Gián án tuan 23

4 521 0
Gián án tuan 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần 23 Tiết 82 Ngày soạn: Ngày dạy: CÂU CẦU KHIẾN. A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nắm được đặc điểm hình thức, chức năng của câu cầu khiến. - Phân biệt được câu cầu khiến và các kiểu câu khác. - Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. B. CHUẨN BỊ: Gv: Bảng phụ, ví dụ; Nắm nội dung, phương pháp truyền đạt HS: Soạn bài ở nhà, xem trước bài tập C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp. II. Bài cũ: Ngoài chức năng ùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác? III. Bài mới: - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập) - Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1. HD tìm hiểu lí thuyết - Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm, hình thức, chức năng của câu cầu khiến. Gv: Treo bảng phụ (ví dụ) HS: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi - Trong đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến? - Dựa vào đặc điểm và hình thức ntn? - Các câu cầu khiến trên dùng để làm gì? HS: Đọc ví dụ sgk và trả lời câu hỏi - Cách đọc câu “mở cửa” trong b có gì khác cách đọc “mở cửa ” trong a không? - Câu mở cửa trong b dùng để làm gì? Khác trong a chỗ nào? ? Vậy qua ví dụ em rút ra kết luận: Câu câu khiến là gì? Chức năng và đặc điểm hình thức để nhận biết là câu cầu khiến I. Đặc điểm hình thức và chức năng: 1.Ví dụ 1: sgk T30 * Nhận xét: Câu cầu khiến: - Thôi đừng lo lắng (1) Cứ về đi (2) Đi thôi con (3) - Đặc điểm hình thức: Có từ ngữ cầu khiến (đừng, đi, thôi) - Tác dụng: Câu 1: Khuyên bảo, động viên; Câu 2,3: Yêu cầu, nhắc nhở 2. Ví dụ 2: sgk T30, 31 * Nhận xét: - a . “mở cửa ” là câu trần thuật với ý nghĩa thông báo. - b. “mở cửa” có ngữ điệu (thể hiện qua cách đọc) của câu cầu khiến với ý nghĩa yêu cầu thực hiện hành động. Câu b  ra lệnh, yêu cầu; Câu a  trả lời câu hỏi. 3. Kết luận: * Ghi nhớ SGK trang31 Hoạt động 2. HD luyện tập - Đọc và nêu yêu cầu của bài tập? Có 2 yêu cầu: + Đặc điểm hình thức nào? + Nhận xét về chủ ngữ, thử thêm, bớt, thay thế chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào? II. Luyện tập: Bài tập 1: * Nhận diện câu cầu khiến: a. Đặc điểm hình thức: sử dụng từ cầu khiến: “hãy”; cuối câu dùng dấu chấm; khi đọc có ngữ điệu cầu khiến. b. Đặc điểm hình thức: sử dụng từ cầu khiến: “đi”; cuối câu có dùng dấu chấm. c. Đặc điểm hình thức: có từ cầu khiến: “đừng”; cuối câu có dấu chấm. * Nhận xét về chủ ngữ: - Câu a, thêm chủ ngữ: Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. → Nội dung câu không thay đổi, người nghe được nói tới cụ thể hơn. - Câu b, bớt chủ ngữ: Hút trước đi. → Nội dung cầu khiến nhấn mạnh hơn, cách nói khiếm nhã hơn. - Câu c, thay chủ ngữ: Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão miệng có sống được không. → Nội dung câu thay đổi, trong chủ ngữ không có người nói. Bài tập 2: * Các câu cầu khiến : a. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sút sùi ấy đi TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY BỘ MÔN: NGỮ VĂN GV: TRẦN HUY THAO - Đọc bài 2, nêu yêu cầu? Bài 2 có 2 yêu cầu: + Tìm câu cầu khiến? + Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó? - Nêu cách giải và lời giải? - Đọc và nêu yêu cầu Xét đoạn trích và trả lời câu hỏi: - Dế Choắt nói với Dế Mèn như vậy làm gì? - Rút ra kết luận gì? b. Các em đừng khóc. c. - Đưa tay cho tôi mau! - Cầm lấy tay tô này! * Hình thức: Câu a vắng chủ ngữ; có từ cầu khiến: “đi”. Câu b có chủ ngữ và có từ cầu khiến: “đừng”. Câu c không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến. Bài tập 3: Về hình thức: Câu a: vắng chủ ngữ; Câu b có c.ngữ. Về ý nghĩa: Trong câu b, mức độ cầu khiến nhẹ nhàng hơn, người nói bộc lộ tình cảm, cảm xúc rõ hơn. khác nhau về mức độ cầu khiến và sắc thái biểu cảm. Bài tập 4: Sở dĩ Dế Choắt nói một cách khiêm nhường như vậy vì Dế Choắt tự coi mình là vai dưới, có vị thế thấp so với Dế Mèn. Dế Choắt còn yếu đuối, nhút nhát nên đã chọn cách nói như vậy. Khi sử dụng câu cầu khiến cần chú ý đến vai xã hội. IV. Củng cố: Hình thức và chức năng của câu cầu khiến; Lưu ý khi sử dụng V. Dặn dò: Làm bt 5; Chuẩn bị bài Thuyết minh một danh lam thắng cảnh *********************************************************** Tuần 23 Tiết 83 Ngày soạn: Ngày dạy: THUYẾT MINH MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH. A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết cách viết bài thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên cơ sở chuẩn bị kĩ càng, hiểu biết sâu sắc và toàn diện về danh lam thắng cảnh nào đó. - Nắm vững bố cục của bài thuyết minh đề tài này. B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. - Học sinh: Tìm hiểu các văn bản mẫu trong sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp. II. Bài cũ: - Khi thuyết minh một phương pháp, cách làm người ta viết phải làm gì? Cần trình bày bố cục và lời văn ntn? - Em hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh? Cho ví dụ về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà em biết? Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp,núi,sông,rừng thiên nhiên hoặc do con người góp phần tô điểm thêm. Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể, Sa Pa, rừng Cúc Phương… Nhiều danh lam thắng cảnh cũng chính là di tích lịch sử, gắn liền với một thời kì lịch sử, một sự kiện lịch sử, một nhân vật lịch sử. Ví dụ: Cổ Loa, đền Gióng, thành nhà Hồ… III. Bài mới: - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập) - Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1. HD tìm hiểu lí thuyết Cho HS đọc văn bản và thảo luận câu hỏi: - Bài viết cung cấp kiến thức về lĩnh vực nào? - Bài viết cung cấp những gí về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn? - Muốn viết bài về danh lam thắng cảnh như vậy cần phải có những kiến thức gì? I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: * Văn bản: sgk trang 33,34 a. Bài viết cung cấp kiến thức về lịch sử (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn): + Tên hồ: Lục Thủy, Hoàn Kiếm + Tháp Rùa + Chùa Ngọc Sơn + Tháp Bút, đài Nghiên + Cầu Thê Húc + Đền Ngọc Sơn b. Muốn viết bài về danh lam thắng cảnh cần có kiến thức về lịch sử, địa lí: vị trí, nơi chốn, sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan, huyền thoại lịch sử… phải đọc, tích lũy TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY BỘ MÔN: NGỮ VĂN GV: TRẦN HUY THAO - Làm sao để có được? - Bài viết còn thiếu những gì? Có thể bổ sung thế nào cho đầy đủ? - Từ bài tập trên, em hãy cho biết, muốn viết được bài giới thiệu danh lam thắng cảnh phải đảm bảo những yêu cầu gì? - Hs thảo luận, trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung - Gv khái quát, tổng hợp lại vấn đề theo nội dung ở phần ghi nhớ trong SGK trang 34 c. Để có kiến thức về danh lam thắng cảnh cần: đọc sách tích lũy kiến thức, ghi nhớ, hỏi han, tham quan thực tế để bổ sung cho kiến thức sách vở d. Bài văn chưa hoàn chỉnh: - Thiếu phần mở bài - Chưa miêu tả, giới thiệu vị trí - Độ rộng của hồ, vị trí tháp rùa, cầu thê húc … - Quang cảnh xung quanh, cây cối…. * Ghi nhớ: SGK trang 34 Hoạt động 2. HD luyện tập - Đọc đề và nêu yêu cầu của đề bài? - Lập lại bố cục của bài giới thiều Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn một cách hợp lí - Nêu yêu cầu của đề? (Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp như thế nào? Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh? II. Luyện tập: Bài tập 1: lập lại bố cục: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn là 2 thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội. Nói đến Hà Nội, không ai là không nhắc tới 2 thắng cảnh nằm giữa lòng Hà Nội này. Có một nhà thơ nước ngoài đã gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”) b. Thân bài: - Giới thiệu xuất xứ của hồ, tên hồ, độ rộng, hẹp, vị trí của tháp rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc - Miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước, thỉnh thoảng cụ rùa lại nổi lên… c. Kết bài: Vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trong lòng người Hà Nội và tình cảm của người Hà Nội đối với 2 thắng cảnh này. Bài tập 2: - Từ xa: thấy hồ rộng, có tháp rùa, giữa hồ có đền Ngọc Sơn. - Đến gần: Cổng đền có tháp bút, cầu Thê Húc dẫn vào đền. Đền Ngọc Sơn có hồ bao bọc quanh đền, xung quan hồ có nhiều cây to… Bài tập 3: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về di tích lịch sử Hồ Gươm. b. Thân bài: - Giới thiệu về sự tích lịch sử Hồ Gươm. - Giới thiệu về Hồ Gươm ngày nay: diện tích, sinh vật, thực vật tiêu biểu trong hồ. - Tác dụng của Hồ Gươm đối với môi trường sinh thái, môi trường du lịch của thủ đô. c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị Hồ Gươm (lịch sử và môi trường) IV. Củng cố: Cách thức làm bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh V. Dặn dò: Viết bài luyện tập thành bài hoàn chỉnh; Chuẩn bị bài: ôn tập văn bản thuyết minh ************************************************** Tuần 22 Tiết 84 Ngày soạn: Ngày dạy: ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH. A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố, nắm vững các khái niệm về văn bản thuyết minh, các kiểu bài thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, bố cục, lời văn trong văn bản thuyết minh, các bước, các khâu chuẩn bị và làm văn thuyết minh. - Củng cố và rèn luyện các kĩ năng nhận thức đề bài, lập dàn ý, viết đoạn văn thuyết minh, viết bài văn thuyết minh. B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Soạn giáo án. - Học sinh: Ôn lại tất cả các bài đã học (Tập làm văn). C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp. II. Bài cũ: (Lồng vào quá trình ôn tập) III. Bài mới: - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập) - Bài mới: TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY BỘ MÔN: NGỮ VĂN GV: TRẦN HUY THAO HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1. HD ôn tập lí thuyết - Hướng dẫn cho HS ôn lại lý thuyết về văn bản thuyết minh Hs: Trả lời câu hỏiGv: Hệ thống qua bảng phụ Câu 1: Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng ntn đối với đời sống con người? Câu 2: HS: Đọc yêu cầu câu hỏi - Văn bản thuyết minh khác với văn bản tự sự, miêu tả biểu cảm là: Văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức, tính chất của sự vật hiện tượng. Và con người vận dụng chúng vào mục đích mang lợi ích cho mình. Câu 3: muốn làm tố bài văn thuyết minh phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật những gì? Câu 4: Để bài văn có tính chất thuyết phục ta cần vận dụng những phương pháp nào vào bài văn? GV giới thiệu khái quát vai trò của miêu tả, tự sự, nghị luận trong văn thuyết minh I. LÝ THUYẾT Câu 1: Vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh trong đời sống - Văn bản thuyết minh có vai trò quan trọng đối với đời sống con người: cấp tri thức hiểu hiểu biết để con người vận dụng vào đời sống. Câu 2: Nêu tính chất khác biệt của CBTM với văn bản tự sự, miêu tả, biêu cảm là: VBTM chủ yếu trình bày tri thức  đời sống con người. Câu 3: Sự cần thiết để viết bài văn thuyết minh. - Nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng - Nắm chắc bản chất đặt trưng của đối tượng - Cần trình bày biểu hiện đặc trưng tiêu biểu. Câu 4: Các phương pháp thuyết minh thường được vận dụng. - Nêu định nghĩa, giả thích, liệt kê, nêu ví dụ, số liệu, đối chiếu, phân tích, phân loại. Hoạt động 2. HD thực hành GV: hướng dẫn HS thực hành HS: làm các bài tập trong SGK HS: đọc yêu cầu của từng đề bài Thảo luận nhóm lập dàn bài, trình bày bài đã chuẩn bị xong Bài 2: Gv: Cho HS tập viết đoạn văn thuyết minh Chọn đề tài a cho HS tập viết. Thảo luận  Viết  trình bày HS: Trình bày – nhận xét Gv: Bổ sung sữa chổ sai II. THỰC HÀNH Bài 1: Lập dàn ý cho các đề bài sgk T.35 Đề a: Giới thiệu đồ dùng sinh hoạt - MB: giới thiệu đề tài thuyết minh Tên đồ dùng + công dụng - TB: Giới thiệu hình dáng, chất liệu, kích cỡ, màu sắc, cấu tạo, cách sử dụng - KB: Những điều lưu ý khi sử dụng, lựa chọn để mua Đề b: Giới thiệu danh lam thắng cảnh - MB: Giới thiệu đề tài thuyết minh (tên danh lam thắng cảnh) - TB: Khái quát vị trí, đặc điểm, ý nghĩa, quá trình hình thành và phát triển - KB: Ý nghĩa, thái độ của mình đối với đề tài thuyết minh. Đề d. Dàn ý thuyết minh một phương pháp (cách làm): a. Mở bài: Giới thiệu khái quát đối tượng thuyết minh. b. Thân bài: - Giới thiệu điều kiện – nguyên vật liệu. - Giới thiệu cách thức, trình tự làm ra sản phẩm. - Giới thiệu yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm. c. Kết bài: Nêu đánh giá của mình. Bài tập2 : Giới thiệu về trường em - Gắn với tuổi thơ, tuổi học trò - Cảnh trí thiên nhiên xung quanh - Vẻ đẹp của ngôi trường Giới thiệu về loài hoa - Hoa trong đời sống - Giới thiệu một loài hoa cụ thể (màu sắc, hương sắc…) IV. Củng cố: Thế nào là kiểu bài thuyết minh? Vai trò? Các kiểu văn thuyết minh? V. Dặn dò: Học thuộc lí thuyết, nắm vững các khung bài thuyết minh; ôn tập chuẩn bị làm bài viết số 5 CBB Ngắm trăng và Đi đường TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY BỘ MÔN: NGỮ VĂN GV: TRẦN HUY THAO . Tuần 23 Tiết 82 Ngày soạn: Ngày dạy: CÂU CẦU KHIẾN. A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -. dấu chấm. * Nhận xét về chủ ngữ: - Câu a, thêm chủ ngữ: Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. → Nội dung câu không thay đổi, người nghe được nói tới

Ngày đăng: 23/11/2013, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan