Gián án bai 2: thong tin xung quanh ta

7 787 7
Gián án bai 2: thong tin xung quanh ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngaøy soaïn:………………… Ngaøy daïy:…………………. Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được: + Ba dạng thông tin cơ bản: văn bản, âm thanh, hình ảnh. + Con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau. + Máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. 2. Kĩ năng: - Phân biệt về ba dạng thông tin cơ bản: văn bản, âm thanh, hình ảnh. - Với hệ thống câu hỏi cởi mở phù hợp với những thông tin các em gặp hằng ngay, các em có thể đưa ra ví dụ cho 3 dạng thông tin một cách dễ dàng. 3. Thái độ: - Hứng thú với tinh thần hăng hái tham gia vào bài học. - Yêu thích và nghiêm túc khi làm việc với máy tính. II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương pháp: - Kết hợp nhiều phương pháp thuyết trình, vấn đáp,… - Tổ chức trò chơi hấp dẫn, đưa ra nhiều câu hỏi, bài tập trắc nghiệm giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, logic tăng hiểu quả tiếp thu bài học. 2. Chuẩn bi: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án. - Âm thanh, hình ảnh. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, học cụ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Kể tên các bộ phận chính của máy tính để bàn? 3. Bài mới: (30-35’) TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH GHI BẢNG 1’ 5’-7’ - Giới thiệu bài: - Thông qua ngôn ngữ cử chỉ, âm thanh, hình ảnh…, mỗi ngày chúng ta lại tiếp nhận rất nhiều thông tin đa dạng khác nhau từ cuộc sống. Để biết người bạn máy tính có thể tiếp nhận những thông tin ở dạng nào thì chúng ta sẽ cùng tham gia vào bài học mới: “Thông tin xung quanh ta”.  Hoạt động 1: - Gv đưa cho học sinh quan sát bản nhiệm vụ học sinh. - Bạn nào cho cô biết trong bản nhiệm vụ học sinh này có những thông tin gì? Gọi 2 học sinh lên trả lời. - Vậy các em đã thực hiện đúng các yêu cầu nhiệm vụ của học sinh chưa? Sau đó giáo viên nhắc lại thông tin về nhiệm vụ của học sinh và nhắc nhở lớp phải cùng nhau chấp hành thực hiện đầy đủ. -Học sinh quan sát và đưa ra những thông tin, nội dung có trong bản nhiệm vụ học sinh và xem mình đã thực hiện đúng các nhiệm vụ này chưa. -Lắng nghe Bài 2: Thông tin xung quanh ta 1.Thông tin dạng văn bản. - Thông tin dạng văn bản là thông tin được biểu diễn dưới dạng chữ và số. - Ví dụ: sgk, truyện, bài báo… chứa đựng thông tin dạng văn bản. 7-9’ Vậy với bản nhiệm vụ học sinh này lớp nhận xét cho cô biết các em nhìn thấy có đặc điểm gì? - Gv nhận xét: những thông tin các em nhìn thấy chính là thông tin dưới dạng văn bản. Để hiểu rõ hơn về dạng thông tin này chúng ta sẽ đi vào phần 1: Thông tin dạng văn bản. - GV hỏi HS thông qua các thông tin mà cô cho, bạn nào giúp cô nhắc cho các bạn biết thông tin có đặc điểm như thế nào là thông tin dưới dạng văn bản? Cho một vài ví dụ mà em biết về thông tin dưới dạng văn bản? -Quan sát xung quanh em cho cô biết có thông tin nào được biểu diễn dưới dạng văn bản không?  Hoạt động 2: Các em vừa tìm hiểu xong thông tin dạng văn bản. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tham gia 1 trò chơi để khám phá nốt xem các dạng thông tin còn lại là gì? - Cho HS chơi trò chơi: “Nghe nhạc chọn hình” -Chia lớp thành 4 nhóm. Cô đưa ra mục - Nhìn thấy chữ - Nhìn thấy số - HS lắng nghe - HS trả lời câu hỏi của GV và ghi bài. - Hs trả lời - Thảo luận và trả lời câu hỏi. - Tham gia chơi trò chơi. 2.Thông tin dạng âm thanh. Vd: Tiếng trống trường, tiếng em bé khóc, tiếng còi xe, tiếng kêu của động vật, buổi nói chuyện, tiếng hát, những âm thanh phát ra khi chơi trò tiêu và yêu cầu của trò chơi: Có 4 âm thanh sẽ được GV