1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TÍNH NĂNG GIỌNG VÀ PHỐI ÂM CHO HỢP XƯỚNGMôn học gồm:(30 tiết - Dành cho bậc “Đại học chính qui” và 45 tiết cho hệ “Vừa làm, vừa học”)

25 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính năng giọng và phối âm cho hợp xướng
Tác giả Hoàng Điệp
Người hướng dẫn Th.S – NSƯT Hoàng Điệp
Trường học Nhạc Viện Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Lý Luận - Sáng Tác - Chỉ Huy
Thể loại Bài giảng
Năm xuất bản 2010
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Ngoài ra, giọng Soprano còn được phần biệt theo nhiều lọai âm sắc khác nhau như:  Soprano coloratura tiếng Ý : Là loại giọng có thể hát ở những âm vực cao, âm sắc trong, rất thuận lợi v

Trang 1

NHẠC VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN - SÁNG TÁC - CHỈ HUY

BÀI GIẢNG CỦA MÔN HỌC

TÍNH NĂNG GIỌNG VÀ PHỐI ÂM CHO HỢP XƯỚNG

Môn học gồm:

(30 tiết - Dành cho bậc “Đại học chính qui” và 45 tiết cho hệ “Vừa làm, vừa học”)

Người biên soạn & hướng dẫn: Th.S – NSƯT Hoàng Điệp

TP HỒ CHÍ MINH

2010

Trang 2

Phần I TÍNH NĂNG CÁC LOẠI GIỌNG HÁT VÀ TẦM CỮ CỦA CHÚNG

Trước hết, để thống nhất về ngôn ngữ trong chuyên môn, tên các loại giọng và thuật ngữ âm nhạc ở phần này được sửdụng bằng tiếng Ý vì trong âm nhạc hàn lâm, tiếng Ý được xem như “quốc tế ngữ” chuyên nghiệp

GIỌNG NỮ

( có 4 loại giọng chính)

1/ Soprano: Là giọng nữ cao, trong Hợp xướng thường giữ vai trò hát phần giai điệu chính Ngoài ra, giọng Soprano còn được

phần biệt theo nhiều lọai âm sắc khác nhau như:

Soprano coloratura (tiếng Ý) : Là loại giọng có thể hát ở những âm vực cao, âm sắc trong, rất thuận lợi với những kỹ

thuật thể hiện “tiếng chim hót” và hát “staccato”

Soprano lirico (tiếng Ý ): Là loại giọng có có tầm cữ cao, âm sắc mượt mà phù hợp với những tác phẩm mang tín trữ

tình, thỉnh thoảng có thể thực hiện những kỹ thuật của giọng Soprano coloratura

Soprano dramatico (tiếng Ý ): Là loại giọng có có tầm cữ cao, âm sắc dầy nên phù hợp với các tác phẩm và bài hát

mang nhiều kịch tính

Tầm cữ thông thường của giọng Soprano:

2/ Mezzo Soprano: Là giọng nữ trung, có âm vực tương đối rộng Khi hát ở âm vực cao thì nghe gần giống giọng Soprano, nhưng

khi hát ở âm vực trầm thì lại gần giống giọng Alto Trong hợp xướng nhiều bè, lọai giọng này được xếp hát ở bè Soprano 2 hoặc bèAlto

Tầm cữ thông thường của giọng Mezzo Sopran:

c 1 - a 2 Sop.I

Sop.II

a - a 2

Trang 3

3/ Alto: Là giọng nữ trầm, có âm vực thấp hơn hai loại giọng trên Trong Hợp xướng, bè Alto được coi là “khó hát” nhất bởi

đây là bè xác định tính chất của hòa âm, không có điểm tựa về giai điệu

Tầm cữ thông thường của giọng Alto:

4/ Contralto: Là giọng nữ cực trầm Đây là loại giọng rất hiếm có trên thế giới và Việt Nam Loại giọng này rất dễ bị nhầm lẫn với

giọng Tenor ở âm vực trung Tuy là lọai giọng hiếm có nhưng nếu hát trong hợp xướng nhiều bè thì loại giọng này sẽ được xếp ở

1/ Tenore: Là giọng nam cao, trong Hợp xướng được “phân công” như một bè “hát đúp” giai điệu chính ở âm vực thấp

hơn 1 quãng 8 trong tương quan với bè Soprano Tuy nhiên, ngoài chức năng trên, bè Tenore còn đảm nhận hát bè không chỉmang tính giai điệu chính mà còn góp phần quan trọng cho sự “đầy đặn” của hợp âm và sự “cân đối” về hòa âm trong tác phẩm

Cách trình bày bằng văn bản cho giọng này thường được viết ở khóa Sol (nếu là hợp xướng 4 bè được viết theo từ dòng

riêng biệt) nhưng thực âm vang lên thấp hơn 1 quãng 8 (Xem thí dụ ở phần phối âm cho hợp xướng).

Giọng Tenore cũng được phần biệt theo nhiều loại âm sắc khác nhau như:

e - e 2

Alt.I

Alt.II

g - e 2

Trang 4

Tenore lirico – dramatico: Là loại giọng có nhiều lợi thế trong thể hiện tác phẩm mang tính chất vừa trữ tình vừa kịch

tính

Tenore dramatic: Là loại giọng có âm sắc dày, phù hợp với các tác phẩm kịch tính

Tầm cữ thông thường của giọng Tenore:

2/ Baryton: Là giọng nam trung, trong hợp xướng được coi là bè Basso 1 Cách trình bày bằng văn bản cho giọng này

thường được viết ở khóa Fa

Tầm cữ thông thường của giọng Baryton:

3/ Basso: Là giọng nam trầm, được coi “nền tảng” của hợp xướng” vì đây là bè trầm nhất trong Hợp xướng, nó góp phần cho

sự “bình ổn” của giai điệu và “đầy đủ” của hòa âm Trong văn bản, bè này luôn được trình bày ở khóa Fa

Tầm cữ thông thường của giọng Basso:

Trang 5

4/ Octavist: Là giọng nam cực trầm, thường có ở các nước có khí hậu lạnh Ở Việt Nam và các nước thuộc vùng Đông Nam Á

nhiệt đới hầu như không có loại giọng này

Tầm cữ thông thường của giọng Octavist:

Trang 6

II.2/ Các thể loại ca khúc được chọn để viết bè:

a) Dân ca : Đối với các bài hát Dân ca VN, trước hết phải xác định được điệu thức mang âm hưởng vùng miền

nào; chú ý kết hợp một cách hài hòa các quãng 4 & 5 trong điệu thức dân tộc (gam Ngũ cung) với những quãng khác trong thang

âm sao cho phần bè mới vừa bảo đảm tính Giai điệu, vừa không bị cưỡng âm(do đặc điểm của tiếng Việt có 6 dấu) và tránh sựnhàm chán

b) Ca khúc mang âm hưởng Dân ca : cũng giống như các bài Dân ca, ngoài việc bảo đảm tính logic trong viết

bè còn phải bảo đảm “tính giai điệu thứ 2” của bè được viết thêm sao cho khi hát lên từng bè, người hát và người nghe chấp nhậnđược

 Chú ý phát huy những âm vực thuận lợi cho giọng của người hát(chọn tone phù hợp trước khi viết bè) Nên tránhnhững quãng quá rộng giữa 2-3 bè, đặc biệt khi viết cho saong ca Nam – Nữ

c) Ca khúc sáng tác mới:

 Bè được viết thêm phải giữ được phong cách và ý tưởng sáng tác của tác giả

 Cần biết “tiết kiệm” đối với những bài hát có nhiều tính chất khác nhau và tốc độ thay đổi liên tục

 Cần phải xác định được đối tượng sẽ thể hiện tác phẩm, qua đó xác định tẩm cữ và âm vực thuận lợicho người sẽ thể hiện tác phẩm

 Phải “tôn trọng bản quyền” nghĩa là phải hướng dẫn người hát hát đúng, lấy hơi đúng chỗ(theo câu vănhọc trong lời ca)

 Lưu ý phần nhạc đệm phải đúng tính chất và phong cách của tác phẩm; không được tùy tiện sử dụngphần Rythm gài sẵn trong đàn điện tử

GHI CHÚ VỀ CÁC LOẠI GAM 5 ÂM

1 Gam 5 âm Trung Hoa:

 Kung(Cung): C-D-E-G-A

 Shang(Thương): D-E-G-A-C

 Chiao(Giốc): E-G-A-C-D

 Chih(Chủy): G-A-C-D-E

 Yu(Vũ): A-C-D-E-G (gam này gần với dân ca VN)

2 Gam 5 âm Việt Nam:

Trang 7

C-D-F-G-A -C- D- E – G- A- C- D(Hò nhứt – Dây Bắc)

Hò -Xự -Xang- Xê -Cống- Oan- Líu- Xư(U)- Xang- Xê-Oán – Líu

G-A-C-D-F -G- B-C- D- F- G - B- C (Hò nhì- Dây Tố Lan)

Hò- Xự- Xang- Xê- Oán – Líu- Xư(i)- Xang- Xê- Oan- Líu- Xư(i) - Xáng

G-A-C-D-E -C-D-E-G-A-C-D(Hò tư – Dây Oán) =

Xàng -Xê - Phan-Liu -Xư- Xang- Xê - Cống- Líu - U- Xang - Xê

2 Dân ca Trung bộ: Lý Thiên thai

3 Dân ca Nam bộ: Lý cây xanh

4 Dân ca Nam bộ: Bắc kim thang

5 Dân ca Nam bộ: Lý cây bông

Ca khúc mang âm hưởng Dân ca:

1 Thanh Anh: Biển khơi lưới vây

2 Văn Phụng: Bức họa đồng quê

3 Trương Quang Lục: Hoa sen ThápMười

4 Trần Long Ẩn: Đàn sáo HậuGiang

5 Nguyễn Đức Toàn: Cầu mưa

6 Hoàng Vân: Tình ca Tây Nguyên

7 Nhất Sinh: Nắng gió phương Nam

Ca khúc sáng tác mới:

1 Vũ Thanh: Hà Nội mùa thu

2 Võ Đăng Tín: Mênh mông dòng sông

3 Thanh Tùng: Bay lên nòi giống Tiên Rồng

4 Xuân Nghĩa: Đến với con người VN tôi

5 Vũ Hoàng: Mùa hè xanh

6 Trịnh Công Sơn: Hãy yêu nhau đi

7 Hoàng Hiệp: Trở lại dòng sông tuổi thơ

8 Phạm Thế Mỹ: Bông hồng cài áo

9. Phạm Minh Tuấn: Khát vọng

Trang 8

Phần III NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỢP XƯỚNG 1/ Phân biệt sự khác nhau giữa Đồng ca, Hợp ca, HX:

Trước hết, cần phân biệt rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa các tên gọi của Đồng ca – Hợp ca – Hợp xướng, đó là:

Đồng ca: Là một tập thể ca hát mà ở đó tất cả các thành viên cùng hát chung một bè giai điệu chính (Unisono) Đồng

ca có thể hát đuổi trên nền giai điệu chính(Canone) nhưng xuất hiện bất cứ một bè phụ nào khác

Hợp ca: Là một tập thể ca hát mà ở đó phần bè xuất hiện không đóng vai trò chủ đạo Có thể phần mở đầu (hoặc bắtđầu 1 câu nhạc hay 1 đoạn nhạc) hát đồng âm, sau đó mới xuất hiện thêm 2-3 bè hoặc ngược lại, phần đầu hát bè,phần cuối hát đồng âm Tóm lại, trong Hợp ca, không nhất thiết phải hát có bè từ đầu đến cuối tác phẩm Thể loạinày và Đồng ca thương phù hợp với các tác phẩm hoặc ca khúc mang tính hát phong trào và quần chúng khôngchuyên

Hợp xư ớng: Là một tập thể ca hát mà ở đó, các giọng hát được sắp xếp theo từng bè, mỗi bè hát phần giai điệu riêngcủa mình Thể loại này được xem là “phức tạp” hơn và mang tính “chuyên nghiệp”, đòi hỏi phải đầu tư luyện tậpnhiều hơn hai thể loại trên

2/ Các thể loại hợp xướng:

1 Hợp xướn g đồng giọng Nữ: Là một tập thể ca hát toàn Nữ Thể lọai Hợp xướng này có thể mang nhiều tính chất khác

nhau như: vui tươi, trữ tình, duyên dáng…với những giai điệu uyển chuyển, tế nhị, đậm đà chất thơ và đầy sự sắc xảo

Austranlia

Phạm Quỳnh Anh và HX Nhạc Viện

TP.HCM “Bonjour Việt Nam” (DDVN 21)

Trang 9

2 Hợp xướng đồng giọng Nam: Là một tập thể ca hát toàn Nam, thường thể hiện các tác phẩm mang tính chất tương phản:

hùng tráng và trữ tình Âm sắc của thể lọai Hợp xướng này dày hơn hợp xướng Nữ, thường thể hiện sức mạnh và ý chí

của con người

3 Hợp xướng hỗn hợp Nam – Nữ: Là một tập thể ca hát kết hợp cả giọng Nam và giọng Nữ Thông thường được sắp

xếp theo các bè Soprano, Alto, Tenore và Basso Ở các nước tiên tiến, có những dàn hợp xướng hỗn hợp nhưng toàn

Nam với đủ 4 loại giọng trên(xem phần Giọng hát của Thiếu nhi)

4 Hợp xướng Thiếu nhi: Là một tập thể ca hát toàn Thiếu nhi ở độ tuổi từ 7 đến 14 Thể loại Hợp xướng này có thể cả Nam và

Nữ; hoặc toàn Nữ; hoặc toàn Nam(khi các em chưa bị “vỡ tiếng” ở tuổi dậy thì) Thể lọai hợp xướng này có thể hát các tác phẩm viết cho hợp xướng giọng Nữ hoặc kết hợp hát chung với thể loại hợp xướng này

Trang 10

Hợp xướng thiếu nhi Nam - Vienna HX thiếu nhi tại “Festival HX toàn quốc 2009”

5 Hợp xướng A Cappella: Trong nghệ thuật hát Hợp xướng, A Cappella là đỉnh cao của loại hình nghệ thuật này Có thể

nói, Hợp xướng được khởi nguồn từ hát trong Nhà thờ vì ban đầu, thể loại này có tên gọi theo tiếng Hy Lạp và La Tinh là

mình để diễn tả nội dung, tính chất và phong cách của một tác phẩm mà không lọai nhạc cụ nào có thể biểu hiện tinh tế bằng

Hợp xướng A Cappella

Trang 11

 Biên chế HX: HX nhỏ(12người, 16người); HX thính phòng(24 người, 32 người); HX trung bình(60 người); đại HX (từ

100 người trở lên)

1 Cơ cấu bè HX: từ 1 bè, 2 bè, 3 bè đến 4 bè đến nhiều bè…

2 Phương thức trình diễn:

 HX hàn lâm: HX và DNGH, HX A cappella với những tác phẩm chuyên nghiệp

 HX dân gian: HX theo phong cách dân gian từ trang phục đến cách hát, có nhảy múa dân gian…

Phần IV A/ HỢP XƯỚNG TRONG CÁC THỂ LOẠI ÂM NHẠC LỚN

1 Oratorio (Thanh xướng kịch) : là một thể loại mà trong đó có qui mô tác phẩm được coi là đồ sộ như một Dàn nhạcgiao hưởng Oratorio là một loại hình ca kịch với những đề tài mang tính kịch Nội dung được khai thác triệt để trên cơ cở kịchtính sâu sắc, mang tính sử thi hoặc anh hùng ca Trong Oratorio, mặc dù có nội dung kịch, có các nhân vật, các hình thức âm nhạcgiống như Opéra (Nhạc kịch) nhưng các ca sĩ chỉ đóng vai trò kể lại những sự kiện bằng giọng hát chứ không tham gia diễn xuất.Các chương trong thể loại này cũng giống trong Opéra, gồm có: Aria, Recitativo(hát nói), Hợp ca, Hợp xướng…; cũng có nhữngđoạn trình tấu khí nhạc như: Ouverture(nhạc mở màn), Hành khúc, những bức tranh mô tạ bằng hình tượng âm nhạc không lời…Trong Oratorio, Hợp xướng đóng vai trò vô cùng quan trọng, phần đơn ca chỉ có ý nghĩa như những hình tượng nhân vật cá biệtgiữa một bức tranh lớn về các hoạt động của quần chúng

Những tác giả với những tác phẩm Oratorio và Cantata nổi tiếng:

 G.F Handel: sáng tác Oratorio “The Messiah”, “Samson”, “ Juda Makkovei”

 J.S.Bach: sáng tác Oratorio “Tiếc thương Matfeo”, “Tiếc thương Joanna”, “Chúa giáng sinh”

 D.D Shotstakovitch: sáng tác Oratorio “Bài ca rừng xanh”

 Nguyễn Văn Nam: sáng tác Oratorio “Hát cho đồng bào tôi nghe” (1995, nhân kỷ niệm 20 năm thống nhất đất nước).Ngoài ra, còn những nhạc sỹ nổi tiếng khác viết thể loại này như: L.V Beethoven, F.Mendelssohn, R.Schumann, F.Liszt,G.Berlioz…

Trang 12

2 Cantata(Đại hợp xướng): là một thể loại mà trong đó có qui mô tác phẩm gần giống Oratorio như cũng có nội dung kịch,

có nhân vật nhưng không có diễn xuất, có thể ngắn hơn về thời lượng, Cantata là tác phẩm có tiêu đề với các chương gần giốngnhư thể loại Oratorio nhưng được thể hiện một tư tưởng lớn nào đó trên cơ sở khai thác khía cạnh trữ tình hay sử thi - trữ tình.Cantata được sử dụng như một hình thức âm nhạc nghênh tiếp và tụng ca trong các buổi đại lễ

Những tác giả với những tác phẩm Cantata nổi tiếng:

 P.I.Tchaikovsky: sáng tác Cantata “ Nàng Bạch Tuyết”

 S.S Prokofiev: sáng tác Cantata “Alekxandr Nevsky”

Ngoài ra, còn những nhạc sỹ nổi tiếng khác viết thể loại này như: J.S.Bach, W.A.Mozart, J.Brahms, A.N.Vertovsky, S.I Taneiev, S.V.Rachmaninov…

3 Messa(Thánh ca): là một thể loại viết cho Hợp xướng dưới dạng A cappella, có lĩnh xướng được kết hợp với Dàn nhạc

giao hưởng hoặc Dàn nhạc thính phòng, đôi khi với một cây đàn Dại phong cầm (Organ nhà thờ của phương Tây) Messa thườngđược viết bằng tiếng La-tinh, chủ yếu là phụng vụ cho các Lễ lớn nhỏ liên quan đến hoạt động tôn giáo Messa có nhiều chươngvới những tên gọi khác nhau:

 Kyrie: Đấng tối cao, xin rủ lòng thương

 Gloria: Vinh danh

 Credo: Đức tin

 Sanctus – Benedictus: Đức Thánh- Ban phước lành

 Agnus Dei: Những Thiên thần của Đức Chúa Trời

Thể loại này phần Hợp xuớng được viết nhiều bè, nhiều đoạn phức điệu phức tạp, phô trương kỹ thuật thanh nhạc và phản ánhsâu sắc cuộc sống nội tâm của con người

Những tác giả với những tác phẩm Messa nổi tiếng:

 D.Diufai, J.Obrekt, O.Lasso, Palestrina, J.S.Bach, J.Haydn, W.A.Mozart, L.V Beethoven, R.Schumann, F.Liszt,Sh.Gounod…

Trang 13

4 Requiem(Khúc cầu hồn): là một thể loại viết cho Hợp xướng dưới dạng A cappella, có lĩnh xướng được kết hợp với Dàn

nhạc giao hưởng hoặc Dàn nhạc thính phòng, đôi khi với một cây đàn Dại phong cầm (Organ nhà thờ của phương Tây) Requiemthường được viết bằng tiếng La-tinh Tuy nhiên, Requiem chỉ dùng cho những buổi Lễ cầu hồn (cầu siêu) cho người chết Ngoàicác chương có tên giống trong thể loại Messa, trong Requiem còn có những chương “Dies irae” (Ngày nổi giận) và “La rcimosa”(Ngày của nước mắt)

Từ thế kỷ XIX, nhiều nhạc sĩ đã “phá lệ” không viết Requiem bằng tiếng La-tinh mà viết bằng tiếng bản xứ của mình nhưJ.Brahms với bản “Requiem nước Đức”(viết bằng tiếng Đức), D Kabalievsky với 2 bản Requiem bằng tiếng Nga “ Tưởng nhớ Lê– Nin” và “Tưởng nhớ các anh hùng trong Thế chiến thứ II”, B Briten với “Requiem quân đội”(tiếng Anh)

Những tác giả với những tác phẩm Requiem nổi tiếng:

 Ngoài các tác giả nêu trên phải kể đến các tên tuổi của W.A.Mozart, L.Kerubini, G.Berlioz, G.Verdi( tác phẩm đượcđánh giá là 1 trong những bản Requiem hay nhất thế giới nhưng lại không được hát trong Nhà thờ vì tính hiện thực và đời thườngcủa nó), A.Dvorak, G.Puccini…

Ngoài ra, còn có HX trong chương trình nghệ thuật tổng hợp (Ca-Múa-Nhạc, Nhạc kịch – Opéra)…

B/ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI PHỐI ÂM VÀ CÁCH TRÌNH BÀY

TỔNG PHỔ HỢP XƯỚNG Ở DẠNG VĂN BẢN

A Những điều cần biết khi phối âm cho HX:

Trước hết, phải hiểu và khẳng định: bài Phối âm cho HX không phải là một bài Hòa âm.

Khái niệm về Bè trong phối âm cho HX khác với bè trong DNGH, khác với bè trong một bài Hòa âm.

 Văn bản bài Phối âm phải có lời của bài hát Trong các bài tập thực hành, bản gốc phải được viết bằng bút mực, qua

đó có thể so sánh giữa bè Giai điệu thuộc bản gốc và những bè mới xuất hiện…

 Trước khi phối âm, cần chọn tác phẩm thanh nhạc phù hợp với thể loại và đối tượng sẽ thể hiện( HX người lờn hay Thiếu nhi: HX Nam hay HX nữ…)

 Cần nghiên cứu kỹ cách thiết kế tổng phổ HX dưới dạng văn bản(ở những bản mẫu từ trang 16…)

 Chú ý cách sử dụng các ký hiệu thường gặp trong tổng phổ HX

Chú ý cách chọn và viết lời “hát đế và hát đối” cho các bè HX từ lời của bản gốc.

Ngày đăng: 31/03/2021, 22:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w