Phuong phap luan va nghien cuu khoa hoc nghien cuu thiet ke phan mem dinh vi vi tri xe bus cho khach hang chay tren smartphone
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ******************* Báo cáo tiểu luận Môn: Phương pháp luận-Nghiên cứu khoa học ******** Tên đề tài: Nghiên cứu, thiết kế phần mềm định vị vị trí xe Bus cho khách hàng chạy trên Smartphone Giảng viên : Thầy Đặng Hoài Bắc Hà Nội, Ngày 1 tháng 5 năm 2013 Đề tài: Nghiên cứu, thiết kế phần mềm định vị vị trí xe Bus cho khách hàng chạy trên Smartphone. I. Đặt vấn đề • Thời đại hiện nay, thời đại của công nghệ thông tin, Smartphone giờ đã trở nên rất phổ biến, khi mà các hãng điện thoại tung ra ngày càng nhiều mẫu mã, từ đơn giản đến phức tạp, từ giá rẻ đến cao cấp. Giờ ở nơi đâu ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp người sử dụng smartphone. Với mức thu nhập còn thấp như của Việt Nam thì dòng smartphone giá rẻ đang rất được ưa chuộng. Người ta sẽ cần những chiếc điện thoại phục vụ tốt nhu cầu giải trí và công việc căn bản. • Hiện nay ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, phương tiện xe Buýt rất được ưa chuộng bởi giá vé rẻ, dễ dàng đi lại trong nội thành ngõ lối phức tạp và khá an toàn. Thành phần đi xe buýt thì rất đa dạng nhưng đa phần là học sinh ,sinh viên. Thế nhưng việc sử dụng phương tiện xe Bus sẽ không được chủ động, nhiều khi phải đợi xe Buýt khá lâu và xe Buýt quá đông dễ bỏ trạm ảnh hưởng đến lịch trình của khác hàng. Vì vậy, phần mềm hỗ trợ định vị xe Buýt sẽ rất cần thiết, giúp khác hàng chủ động lịch trình, đợi xe cần hoặc bắt nối tránh xe bỏ trạm, đặc biết với học sinh sinh viên,công nhân viên nhà nước tránh muộn giờ. • Lịch sử nghiên cứu: Ở trong nước, Cơ quan Bus Hà Nội mới chỉ lắp tại các điểm dừng bảng điện tử vị trí buýt cách trạm dừng, nhưng chỉ có ở 1 số điểm nhất định. Còn phầm mềm trên Smartphone thì chỉ có phần mềm tra cứu lịch trình xe Bus: Hanoi Bus và Saigon Bus, hay phần mềm Ebus 2.0 Pro lịch trình, tính toán đường đi ngắn nhất rất hay của 1 sinh viên PTIT…. Trên thế giới, đã có nhiều phần mềm tương tự như OnTheBus , Busalert dành cho người khuyết tật thị giác, thính giác, khả năng nhận thức bị suy giảm . II. Mục đích 1. Trọng tâm giúp hành khách biết được khoảng cách của các xe Buýt trên tuyến với trạm dừng lựa chọn, ước chừng khoảng thời gian xe tới trạm dừng đó, thông báo xe đã quá tải hành khách hay chưa. 2. Tra cứu lộ trình các xe Bus ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh. 3. Khách hàng nhập Địa điểm đi và địa điểm đến, phần mềm sẽ đưa ra Đường đi tối ưu nhất. 4. Nhập các địa điểm bất kì, phần mềm sẽ đưa ra danh sách các xe Buýt đi qua điểm dừng đó. 5. Phần mềm có chế độ giành cho người khiếm thị, nhập lệnh và báo thông tin các xe bằng âm thanh. III. Nội dung đề tài 1. Thiết lập hệ thống: Những thông tin, thiết bị cần có: • Lộ trình các tuyến xe Buýt thuộc cơ quan Bus ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. • Bản đồ Hà Nội,TP Hồ Chí Minh nơi có hệ thống xe Buýt đi qua. • Các file âm thanh cần thiết để sử dụng cho chế độ người khiếm thị. • Mỗi xe được trang bị hộp đen đa năng GPS ,thu thập thông tin trạng thái của xe. 2. Sơ đồ vận hành hệ thống Hệ thống bao gồm: • Hộp đen GPS Tracking Unit gắn trên xe Buýt • Vệ Tinh GPS: Sử dụng Vệ tinh Vinasat 1,2 của Việt Nam. • Hệ thống thu phát sóng viễn thông • Trung tâm dữ liệu thông tin • Internet (GPRS ) • Smartphone Cơ chế: Hộp đen sẽ phát tín hiệu tới Vệ tinh GPS để xác định tọa độ xe buýt, sau đó trả thông tin đó về hôp đen thông tin sẽ phát tới Hệ thống viễn thông Khu trung tâm dữ liệu để tính toán khoảng cách vs tọa độ các điểm dừng buýt biết trước và ước lượng thời gia, trạng thái khách trên xe Thông qua Internet ,truyền thông báo đến Smartphone của khách hàng. 2. Giao diện bản đồ thông báo vị trí xe buýt so với trạm dừng chỗ hành khách ( định vị vị trí Buýt) Thông báo bao gồm: • Số xe • Khoảng cách tới trạm dừng hành khách đứng • Thời gian ước lượng tới đó • Trạng thái hành khách trên xe Tại trung tâm dữ liệu hệ thống sẽ tính toán khoảng cách các xe tới điểm các điểm dừng Buýt và ước chừng thời giant rung bình, mật độ hành khách sẽ được báo về từ Lái xe. Tối thiểu 10s cập nhật 1 lần ( tham số này có thể thay đổi ). Vị trí mã điểm buýt cũng sẽ thay đổi theo. 4. Tra cứu lộ trình • Danh sách lộ trình chuẩn các tuyến Buýt Hà Nội, Hồ Chí Minh và được cập nhật thường xuyên. • Bản đồ Buýt Hà Nội, Hồ Chí Minh lấy từ trang web http://maps.vietutd.com 5. Tìm kiếm • Nhập địa điểm bắt đầu đi và địa điểm dừng chân, phần mềm sẽ tính toán đưa ra lộ trình các xe cần bắt để nhanh nhất có thể. Phần mềm sẽ đưa ra các phương án lựa chọn, và sẽ khuyên bạn nên đi như thế nào theo tiêu chí: Nhanh,rẻ. • Nhập 1 địa điểm bất kì, hệ thống sẽ đưa ra danh sách các xe buýt đi qua địa điểm đó. Chẳng hạn: Địa điểm: Học viện bưu chính viễn thông – Hà Đông Thông báo các xe qua : 01,02,19,21,27,39,80. Địa Điểm A Địa Điểm B Xe 6 Xe 3 Xe 5 Xe 8Xe 7 Xe 4 Xe 2Xe 1 6. Chế độ cho người khiếm thị • Mọi thứ sẽ được trao đổi, nhập lệnh bằng âm thanh,giọng nói. • Người khiếm thị nhập số xe cần đi hoặc địa điểm bắt đầu đi,địa điểm cần đến khi phần mềm yêu cầu bạn nhập số xe. Phần mềm sẽ thực hiện công việc và thông báo các thông số cần thiết. • Chế độ này chỉ chạy trên máy sử dụng Hệ điều hành để giải mã được giọng nói người dùng. 7. Thiết kế giao diện chương trình • Giao diện cho người bình thường: Nhập lệnh xe cần tìm, nhập địa điểm và màn hình thông báo. • Giao diện cho người khiếm thị: Nhập lệnh bằng âm thanh, thông báo bằng âm thanh. 8. Bảng kê khai công việc. STT Công việc Nhân lực Thời gian Kinh phí 1 Khảo sát các trạm buýt với số lượng khách chờ mức tương đối. 2 người 2 ngày … .$ 2 Gắn hộp đen GPS trên các xe Bus 5 người 1 tuần … .$ 3 Thiết kế phần mềm. 15 người 2 tháng … .$ • Giao diện • Thiết kế kĩ thuật tính toán thời gian, khoảng cách. • Bản đồ định vị • Mục lộ trình xe và tìm kiếm. • IV.Kết quả • Phần mềm thông báo cho khách hàng các xe cần quan tâm có khoảng cách, thời gian đến trạm dừng lự chọn và trạng thái hành khách trên xe Buýt đó. • Tra cứu lộ trình tất các xe và tìm kiếm theo 2 dạng: Số xe và Địa điểm. Và tìm kiếm lộ trình ngắn nhất cho khách hàng với điểm đầu và điểm cuối lựa chọn. • Chế độ cho người khiếm thị nhập xuất bằng âm thanh. • Smartphone cần cài đặt Internet (GPRS). • Phần mềm thiết kế viết bằng Java chạy trên các hệ điều hành thông dụng. • So sánh với các sản phẩm cùng loại, phần mềm này có thêm tính năng tìm kiếm đường đi ngắn nhất cho khách hàng và định vị vị trí xe buýt. • Phần mềm sẽ cập nhật thường xuyên lộ trình các tuyến xe buýt thay đổi. *************************************************************** Thuật ngữ: GPS :Hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh. GPRS :Dịch vụ dữ liệu di động