bật lên. Mỗi 1 âm thanh liên quan đến 1 bức tranh. GV đưa cho mỗi nhóm 5 bức tranh đánh số từ 1 đến 5, Sau khi nghe xong 1 âm thanh các nhóm thảo luận và nhanh chóng giơ hình ảnh phù hợp lên quay cho cả lớp cùng xem. Thời gian cho mỗi âm thanh là 30s. Khi giơ xong 1 bức tranh giáo viên hỏi bất kì 1 nhóm nào xem vì sao em chọn bức tranh này? Thông tin mà các em đã nghe thấy là gì và có những thông tin gì trong bức tranh. Giáo viên nhận xét và đưa ra thông tin chính xác cho âm thanh và hình ảnh mà các em vừa nhận được. Ví dụ: Âm thanh các em vừa nghe là tiếng khóc của 1 em bé tương ứng với nó là bức tranh 1 em bé đang khóc, tiếng khóc của bé sẽ báo hiệu cho ta biết những tâm lí của trẻ: chúng đang đói, buồn ngủ hoặc đang căng thẳng….Nhóm nào giơ đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. - HS lắng nghe âm thanh và thảo luận tìm ra hình ảnh phù hợp với âm thanh mình vừa nghe. Trả lời câu hỏi. - Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi. chơi…. 3-5’ Sau khi chơi xong các nhóm cử đại diện 1 bạn lên dán 1 bức tranh theo thứ tự mỗi nhóm lên bảng. - GV nhận xét kết quả và hỏi HS: trò chơi trên, Các em dựa vào đâu để tìm đúng được những bức tranh của cô? - Gv kết luận: Trò chơi này, các em đã phải sử dụng khả năng nghe, nhìn một cách khéo léo để tìm thấy thông tin khi lắng nghe âm thanh và quan sát bức tranh cô đưa ra. - Vậy chúng ta đã vừa sử dụng 2 dạng thông tin dạng âm thanh và hình ảnh để chơi được trò chơi này. - Vậy ai cho cô biết đâu là thông tin dưới dạng âm thanh, đâu là thông tin dưới dạng hình ảnh trong trò chơi này? Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên đưa ra kết luận và hỏi: - Em hãy kể tên những thông tin ở dạng âm thanh mà em biết? -Gv nhận xét đưa ra kết luận.  Hoạt động 3: - Giờ trên bảng là 4 bức tranh, Quan sát các bức tranh 4 đội chơi dán *Thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - Học sinh trả lời câu hỏi. 10-13’ Bạn nào giúp cô nhắc cho các bạn nhớ các hình ảnh mà các em nhìn thấy trên bảng là thông tin dạng nào và đưa ra thông tin gì? -Gv nhận xét, kết luận. *Nêu 1 số ví dụ vể thông tin dạng hình ảnh mà em nhìn thấy xung quanh lớp?  Máy tính giúp ta dễ dàng sử dụng được 3 dạng thông tin trên. Hoạt động 4 : Bài tập * Phát phiếu học tập. Phân công làm bài tập theo nhóm: -Nhóm 1: B1 -Nhóm 2: B2 -Nhóm 3: B3, B4 -Nhóm 4: B5. - Gọi các nhóm lên bảng viết câu trả lời. -GV nhận xét và sửa bài. - Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. - Học sinh làm bài tập, thảo luận và lên bảng làm bài. - Lắng nghe và chữa bài. 3. Thông tin dạng hình ảnh. Ví dụ: Những bức ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, truyện, biển báo giao thông, hình ảnh khi xem phim, biểu tượng của máy tính . 4. Củng cố : (1’) - Có 3 dạng thông tin cơ bản: văn bản, âm thanh, hình ảnh. 5. Nhận xét - dặn dò: (2’) - Hoàn thành bài 4,5 sách giáo khoa trang 15. - Học sinh về nhà sưu tầm những thông tin mà các em gặp trong đời sống theo 3 dạng thông tin vừa học. - Xem trước bài 3: Bàn phím máy tính - Giáo viên nhận xét tiết học. IV. RÚT KINH NGHIỆM: . thông tin, nội dung có trong bản nhiệm vụ học sinh và xem mình đã thực hiện đúng các nhiệm vụ này chưa. -Lắng nghe Bài 2: Thông tin xung quanh ta 1.Thông tin. soaïn:………………… Ngaøy daïy:…………………. Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được: + Ba dạng thông tin cơ bản: văn bản, âm thanh,

Ngày đăng: 22/11/2013, 20:11

Hình ảnh liên quan

TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH GHI BẢNG - Gián án bai 2: thong tin xung quanh ta
TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH GHI BẢNG Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan