TỔNG QUAN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VEN SÔNG, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁ
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
TRẦN NGUYỄN TRÂM ANH
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
TRẦN NGUYỄN TRÂM ANH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Trần Nguyễn Trâm Anh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
TÓM TẮT iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục luận văn 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VEN SÔNG, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC TUYẾN PHỐ ĐI BỘ VEN SÔNG 5
1.1 Một số kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông và tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở ngoài nước 5
1.1.1 Phố đi bộ ven sông Venice – Italia 5
1.1.2 Phố đi bộ ven sông San Antonio – Texas, Hoa Kỳ 7
1.1.3 Phố đi bộ ven sông Clarke Street – Singapore 9
1.1.4 Phố đi bộ ven suối Cheonggyecheon – Seoul, Hàn Quốc 11
1.1.5 Một số Phố đi bộ ven sông nổi tiếng tại Trung Quốc 15
1.2 Một số kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông và tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong nước 17
1.2.1 Đề tài nghiên cứu về tuyến phố ven sông Sài Gòn 17
1.2.2 Phố đi bộ Kenton River Walk – Quận 7, TP Hồ Chí Minh 17
1.2.3 Phố đi bộ phía bờ Nam sông Hương – TP Huế 19
1.2.4 Phố đi bộ Sakura Park – Quận 7, TP Hồ Chí Minh 20
1.3 Các cơ sở lý luận khoa học 22
1.3.1 Lý luận về hình ảnh đô thị của Kevin Lynh 22
1.3.2 Lý luận về không gian đô thị của Roger Trancik 22
Trang 5CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHI TIẾT CÁCH THỨC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 23
2.1 Phương pháp phi thực nghiệm 23
2.1.1 Tổng quan về tuyến đường Trần Hưng Đạo - Thành phố Đà Nẵng 23
2.1.2 Đánh giá chung về hiện trạng cảnh quan ven bờ sông khu vực tuyến đường Trần Hưng Đạo - Thành phố Đà Nẵng (đoạn từ cầu Rồng đến cầu Sông Hàn) 23
2.1.3 Về mật độ giao thông 25
2.1.4 Về cây xanh công cộng 27
2.1.5 Về kiến trúc 27
2.2 Chi tiết quy trình sử dụng phương pháp khảo sát, thu thập số liệu 30
2.3 Phương pháp so sánh 33
2.3.1 Mô tả phương pháp 33
2.3.2 Chi tiết phương pháp 33
2.4 Phương pháp lịch sử 41
2.4.1 Phố đi bộ sông Seine - Paris, Pháp 41
2.4.2 Phố Bạch Đằng – Đà Nẵng 42
2.5 Phương pháp Generative và ngôn ngữ kiểu mẫu 46
2.5.1 Mô tả phương pháp 46
2.5.2 Chi tiết phương pháp 47
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC TUYẾN PHỐ ĐI BỘ VEN SÔNG TRONG ĐÔ THỊ VIỆT NAM 75
3.1 Kết quả sử dụng phương pháp phi thực nghiệm từ khảo sát và thu thập số liệu 75
3.2 Kết quả sử dụng phương pháp so sánh 75
3.3 Kết quả sử dụng phương pháp lịch sử 77
3.4 Kết quả xác định các ngôn ngữ kiểu mẫu từ phương pháp Generative 77
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CHO PHỐ ĐI BỘ TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐÀ NẴNG 79
4.1 Giải pháp về kiến trúc - cảnh quan 79
4.2 Giải pháp về chiếu sáng 84
4.3 Giải pháp về giao thông 86
4.4 Giải pháp về quản lý và môi trường 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
Trang 6TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC TUYẾN PHỐ ĐI BỘ VEN SÔNG TRONG ĐÔ THỊ VIỆT NAM
& ĐỀ XUẤT CHO TUYẾN PHỐ TRẦN HƯNG ĐẠO – TP ĐÀ NẴNG
Học viên: Trần Nguyễn Trâm Anh Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: ………Khóa: K34-BK Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt: Khái niệm “Phố đi bộ” vốn không còn xa lạ với các đô thị phát triển trên thế giới
Không nằm ngoài xu hướng đó, các đô thị ở Việt Nam đã và đang dần hình thành, phát triển các khu phố đi bộ bởi không gian đi bộ là rất cần thiết cho các đô thị hiện nay; nó không chỉ giúp tạo ra môi trường nghỉ ngơi, giải trí thư giãn cho người dân, giúp tăng cường sự kết nối trong cộng đồng mà còn giúp đánh thức những yếu tố văn hóa tốt đẹp trong lòng mỗi du khách khi ghé thăm Việt Nam, mang lại nhiều nguồn lợi về mặt kinh tế
và du lịch Với lợi thế địa hình nhiều sông ngòi, ngoài phát triển “Phố đi bộ”, các đô thị ở Việt Nam còn một lợi thế to lớn khác, chính là việc phát triển “Phố đi bộ ven sông” Đề tài
có sự tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm từ việc phát triển thành công của các Phố đi bộ ven sông nổi tiếng trên thế giới và các nghiên cứu trong nước có liên quan; kết hợp với khảo sát nhu cầu của các du khách và cư dân địa phương về tính khả thi cũng như chọn lọc những kiểu mẫu thiết kế kiến trúc cảnh quan phù hợp để áp dụng tại Việt Nam và đề xuất áp dụng cho tuyến phố đi bộ Trần Hưng Đạo – TP Đà Nẵng
Từ khóa: Phố đi bộ, Phố đi bộ ven sông, Không gian đi bộ, Văn hóa đi bộ, Kết nối cộng
đồng
ORGANIZATION LANDSCAPE ARCHITECTURE
TO RIVER WALK IN THE URBAN VIETNAM
& PROPOSED FOR TRAN HUNG DAO STREET – DANANG CITY
Abstract: The concept of "Walking Street" does not exist any other development than the
development of the world Not out of the way, the content of Vietnam and being 'to', the development of the area by pedestrians is required to be requested for the current town; It saves the folder for everyone, keeps the advanced connection in the community, helps each beautiful text in each customer when visiting Vietnam, brings a lot of benefits, business and tourism With many of the contents of the road outside, the outside of the “Walking street”, another town in Vietnam has a different, the main is the “River walk street” Proposed total, casting experience from the development of most of the river current walks in the world and related domestic studies; combined with customer and local customer surveys of features also selectively contextualize the architectural design patterns for application in Vietnam and apply the current suite of applications Tran Hung Dao street - Da Nang city
Key word: Walking street, River walk street, The space walk, The culture walk,
Community Connectivity
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1 So sánh các tiêu chí đánh giá cụ thể giữa một số Phố đi bộ ven
sông và Phố đi bộ trong đô thị tiêu biểu 34
2.2
Bảng đánh giá vấn đề, phân tích và đưa ra giải pháp cho các ngôn ngữ kiểu mẫu đề xuất áp dụng cho Phố đi bộ Trần Hưng Đạo – TP Đà Nẵng
48
2.3
Thống kê kết quả khảo sát lấy ý kiến 05 Kiến trúc sư đang hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch về các kiểu mẫu được đề xuất cho Phố đi bộ ven sông Trần Hưng Đạo
72
2.4
Thống kê kết quả khảo sát lấy ý kiến 50 du khách và 50 dân địa phương về tính khả thi và phù hợp nhất của các ngôn ngữ kiểu mẫu sẽ bố trí tại tuyến phố Trần Hưng Đạo
74
Trang 91.5 Mô hình phân bố các điểm nhấn kiến trúc trên Phố đi bộ ven
1.6 Sơ đồ hệ thống phân khu chức năng và các điểm nhấn kiến trúc
trên Phố đi bộ ven sông San Antonio 9
1.7 Sơ đồ hệ thống phân khu chức năng và các điểm nhấn kiến trúc
trên Phố đi bộ ven sông Clarke Street 10 1.8 Kết quả phục hồi kiến trúc trên Phố đi bộ ven sông Clarke Street 11
1.9 Hệ thống phân mái che tinh vi làm mát thông minh trải dài trên
Phố đi bộ ven sông Clarke Street - Singapore 11
1.10
Hình ảnh trước và sau khi thực hiện dự án cải tạo đường cao tốc
trên cao trở thành một bờ sông thân thiện với môi trường của
Suối Cheonggyecheon - Seoul, Hàn Quốc
12
1.11
Mô phỏng dự án cải tạo đường cao tốc trên cao trở thành một bờ
sông thân thiện với môi trường và khôi phục lại giá trị lịch sử
của Suối Cheonggyecheon - Seoul, Hàn Quốc
13
1.12 Sơ đồ hệ thống giao thông tiếp cận và các điểm nhấn kiến trúc
trên Phố đi bộ ven sông Cheonggyecheon - Seoul, Hàn Quốc 14
1.13
Phố đi bộ ven sông Cheonggyecheon trở thành nơi thường xuyên
tổ chức các sự kiện tiêu biểu, hoạt động nghệ thuật tại Seoul,
Hàn Quốc
15
1.14 Thành cổ Lệ Giang - tỉnh Vân Nam, Trung Quốc 16 1.15 Thị trấn cổ Châu Trang - thành phố Côn Sơn, tỉnh Giang Tô 16 1.16 Phối cảnh dự án Phố đi bộ Kenton River Walk nằm trong Khu
phức hợp Kenton Node Hotel Complex 18
1.17 Phối cảnh dự án Phố đi bộ Kenton River Walk nằm trong Khu
phức hợp Kenton Node Hotel Complex 19 1.18 Tổng mặt bằng dự án “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống 19
Trang 10Số hiệu
tuyến đường đi bộ phía bờ Nam sông Hương” - TP Huế
1.19 Phối cảnh dự án dự án “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống
tuyến đường đi bộ phía bờ Nam sông Hương” - TP Huế 20
1.20 Sơ đồ vị trí dự án Phố đi bộ Sakura Park quận 7 nằm trong dự án
Midtown quận 7 của Phú Mỹ Hưng 21
1.21 Phối cảnh dự án Phố đi bộ Sakura Park quận 7 nằm trong dự án
Midtown quận 7 của Phú Mỹ Hưng 22 2.1 Sơ đồ vị trí khu vực lựa chọn làm địa điểm nghiên cứu 23
2.2 Ảnh chụp hiện trạng sơ bộ hạ tầng kỹ thuật tại khu vực nghiên
2.3 Ảnh chụp hiện trạng một số vị trí bố trí chiếu sáng và điểm nhấn
về màu sắc tại khu vực nghiên cứu 25
2.4 Hiện trạng đáng quan ngại việc đậu đỗ xe tại địa điểm nghiên
2.5 Ảnh hiện trạng các điểm giữ xe tự phát khiến vỉa hè mất cân
2.6 Ảnh hiện trạng các điểm giữ xe tự phát trên vỉa hè hiện nay gần
khu vực đường vào Chợ đêm tại địa điểm nghiên cứu 27 2.7 Ảnh hiện trạng bố trí cây xanh tại địa điểm nghiên cứu 27 2.8 Ảnh hiện trạng sự phân bố các công trình kiến trúc 28 2.9 Phân tích sự quản lý quy hoạch chiều cao xây dựng tại địa điểm
nghiên cứu nhìn từ đường Bạch Đằng hướng Đông 29
2.10 Ảnh hiện trạng các điểm hoạt động nghệ thuật tự phát trên vỉa hè
hiện nay tại địa điểm nghiên cứu 30 2.11 Quy định quản lý kiến trúc chặt chẽ ở Paris 41 2.12 Quản lý nghiêm ngặt về chiều cao công trình xây dựng 42 2.13 Đường Bạch Đằng năm 1931 43 2.14 Đường Bạch Đằng trước năm 1975 43 2.15 Đường Bạch Đằng năm (xưa là Quai Courbet) 44 2.16 Đường Bạch Đằng trước năm 1975 44
2.17 Các công trình được xây dựng với hình thức hài hòa giữa kiến
2.18 Kiến trúc nhà ở trên đường Bạch Đằng năm 1970 45
Trang 11Số hiệu
2.19 Phân tích sự quản lý quy hoạch chiều cao xây dựng đường Bạch
Đằng nhìn từ hướng Đông (năm 1960-1965) 46 4.1 Minh họa một số giải pháp thiết kế bậc cấp thông minh 79 4.2 Minh họa một số giải pháp thiết kế lát gạch vỉa hè 80 4.3 Minh họa một số giải pháp lát đá nền thông minh tạo hình dạng 80 4.4 Minh họa một số giải pháp thiết kế khu vệ sinh công cộng 81
4.5 Minh họa một số giải pháp khu vực mái che kết hợp hệ thống
4.6 Minh họa một số giải pháp về thiết kế trạm chờ xe bus 82 4.7 Minh họa một số giải pháp thiết kế đậu đỗ xe thông minh 83 4.8 Minh họa một số giải pháp thiết kế vị trí ngồi nghỉ 83
4.9 Minh họa một số giải pháp thiết kế vị trí ngồi nghỉ trước quán cà
phê và giữa hành lang đi bộ 84 4.10 Minh họa một số giải pháp thiết kế chiếu sáng 85 4.11 Minh họa một số giải pháp thiết kế điện chiếu sáng từ năng
Trang 12DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
3.1 Sơ đồ so sánh hai xu hướng hình thành và phát triển Phố đi bộ ven
3.2 Mô tả các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến việc hình thành hình thái 77 3.3 Mối quan hệ giữa các ngôn ngữ kiểu mẫu đề xuất áp dụng cho Phố
4.1: Đề xuất một số giải pháp giảm ùn tắt như bố trí bãi đậu đỗ xe, 86
Trang 13DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ Tên biểu đồ Trang
2.1 Tính khả thi của việc trở thành Phố đi bộ 30
2.4 Loại hình giao thông công cộng cần bố trí tại Phố đi bộ 32 2.5 Các chương trình đường phố tổ chức trên Phố đi bộ 32 2.6 Không gian công cộng được yêu thích của một Phố đi bộ ven sông
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt bao năm qua, hầu hết các nhà quy hoạch trên thế giới lập ra các quy hoạch mà trong đó buộc người dân phải sống nhiều thời gian trong các tòa nhà cao tầng, trong phương tiện giao thông công cộng lẫn cá nhân Họ cho rằng như thế là hợp lý bởi người dân di chuyển bằng các phương tiện giao thông thuận tiện, là phát triển đô thị theo hướng hiện đại Điều đó phần nào hợp lý về mặt phát triển mở rộng không gian nhưng thực tế cho thấy kiểu quy hoạch này trở nên rất tệ cho sức khỏe người dân; làm cho người ta phụ thuộc vào xe cơ giới, bị tù túng trong các tòa nhà cao
ốc ngút ngàn mà không có cơ hội tận hưởng thiên nhiên Kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những người sống ở ngay tại trung tâm đô thị có tuổi thọ cao hơn những người sống tại các khu đô thị ven trung tâm Việc đi bộ quanh thành phố, thăm quan những khu vực công cộng sẽ cải thiện được đời sống cộng đồng trong xã hội Với chiến lược này, người dân bảo vệ được môi trường khi tiêu tốn ít điều hòa và xăng xe hơn, gắn kết với cộng đồng hơn, có sức khỏe tốt hơn, thu hút được nhiều khách du lịch hơn Như vậy, để trở thành một đô thị sống tốt, thân thiện môi trường những nhà quản
lý đô thị, kiến trúc sư và những tổ chức liên quan phải lấy trọng tâm là con người cùng với tư tưởng thiết kế và phát triển đô thị thay vì tập trung quy hoạch theo kiểu vì nhu cầu của “xe cơ giới” [1]
Phố đi bộ là một mô hình không gian giao tiếp công cộng đặc biệt, nó được coi
là một địa điểm đặc trưng của đô thị, là một vấn đề rất điển hình của văn hóa đô thị; phản ánh không chỉ đơn thuần là vấn đề quy hoạch và kiến trúc đô thị, mà còn là những vấn đề khác liên quan đến xã hội học đô thị, đến bảo tồn di sản văn hóa đô thị, đến phát triển thương mại và du lịch Theo các nhà đô thị học, ý nghĩa của việc tổ chức phố đi bộ là "trả lại thành phố cho người dân", tạo điều kiện để người dân tiếp cận khu vực công cộng dễ dàng hơn, tăng cường sự giao tiếp bình đẳng giữa các tầng lớp nhân dân Ngoài ra nó còn đóng vai trò hồi sinh các khu vực lịch sử và duy trì sức sống văn hóa của đô thị [2] Các chuyên gia y tế khuyên rằng mỗi người nên tự ý thức xem việc
đi bộ là quan trọng cho sức khỏe, vừa tạo thú vui, giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày giúp con người thư giãn, vận động nhiều hơn, tận hưởng sự thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng, vừa là một biện pháp nhằm giải quyết vấn đề về ùn tắc giao thông, giúp giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ các phương tiện cơ giới
Xu hướng xây dựng mô hình và tổ chức phố đi bộ ở các đô thị Việt Nam nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng đang diễn ra mạnh mẽ Với lợi thế địa hình nhiều sông ngòi thì việc nghiên cứu tổ chức kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ
Trang 15ven sông trong đô thị Việt Nam là mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững không chỉ mang lại hiệu quả cho ngành du lịch mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường sống của người dân Trong vòng gần 10 năm trở lại đây, các đô thị ở Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều biện pháp áp dụng nhằm đưa văn hóa đi bộ gần hơn đến người dân như tổ chức thí điểm không gian đi bộ, đề xuất phương án tổ chức phố đi bộ, xây dựng nhiều hành lang, hầm, cầu đi bộ, tín hiệu đèn giành riêng cho người đi bộ, đặc biệt từ đầu năm 2017 chính quyền đã thực hiện đẩy mạnh công tác giải phóng và giành lại vỉa hè cho người đi bộ…nhìn chung cũng đã đạt được một số thành công nhất định
Được vinh danh trở thành “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam” đồng nghĩa với tình trạng lượng du khách lẫn dân nhập cư vào thành phố ngày một khó kiểm soát hơn; tình trạng giao thông tại Đà Nẵng đã trở thành vấn đề nhức nhối và mang tính cấp bách cần khẩn trương phối hợp giải quyết để đảm bảo sự an toàn cho du khách cũng như người dân sinh sống và làm việc tại thành phố Yêu cầu đặt ra chính là làm sao vừa giải quyết được tình trạng ách tắt giao thông vừa vẫn tạo được sự thân thiện, hiện đại mà từ lâu đã là tiêu chí cho sự phát triển du lịch của Đà Nẵng Bên cạnh đó, đặc biệt cần lưu ý khai thác tiềm năng phát triển của bờ Đông sông Hàn khi trong vòng hơn 02 năm trở lại đây đã bắt đầu có sự chuyển mình mạnh mẽ
Nghiên cứu này sau khi nghiên cứu và áp dụng đối với tuyến phố Trần Hưng Đạo – TP Đà Nẵng mang tính tiên phong bởi thời gian qua, lãnh đạo Đà Nẵng nhận nhiều ý kiến đề xuất biến đường Bạch Đằng thành tuyến phố đi bộ dọc bờ sông (đoạn
từ cầu Rồng đến cầu quay sông Hàn), chỉ cho phép di chuyển bằng xe đạp Lãnh đạo
Đà Nẵng đã giao cho các đơn vị liên quan nghiên cứu UBND thành phố Đà Nẵng cũng vừa tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc quảng trường trung tâm kết nối từ khu đất trống trước Nhà hát Trưng Vương (quận Hải Châu) đến đường Bạch Đằng nhằm tạo không gian giải trí, tổ chức sự kiện chính trị - xã hội, các lễ hội lớn tại thành phố này
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài mang tính cấp thiết, kết quả đề tài có nhiều ứng dụng trong quản lý Nhà nước, trong việc đưa ra giải pháp tổ chức cảnh quan các tuyến phố đi bộ ven sông góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cho các đô thị Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng mô hình chung và định hướng đưa ra các giải pháp tổ chức cảnh quan các tuyến phố đi bộ ven sông cho các đô thị Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu áp dụng cho tuyến phố Trần Hưng Đạo – TP Đà Nẵng Từ
đó khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, hình thành không gian thân thiện với sông
Trang 16nước, tôn tạo kiến trúc cảnh quan trở thành không gian văn hóa mở nơi đô thị nhằm phát triển du lịch hướng tới phát triển bền vững Kết quả cần có độ tin cậy cao, được xây dựng từ nguồn dữ liệu rõ ràng và có phương pháp nghiên cứu khoa học rõ ràng
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các tuyến phố có khả năng hình thành phố đi bộ ven sông trong các đô thị tại Việt Nam giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch tại địa phương, đặc biệt là tại Đà Nẵng Việc chọn lựa đối tượng nghiên cứu này là
vì kết quả nghiên cứu nếu thành công có thể áp dụng cho nhiều địa phương và có tầm ảnh hưởng sâu rộng
- Phạm vi nghiên cứu: để đảm bảo nghiên cứu đạt được kết quả chính xác và có chất lượng cao, đề tài nghiên cứu được giới hạn đối tượng là các đô thị lớn tại Việt Nam đang trên đà phát triển đô thị hóa mạnh mẽ, phạm vi áp dụng nghiên cứu là tuyến đường Trần Hưng Đạo - Thành phố Đà Nẵng (đoạn từ cầu Rồng đến cầu Sông Hàn) Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam để đồng nhất về điều kiện thời tiết, trên cơ sở đó có thể so sánh đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phi thực nghiệm: tập trung phân tích vị trí, khảo sát thực địa tại địa điểm áp dụng kết quả nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế từ số đông: thu thập lấy ý kiến từ 70-100 du khách và cư dân địa phương tại địa điểm dự kiến áp dụng kết quả nghiên cứu để có các thông tin cơ bản cần thiết Qua khảo sát mang tính xã hội học chỉ ra nhu cầu của người dân và du khách từ đó tổng hợp ý kiến, đánh giá mức độ hiệu quả khi đưa vào khai thác sử dụng
- Phương pháp thu thập thông tin – tổng hợp tài liệu thứ cấp: thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan, các nghiên cứu quốc tế và trong nước có liên quan đến đề tài nhằm có cơ sở xây dựng nguồn dữ liệu khoa học có độ tin cậy cao
- Phương pháp so sánh: đưa ra các so sánh sự khác biệt giữa phố đi bộ ven sông
và phố đi bộ trong đô thị (khai thác triệt để từ thuận lợi với tầm nhìn sông nước, các ảnh hưởng do thời tiết khí hậu đem lại, các hoạt động giải trí – vui chơi phải gắn liền với yếu tố vị trí thuận lợi, không gian cần có sự đóng mở nhất định, cảnh quan cây xanh mặt nước cần có sự kết hợp hài hòa, khu vực tập kết tàu bè, vị trí ngồi nghỉ ngơi, bản sắc địa phương, điểm nhấn đô thị…)
- Phương pháp lịch sử: nghiên cứu nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của các tuyến phố đi bộ ven sông trong các đô thị trên thế giới và trong nước; từ đó rút
ra bản chất và quy luật hình thành của đối tượng nghiên cứu
Trang 17- Phương pháp Generative và ngôn ngữ kiểu mẫu: sử dụng các ngôn ngữ kiểu mẫu ở quy mô đô thị để dẫn chứng cụ thể các hình thức tổ chức kiến trúc cảnh quan sẽ
sử dụng trong quá trình nghiên cứu
5 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan một số kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông, tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài và cơ sở khoa học xây dựng
mô hình tổ chức kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ ven song
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và chi tiết cách thức giải quyết vấn đề Chương 3: Kết quả nghiên cứu tổ chức kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ ven sông trong đô thị Việt Nam
Chương 4: Đề xuất các giải pháp áp dụng cho Phố đi bộ Trần Hưng Đạo – Đà Nẵng
Trang 18CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VEN SÔNG, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC TUYẾN PHỐ ĐI BỘ
VEN SÔNG 1.1 Một số kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông và tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở ngoài nước
1.1.1 Phố đi bộ ven sông Venice – Italia
Thành phố nổi tiếng bậc nhất với việc xây dựng thành công phố đi bộ ven sông trên thế giới không đâu khác chính là thành phố Venice – thủ phủ của vùng Veneto và của tỉnh Venezia ở Italia, được gọi với cái tên là “Thành phố nổi”, “Thành phố của các kênh đào”…bởi Venice có vô số kênh đào và 444 cây cầu nối liền 118 hòn đảo nhỏ [3]
Hình 1.1 Phố đi bộ ven sông Venice
(Nguồn:
https://dreamofitaly.com/2009/02/19/city-of-venice-unveils-new-booking-web-site/)
Nằm ở điểm gặp nhau của các tuyến thương mại đường biển giữa một phần Tây
Âu rộng lớn và vùng còn lại của thế giới, Venice trong quá khứ từng là một đế quốc hàng hải và một khu vực chuẩn bị cho các cuộc Thập tự chinh, cũng như là một trung tâm thương mại quan trọng của châu Âu thời kỳ Phục hưng Trong lịch sử, những cây cầu có chức năng như những con đường, mọi hoạt động giao thông đều diễn ra hoặc trên nước hoặc là đi bộ [3]
Một điều đặc biệt Venice là khu đô thị duy nhất ở châu Âu trong thế kỷ 21 tồn tại mà hoàn toàn không có ô tô và xe tải Nhà cửa ở Venice không xây trực tiếp trên đảo mà nằm trên sàn gỗ có cọc cắm sâu vào nền đất Hệ thống kênh Grande – mạch giao thông chính của thành phố được mệnh danh là đại lộ đẹp nhất thế giới Đi thuyền dọc đây có những kiến trúc độc đáo nằm hai bên bờ kênh như công trình Nhà Vàng - dinh thự được xây bằng đá hoa cương nhiều màu và được trang trí mạ vàng ở mặt tiền
Trang 19cùng cây cầu Rialto danh tiếng nơi dừng chân của các cặp tình nhân [3]
Hình 1.2 Lối kiến trúc đặc trưng tại Phố đi bộ ven sông Venice
(nguồn:
https://millennialmagazine.com/2016/06/03/location-of-the-week-the-venice-canals-of-italy/)
Venice không chỉ nổi tiếng bởi việc thành công trong mô hình quy hoạch, bởi lễ hội hóa trang Carnival diễn ra vào tháng 2 hàng năm tại đây, các khu phố mua sắm phi thương mại bày bán những sản phẩm địa phương, các khu phố ẩm thực nổi tiếng với rượu cùng các món ăn mang hương vị phương đông mà hiếm nơi nào trên đất Ý có được, bởi lối kiến trúc tráng lệ, đậm nét văn hóa lịch sử lâu đời xưa cổ còn được giữ lại gần như nguyên vẹn, các dãy phố cổ ngoằn nghèo, kiểu nhà ống nhiều cửa sổ với mặt tiền mang nhiều màu sắc [3]
Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống phân bố các điểm nhấn kiến trúc trên
Phố đi bộ ven sông Venice (nguồn: www.worldtouristmap.inf)
Trang 201.1.2 Phố đi bộ ven sông San Antonio – Texas, Hoa Kỳ
Nhắc đến việc nghiên cứu thành công mô hình tổ chức cảnh quan phố đi bộ ven sông sẽ là một thiếu sót rất lớn khi không nhắc đến “Riverwalk San Antonio” (tuyến đi
bộ ven sông San Antonio), thành phố mang trong mình dòng sông nổi tiếng hàng đầu trong các điểm du lịch tại vùng Texas, Hoa Kỳ nằm cách 300km về phía tây của Houston Đã có rất nhiều nghiên cứu và các chương trình đào tạo kiến trúc sư tại Hoa
Kỳ xoay quanh sự thành công trong việc tổ chức quy hoạch cảnh quan dòng sông San Antonio
Hình 1.4 Phố đi bộ ven sông San Antonio
(nguồn: https://www.ytravelblog.com/san-antonio-river-walk-tx/)
Nằm dưới cốt đường đô thị khoảng 5m là một dòng sông không lớn, bề ngang khoảng 10m, sâu chỉ khoảng 1,6m dọc tuyến đi bộ nhưng uốn lượn quanh một khu vực được khai thác cho du lịch khoảng 20km (trong tổng chiều dài 386km) Thực ra du khách chỉ tập trung sinh hoạt ở một đoạn sông khoảng 2km dọc hai bên bờ một đoạn sông với hàng trăm nhà hàng, khách sạn, khu thương mại bên trên Sự pha trộn các nền văn hóa khác nhau như Mexico, Tây Ban Nha, Anh đã tạo cho đô thị San Antonio nét độc đáo không thể trộn lẫn Mọi ngóc ngách của lối đi hai bên dòng sông này đều được chăm sóc rất kỹ càng trong thiết kế, đưa du khách đi từ cảnh quan này sang cảnh quan khác một cách tự nhiên Hàng năm, người ta tổ chức các lễ hội Carnival khiến cho phố xá quanh dòng sông ngày càng được sầm uất [4]
Trang 21
Hình 1.5 Mô hình phân bố các điểm nhấn kiến trúc trên
Phố đi bộ ven sông San Antonio
(nguồn: http://www.mappery.com/map-of/San-Antonio-Texas-Tourist-Map-2)
Điều đáng nói ở đây là nỗ lực của chính quyền đô thị trong việc biến dòng sông San Antonio thường xuyên ngập lụt trở thành một điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất vùng Texas Ngay từ năm 1937, quá trình quy hoạch, cải tạo sông San Antonio do KTS Hugman vạch định đã được thực hiện bằng việc triển khai kế hoạch xây dựng “Chính quyền đô thị sông San Antonio” Đến năm 2013, dự án chống lụt hiện đại cho sông San Antonio đã hoàn thành với kinh phí 358 triệu USD bao gồm việc xây dựng
hệ thống chống lụt bằng cách xây dựng một đường cống có kích thước đường kính hơn 5m nằm ngầm bên dưới dòng sông và kế hoạch phát triển 24km cảnh quan dòng sông với các công viên và khu vực đô thị mới [4]
Trang 22Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống phân khu chức năng và các điểm nhấn kiến trúc trên Phố đi
bộ ven sông San Antonio
(nguồn: https://www.sanantonioriverwalk.com)
1.1.3 Phố đi bộ ven sông Clarke Street – Singapore
Một thành công rực rỡ khác của người bạn Châu Á – Singapore trong quy hoạch cảnh quan phố đi bộ ven sông nổi tiếng bậc nhất là Clarke Street được đặt tên chính thức vào năm 1896, con đường dọc theo cầu cảng này được chuyển đổi một phần trở thành đường dành riêng cho người đi bộ nằm bên Clarke Quay – đây từng là bến cảng có lịch sử lâu đời nằm cạnh và trải dài bên bờ sông Singapore đã có bề dày lịch sử gần 150 năm [5]
Trang 23Hình 1.7 Sơ đồ hệ thống phân khu chức năng và các điểm nhấn kiến trúc trên Phố đi
bộ ven sông Clarke Street
(nguồn: Theo Nghiên cứu của Jpatokal)
Sau 10 năm, khu vực Clarke Quay bắt đầu được chỉnh trang để biến nơi này thành một khu phức hợp Cơ quan Phát triển Đô thị (URA) quyết định Clarke Quay là một khu vực cần bảo tồn bởi có giá trị lịch sử cụ thể và khu vực này có thể được coi là một sự kết hợp của một số nền văn hoá từ Trung Quốc, Ấn Độ và Mã Lai, điều đó đã được thể hiện ở thiết kế các tòa nhà trong khu vực Kết quả sau phục hồi khu vực này
đã trở nên đầy màu sắc và sống động, và trở thành một nơi thú vị để được viếng thăm như là một địa điểm du lịch [6]
Trang 24
Hình 1.8 Kết quả phục hồi kiến trúc trên Phố đi bộ ven sông Clarke Street
(nguồn: https://www.urlaubsguru.at/reisemagazin/singapur-guenstig-tipps/)
KTS Alsop đã đưa ra một quy trình kiến trúc quốc tế vào áp dụng để thiết kế lại mặt tiền của dãy khu nhà ở cửa hiệu, quan cảnh đường phố và khu vực ăn uống ngoài
bờ sông, chia thành hai giai đoạn Dự án này điều chỉnh khéo léo vi khí hậu thông qua
hệ thống che bóng và làm mát tinh vi khiến nhiệt độ xung quanh khu vực giảm xuống đến 4 °C trong khi cảnh quan bờ sông và đường xá được chỉnh đốn đẹp mắt [5]
Hình 1.9 Hệ thống phân mái che tinh vi làm mát thông minh trải dài trên
Phố đi bộ ven sông Clarke Street - Singapore
(nguồn: https://www.rsp.ae/projects/project/clarke-quay)
1.1.4 Phố đi bộ ven suối Cheonggyecheon – Seoul, Hàn Quốc
Một minh chứng hùng hồn khác cho việc cải tạo đô thị thành công nhờ cải tạo kiến trúc cảnh quan chính là thay đổi bộ mặt quy hoạch chung của thành phố chính là
dự án hồi sinh Suối Cheonggyecheon - khu phố đi bộ công cộng hiện đại kéo dài gần 6
km nằm giữa trung tâm Seoul, Hàn Quốc Nơi đây từng bị bê tông hóa trở thành đường cao tốc trong những cố gắng đô thị hóa của Hàn Quốc trong suốt 50 năm
Trang 25Hình 1.10 Hình ảnh trước và sau khi thực hiện dự án cải tạo đường cao tốc trên cao trở thành một bờ sông thân thiện với môi trường của Suối Cheonggyecheon - Seoul,
Hàn Quốc (nguồn: http://urban-networks.blogspot.com/2015/12/la-recuperacion-del-rio-
perdido-de-seul.html)
Năm 2003, ông Lee Myung Bak – thị trưởng Seoul khi đó đã đưa ra ý tưởng khôi phục lại dòng suối, gỡ bỏ con đường cao tốc trên cao và tái sinh một khu thủy lộ vốn đã cạn khô, bị san lấp từ lâu [7] Mục đích của dự án là để khôi phục một không gian công cộng bị hư hỏng để tạo ra một bờ sông ở trung tâm thành phố, cải thiện môi trường và khôi phục lại giá trị lịch sử Một nỗ lực như vậy sẽ làm sống lại thành phố bằng cách thu hút nhiều dân số và nhiều hoạt động kinh doanh hơn, cuối cùng sẽ thúc đẩy đà tăng trưởng và thu hút đầu tư nước ngoài hơn [8]
Trang 26Hình 1.11 Mô phỏng dự án cải tạo đường cao tốc trên cao trở thành một bờ sông thân thiện với môi trường và khôi phục lại giá trị lịch sử của Suối Cheonggyecheon -
Seoul, Hàn Quốc (nguồn: https://www.seoulsolution.kr/en/content/seoul-urban-regeneration-
cheonggyecheon-restoration-and-downtown-revitalization)
Dự án đã giúp nâng cao chất lượng không khí trong khu vực nhờ tạo được hành lang gió, cung cấp thêm không gian xanh và đường thủy nội đô nhân tạo, kiểm soát lũ, phục hồi môi trường tự nhiên, cải thiện luồng giao thông qua khu vực, tăng diện tích không gian công cộng, góp phần nâng cao hình ảnh của Seoul và giúp quảng bá du lịch Sự thay đổi về mặt vật lý và giảm lưu lượng giao thông trong khu vực Cheonggyecheon đã làm giảm nồng độ bụi mịn (PM-10), NO2, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và các chất gây ô nhiễm không khí khác ở mức độ đáng kể Hiệu ứng đảo nhiệt tại trung tâm thành phố cũng giảm Nhiệt độ của khu vực Cheonggyecheon trước khi phục hồi là 2,2 ℃ cao hơn mức trung bình của Seoul, nhưng nó giảm xuống còn 1,3 ℃ sau khi phục hồi, giảm 8 đến 18% Nhiệt độ của điểm màu xanh lá cây trong luồng thấp hơn 0,9 ℃ so với khu vực lân cận Khi đường cao tốc bê tông biến mất, hành lang gió được thiết lập Hệ sinh thái cũng được phục hồi như các loài cá hoang dã, chim, côn trùng và thực vật tăng lên [7] Suối Cheonggyecheon cũng mang đến một bầu không khí mát mẻ cho khu vực lân cận với tầm nhiệt độ trung bình thấp hơn khoảng 3-6°C so với các khu vực khác của Seoul Số lượng phương tiện giao thông đi vào trung tâm thành phố cũng đã giảm xuống trong khi số người sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng lại tăng lên [8]
Trang 27
Hình 1.12 Sơ đồ hệ thống giao thông tiếp cận và các điểm nhấn kiến trúc trên Phố đi
bộ ven sông Cheonggyecheon - Seoul, Hàn Quốc (nguồn: https://www.seoulsolution.kr/en/content/seoul-urban-regeneration-
cheonggyecheon-restoration-and-downtown-revitalization)
Cheonggyecheon cũng trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa đa dạng:
259 sự kiện được tổ chức vào năm 2005-2007 giúp khẳng định một cách vững chắc dòng suối đã trở thành tụ điểm dành cho văn hóa và giải trí Với sự phục hồi của Cheonggyecheon, các điểm tham quan khác ở trung tâm như Gyeongbokgung, Changdeokgung và Myeongdong được liên kết thông qua các con đường dành cho người đi bộ, nâng cao giá trị tổng thể của các không gian công cộng ở trung tâm thành phố Trung tâm thành phố Seoul do đó đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn hơn [7]
Rõ ràng, cải tạo thành công Cheonggyecheon đã tạo ra một sức ảnh hưởng tích cực trong việc cải thiện môi trường sống và bầu không khí trong khu vực trung tâm Seoul đồng thời mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho khu vực ven sông
Trang 28Hình 1.13 Phố đi bộ ven sông Cheonggyecheon trở thành nơi thường xuyên
tổ chức các sự kiện tiêu biểu, hoạt động nghệ thuật tại Seoul, Hàn Quốc
(nguồn:
http://urban-networks.blogspot.com/2015/12/la-recuperacion-del-rio-perdido-de-seul.html)
1.1.5 Một số Phố đi bộ ven sông nổi tiếng tại Trung Quốc
Đến với một góc nhìn khác, quay về với nét cổ kính hơn với một loạt đô thị cổ ven sông vô cùng nổi tiếng của Trung Quốc đã và đang được nhắc đến như “Venice của phương Đông”, đều là những địa điểm du lịch được yêu thích bậc nhất như thành
cổ Lệ Giang, thị trấn cổ Châu Trang, làng cổ Chu Gia Giác, đô thị cổ Đồng Lý, thị trấn
cổ Tây Đường
Trải qua chiều dài hằng trăm năm lịch sử, Thành cổ Lệ Giang nằm ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, thường được biết đến với tên gọi Đại Nghiên cổ trấn, nơi đây được xem là thành cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc Lệ Giang luôn biết cách bảo tồn bản sắc văn hóa của mình dù trong mở mang kinh tế, là một biểu tượng độc nhất về lịch sử
và văn hóa cả một vùng nhờ địa thế nằm ở giáp biên giới với Tây Tạng, từ đó kiến trúc nơi đây trở thành sự giao thoa giữa nhiều nền văn hóa của các dân tộc như: Hán, Bạch, Tạng, Nạp Tây đồng thời nhờ vậy mà nền văn hóa bản địa tại đây cũng mang trong mình nhiều bản sắc phong phú [9]
Lệ Giang nổi tiếng với Đại Nghiên Thành, xen lẫn là hệ thống kênh rạch uốn lượn quanh những ngóc ngách của thành cổ Nhờ việc xây dựng và vẫn lưu giữ được gần như nguyên vẹn một lối kiến trúc độc đáo, kết hợp việc quy hoạch bài bản hệ thống thủy lợi có lối cấu trúc tài tình, thành cổ này được vinh danh như một "thành quốc Venezia Viễn Đông" và được UNESCO xác nhận nằm trong danh mục những Di sản thế giới từ năm 1997 Cổ trấn hơn 800 năm tuổi này quyến rũ bởi vẻ đẹp yên bình,
cổ kính được khắc hoạ trong khung cảnh thiên nhiên lẫn trong từng góc phố, nổi tiếng bậc nhất về hệ thống đường thủy và cầu cống với tất cả 354 chiếc cầu Những cây cầu nổi tiếng là: Tỏa Thúy, Đại Thạch, Nam Môn, Mã Yên, Nhân Thọ…đều được xây dựng vào thời nhà Minh và nhà Thanh [9]
Trang 29Thị trấn nhỏ với dân số khoảng 20.000 người này tập trung hầu hết vẻ đẹp của những thành phố trên nước ở vùng phía nam sông Dương Tử Người xưa xây dựng Châu Trang vào năm 1086 với những dãy nhà hai tầng cổ rêu phong, tường trắng, mái đen, dọc hai bên bờ Hầu hết các ngôi nhà trong thành phố này đều ra đời từ triều đại nhà Minh, nhà Thanh nhưng vẫn trong tình trạng còn tốt đã trở thành một điểm nhấn
về kiến trúc thu hút lượng lớn du khách tìm đến đây để trải nghiệm [10]
Hình 1.15 Thị trấn cổ Châu Trang - thành phố Côn Sơn, tỉnh Giang Tô
(nguồn:
https://trungquoc.luhanhviet.com.vn/thi-tran-chau-trang-menh-danh-venice-cua-phuong-dong/)
Có thể thấy có rất nhiều thị trấn cổ ở Trung Quốc đã được giới chuyên môn và
du khách xem là những “Venice của phương Đông” đều là những minh chứng hùng
Trang 30hồn nhất của sự thành công trong việc cải tạo, gìn giữ lối kiến trúc cổ kính và phát triển hình thành phố đi bộ ven sông với hệ thống kênh rạch chằng chịt, sông nước bao quanh mang nhiều nét tương đồng với đô thị cổ nổi tiếng thế giới Venice Điểm chung
có thể dễ dàng nhận ra đó chính là việc các đô thị cổ này đều đi theo hướng “bảo tồn các giá trị văn hóa và phát huy lợi thế vốn có” khi vẫn giữ nguyên trong mình lối kiến trúc cổ xưa, không pha tạp các kiến trúc hiện đại như một phần di sản, dung hoà khéo léo giữa kinh tế và trọng điểm chiến lược với địa thế mấp mô, đã bảo tồn và tái hiện thành công nét cổ xưa của các thành cổ một cách chân thật và hoàn mỹ nhất tạo nên sức hút to lớn cho du khách đến với những địa điểm trên đơn thuần chính là tìm lại những màu sắc kiến trúc cổ kính một thời của đất nước Trung Hoa với những ngôi nhà
cổ truyền thống, những cây cầu bắc ngang sông vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn từ thời Trung cổ
1.2 Một số kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông và tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong nước
Việc nghiên cứu tổ chức cảnh quan ven sông cũng được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm từ rất lâu, thể hiện qua việc có rất nhiều đề tài và các công trình nghiên cứu trên phạm vi cả nước về vấn đề này
1.2.1 Đề tài nghiên cứu về tuyến phố ven sông Sài Gòn
PGS.TS Nguyễn Khởi đã có đề tài nghiên cứu rất sâu về việc tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến phố ven sông Sài Gòn, ông đã sử dụng phương pháp nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của tuyến phố ven sông này, ông đặc biệt quan tâm đến việc liên kết chặt chẽ các trục giao thông qua trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, đặc biệt
là trục giao thông đi bộ như một mối nối sinh động giữa trung tâm đô thị cũ và không gian đô thị mới, cùng với đó ông đã sử dụng phương pháp giả định và đưa ra đề xuất giải pháp, xác định rõ các đối tượng di sản đô thị cần được bảo tồn, cải tạo thích ứng kết hợp với việc xây chen có định hướng và việc phân khu chức năng rõ ràng như không gian đi bộ, nghỉ ngơi, ngắm cảnh, duy trì và phát huy tuyến giao thông thủy bằng cách tổ chức lại các bến du thuyền ven sông, chỉnh trang lại không gian sinh hoạt cộng đồng khu vực quảng trường Mê Linh tạo nên mối nối xuyên suốt nhằm chuyển tải tính chất sông nước sang trung tâm đô thị mới [11]
1.2.2 Phố đi bộ Kenton River Walk – Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Dự án Phố đi bộ Kenton River Walk nằm trong khu phức hợp Kenton Node Hotel Complex lấy ý tưởng từ phố Clarke Quay nổi tiếng ở Singapore Dự án Kenton Node - được phát triển bởi chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng Tài Nguyên, chính thức được giới thiệu đến người dân vào tháng 5/2017 [12]
Trang 31
Hình 1.16 Phối cảnh dự án Phố đi bộ Kenton River Walk nằm trong
Khu phức hợp Kenton Node Hotel Complex
(nguồn: https://kentonode.com/)
Với lợi thế sẵn có khi một mặt của dự án tiếp giáp với dòng sông Rạch Đĩa, chủ đầu tư đã khai thác vẻ đẹp tự nhiên của dòng sông này và tận dụng những luồng gió tự nhiên để mang đến sự thoáng mát và trong lành cho khu phố đi bộ trải dài 1.400m Trên phố đi bộ là nơi diễn ra lễ hội đường phố với những tiếc mục xiếc, ảo thuật, ca nhạc cùng các vũ điệu sôi động Ngay trung tâm phố đi bộ bố trí sân khấu chính, nơi tổ chức chương trình ca nhạc hoành tráng Bên cạnh không gian âm nhạc, giải trí, Kenton Walk River còn có phố ẩm thực Kế bên phố ẩm thực là khu hồ bơi rộng 10.000m2 có không gian như một resort cao cấp Một điểm nhấn nổi bật khác của phố đi bộ có dàn nhạc nước đa phương tiện nằm trên sàn lan dưới dòng sông Rạch Đĩa, trị giá lên đến gần 3 triệu USD Với sự kết hợp của những vòi nước phun cao tới 100m cùng hệ thống ánh sáng và âm thanh chuyên nghiệp, du khách sẽ thưởng thức những màn nhạc nước hoành tráng miễn phí vào các tối cuối tuần Dự kiến khi hoàn thành vào năm 2018, nơi đây sẽ đón khoảng 10.000 lượt khách đến tham quan, vui chơi [13]
Trang 32Hình 1.17 Phối cảnh dự án Phố đi bộ Kenton River Walk nằm trong
Khu phức hợp Kenton Node Hotel Complex (nguồn: https://kentonode.com/)
1.2.3 Phố đi bộ phía bờ Nam sông Hương – TP Huế
Dự án “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía bờ Nam sông Hương” - TP Huế đã được khởi động xây dựng từ đầu năm 2018, kỳ vọng sẽ mở ra điểm nhấn quan trọng cho đô thị và phát triển du lịch Nhằm cụ thể hóa đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Huế, Chính phủ Hàn Quốc, thông qua tổ chức KOICA tài trợ cho
TP Huế thực hiện dự án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương, với tổng kinh phí hỗ trợ không hoàn lại là 6 triệu USD Trong đó, kinh phí lập quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương là 3 triệu USD và kinh phí thực hiện dự án thí điểm là 3 triệu USD
Riêng dự án “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía bờ Nam sông Hương, TP Huế” là dự án thí điểm của dự án “Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương” Dự án gồm các hạng mục như: Cầu đi bộ, sàn lát gỗ lim, bến du thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời, hệ thống giao thông, đường đi bộ dọc bờ sông nối từ khu vực cầu Phú Xuân đến nhà hàng Festival, hệ thống chiếu sáng và các hạng mục phụ trợ khác nhằm kết nối phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, đoạn từ cầu Trường Tiền đến công viên Lý Tự Trọng phục vụ khách du lịch vui chơi, ngắm cảnh [14]
Hình 1.18 Tổng mặt bằng dự án “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường
đi bộ phía bờ Nam sông Hương” - TP Huế (nguồn: https://ktssg.wordpress.com/2016/03/30/tao-dung-khong-gian-cong-cong-
tren-song-huong-xu-hue/)
Trang 33Để hình thành con đường này, đơn vị thi công tiến hành đóng cọc bê tông xuống sông Hương, sau đó đổ dầm bê tông, lòng đường đi bộ được lát sàn bằng gỗ lim Sàn bê tông cốt thép dày hơn 20cm, sàn gỗ lim dày 4cm và có hệ thống khung xương inox để kết nối Lan can của con đường được làm bằng đồng thau với độ cao hơn 1,4 mét; kết hợp với hệ thống tay vịn bằng gỗ… Đường đi bộ sẽ chia làm 3 không gian với nhiều tổ hợp như bến thuyền, vườn sen, quảng trường nhỏ tổ chức sự kiện… Những đường dốc, ki-ốt, bồn hoa, trên đường đi bộ phải tạo kiến trúc nhẹ nhàng, thiết
kế đơn giản bằng vật liệu gỗ phù hợp Khi đưa ra thiết kế quy hoạch này, mục tiêu của
dự án nhằm tạo điểm trung tâm liên kết khu vực ven sông Hương với cồn Hến và cồn
Dã Viên; kết nối giao thông xuyên suốt từ đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu hiện có đến công viên Lý Tự Trọng và tạo điểm nhấn cho tầm nhìn phía bắc bờ sông [14]
Hình 1.19 Phối cảnh dự án dự án “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường
đi bộ phía bờ Nam sông Hương” - TP Huế (nguồn: https://ktssg.wordpress.com/2016/03/30/tao-dung-khong-gian-cong-cong-
tren-song-huong-xu-hue/)
1.2.4 Phố đi bộ Sakura Park – Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Nhiều người nói rằng phố đi bộ là “đặc sản” của thành phố Hồ Chí Minh Cho đến nay, Sài Gòn có 2 con phố đi bộ nổi tiếng là Nguyễn Huệ và Bùi Viện Hai con phố đi bộ này được hình thành từ những không gian công cộng hiện hữu Tức là xây dựng trên nền tảng đường giao thông bình thường, sau đó chuyển đổi công năng thành phố đi bộ Tại Sài Gòn, những con phố đi bộ này đóng vai trò rất lớn vào việc giải quyết nhu cầu vui chơi, thư giãn ngoài trời cho cư dân đô thị Từ khi ra đời cho đến nay, Nguyễn Huệ và Bùi Viện trở thành một nét văn hóa của người dân thành phố và khách du lịch Thế nhưng, khi nhắc đến phố đi bộ, ngày nay người ta thường nhắc nhiều đến những tuyến đường tiện ích, khu công viên tiện ích tích hợp trong khu dân
cư hiện đại
Phố đi bộ Sakura Park quận 7 sẽ hoàn thành và ra mắt trong năm 2019 là cái tên nổi lên gần đây và “đình đám” nhất Khu phố đi bộ hay công viên Sakura Park là một
Trang 34công viên hoa anh đào Singapore độc nhất nằm trong dự án Midtown quận 7 của Phú
Mỹ Hưng Với diện tích gần 12.000m2, lấy ý tưởng thiết kế từ những công viên hoa anh đào của Nhật Bản, dựa trên điều kiện khí hậu Việt Nam, loại cây chủ yếu được trồng tại đây sẽ là Singapore Sakura và các chủng cây hoa có màu sắc và hình dáng giống hoa anh đào độc nhất Sài Gòn Tích hợp trong đó là những tiện ích, khu vui chơi giải trí ngoài trời hấp dẫn và an toàn cho cả người lớn lẫn trẻ em Trong đó diện tích đất dành cho cây xanh chiếm 45% tổng diện tích công viên Cả khu Sakura Park gồm
có 3 khu: Khu quảng trường chính, Khu sân chơi trẻ em, Khu thể thao đáp ừng nhu cầu đa dạng cho cư dân [15]
Hình 1.20 Sơ đồ vị trí dự án Phố đi bộ Sakura Park quận 7 nằm trong
dự án Midtown quận 7 của Phú Mỹ Hưng (nguồn: https://phumyhungsale.com/vi/du-an/du-an-midtown)
Khi những hạn chế của 2 tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ và Bùi Viện như việc Nguyễn Huệ vốn là con đường lưu thông bình thường được chuyển đổi công năng thành phố đi bộ vào khung giờ nhất định trong ngày chính là hạn chế lớn nhất của con phố Nguyễn Huệ, khi có thể dẫn đến nhiều trở ngại về giao thông cũng như không gian vui chơi, giải trí của cư dân Ngoài ra, thiếu chỗ đậu xe, thiếu không gian xanh mát vẫn là vấn đề nan giải của tuyến phố đi bộ này; còn Bùi Viện là con phố đi bộ mới hình thành gần đây, tuy đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng vẫn còn hạn chế, bởi
Trang 35đây vốn là phố Tây – một con phố dành cho những hoạt động vui chơi của giới trẻ và người nước ngoài chứ không phải cho trẻ em và người cao tuổi
Trong khi đó, phố đi bộ Sakura Park ở Phú Mỹ Hưng Midtown lại có thể khắc phục hoàn toàn 3 hạn chế trên bằng quy hoạch tổng thể bài bản, giữ nguyên vẹn sự hài hòa giữa cảnh quan, kiến trúc và không gian chức năng, Sakura Park Phú Mỹ Hưng đảm bảo an ninh, an toàn, tiện lợi cho hoạt động vui chơi của cư dân mọi lứa tuổi Cư dân có thể vừa vui chơi giải trí, vừa tận hưởng không gian xanh rợp bóng trong cảnh quan bên sông, lại vừa có thể tiếp cận những khu vực mua sắm, tiện ích chỉ bằng vài bước đi bộ [15]
Hình 1.21 Phối cảnh dự án Phố đi bộ Sakura Park quận 7 nằm trong
dự án Midtown quận 7 của Phú Mỹ Hưng (nguồn: https://phumyhungsale.com/vi/du-an/du-an-midtown)
1.3 Các cơ sở lý luận khoa học
1.3.1 Lý luận về hình ảnh đô thị của Kevin Lynh
Ông đề xuất ra 5 yếu tố cơ bản để tạo ra một hình tượng, tạo ra hình ảnh của đô thị và tập hợp chúng thành bản sắc của đô thị Đó là tuyến, khu vực, cạnh biên, nút, cột mốc Những yếu tố này không tồn tại một cách độc lập mà đan xen với nhau một cách
có quy luật để cấu thành hình ảnh đô thị
1.3.2 Lý luận về không gian đô thị của Roger Trancik
- Lý luận về quan hệ hình - nền (Figure - Ground): là lý luận nghiên cứu về quy
luật tồn tại giữa không gian và thực thể của đô thị
- Lý luận liên hệ (Linkage): là lý luận về quy luật liên hệ “tuyến tính” tồn tại trong các yếu tố cấu thành trong nghiên cứu môi trường hình thái đô thị
- Lý luận về địa điểm (Place): là lý luận đem những nghiên cứu về nhu cầu, văn hóa xã hội và tự nhiên đối với con người hòa nhập vào những nghiên cứu về không gian đô thị
Trang 36CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHI TIẾT CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Phương pháp phi thực nghiệm
2.1.1 Tổng quan về tuyến đường Trần Hưng Đạo - Thành phố Đà Nẵng
Đường Trần Hưng Đạo là một tuyến đường nằm phía Đông ven sông Hàn, thuộc địa phận phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, Đà Nẵng Tuyến đường dài hơn 4,3km với mặt cắt ngang 25m chạy dọc bờ sông theo hướng Đông từ đường Bạch Đằng ra đến chân đèo Hải Vân,là tuyến giao thông huyết mạch, chủ trương của thành phố đã chọn làm tuyến đường kiểu mẫu về văn hóa, văn minh đô thị, liên kết các điểm
du lịch, khu dân cư với cảng biển Đà Nẵng, Tiên Sa
Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi cầu Rồng chính thức đưa vào hoạt động, cùng với cầu Tình yêu và các dịch vụ giải trí công cộng hấp dẫn đã thu hút lượng lớn du khách lẫn giới trẻ trong và ngoài khu vực đến với bờ Đông mà từ trước đến nay vẫn bị đánh giá là khá im ắng so với bờ Tây sông Hàn Vào những ngày cuối tháng 4, đường Trần Hưng Đạo lại đón hàng nghìn lượt khách hội tụ về dòng sông Hàn để thưởng thức những màn pháo hoa rực rỡ, quyến rũ của các anh tài pháo hoa đến từ nhiều nước trên thế giới Qua 7 mùa pháo hoa, điều này đã trở thành thương hiệu rất riêng của Đà Nẵng, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển cho ngành du lịch, dịch vụ vào những mùa lễ hội
2.1.2 Đánh giá chung về hiện trạng cảnh quan ven bờ sông khu vực tuyến đường Trần Hưng Đạo - Thành phố Đà Nẵng (đoạn từ cầu Rồng đến cầu Sông Hàn)
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí khu vực lựa chọn làm địa điểm nghiên cứu
Trang 37Tuyến đường được khai thác đưa vào sử dụng chưa lâu, nay đã có dấu hiệu xuống cấp, môi trường bị ô nhiễm gây mất mỹ quan đô thị và lý do không đâu khác chính bởi sự vô ý thức của con người và sự quản lý còn lỏng lẻo của chính quyền địa phương
Các khu vực bó vỉa hè bắt đầu hư hỏng, gạch lát vỉa hè nhiều vị trí đã bắt đầu không còn nguyên vẹn bởi các dịch vụ công cộng tự phát của dân sinh địa phương mọc lên vô tình khiến các hàng rào, bó vỉa bảo vệ hay gạch lát vỉa hè đều dần hỏng hóc và rất mất thẩm mỹ Một số vị trí rác thải nằm ngổn ngang ven đường, các hàng quán xá
vô tư xả rác xuống lòng đường Các điểm tập kết rác, thùng rác rất mất mỹ quan, điểm đặt cũng tùy hứng một cách vô tổ chức ven vỉa hè cho người đi bộ khiến khu vực này khá mất vệ sinh Chưa kể đến bố trí các công trình hạ tầng phục vụ kỹ thuật đô thị cũng không được đầu tư kỹ lưỡng khiến bộ mặt chung đoạn đường này trở nên khá mất trật tự
Hình 2.2 Ảnh chụp hiện trạng sơ bộ hạ tầng kỹ thuật tại khu vực nghiên cứu
Hiện trạng không gian cảnh quan khu vực ven sông của đoạn sông nghiên cứu không có trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, mỹ nghệ tạo hình nào trong khi diện tích
sử dụng vỉa hè khá lớn
Về điểm nhấn màu sắc và bố trí ánh sáng hiện nay cũng đã được đầu tư khá tốt bao gồm chiếu sáng đường đô thị, chiếu sáng từ các công trình công cộng và các khu vực dịch vụ thương mại, chiếu sáng từ các điểm nhấn tham quan du lịch như đoạn đèn dọc Cầu Tình yêu, Nhà hàng Du thuyền hạnh phúc, Cầu Rồng…tuy nhiên không dàn trải đều mà chỉ tập trung tại khu vực gần cầu Rồng khiến các đoạn còn lại vẫn chưa được chú trọng trở nên u ám buồn tẻ
Trang 38Tầm khung giờ từ 20-22h tối các ngày cuối tuần hay các dịp lễ là khung giờ trước và sau khi cầu Rồng phun lửa để phục vụ du khách tham quan thì đoạn đường này giao thông vô cùng hỗn loạn, ùn tắc đặc biệt nghiêm trọng nhưng còn thiếu công tác chỉ đạo trật tự triệt để từ chính quyền địa phương nên tình trạng này cứ thế tiếp diễn liên tục Đặc biệt khi vào mùa du lịch, ngày càng nhiều nhà hàng, quán xá phục
vụ cho giới trẻ và du khách mọc lên thì không rõ đến bao giờ tình hình trên mới sớm cải thiện
Trang 39
Hình 2.4 Hiện trạng đáng quan ngại việc đậu đỗ xe tại địa điểm nghiên cứu
Vỉa hè công trình lân cận và bên dưới gầm cầu bỗng chốc trở thành nơi giữ xe
tự phát của người dân địa phương, các quán xá cũng sử dụng vỉa hè nằm nơi đậu đỗ gây khó khăn cho du khách di chuyển qua khu vực trên Mặc dù đã có khá nhiều sự can thiệp của chính quyền địa phương trong việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ tuy nhiên một khi lưu lượng du khách đổ về ngày một đông vào các dịp lễ cũng như cuối tuần thì việc này lại trở nên mất kiểm soát
Hình 2.5 Ảnh hiện trạng các điểm giữ xe tự phát khiến vỉa hè mất cân bằng
Việc dự án “Phố chợ đêm Sơn Trà kết hợp phố đi bộ" tại đoạn đường Lý Nam
Đế - Mai Hắc Đế vừa được đưa vào hoạt động từ 18h đến 24h mỗi ngày đã gây ra sự mất ổn định về việc lưu thông của số lượng xe cơ giới, mật độ giao thông tiếp cận tăng cao đột biến, hệ quả là những vỉa hè vốn dĩ dành riêng cho người đi bộ nay đã trở thành bãi giữ xe công cộng mà giới chức trách địa phương không còn khả năng kiểm soát được nữa Cần phải có một giải pháp khoa học hơn được đưa ra để giải quyết vấn
đề cấp bách trên
Trang 40
Hình 2.6 Ảnh hiện trạng các điểm giữ xe tự phát trên vỉa hè hiện nay
gần khu vực đường vào Chợ đêm tại địa điểm nghiên cứu
2.1.4 Về cây xanh công cộng
Cây xanh thiếu tính đa dạng về chủng loại, vẫn còn mang tính địa phương với hình thức và phân bố chưa phù hợp, thời gian trồng không đồng nhất Một số cây có phần trơ trọi do cắt tỉa liên tục, một số giống cây có cành nhánh khá giòn và dễ gãy nên gây nguy hiểm cho người đi bộ, chủng loại cây còn bị đặc tính rụng lá nhiều, lá cây nhỏ nên khi rụng lá cũng rất khó để dọn dẹp sạch và một số vị trí cây trồng dưới đường dây điện nên không thể phát triển thành các tán rộng khiến việc cung cấp bóng râm che mát cho người đi bộ, du khách tham quan là thiếu tính khả thi
Mặt khác, vỉa hẻ hiện nay có diện tích khá lớn nhưng lại bị hạn chế phần diện tích khu vực trồng cây xanh cũng như chủng loại trồng chủ yếu là cây tán nhỏ, phân bố còn thưa thớt và chỉ chủ yếu ven khu vực vỉa hè sát đường quy hoạch nên khiến tổng thể cảnh quan cây xanh đường phố tại đây còn thiếu thẩm mỹ, đồng bộ
và bóng mát
Hình 2.7 Ảnh hiện trạng bố trí cây xanh tại địa điểm nghiên cứu
2.1.5 Về kiến trúc
Việc điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030 tầm nhìn 2050
đã được phê duyệt từ năm 2013 tuy nhiên vẫn chưa có định hướng hay phương án cụ