1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 70 bài 19: Tập làm văn hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 158,61 KB

Nội dung

Ôn tập bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi các số đã học - HS thi đua đọc các bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 đã học - GV hướng dẫn HS nhận biết các quy luật sắp xếp các công thức tính[r]

Trang 1

tuần 16

Ngày soạn:1/12/2009

Ngày dạy Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009

Đạo đức(tiết 16)

Trật tự trong trường học

I Mục tiêu

Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp

Nêu đượclợi ích của việc giữ trật tự khi nghe giảng,khi ra vào lớp

Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp khi nghe giảng

Giáo dục HS yêu thích môn học

II Chuẩn bị

GV, HS: Vở bài tập đạo đức, phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp

III Hoạt động dạy- học

1 n định tổ chức:(1’)

2 Bài cũ:(3’)

H:Đi học đều có lợi gì?

3 Bài mới:(30’)

a Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp,ghi đầu bài,HS nhắc lại

b Tìm hiểu bài

Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận

- GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận về việc ra, vào lớp của các bạn trong tranh

- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày trước lớp

- Cả lớp trao đổi nhận xét:

H: Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh 2?

H:Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì ?

+GV kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã

Giải lao Hoạt động 2: Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ

- Thành lập Ban giám khảo gồm GV và các bạn cán bộ lớp

- GV nêu yêu cầu cuộc thi: Tổ trưởng biết điều khiển các bạn (1 điểm) Ra vào lớp không chen lấn, xô đẩy (1 điểm) Đi cách đều nhau, cầm hoặc đeo cặp gọn gàng (1

điểm) Không kéo lê giày dép gây bụi, gây ồn (1 điểm)

- Tiến hành cuộc thi

- Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và phát thưởng các tổ khá Kiểm tra học sinh về giữ trật tự trong giờ học

4.Củng cố – dặn dò:(2’)

NX giờ học – chuẩn bị bài giờ sau

Học vần (tiết137+138)

Bài 64: im um

I Mục tiêu

Nhận biết và đọc được: im, um, chim câu, trùm khăn;từ và câu ứng dụng

Viết được: im, um, chim câu, trùm khăn

Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề:Xanh, đỏ, tím, vàng

*Đọc viết được im,um

Trang 2

II Đồ dùng dạy- học

GV: Tranh vẽ minh hoạ từ khoá và phần luyện nói

HS: Bộ đồ dùng học TV 1,bảng, phấn

III Hoạt động dạy- học

Tiết 1

1.n định tổ chức:(1’)

2 Kiểm tra bài cũ:(3’)

HS viết và đọc :em,êm,con tem,sao đêm

HS đọc bài trong SGK

3 Dạy bài mới:(30’)

a Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bàI,HS nhắc lại

b Dạy vần

im

- GV viết im lên bảng giới thiệu chữ in ,viết

H: Vần im tạo nên từ âm nào? (i –m)

H:So sánh im với am giống và khác nhau ở điểm nào?

Giống nhau kết thúc là m.Khác nhau im bắt đầu là i

Phát âm im – Phân tích :i đứng trước -âm m đứng sau.- Ghép vần – NX

Đánh vần i-m-im (cá nhân ,lớp)

Đọc trơn(cá nhân lớp)

H: Có vần im muốn có tiếng chim thêm âm gì?

HS ghép tiếng – NX

Phân tích tiếng - đánh vần ch-im – chim(cá nhân,lớp)

Đọc trơn - đọc kết hợp(cá nhân ,lớp)

HS quát tranh

H:Bức tranh vẽ gì? (vẽ con chim) - GV giới thiệu ghi từ lên bảng :chim câu

HS đọc từ và phân tích từ

HS đọc kết hợp(cá nhân lớp)

H:vần,tiếng, từ GV tô mầu

Um

Quy trình tương tự

Giải lao +Hướng dẫn viết

- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: im, chim

- HS luyện viết vào bảng con.GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS

+Đọc từ ngữ ứng dụng

- GV ghi bảng từ mới,HS nhẩm đọc con nhím,trốn tìm,tủm tỉm,mũm mĩm

- 2 HS khá, giỏi đọc các từ

- HS tìm tiếng có vần mới,GV gạch chân vần mới - HS đọc tiếng mới

- HS luyện đọc từng từ kết hợp phân tích, GV kết hợp giải nghĩa từ:con nhím

- GV đọc mẫu HS luyện đọc (cá nhân,lớp)

H:Chúng ta vừa học vần tiếng từ nào mới?

4.Củng cố - dặn dò.(2’)

HS đọc lại bài – Tuyên dương HS học tiến bộ

Tiết 2

1.n định lớp:(1’)

2.Bài cũ:(2’) H:HS nhắc lại vần tiếng từ vừa học?

3 Bài mới:(30’)

a Luyện đọc

Trang 3

- HS đọc trên bảng lớp xuôi ngược.

- Đọc bài SGK(cá nhân,lớp)

- Đọc câu ứng dụng:

Khi đi em hỏi Khi về em chào Miệng em chúm chím

Mẹ có yêu không nào

+ GV viết ,HS nhẩm đọc.1 - 2 HS khá giỏi đọc câu

+ HS tìm tiếng có vần mới GV gạch chân tiếng có vần mới

+ HS luyện đọc tiếng mới +PT.GV đọc mẫu câu HS đọc

+ HS quan sát tranh minh hoạ của câu ứng dụng – GV giới thiệu ND

- Đọc bài trong SGK: 7 - 8 em

- HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần

Giải lao

+Luyện viết

- HS đọc bài viết: 2 HS

- GV hướng dẫn HS viết trên dòng kẻ ly

- HS viết bài vào vở Tập viết.GV chấm và nhận xét bài của HS

+Luyện nói(5’)

GV viết chủ đề luyện nói lên bảng:xanh,đỏ,tím,vàng

- HS đọc tên bài luyện nói

- GV gợi ý:

H:Tranh vẽ gì ?

H:Em biết những vật gì màu đỏ ?

H:Những vật gì màu xanh, màu vàng, màu tím ?

H:Tất cả những màu nói trên được gọi chung là gì ?

4 Củng cố - dặn dò:(3’)

- HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học

- Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài 65

Toán ( tiết 61)

Luyện tập

I Mục tiêu

Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10

Viết phép tính thích hợp với hình vẽ

Giáo dục HS yêu thích môn học

II.Chuẩn bị:

GV:Kế hoạch bài học

HS: Đồ dùng dạy học

III Hoạt động dạy- học

1 n định tổ chức:(1’)

2.Bài cũ:(3’)

Một HS lên bảng làm,dưới lớp làm bảng con

10 – 1 = 10 -2 = 10 – 3 =

HS làm xong GV cùng HS nhận xét

3 Bài mới:(30’)

a Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – ghi đầu bài lên bảng

b Luyện tập:

Trang 4

HS mở SGK làm bài tập 1,bài 2(cột 1,2),bài 3.

*Làm được bài tập 1

**Làm các bài còn lại

- Bài 1: 2 HS nêu yêu cầu

HS tự làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra

Các nhóm báo cáo kết quả và nêu lưu ý khi làm bài

H: 10 trừ 2 bằng mấy? (8) HS nêu HS nhận xét,GV nhận xét

- Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài

GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở 5 + = 10

8 - =1

HS nêu miệng kết quả (mỗi em 1 phép tính) GV cùng HS nhận xét

Giải lao

- Bài 3: H:Bài yêu cầu em làm gì ?

