1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TGĐV

17 454 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CĐ NHÁNH 1: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH ( TUẦN 16: Từ ngày 20/12– 24/12/2010) Ngày T/gian Hoạt động Thứ hai 15/12 Thứ ba 16/12 Thứ tư 17/12 Thứ năm 18/12 Thứ sáu 19/12 12h45- 13h20 Đón trẻ- HĐTC - Cho trẻ xem tranh về 1 số loại vật nuôi trong gia đình. - Cùng trẻ trò chuyện về các nội dung của chủ đề. -Trẻ chơi dân gian, hoạt động theo ý thích. 13h20-14h TD-ĐD-TC - Cho trẻ thể dục sáng kết hợp với bài hát “ Làm chú bộ đội”. 14h-15h10 Hoạt động chung PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG- NGÔN NGƯ: - Bật xa, ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh 10m. - Mèo đi câu cá. PHÁT TRIÊN NHẬN THỨC: -Một số vật nuôi trong gia đình. PHÁT TRIÊN NHẬN THỨC: - Đếm đến 8, nhận biết số lượng 8, số 8. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: - Làm quen i-t-c PHÁT TRIỂN THẨM MĨ: -Vẽ con gà trống ( mẫu) 15h10- 15h50 Hoạt động góc - Góc đóng vai: Cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi, vật nuôi. - Góc nghệ thuật: Vẽ về 1 số con vật nuôi trong gia đình. Múa hát về chủ điểm - Góc học tập- sách: Đọc truyện tranh, sao chép tên bạn có chứa chữ cái đã học qua việc gắn thẻ chữ cái.Tìm chữ cái đã học trong từ. Tô vở tập tô, vở toán. - Góc xây dựng, lắp ghép: Xây trại chăn nuôi. 15h50- 16h10 Hoạt động ngoài trời - Quan sát các tranh ảnh về 1 số vật nuôi trong gia đình. - Trò chuyện về 1 số vật nuôi trong nhà bé. - Chơi vận động: Mèo đuổi chuột. - Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời, hoặc chơi theo ý thích. 16h10-1630 Trả trẻ - Bình cờ cuối buổi - Cô trả trẻ. Trong khi chờ bố mẹ đón, trẻ hoạt động theo ý thích (chơi vận động nhẹ hoặc hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn). TUẦN 16: CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CĐ NHÁNH 1: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG BẬT XA, NÉM XA BẰNG 2 TAY, CHẠY NHANH 10m GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ hai / 20/ 12 / 2010 LỚP : LÁ 3 I/ YÊU CẦU: - Cháu bật xa và chạm đất bằng mũi bàn chân. - Trẻ biết dùng sức của tay vai để ném xa. - Chạy nhanh 10m. II/ CHUẨN BỊ: - 2 quả bóng, 4 vòng có chứa chữ cái ( e- ê, u- ư ) - Vạch chuẩn, lá cờ. - Băng nhạc, máy casset. - Sân rộng thoáng mát. - Tích hợp: AN, MTQX. III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Cháu ngồi gần cô, hát bài “ Thương con mèo” - Các con vừa hát bài hát nói về con gì ? - Mèo là con vật sống ở đâu? Có mấy chân? - Nhà bạn nào có nuôi mèo? - Nuôi mèo để làm gì? - Con thấy mỗi khi bắt chuột mèo thường làm gì? - À, mèo leo trèo và nhảy rất tài cho nên khi đến gần chuột vẫn không phát hiện… - Ngoài mèo ra trong gia đình con còn nuôi con vật nào nữa? - Con thường làm gì cho chúng? - Nảy giờ trò chuyện chỉ ngồi 1 chỗ, bây giờ mình cùng khởi động cho khỏe nhé! - Cô mở băng. - Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc chuyển thành vòng - Cháu hát và vận động cùng cô. - … - (…) - Cháu đọc bài thơ “xếp hàng” - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều.(Tập kết hợp với bài hát “lại đây múa hát cùng cô”) HOẠT ĐỐNG 2: Khởi động. Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỐNG 3: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: - Tay : Gập khuỷu tay trước ngực, lên cao, sang ngang (2x8) - Chân : Dậm chân xoay 4 hướng (3x8) - Bụng : 2 tay đưa sang ngang cúi người về trước (2x8) - Bật: Đệm tách khép chân, để từng tay lên vai (2x8) Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 4 hàng thành 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản:“Bật xa, ném xa bằng hai tay, chạy nhanh 10m”: - Các con xem cô có gì nè? - Đố các con cô dùng quả bóng, vạch chuẩn, lá cờ để làm gì? - Muốn biết chúng dùng để làm gì các con xem cô thực hiện sẽ rõ nhé! - Cô làm mẫu lần 1. - Đố các con cô vừa làm gì? - Lần 2 phân tích: “ Bật xa” vào vòng tròn có chứa chữ cái. TTCB: Cô đứng trước vạch, 2 chân khép,tay thả xuôi và phát âm chữ cái trong vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh: 1. Hai tay đưa thẳng ra trước ngang tầm vai. 2. Hai tay hơi chếch ra sau, khụy gối. 3. Dùng sức của chân nhún bật mạnh về trước, đồng thời đưa 2 tay ra trước. Chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi bàn chân gối hơi khuỵu và phát âm chữ cái chứa trong vòng tròn đó rồi bật ra ngoài. - Trẻ tập theo cô. - 2 quả bóng, vạch chuẩn, lá cờ. - (…) - Trẻ xem cô làm mẫu. - “Bật xa, ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh 10m”. - Trẻ nhắc lại tên bài. Cô đi đến chỗ có quả bóng và chuẩn bị “ném xa bằng 2 tay”. “Ném xa bằng 2 tay”. TTCB: Đứng sau vạch chuẩn 1. Chân phải bước ra sau 1 bước nhỏ, 2 tay cầm bóng đưa ra trước ngang tầm vai. 2. Tay cầm bóng đưa lên cao, đồng thời người hơi nghiêng về sau. 3. Dùng sức ném mạnh bóng về trước, người hơi chồm theo. “ Chạy nhanh 10m”: Sau đó chuẩn bị chạy nhanh đến lá cờ phía đằng kia. TTCB: Đứng tự nhiên. 1/ Bước chân phải ra sau, tay trái đặt trước eo, tay phải đưa ra sau. 2/ Khuỵu gối về trước. 3/ Chạy nhanh đến lá cờ, khi chạy đánh tay nhịp nhàng. - Cô mời 1-2 trẻ khá thực hiện cho lớp xem - Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu). - Cô bao quát, động viên, sửa sai. - Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. -Trẻ khá thực hiện cho bạn xem. -Trẻ thực hiện. HOẠT ĐỘNG 4: Hồi tĩnh. Cho trẻ chơi “đi như chú mèo” - Trẻ chơi và đi nhe nhàng về chỗ ngồi. IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Cô mở băng bài hát trong chủ điểm- dẹp đồ dùng. TUẦN 16: CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CĐ NHÁNH 1: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THƠ: MÈO ĐI CÂU CÁ GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ năm / 20 /12 / 2010 LỚP : LÁ 3 I/ YÊU CẦU - Trẻ thuộc và hiểu được nội dung của bài thơ - Giáo dục trẻ biết siêng năng chăm chỉ làm việc thì mới có cái ăn II/ CHUẨN BỊ - Tranh minh họa, tranh chữ to - Tích hợp âm nhạc: “Thương con mèo” MTXQ: Các con vật nuôi trong gia đình III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Gây hứng thú gợi mở trẻ -Cho trẻ hát bài “Thương con mèo” -Các con vừa hát bài hát nói về con gì? -Mèo là con vật nuôi ở đâu? -Mèo thuộc nhóm gì? Và mèo thích ăn gì nhất? -Mèo thích ăn cá, mèo đã câu cá để ăn nhưng mèo có câu được cá để ăn không các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ sau đây nhe! -Trẻ hát Trẻ trả lời…. HOẠT ĐỘNG 2: Cô đọc -Cô đọc lần 1 hỏi tên bài thơ + tác giả (Mèo đi câu cá của Thái Hoàng Linh) -Cô đọc lần 2 xem tranh nêu nội dung: Bài thơ nói lên sự lười biếng của 2 anh em mèo, kết quả là 2 anh em mèo phải chịu đói vì sự lười biếng đó. Các con phải siêng năng chăm chỉ không nên học theo 2 anh em mèo nhe! Cháu ngồi nghe cô đọc thơ HOẠT ĐỘNG 3: Trích dẫn-đàm thoại -Anh em mèo trắng cùng nhau đi đâu? -Mèo em ngồi ở đâu? Và mèo anh câu ở đâu? -Các con biết sông cái là gì không? -Sông cái là khúc sông lớn đó các con, vì anh lớn nên anh ra sông ngồi câu – em nhỏ nên em câu ở bờ ao. -Câu thơ nào cho các con biết điều đó? -Mèo anh có câu cá không các con? -Mèo anh làm gì mà mèo anh không câu cá? -Mèo anh đã nghĩ gì? À nơi mèo anh ngồi câu cá không khí mát mẽ êm -Đi câu cá -Em ngồi bờ ao, anh câu ở sông cái “Anh em mèo trắng …………………… Em ra sông cái” -…Không. -Mèo anh ngủ -Mèo anh nghĩ đã có em câu rồi “Hiu hiu gió thổi dịu làm cho mèo anh buồn ngủ, ỉ lại mèo em nên nghĩ rằng cứ ngủ không sao cả. -Thế còn mèo em thì sao, mèo em có câu cá không? -Mèo em đã làm gì mà không câu cá? -Và mèo đã nghĩ như thế nào? Mèo em cũng ỉ lại anh, hớn hở phấn khởi muốn được vui chơi cùng các bạn thỏ, vì mèo em nghĩ có anh câu là đủ cá ăn rồi. -Chiều tối về, 2 anh em mèo trắng lấy giỏ ra thì chuyện gì đã xảy ra? Vì sao? À, đến chiều, 2 anh em mèo hối hả quay về lều gianh thì cả 2 cùng thất vọng, nhăn nhó cùng khóc meo meo vì không có cá ăn. -Chỉ vì ham chơi, ham ngủ mà 2 anh em nhà mèo phải chịu đói, vậy con thấy 2 anh em mèo trắng có đáng thương không? Vì sao? -Các con có biết “Lều gianh” là gì không? -Lều gianh là lều được lộp bằng những cộng cỏ tranh đó các con! ………………… Đã có em rồi” -Không…mèo em vui chơi cùng các bạn thỏ. -Mèo em nghĩ anh câu là đủ ăn rồi “Mèo em đang ngồi …………………… Nhập bọn vui chơi” - Không có con cá nào…2 anh em mèo bị đói và òa lên khóc…vì lười biếng. “Lúc ông mặt trời …………………… Cùng khóc meo meo” - ……… HOẠT ĐỘNG 4: Dạy trẻ đọc thơ -Cô đọc cùng cháu 2 lần -Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ -Cô viết tên bài thơ lên bảng, cô đọc -Tên bài thơ có mấy tiếng? -Cho cháu lên gạch chân chữ cái học rồi -Cho trẻ phát âm lại. -Cho trẻ dọc thơ chữ to 2 lần -Trẻ đọc lại tên bài, cô hỏi lại tên bài + tên tác giả. *Giáo dục: Các con vừa được cô đọc cho nghe bài thơ về 2 anh em mèo lười biếng câu cá nên phải nhịn đói. Các con không nên học theo 2 anh em mèo, mà phải biết siêng năng chăm chỉ làm việc, không nên chỉ biết ỉ lại vào người khác phải biết Trẻ đọc thơ -Lớp đọc -4 tiếng IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cả lớp hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” TUẦN 16: CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CĐ NHÁNH 1: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC MỘT SỐ VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ ba / 21 / 12/ 2010 LỚP : LÁ 3 I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết một số đặc điểm của vật nuôi trong gia đình - So sánh được sự giống nhau và khác nhau - Biết được lợi ích của vật nuôi trong gia đình, qua đó hình thành ở trẻ tình yêu thương con vật. II/ CHUẨN BỊ - Tranh ảnh một số con vật nuôi trong gia đình. - Lo tô con vật nuôi - Tích hợp LQVH: Câu đố về các con vật Âm nhạc: “Thương con mèo” III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý của trẻ -Cho trẻ hát bài “Thương con mèo” -Các con vừa hát bài hát nói về con gì? -Mèo là con vật được nuôi ở đâu? -Trong gia đình còn nuôi các con vật nào nữa? -Các con vật đó có những gì giống và khác nhau? Bây giờ cô và các con cùng tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình nhe! -Trẻ hát Trẻ trả lời HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện về một số nghề ở địa phương -Các con xem cô có tranh gì đây? +Con mèo kêu thế nào? +Con thấy con mèo có những bộ phận gì? +Ở đầu con mèo có gì? +Các con biết không mắt nó rất sáng nhìn thấy được trong đêm nữa đó! +Các con xem mèo có mấy chân? +Vì sao mèo đi mà chúng ta không nghe tiếng bước chân? +Mèo đẻ ra gì? Và nuôi con bằng gì? -Con mèo +Đầu, mình, chân,…. +2 tai, 2 mắt, mũi, mõm +4 chân +Vì dưới chân mèo có đệm thịt. +Mèo đẻ ra con, nuôi con bằng sữa mẹ +Người ta nuôi mèo để làm gì? +Muốn con mèo mau lớn, có sức khỏe để bắt chuột thì phải làm sao? “Con gì nuôi ở trong nhà Người lạ nó sủa, người quen nó mừng” Đố là con gì? -Con xem cô có tranh gì đây? +Khi gặp người lạ nó làm gì? +Nó sủa bằng gì? +Mõm nằm ở đâu? +Ngoài ra trên đầu còn có những bộ phận nào nữa? +Chó có mấy chân? +Nuôi chó để làm gì? +Vậy khi nuôi chó chúng ta cần làm gì để cho chó có sức khỏe? +Ngoài chó và mèo ra, trong gia đình còn nuôi những con vật nào có 4 chân nữa? +Các con vật như: Trâu, bò, lợn, chó, mèo…giống nhau ở điểm nào? +Chúng được nuôi trong gia đình, đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ, có 4 chân nên được xếp vào nhóm gia súc. -Ò ó o … o, con gì kêu vậy các con? +Gà trống có những bộ phận nào? +Đầu gà có gì? Mình gà có gì? +Con thấy đuôi gà như thế nào? +Chúng ta nuôi gà trống để làm gì? -Các con xem cô có tranh gì đây? +Gà mái kêu thế nào? +Gà mái đẻ ra gì? +Người ta nuôi gà mái để làm gì? +Để cho gà mau lớn khi nuôi chúng ta nên làm gì? “Có cánh mà chẳng biết bay Ngày xuống ao chơi đâm về đẻ trứng” Đố các con là con gì? +Các con xem vịt có những bộ phận nào? +Con thấy mỏ vịt thế nào? +Vịt đi bằng mấy chân? +Vì sao vịt bơi được dưới nước? +Nuôi mèo để bắt chuột +Cho mèo ăn đúng bữa, no, không đánh đập mèo để mèo có sức bắt chuột. -Con chó +Sủa +Mõm +Đầu +Tai, mắt, ,mũi… +4 chân +Giữ nhà +Cho chó ăn đúng bữa, tắm rửa, bắt ve và không đánh đập +Trâu, bò, lợn,…. +Trẻ trả lời … -Gà trống +Đầu, mình, chân… +Đuôi dài, nhiều màu +Đánh thức mọi người -Gà mái +Đẻ trứng +Đẻ ra nhiều trứng +Cho gà ăn thóc, không dùng đá chọi và đánh đuổi gà. -Con vịt +Đầu, mình, chân…. +Dài, dẹp +2 chân +Chân vịt có màng +Ngỗng, bồ câu, ngang,…. +Vịt đẻ ra gì? Vịt thích ăn gì? +Ngoài gà, vịt ra còn những con vật nào có 2 chân nuôi trong gia đình nữa? +Gà, vịt, bồ câu, ngỗng…có điểm gì giống nhau? +Vì vậy mà chúng được xếp vào nhóm gia cầm: có 2 chân, đẻ ra trứng - ấp trứng nở thành con, nuôi trong gia đình. ** So sánh: *Gà – vịt: -Giống: đều là con vật nuôi trong gia đình, 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng - ấp trứng nở thành con. -Khác: +Gà không bơi được, mỏ nhọn +Vịt bơi được, mỏ dẹp dài *Gà – chó: -Giống: được nuôi trong gia đình, có ích cho mọi người -Khác: +Gà có 2 chân, thuộc nhóm gia cầm +Chó có 4 chân, thuộc nhóm gia súc +Trẻ trả lời… HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “Con gì biến mất” -Để thư giãn sau giờ học mệt mỏi, cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Con gì biến mất”. Các con ngồi ngoan, cô sẽ nói cách chơi cho các con nghe nhe! -Cách chơi như sau: Cô có các con vật, cho trẻ nhắm mắt cô cất 1 con vật, trẻ mở mắt và đoán xem con vật nào biến mất. -Trẻ chơi vài lần “Xếp nhanh thành các nhóm” -Tiếp theo là trò chơi “Xếp nhanh thành các nhóm”, cách chơi như sau: Cô sẽ cho 2 đội thi với nhau, 1 đội xếp nhóm gia cầm, đội còn lại xếp nhóm gia súc, đội nào xếp nhanh là thắng. -Trẻ chơi, cô nhận xét *Giáo dục: Cô vừa cho các con tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình, chúng rất có ích cho chúng ta. Vì vậy khi nuôi chúng các con nhớ cho chúng ăn, không nên đánh đập để cho chúng khỏe mạnh, mau lớn nhe! Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi…… -Trẻ chơi -Trẻ chơi IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Hát đi chơi đến góc đọc sách xem tranh về gia đình TUẦN 16: CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CĐ NHÁNH 1: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐẾM ĐẾN 8, NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 8, SỐ 8 GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ tư / 22 / 12/ 2010 LỚP : LÁ 3 I/- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kiến thức: Trẻ đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8. - Kỹ năng: Dạy trẽ kỹ năng đếm đến 8, tạo nhóm có số lượng 8, kĩ năng chỉ vật và khoanh nhóm. Xếp thành hang ngang tương ứng 1-1. - Ngôn ngữ: “ Nhiều bằng nhau”, “tất cả là 8”, “số 8”, “không nhiều bằng nhau”, “tương ứng 1 - 1”… II/ CHUẨN BỊ: - Đồ chơi ( con vật) có số lượng 6, 7, 8 để xung quanh lớp. - Thẻ số từ 1 đến 8 cho mỗi trẻ, 2 thẻ số 8. - Mỗi trẻ có 8 con lợn, 8 con thỏ. - Đồ dùng cho cô giống của trẻ, nhưng to hơn. - Tập toán, chì màu, bàn ngồi cho trẻ. - Tích hợp: MTXQ, AN, LQVH III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý của trẻ Cho trẻ hát bài: “ Vì sao chim hay hát” -Trẻ vận động cùng cô. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập nhận biết nhóm có số lượng trong phạm vi 7 - Bài hát nói về những con vậy gì? - Những con vật đó sống ở đâu? - Con còn biết những con vật nào sống trong gia đình nữa? Người ta nuôi chúng để làm gì? - Vật nuôi trong gia đình con vật nào cũng mang đến lợi ích cho chúng ta cả, vì thế nhà bạn nào có nuôi vật nuôi thì con nhớ giúp cha mẹ chăm sóc cho chúng nghe. - Xung quanh lớp mình hôm nay có rất nhiều nhóm con vật. - Ai giỏi tìm xem xung quanh lớp mình các nhóm con vật có số lượng là 6, 7, 8. - Trẻ tìm, cô và cả lớp quan sát, nhận xét. Trẻ tự trả lời… -Trẻ tìm…

Ngày đăng: 10/11/2013, 21:11

Xem thêm: TGĐV

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Để chỉ hình ảnh con thỏ cô cũng ghép được từ “con thỏ” - TGĐV
ch ỉ hình ảnh con thỏ cô cũng ghép được từ “con thỏ” (Trang 13)
- Cô gắn 3 chữ cái to i– t-c lên bảng cho cháu phát âm lại 1 lần. - TGĐV
g ắn 3 chữ cái to i– t-c lên bảng cho cháu phát âm lại 1 lần (Trang 14)
- Mình gà có gì? Có dạng hình gì? - Còn đầu gà có gì? Có dạng hình gì ? - Đuôi gà như thế nào? - TGĐV
nh gà có gì? Có dạng hình gì? - Còn đầu gà có gì? Có dạng hình gì ? - Đuôi gà như thế nào? (Trang 15)
- Trước tiên cô vẽ mình gà là 1 hình tròn to, đầu gà trống là 1 hình tròn nhỏ, tiếp đến cô vẽ 2 nét xiên đính cổ và mình gà vào nhau, sau đó vẽ đuôi gà là những nét cong dài, và vẽ 2 chân gà, và các ngón chân. - TGĐV
r ước tiên cô vẽ mình gà là 1 hình tròn to, đầu gà trống là 1 hình tròn nhỏ, tiếp đến cô vẽ 2 nét xiên đính cổ và mình gà vào nhau, sau đó vẽ đuôi gà là những nét cong dài, và vẽ 2 chân gà, và các ngón chân (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w