Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
822,5 KB
Nội dung
Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáoánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương ĐẠO ĐỨC : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T1 ) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng hiểu được: + Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. + Cách tiết kiệm thời giờ. - Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. * Giáo dục HS biết quý trọng thời giờ. Học tập đưc tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK Đạo đức 4. - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ. - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: Cho HS hát. 2. KTBC: - GV nêu yêu cầu kiểm tra: + Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm tiền của”. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: “Tiết kiệm thời giờ” b. Nội dung: * Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” – trong SGK/14-15 - GV kể chuyện kết hợp với việc đóng vai minh họa của một số HS. - GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15. - GV kết luận: Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. Thảo luận nhóm (Bài tập 1- SGK/15) - GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận: Nhóm 1 câu a,b; Nhóm 2 câu c,d; Nhóm 3 câu đ,e * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16) - GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống. Nhóm 1 : Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn. Nhóm 2: Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra? Nhóm 3 : Điều gì sẽ xảy ra nếu - HS hát. - Một số HS thực hiện. - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và xem bạn đóng vai. - HS thảo luận. - Đại diện lớp trả lời. Các nhóm thảo luận để trả lời tán thành hay không tán thành theo từng nội dung tình huống. - Cả lớp trao đổi, thảo luận và giải thích. Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáoánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm? - GV kết luận: + HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi. + Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay. + Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3-SGK) Thảo luận nhóm: (Bài tập 3 - GK/16). - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành) : a/. Thời giờ là quý nhất. b/. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm. c/. Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác. d/. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc trong cùng 1 lúc. - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. - GV kết luận: + Ý kiến a là đúng. + Các ý kiến b, c, d là sai - GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ. 4. Củng cố - Dặn dò: - Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân. - Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (Bài tập 4- SGK/16) + Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa? Hãy trao đổi với bạn bên cạnh 1 số việc cụ thể mà em đã làm để tiết kiệm thời giờ. - Viết, vẽ, sưu tầm các mẩu chuyện, truyện kể, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ ( BT 5- SGK/ 16 ). - HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3 tiết 1- bài 3. - 2 HS đọc. - HS cả lớp thực hiện. Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáoánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương TUẦN9 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010 TẬP ĐỌC: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. MỤC TIÊU: Đọc thành tiếng: * Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. - Ngỏ ý, cắt nghĩa, mồn một, vất vả, quan trọng, nghèn nghẹn ở cổ, nhễ nhại, vui vẻ, bễ thổi thì thào, cúc cắc, lửa đỏ hồng,… * Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 2. Đọc - hiểu: * Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cũng đáng quý. * Hiểu nghĩa các từ ngữ: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông, thưa, kiếm sống, đầy tớ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: • Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện). • Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. • Tranh đốt pháo hoa. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. H/dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc : - GV hướng dẫn đọc –chia đoạn. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài ( lượt 1 ).GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có. - HD đọc câu khó. - Gọi HS đọc phần chú giải. - GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc. * Tìm hiểu bài: - Gọi HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi: + Từ “thưa” có nghĩa là gì? - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - 1 HS khá đọc cả bài. - HS đọc bài tiếp nối nhau theo trình tự. + Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học … đến phải kiếm sống. + Đoạn2: mẹ Cương…đến đốt cây bông. - 1 HS đọc câu khó. - HS nối tiếp lần 2. - HS đọc phần chú giải. - HS nhóm ( thầm –to) - HS đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. + “thưa” có nghĩa là trình bày với người Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáoánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương + Cương xin mẹ đi học nghề gì? + “Kiếm sống” có nghĩa là gì? + Đoạn 1 nói lên điều gì? - Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. + Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình? + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? + Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? + Nội dung chính của đoạn 2 là gì? - Gọi HS đọc từng bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK. - Gọi HS trả lời và bổ sung. + Nội dung chính của bài là gì? - Ghi nội dung chính của bài. * Luyện đọc: - Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn. + Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn. + Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ cha mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống. + “kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình. + Đoạn 1 nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. - 2 HS nhắc lại. - HS đọc thầm. + Bà ngạc nhiên và phản đối. + Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. + Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. + Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em. - 2 HS nhắc lại. 1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi. + Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. + Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối. + Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ. - 2 HS nhắc lại nội dung bài. - 3 HS đọc phân vai. HS phát biểu cách Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáoánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật. - Yêu cầu HS đọc theo cách đọc đã phát hiện. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau: Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ thiết tha: - Mẹ ơi ! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp, hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào” tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đất cây bông. - Yêu cầu HS đọc trong nhóm. - Tổ chức cho HS thị đọc diễn cảm. - Nhận xét tiết học. 3. Củng cố - dặn dò: + Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và soạn bài Điều ước của vua Mi-đát. đọc hay (như đã hướng dẫn) - 3 HS đọc phân vai. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - 3 đến 5 HS tham gia thi đọc. Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáoánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương TOÁN: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. Mục tiêu: - Giúp HS: Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau. - Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh. - Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc. II. Đồ dùng dạy học: - Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS). III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 40, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a. Giới thiệu bài: - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc. b.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc : - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ? - Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt ?) - GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: kéo dài DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C. - GV: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ? - Các góc này có chung đỉnh nào ? - Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C. - GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống. - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - Hình ABCD là hình chữ nhật. - Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông. - HS theo dõi thao tác của GV. - Là góc vuông. - Chung đỉnh C. - HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, … - HS theo dõi thao tác của GV và làm theo. Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáoánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương - Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau: Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, làm như sau: + Vẽ đường thẳng AB. + Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được AB và CD vuông góc với nhau. - GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O. c. Luyện tập, thực hành : Bài 1 - GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong SGK. - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra. - GV yêu cầu HS nêu ý kiến. - Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau ? Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào VBT. - GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. - GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không. - HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 -Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau. - Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I. - 1 HS đọc trước lớp. - HS viết tên các cặp cạnh, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp: AB và AD, AD và DC, DC và CB, CD và BC, BC và AB. - HS dùng ê ke để kiểm tra các hình trong SGK, sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau vào vở. - 1 HS đọc các cặp cạnh mình tìm được trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào VBT. a) AB vuông góc với AD, AD vuông góc với DC. b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là: AB và BC, BC và CD. - HS nhận xét bài bạn và kiểm tra lại bài của mình theo nhận xét của GV. - HS cả lớp. Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáoánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố- Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáoánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương Thứ ba, ngày 19 tháng 10 năm 2010 TOÁN HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: -Nhận biết đuợc hai đường thẳng song song. - Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước thẳng và ê ke. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 41. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng song song. b.G/thiệu hai đường thẳng song song: - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình. - GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau. - GV yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC và hỏi: Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được hai đường thẳng song song không? - GV nêu: Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau. - GV yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống. - GV yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng song song (chú ý ước lượng để hai đường thẳng không cắt nhau là được). c. Luyện tập, thực hành : - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - Hình chữ nhật ABCD. - HS theo dõi thao tác của GV. A B D C - Kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta cũng được hai đường thẳng song song. - HS nghe giảng. - HS tìm và nêu. Ví dụ: 2 mép đối diện của quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối diện của bảng đen, của cửa sổ, cửa chính, khung ảnh, … - HS vẽ hai đường thẳng song song. - Quan sát hình. Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáoánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương Bài 1 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau. - GV: Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau ? - GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ. Bài 2 - GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp. - GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE. - GV có thể yêu cầu HS tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED). Bài 3 - GV yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong bài. - Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ? - Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ? - GV có thể vẽ thêm một số hình khác và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - Cạnh AD và BC song song với nhau. - Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với NP. - 1 HS đọc. - Các cạnh song song với BE là AG,CD. - Đọc đề bài và quan sát hình. - Cạnh MN song song với cạnh QP. - Cạnh DI song song với cạnh HG, cạnh DG song song với IH. - HS cả lớp. [...]... HS lắng nghe - Nhắc lại tựa bài - HS quan sát tranh - HS quan sát - HS trả lời HS trả lời HS nhận xét HS quan sát - HS so sánh + Giống : về hình dáng, đặc điểm + Khác : về các chi tiết - HS lắng nghe Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáo ánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương Hoạt động 2: Cách vẽ đơn giản hoa, lá - HS quan sát và vẽ theo yêu cầu - GV yêu cầu HS quan sát hoa, lá thật hoặc của SGK ảnh để... Thị Sáu Giáo ánlớp4TUẦN9 phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước: Nhịp 1: Đá chân trái ra trước lên cao , đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp Nhịp 2: Hạ chân trái về trước đồng thời khuỵu gố , chân phải thẳng và kiểng gót, hai tay đưa ra trước bàn tay sấp Nhịp 3: Chân trái đạp nhanh lên thành tư thế đứng trên chân phải, chân trái và hai tay thực hiện như nhịp 1 Nhịp 4: về TTCB Nhịp 5... ra hình thức Người soạn: Lê Thị Phương 4 – 5 lần mỗi lần 2 lần 8 nhịp 2 – 3 lần 1 – 2 lần 1 – 2 lần 1 lần, mỗi động tác 2 lần 8 nhịp -Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập GV GV -HS chuyển thành đội hình vòng tròn Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáo ánlớp4TUẦN9 thưởng phạt -GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ HS chơi... Vào thời gian nào? - Bài thơ Thu ẩm nằm trong chùm thơ thu rất nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam Các em tìm đọc để thấy được nét đẹp của miền nông thôn b/ Tiến hành tương tự a/ Lời giải: - Uống nước nhớ nguồn - Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương - Đố ai lặn xuống vực sâu Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa - Người thanh nói tiếng... cặp : - GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau : + Tây Nguyên có những loại rừng nào ? + Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau ? + Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh, ảnh và các từ gợi ý sau: Rừng rậm rạp, rừng thưa, rừng một loại cây, rừng nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm - Cho HS lập bảng... lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật * Hoạt động cả lớp : Cho HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10, trong SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau : + Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ? Người soạn: Lê Thị Phương - HS quan sát và đọc SGK để trả lời - HS đại diện cặp của mình trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung - HS xác lập theo sự hướng dẫn của GV - HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh... môi trường và sinh hoạt của con người + Thế nào là du canh, du cư ? + Du canh: là hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chống cạn kiệt, vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáo ánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương trọt từ nơi này đến nơi khác Du cư: hình thức sinh sống lang thang, không có nơi cư trú nhất định + Chúng ta cần phải... Cách tiến hành: - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo -GV chia HS thành các nhóm và tổ luận: chức cho HS thảo luận nhóm 1) Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở - HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang bể bơi đông người.Hình 5 minh hoạ các 37 / SGK, thảo luận và trả lời: bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển 1) Hình minh hoạ cho em biết điều gì ? 2) Ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ 2) Theo em nên tập bơi... tay hát -GV cùng học sinh hệ thống bài học -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà -GV hô giải tán Người soạn: Lê Thị Phương 4 – 5phút G V 1 lần 2 – 4 phút 1 – 2 phút 1 – 2 phút -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc GV HS hô “khỏe” Trường tiểu học Võ Thị Sáu Giáo ánlớp4TUẦN9 Người soạn: Lê Thị Phương CHÍNH TẢ THỢ RÈN I MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng chính tả bài... bài: Những ước muốn tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người * Hiểu nghĩa các từ ngữ: phép màu, quả nhiên, khủng khiếp, phán II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: • Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 90 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) • Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc III HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy 1 KTBC: - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đ an bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời câu . - Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương - Đố ai lặn xuống vực sâu Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa. - Người thanh nói tiếng cũng thanh. HS lắng nghe - Nhắc lại tựa bài. - HS quan sát tranh - HS quan sát - HS trả lời - HS trả lời - HS nhận xét - HS quan sát - HS so sánh + Giống : về hình dáng,