HS thảo luận nhóm đôi (1 em nêu bài toán, 1 em trả lời)

GV khuyến khích các em nêu nhiều bài toán khác nhau Từ đó có nhiều phép tính tương ứng

Một số HS nêu phép tính và bài toán tương ứng

a.7+3 = 10

b.10 – 2 = 8

HS nhận xét ,GV nhận xét

4.củng cố – dặn dò:(3’)

NX tiết học – chuẩn bị bài sau

Ngày soạn:2/12/2009

Ngày dạy Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009

Học vần(tiết139+140)

Bài 65: iêm yêm

I Mục tiêu

Nhận biết và đọc được: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm;từ và câu ứng dụng

Viết được: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm

Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Điểm mười

*Đọc viết được iêm,yêm

II Đồ dùng dạy- học

GV: Tranh minh hoạ từ khoá,câu và phần luyện nói

HS : Bộ đồ dùng học TV 1,bảng,phấn

III Hoạt động dạy - học

Tiết 1

1.n định tổ chức:(1’)

2 Kiểm tra bài cũ:(3’)

HS viết và đọc : im,um,chim câu

HS đọc bài trong SGK

3 Dạy bài mới:(30’)

a Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp,ghi đầu bàI,HS nhắc lại

b Dạy vần

iêm

GV viết iêm lên bảng giới thiệu chữ in ,viết

H:Vần iêm tạo nên từ âm nào? (iê - m)

Trang 5

H:So sánh iêm với um giống và khác nhau ở điểm nào?

Giống nhau kết thúc là m.Khác nhau iêm bắt đầu là iê

Phát âm iêm– Phân tích (âm iê đứng trước,m đứng sau).- Ghép vần – NX

Đánh vần iê –m – iêm (cá nhân ,lớp)

Đọc trơn(cá nhân lớp)

H:Có vần iêm muốn có tiếng xiêm thêm âm gì?(âm x).HS ghép tiếng – NX

Phân tích tiếng (âm x đứng trước vần iêm đứng sau)

đánh vần x – iêm – xiêm(cá nhân,lớp)

Đọc trơn - đọc kết hợp(cá nhân ,lớp)

HS quát tranh

H:Bức tranh vẽ gì? GV giới thiệu ghi từ lên bảng :dừa xiêm

HS đọc từ và phân tích từ.HS đọc kết hợp(cá nhân lớp)

H:vần,tiếng, từ GV tô mầu

Yêm

Quy trình tương tự

Giải lao +Hướng dẫn viết

- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: HS luyện viết vào bảng con

- GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS

+Đọc từ ngữ ứng dụng

- GV ghi bảng từ mới,HS nhẩm đọc thanh kiếm,quý hiếm,âu yếm,yếm dãi

- 2 HS khá, giỏi đọc các từ

- HS tìm tiếng có vần mới,GV gạch chân vần mới - HS đọc tiếng mới

- HS luyện đọc từng từ kết hợp phân tích, GV kết hợp giải nghĩa từ

- GV đọc mẫu,HS luyện đọc (cá nhân,lớp)

H:Chúng ta vừa học vần tiếng từ nào mới?

4.Củng cố - dặn dò.(2’)

HS đọc lại bài – Tuyên dương HS học tiến bộ

Tiết 2

1.n định lớp:(1’)

2.Bài cũ:(2’) H:HS nhắc lại vần tiếng từ vừa học?

3 Bài mới:(30’)

a Luyện đọc

- HS đọc trên bảng lớp xuôi ngược

- Đọc bài SGK(cá nhân,lớp)

- Đọc câu ứng dụng:

Ban ngày ,sẻ mải đi kiếm ăn cho cả nhà.Tối đến,sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con + GV viết ,HS nhẩm đọc.1 - 2 HS khá giỏi đọc câu

+ HS tìm tiếng có vần mới,GV gạch chân tiếng có vần mới

+ HS luyện đọc tiếng mới +PT.GV đọc mẫu câu ,HS đọc

+ HS quan sát tranh minh hoạ của câu ứng dụng – GV giới thiệu ND

- Đọc bài trong SGK: 7 - 8 em

- HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần

Giải lao + Luyện viết

- HS đọc bài viết: 2 HS

- GV hướng dẫn HS viết trên dòng kẻ ly.HS viết bài vào vở Tập viết

- GV chấm và nhận xét bài của HS

+Luyện nói(5’)

- HS đọc tên bài luyện nói điểm mười

Trang 6

- GV gợi ý:

H:Bức tranh vẽ gì ?

H:Em nghĩ bạn học sinh vui hay buồn khi được cô giáo cho điểm mười ?

H:Học thế nào thì được điểm mười ? Em đã được mấy điểm mười ?

4 Củng cố - dặn dò:(2’)

- HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học

- Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài 66

Âm nhạc( tiết16) Nghe hát quốc ca,kể chuyện âm nhạc

I Mục tiêu.

Học sinh được nghe quốc ca và biết rằng khi chào cờ và hát quốc ca,trong lúc chào cờ

và hát quốc ca phải đứng nghiêm trang

Qua một câu chuyện nhỏ để các em thấy được mối liên quan giữa âm nhạc và đời sống(câu chuyện Nai Ngọc)

II.Chuẩn bị:

GV:Bài quốc ca,băng nhạc,hiểu rõ câu chuyện Nai Ngọc

HS:đồ dùng học tập

III.Các hoạt động dạy học:

1 ổn định tổ chức: ( 1’)

2.Bài cũ:(3’) HS hát bài sắp đến tết rồi.

3.Bài mới:(30’)

a Giới thiệu bài : GVgiới thiệu và ghi bảng – HS nhắc lại

b.Tìm hiểu bài:

+ HĐ1:Nghe hát quốc ca:GV giới thiệu đôi nét về quốc ca GV hát HS nghe

H: Bài hát có hay không?

H:Các em có thích nghe hát không?

GV cho cả lớp đứng chào cờ nghe hát quốc ca

+ HĐ2:GV kể câu chuyện Nai Ngọc

H:Tại sao các loài vật lại quên phá hoại nương rẫy mùa màng.(Do mải nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé)

H: Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về?(Những tiêngt hát của em béNai Ngọc vô cùng hấp dẫn)

GV kết luận để học sinh ghi nhớ:SGV.Trò chơi: Tên tôi tên bạn

4 Củng cố - dặn dò:(2’)

NX giờ học – chuẩn bị bài sau

………

Tự nhiên và Xã hội(tiết16)

Hoạt động ở lớp

I Mục tiêu

Kể được một số hoạt động học tập ở lớp

**Nêu được các hoạt động học tập khác ngoại hình vẽ SGK như học vi tính ,học đàn,

HS yêu thích môn học

II Đồ dùng dạy- học

GV, HS: SGK Tự nhiên và xã hội

III Hoạt động dạy- học

Trang 7

1 n định lớp:(1’)

2.Bài cũ: không kiểm tra

3.Bài mới:(30’)

a Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại

b.Tìm hiểu bài:

+ Hoạt động 1: Quan sát tranh

Mục tiêu:Biết các hoạt động học tập ở lớp và mối quan hệ giữa GV và học sinh,HS và

HS trong từng hoạt động học tập

Cách tiến hành:

B1:- HS quan sát tranh và nói với các bạn về các hoạt động được thể hiện ở từng hình

vẽ trong bài

- GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp

B2:- HS trả lời một số câu hỏi:

H:Trong các hoạt động vừa nêu hoạt động nào được tổ chức trong lớp học ? Hoạt

động nào được tổ chức ở ngoài sân trường ?

H:Trong các hoạt động trên, GV làm gì ? HS làm gì ?

+GV kết luận: ở lớp học có nhiều hoạt động học tập khác nhau Trong đó có những

hoạt động được tổ chức trong lớp học và có những hoạt động được tổ chức ở sân trường

Giải lao +Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp:

Mục tiêu: giới thiệu các hoạt động ở lớp học của mình

Cách tiến hành:

B1:- GV nêu yêu cầu thảo luận của các nhóm: Nói về các hoạt động ở lớp học của mình, các hoạt động có trong từng hình trong bài ở lớp mình không có và ngược lại ? Hoạt động mình thích nhất ? Mình làm gì để giúp bạn học tốt ?

- HS thảo luận nhóm đôi

B2:- GV gọi một số em trình bày trước lớp

+GV kết luận: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong hoạt

động học tập ở lớp HS cùng hát bài “Lớp chúng mình”

4 Củng cố – dặn dò:(2’)

HS hát bài : (Lớp chúng mình).

NX giờ học – chuẩn bị bài sau

Ngày soạn:4/12/2009

Ngày dạy Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009

Học vần(tiết141+142)

Bài 66: uôm ươm

I Mục tiêu

Nhận và đọc được: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm;từ và câu ứng dụng

Viết được: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm

Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Ong, bướm, chim, cá cảnh

*Đọc viết được uôm,ươm

II Đồ dùng dạy- học

- GV: Tranh minh hoạ từ khoá,câu và phần luyện nói

- HS: Bộ đồ dùng học TV 1,bảng,phấn

III Hoạt động dạy- học

Tiết 1

1.n định tổ chức:(1’)

Trang 8

2 Kiểm tra bài cũ:(3’)

HS viết và đọc : im,um,chim câu

HS đọc bài trong SGK

3 Dạy bài mới:(30’)

a Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp – ghi đầu bài – HS nhắc lại

b Dạy vần

uôm

GV viết uôm lên bảng giới thiệu chữ in ,viết

H:Vần uôm tạo nên từ âm nào? (uô - m)

H:So sánh uôm với iêm giống và khác nhau ở điểm nào?

Giống nhau kết thúc là m.Khác nhau uôm bắt đầu là uô

Phát âm uôm – Phân tích.- Ghép vần – NX

Đánh vần uô - m – uôm (cá nhân ,lớp)

Đọc trơn(cá nhân lớp)

H: Có vần uôm muốn có tiếng buồm thêm âm gì? (b)

HS ghép tiếng – NX

Phân tích tiếng - đánh vần b – uôm – huyền – buồm(cá nhân,lớp)

Đọc trơn - đọc kết hợp(cá nhân ,lớp)

HS quát tranh

H:Bức tranh vẽ gì? Gv giới thiệu ghi từ lên bảng :cánh buồm

HS đọc từ và phân tích từ

HS đọc kết hợp(cá nhân lớp)

H:vần,tiếng, từ GV tô mầu

ươm

Quy trình tương tự

Giải lao + Hướng dẫn viết

- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn.HS luyện viết vào bảng con

- GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS

+Đọc từ ngữ ứng dụng

- GV ghi bảng từ mới.HS nhẩm đọc:ao chuôm,nhuộm vải,vườn ươm,cháy đượm

- 2 HS khá, giỏi đọc các từ

- HS tìm tiếng có vần mới GV gạch chân vần mới - HS đọc tiếng mới

- HS luyện đọc từng từ kết hợp phân tích, GV kết hợp giải nghĩa từ

- GV đọc mẫu HS luyện đọc (cá nhân,lớp)

H:Chúng ta vừa học vần tiếng từ nào mới?

4.Củng cố - dặn dò.(2’)

HS đọc lại bài – Tuyên dương HS học tiến bộ

Tiết 2

1.n định lớp:(1’)

2.Bài cũ:(2’) H:HS nhắc lại vần tiếng từ vừa học?

3 Bài mới:(30’)

a Luyện đọc

- HS đọc trên bảng lớp xuôi ngược

- Đọc bài SGK(cá nhân,lớp)Đọc câu ứng dụng:

Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng,Trên trời,bướm bay lượn từng đàn + GV viết HS nhẩm đọc.

+ 1 - 2 HS khá giỏi đọc câu

HS tìm tiếng có vần mới GV gạch chân tiếng có vần mới

+ HS luyện đọc tiếng mới +PT

Trang 9

+ GV đọc mẫu câu HS đọc

+ HS quan sát tranh minh hoạ của câu ứng dụng – GV giới thiệu ND

- Đọc bài trong SGK: 7 - 8 em.HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần

Giải lao +Luyện viết

- HS đọc bài viết: 2 HS

- GV hướng dẫn HS viết trên dòng kẻ ly.HS viết bài vào vở Tập viết

+Luyện nói:(5’)

GV viết chủ đề luyện nói lên bảng:ong,bướm,chim,cá cảnh

- HS đọc tên bài luyện nói

- GV gợi ý:

H:Bức tranh vẽ những con gì ?

H:Con ong thường ăn gì ?

H:Con bướm thường thích gì ?

H:Con ong và con chim có lợi ích gì cho các bác nông dân ?

H:Em thích con gì nhất ? Vì sao ?

4 Củng cố - dặn dò:(3’)

- HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học

- Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau

_

Toán (tiết 62)

Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10

I Mục tiêu

Thuộc bảng cộng ,trừ biết làm tính cộng,trừ trong phạm vi 10;làm quen với tóm tắt và viết được phép tính thích hợp với hình vẽ

Giáo dục HS yêu thích môn học

II đồ dùng dạy- học:

GV: Nội dung bài

HS:Bảng ,phấn,bút

III Hoạt động dạy - học

1 n định lớp(1’)

2 Bài cũ( 4’)

10 – 5 = 10 – 4 = 10 – 8 =

3 Bài mới(30’)

a Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại

b Ôn tập bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi các số đã học

- HS thi đua đọc các bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 đã học

- GV hướng dẫn HS nhận biết các quy luật sắp xếp các công thức tính trên bảng đã cho

- Yêu cầu HS tính nhẩm một số phép tính cụ thể

Vd: 4+5= 2+8= 10-3=

+ Thành lập và ghi nhớ bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10

GV yêu cầu HS xem sách, làm các phép tính rồi tự điền kết quả vào chỗ chấm

GV đính các chấm tròn (như hình vẽ) giúp HS nhận biết cách sắp xếp các công thức trên bảng và nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ

Giải lao +Thực hành

HS mở SGK làm bài tập 1,bài 3

*Làm được bài tập 1

Trang 10

- Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài

HS tự làm bài rồi đổi chéo vở để kiểm tra 3 + 7 =

Một số em báo cáo kết quả và nêu lưu ý khi làm bài 6 + 3 =

- Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài

HS nêu miệng kết quả (mỗi em 1 phép tính)

H: 1 cộng với mấy bằng 10?

H: Vì sao biết 1 cộng với 9 bằng 10?

- Bài 3:

a) HS quan sát tranh vẽ và thảo luận nhóm đôi rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống b) HS tự đọc tóm tắt rồi nêu bài toán sau đó nêu cách giải và ghi phép tính thích hợp vào ô trống

+GV nhận xét giờ học

4 Củng cố – dặn dò:(3’)

HS đọc lại bảng cộng ,trừ

Về học bài,chuẩn bị bài sau

Thủ công( tiết:16)

Gấp cái quạt

I Mục tiêu:

Biết cách gấp cái quạt

Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy.các nếp gấp có thể chưa đều,chưa thẳng theo

đường kẻ

** Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy.Đường dán nối quạt tương đối chắc

chắn.Các nếp gấp tương đối đều,thẳng phẳng

Giáo dục học sinh yêu lao động

II.chuẩn bị:

GV:quạt giấy mẫu

Hs :đồ dùng học tập

III các hoạt động dạy- học

1 n định lớp:(1’)

2 bài cũ:(3 ‘) kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3.bài mới:(30’)

a giới thiệu bài: GVgiới thiệu trực tiếp – GVghi bảng – HS nhắc lại

b.HD HS quan sát và nhận xét – GV giới thiệu quạt mẫu

H: quạt hình gì?

HĐ1:nêu lại các bước gấp cái quạt

- Gấp các đoạn thẳng cách đều

- Gấp đôi mép giấy

- Dùng dây buộc cặt đường dấu giữa

- Bôi hồ dán

HĐ2: HS thực hành gấp

Giải lao HĐ3: HS trưng bầy sản phẩm

GV cùng HS bình chọn bày đẹp tuyên dương HS làm bài đẹp

4 củng cố – dặn dò:(3’)

Nx tiết học – chuẩn bị bài sau

Ngày đăng: 31/03/2021, 20:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w