sông Cửu Long, hồ Dầu Tiếng, kênh Thoại Hà, … - Nhận xét, chốt ý: Ngoài giao thông đường bộ và giao thông đường sắt, người ta còn sử dụng các loại tàu, thuyền để đi lại trên mặt nước gọi[r]
Trang 1
Bài 5
Nguyễn Thanh Hùng
An toàn giao thông Giao thông đường thuỷ
và phương tiện giao thông đường thuỷ
I Mục tiêu:
1 Kiến thức
- Học sinh biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh, rạch nên giao thông đường thuỷ (GTĐT) thuận lợi và có vai trò quan trọng
- HS biết tên gọi các loại phương tiện GTĐT
- HS biết các biển báo hiệu GTĐT (6 biển báo hiệu GTĐT) để đảm bảo an toàn khi
đi trên đường thuỷ (HS không ở vùng sông nước có thể chỉ cần biết qua hình dạng của biển báo hiệu GTĐT và nội dung 1, 2 biển báo)
2 Kĩ năng
- HS nhận biết các loại phương tiện GTĐT thường thấy và tên gọi của chúng
- HS nhận biết 6 biển báo hiệu GTĐT
3 Thái độ
- Thêm yêu quý Tổ quốc vì biết có điều kiện phát triển GTĐT
- Có ý thức khi đi trên đường thuỷ cũng phải đảm bảo an toàn
II Đồ dùng dạy – học chủ yếu:
- Giáo viên: SGK, SGV, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Học sinh:
III Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
2 Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vấn đề: Ở lớp 3 các em đã biết 2 loại đường giao thông, đó là giao thông đường
bộ và giao thông đường sắt.
+ Ngoài hai loại đường giao thông nói trên, em còn biết loại đường giao thông nào ?( Giao thông đường thuỷ.)
+ Kể tên một số sông, hồ, kênh, …? ở nước ta mà em biết ( sông Cửu Long, hồ Dầu Tiếng, kênh Thoại Hà, …)
- Nhận xét, chốt ý: Ngoài giao thông đường bộ và giao thông đường sắt, người ta còn
sử dụng các loại tàu, thuyền để đi lại trên mặt nước gọi là giao thông đường thuỷ Giao thông đường thuỷ rẻ tiền vì không phải làm đường, chỉ cần xây dựng các bến cảng, bến phà, bến tàu thuyền cho người và xe cộ lên xuống và đóng các loại tàu, thuyền để đi.
3 Bài mới:
Trang 2
Bài 5
Nguyễn Thanh Hùng
- Treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, chỉ vào bản đồ và giới thiệu bài: Nước ta có bờ
biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh, rạch nên GTĐT thuận lợi và có vai trò quan trọng Tiết hôm nay các em sẽ tìm hiểu về GTĐT và các phương tiện GTĐT
* Hoạt động 1: Tìm hiểu giao thông
đường thuỷ
- Cho HS trao đổi cặp câu hỏi:
+ Em đã nhìn thấy tàu bè đi lại ở những
nơi nào ? trên mặt nước, những nơi nào
có thể đi lại được ?
- Người ta có thể đi lại trên mặt sông, trên
hồ lớn, trên các kênh rạch, trên biển cả.
- Chốt ý: Tàu thuyền có thể đi lại từ tỉnh này đến tỉnh khác, nơi này đến nơi khác Tàu
thuyền đi lại trên mặt nước tạo thành một mạng lưới giao thông trên mặt nước, nối thôn
xã này với thôn xã khác, tỉnh này với tỉnh khác Mạng lưới giao thông đó gọi là GTĐT Người ta chia làm hai loại: GTĐT nội địa và giao thông đường biển Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh, rạch nên GTĐT thuận lợi và có vai trò quan trọng.
* Hoạt động 2: Phương tiện giao thông
đường thuỷ nội địa
- Cho HS trao đổi cặp câu hỏi:
+ Kể tên những loại phương tiện giao
thông đường thuỷ mà em biết.
- Nhận xét, chốt ý: Những loại phương
tiện GTĐT: thuyền gỗ, thuyền nan,
thuyền thúng, thuyền buồm, bè, phà, ghe,
tàu thuỷ, sà lan, …
- Trao đổi cặp
- Trình bày ý kiến
- Nhận xét ý kiến của bạn
* Hoạt động 3: Biển báo hiệu giao
thông đường thuỷ nội địa
- Treo 6 loại biển báo lên bảng lớp, giới
thiệu nội dung từng biển (SGV/34)
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để giới
thiệu nội dung các biển báo vừa học trước
lớp
- Chốt ý: Đường thuỷ cũng là một loại
đường giao thông, có rất nhiều phương
tiện đi lại, do đó cần có chỉ huy giao
thông để tránh tai nạn Biển báo hiệu
GTĐT cũng cần thiết và có tác dụng như
biển báo hiệu GTĐB
- Quan sát, lắng nghe GV giới thiệu
- Thảo luận nhóm (6HS/1 nhóm – 3 phút), mỗi thành viên của nhóm giới thiệu nội dung của 1 biển báo trước lớp
3 Củng cố - dặn dò:
- Dặn HS thực hành giữ an toàn giao thông khi đi đường
- Nhận xét tiết học
Trang 3
Bài 5
Nguyễn Thanh Hùng