âm như sau :

Phụ âm tắc p, t, đ, b : luồng không khí từ phổi đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự cản trở gây ra tiếng nổ Phụ âm b và đ khác nhau ở chỗ khi phát âm b thì luồng không khí bị cản trở giữa hai môi, còn đ thì bị cản trở

do sự tiếp xúc của đầu lưỡi với lợi

Trang 28

Phụ âm xát v, s, g : luồng không khí khi đi ra bị cản trở không hoàn

toàn, phải lách qua qua một khe hở nhỏ nên cọ xát vào thành của bộ maý phát

âm gây ra tiếng cọ xát Trong các phụ âm xát có phụ âm l : khi phát âm đầu

lưỡi tiếp xúc với lợi chặn lối thoát của không khí từ phổi lên buộc nó phải lách qua khe hở ở hai bên cạnh lưỡi tiếp giáp với má mà ra ngoài tạo nên một

tiếng xát nhẹ nên còn gọi là phụ âm bên Ngoài ra, l còn là phụ âm có tỉ lệ

tiếng thanh rất cao nên nó còn được gọi là phụ âm vang

Phụ âm bật hơi th : luồng không khí đi ra phá vỡ sự cản trở gây ra tiếng

nổ và gây ra tiếng cọ xát ở khe hở giữa hai mép dây thanh

Phụ âm mũi m, n, ng, nh : âm do dây thanh tạo nên với sự cộng hưởng

của khoang mũi để luồng không khí từ phổi lên đi qua mũi thoát ra ngoài chứ không qua đường miệng Phụ âm mũi còn được gọi là phụ âm vang do phụ

âm này được cấu tạo do sự chấn động của dây thanh và luồng không khí ra ngoài không bị cản trở ( đặc điểm cơ bản của nguyên âm )

Phụ âm rung r : luồng không khí ra đằng miệng bị đầu lưỡi hoặc lưỡi

con chặn lại nhưng sau đó được thoát ra tự do bởi chỗ chặn được mở ra và tiếp tục bị chặn lại và cứ luân phiên như thế

Phụ âm quặt lưỡi tr : khi phát âm đầu lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng

Những bộ phận tham gia khi phát âm cho ta những tên gọi khác về phụ

âm như m là phụ âm môi – môi, v là phụ âm môi – răng, l là phụ âm đầu lưỡi – răng, đ là âm đầu lưỡi – lợi

Xét về mặt vị trí cấu âm, các bộ phận cấu âm có thể không hoạt động bình thường mà có sự thay đổi nhỏ nào đó gây ra một sắc thái âm thanh mới

Từ đó chúng ta có những hiện tượng như :

Hiện tượng ngạc hoá : như âm ng là âm mặt lưỡi sau – ngạc mềm

nhưng trong một bối cảnh ngữ âm nào đó được phát âm với bộ phận mặt lưỡi trước tiếp giáp với ngạc cứng một chút trở thành âm mặt lưỡi – ngạc cứng gọi

Trang 29

là hiện tượng ngạc hoá Các phụ âm khi đứng trước các nguyên âm hàng

trước (như i ) đều bị ngạc hóa

Hiện tượng mạc hoá : mặt lưỡi nhích về phía ngạc mềm hay khẩu mạc

để phát âm một âm mạc

Hiện tượng môi hoá : một âm nào đó thường khi phát âm không có sự

tham gia của đôi môi nhưng trong một bối cảnh nhất định nào đó buộc phải

phát âm tròn môi hay ngậm môi lại gọi là hiện tượng môi hoá Như ng, c, d khi phát âm không tròn môi nhưng khi đứng trước các âm tròn môi như

u, ô, o trong các từ như đu, mũ, đồng, ngỗng, móc, tóc…buộc phải tròn môi

hoặc ngậm môi lại Ta nói những phụ âm đó bị môi hoá

Cũng dựa vào phương thức và vị trí cấu âm, TS Đinh Lê Thư đã phân tích các phụ âm như sau :

- tʰ (con chữ th) : ồn, tắc, vô thanh, bật hơi, đầu lưỡi

- t (con chữ t) : ồn, tắc, vô thanh, không bật hơi, đầu lưỡi

- ʈ (con chữ tr) : ồn, tắc, vô thanh, không bật hơi, cong lưỡi

- c (con chữ ch) : ồn, vô thanh, không bật hơi, lưỡi giữa

- k (con chữ c-k-q ) : ồn, tắc, vô thanh, không bật hơi, lưỡi sau

- ʔ (âm vị zêrô) : ồn, tắc, vô thanh, không bật hơi, thanh hầu

- b (con chữ b) : ồn, tắc, hữu thanh, môi

- d (con chữ đ ) : ồn, tắc, hữu thanh, đầu lưỡi

- f (con chữ ph) : ồn, xát, vô thanh, môi

- s (con chữ x) : ồn, xát, vô thanh, đầu lưỡi

- ʂ (con chữ s) : ồn, xát, vô thanh, cong lưỡi

-  (con chữ kh ) : ồn, xát, vô thanh, lưỡi sau

- h (con chữ h) : ồn, xát, vô thanh, thanh hầu

Trang 30

- v (con chữ v ) : ồn, xát, hữu thanh, môi

- z (con chữ d-gi ) : ồn, xát, hữu thanh, đầu lưỡi

- ʐ (con chữ r ) : ồn, xát, hữu thanh, cong lưỡi

- ɣ (con chữ g-gh ) : ồn, xát, hữu thanh, lưỡi sau

- m (con chữ m ) : vang, tắc (mũi), môi

- n (con chữ n ) : vang, tắc (mũi), đầu lưỡi

- ɲ (con chữ nh ) : vang, tắc (mũi), lưỡi giữa

- ŋ (con chữ ng-ngh ) : vang, tắc (mũi), lưỡi sau

- l (con chữ l ) : vang, xát (không mũi), đầu lưỡi

Trang 31

CHƯƠNG II

TIẾN HÀNH KHẢO SÁT 2.1 Giới thiệu các đối tượng được khảo sát

Tất cả những trẻ này đã được qua khảo sát ban đầu và đã được xác định

là trẻ chậm phát triển trí tuệ Các bé ở các dạng khác nhau: có biểu hiện của

hội chứng tự kỷ, chậm phát triển về ngôn ngữ, bại não…

1 Nguyễn Quốc Bảo Nam 2003 Có vài dấu hiệu của trẻ tự

kỷ : hơi lăng xăng, ít tập trung lâu, thường chơi với tay, hay phát âm những âm

vô nghĩa Biết trả lời câu hỏi “Con gì? Cái gì?”

2 Nguyễn Hồng Đức Nam 2003 Nói được vài từ Chưa điều

khiển miệng, môi, lưỡi tốt

do bé bị bại não làm ảnh hưởng đến các cơ

3 Nguyễn Thanh Giang Nữ 1999 Lưỡi to và dầy Điều khiển

lưỡi và môi rất khó nên nói không rõ

4 Nguyễn Thị Diệu

Huyền

Nữ 1993 Nói rất nhỏ Trả lời câu hỏi

bằng 1 từ hay 2 từ mặc dù khả năng có thể nói dài hơn Nói hay nuốt chữ, không rõ

Trang 32

ràng Thường nói sai các từ

có âm cuối p, m

5 Nguyễn Minh Phúc Nam 2005 Phát âm câu dài, rất nhanh

và không rõ, có vài dấu hiệu của trẻ tự kỷ là thường chơi một mình, tránh giao tiếp bằng mắt…

6 Nguyễn Anh Quân Nam 2002 Nói tương đối rõ nhưng khó

phát âm âm l, r, tr do không biết đánh lưỡi, cong lưỡi

7 Nguyễn Minh Tuân Nam 2002 Biết lập lại từ và câu ngắn

Nói nhỏ Có vài dấu hiệu của trẻ tự kỷ là hay lập lại câu hỏi của cô, lăng xăng, không tập trung, tránh giao tiếp bằng mắt, thường phát

âm những âm vô nghĩa…

2.1.2 Những trẻ chưa nói được

tính

Năm

1 Nguyễn Duy Anh Nam 2004 Có chú ý xem tranh Nhận

biết được một số vật, con vật Phát âm được vài từ

Trang 33

nhưng chưa rõ Bắt chước

cô thổi, le lưỡi, tắc lưỡi…

2 Nguyễn Ngọc Duy Nam 2003 Thường hay hét to, đập

mạnh tay xuống bàn và ném

đồ chơi Biết thực hiện một vài yêu cầu đơn giản như há miệng, le lưỡi, chỉ tay Thường phát âm a….a…

3 Võ Đại Thái Dương Nam 2005 Thích xem tranh Chỉ làm

theo ý của mình, chưa thực hiện yêu cầu của cô nhiều, mặc dù có hiểu Chưa bắt chước phát âm Rất ít khi phát âm

4 Huỳnh Đạt Nam 2005 Chưa hiểu được một số yêu

cầu của cô Phát âm ra một vài âm vô nghĩa, không nghe rõ Chưa nhìn cô và chưa lắng nghe cô nói nhiều Bé có dấu hiệu của trẻ tự kỷ : hay phát âm những âm vô nghĩa, tránh giao tiếp bằng mắt…

5 Lê Minh Hoàng Nam 2005 Phát âm được một vài từ

nhưng chưa rõ Bé có thể tập trung nghe cô nói và có thể giao tiếp với cô qua cử

Trang 34

chỉ, điệu bộ

i…ò…Chưa hiểu nhiều lắm

về các yêu cầu Rất thích chơi ráp hình Bé có vài dâú hiệu của trẻ tự kỷ : tránh giao tiếp bằng mắt, hay phát

âm những âm vô nghĩa, rất hiếu động…

7 Trần Minh Quân Nam 2003 Bé hiểu được nhiều yêu cầu

Nhớ và tiếp thu được những

gì đã được học Thích xem tranh Hầu như không chịu phát âm

8 Hà Vũ Thục Quyên 2005 Bé bị bại não Hàm không

bị cứng Có thể hiểu một số yêu cầu đơn giản

2.2 Giới thiệu công cụ khảo sát

2.2.1 Đối với trẻ đã nói được

2.2.1.1 Nguyên tắc chọn lựa :

Tôi chỉ chọn những danh từ và động từ mang tính hình ảnh cụ thể bởi

vì các cháu là trẻ chậm phát triển trí tuệ, các cháu chỉ nhận biết những hình ảnh đơn giản Tôi dùng những hình ảnh cụ thể rõ ràng để các cháu hứng thú

và chịu phát âm lại Cách tạo nên các từ đơn tiết để khảo sát là kết hợp giữa các phụ âm đầu đã khảo sát và tất cả các vần trong chương trình tiếng Việt lớp 1 và chọn lọc lại những từ cần khảo sát Những từ này là những từ chỉ sự

Trang 35

vật, chỉ hành động cụ thể, gần gũi với trẻ mà trẻ có thể nhận biết Có những

âm tiết chỉ có phần vần thôi, phụ âm đầu là âm vị / zêrô/ Những từ song tiết cũng là những từ chỉ sự vật, hành động cụ thể Sở dĩ tôi cũng muốn khảo sát

từ song tiết vì muốn khảo sát cả khả năng lặp lại cùng lúc hai âm tiết của các

bé Vả lại có những âm tiết có phần vần chúng tôi không khảo sát được ở từ đơn tiết thì sẽ khảo sát ở từ song tiết

2.2.1.2 Bảng khảo sát :

Từ nguyên tắc chọn lựa trên, chúng tôi có được ba bảng :

- Bảng khảo sát nguyên âm và phụ âm (xem Bảng 1 phần Phụ lục)

gồm 32 âm viết dưới dạng con chữ gồm:

+ 9 nguyên âm đơn viết dưới dạng con chữ là : i , ê, e, a, ư, ơ, u,

ô, o Trong bảng khảo sát này không có nguyên âm đôi vì các nguyên

âm này rất khó cho các bé phát âm Đồng thời chúng tôi cũng không

khảo sát nguyên âm ă và â riêng biệt mà khảo sát chúng trong bối cảnh

các âm tiết khác nhau

+ 21 phụ âm viết dưới dạng 23 con chữ là : b, v, l, h, c, n, m, d, đ,

t, th, x, ch, s, r, kh, p, ph, nh, g, q(u), ng, tr Trong bảng khảo sát này

không có âm tắc thanh hầu vì đó là âm vị /zêrô/ Ngoài ra, chúng tôi

khảo sát / k / kết hợp thêm âm đệm / - u- / thể hiện trên chữ viết là qu

Sở dĩ chúng tôi khảo sát như vậy là để nhận rõ cách phát âm của trẻ ở

những âm tiết có phụ âm đầu là âm này như quạt… Chúng tôi cũng

đưa vào âm / p/ để khảo sát cách phát âm của các bé có khác âm / b/

không Và âm này cũng được khảo sát trong từ phiên âm từ tiếng nước ngoài “pin”

- Bảng khảo sát từ đơn tiết ( xem Bảng 2 phần Phụ lục) gồm 281 danh

từ và 35 động từ Những từ đơn tiết này là những từ chỉ sự vật cụ

Trang 36

thể, quen thuộc với các bé để kích thích bé phát âm và có thể nhận biết dễ dàng sau khi được hỗ trợ

- Bảng khảo sát từ song tiết (xem Bảng 3 phần Phụ lục) gồm 273

danh từ và 29 động từ Những từ này là những từ chỉ sự vật cụ thể, quen thuộc với các bé Chúng tôi khảo sát từ song tiết nhằm kiểm tra khả năng phát âm một lúc hai âm tiết và khả năng nghe hiểu một lúc hai âm tiết

Ngoài ra, có hai trẻ do không chịu lặp lại theo cô theo những bảng từ đưa ra nên tôi phải khảo sát bé một cách tự nhiên qua những hình ảnh bé thích Do đó những từ khảo sát của hai trẻ không đầy đủ như trong các bảng khảo sát

2.2.1.3 Kỹ năng khảo sát :

Cách khảo sát là cô đưa hình ra cho cháu nhìn, cô gọi tên hình và yêu cầu bé lặp lại rồi ghi âm Đối với những cháu có mức độ hiểu tốt hơn thì cô đưa hình ra và hỏi “Cái gì ?”, “Con gì ?”, “…làm gì ?” dể cháu trả lời và ghi

âm lại Tôi cũng khảo sát khả năng nhận biết ngôn ngữ của trẻ bằng những yêu cầu trẻ lấy tranh Do đặc điểm của các bé là tập trung không lâu nên việc khảo sát phải thực hiện nhiều lần Các bé phát âm rất khó nghe lại nhỏ nên khó ghi lại, nhưng nếu hỏi nhiều lần thì bé không nói nữa, nên khi khảo sát tôi phải tập trung nghe cao độ

2.2.2 Đối với trẻ chưa nói được

2.2.2.1 Nguyên tắc chọn lựa :

Những trẻ được khảo sát là những trẻ chưa biết nói và khả năng nhận

thức cũng còn thấp (đã qua khảo sát) Do đó tôi chỉ khảo sát những kỹ năng

nhận biết ngôn ngữ và diễn dạt ngôn ngữ trong độ tuổi từ 0 tháng đến 24 tháng theo chương trình Macquarie

Chương trình Macquarie là một chương trình hướng dẫn cho cha mẹ

Trang 37

nuôi dạy đứa con khuyết tật của mình Các tác giả thực hiện chương trình đã soạn ra bộ sách “Từng bước nhỏ một” (Small Steps) với lời hướng dẫn cụ thể cách hỗ trợ cho bé về các mặt, trong đó có giao tiếp Bộ sách này cũng liệt kê đầy đủ những kỹ năng trẻ có thể có được trong từng giai đoạn độ tuổi cụ thể

về các mặt như kỹ năng vận động tinh, kỹ năng nhận biết ngôn ngữ, kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ…

Trong việc thực hiện “Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ CPTTT”, chúng tôi được đào tạo kỹ năng khảo sát trẻ theo những kỹ năng được liệt kê trong bộ sách “Từng bước nhỏ” của các tác giả Moira Pieterse, Robin Treola, Sue Cairns thuộc Đaị học Macquarie, Sydney Do đó khi thực hiện đề tài này tôi cũng chọn cách khảo sát như vậy

2.2.2.2 Bảng khảo sát :

Bảng khảo sát dựa vào Bảng liệt kê các kỹ năng phát triển về giao tiếp của trẻ Bảng liệt kê này trích trong bộ sách “Từng bước nhỏ” Trong bảng này những kỹ năng về nhận biết ngôn ngữ và diễn dạt ngôn ngữ được liệt kê

theo từng giai đoạn của độ tuổi (theo mức độ tuổi của trẻ bình thường) như 0 đến 3 tháng, 3 đến 6 tháng, 6 đến 9 tháng, 9 đến 12 tháng…

* Nhận biết ngôn ngữ :

Chúng tôi quyết định khảo sát trẻ ở mức khởi điểm từ 6 tháng tuổi Lý

do là các bé đã qua phần khảo sát khả năng nhận thức nên tôi chọn mức này cho phù hợp Từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi được chia làm 5 giai đoạn với phần liệt kê những kỹ năng phát triển nhận biết ngôn ngữ theo độ tuổi rất cụ thể như sau:

6 tháng đến 9 tháng : trẻ phải biết nhìn vào tranh và thực hiện được một vài yêu cầu đơn giản có kèm động tác minh hoạ của người yêu cầu

9 tháng đến 12 tháng : trẻ phải hiểu những yêu cầu như vỗ tay, ngưng

hành động khi được yêu cầu, biết quay lại khi nghe gọi tên mình

Trang 38

12 tháng đến 15 tháng : trẻ phải biết chỉ hoặc lấy một vật theo yêu

cầu (chọn 1 trong 2 vật), đưa vật cho người yêu cầu

15 tháng đến 18 tháng : giai đoạn này trẻ tiếp tục lấy vật theo yêu cầu

(chọn 1 trong 3 vật) và thực hiện những yêu cầu đơn giản mà không cần có

động tác minh hoạ kèm theo Trẻ nhận biết được một bộ phận cơ thể

18 tháng đến 24 tháng : trẻ phải nhận biết khoảng 5 bộ phận cơ thể,

lấy vật, hình theo yêu cầu (chọn 1 trong 4 vật, 4 hình) Giai đoạn này yêu cầu

bé tập trung lắng nghe nhiều hơn, cụ thể là biết lắng nghe một câu chuyện ngắn đến hết

* Diễn đạt ngôn ngữ :

Đối với những trẻ chưa biết nói, khả năng diễn đạt ngôn ngữ rất thấp

Có bé chưa phát ra âm nào cụ thể Do đó tôi chọn mức khởi điểm khảo sát ở giai đoạn đầu tiên Bảng khảo sát được bắt đầu ở giai đoạn 0 – 3 tháng và dừng lại ở giai đoạn 12 – 15 tháng với những kỹ năng cụ thể sau :

0 tháng đến 3 tháng : trẻ biết khóc, phát ra một âm nào đó hoặc là

gừ…gừ….trong cổ họng Trẻ biết cười , làm cử động, phát âm với giọng nhẹ khi được người khác nói chuyện

3 tháng đến 6 tháng : trẻ có thể phát ra hai nguyên âm khác nhau Tiếp

theo là phát một âm tiết gồm một phụ âm đầu và một nguyên âm đơn là âm chính Giai đoạn này trẻ phát ra những âm khác nhau thể hiện cảm xúc khác nhau Và trẻ cũng biết làm hay bắt chước người khác làm những cử động của miệng như phồng má, mím môi, le lưỡi…

6 tháng đến 9 tháng : trẻ có thể phát ra bốn nguyên âm khác nhau, có

thể nói ba, ma Trẻ có thể bập bẹ nói chuyện với người quen và bắt chước làm lại âm thanh mà trẻ đã làm khi nghe người lớn phát ra âm đó Trẻ cũng có thể bắt chước hành động đơn giản

9 tháng đến 12 tháng : trẻ có thể phát ra âm có ngữ điệu để thể hiện ý

Trang 39

muốn hay trao đổi thông tin nào đó Trẻ có thể bắt chước các cử động của miệng, các hành động kèm theo phát âm như vừa vỗ bụng vừa kêu bum….bum…

12 tháng đến 15 tháng : trẻ biết bắt chước phát âm một từ, hai từ với

mức độ gần giống thôi Trẻ biết thực hiện các hành động và kèm theo phát âm lời phù hợp với hành động đó như vừa đưa tay vẫy vừa nói “bai…bai ” Trẻ cũng đã biết trả lời câu hỏi đơn giản bằng một từ

2.3 Kết quả khảo sát

Trình bày kết quả dưới các góc độ : ngữ âm học, tri nhận ngôn ngữ và ghi âm các âm dưới dạng chữ viết để cho việc in ấn được dễ dàng Nguyên tắc khảo sát là chúng tôi đánh dấu - những âm và từ bé phát âm nghe không rõ hay không giống từ khảo sát Đôi lúc các bé phát âm gần giống từ được nghe, nên chúng tôi ghi lại phát âm của các bé một cách mô phỏng dưới dạng con

chữ

2.3.1 Những trẻ đã nói được

* CAO TRẦN QUỐC BẢO (sinh 2003)

-Khảo sát lần 1 (6/1/2009) -Khảo sát lần 2 (5/7/2009)

1 Khả năng phát âm : Những âm phát âm chưa đúng

-Lần 1

Trang 40

1.1 Nguyên âm và phụ âm : Khi khảo sát phát âm của bé trên

32 âm, có 20/32 âm bé phát âm chưa đúng

- Phần nguyên âm : Trong 9 nguyên âm khảo sát, bé phát âm chưa

rõ ở 3 nguyên âm e, ê, ơ

- Phần phụ âm : Trong 23 phụ âm khảo sát, bé phát âm chưa rõ 17

phụ âm, trong đó chia ra :

+ Phụ âm tắc bao gồm : c, p, n, m, t, th, nh, q (u), ng, tr

+ Phụ âm xát bao gồm : l, x, s, r, kh, ph, g

Ví dụ :

+ e, ê : a + ơ : o + l : dờ

+ th : hờ + n : ngờ

* Nhận xét :

Qua khảo sát, những lỗi phát âm về nguyên âm do bé chưa nâng lưỡi lên

cao một chút và môi không nhành ra khi phát âm (nguyên âm e), lưỡi chưa nhích về phía trước ( e, ê là nguyên âm dòng trước) Ở nguyên âm ơ, bé phát

âm tròn môi thành o có thể là nghe chưa rõ, chưa phân biệt được âm vị

Dựa vào vị trí cấu âm thì một loạt các phụ âm tắc bé phát âm chưa đúng

được chia ra (phần in nghiêng là phát âm của bé) :

- Phụ âm tắc :

+ môi : p (bờ) + môi, mũi : m (mồ) + đầu lưỡi : th (hờ), t (tò), n (ngờ) + cong lưỡi : tr (chờ)

+ lưỡi giữa : nh (dờ)

Ngày đăng: 02/04/2021, 00:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w